Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Tìm hiểu một số vấn đề cơ bản của mỹ học hêghen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.83 MB, 92 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUỒNG ĐẠI HỌC K1IOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VÃN

LƯƠNG THU HIỂN

Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy
vật lịch sử
M ã số: 50102

Luận
" vân thạc
• sĩ khơa học
• triết hoc


Người hướng dẫn khoa học:
ì. PGS. TS ĐỖ VĂN KHANG
2. PTS. PHẠM THÊ HỪNG


MỤC LỤC
Trang

A.PHẦN M ở

đầu

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài.



'

«

t

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
5. Đóng góp cái mới của luận văn.
6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.
7. Kết cấu của luận văn.

B. PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: C ơ SỞ TRIẾT HỌC CỦA MỸ HỌC HÊGHEN.

1

1.1. Tìm hiểu hệ thống triết học của Hêghen.
1.1.1. “Nguyên lý tính hệ thống” là phát hiện quan trọng
nhất của triết học cổ điển Đức.

1

1-1.2. Tinh thần tuyệt đối với tư cách là nguyên lý cơ bản
của triết học Hêghen.
1.2. Nguyên lý phát triển biện chứng - cơ sở phương pháp

2
12


luận của mỹ học Hêghen.
1.2.1. Cơ sở lý luận của nguyên lý phát triển.

12

1.2.2. Phương pháp luận của mỹ học Hêghen.

15

1.2.3. Qui luật đi từ trừu tượng đến cụ thể- qui luật qui định
điểm xuất phát của mỹ học Hêghen.

17

I


Hư ơ n g 2: VỊ TRÍ CỦA MỸ HỌC (TRIẾT HỌC CỦA NGHỆ THUẬT)

TRONG HỆ THỐNG TRIẾT h ọ c c ủ a HÊGHEN.

2.1. Xuất phát điểm để xác định vị trí của nghệ thuật, qua
đó xác định vị trí của mỹ học.
2.2. Đặc trưng của nhận tliức nghệ thuật, qua đố xác định
đối tượng của mỹ học.
2.3. Tổng quan về hệ thông mỹ học của Hêghen
2.3.1. Xuất phát điểm mỹ học của Hêglien
2.3.2. Phạm trù cái đẹp trong mỹ học Hêghen
2.3.3. Phạm trù lý tưởng

2.3.4. Nghệ sỹ trong hệ thống mỹ học của Hêghen

1ƯƠNG 3: HỆ THỐNG NGHỆ THUẬT TRONG MỸ HỌC
CỦA HÊGHEN

3.1. Nghệ thuật tượng trưng.
3.1.1. Định nghĩa về nghệ thuật tượng trưng.
3.1.2. Các giai đoạn của nghệ thuật tượng trưng.
3.1.3. Kiến trúc — nghệ thuật tirợpg trưng.
3.2. Nghệ thuậl cổ điển.
3.2.1. Định nghĩa và những tính chất cơ bản của nghệ thuật cổ điển
3.2.2. Các giai đoạn phát triển của nghệ thuật cổ điển.
3.3. Nghệ thuật lãng mạn.
3-3.1. Đặc trưng của nghệ thuật lãng mạn.
3.3.2. Các loại hình của nghệ thuật lãng mạn.

PHẦN KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Bản luận văn này là kết quả dạy dỗ của các thầy
cô giáo trong khoa Triết học- trường đại học Khoa
học xã hội và nhân văn. Đặc biệt, luận vãn đã được
hoàn thành dưốỉ sự hướng dẫn tận tâm của thầy
giáo, PGS. TS các khoa học triết học Đỗ Văn Khang
và thầy Phạm T hế Hìutg, PTS triết học chuyên
ngành thẩm mỹ học. Luận văn được hoàn chỉnh hon
nhờ sự góp ý, chỉ bảo của các thầy trong hội đồng
khoa học của khoa. Em xỉn chần thành cảm on các

thầy, các cô.


A. PHẦN MỞ đ X u

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài.
Công cuộc đổi mới đất nước yêu cầu chúng ta cần phải nắm vững chủ nghĩa
Mác — Lênin, cụ thể là triết học và mỹ học Mác — Lênin với tư cách là thế giới
quan và phương pháp luận cho các khoa học cụ thể, cho hoạt động thực tiễn. Một
con đường khoa học để nắm vững triết học và mỹ học Mác — Lênin là phải nghiên
cứu các hệ thống triết học và mỹ học trước đó với tư cách là một tiền đề lý luận đưa
đến sự ra đời triết học và mỹ học Mác — Lênin. Hêghen là một đại biểu của nền
triết học và mỹ học cổ điển Đức. Mà triết học và mỹ học cổ điển Đức là một trong
những tiền đề lý luận đưa đến sự ra đòi của triết học và mỹ học Mác — Lênin. Do
vậy, việc đi sâu nghiên cứu hệ thống mỹ học Hêghen là một yêu cầu cấp bách.
Hiện nay đất nước chúng ta đang ở trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tình hình này đã bộc lộ biện chứng xã hội một cách rõ nét và yêu cầu con người
phải có tư duy biện chứng trong việc nhận thức, đánh giá và định hướng cải tạo các
vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, nghệ thuật... MỌt trong những hạt
nhân hợp lý nhất của hệ thống triết học và mỹ học Hêghen !à phương pháp tư duy
biện chứng — lịch sử. Nghiên cứu mỹ học Hêghen giúp chúng ta tiếp thu trên cơ sở
cải tạo duy vật phương pháp tư duy biện chứng của ông, để từ đó vận dụng nó vào
nghiên cứu các vấn đề mỹ học mới đang đặt ra hiện nay, trang bị phương pháp khoa
học trong việc đánh giá, phê bình, định hướng nền vãn hoá nghệ thuật nước nhà và
tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại trong thời đại mở cửa — giao lưu văn hoá toàn
cầu. Do vậy, việc nghiên cứu mỹ học Hêghen là cần thiết.
Hơn nữa, hiện nay những công trình khoa học nghiên cứu về mỹ học Hêghen
bằng tiếng Việt hầu như chưa có. Ngoài cuốn Lược dịch mỹ học Hêghen — những
văn bản chọn lọc, NXB Khoa học xã hội, Hà nội, 1996; và gần đây, vào quý I năm

1999, NXB Văn học cho in toàn bộ Các bài giảng về mỹ học của Hêghen thành hai


tập hoàn chỉnh do Phan Ngọc giới thiệu và địch, còn trong các sách giáo khoa lịcb
sử triết học và mỹ học có trình bày một cách hết sức tóm lược về các vấn đề mỹ học
của Hêghen một cách độc lập chưa thành hệ thống. Do vậy, một công trình khoa học
nghiên cứu một cách hệ thống mỹ học Hêghen là cần thiết.
Ngoài ra, từ khi còn là một sinh viên, bản thân người viết ỉuận văn này hết
sức hứng thú về triết học cổ điển Đức, đặc biệt là Hêghen cùng với những lý do trên
đã đưa đến việc lựa chọn đề tài “Tìm hiểu một số vấn đề cơ bản củẩ mỹ họt
Hêghen” cho luận văn thạc sỹ của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
ở Việt nam, chưa có công trình nghiên cứu về mỹ học Hêghen. Tạp chí Triết
học từ năm 1973 đến nay cũng chưa có một bài viết nào đề cập đến mỹ học Hêghen.
Cuốn M ỹ học Mác - Lênin của TS. Đỗ Văn Khang và GS. Đỗ Huy; cuốn M ỹ học đợi
cương do TS. Đỗ Vãn Khang chủ biên (NXB Giáo dục 1997); cuốn Mỹ học với tu
cách một khoa học của GS. Đỗ Huy (NXB Chính trị quốc gia, Hà nội 1996) có để
cập đến mỹ học của Hêghen, tuy nhiên, chưa có một công trình riêng, hoặc một
chuyên luận nào đi sâu nghiên cứu riêng mỹ học của Hêghen.
VI vậy, luận văn có ý định lần đầu tiên tìm hiểu một số vấn đề cơ bản của mỹ
học Hêghen.

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
a. Mục đích của luận vãn.
Góp phần trình bày một cách tương đối đầy đủ về hệ thống mỹ học Hêghen.
Bước đầu đưa ra một vài nhận định về ý nghĩa tích cực và hạn chế của hệ thống mỹ
học Hêghen.
b. Nhiệm vụ của luận văn.
Để đạt được mục tiêu trên, luận văn phải:

- Khảo sát một cách khái quát quan điểm triết học của Hêghen làm cơ sở để đi sâu
nghiên cứu hệ thống mỹ học của ông.


- Đi sâu tìm hiểu quan niệm của Hêghen về vị trí của mỹ học trong hệ thống của
ông; về đối tượng của mỹ bọc; về các phạm trù cơ bản của mỹ học; về chủ thổ sáng
tạo thẩm mỹ; về phân loại nghệ thuật.

4. Phương pháp nghiên cứu.
Luận văn dựa trên phương pháp biện chứng c ổng thời kết hợp phương pháp
lôgíc và lịch sử, phân tích và tổng hợp theo quan điểm Mác — Lêuin. Ngoài ra, luận
văn còn ứng dụng phương pháp hệ thống, phần nào có dùng phương pháp mô hình.

5. Cái mới của luận văn
-

Nghiên cứu mỹ học của Hêghen theo quan điểm hệ thống.

-

Vạch rõ nội hàm của các phạm trù mỹ học cơ bản trong hệ thống mỹ học của
Hêghen và chỉ ra sự vận động biện chứng của chúng, nhất là sự vận động của
chúng trong nghệ thuật.

-

Lần đầu tiên lý giải nguồn gốc dẫn tới đặt dấu chấm hết cho quan niệm cơ học vể
thế giơí và mở ra quan niệm lý giải sự vật theo "nguyên lý tính hệ thống" của
triết học cổ điển Đức, trong đó có công lớn của Hêghen.


6. Ý nghĩa của luận văn
Luận vãn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu và
giảng dạy lịch sử triết học; lịch sử mỹ học phương Tây và mỹ học Mác — Lênin.

7. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 8
mục.


CHUÔNG 1

Cd sở TRIST HỌC CÙA MỸ HỌC HỄ GHEN
1.1.

Tìm hiểu hệ thống triết học của Hêghen
1.1.1.

.

“Nguyên lý tính hệ thống” là phát hiện quan trọng nhất của triết

học cổ điển Đức.
Trước hết, cần khẳng định rằng, lôgíc của tư duy là sự phản ánh tất yếu của
lôgíc lịch sử thời đại.
Thời đại triết học cổ điển Đức ra đời và ghi dấu ấn đặc sắc trong sự phát triển
của lịch sử triết học, là thời đại của một nền văn minh công nghiệp điển hình vào
cuối X V m v àđ ầu X IX .
Với những thành tựu to lớn về khoa học kỹ thuật như sự phát hiện ra thuyết
năng lượng, sự phát hiện ra tế bào và bản chất của sự sống, đặc biệt là sự phát minh
ra điện năng đã tạo thành tiền đề cho bước nhảy tư duy.

Trên cơ sở của những bước tiến vượt bậc này, quan niệm cơ học về thế giới đã
trở thành lạc hậu và không đủ cơ sở để lý giải các sự vật, các hiện tượng phức tạp
của xã hội và tư duy.
Triết học cổ điển Đức có một công lao rất 1Ớ11 là đã đặt đấu chấm hết cho
quan niệm cơ học về thế giới và đã đề xuất một quan niệm mới, quan niệm lý giải sự
vật theo “Nguyên lý tính hệ thống”. Immanuyen Kant đã cho rằng: cần “hiểu toàn
bộ giới tự nhiên trong toàn bộ tính vô cùng tận của nó như một hệ thống duy nhất”
[29,206].
Như vậy, nguyên lý tính hệ thống là một nguyên lý cơ bản, quán xuyến toàn
bộ triết học của I.Kant, lẫn Hêghen. Bởi Hêghen đã thừa nhận ông đã tiếp thu
những cơ sở quan trọng về tư duy của I.Kant.
Nếu trong hệ thống triết học của I.Kant, hai khái niệm quan trọng nhất là
khái niệm “Tôi tư duy” và đối tượng của tôi tư duy là “Vật tự nó”, thì trong hệ thống
của Hêghen, chỉ có một khái niệm quan trọng nhất là khái niệm “ý niệm tuyệt đối”


bị tuyệt đối hóa và biến thành một thực thể tự lập (Lênin). Có hiểu như vậy mới C(
thể thấy sự thống nhất và sự khác nhau cơ bản trong hai hộ thống của hai nhà triếi
học và mỹ học bậc thầy của triết học và mỹ học cổ điển Đức.

1.1.2. Tinh thần tuyệt đối với tư cách ỉà nguyên lỷ cơ bản của triết họt
Hê ghen.
Nguyên lý này là tư tưcmg chủ đạo, cốt lõi, xuyên suốt tất cả các bộ phận củi»
học thuyết triết học Hêghen, đem lại cho nó sự thống nhất và tính chinh thể. Nếu
không lấy nguyên ỉý này làm cơ sở để nghiẽn cứu mỹ học Hêghen thì sẽ không nhận
thấy được mỹ học chỉ là một bộ phận của một chỉnh thể duy nhất. Chính nguyên lý
xuất phát này giúp chung ta hiểu được rằng ngay bản thân mỹ học của ông cũng là
một hệ thống.
Thế giới ý niệm là giao điểm quan trọng giữa học thuyết Platôn và học thuyếl
Hêghen. Giống như Platôn, Hêghen cũng quan niệm cơ sở của các sự vật cảm tính là

các ý niệm, nó là thế giới siêu cảm tính của lý tính. Tinh thần tuyệt đối là lực lượng
định hướng thế giới kinh nghiệm. Tinh thần tuyệt đối là tồn tại chân chính, tồn tại
đích thực, tồn tại bao trùm, là bản chất sống động của thế giới hiện thực.
Lênin, trong khi so sánh chủ nghĩa duy tâm của Hêghen với chủ nghĩa duy
tâm của Platôn đã chỉ ra sự khác nhau căn bản giữa hai ông: tồn tại thực sự, theo
Platôn, là thế giới của những ý niệm bất động. Hẽghen khác Platôn ở chỗ ỏng nhìn
những khái niệm trong sự vận động của chúng, coi những khái niệm là những “sự
qui định" của tinh thần tuyệt đối trong phát triển. Do đó, tinh thần tuyệt đối trỏ
thành một quá trình của tư duy, bị tuyệt đối hoá và biến thành một thực thể độc lập.
Hêghen còn khác Platôn ở chỗ, ông khẳng định rằng, tinh thần tuyệt đối không ỏ
bên ngoài thế giới, không ở trên thiên đình với thần Duypite, mà ở ngay trong thê
giới, nghĩa là tinh thần tuyệt đối là cơ sở tinh thần vốn sẵn có ở bên trong thế giới.
Tư tưởng nhị nguyên luận tách biệt thế giới các ý niệm chung, bất biến với
thế giới các sự vật cảm tính, đơn nhất luôn biến đổi một cách triệt để tới mức mối
liên hệ giữa chúng hóa ra là không thể có của Platôn đã bị Arixtốt kịch liệt phê
phán. Arixtốt khẳng định bản chất của các sự vật nằm trong bản thân các sự vật. Mỗi
sự vật đều là sự kết hợp giữa vật chất và hình thức, v ạ t chất thụ động luôn đi liền với
một bản nguyên tích cực và sáng tạo - tức với hình thức. Mỗi sự vật đều là một vật

2


cụ thể là nhờ có hình thức, nhờ có hoạt động cải tạo tích cực của hình thức. Nói cách
khác, hình thức tồn tại dưới dạng nguyên nhân có mục đích nội tại, dưới dạng nhân
tố tích cực, hướng vật chất thụ động đến một hiện thực xác định. Các mục đích tối
cao của mọi cái hiện thực là hình thức thuần túy, mặt đối lập tuyệt đối với vật chấl
thuần túy. Theo Arixtốt, hình thức thuần túy là lý tính thần thánh, là “Nusơ” mà vốn
đĩ là bản nguyên đầu tiên của thế giới. Như vậy, thế giới trong quan niệm của
Arixtốt là một hệ thống được kết cấu theo kiểu mục đích luận, có cơ sở của nó là “lý
tĩnh thần thánh” (qui luật khách quan).

Hêghen đã đi theo con đường của Arixtốt chống lại mọi hình thức nhị nguyên
luận. Do đó, ông cũng cho rằng, cần phải tìm kiếm bản chất của thế giới trong bản
thân thế giới, chứ không phải ở bên ngoài nó. Ông cũng lý giải thế giới theo kiểu
mục đích luận: giới tự nhiên, cuộc sống con người luôn luôn bao hàm một sự hướng
đích xác định.
Tư tưởng của Hêgben về bản chất, nền tảng của thế giới hiện thực Iigày càng
được cụ thể hóa trong quá trình ông kế thừa, phê phán và vượt lên các tư tường vể
bản nguyên của thế giới của các nhà triết học trước ông. Chính ý niệm tuyệt đối của
Hêghen được hiểu như là sự hợp nhất giữa thực thể tự nhiên (ỏr spinôda) và cái “tôi
tuyệt đối” tức tự ý thức (ở Phíchtơ). Nó là sự thống nhất giữa tư duy và tồn tại, tinh
thần và vật chất, chủ thể và khách thể.
Bản chất của thực thể đã được khảo cứu rất kỹ trong triết học của Spinöza.
Ông coi giới tự nhiên là một thực thể, tồn tại tự nó và tự phát triển được, tồn tại hoàn
toàn độc lập, vĩnh viễn. Ngoài thực thể giói tự nhiên ra thì trên thế gian này không
còn một cái gì khác. Mọi sự vật chỉ là các dạng biểu hiện khác nhau của một thực
thể. Thực thể là nguồn gốc chung, là cơ sở và nền tảng, đồng thòi cũng là bản chất
chung của mọi sự vật, kể cả vật chất lẫn tinh thần.
Vì vậy, mối quan hệ hữu cơ giữa các thực thể và các dạng biểu hiện cụ thể
của nó là mối quan hệ hữu cơ giữa tính thống nhất và tính nhiều vẻ của giới tự
nhiên. Spinöza cho rằng: “Thực thể trở thành thực tại tối cao, trong đó bản chất thực
thể bao hàm sự tồn tại của nó”. Nhưng Spinöza lại đẩy tư tưởng trên đi đến cực
đoan, tách rời thực thể với các dạng thức của nó, cho rằng, chỉ có thực thể là “thê
giới sản sinh ra” còn các sự vật đều chỉ thuộc về “thế giới được sinh ra”. Trong đó
thực thể tồn tại trước các sự vật. Hêghen đã nhận xét tư tưởng này của Spinöza như
sau: “Sai lầm của Spinöza là ở chỗ, ông hiểu các sự vật chỉ là các dạng thức là cái

3


đơn nhất ngu xuẩn. Cái đơn nhất thực sự không chỉ là cái khác chung nhất... (theo

cách hiểu của Spinôza thì đó là thực thể), cái đơn nhất đồng thời là cái hướng về cái
chung nhất” [58,318-319]. Tinh thần phê phán để tìm ra điểm hạn chế này củn
Spinôza kết hợp với sự kế thừa tư tưởng về cái “tôi tuyệt đối” với tư cách ỉà một chu
thể đã đưa Hê ghen đến tư tưởng vĩ đại: tư tường về sự thống nhất giữa: tồn tại - tu
duy; khách thể - chủ thể ; vật chất - tinh thần, đến tư tưởng về sức mạnh tuyệt đối
của tinh thần, của ý niệm, của lý tính, dẫn tới tư tường: “Cái gì hợp ]ý là hiện thực
cái gì hiện thực là hợp lý”. Tất nhiên, ở vế thứ hai của phương trình trên là không đủ
Đúng rằng: “Cái gì hợp lý là hiện thực", nhưng cái gì hiện thực chưa chắc đã hợp lý
Hêghen đã phê phán spinôza như sau: Thực thể trong nó không có bản nguyên củíi
tính chủ quan, của tự ý thức, thực thể không được Spinôza quan niệm là tinh thần
Do không có tự ý thức, thực thể không có khả năng ý thức về mình, về tính tất yếu
của mình, tức là không vươn lên được thang bậc tự đo (tự do theo Hêghen, là tất yếu
được nhận thức). Theo Hêghen, triết học Spinôza thể hiện nguyên lý về tính tất yếu.
song nó lại không biết được nguyên lý về tự do đích thực, đo đó nó cũng không biếi
tới nguyên lý về chủ thể đích thực. Từ đó Hêghen đã đưa ra quan niệm của mình:
“Chân lý không những với tư cách là thực thể mà hệt như vậy, còn với tư cách là chủ
thể“ [60,26]. Thực thể đích thực, theo Hêghen, là thực thể - chủ thể, là “thực thể
sống“, tức là tinh thần tuyệt đối.
Hêghen, trong “khoa học lôgíc”, đã coi triết học Kant là “Cơ sở và điểm xuấỉ
phát cho triết học Đức hiện đại”. Do đó, ông đã dành một sự quan tâm rất lớn cho sụ
phê phán triết học Kant với tư cách “Cái nền“ để xây dựng hệ thống triết học củi)
mình, mà trước tiên là xây đựng điểm xuất phát nhất nguyên biện chứng. Thực ra
trước Hêghen, trong lịch sử triết học đã có không ít người coi tinh thần, ý niệm là co
sở và nền tảng của hiện thực. Nhưng chỉ đến Hêghen, sau khi phế phán, kế thừa Vil
tìm cách vượt Kant, đã đi đến một quan niệm mới về tinh thần, ý niệm với tư cách là
cơ sở và nền tảng của hiện thực. Triết học của Kant là triết học duy tâm chủ quai)
tiên nghiệm, với một phương thức tư duy siêu hình chẻ đôi đối tượng thành hai mặi
đối lập tách biệt, giữa chúng là hố sâu ngăn cách không thể vượt qua. Do đó, hệ
thống Kant chứa đựng mâu thuẫn.


Chính sự phê phán khắc phục mâu thuẫn đưa đến sự ra đời một quan niệm
một cách nhìn biện chứng về thế giới của Hêghen. Trước tiên, việc đấu tranh chống

4


“Vật tự nó” của Kant đã đưa Hêghen đến khẳng định sự thống nhất biện chứng giữa
bản chất với hiện tượng trong quan niệm về điểm xuất phát. Kant chia thế giới làm
hai: thế giới “Vật tự nó” và thế giới hiện tượng. “Vật tự nó” là thế giới khách quan,
tự nó tổn tại ở bên ngoài con người, con người không biết gì về nó. Đó là thế giới
của những chuẩn mực, lý tưởng của mọi sự hoàn thiện tuyệt đối mà con người khồng
thể đạt tới được, nhưng đó là những điều mà loài người hằng mơ ước: tự đo tuyệl
đối, linh hồn bất tử, thượng đế. Thế giới hiện thực chịu sự qui định của những qui
luật nhân quả tất định. Đó là thế giới còn tồn tại nhiều cái xấu, mất cân đối, hài hòa.
Giữa hai thế giới này là hố sâu ngăn cách, một đường biên rạch ròi không thể vượl
qua, chúng là hai mặt đối lập nằm trong thế đối nghịch tách rời nhau.
Từ phê phán quan niệm “Vật tự nó” của Kant, Hêghen đã đi đến tư tưởng
thống nhất biện chứng giữa bản chất - hiện tượng; giữa thế giới vật tự nó với thế giới
hiện tượng trong quan niệm về tinh thần tuyệt đối của ông. Tư tưởng này thể hiện
tập trung trong tác phẩm “Hiện tượng học tinh thần” - tác phẩm chứa đựng cội
nguồn và bí mật triết học Hêghen. Đối với Hêghen, nhận thức về thế giới là phải đạt
được ý niệm của nó. Nhưng thế giới ý niộm ấy không tồn tại ở đâu đó, đằng sau vn
tách biệt với thế giới hiện tượng. Mà bản chất phải biểu hiện qua hiện tượng và hiện
tượng là hiện tượng của bản chất, thể hiện bản chất. Do đó, hiện tượng học tinh thâĩì
không phải là khoa học nghiên cứu về hiện tượng mà là khoa học nghiên cứu về tinh
thần (bản chất đích thực của thế giói) bằng phương pháp hiện tượng, hay là nghiên
cứu về tinh thần thông qua hiện tượng trên nguyên lý thống nhất hiện tượng - bản
chất. Không thể nhận thức được bản chất nếu không thông qua nhận thức hiện tượng
và nhận thức hiện tượng cũng là qua đó để nhận thức bản chất.
Như vậy, để có tri thức về bản chất thế giói, về cái tuyệt đối mà Hêghen gọi lồ

“tinh thần tuyệt đối” thì phải gián tiếp thồng qua cái đối lập với nó: qua hiện tượng,
qua cái tương đối, qua thế giới hiện thực cụ thể cảm quan. Hai mặt đối lập này tồn
tại cho nhau, lệ thuộc vào nhau, chuyển hóa cho nhau, không có cái này thì không
có cái kia. Do đó, tinh thần tiiyệt đối trong quan niệm của Hêgben là sự thống nhấí
biện chứng của hai mặt đối ỉập: tinh thần - vật chất; tư duy - tồn tại; khái niệm - hiện
thực. Nó là bản chất của thế giới. Tất cả các sự vật, hiện tượng khác (tự nhiên - xĩí
hội - con người) cũng chỉ là tồn tại khác của tinh thần tuyệt đối và tinh thần tuyệt
đối cũng chỉ tồn tại và có được đời sống của mình trong cái đối lập với mình là thẽ
giới hiện thực (tự nhiên, xã hội và con người) mà thôi.

5


Quan niệm của Kant về mối quan hệ giữa cảm tính và lý tính cũng bị Hêghen
phê phán rất nhiều. Lý tính với mười hai phạm trù ở Kant theo Hêghen thì đó chỉ là
những khái niệm trống rỗng, không có nội dung. Các hỉnh thức “trống lõng” này chỉ
có thể “làm việc được”, có một vai trò xác định trong quá trình nhận thức khi có
“vật chất cảm tĩnh” “lấp đầy” vào chứng. Như thế có nghĩa rằng cảm tính là chỗ dựa
duy nhất, tất yếu cho tư duy. Khác với Kant, Hêgbeiì quan niệm lý tĩnh, tư duy
không phải phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài, mà ông hiểu lý tính, tư duy, khái niệm
là một bản nguyên độc lập, tự vận động, có nội dung riêng của nó. Hêghen đã chỉ ra
khuyết điểm của Kant về vấn đề này như sau: “khái niệm đã hoàn toàn bị tách ròi và
mãi mãi vẫn bị tách rời khỏi hiện thực” [60,74]. Song Hêghen lại tán thành tư tưởng
cơ bản của Kant đó là tư tưởng suy diễn thế giới hiện tượng luận ra từ các phạm trù
của giác tính.
Chính thuyết mười hai phạm trù của Kant đã gợi ý cho Hêghen tư tưởng: một
là, có thể suy diễn muôn vàn sự vật trong toàn bộ vũ trụ một cách lôgíc từ nhiều
phạm trù phổ biến (ở Hêghen là thế giới ý niệm). Lý tính, tính tất nhiên - qui luật
được thể hiện và phải được tìm trong muôn vàn sự vật cảm tíiửi cá biệt. Từ đây tiến
tới xoá bỏ hố ngăn cách giữa thế giới hiện tượng với thế giới “vật tự I1Ó”. Hai ỉà,

phạm trù kết hợp tài liệu cảm tính sản sinh ra nhận thức của con người và đồng thời
sản sinh ra thế giói hiện tượng. Quá trình suy diễn lôgíc đó cũng là quá trình sinh
thành thế giới khách quan (thế giới hiện thực). Lôgíc học của Hêghen trình bày sự tự
vận động của các khái niệm đi từ “tổn tại” đến “bản chất” rồi đến “khái niệm”. Đó
là quá trình đi íừ trừu tượtig đến cụ thể. Trong quá trình đó, khái niệin với tư cách là
cơ sở, là chủ thể đích thực - là “thực thể” tự vận độug, tự qui định mình, tự sáng tạo
ra mìnli, khái niệm tất yếu phải biểu hiện thành thế giới, còn giới tự nhiên và tinh
thần không phải là cái gì khác như sự biểu hiện của khái niệm ý niệm tuyệt đối phạm trù cuối cùng của lôgíc học - thể hiện là sự thống nhất tuyệt đối của khái niệm
và hiện thực.
Việc Hêghen phê phán gay gắt đạo đức học của Kant đã đưa đến sự ra đời của
tư tưởng tình thần tuyệt đối là sự tỉìôhg nhất biện chứng giữa ý niệm và hiện thực tưtưâng về sức mạnh tuyệt đối của ìỷ tính. Triết học thực tiễn của Kant có cơ sở cỉm
nó là một quail niệm xác định về con người. Theo Kant, tồn tại đích thực, bản chất
của thế giới là “Vật tự nó”. Như vậy, con người đích thực xứng với nhân vị của mình
phải là C011 người vật tự nó - con người tự do, hạnh phúc tuyệt đối chứ không phải là

6


con người hiện tượng lệ thuộc vàocái ngoài mình, mất tự do. Mục đích của triết học
Kant là nâng con người vươn tới thế giới vật tự nó. Nhưng con người với tư cách ỉiì
một chủ thể nhận thức bằng lý tính thuần túy của mình không thể xâm nhập vào thê
giới vật tự nó. Hoạt động nhận thức lý luận thất bại.
Theo Kant còn có một con đường khác để nâng con người vươn tới thế giới
“Vật tự nó”. Đó là bằng hoạt động thực tiễn - tức là bằng hoạt động đạo đức. Hành
vi đạo đức ỉà hành vi không lệ thuộc vào cái ngoài mình, cũng không ỉệ thuộc vào
những dục vọng, tình cảm, giác quan của con người hiện tượng của mình. Đó là
hành vi tuân theo sự chỉ đạo của lý tính thực tiễn, mà ở đây là lý tính đạo đức được
cụ thể thành “mệnh ỉệnh tuyệt đối”. “Mệnh lệnh tuyệt đối” là một lệnh truyển tuyệt
đối từ bên ngoài đến mỗi người, với tư cách là người, trong những điều kiện cụ thể
như nhau, sẽ hành động như nhau trước đối tượng. Do vậy, “mệnh lệnh tuyệt đối” là

tiên thiên chứ không phải là sự khái quát kinh nghiệm. Nó nói lên một cách tiên
nghiệm không phải con người hành động như thế nào, mà con người cần phải hành
động như thế nào. Nó thể hiện bổn phận, nó đòi hỏi, ra lệnh, nó là mệnh iệnh mà
con người có thể tuân theo. Khi hành động theo lệnh truyền tiên thiên ấy thì con
người đạt tự do tuyệt đối do không phải lệ thuộc vàocái ngoài mình. Có nghĩa là
hành động đạo đức cũng là hành vi vươn tới tự do, sự lựa chọn tự do, tự nâng C011
người hiện tượng lên thành con người tuyệt đối - con người vật tự nó.
Chính trong lĩnh vực này, Kant đã gặp phải những mâu thuẫn không thể khắc
phục. Đến đây ông nhận thấy rằng, rõ ràng tự do là động lực bên trong thuộc bản
chất của con người, thôi thúc con người hành động nhưng đó chỉ là một khát vọng.
Con người là con người hiện tượng với thân xác, nhục dục, giác quan, anh ta sẽ hoạt
động để thoả mãn bản thân mình, hành động ỉệ thuộc vào cái ngoài bản thân anh ta,
do vậy lại sa vào thế giới sự vật, hiện tượng mất tự do. Cái thôi thúc con người hành
động trong thực tế thì mâu thuẫn với khát vọng tự do thuộc bản chất con người đích
thực - con người vật tự nó. Và tự do tuvệt đối chỉ có ở thế giới bên kia, chỉ íà lý
tưởng, là khát vọng, chỉ ỉà khả năng, nó không có mặt trong thế giới cảm tính,
không bao giờ có thể thực hiện được, “vẫn luôn là một cái xa lạ, là tư tưởng viển
vông, là cái cần phải hiện hữu" [5,52].
Hêghen đã phê phán Kant là phủ nhận tính hiện thực của vật tự nó, ý niệm, lý
tính, thượng đế. “Bổn phận đó, - Hêghen nhận xét - bao giờ cũng bao hàm sự bất
lực. Sự bất lực này thể hiện ở chỗ cái được thừa nhận là hợp lý lại không thể trở nên

7


hiện hữu“ [5,52]. Từ chõ phê phán, Hêghen đã đi đến tư tưởng đối lập với Kant: tinh
thần tuyệt đối không phải chỉ là lý tưởng, bổn phận kéo đài vô hạn, là cái cần phải
hiện hữu mà là một thực tại - đó chính là luận điểm xuất phát xây dựng hệ thống củíi
Hêghen: Tinh thần tuyệt đối là sự thống nhất giữa khái niệm và hiện thực, nó là thực
tại. Ông viết:


Lý tính là sức mạnh vô tận vì lý tính không bất lực tới mức dừng

lại ở lý tưởng, bổn phận và chỉ tồn tại với tư cách một cái đặc biệt ở bên ngoài hiện
thực, cố hiện hữu ờ bất kỳ nơi nào, trong đầu óc một số người nào đó” [5,52]. Ông
viết tiếp: “Người ta khó tin tưởng lằng lý rinh là một hiện thực, song trên thực tế.
không có gì biện thực ngoài lý tính; nó là sức manh tuyệt đối” [5,53].
Đỉnh cao của sự phát triển của triết học Kant là sự phát hiện ra hai mặt đối
lập một cách rạch ròi nhưng ông lại đặt chúng trong thế tách biệt đối lập giữa: Tho
giới vật tự nó với thế giới hiện tượng; cái tuyệt đối với cái tương đối; bản chất với
hiện tượng; ý niệm với hiện thực; tinh thần với vật chất. Việc Hêghen phê phán Kanl
đã đưa ông đến quan niệm thống nhất biện chứng giữa hai mặt đối lập trong quan
niệm về điểm xuất phát của triết học. về bản nguyên của thế giới: quan niệm về tinh
thần tuyệt đối (ý niệm tuyệt đối).
Quá trình Hêghen tiếp tục nghiên cứu, kế thừa và phê phán các bậc tiền bối
của mình là Phictơ và Senlinh, đã đưa Hêghen đến quan niệm coi tinh thần tuyệt đối
là sự thống nhất biện chứng giữa khách quan và chủ quan; khách thể và chủ thể; tổn
tại và tư duy. Ba luận đề triết học của Phictơ là:
Tỏi (tương đối, hữu hạn)
Tôi (tuyệt đối- vô hạn)

ị t
Không- tôi

Trong đó, cái tôi tuyệt đối chính là sự thể hiện của một con người lý tưởng.
Còn cái “tôi” tương đối là những con người cụ thể đang sống và làm việc, sinh ra và
chết đi từ thế hộ này sang thế hệ khác. Hoạt động của cái tôi tuyệt đối là nguồn gốc
duy nhất của mọi cái trên thế gian. Cái không tôi (giới tự nhiên) là kết quả sáng tạo
của cái tôi tuyệt đối một cách vô thức. Vì thế, quá trình cái “tôi” tương đối cải tạo
giới tự nhiên cũng là quá trình mà cái tôi tự ý thức về chính bản thân mình để nhận

thức được cái bản chất vô hạn, tự đo tuyệt đối của mình, đó là quá trình cái tôi tương
đối trở thành con người theo đúng nghĩa của nó - trở thành cái tôi tuyệt đối. Nhưng

8


điều đó không thể có được trong một khoảng thời gian hữu hạn nào cả, đó là một
quá trình biện chứng đài vô hạn. ở đây, trong quan niệm của Phictơ, cái tôi tuyệt đối
với cái tương đối, giống như Kant, vẫn nằm trong thế tách rời nhau, tư tưởng và hiện
thực vẫn chưa được thống nhất trong một chỉnh thể.
Khía cạnh này Hêghen đã phê phán Phictơ. Song Hêghen đã kế thừa tư tưởng
của Phictơ về cái tôi tự ý thức với tư cách là điểm xuất phát của triết học, là khởi
nguyên của thế giới. Chính khả năng tự ý thức đã làm cho cái tôi trở thành một chủ
thể đích thực. Luận điểm này của Phictơ cho thấy một sự lý giải rất độc đáo, coi
khởi nguyên của thế giới là một hành động, là tự mình sinh ra mình, tự khẳng định
mình một cách vô điều kiện. Hành động đó là hoạt động phán tư, tự ý thức của cái
tôi về chính bản thân mình đ ể vươn tới tự do. Chính từ đây, Hêghen đã đi tới được
nhận thức về tinh thần tuyệt đối là sự thống nhất hoàn hảo hiện thực của chủ thể vò
khách thể. Hêghen viết: “ tinh thần có khả năng tự coi mình, tự lấy mình và tất cả
những gì thuộc về mình như một đối tượng tư duy có ý thức, vì tư duy chính là bản
chất căn bản, sâu kín nhất của tinh thần” [11,24].
Tóm lại, qua sự phê phán, kế thừa và vượt qua của Hêghen đối với các nhò
triết học trước ông trong quan niệm về khởi nguyên và bản chất của thế giới,
Hêghen đã xây đựng được nền tảng thế giới quan triết học của mình. Đó là tư tưởng
lấy tinh thần tuyệt đối là điểm xuất phát và nền tảng trong quan niệm về hiện thực.
Qua sự phân tích trên, chúng ta thấy tinh thần tuyệt đối trong quan niệm củn
Hê ghen có những đặc trưng cơ bản sau:
-

Thứ nhất, tinh thần tuyệt đối là bản nguyên của thế giới hiện thực, là bản chất


đích thực của toàn bộ vũ trụ. Nó là tồn tại đích thực, tổn tại khách quan - tuyệt đối.
Nó là đấng tối cao sáng tạo ra giới tự nhiên và con người, nó là thực thể sinh ra mọi
cái trên thế gian. Nếu các nhà triết học duy vật giải thích bản chất của thế giới là VỘI
chất, là chất thể, thì Hêghen lại coi cội nguồn và bản chất của thế giới không phải ln
cái mà ta có thể sờ mó, cảm giác được bằng giác quan, không phải là chất thể mà lìì
tinh thần, là ý niệm. Nhưng đó không phải là tinh thần cá nhân hữu hạn chủ quan
mà là tinh thần vũ trụ, tinh thần thế giới, tinh thần tuyệt đối khách quan, vô hạn.
không lệ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Mà chính bản thân toàn bộ giới
tự nhiên, con người, xã hội loài người và cả tư duy của từng cá nhân cho đến những
sản phẩm hoạt động của con người chỉ ià hiện thân của tinh thần tuyột đối.

9


Lấy tinh thần để lý giải cội nguồn và bản chất của thế giới, Hêghen là nhn
triết học duy tâm. Khi coi tinh thần là khách quan tuyệt đối vô hạn không lệ thuộc
vào ý thức chủ quan của con người, cá nhân thì Hêghen là nhà triết học duy tâm
khách quan.
-

Thứ hai, tinh thần tuyệt đối ià hiện thực. Nếu như Platôn cho rằng thế giới ý

niệm tách ròi thế giới các sự vật - hiện tượng - thế giới hiện thực thì Hêghen cho
rằng tinh thần tuyệt đối, ý niệm tuyệt đối không đứng ngoài thế giới sự vật - hiện
tượng, ý niệm tồn tại sống động ngay trong lòng thế giới cảm tính và nó cũng không
có nơi tồn tại nào khác ngoài thế giới hiện tượng (thế giới hiện thực). Tinh thần
tuyệt đối là sự thống nhất giữa khái niệm (bản chất) với hiện thực; tinh thần vói vậl
chất; lý tính với cảm tính. Hêghen viết: “Cái gì hợp lý [à hiện thực và cái gì hiện
thực là hợp lý” [60,437]. Hai mặt đối lập nằm trong một chỉnh thể thống nhất. Tuy

nhiên vai trò của chúng là khác nhau.
Thế giới hiện thực cũng tất yếu và cần thiết cho ý niệm tương tự như ý niệm
cần thiết cho thế giói. Nhưng trong đó, thế giới hiện tượng là hiện hình, là tồn tại
khác của tinh thần tuyệt đối. Còn ý niệm, tinh thần tuyệt đối là bản chất, là sự sống,
là linh hồn của thế giói hiện thực. Ông khẳng định “thế giới là tồn tại khác của ý
niệm” [31,195]. Mọi hiện thực chỉ là hiện thực trong chừng mực nó chứa đựng và
biểu hiện ý niệm. Hẽghen viết: “Vì vậy, chúng ta cần phải hiểu rằng tự nhiên chứa
đựng ở mình ý niệm tuyệt đối, song tự nhiên là ý niệm dưới hình thức một tồn tại
khác của tinh thần được cái tinh thần tuyệt đối nêu ra, chính vì vậy mà chúng ta gọi
tự nhiên là một vật được sáng tạo ra. Tính chân thực của tự nhiên là ở bản chất các
yếu tố tạo ra nó: đó là tinh thần ở trong tính lý tưởng và tĩnh phủ định của mình”
[9,187]. Đối tượng, thế giới khách quan và thế giới chủ quan không những chỉ phải
phù hợp nói chung với ý niệm, mà chính bản thân chúng là sự phù hợp của khái
niệm và hiện thực; thực tại mà không phù hợp với khái niệm thì chỉ là hiện tượng,
chủ quan, ngẫu nhiên, tùy tiện, nghĩa là không phải là chân lý [31, 206]. Toàn bộ
hiện thực, đù là cái phổ biến, cái đơn nhất hay cái đặc thù, đều là những biểu hỉện
khác nhau về phạm vi và mức độ của ý niệm tuyệt đối. Toàn bộ hiện thực cũng là ý
niệm; tổn tại đơn nhất chỉ ỉà một mặt nào đó của ý niệm; ý niệm còn cần đến những
hiện thực khác như là tồn tại đặc thù [31, 208-209]. Như vậy, muốn tìm ý niệm thì
phải tìm trong thế giới. Còn muốn nhận thức thế giới thì phải nhận thức ý niệm của
nó.

10


-

Thứ ba, tinh thần tuyệt đối là sự thống Iihất biện chứng của hai mặt đối lập:

khách quan - chủ quan; khách thể - chủ thể; tồn tại - tư duy. Tinh thần tuyệt đối

trong quan niệm của Hêghen là bản chất, là cội nguồn của thế giới. Nó là tồn tại
đích thực, tồn tại bao trùm, tồn tại độc lập, vĩnh viễn, vô điều kiện. Tự nó sinh ra I1Ó.
Nó chính là một thực thể khách thể, tồn tại khách quan.
Để lý giải thế giới phải xuất phát từ chính tinh thần tuyệt đối, được hiểu như
là một
■ thực
• thể duy nhất thì không còn một
• cái gì khác. Nó ỉà tồn tại
* đích1 là
khách thể của mọi nhận thức. Tinh thần tuyệt đối là sự thống nhất biện chứng của
hai mặt đối lập. Chính hai mặt đối lập lại cùng nằm trong một chỉnh thể duy nhất,
do vậy, chinh thể ấy luôn trong một trạng thái vận động, biến đổi, chuyển hóa và
phát triển. Chính sự tự vận động của tinh thần tuyệt đối đến một giai đoạn nào đó đã
tất yếu sản sinh ra thế giới hiện thực.
Tinh thần tuyệt đối trong quan niộm của Hêghen không phải là một cái đa
hoàn thành một cách trọn vẹn, đầy đủ mà I1Ó luôn trong trạng thái sinh thành.
Hêghen viết: “Bản thân bản nguyên đã là sự sinh thành” [60,385]. Tinh thần tuyệt
đối sản sinh ra thế giới hiện thực đến đâu, cũng là quá trình nó làm ra chính nó đến
đó. Do đó, hiện thực với tư cách là sản phẩm, là tồn tại khác của tinh thần tuyệt đối
cũng không phải là cái đã sẵn, đã xong, đã đầy đủ, trọn vẹn. Cái hiện thực ấy cũng
nằm trong quá trình sinh thành, phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.
Tinh thần tuyệt đối ở giai đoạn đầu tiên là tinh thần thuần túy - tinh thần chủ
quan. Sự tự vận động của tinh thần chủ quan (của thế giới khái niệm) đến một giai
đoạn nào đó chuyển hóa thành hiện thực, thành giới tự nhiên, thành tinh thần khách
quan với tư cách là tha hóa, là tồn tại khác của tinh thần tuyệt đối. Giới tự nhiêti
trong quan niệm của Hêghen cũng phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức
tạp: Tự nhiên vô cơ đến tự nhiên hữu cơ (thực vật -> động vật -> con người và xã hội
loài người). Trước giai đoạn con người - xã hội loài người, tinh thần tuyệt đối sáng
tạo ra mình một cách vô thức, tự nó, do đó chưa có tự do, chưa trở thành một chủ thể

đích thực.
Đến giai đoạn con người - xã hội loài người, tinh thần tuyệt đối sáng tạo ra
mình (qua thế giới hiện thực) không chỉ dừng lại ở trình độ tự nó. Mà qua tư duy, ý
thức của con người, tinh thần tuyệt đối đã tự ý thức được bản thân mình một cách tự
nó, cho nó. Đến đây, tinh thần tuyệt đối không chi là khách thể mà trở thành một
chủ thể đích thực. Nó trở thành một thực thể - chủ thể tuyệt đối đầy sống động. Với

11


tư cách là cái tuyệt đối, tinh thần tuyệt đối không thể có mục đích hoạt động ở bên
ngoài nó. Mục đích hoạt động của tinh thần tuyệt đối chính là nhận thức về tinh thần
tuyệt đối. Đến đây, tinh thần tuyệt đối trở thành chủ thể của hai hoạt động thống
nhất biện chứng: hoạt động tự triển khai, tự thực hiện mình, tự làm nên mình qua thế
giới hiện thực - hoạt động thực tiễn và hoạt động tự nhận thức về mình - hoạt động
nhận thức - lý luận. Quá trình tinh thần tuyệt đối sản sinh ra thế giới hiện thực cũng
là quá trình nó tự nhận thức về mình để đạt tới tự do.
Thứ tư, tinh thần tuyệt đối là quá trình, là phép biện chứng. Nguyên lý lấy
tinh thần tuyệt đối làm điểm xuất phát, nền tảng của hiện thực gắn liền với nguyên
ỉý phát triển biện chứng. Ở Hêghen, thế giới quan duy tâm khách quan và phương
pháp luận biện chứng kết thành một khối thống nhất trong việc lý giải thế giới ỉà
xây đựng hệ thống.

1.2. Nguyên lý phát triển biện chứng - cơ sở phương pháp luận của mỹ
học Hêghen.
1.2.1. Cơ sở lý luận của nguyên lý phát triển.
Trong “hiện tượng học tinh thần” (1807), Hêghen đã nêu ra một số nguyên lý
xây dựng hệ thống, đó là nguyên lý lấy tinh thần tuyệt đối làm điểm xuất phát và
nền tảng trong quan niệm về hiện thực và nguyên lý phát triển, ở đây, khác với các
nhà siêu hình, Hêghen coi sự phát triển không chỉ là sự tăng giảm đom thuần về

lượng, hay sự dịch chuyển vị trí của vật về không gian. Ông hiểu sự phát triển là một
quá trình phủ định biện chứng, trong đó liến tiếp diễn ra cái mới thay thế cái cũ,
nhưng đồng thòi kế thừa những yếu tố của cái cũ mà vẫn có khả năng thúc đẩy phát
triển. “Cái nụ hoa biến mất khi hoa nở, và có thể nói rằng, nó bị hoa phủ định; và
tương tự như vậy có thể nói khi quả xuất hiện thì sự tồn tại của hoa bị coi là vô lý,
thay thế cho sự hợp lý trước đây của hoa thì giờ đây là quả. Những hình thái trên đây
không chỉ khác nhau, mà còn bài trừ không dung hợp nhau. Tuy nhiên bản chất sống
động làm chúng trở thành những yếu tố của một chinh thể hữu cơ, trong đó chung
không những không mâu thuẫn với nhau, mà cái này cũng tất yếu như cái kia, mà
chỉ có tính tất yếu như nhau như thế tạo nên cuộc sống của chinh thể” [60,425], Đó
là thực chất của sự phát triển theo quan niệm của Hêghen.
Xuất phát từ quan niệm coi sự phát triển như một quá trình vận động liên tục

12


theo quy luật phủ định của phủ định, Hêghen coi một trong những nguyên tắc xủy
dựng hệ thống triết học của mình nhằm thể hiện quá trình phát triển của tinh tliíìn
tuyệt đối là tam đoạn thức: chính đề — phản đề — hợp đề, trong đó giữa các yếu tố
đều có mối liên hệ hữu cơ, chuyển hoá lẫn nhau. Hiện tượng học tinh thần thể hiện
khái quát quá trình tịch sử nhăn loại mà Hêghen coi là hiện thân của tinh thần tuyệt
đối cũng được trình bày theo cơ cấu đó: tinh thần chủ quan-» tinh thần khách
quan—> tinh thần tuyệt đối.
Đây là ba giai đoạn phát triển cơ bản trong quá trình phát triển của tinh thần
tuyệt đối, đồng thời cũng là quá trình nảy sinh và giải quyết mâu thuẫn giữa các mặt
đối lạp: vật chất và tinh thần; khách thể và chủ thể trong bản thân tinh thần tuyệt
đối. Mâu thuẫn đó biểu hiện cụ thể ở mâu thuẫn cơ bản con người — tự Iihiên mà
hoạt động của con người đang hàng ngày, hàng giờ giải quyết: con người là chủ thể
đồng thời là kết quả của quá trình hoạt động của mình. Tư duy và trí tuệ con người
hình thành và phát triển trong chừng mực con người nhận thức và cải tạo thế giới,

biến tự nhiên từ cái đối lập với mình thành cái của mình, và bằng cách đó làm chủ tự
nhiên. Đấy là quá trình liên tục. Vì vậy, chân lý là sự thống nhất giữa tinh thần và
vật chất, hay kết quả của quá trình vận động của tinh thần tuyệt đối không phải là
một cái gì cứng đờ, mà là cả một quá trình. “Và một chinh thể thực sự không phải là
kết quả, mà là kết quả trong sự sinh thành... kết quả trần truồng ]à một thây ma
không hồn bỏ lại sau cả một xu hướng phát triển” [60, 426-427] sống đông. Thế giới
quan triết học của Hêghen sau này (cụ thể là trong mỹ học) là sự kế tục hai nguyên
lý cơ bản được trình bày trong “hiện tượng học tinh thần”.
Những nguyên lý bước đầu xây dựng hệ thống này về sau được Hêghen tiếp
tục phát triển ngày một cụ thể hơn trong “khoa học lôgíc” (1812 — 1814), và nhất
là “Bách khoa toàn thư các khoa học triết học” (1817) trong việc xây dựng hệ thống.
Trong “Khoe1 học lồgíc”, Hêghen đã đưa ra 4 nguyên lý cơ bản xác định điểm
khởi đẩu khoa học lôgĩc:
1. Nguyên ỉỷ tính khách quơỉĩ.
2. Nquyền lý đi từ trừu tượng tới cụ thể.
3. Nguyên lý khẳng đinh điểm khởi đầu phải là điểm xuất phát cố khả năng phát
triển thành toàn bộ hệ thống (tức ià phải chứa đựng mâu thuẫn cơ bản của toàn
bộ hệ thống).

13


4. Nguyên lý thông nhất git/a tính lịch sử và tính lôgíc.
Trong đó, nguyên lý thứ ba đòi hỏi điểm khởi đầu phải chứa đựng mủu thuẫn
cơ bản của toàn bộ hệ thống thể hiện tư tưởng phát triển biện chứng cụ thể hơn nhiều
so với “Hiện tượng học tinh thần”, ở đây, đối lập vói các quan điểm siêu hình trước
đây hiểu mâu thuẫn như một cái gì đó thuộc về ý thức chủ quan, mà tư duy chúng til
cần phải khắc phục trong việc tìm ra chân lý, Hêghen khẳng định: “Mâu thuẫn - đó
là cái làm cho thế giới vận động và thật nực cười nghĩ rằng không thể tư duy niñu
thuẫn” [60, 445-446]. Mâu thuẫn, theo ông, có ở trong tất thảy mọi sự vật, mọi tu

tưởng. Nó len lỏi trong từng quy luật, từng phạm t**ù lôgíc làm cho chúng trở nên
sống động.
Không đừng lại ở những luận điểm trên, Hêghen trong học thuyết về bản chấí
của khoa học lôgíc, lần đầu tiên vạch ra cơ chế phát triển của mâu thuẫn trong từng
phạm trù, cụ thể là phạm trù bản chất như sau:
...-> Phạm trù bản chất, được hiểu như một sự:
Giai đoạn 1: Đồng nhất, nhưng đồng thời cũng ỉà sự khác nhau.
Giai đoạn 2: Khác nhau bề ngoài.
Giai đoạn 3: Khác nhau cơ bản.
Giai đoạn 4: Sự đối lập.
Giai đoạn 5: Mâu thuẫn.
Giai đoạn 6: Cơ sở, được hiểu như sự đồng nhất [60, 446], nhưng trên cơ sở cao
hơn so với giai đoạn 1 của nó, đây là sự phủ định của phủ định của phạm trù đồng
nhất ở giai đoạn 1 ->...
Tư tưởng cơ bản của Hêghen ở đây là: thứ nhất, mâu thuẫn là bản chất của
mọi sự vật, mọi tư tưởng và khái niệm. Mọi cái đều là sự thống nhất, nhưng không
phải là sự thống nhất khô cứng, mà là sự thống nhất cụ thể của các mặt đối lập.
‘‘Nếu như người ta hỏi, bằng cách nào sự đồng nhất đi tới sự khác nhau, thì cơ sở của
câu hỏi này là tiền đề coi sự đồng nhất như một cái trần truồng, tức sự đồng nhất
trừu tượng. Và tiền đề trên đã làm cho câu hỏi

trênkhông thể

447]. Trên thực tế, sự đồng nhất cũng chính là sự khác nhau, Thứ

trả

lờiđược”[60,

hơi, mâu thuẫn ln


một quá trình thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Bước chuvển từ giai
đoạn này sang giai đoạn khác là quá trình tích luỹ dần dần về lượng dẫn đến sự thay

14


đổi về chất và ngược lại. Đồng thời đây cũng chính là quá trình phủ định của giai
đoạn sau đối với gỉai đoạn trước. Phủ định theo ngôn ngữ của Hêghen là “lột bỏ’'
bao gồm trong mình 3 yếu tố: yếu tố thứ nhất, phủ ơịnh (loại trừ, khắc phục); yếu tỏ
thứ hai là “Bảo tồn”cái quý báu, bất biến có trong cái bị phủ định. Nó đảm bảo sụ
chuyển hoá của cái bị phủ định, ở kết quả “Lột bỏ” nó, thành “Cái khác của tw '
“thành tồn tại khác của nó”. Và cuối cùng, yếu tố thứ ba của “lột bỏ” là chuyển hoíí
lên một trình độ phát triển cao hơn, do đó “Cái khác với mình” của cái đã bị lột bỏ
hoá ra là một kết quả cao hơn. v ề vấn đề này, Lênin viết: “Không phải sự phủ địnb
sạch trơn, không phải sự phủ định không suy nghĩ, không phải sự phủ định hoài
nghi,... mà là sự phủ định coi như là vòng khâu của Hên hệ, vòng khâu của sự phái
triển, với sự duy trì cái khẳng định” [34, 390-391]. Bản tfiân sự giải quyết mâu thuẫn
như vậy, là sự phủ định của cái mới đối với cái cũ, là sự phá vỡ độ dẫn đến sự hình
thành chất mới. Thứ ba, ba quy luật trên (mâu thuẫn, phù định của phủ định, sự thay
đổi về ỉượng đẫn đến sự thay đổi về chất, và ngược lại) gắn liền hữu cơ với nhau trên
mọi giai đoạn phát triển của sự vật và khái niệm.

1.2.2.Phương pháp luận của mỹ học.
Phát triển biện chứng theo ba quy luật cơ bản trên chính là cơ sở phương pháp
luận trong quan niệm mỹ học của Hêghen và cũng là nguyên lý xây đựng hệ thống
mỹ học của ông. Nếu cần thu gọn toàn bộ mỹ học của Hêghen vào một luận điểm
thì đó là luận điểm của ông về khái niệm cái đẹp lỷ tưởng. Cái đẹp lý tưởng là khái
niệm nền tảng, khái niệm xuất phát, khái niệm trung tâm, từ đó Hêghen xây dựng
toàn bộ hệ thống mỹ học đồ sộ của mình. Nếu như không nắm được và không vận

dụng nguyên lý phát triển biện chứng vào lý giải khái niệm trung tâm này thì chúng
ra không thể hiểu được mỹ học của Hêghen như một hệ thống thống nhất chỉnh thể.
không thể nắm được một lôgíc hết sức chặt chẽ: đi từ một khái niệm cái đẹp lý
tường duy nhất này, Hêghen đã xây dựng một lâu đài nghệ thuật phong phú, đa
dạng, nhưng cũng thống nhất trên một cơ sở nền tảng duy nhất. Để từ đó chủng ta
thấy được chính tính đa dạng, phong phú trong lịch sử phát triển nghệ thuật khồng
phải là hỗn loạn mà phát triển theo quy luật. Trong tính đặc thù của từng giai đoạn
lại mang trong mình nó tính phổ biến. Giai đoạn sau ra đời là một tất yếu từ quá
trình phủ định có kế thừa giai đoạn trước và phát triển lên một trình độ cao hơn. Quá
trình phát triển ấy là vô tận và tuân theo mô hình tam đoạn thức: chính đề -> phản

15


đề ->hợp đề. Trong đó, nguyên nhân, nguồn gốc, động lực của quá trình tự phát triển
ấy là mâu thuẫn.
Mâu thuẫn cơ bản của toàn bộ hệ thống mỹ học Hêghen cũng nằm ngay trong
khái niệm mỹ học xuất phát- khái Iiiệm cái đẹp lý tưởng. Hêghen viết: “Cái đẹp lý
tưởng là ỷ niệm được quan niệm như là thể thống nhất trực tiếp của khái niệm với
hiện thực của nó trong chừng mực thể thống nhất này xuất hiện trong cái hiện thực
và cảm quân'1 [9, 220]. Ý niệm cái đẹp lý tưởng này chính là một thực thể chủ thể
bao hàm trong mình nó hai mặt đối lập thống nhất biện chứng: khái niệm — hiện
thực; Tinh thẩn — vật chất; Tư duy — tồn tại; Nội dung — hình thức; Bản chất —
hiện tượng; Chủ thể — khách thể; Tuyệt đối — tương đối; Cái một — cái nhiều...
Chính sự thống nhất biện chứng trong khái niệm cái đẹp lý tưởng làm cho no luôn
nằm trong trạng thái bất an, bất hoà, vận động. Do sự tương tác biện chứng mâu
thuẫn — thống nhất giữa nội dung và hình thức dẫn đến sự vận động của ý niệm cái
đẹp ỉý tưởng trong lịch sử, để từ đó mà sản sinh ra Iihững giai đoạn khác nhau của
nghệ thuật trong lịch sử mà Hêghen gọi là những hỉnh thức nghệ thuật. Hẽghen viết:
“Các hình thức Iighệ thuật chẳng qua chỉ là những quan hệ khác nhau giữa nội dung

và cách biểu hiện nội dung, những quan hệ này là xuất phát từ bản thân ý niệm” [9,
160]. Và “Có ba dạng thức quan hệ giữa ý niệm và hình tượng” [9, 169] nên có ba
hình thức nghệ thuật: tượng trưng, cổ điển và lãng mạn.
Sự vận động của ý niệm cái đẹp lý tưởng làm nên lịch sử nghệ thuật đồ sộ
cũng phát triển theo quy luật phủ định của phủ định iheo mô hình tam đoạn thức như
sơ đồ hệ thống các loại hình nghệ thuật trên cơ sở quan hệ với tinh thần tuyệt đối
trong mỹ học của Hêghen.
Ngay cả cái bi kịch, cái hài kịch, cái trác tuyệt cũng là những hình thức khác
nhau của cái đẹp lý tưởng trong nghệ thuật trong quá trình vận động biện chứng của
nó. Khi hình thức vượt nội dung nó tồn tại dưới hình thức cái hài kịch; Khi nội dung
vượt hình thức thì nó tồn tại clưới dạng cái trác tuyệt. Còn cái đẹp là sự thống nhất
hài hoở giữa nội dung và hình thức làm nên cái lý tưởng.
Có thể nói, cái đẹp trong nghệ thuật là phạm trù trung tâm, nền tảng trong mỹ
học Hêghen. Từ sự vận động biện chứng của nó dẫn đến hình thành toàn bộ những
vấn đề cụ thể trong mỹ học Hêghen. Ông viết: “Tất cả những gì biểu hiện ở trong
từng tác phẩm nghệ thuật của từng nghệ thuật cá biệt, theo khái niệm của nó chẳĩig
qua chỉ là những hình thức p h ổ hiển của khái niệm cái đẹp trong sự phát triển. Ngôi

16


điện thời nghệ thuật rộng lớn được dựng lên đóng vai sự thể hiện ra ngoài của ý
niệm này. Nhà kiến trúc sư của nó là tinh thần cái đẹp tự sáng tạo ra mình” [9,
181]. Như vậy, khái niệm cái đẹp trong nghệ thuật có thể được xét từ nhiều phương
diện. Nếu được xét từ phương diện là “ý niệm cái đẹp tự sáng tạo ra mình” thì lúc
này chúng ra tập trung nghiên cứu chủ thể sáng tạo thẩm mỹ — nghệ sỹ. Nếu xét từ
phương diện các dạng thức quan hệ giữa ý niệm và hình tượng, nội đung và hình
thức thì lức này chúng ra lại hướng vào nghiên cứu các hình thức, các giai đoạn phát
triển của nghệ thuật như trong phần


n

của tập “Các bài giảng về mỹ học” của

Hêghen: “Sự phát triển của lý tưởng ở trong những hình thức đặc thù của cái đẹp”.
Tuy nhiên, các hình thức nghệ thuật là cái chung, muốn nó trở thành hiộn thực thì
các hình thức nghệ thuật này phải tồn tại thông qua các- loại hình nghệ thuật như
kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ, âm nhạc, thi ca, qua từng tác phẩm nghệ thuật cụ thể
(phần i n của tác phẩm “Các bài giảng về mỹ học” của Hêghen với nhan đề “Hệ
thống các ngành nghệ thuật”).
Rõ ràng, tác phẩm “Các bài giảng về mỹ học” của Hêghen đưa ra một khối
lượng đồ sộ các vấn đề mỹ học và nghệ thuật hết sức phong phú, đày đến gần hai
ngàn trang. Nhưng nếu chúng ta nắm vững hai nguyên lý về th ế giới quan và phương
pháp luận với tư cách là sơ sở triết học để xây dựng hệ thống mỹ học của Hêghen thì
công việc của chúng ta sẽ trở nên đỡ phức tạp hơn rất nhiều. Bởi vì, nhờ hai nguyên
lý này chúng ra đã nhìn ra được mỹ học của Hêghen là một hệ thống thống nhất
chinh thể trên nển tảng khái niệm ý niệm cái đẹp trong nghệ thuật và sự tự vận động,
phát triển biộn chứng của nó. Đến đây, một lần nữa chúng ta thấy rằng đóng góp lớn
nhất của triết học và mỹ học cổ điển Đức là vấn đề “Nguyên lý tính hệ thống ’ CÒI1
được gọi là nguyên lý “mạng”* . Mà nguyên lý này chỉ có thể được hình thành bởi
phương thức tư duy biện chứng mà thôi.

\.2 3 .Quy luật đi từ trừu tượĩĩg đến cụ th ể - qui luật qui định điểm xuất
phát của mỹ học Hê ghen.
Đây ỉà quy luật cơ bản quy định toàn bộ hệ thống Hêghen, là trụ cột của lý
luận nhận thức của ông, là nguyên tắc tư duy của Hêghen trong quá trình xây dựng
hệ thống triết học của mình và đĩ nhiên trong đó bao hàm cả mỹ học * . Có hiểu
* Theo tiến sĩ Đ ỗ Văn Khang
"Đ iểm xuất phát này là khác so với điểm xuất phát của triết học Mác- Lênin "từ trực quan sinh động đến tư duy


17


được nguyên lý này và áp dụng vào nghiên cứu mỹ học Hêghen, chúng ta mới thấy
được tính thống nhất chinh thể, mối liên hệ lôgíc giữa các phần, các bộ phận trong
mỹ học của ông, và tại sao Hêghen lại cấu trúc tác phẩm mỹ học của mình thành ba
phần.
Hêghen quan niệm tinh thần tuyệt đối là một thực th ể - chủ thể. Mọi quá trình
diễn ra trong thế giới đều là quá trình mà tinh thần tuyệt đối đang tự nhận thức, tư
duy về chính bản thân mình. Tinh thần tuyệt đối — một chủ thể có bản chất là tư
I

đuy. Mà tư duy là phải tuân theo quy luật. Ở đây tinh thần tuyệt đối là chủ thể đang
tư duy vể mình, đang nhận thức về mình và do đó nó tuân theo quy luật vận động
biện chứng của tư duy đang nhận thức đi từ trừu tượng đến cụ thể.
Mỹ học, theo Hêghen là triết học về cái đẹp ỉý tưởng, tức là triết học về một
hình thức tự triển khai, tự nhận thức của ỷ niệm tuyệt đối về chính bân thân mình
thông qua hình tượng cụ thể cảm quan. Do vậy, mỹ học của Hêghen được trình bày
theo mô hình tam đoạn thức, tuân thủ quy luật của tư duy đang nhận thức (tư duy
biện chứng) đi từ trừu tượng đến cụ thể. Mỹ học Hêghen, ngoài phần dẫn luận, được
chia làm ba phần:
Phần thứ nhất: Ý niệm cái đẹp trong nghệ thuật hơy lý tưởììg.
Phần thứ hai: Sự phát triển của lý tưởng trong những hình thức đặc thù của cái
đẹp.
Phần thứ ba: Hệ thống các ngành nghệ thuật.
Nếu như theo quan niệm truyền thống, người ta hiểu cụ thể là những vật tự
nhiến có thể sờ mó, cảm nhận được bằng giác quan — tóc cụ thể cảm tính, đối lập
lại với cái trừu tượng ỉà cái đơn thuần thuộc về lĩnh vực tư tưởng, không cảm nhận
được, thì Hêghen ngược lại đưa ra một cách hiểu mới về


phạm trù “cái cụ thể”.

Ông coi cụ thể là bản thân sự vật hay khái niệm lứiư một chỉnh thể bao hàm nhiều
khía cạnh cụ thể nghĩa là hiểu nó một cách trọn vẹn và đầy đủ nhất như chính bản
thân nó trên thực tế, đối lập với sự hiểu biết sự vật một cách trừu tượng, chung
chung, phiến diện. Như vậy, trừu tượìĩg và cụ thể, theo Hêghen, là bai cấp độ nhận
thức, hai cấp độ phát triển khác nhau của tinh thần tuyệt đối. Vận động của tinh thần
tuyệt đối từ trừu tượng tới cụ thể là quá trình vận động từ đơn giản, sơ khai tới phức

trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn".

18


×