Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Biện pháp quản lý văn hóa tổ chức trường trung cấp Công nghệ Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (459.61 KB, 23 trang )

Biện pháp quản lí văn hóa tổ chức trường
Trung cấp Công Nghệ Hải Phòng

Trịnh Ngọc Toàn

Trường Đại học Giáo dục
Luận văn Thạc sĩ ngành: Quản lí giáo dục; Mã số: 60 14 05
Người hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Năm bảo vệ: 2011

Abstract: Nghiên cứu cơ sở lí luận về quản lý văn hoá tổ chức nói chung và của Nhà
trường nói riêng. Đánh giá thực trạng về văn hoá tổ chức và quản lý văn hoá tổ chức
của Trường Trung cấp Công Nghệ Hải Phòng. Đề xuất các biện pháp quản lý văn hoá
tổ chức Trường Trung cấp Công nghệ Hải Phòng trong bối cảnh hiện nay.

Keywords: Quản lý giáo dục; Trường Trung cấp; Quản lý văn hóa; Hải Phòng

Content
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục gắn liền với lịch sử loài người, từ khi xuất hiện loài người là đã có giáo dục.
Để phát triển giáo dục - đào tạo, quản lý giáo dục đóng vai trò là yếu tố quyết định. Thông
qua hoạt động quản lý giáo dục để thực hiện mục tiêu giáo dục, các chủ trương chính sách
giáo dục của Đảng và Nhà nước. Trong đó, Quản lý giáo dục phải coi quản lý Nhà trường là
cơ sở nền tảng bởi Nhà trường được coi là tế bào của hệ thống giáo dục và là đối tượng trung
tâm của các cấp quản lý.
Cũng như sự tồn tại của giáo dục, văn hoá xuất hiện khi có loài người, có xã hội. Văn
hoá tồn tại khách quan và tác động vào con người sống trong nó. Nếu con người nhận thức
được, tác động và quản lý nó theo hướng tích cực thì nó trở nên lành mạnh. Và với cách thức
tác động có ý thức như vậy của con người, văn hoá như một hệ điều tiết, góp phần quan trọng
tạo nên sản phẩm giáo dục toàn diện - đó là con người nhân cách đẹp cả về tâm lực, trí lực,


thể lực. Mặt khác, văn hoá khi đã trở thành các giá trị chuẩn mực trong học đường, nó tạo ra
một môi trường giáo dục lành mạnh. Và như chúng ta đã biết, quá trình hình thành và phát
triển nhân cách ảnh hưởng bởi các yếu tố: sinh học, môi trường, giáo dục và hoạt động cá
nhân. Trong đó, môi trường có vai trò là nguồn gốc của việc hình thành và phát triển nhân
cách. Nếu môi trường tự nhiên là cái nôi đầu tiên nuôi sống con người, để loài người hình
2
thành và sinh tồn thì văn hóa là cái nôi thứ hai giúp con người trở thành “người” theo đúng
nghĩa, hoàn thiện con người hướng con người khát vọng vươn tới chân - thiện - mỹ.
Với tư cách vừa là mục tiêu vừa là một công cụ quản lý, văn hoá tác động đến toàn bộ
quá trình quản lý Nhà trường. Văn hoá tổ chức được coi như một mẫu thức cơ bản, tạo ra một
môi trường quản lý ổn định, bền vững, giúp cho Nhà trường thích nghi với môi trường bên
ngoài, tạo ra sự hoà hợp môi trường bên trong tổ chức. Nếu Nhà trường xây dựng và quản lý
văn hoá tổ chức mạnh, sẽ tạo ra được một phong cách riêng cho Nhà trường với sức “đề
kháng” cao trong mọi môi trường cạnh tranh của thời kỳ hội nhập kinh tế Quốc tế.
Hiện nay ở nước ta, việc nghiên cứu văn hoá tổ chức chưa được các Nhà trường quan
tâm sâu sắc. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có nhiều chỉ đạo hoạt động tích cực nâng cao
văn hoá Nhà trường và trong các Trường học có cụ thể hoá bằng các quy định Nhà trường, tổ
chức triển khai các phong trào thi đua về văn hoá học đường... Tuy nhiên, đến nay chưa có
một đề tài nghiên cứu về văn hoá tổ chức của trường Trung cấp Công Nghệ Hải Phòng.
Là một lãnh đạo Nhà trường với trách nhiệm cao nhất trong việc tìm ra con đường
đúng đắn và sáng suốt để đưa Nhà trường đi tới thành công vinh quang trong sự nghiệp trồng
người; nhận thức được vai trò quan trọng của văn hoá tổ chức đối với sự phát triển Nhà
trường, em đã lựa chọn thực hiện đề tài “Biện pháp quản lý văn hoá tổ chức Trường Trung
cấp Công nghệ Hải Phòng” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu.
Đề xuất các biện pháp quản lý văn hoá tổ chức Trường Trung cấp Công nghệ Hải Phòng trong
bối cảnh hiện nay
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về quản lý văn hoá tổ chức nói chung và của Nhà trường nói
riêng

3.2. Đánh giá thực trạng về văn hoá tổ chức và quản lý văn hoá tổ chức của Trường Trung cấp
Công Nghệ Hải Phòng
3.3. Đề xuất các biện pháp quản lý văn hoá tổ chức Trường Trung cấp Công nghệ Hải Phòng
trong bối cảnh hiện nay
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu.
4.1 Khách thể nghiên cứu.
Văn hoá tổ chức trường Trung cấp Công Nghệ Hải Phòng
4.2 Đối tượng nghiên cứu.
Quản lý văn hoá tổ chức trường Trung cấp Công Nghệ Hải Phòng
5. Giả thuyết khoa học.
3
Nếu tìm ra những biện pháp quản lý được văn hoá cho tổ chức, sẽ tạo ra được sự khác
biệt của Nhà trường, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của trường Trung cấp Công
Nghệ Hải Phòng trong bối cảnh hiện nay.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
Phân tích các tài liệu liên quan đến chủ đề nghiên cứu và vận dụng các chuyên đề
QLGD liên quan để xác định cơ sở lí luận của đề tài
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
Điều tra khảo sát thực tiễn văn hoá tổ chức ở Trường Trung cấp Công Nghệ Hải Phòng.
- Phương pháp đàm thoại, Phỏng vấn
- Phương pháp điều tra, khảo sát xã hội học bằng phiếu trưng cầu ý kiến
- Dùng các thuật toán để xử lý số liệu
7. Cấu trúc luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung luận
văn được trình bày trong 3 chương.
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý văn hoá tổ chức Nhà trường
Chƣơng 2: Thực trạng về văn hoá tổ chức và quản lý văn hoá tổ chức Trường Trung cấp
Công Nghệ Hải Phòng.
Chƣơng 3: Biện pháp quản lý văn hoá tổ chức Trường Trung cấp Công Nghệ Hải Phòng

trong bối cảnh hiện nay.

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ VĂN HOÁ TỔ CHỨC NHÀ
TRƢỜNG
1.1. Vài nét sơ lƣợc về các nghiên cứu vấn đề quản lý văn hóa Nhà trƣờng
Văn hoá tổ chức được khởi nguồn từ Mỹ từ thập niên 1960 - 1970, trên cơ sở được
hình thành từ các tổ chức kinh tế. Sau đó, được Nhật Bản xây dựng và phát triển mạnh mẽ.
Việt nam, với sự phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa,
vào những năm gần đây, văn hoá tổ chức đã được nhận diện như một tiêu chí khi xây dựng
hoạt động các tổ chức mang tính chuyên nghiệp. Gần đây, nhiều công trình nghiên cứu về văn
hoá tổ chức của các Nhà nghiên cứu đã viết và cho xuất bản nhiều sách, giáo trình, tài liệu
tham khảo. Tuy nhiên, phần lớn các tác giả tập trung nghiên cứu nhiều cho việc xây dựng văn
hoá cho các tổ chức kinh tế, các công trình nghiên cứu về lĩnh vực này cho các cơ sở giáo dục
còn hạn chế.
4
Từ phân tích trên cho thấy, việc nghiên cứu đề tài “Biện pháp quản lý văn hoá tổ chức
Trường Trung cấp Công nghệ Hải Phòng” là vô cùng cần thiết; làm nền tảng và định hướng
cho sự tiến bộ và phát triển bền vững của Nhà trường.
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
Luận văn đã đề cập đến các khái niệm cơ bản của đề tài:
- Quản lí
- Quản lí giáo dục
- Quản lí Nhà trường
- Các khái niệm văn hoá, văn hoá tổ chức, văn hoá Nhà trường, quản lí văn hoá Nhà trường
+ Khái nệm văn hoá: Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà loài người tạo
ra trong quá trình lịch sử
+ Khái niệm văn hoá tổ chức: Văn hóa tổ chức có thể được định nghĩa như một tập hợp các
giá trị, niềm tin, hiểu biết, chuẩn mực cơ bản được các thành viên trong tổ chức cùng chia sẻ.
+ Khái niệm văn hoá Nhà trường: Văn hóa Nhà trường là một tập hợp các giá trị, niềm tin,
hiểu biết, chuẩn mực cơ bản được các thành viên trong Nhà trường cùng chia sẻ và tạo nên

bản sắc của Nhà trường đó.
- Quản lí văn hóa Nhà trường: Quản lý văn hoá Nhà trường quản lý văn hóa Nhà trường là sự
tác động có ý thức của chủ thể quản lý đến văn hóa tổ chức Nhà trường nhằm đạt tới mục
đích, đúng với ý chí nhà quản lý, phù hợp với quy luật khách quan.
1.3. Một số vấn đề lý luận về văn hóa tổ chức Nhà trƣờng
1.3.1. Vai trò và mục tiêu xây dựng văn hóa tổ chức Nhà trường
- Văn hóa tổ chức Nhà trường tạo ra lợi thế cạnh tranh
- Văn hóa tổ chức là một nguồn lực của Nhà trường
- Văn hóa tổ chức Nhà trường thu hút nhân tài, tăng cường sự gắn bó đội ngũ cán bộ, giáo
viên, nhân viên Nhà trường
- Văn hóa tổ chức tạo nên bản sắc của Nhà trường
- Văn hóa tổ chức Nhà trường ảnh hưởng tới hoạch định chiến lược.
- Văn hóa tổ chức tạo nên sự ổn định của Nhà trường
1.3.2. Các yếu tố cấu thành Văn hoá tổ chức và văn hoá nhà trường:
1.3.2.1. Giá trị: Chân - Thiện - M ỹ
Các tổ chức khác nhau có thể duy trì hệ giá trị khác nhau. Tuy nhiên, hệ giá trị phổ
quát được chấp nhận trên nền các giá trị cơ bản Chân - Thiện - Mĩ. Hay nói cách khác, “Chân
- Thiện - Mỹ” là các giá trị cốt lõi, làm nền tảng cho các hệ giá trị văn hoá khác nhau
5
1.3.2. 2. Niềm tin
Chính vì vậy, có thể nói là bản chất của xây dựng văn hóa là định hướng tư duy. Tiến
trình và nỗ lực xây dựng và thay đổi văn hóa trong tổ chức là qua trình để người ta tin rằng
nên tư duy thế nào là đúng, là tốt,… rồi trên cơ sở niềm tin đó, người ta sẽ hành động tương
ứng
1.3.2. 3. Chuẩn mực
Có hai loại chuẩn mực: chuẩn mực về hình thức và chuẩn mực về nội dung.
* Chuẩn mực hình thức:
- Biểu tượng Logo
- Kiến trúc và cách thức bày trí nơi làm việc
- Trang phục

* Chuẩn mực về nội dung:
- Sứ mệnh, tầm nhìn, mục đích của tổ chức
- Cách thức tổ chức cơ cấu và phân công nhiệm vụ
- Quan hệ giao tiếp nội bộ và bên ngoài
- Cách thức thực hiện nghi lễ, tổ chức sự kiện
- Thái độ đối với trách nhiệm
- Thái độ đối với cái mới, với sự thay đổi
- Phong cách lãnh đạo
- Tính chuyên nghiệp trong thực thi nhiệm vụ
1.3.2. 4. Các kì vọng
Trông đợi hay kì vọng mà các cá nhân có bao gồm kì vọng vào bản thân, vào người
khác, vào tổ chức với tư cách tổng thể. Trong đó, có sự hòa trộn giữa trông đợi cho ích lợi
của cá nhân và trông đợi cho lợi ích tổ chức.
6
1.3.3. Quá trình hình thành, duy trì và thay đổi Văn hoá tổ chức, văn hoá Nhà trường
1.3.3. 1. Hình thành
Khi tổ chức mới được thành lập, văn hóa tổ chức bước vào giai đoạn sơ khai. Các giá
trị văn hoá dần được hình thành nhưng giai đoạn này, văn hóa tổ chức bị ảnh hưởng mạnh mẽ
của yếu tố ngoại cảnh
1.3.3. 2. Duy trì
Sau một thời gian trải nghiệm, có những kiểu nhất định trong tư duy và hành động
nhất định được số đông chấp nhận. Niềm tin và giá trị chính thức đã bắt đầu được tạo dạng và
được thể hiện qua các chuẩn mực cụ thể.
1.3.3. 3. Thay đổi
Mâu thuẫn vốn là một quy luật tất yếu của cuộc sống. Khi kiểu văn hóa của tổ chức đã
được hoàn thiện. Đến những thời điểm nhất định, có những nghi ngờ và suy nghĩ lại về những
giá trị nhất định, có sự rạn nứt về niềm tin nhất định, rồi dẫn đến hành vi sai lệch … Đó là lúc
văn hóa tổ chức bị thách thức và bước vào giai đoạn thay đổi.
1.3.4. Nhận diện văn hoá mạnh của tổ chức biết học hỏi
Tìm kiếm thước đo tính chất văn hóa tổ chức không phải là một điều dễ dàng vì văn

hóa tổ chức là thứ dễ cảm nhận được nhưng nói về nó không dễ dàng. Các tổ chức đều có văn
hóa riêng của mình. Mức độ tích cực và đóng góp vào thực thi của văn hóa có thể dựa trên các
chỉ số sau: Tầm nhìn; Quan hệ nhân sự và mức độ đồng thuận cao; Mức độ cam kết cao;
Phong cách làm việc bài bản, chuyên nghiệp; Năm là, tinh thần văn hóa và công bằng; Tinh
thần dân chủ; Khả năng phát triển tổ chức; Quan hệ than thiện với cộng đồng, phục vụ lợi ích
cộng đồng.
1.4. Nội dung quản lý văn hoá tổ chức Nhà trƣờng
1.4.1. Một số định hướng chung
Bản chất của quá trình xây dựng và thay đổi văn hóa nhà trường TCCN hiện nay
không thể được mô hình hóa thành một công thức cứng nhắc, một thứ thực đơn áp dụng cho
mọi trường hợp. Bởi vì, xây dựng văn hóa nhà trường, về bản chất là một quá trình chuyển
đổi. Xuyên suốt quá trình xây dựng và thay đổi văn hóa nhà trường, một hành trình dường
như không có kết thúc, là quá trình quản lí thay đổi đầy thách thức
7
1.4.2. Nhận diện thực trạng văn hoá hiện thời trong nhà trường
Tiến trình thay đổi văn hóa nhà trường thường mang tính linh hoạt chứ không hề có
một khuôn mẫu hay thực đơn chuẩn. Như nhiều nhà thực tiễn cho thấy, giai đoạn bắt đầu
thường liên quan đến một câu hỏi: “nên bắt đầu từ đâu? Tuy nhiên, dường như mọi sự thay
đổi chỉ hợp lí và đạt kết quả mong muốn trên cơ sở đánh giá được hiện trạng. Vì vậy, việc thu
thập thông tin và phân tích về tình trạng hiện thời của nhà trường, của đơn vị, suy ngẫm về
những gì đang diễn ra, những giá trị truyền thống của tổ chức, tìm ra sự kết nối giữa mục tiêu
và hành động … là một khởi đầu chung hợp lí và hứa hẹn thành công cho quá trình xây dựng
và thay đổi văn hóa nhà trường.
1.4.3. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và phát triển văn hoá nhà
trường
1.4.3. 1. Môi trường vĩ mô:
- Nền kinh tế thị trường
- Quá trình toàn cầu hoá và hội nhập
- Những xu hướng và trào lưu văn hoá xã hội
- Xã hội thông tin

- Đặc trưng của người học thời kỳ hiện đại
1.4.3. 1. Môi trường vi mô:
- Thực trạng văn hoá học đường
- Điều kiện cơ sở vật chất
- Đặc thù Nhà trường Trung cấp chuyên nghiệp
- Những kinh nghiệm tập thể và những giá trị do thành viên mới mang lại
- Năng lực và vai trò của các Nhà quản lý trong Nhà trường
- Sáng lập viên - người quyết định việc hình thành hệ thống giá trị văn hóa căn bản của tổ
chức
- Các Nhà lãnh đạo kế cận và sự thay đổi văn hóa tổ chức
1.4.4 Triển khai các kỹ thuật xây dựng, duy trì và thay đổi văn hoá Nhà trường
- Thống nhất nhận thức về văn hóa nhà trường
- Phân tích SWOT để hình thành chiến lược phù hợp văn hoá tổ chức của Nhà trường cho giai
đoạn mới
- Rà soát, hoàn chỉnh hệ thống quy trình, thủ tục làm việc
- Hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý
- Xây dựng Nhà trường thành một tổ chức biết học hỏi
8
- Tổ chức hiệu quả các phong trào
- Xây dựng các hình tượng điển hình trong Nhà trường
1.5. Tiểu kết chƣơng 1
Sau khi trình bày các khái niệm cơ bản của đề tài với những trọng tâm trình bày về vai
trò và nội dung quản lý văn hóa tổ chức Nhà trường trong chương 1, luận văn đã làm rõ các
cơ sở lý luận khoa học về vấn đề nghiên cứu. Tác giả dựa vào tài liệu, tư liệu, phân tích một
cách cơ bản và làm rõ các khái niệm về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý Nhà trường; các
khái niệm về văn hóa, văn hóa tổ chức và quản lý văn hóa tổ chức Nhà trường trong bối cảnh
hiện nay. Những cơ sở lý luận của vấn đề quản lý văn hóa tổ chức Nhà trường nêu trên tạo
điều kiện và định hướng cho tìm hiểu thực trạng và đề ra giải công tác quản lý văn hóa tổ
chức trường Trung cấp Công nghệ Hải Phòng trong bối cảnh hiện nay.


CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÍ VĂN HOÁ
TRƢỜNG TRUNG CẤP CÔNG NGHỆ HẢI PHÕNG
2.1. Giới thiệu chung về Trƣờng Trung cấp Công nghệ Hải Phòng.
Trường Trung cấp Công nghệ Hải Phòng được hình thành và phát triển từ một trung
tâm đào tạo nghề đã hoạt động trước đó gần mười năm trong lĩnh vực Kinh tế - Kỹ thuật và
Công nghệ thông tin. Ngay trong thời gian đầu hoạt động từ năm 1999. Đến năm 2007, đơn
vị được chính thức chuyển đổi thành Trường trung cấp chuyên nghiệp lấy tên là Trường
Trung cấp Công nghệ Hải Phòng theo Quyết định số 924/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân
Thành phố Hải Phòng; và trở thành Trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập đầu tiên
tại Hải Phòng.
Hiện Trường đang đào tạo bậc trung cấp chuyên nghiệp gồm các ngành: Kế toán,
CNTT, Bảo trì và sửa chữa ôtô, Hướng dẫn du lịch có liên thông lên Cao đẳng, Đại học hệ
chính quy; Liên kết đào tạo Cao đẳng và Đại học hệ chính quy và tại chức các ngành: Kế toán,
CNTT, Quản trị kinh doanh, Kinh tế ngoại thương, Tiếng Anh...
Đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường gồm 40 cán bộ giáo viên cơ hữu; với quy mô
đào tạo của Trường trung cấp Công Nghệ Hải Phòng là 1900 học sinh sinh viên. Trong đó,
trình độ trung cấp chuyên nghiệp là 700 học sinh; hệ văn bằng hai và liên thông Cao đẳng,
Đại học là 1.200 sinh viên.
2.2. Thực trạng về văn hoá tổ chức Trƣờng Trung cấp Công nghệ Hải Phòng
2.2.1. Mô tả khảo sát
2.2.1.1. Đối tượng: 100 CBGVNV; 500 HSSV, 10 Lãnh đạo các cấp.
2.2.1.2. Mục đích: Nhằm đánh giá được thực trạng về nhận thức và hành vi văn hóa tổ
chức Nhà trường của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, HSSV Nhà trường; Công tác quản
9
lý văn hoá Nhà trường và điều kiện cơ sở vật chất Trường Trung cấp Công nghệ Hải Phòng
cho việc thực hiện văn hoá tổ chức.
2.2.1.3. Nội dung: Khảo sát các vấn đề: Thực trạng về nhận thức và hành vi văn hóa tổ chức
Nhà trường của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, HSSV Nhà trường; Công tác quản lý
văn hoá Nhà trường và điều kiện cơ sở vật chất Trường Trung cấp Công nghệ Hải Phòng cho
việc thực hiện văn hoá tổ chức.

2.2.1.4. Phương pháp:
- Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn;
- Phương pháp điều tra, khảo sát xã hội học bằng phiếu trưng cầu ý kiến;
- Nghiên cứu sản phẩm, minh chứng văn hoá Nhà trường.
2.2.2. Kết quả khảo sát
* Đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên Trường Trung cấp Công nghệ Hải Phòng.
- 100% CBGVNV Nhà trường có nhu cầu xây dựng văn hoá tổ chức Nhà trường, có đến 55%
số CBGVNV cho rằng xây dựng văn hoá tổ chức là rất cần thiết.
- Về nhận thức: đa số cán bộ, giáo viên có nhận thức tốt về văn hoá tổ chức, họ đều thừa nhận
vai trò của văn hoá tổ chức Nhà trường.
- Về hành vi: Việc thực hiện nội dung văn hóa Nhà trường không đồng đều. Những quy định
thông thường trong nội quy Nhà trường được đội ngũ cán bộ, giáo viên thực hiện khá tốt, đạt
trên 90% số người thực hiện tốt. Tuy nhiên, còn nhiều quy không được thực hiện tốt vì những
hành vi này đã trở thành thói quen cố hữu, như: sử dụng điện thoại di động trong các cuộc họp
hay trong giờ lên lớp, xưng hô sai quy định làm thiếu đi tính nghiêm túc trong công việc và
ranh giới giữa lãnh đạo và nhân viên không được coi trọng.
Biểu đồ 2.4: Biểu đồ tỷ lệ nhận thức và hành vi văn hóa của CBGVNV














0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
Không
bao giờ
Thỉnh
thoảng
Thường
xuyên
Mức độ thực hiện
hành vi văn hóa
Nhận thức
tầm quan trọng
Ít quan trọng
Quan trọng
Rất
Quan trọng

×