Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Nghiên cứu tỷ lệ mang Staphylococcus aureus và độ nhạy cảm với kháng sinh của chúng ở nhân viên y tế tại bệnh viện trường Đại Học Y Dược Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 40 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Staphylococcus aureus (S.aureus) là một trong số các tác nhân gây
nhiễm trùng bệnh viện quan trọng nhất bởi tính đa dạng về bệnh lý và độ nặng
của các nhiễm trùng do vi khuẩn này gây ra. Nó thường gây nên những bệnh
lý nhiễm trùng vết thương, mụt nhọt ngoài da, viêm tai giữa, áp xe các phủ
tạng, viêm phổi, nhiễm trùng huyết, viêm nội tâm mạc, viêm màng não mủ,
viêm cơ xương khớp… Ngoài ra, S. aureus còn gây ngộ độc thức ăn do thực
phẩm bị nhiễm S. aureus tiết ra độc tố ruột [1], [10], [26], [39], [46].
Nhiều nghiên cứu cho thấy các nhiễm trùng do S. aureus có nguồn gốc
từ người lành mang trùng và nhiễm trùng bệnh viện do S. aureus xảy ra trong
thời gian bệnh nhân nằm viện, theo nhiều tác giả, có nguồn vi khuẩn từ nhân
viên y tế, từ bệnh nhân mang trùng và nhiễm trùng …đóng vai trò quan trọng
và đa số các chủng là đề kháng kháng sinh. S. aureus ký sinh trên cơ thể
người dưới vai trò là những vi khuẩn chí, nhiều nhất là ở da đặc biệt là bàn
tay và niêm mạc nhiều nhất là ở niêm mạc mũi. Theo nhiều tác giả cho rằng
có khoảng 20-70% người lành mang S. aureus và tỷ lệ mang S. aureus ở nhân
viên y tế cao hơn những người không phải là nhân viên y tế. S. aureus có khả
năng lây nhiễm sang cho người khác thông qua tiếp xúc da, niêm mạc. Đặc
biệt là S. aureus có ở mũi, chúng sẽ bị đẩy ra ngoài khi hắt hơi làm cho một
số đồ vật thậm chí cả bụi trên sàn nhà và tường cũng bị nhiễm bẩn, những vật
này cung cấp nguồn vi khuẩn cho những người có sức đề kháng yếu [16],
[32], [36], [40], [46].
Hiện tượng S. aureus kháng kháng sinh trở nên khá phổ biến do tình
trạng sử dụng kháng sinh ngày càng nhiều với những kháng sinh có hoạt phổ
rộng, nhiều loại kháng sinh khác nhau và liều luợng không đúng. Theo
Christian Cespedes điều tra, nhận thấy tỷ lệ đề kháng kháng sinh của S.aureus


2



ở nhân viên y tế cao hơn người ngoài bệnh viện. Trên nhân viên y tế, tỷ lệ
kháng với penicillin là 91,4%, với eythromycin là 48,6%, kháng
fluoroquinolon là 25,7% và với oxacillin là 20,0% [24], [32], [46].
Chính vì vậy, việc nghiên cứu mức độ kháng kháng sinh không chỉ
được thực hiện trên các vi khuẩn gây bệnh cho bệnh nhân mà còn trên cả vi
khuẩn ở người phục vụ bệnh nhân. Đó là vấn đề rất cần thiết nhằm giám sát
nhiễm trùng bệnh viện và theo dõi diễn biến kháng thuốc. Từ đó đề ra những
biện pháp thích hợp hạn chế nhiễm trùng bệnh viện, hạn chế tính kháng thuốc,
giúp cho việc sử dụng kháng sinh hợp lý và tiết kiệm.
Vì tất cả những lý do trên, chúng tôi đã tiến hành đề tài “Nghiên cứu
tỷ lệ mang Staphylococcus aureus và độ nhạy cảm với kháng sinh của
chúng ở nhân viên y tế tại bệnh viện trường Đại Học Y Dược Huế” nhằm
mục tiêu:
1. Điều tra tỷ lệ mang Staphylococcus aureus ở tay nhân viên y tế Bệnh
viện Trường Đại Học Y Dược Huế.
2. Đánh giá một số tiêu chuẩn sinh vật học dùng để xác định
Staphylococcus aureus
3. Xác định độ nhạy cảm với kháng sinh của các chủng phân lập được.


3

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU S. AUREUS Ở NGƯỜI LÀNH TRÊN THẾ
GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

1.1.1. Thế giới

Các vi khuẩn ký sinh trên cơ thể người nói chung đều có khả năng bảo vệ
họ chống lại sự xâm nhập và định vị của các vi khuẩn ngoại sinh nhưng đồng
thời cũng tạo thành ổ chứa vi khuẩn trong các nhiễm trùng của cơ thể [32],
[42], [43].
Chiến lược sử dụng kháng sinh cần phải dựa trên sự hiểu biết về dịch tể
học và tính nhạy cảm với kháng sinh của các vi khuẩn này. Trong số các vi
khuẩn liên quan, S.aureus là một trong số các tác nhân gây nhiễm trùng quan
trọng nhất bởi tính đa dạng về bệnh lý và độ nặng của các nhiễm trùng do vi
khuẩn này gây ra. Nó thường gây nên những bệnh lý nhiễm trùng vết thương,
mụt nhọt ngoài da, viêm tai giữa, áp xe các phủ tạng, viêm phổi, nhiễm trùng
huyết, viêm nội tâm mạc, viêm màng não mủ, viêm cơ xương khớp… Ngoài
ra, S. aureus còn gây ngộ độc thức ăn do thực phẩm bị nhiễm S. aureus tiết ra
độc tố ruột [1], [9], [39].
Tỷ lệ người lành mang S. aureus thay đổi từ 10 - 40%. Người là túc chủ
bình thường của tụ cầu, nhiều người mang S. aureus ở ngoài da, trong mũi
họng, và cả ruột. S. aureus ở da và niêm mạc tạo nên rào cản và nó bị phá hủy
khi có yếu tố thuận lợi như dùng kháng sinh… Các nhiễm trùng do S. aureus
xảy ra khi có tổn thương da và niêm mạc, rối loạn cân bằng vi khuẩn chí, giảm
sức đề kháng của vật chủ… Các nhiễm trùng do S. aureus chiếm vị trí hàng
đầu trong các bệnh nhiễm khuẩn ở nhiều nước kể cả các nước tiên tiến [44].


4

Nhiều tác giả đã tiến hành nghiên cứu về sự mang S. aureus và sự lây
truyền của chúng cho trẻ sơ sinh ở các nhà hộ sinh. Đường hô hấp trên và da
của trẻ sơ sinh trở nên nhiễm tụ cầu chỉ trong vòng vài giờ sau khi sinh, các
bệnh như chốc lỡ, viêm kết mạc, nhiễm trùng rốn và thậm chí nhiễm khuẩn
huyết có thể xảy ra [6], [44].
Theo Kluytmans, Avan Belkum có khoảng 20% người mang trùng

thường xuyên, khoảng 60% người mang S. aureus không thường xuyên và
20% người không mang trùng [30]. Theo Casewell năm 1998, cho rằng người
mang trùng ở mũi là nguồn gốc của các nhiễm trùng do S. aureus [45]. Hiếm
thấy các chủng ở cộng đồng đa đề kháng và 80 - 90% các chủng phân lập từ
cộng đồng sinh penicillinase, 10% kháng erythromycin và tetracyclin [44].
Theo Christian Cespedes và cs phân lập các chủng S. aureus ở 2 nhóm đối
tượng là nhân viên y tế và không phải là nhân viên y tế và nhận thấy độ nhạy
cảm với kháng sinh của 2 nhóm này là khác nhau [26].
Bên cạnh nghiên cứu về S. aureus đề kháng với các kháng sinh thông
thường người ta còn chú trọng đến S. aureus kháng methicillin (MRSA).
Trong những năm gần đây, các chủng S. aureus kháng meticillin ngày một gia
tăng, không những gặp trong các nhiễm trùng bệnh viện, mà còn gặp trong
các nhiễm khuẩn cộng đồng. Ở Việt nam tỷ lệ này là 8,6% (năm 1999), trong
khi ở châu Âu 12,8%, ở Mỹ là 30% [5][44][45]. Còn theo Eveillard, ở Pháp tỷ
lệ này ở cán bộ y tế từ 10,3-28,5% [29]. Theo Wagenvoort và cs. năm 1997
cho rằng: người ta có thể thu nhận một chủng S. aureus kháng meticillin là do
sự tiếp xúc với người mang trùng ở bệnh viện [45]. Theo các nhà nghiên cứu
trường Đại học Rockefeller, NewYork: tụ cầu vàng kháng methicillin đã trở
thành một trong những nguyên nhân quan trọng của nhiễm trùng bệnh viện
[17]. Mặt khác, MRSA trở nên quan trọng hơn bởi những chủng tụ cầu vàng
kháng với methicillin thì có tỉ lệ kháng cao hơn với những kháng sinh khác.


5

Theo nghiên cứu của Michael Z David và cộng sự, năm 2004 đã cho thấy tỉ lệ
tụ cầu vàng kháng methicillin phân lập ở người lớn kháng với nhiều loại
kháng sinh hơn so với trẻ em: erythromycin (93,2% so với 87%), ciproloxacin
(62,1% so với 10,7%) [11]. Theo Christian Cespedes cho biết tỷ lệ kháng
kháng sinh của các chủng tụ cầu ở nhân viên y tế cao hơn ở người làm việc

ngoài môi trường bệnh viện [26].
1.1.2. Việt nam
Các nghiên cứu theo dõi độ nhạy cảm với kháng sinh của các vi khuẩn
gây bệnh thường gặp đã được tiến hành từ năm 1989 ở một số địa phương [14].
Năm 1992 việc theo dõi tính kháng kháng sinh của vi khuẩn được mở rộng trên
một số vùng khác nhau của đất nước, nhưng chỉ tập trung ở các chủng vi khuẩn
được phân lập ở bệnh nhân mà chưa theo dõi tính kháng thuốc trên các vi
khuẩn được phân lập ở người lành [13], [14]. Trong vài năm trở lại đây, các
nghiên cứu về dịch tễ học và tính kháng thuốc của một số vi khuẩn ở người
lành đã được tiến hành tại một số địa phương và thành phố lớn [5], [13], [16].
Nghiên cứu của Phạm Văn Ca, Nguyễn Thị Kim Hoàng về đánh giá tỷ
lệ mang vi khuẩn có khả năng gây bệnh ở một số địa điểm tại tỉnh Tây Ninh
vào năm 2001 đã cho thấy trên 250 trẻ khoẻ mạnh dưới 5 tuổi, tỷ lệ mang tụ
cầu vàng là 32,7%, còn tại Cần Thơ, tỷ lệ này là 16,8% [7], [8].
Trên đối tượng nhân viên y tế, nghiên cứu tại bệnh viện Trung ương
Huế năm 2004 đã cho thấy tỷ lệ nhân viên y tế mang S. aureus là 38%.
Nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ kháng kháng sinh của nhân viên y tế cao hơn
so với nhân viên ngoài y tế: với penicillin, tỷ lệ kháng ở nhân viên y tế là
96,9% trong khi tỷ lệ kháng ở nhân viên ngoài y tế là 61,7%, ofloxacin là
25,0% so với 0%, erythromycin là 56,2% so với 20,0% [18].
Nghiên cứu tụ cầu vàng kháng methicilin cũng rất được quan tâm.
Trong chương trình giám sát quốc gia về tính kháng thuốc của các vi khuẩn


6

gây bệnh thường gặp năm 2001 cho thấy sự ghi nhận tỷ lệ S. aureus ở trẻ
khoẻ mạnh tại tỉnh Tây Ninh kháng meticillin là 2,4% [7]. Một nghiên cứu ở
nhân viên y tế và nhân viên ngoài môi trường bệnh viện năm 2004 cho thấy tỷ
lệ MRSA ở những người ngoài bệnh viện chiếm 30,0%, trong khi đó ở nhân

viên bệnh viện là 56,1% [18].
1.2. LOÀI S. AUREUS TRONG NGHIÊN CỨU

1.2.1. Sinh thái học
Người là ổ chứa tự nhiên của S. aureus. S. aureus có mặt ở da, ống tiêu
hóa và vùng bẹn ở trẻ sơ sinh ngay sau khi sinh ra. Nơi cư trú ưa thích của S.
aureus là niêm mạc mũi, ở đó chúng có mặt 10-40% tại những cá thể ngoài
bệnh viện. Khoảng 60% người mang S. aureus không thường xuyên và 20%
người không mang S. aureus [30].
Ở niêm mạc mũi, S. aureus tạo nên một rào cản và nó bị phá hủy trong
trường hợp điều trị bằng kháng sinh. Các nhiễm trùng do S. aureus dễ dàng
xuất hiện khi da và niêm mạc bị tổn thương. Người mang trùng thường xuyên
và không thường xuyên là nguồn lây truyền cho người khác. S. aureus có ở
mũi bị đẩy ra ngoài khi hắt hơi làm cho một số đồ vật, thậm chí cả bụi trên
sàn nhà và tường cũng bị nhiễm bẩn, những vật này cung cấp nguồn vi khuẩn
cho những người có sức đề kháng yếu [10].
1.2.2. Đặc tính sinh vật học
S. aureus là những cầu khuẩn, có đường kính từ 0,8-1,0 μm và đứng
thành hình chùm nho, bắt màu Gram dương, không có lông, không nha bào,
thường không có vỏ. Nhưng một số chủng có vỏ invivo và chúng mất dần lúc
nuôi cấy. S. aureus phát triển nhanh ở môi trường thông thường, pH thích hợp
là 4,8 - 9,4 , nhiệt độ từ 10 - 40°C, có thể phát triển ở nồng độ muối cao tới
10%. Thích hợp được ở điều kiện hiếu và kỵ khí. S. aureus tạo thành khuẩn
lạc S, đường kính 1-2 mm, nhẵn, khuẩn lạc thường có màu vàng chanh. Ở


7

trên môi trường thạch máu, S. aureus phát triển nhanh, tạo tan máu hoàn toàn. S.
aureus tiết ra 5 loại hemolysin: α, β, γ, δ, ε. Trên môi trường canh thang, S.

aureus làm đục môi trường, để lâu nó có thể lắng cặn. S. aureus có khả năng đề
kháng với nhiệt độ và hoá chất cao hơn các vi khuẩn không có nha bào khác
[10].
S. aureus có nhiều loại kháng nguyên: protein, polysaccharid, acid
teichoic của vách. Sau đây là một số kháng nguyên trên bề mặt tế bào được
quan tâm:
- Acid teichoic: là kháng nguyên ngưng kết chủ yếu của S. aureus, làm tăng
tác dụng hoạt hoá bổ thể, là chất bám dính của S. aureus vào niêm mạc mũi.
Acid này gắn vào polysaccharid vách S. aureus và là kháng nguyên O.
- Protein A: là những protein bao quanh bề mặt vách S. aureus và là một tiêu
chuẩn để xác định S. aureus. 100% các chủng S. aureus có protein này. Các
kháng nguyên này mang tên protein A, vì protein này gắn được phần Fc của
IgG. Điều này dẫn tới làm mất tác dụng của IgG, chủ yếu là mất đi opsonin
hoá, nên làm giảm sự thực bào. Sự gắn Fc của IgG cũng làm mất đi vị trí để bổ
thể có thể gắn trên bề mặt và hoạt hoá theo đường thay đổi, làm giảm tác dụng
bảo vệ cơ thể. Những S. aureus sản sinh nhiều protein A thì tác dụng thực bào
giảm đi rõ rệt. Protein A được ứng dụng vào kỹ thuật đồng ngưng kết để xác
định nhiều loại kháng nguyên vi sinh vật [22], [24],[37].
- Vỏ polysaccharid: Một số ít chủng S. aureus có vỏ và có tính kháng nguyên.
Vỏ của S. aureus tác dụng chống thực bào do vỏ đã che phủ peptidoglycan của
vách, làm cho bổ thể không có chổ bám để hoạt hoá theo con đường tắt [22].
- Kháng nguyên adherin (yếu tố bám): S. aureus có protein bề mặt đặc hiệu,
có tác dụng bám (adherin) vào receptor đặc hiệu tế bào. Adherin có thể là các
protein: laminin, fibronectin, collagen. Sự bám này có liên quan đến sự định
vị của S. aureus trên mô, sự xâm nhập và chống thực bào [22].


8

S. aureus có hệ thống enzym phong phú, các enzym dùng trong chẩn

đoán:
+ Catalaza dương tính. Enzym này xúc tác gây phân giải
H2 O2

O 2 + H 2 O. Catalaza có ở tất cả các S. aureus mà không có ở

liên cầu.
+ Coagulaza có khả năng làm đông huyết tương người và động vật đã
được chống đông. Đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt S. aureus
với các S. aureus khác. Coagulaza có ở tất cả các chủng S. aureus. Hoạt động
của coagulaza như thrombokinaza tạo thành một “áo fibrinogen” khi trong
huyết tương có mặt yếu tố CRF (coagulaza- reacting factor) tạo thành một dẫn
xuất của prothrombin. Enzym này là một yếu tố độc góp phần vào cơ chế gây
bệnh. Coagulaza có 2 loại: loại tiết ra môi trường gọi là coagulaza tự do và
loại bám vào vách tế bào gọi là coagulaza cố định. Chúng tạo ra cục máu
đông xung quanh tế bào vi khuẩn. Do vậy S. aureus tránh được tác dụng của
kháng thể và thực bào. Ở các mao mạch, các cục máu đông này gây ra các
viêm tắc mao mạch[22], [24], [37].
+ Lên men đường mannitol.
+ Desoxyribonucleaza (DNase): là enzym phân giải ADN.
+ Phosphataza
+ Hyaluronidaza là enzym phân giải các axit hyaluronic của mô liên
kết, giúp vi khuẩn lan tràn vào các mô trong cơ thể.
+ β-lactamaza là enzym do vi khuẩn này xuất ra phân giải các kháng sinh
nhóm β-lactamin và vi khuẩn trở nên đề kháng với các kháng sinh nhóm này.
Và các độc tố sau đây:
+ Độc tố ruột (enterotoxin) khoảng 50% các chủng S. aureus tiết độc
tố ruột, đây là những protein tương đối chịu nhiệt, nên không bị phá huỷ bởi
sự đun nấu và có 6 typ từ A đến F. Đây là nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn.



9

Về cơ chế gây bệnh, độc tố ruột kích thích tạo ra một lượng lớn interleukin I
và II [10].
+ Độc tố gây hội chứng sốc nhiễm độc (Tocxic shock syndrome toxin TSST): độc tố gây sốc nhiễm độc thường gặp ở những phụ nữ có kinh dùng
bông băng dày bẩn hoặc những người bị nhiễm trùng vết thương. Cơ chế gây
sốc của nó tương tự như của nội độc tố [10].
+ Exfoliatin toxin hay epidermolitic toxin: đây là một ngoại độc tố. Nó
gây nên hội chứng phỏng rộp và chốc lở da ở trẻ em. Nó gồm hai loại A và B
và có tính đặc hiệu kháng nguyên riêng biệt. Kháng thể đặc hiệu có tác dụng
trung hoà độc tố này.
+ Alpha toxin: độc tố này gây tan các bạch cầu có nhân đa hình và tiểu
cầu, từ đó gây ra các ổ áp xe, gây hoại tử da và tan máu. Nó gắn trên màng tế
bào và thể hiện các thuộc tính hoạt động bề mặt. Độc tố có tính kháng nguyên
nhưng kháng thể của nó không có tác dụng chống nhiễm khuẩn [22].
+ Độc tố bạch cầu (Leucocidin): Mặc dù một số Staphylolysin chứa
độc tố bạch cầu, nhưng chỉ có một độc tố S. aureus thực sự độc với bạch cầu
gọi là leucocidin, độc tố này gây độc cho bạch cầu người và thỏ và không gây
độc cho bạch cầu các loại động vật khác. Leucocidin bao gồm 2 mảnh F và S.
Nếu tách rời 2 mảnh này thì mất tác dụng gây độc [10].
+ Ngoại độc tố sinh mủ (pyogenic exotoxin): có 3 loại A,B,C đều có
tác dụng gây sinh mủ và tính đặc hiệu kháng nguyên.
+ Dung huyết tố (Staphylolysin)
+ Fibrinolysin (Staphylokinase) là một enzym đặc trưng cho các chủng
gây bệnh ở người, giúp S. aureus phát triển trong các cục máu và gây vỡ các
cục máu này, tạo nên tắc mạch.
1.2.3. Khả năng gây bệnh
- Cơ chế gây bệnh:



10

S. aureus là một loài vi khuẩn gây bệnh có điều kiện. Những nhiễm
trùng gây ra bởi S. aureus thường là do sự phối hợp các yếu tố độc lực của vi
khuân và sự giảm sút sức đề kháng của vật chủ. Các yếu tố quan trọng của vi
khuẩn bao gồm: khả năng sống sót trong những điều kiện khắc nghiệt, cùng
với sự tạo ra các enzym và độc tố làm đẩy mạnh sự xâm nhập vào các tổ
chức, khả năng tồn tại bên trong tế bào thực bào và khả năng đề kháng kháng
sinh của chúng. Yếu tố vật chủ bao gồm sự nguyên vẹn của các hàng rào da
và niêm mạc, số lượng đầy đủ các bạch cầu đa nhân và việc loại bỏ các vật lạ
hoặc các tổ chức chết [10], [22].
- Khả năng gây bệnh:
+ Nhiễm khuẩn ngoài da: Do S. aureus ký sinh ở da và niêm mạc mũi, nó
có thể xâm nhập qua các lỗ chân lông hoặc các tuyến dưới da. Sau đó gây nên
các nhiễm khuẩn sinh mủ như: mụn nhọt, chốc lở, đầu đinh, hậu bối hay những
áp xe khu trú. Nhiễm S. aureus ngoài da thường gặp ở trẻ em và người suy giảm
miễn dịch. Sự xâm nhập của S. aureus vào nang lông làm da bị hoại tử.
Coagulaza được tiết ra làm đông sợi huyết quanh tổn thương, tạo một vách bao
quanh và giới hạn quá trình tiến triển của tổn thương. Vách được củng cố bởi tế
bào viêm và cuối cùng là mô sợi. Sau đó phần giữa hóa lỏng do hoại tử. Nếu phá
vỡ vách khi tổn thương chưa hóa lỏng mủ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn lan đi
nhanh chóng, bệnh sẽ tiến triển nặng, đặc biệt là mụn nhọt ở mặt có thể gây biến
chứng viêm tắc tĩnh mạch xoang hang (trong đinh râu) [22], [24].
+ Nhiễm khuẩn huyết: Từ ổ nhiễm trùng, S. aureus có thể vào máu gây
nên nhiễm khuẩn huyết. Do chúng gây nên các loại nhiễm khuẩn, đặc biệt là
nhiễm khuẩn ngoài da, từ đấy vi khuẩn xâm nhập vào máu gây nên nhiễm
khuẩn huyết, đây là nhiễm trùng rất nặng. Từ nhiễm khuẩn huyết, S. aureus đi
tới các cơ quan khác nhau và có thể gây nên các ổ áp xe ở gan, phổi não, tuỷ
xương... hoặc viêm nội tâm mạc, viêm xương [10], [24].



11

+ Viêm phổi: do S. aureus ít gặp, nó chỉ xảy ra sau viêm đường hô hấp
do virus (như cúm) hoặc sau nhiễm khuẩn huyết, tuy nhiên viêm phổi tiên
phát thường hay gặp ở trẻ em và người suy yếu.
+ Nhiễm độc thức ăn và viêm ruột cấp: Ngộ độc thức ăn do S. aureus
do ăn uống phải độc tố ruột của S. aureus hoặc do S. aureus vốn cư trú ở
đường ruột chiếm ưu thế về số lượng. Nguyên nhân là sau một thời gian dài
bệnh nhân dùng kháng sinh có hoạt phổ rộng dẫn đến các vi khuẩn chí bình
thường của đường ruột nhạy cảm kháng sinh bị tiêu diệt và tạo điều kiện
thuận lợi cho S. aureus kháng kháng sinh tăng trưởng về số lượng [10],[24].
+ Nhiễm khuẩn bệnh viện do S. aureus thường hay gặp, nhất là đối với
nhiễm trùng vết mổ và vết bỏng... từ đó dẫn tới nhiễm khuẩn huyết. Các
chủng S. aureus này có khả năng kháng kháng sinh mạnh và phải dùng tới
vancomycin.
+ Hội chứng da phồng rộp: Một số S. aureus tiết độc tố exfoliatin, gây
viêm da hoại tử, ly giải và phồng rộp. Bệnh gặp ở trẻ mới đẻ, tiên lượng xấu.
+ Hội chứng sốc nhiễm độc (toxic shock syndrome): Hội chứng này
thường gặp ở phụ nữ sử dụng bông gạc không sạch khi có kinh nguyệt. Bệnh
khu trú ở âm đạo và căn nguyên là S. aureus [10].
1.3. TÌNH HÌNH KHÁNG KHÁNG SINH CỦA S. AUREUS
Sự kháng lại kháng sinh của S. aureus là một đặc điểm rất đáng lưu ý.
Sự hình thành yếu tố kháng thuốc kháng sinh là một trong những vấn đề quan
trọng nhất của các nghiên cứu về S. aureus. Các chủng S. aureus kháng
penicillin G và các aminopenicillin do chúng sản xuất được men penicillinaza
nhờ gen R plasmid mà nó có thể truyền cho các vi khuẩn khác qua phage hoặc
do sự tiếp hợp giữa các vi khuẩn. Các penicillin M và cephalosporin vẫn còn
hoạt tính và không bị ly giải bởi penicillinaza, ngoại trừ các chủng ở bệnh

viện. Khoảng 20% đề kháng với meticillin (gọi là Meticillin Resistance
S.aureus viết tắt là MRSA), do nó tạo ra được các protein gắn vào vị trí tác


12

động của kháng sinh. Các chủng MRSA thường đề kháng với tất cả các β
lactamin và cũng đề kháng với các họ kháng sinh khác như aminosid,
fluoroquinolon...). Tỷ lệ kháng meticillin ở châu Âu là 12,8%, ở Mỹ là 30%.
Còn theo Eveillard, ở Pháp tỷ lệ này ở cán bộ y tế từ 10,3% đến 28,3% [29].
Ở Việt nam, nghiên cứu trên đối tượng nhân viên y tế tại Huế cho thấy: tỷ lệ
S. aureus kháng meticillin là 56,1%, sinh betalactamaza 96,9%, kháng
vancomycin 0%. Các macrolid, lincosamid và synergistin có hoạt tính kìm
khuẩn và được sử dụng rộng rãi trên thực tế các nhiễm trùng nặng. Các kháng
sinh khác vẫn còn hoạt tính trên S. aureus là axit fusidic, rifampicin,
fosfomycin, fluoroquinolon (ngoại trừ các chủng ở bệnh viện). Còn
vancomycin, nó vẫn tỏ ra là một thuốc rất hiệu quả [12], [18], [26],
[32], [44].
Chiến lược sử dụng kháng sinh cần phải dựa trên sự hiểu biết về dịch tể
học và tính nhạy cảm với kháng sinh của các chủng vi khuẩn này. Theo số
liệu công bố, tỷ lệ mang S.aureus và tính kháng kháng sinh của chúng khác
nhau tuỳ thuộc vào mỗi quốc gia và đối tượng nghiên cứu [38].


13

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU


2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tiêu chuẩn chọn: Là 73 nhân viên y tế làm việc ở các khoa, phòng
gồm : khoa Nội, khoa Ngoại, khoa Sản, khoa Nhi, khoa Thăm dò chức năng
và khoa Ung bướu của Bệnh Viện Trường Đại Học Y Dược Huế, trong đó:
bác sĩ: 31 người, điều dưỡng và kỹ thuật viên: 32 người, hộ lý: 10 người
- Tiêu chuẩn loại trừ:
+ Nhân viên mắc các bệnh viêm nhiễm ở bàn tay
+ Người đang dùng kháng sinh
+ Nhân viên từ chối tham gia nghiên cứu.
2.1.2. Vi khuẩn
Các chủng S. aureus phân lập được từ bàn tay các nhân viên y tế.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Tiến hành nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.2.2. Phương pháp chọn mẫu
- Nghiên cứu trên mẫu: loại mẫu sử dụng: mẫu chùm
- Tất cả nhân viên y tế đang công tác tại các khoa, phòng (khoa Nội,
khoa Ngoại, khoa Sản, khoa Nhi, khoa Thăm dò chức năng và khoa Ung
bướu) của Bệnh Viện Trường Đại Học Y Dược Huế có mặt tại thời điểm
nghiên cứu, đều tạo nên mẫu nghiên cứu.
2.3. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
2.3.1. Môi trường nuôi cấy, phân lập và xác định vi khuẩn
2.3.1.1. Môi trường nuôi cấy, phân lập [3], [19], [22], [33].
+ Canh thang ống BHI (Brain Heart Infusion):


14


Calf brain infusion solids 12,5 gr

Sodium chloride

5,0 gr

Disodium photphat

2,5 gr

Beef heart infusion solids

5,0 gr

Proteose peptone

10,0 gr

Nước cất vừa đủ

1000 ml

Dextrose

2,0 gr

pH= 7,2 +− 0,2

Nếu có bột BHI sẵn, cân 37 gram bột pha trong 1 lít nước cất, đun cách
thuỷ cho tan đều. Chia ra các ống nhỏ đã tiệt trùng và nút kín, mỗi ống 5 ml.

Hấp vô trùng 1210C trong 15 phút.
+ Canh thang glucose 0,2%:
Nước thịt

1000 ml

Bacteriological peptone 5,0 gr

Sodium chloride

5,0 gr

Glucose

2,0 gr

pH= 7,4 +− 0,2
Cân các hoá chất trên, cho vào 1 lít nước thịt, lắc cho tan đều và điều
chỉnh pH bằng dung dịch xút đậm đặc trong khi đun cách thuỷ. Chia nhỏ ra
ống 5 ml để tiệt trùng 1210C trong 15 phút.
+ Thạch máu: Thạch máu cơ sở (Blood Agar Base) hãng Oxoid, Anh được
hấp ướt 1210C trong 30 phút, để nguội 50 0C. Cho máu thỏ tươi vô khuẩn 5%
đã được chống đông bằng natri citrat 3,8 %, lắc nhẹ cho máu và thạch trộn
đều, rồi để nguội 500C, đổ vào các hộp lồng, giữ trong tủ lạnh dùng dần.
+ Thạch Chapman: Công thức như sau:
Thạch thường

1000ml

Đường mannit


10 gr

Natriclorua tinh khiết

65 gr

Dung dịch đỏ phê nol 1%

3-5 ml

Đun sôi thạch, điều chỉnh pH = 7,0-7,2. Cho muối, đường và dung dịch
đỏ phênol vào lắc cho tan. Hấp tiệt trùng ở 110 0C trong 30 phút. Để nguội
500C, đổ vào các ống nghiệm cỡ 14 vô trùng, để nghiêng 30 phút rồi giữ trong
tủ lạnh dùng dần.


15

+ Thạch DNase: Cân 20 gam Bacto tryptone, 2 gam Deoxyribonucleic acid, 5
gam NaCl, 15 gam agar, hòa với 1000ml nước cất. Đun cho tan, hấp ướt
1210C/15 phút, chỉnh pH = 7,3, để nguội phân ra hộp petri để dùng.
+ Thạch Mueller – Hinton: Cân 37 gam bột môi trường Mueller - Hinton của
hãng OXOID (Anh) hoà vào 1 lít nước cất. Đun sôi cho tan hoàn toàn. Hấp
ướt 1210C/ 15 phút. Để nguội 500C, chia ra 25 ml thạch cho một hộp lồng
đường kính 9 cm để đạt độ dày 4 mm +− 0,5 và đồng đều ở mọi vị trí.
+ Thạch Mueller - Hinton + 5% NaCl: xác định tính chất đề kháng với
oxacillin
2.3.1.2. Một số vật liệu khác
- Thuốc nhuộm gram:

Được pha chế theo công thức chuẩn gồm [21].
* Dung dịch tím tinh thể có:
Crystal violet

10 g

Methyl alcohol 96%

500 ml

Iodine crystals

6g

Nước cất

800 ml

Potassium iodide

12 g

* Dung dịch lugol:

* Dung dịch cồn tẩy màu: Cồn ethylic

96%

* Dung dịch fuchsin 0,1 % dùng nhuộm Gram được chế từ thuốc nhuộm
carbol fuchsin của Ziehl như sau:

Carbol fuchsin của Ziehl.
Basic fuchsin

1g

Cồn etanol tuyệt đối

10 ml

Dung dich phenol 5 % 100 ml
Lấy 10 ml thuốc nhuộm carbol fuchsin này thêm 150 ml nước cất.
- H2O2 3% để làm thử nghiệm catalaza
- Huyết tương thỏ vô trùng để làm thử nghiệm coagulaza


16

- Các khoanh giấy kháng sinh: Sử dụng các khoanh giấy kháng sinh của hãng
AB- BIODISK, Thụy điển, gồm: penicillin (P) 10 unit; cephalothin (CE)
30μg; ceftazidim (CAZ) 30μg; ceftriaxon (CRO) 30μg; augmentin
(Amoxicillin + acid clavulanic: AMC) 10/20μg; gentamicin (GM) 10μg;
ciprofloxacin (CIP) 10μg; erythromycin (E) 15μg; trim/sulfamethoxazol
(SXT) 25 μg; chloramphenicol (CHLO) 30 μg; oxacillin (OX) 1μg; Cefoxitin
(FOX) 30μg; tetracyclin (TE) 30μg; vancomycin (VA) 30μg; lincomycin
(LIN) 15μg.
2.3.1.3. Độ đục chuẩn Mc Farland 0,5
Để xác định số lượng vi khuẩn trong 1 ml canh khuẩn. Độ đục chuẩn
Mc Farland 0,5 được pha bằng cách lấy 0,5 ml 0,048 mol/l BaCl 2 (1,175 %
w/v BaCl 2 . H 2 O) trộn với 99,5 ml 0,18 mol/l H 2 SO 4 (1% v/v).
Phân chia vào các ống nghiệm cỡ 12 mm: 5 ml/ ống, hàn kín và giữ ở

chỗ tối trong nhiệt độ phòng và có thể sử dụng được trong vòng 6 tháng. Độ
đục này tương ứng với khoảng 108 vi khuẩn trong 1 ml.
2.3.1.4. Dụng cụ
Dĩa petri, ống nghiệm, pipet vô khuẩn hoặc ống hút, que tăm bông vô
khuẩn, găng tay vô khuẩn.
2.3.1.5. Chủng vi khuẩn chuẩn quốc tế
Chủng chuẩn được sử dụng để kiểm tra chất lượng kháng sinh đồ là: S.
aureus ATCC 25923.
2.4. KỸ THUẬT NGHIÊN CỨU

2.4.1. Cách thức lấy mẫu nghiệm [2]
Lấy bệnh phẩm ở tay tại 3 điểm: đầu ngón trỏ, kẻ ngón trỏ và ngón
giữa, lòng bàn tay.
Sau khi lấy bệnh phẩm từ tay nhân viên, đem cấy trực tiếp vào môi
trường thạch dinh dưỡng, ủ ấm 370C trong 24 giờ.


17

2.4.2. Quy trình nuôi cấy phân lập S. aureus
- Sau 24 giờ, từ môi trường nuôi cấy, xác định khuẩn lạc nghi ngờ là tụ cầu
dựa vào hình thể bên ngoài: là những khuẩn lạc S (tròn, lồi, nhẵn, bóng,
đường kính 1- 2 mm), nhuộm gram để nhận biết hình thể, tính chất bắt màu.
- Sau khi xác định được là cầu khuẩn gram dương, trích biệt và xác định tụ
cầu gây bệnh theo thường quy xét nghiệm của phòng thí nghiệm.
+ Các tính chất sinh vật học để xác định S. aureus:
* Cầu khuẩn gram dương xếp, thành từng đám
* Tạo catalaza
* Tạo coagulaza
* Lên men đường mannit

* Sinh DNase
2.4.3. Một số phản ứng sinh vật hoá học để chẩn đoán S. aureus
- Thử nghiệm coagulaza trên phiến kính để tìm coagulaza liên kết: Nhỏ một
giọt nước muối sinh lý lên phiến kính. Lấy vi khuẩn nghi ngờ nghiền đều.
Nếu không thấy hiện tượng ngưng kết (nghĩa là vi khuẩn không tự ngưng kết)
thì nhỏ thêm một giọt huyết tương thỏ không pha loãng và trộn đều. Trong
vòng 10 giây nếu thấy vi khuẩn tụ lại thành các hạt nhỏ là coagulaza liên kết
dương tính. Nếu không có gì thay đổi là coagulaza liên kết âm tính. Những
trường hợp âm tính phải kiểm tra lại bằng kỹ thuật xác định coagulaza tự do.
- Thử nghiệm coagulaza trong ống nghiệm để tìm coagulaza tự do: Pha loãng
huyết tương thỏ với nước muối sinh lý theo tỷ lệ 1/4. Nhỏ vào 3 ống nghiệm
vô trùng mỗi ống 0.5 ml huyết tương đã pha loãng. Dùng que cấy vô trùng lấy
S. aureus mẫu (có coagualza dương tính) cho vào ống thứ nhất (ống chứng
dương), ống thứ hai để nguyên (chứng âm), ống thứ ba cho chủng S. aureus
cần thử vào. Ủ ấm ở 37oC.
Đọc kết quả sau 6 giờ


18

+ Coagulaza dương tính: Huyết tương đông lại như một cục thạch, dốc ngược
ống nghiệm lại không rơi (đông hoàn toàn) hoặc nghiêng ống nghiệm lại thấy
có cục đông, xung quanh còn một ít huyết tương không đông (đông không
hoàn toàn).
+ Coagulaza âm tính: Huyết tương không đông
+ Âm tính giả có thể xảy ra nếu để quá lâu, vì nhiều chủng S. aureus tiết men
fibrinolysin làm lỏng huyết tương trước đó đã đông.
Các trường hợp có thể xảy ra khi đọc kết quả:
* Ống 1 và 3 đông, ống 2 không đông: coagulaza dương tính
* Ống 1 đông, ống 2, 3 không đông: coagulaza âm tính. Để thêm sau 24 giờ,

nếu kết quả vẫn không thay đổi thì kết luận âm tính thực sự.
* Cả 3 ống đều đông: kết luận huyết tương đã hỏng
* Cả 3 ống đều không đông: S. aureus mẫu hoặc huyết tương đã hỏng hoặc
cả hai.
- Thử nghiệm lên men đường mannit: cấy S. aureus vào một ống thạch
chapman, ủ ở 37oC, 18 - 24 giờ sau đọc kết quả. Nếu màu của môi trường
chuyển sang vàng là thử nghiệm dương tính.
Về lý thuyết thì phải làm thêm nhiều thử nghiệm nữa mới có thể khẳng
định được vai trò gây bệnh của S. aureus, song hai thử nghiệm này là quan
trọng nhất và thực tế hàng ngày hai thử nghiệm này là phổ biến nhất.
2.4.4. Kỹ thuật xác định độ nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh
Xác định độ nhạy cảm của vi khuẩn đối với kháng sinh bằng kỹ thuật
khoanh giấy kháng sinh khuyếch tán trong thạch (Kirby - Bauer)
2.4.4.1. Nguyên lý:
Dùng khoanh giấy có đường kính và độ dày nhất định, vô trùng đã tẩm
sẵn kháng sinh với một nồng độ nhất định (dựa vào hiệu lực của từng kháng
sinh), đặt lên một đĩa môi trường đã nuôi cấy vi khuẩn. Nồng độ vi khuẩn


19

cũng đã được qui định trước. Để tủ ấm cho vi khuẩn mọc và đo đường kính
vòng ức chế vi khuẩn xung quanh khoanh giấy kháng sinh, dựa vào đó xác
định mức độ nhạy cảm của vi khuẩn được thử với kháng sinh đó [3].
2.4.4.2. Các bước tiến hành:
- Chuẩn bị môi trường: Môi trường được chuẩn bị theo hướng dẫn của
từng hãng sản xuất bằng cách cân chính xác lượng thạch Mueller - Hinton khô
và hoà tan vào trong nước cất trung tính, kiểm tra pH trước khi hấp tiệt khuẩn.
Trong khi hấp, tránh để môi trường ở nhiệt độ cao và thời gian dài hơn sự cần
thiết, vì điều đó sẽ làm giảm khả năng đệm và thay đổi pH của môi trường.

Sau khi để nguội môi trường đến 50 - 60 0C (có pH khoảng 7,2 -7,4) có thể
thêm máu hoặc các sản phẩm của máu, lắc cho đều và đổ vào đĩa petri đã vô
khuẩn với độ dày từ 3,5 -4,5 mm (có nghĩa là 25 ml thạch cho một đĩa petri
đường kính 90 mm hoặc 40 ml thạch cho đĩa có đường kính là 110 mm). Các
đĩa này phải đặt trên một mặt phẳng ngang bằng để đảm bảo cho độ sâu của
thạch ở mọi vị trí trong đĩa bằng nhau. Để đĩa môi trường nguội ở nhiệt độ
phòng rồi bảo quản trong túi nilon ở tủ lạnh 4 - 8 0C. Các đĩa thạch này dùng
trong vòng 7 ngày kể từ ngày chuẩn bị.
Các đĩa thạch có máu (hoặc các sản phẩm của máu) phải được kiểm tra
vô khuẩn trong tủ ấm qua đêm mới được sử dụng.
- Ria cấy vi khuẩn: Sau khi vi khuẩn thuần khiết được nuôi cấy qua
đêm trên các môi trường không có chất ức chế, dùng que cấy lấy 5 -10 khuẩn
lạc, nghiền vào trong một ống nước muối sinh lý vô trùng, lắc đều bằng máy
votex, so sánh với ống độ đục chuẩn Mc Farland 0,5 (nếu đục quá cho thêm
nước muối sinh lý; ngược lại không đủ đục cho thêm vi khuẩn), ta được hổn
dịch vi khuẩn tương đương 10 8 CFU/ml (Colony Forming Unit - đơn vị hình
thành khuân lạc). Dùng que tăm bông vô trùng nhúng vào hỗn dịch vi khuẩn
trên ép vào thành ống cho bớt nước, rồi ria đều khắp mặt thạch thành những


20

đường bắt chéo nhau 1200 lên mặt thạch đã được để trong tủ ấm cho khô
(nhưng không được quá 30 phút).
- Chuẩn bị khoanh giấy kháng sinh: Lấy ống khoanh giấy kháng sinh
từ tủ lạnh để nhiệt độ phòng 30 phút cho thăng bằng nhiệt độ giữa trong và
ngoài ống.
Đặt các khoanh giấy đã chọn lựa với từng vi khuẩn đã được thử sao cho
mặt của khoanh giấy áp sát vào mặt môi trường, mép ngoài của khoanh giấy
cách thành trong của dĩa khoảng 15mm và khoanh nọ cách khoanh kia 20

mm. Để dĩa thạch ở nhiệt độ phòng khoảng 30 phút cho kháng sinh khuyếch
tán, rồi để môi trường trong tủ ấm 350C qua đêm.
- Đọc kết quả: Dùng thước chia mm đo đường kính vùng ức chế, dựa
vào tiêu chuẩn của từng hãng sản xuất khoanh giấy kháng sinh, ta có mức độ
nhạy cảm, trung gian và đề kháng của vi khuẩn (xem bảng)
2.5. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Từ tháng 11 năm 2006 đến tháng 3 năm 2007
2.6. XỬ LÝ SỐ LIỆU

Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê y học dựa trên chương
trình xử lý số liệu thống kê Epi info 6.04 và chương trình Whonet để phân
tích kết quả xét nghiệm [13].


21

Bảng 2.1. Tiêu chuẩn cho phép của Staphylococcus aureus với các
kháng sinh (đường kính vùng ức chế)- theo NCCLS-1998[3].
Nồng độ
trong khoanh
Penicillin(P)
Cephalothin(CE)
Ceftazidim(CAZ)
Ceftriaxon(CRO)
Gentamycin(GM)
Augmentin(AMC)
Oxacillin(OX)
Erythromycin(E)
Ciprofloxacin(CIP)

Co-trimoxazol(SXT)
Vancomycin(VA)
Cefoxitin(FOX)
Tetracyclin(TE)
Lincomycin(LIN)
Chloramphenicol(CHLO)

10 U.I
30
30
30
10
10/20
1
15
10
25
30
30
30
15
30

Đường kính vùng ức chế (mm)
Đề kháng
(R)
≤ 28
≤ 14
≤ 14
≤ 13

≤ 12
≤ 13
≤ 10
≤ 13
≤ 15
≤ 10
≤ 9
≤ 14
≤ 14
≤ 17
≤ 12

Trung gian
(I)
15-17
15-17
14-20
13-14
14-17
11-12
14-22
16-20
11-15
10-11
15-17
15-18
18-20
13-17

Nhạycảm

(S)
≥ 29
≥ 18
≥ 18
≥ 21
≥ 15
≥ 18
≥ 13
≥ 23
≥ 21
≥ 16
≥ 12
≥ 18
≥ 19
≥ 21
≥ 18

Bảng 2.2. Tiêu chuẩn cho phép của Staphylococcus aureus ATCC
25923 với các kháng sinh (đường kính vùng ức chế)- theo NCCLS-1998
Kháng sinh (μg)

Amikacin
Ampicillin
Cefotaxim
Ceftriaxon
Cefuroxim
Cephalothin
Chloramphenicol
Doxycyclin
Erythromicin

Gentamicin
Norfloxacin
Penicillin
Tobramycin
Tri/ Sulfa
Vancomycin

30
10
30
30
30
30
30
30
15
10
10
10 (U.I)
10
25
30

S. aureus

ATCC 25923

20 - 26
27 - 35
25 - 31

22 - 28
27 - 35
29 - 37
19 - 26
23 - 29
22 - 30
19 - 27
17 - 28
26 - 37
19 - 29
24 - 32
17 - 21


22

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Có tất cả 73 nhân viên y tế làm việc ở các khoa, phòng gồm : khoa Nội,
khoa Ngoại, khoa Sản, khoa Nhi, khoa Thăm dò chức năng và khoa Ung bướu
của Bệnh Viện Trường Đại Học Y Dược Huế được điều tra. Kết quả được
trình bày ở các bảng sau:
3.1. TỶ LỆ MANG S. AUREUS

3.1.1. Tỷ lệ phân bố các đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Tỷ lệ phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp
Nghề nghiệp
Bác sĩ
Điều dưỡng &

kỹ thuật viên
Hộ lý
Tổng

Số lượng
31
32

Tỷ lệ (%)
42,5
43,8

10
73

13,7
100

Nhận xét: Điều tra trên 73 đối tượng, trong đó bác sĩ 31 người, chiếm
Biểu đồ 3.1. Tỷ lê
tỷ lệ 42,5%, hộ lý 10 người chiếm 13,7%. Nhóm đối tượng chiếm tỷ lệ cao
nhất là điều dưỡng và kỹ thuật viên 32 người chiếm tỷ lệ 43,8%.
Bảng 3.2. Tỷ lệ phân bố đối tượng nghiên cứu theo bàn tay
Tay
Tay phải
Tay trái
Tổng

Số lượng
45

28
73

Tỷ lệ (%)
61,6
38,4
100

Nhận xét: Trong tổng số 73 đối tượng nghiên cứu thì tay phải 45 chiếm
tỷ lệ 61,6%, tay trái là 28 chiếm tỷ lệ 38,4%.


23

3.1.2. Tỷ lệ mang S. aureus
Bảng 3.3. Tỷ lệ mang S. aureus chung
S. aureus(+)
S. aureus(-)
Tổng

Số lượng
46
27
73

Tỷ lệ (%)
63,0
37,0
100


Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ mang S. aureus chung
Nhận xét: Qua bảng 3.3 và biểu đồ 3.2 cho thấy, trong tổng số 73 nhân
viên y tế, có 46 người nhiễm S. aureus, chiếm tỷ lệ 63,0%.
3.1.3. Phân loại tỷ lệ mang S. aureus theo nghề nghiệp
Bảng 3.4. Tỷ lệ mang S. aureus theo nghề nghiệp
Nghề nghiệp
Bác sĩ
ĐD&KTV
Hộ lý
Tổng

Số lượng S. aureus(+)
19
21
6
46

Tỷ lệ(%)
41,3
45,7
13,0
100

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ mang S. aureus theo nghề nghiệp


24

Nhận xét: Tỷ lệ mang S.aureus chung là 63,0%, trong đó điều dưỡng và
kỹ thuật viên chiếm tỷ lệ 45,7%, tiếp đến là bác sĩ chiếm tỷ lệ 41,3%, thấp

nhất là hộ lý: 13,0%. Có sự khác biệt về tỷ lệ mang giữa điều dưỡng, kỹ thuật
viên và bác sĩ với hộ lý (p < 0,05).
3.1.4. Phân loại tỷ lệ mang S. aureus theo bàn tay
Bảng 3.5. Tỷ lệ mang S. aureus theo bàn tay
Tay
Số lượng S. aureus (+)
Tay phải
28
Tay trái
18
Tổng
46

Tỷ lệ (%)
60,9
39,1
100

Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ mang S. aureus theo bàn tay
Nhận xét: Tỷ lệ mang S. aureus ở tay phải 60,9% và tay trái là 39,1%. Có
sự khác biệt về tỷ lệ mang giữa tay phải và tay trái (p < 0,05).


25

3.2. ĐÁNH GIÁ CÁC CHỦNG PHÂN LẬP ĐƯỢC THEO TIÊU CHUẨN
CHẨN ĐOÁN TỤ CẦU GÂY BỆNH

Bảng 3.6. Tỷ lệ các chủng phân lập được đạt tiêu chuẩn tụ cầu gây
bệnh


Tổng số Coagulaza
chủng
(+)
Số chủng
Tỷ lệ(%)

46
63,0

46
100

(+)

Sắc tố
vàng
(+)

Deoxy
ribo
nucleaza
(+)

34
73,9

29
63,0


46
100

Chapman

Tan máu

(+)
22
47,8

Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ các chủng S. aureus phân lập được đạt các
tiêu chuẩn tụ cầu gây bệnh
Nhận xét: Trong tổng số các chủng S. aureus phân lập được, 100% các
chủng S.aureus có coagulaza dương tính, 100% các chủng deoxyribonucleaza
dương tính. Tiếp đến là 73,9% gây tan máu, 63% tạo được sắc tố vàng và chỉ
có 47,8% cho phản ứng lên men đường mannit.


×