Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Loài vật trong tiểu thuyết nanh trắng và tiếng gọi nơi hoang dã của jack london

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (945.46 KB, 107 trang )

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN THỊ LỆ

LOÀI VẬT TRONG TIỂU THUYẾT NANH TRẮNG
VÀ TIẾNG GỌI NƠI HOANG DÃ CỦA JACK LONDON

LUẬN VĂN THẠC SỸ VĂN HỌC

HÀ NỘI - 2012


2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN THỊ LỆ

LOÀI VẬT TRONG TIỂU THUYẾT NANH TRẮNG
VÀ TIẾNG GỌI NƠI HOANG DÃ CỦA JACK LONDON

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Chuyên ngành: Văn học nước ngoài
Mã số: 60 22 02 45

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS LÊ HUY


BẮC

HÀ NỘI - 2012


3

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ........................................................................... 5
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ....................................................... 7
2.1. Phần tiếng Việt ................................................................................. 7
2.2. Phần tiếng Anh............................................................................... 10
3. ĐỐI TƯỢNG, MỤC ĐÍCH, PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................... 12
3.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................... 12
3.2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................... 12
3.3. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 12
3.3.1. Phạm vi đề tài .......................................................................... 12
3.3.2. Phạm vi tác phẩm..................................................................... 12
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 13
5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN .................................................................... 13
Chương 1: NHÂN VẬT LOÀI VẬT ........................................................ 14
1.1. Sói hóa chó nhà .............................................................................. 14
1.1.1. Vị trí hình tượng chó – sói ....................................................... 14
1.1.2. Hành trình theo bản năng ......................................................... 21
1.2. Sói thuần hóa ................................................................................. 27
1.2.1. Sự cám dỗ của văn minh ............ Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Rời bỏ bản năng ......................... Error! Bookmark not defined.
Chương 2: DẤU ẤN NGỤ NGÔN ........................................................... 41
2.1. Giới thuyết tính ngụ ngôn............................................................... 41

2.2. Thế giới loài vật – bức tranh chân thực về con người ..................... 43
2.2. Chiều sâu giáo huấn đạo lí ............................................................. 47
2.2.1. Bài học về sinh tồn................................................................... 47


4
2.2.2. Bài học về tình yêu thương ...................................................... 53
2.3. Đặc sắc trong việc chuyển hóa chất liệu ngụ ngôn vào thể loại tiểu thuyết
.............................................................................................................. 59
Chương 3: NHÂN VẬT QUA XUNG ĐỘT VÀ KHẮC HỌA TÂM LÍ .. 66
3.1. Khắc họa nhân vật thông qua xung đột ........................................... 66
3.1.1. Đối sánh với con người ............................................................ 66
3.1.2. Đối sánh với đồng loại ............................................................. 72
3.1.3. Đối sánh với thiên nhiên .......................................................... 77
3.2. Miêu tả tâm lí nhân vật ................................................................... 82
3.2.1. Tái hiện dòng ý thức và vô thức ............................................... 82
3.2.2. Phân tích tâm lí đồng dạng với con người ................................ 94
KẾT LUẬN ............................................................................................ 100


5

MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Jack London (1876 – 1916) là một trong những đại biểu xuất
sắc của nền văn học tiến bộ Hoa Kỳ vào những thập niên cuối của thế kỉ
XIX đầu XX. Tuy cuộc đời ngắn ngủi nhưng con người của hai thế kỉ
này đã trải qua nhiều biến chuyển phức tạp trong đời sống xã hội nước
Mỹ và để lại một sự nghiệp văn học đồ sộ. Ông là cây bút thành công
trên nhiều thể loại với hơn 50 tập sách, bao gồm 22 tiểu thuyết, 3 vở

kịch, 153 truyện ngắn và hàng trăm bài báo. Tác phẩm của Jack London
được dịch ra nhiều thứ tiếng và có mặt ở Việt Nam vào những năm sáu
mươi của thế kỉ XX. Mặc dù được nhiều bạn đọc yêu mến nhưng cho
đến nay các công trình nghiên cứu về Jack London vẫn chưa được quan
tâm đúng mực, chỉ với một luận án, vài luận văn và một số công trình
nghiên cứu, chừng đó chưa thể khám phá hết giá trị tác phẩm của Jack
London cũng như chưa tương xứng với sự đóng góp của nhà văn cho nền
văn học thế giới.
1.2. Trong tiểu thuyết của Jack London thì Nanh trắng và Tiếng
gọi nơi hoang dã là hai tác phẩm tiểu biểu cho hình tượng loài vật. Việc
đưa các con vật vào chuyện kể không còn là mảnh đất mới mẻ đối với
nhà văn và bạn đọc. Nhưng từ khi sinh mệnh của những con chó sói
trong mỗi cuốn truyện của Jack London ra đời đã thu hút, say mê với
bất cứ ai yêu mến văn học. Và người ta không thể không tìm hiểu về
những gì đã hấp dẫn họ. Tuy nhiên việc chúng tôi lựa chọn hình tượng
loài vật trong tác phẩm của Jack London làm cơ sở nghiên cứu đề tài
chủ yếu xuất phát từ những lí do sau:
Thức nhất, so sánh với các nhà văn trước đó, với những cây bút
cùng thời và tại thời điểm này thì Jack London vẫn là một nhà văn xuất


6
sắc đã xây dựng được hình tượng chó sói gắn liền với tên tuổi của
mình. Thứ hai, chúng ta không thể phủ nhận rằng đã có những quan
niệm, những cách tân mới mẻ từ các câu chuyện về loài vật của Jack
London. Nhà văn không chỉ qua những con sói để tái hiện đời sống con
người mà quan trọng hơn, ông đã hướng ngòi bút vào chiều sâu tâm lí,
để nhân vật là những con vật trở thành một thực thể sống động, biết
lắng nghe, cảm nhận cuộc đời.
Bên cạnh đó, trên văn đàn nghệ thuật thế giới những năm gần đây,

mảng đề tài về loài vật đã trở nên vắng bóng, thay vào đó là xu hướng
khai thác đời sống, chiều sâu tâm tư con người, đáp ứng thị hiếu của độc
giả. Với đề tài: “Loài vật trong tiểu thuyết Nanh trắng và Tiếng gọi nơi
hoang dã của Jack London”, chúng tôi mong muốn góp tiếng nói đánh
thức mảng văn học dường như đang đi vào quên lãng.
1.3. Văn học với chức năng tái hiện hình tượng con người ở các
chiều kích đa dạng, phức tạp đã khó, xây dựng được một hình tượng loài
vật mà không sa vào mô phỏng, ngụ ngôn hóa còn là thách thức khó
nhọc hơn được đặt ra đối với mỗi nhà văn. Jack London với những con
sói lai của mình đã thể hiện sự am hiểu, óc quan sát tuyệt vời về thế giới
loài vật. Ngòi bút tài năng này một mặt mở ra những mảng kiến thức
rộng lớn về khoa học xã hội, triết học, sinh học, phân tâm học; mặt khác
lại đem đến cho độc giả những trăn trở, suy nghẫm khôn nguôi trước
hiện thực đời sống. Ngoài hai cuốn tiểu thuyết được đưa ra khảo sát
trong luận văn, loài vật còn là biểu tượng nghệ thuật trở đi trở lại trong
nhiều tác phẩm khác của Jack London như: Tình yêu cuộc sống, Bartard,
Huski, Gót sắt, Con trai của sói… Nó là kết quả của một cuộc đời nhiều
biến động, phiêu lưu, là những trải nghiệm sâu sắc và nghiệt ngã trên
những vùng đất ông đã đi qua.


7
1.4. Vì những con sói mang một ý nghĩa đặc biệt và xuất hiện xuyên
suốt trong nhiều sáng tác của nhà văn nên khi nghiên cứu đề tài, chúng
tôi hướng tới việc làm sáng tỏ một số vấn đề có tính khoa học như: loài
vật được Jack London lựa chọn, tái hiện như thế nào? Chiều sâu tư tưởng
cũng như các đặc trưng nghệ thuật ẩn chứa trong mỗi hình tượng nhân
vật. Nhiều năm qua, tác phẩm của Jack Lonndon đã được chọn giảng ở
một số trường phổ thông, cao đẳng và đại học. Nghiên cứu đề tài này sẽ
có ý nghĩa thiết thực, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy đối với

mỗi giáo viên.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Tác phẩm của Jack London được dịch và giới thiệu vào Việt Nam từ
những thập niên sáu mươi của thế kỉ trước. Các tài liệu mà chúng tôi hiện
có cho thấy sáng tác của ông được quan tâm từ rất sớm. Nhất là những năm
gần đây, các chuyên luận, luận án, luận văn thạc thạc sĩ về Jack London
xuất hiện ngày càng nhiều.
2.1. Phần tiếng Việt
Trong sáng tác của Jack London, số lượng tác phẩm sử dụng hình
tượng loài vật chiếm số lượng lớn, bao gồm cả truyện ngắn và tiểu thuyết.
Tuy nhiên, mảng tài liệu nghiên cứu về hình tượng này chưa thống nhất, có
chăng mới chỉ xuất hiện rải rác ở một số công trình nghiên cứu tổng hợp về
ông. Chúng tôi điểm qua một số bài viết trong nước có liên quan đến hình
tượng loài vật trong sáng tác của Jack London.
Tác giả Đỗ Đức Dục với bài viết Giấc mơ đầu thế kỉ của Jack London,
đã trở thành người đi đầu gợi mở thế giới nghệ thuật của J. London. Tác giả
đã khẳng định J. London là Gorki của nước Mỹ và chỉ rõ đặc trưng trong
phong cách của nhà văn là luôn nhấn mạnh vào mặt tàn khốc của cuộc đời,
của xã hội con người với những quy luật của thú dữ, của rừng hoang.


8
Nghiên cứu về văn học Mỹ với nhiều công trình lớn phải kể đến tác
giả Lê Đình Cúc với cuốn: Tác gia văn học Mỹ thế kỉ XVIII – XX. Trong
công trình này, nhà nghiên cứu có đề cập tới mảng đề tài thiên nhiên, loài
vật ở các sáng tác của Jack London qua sự so sánh với các tác phẩm của
các nhà văn khác. Đồng thời ông cũng bàn đến nét tương đồng và sáng tạo
giữa tác phẩm của J. London với thể loại ngụ ngôn.
Xét một cách toàn diện thì các mảng tài liệu ban đầu này chỉ mới tập
trung khái quát và giới thiệu về Jack London ở cuộc đời, con người, tư

tưởng và văn nghiệp. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn cố gắng chắt lọc từ tiền đề
chung, tạo cơ sở để lí giải thế giới nghệ thuật của nhà văn.
Từ các nguồn tài liệu “chìa khóa” ấy, tác giả Lê Huy Bắc đã kế tục và
cho ra đời nhiều bài viết, công trình mang tính chuyên sâu và có hệ thống
về Jack London. Trong cuốn Văn học Mỹ, ngoài phần khái quát, giới thiệu
về một số các tác gia khác, Lê Huy Bắc đã dành hơn một trăm trang sách
viết về Jack London. Tác giả không chỉ cung cấp một cái nhìn toàn diện về
con người cuộc đời văn nghiệp mà còn đi sâu phân tích các vấn đề nổi cộm
trong thế giới nghệ thuật của Jack London như: nghệ thuật xây dựng xung
đột, dấu vết ngụ ngôn trong sáng tác của London. Ngoài ra tác giả cũng đã
phân tích bình luận khá trọn vẹn về tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã (The
call of the wild). Những kiến giải của Lê Huy Bắc quả thực đã gợi mở
nhiều vấn đề đối với những ai đang quan tâm tới J. London.
Liên quan đến đề tài, bài viết Nhân vật và người kể chuyện trong
“Tiếng gọi nơi hoang dã” của Đào Duy Hiệp đã hướng đến khía cạnh
trọng tâm mà chúng tôi đang nghiên cứu. Bài viết gọn, cô đọng, đi thẳng
vào vấn đề đã là phong cách đặc trưng của Đào Duy Hiệp. Trong phần đầu,
tác giả hình dung về cuộc phiêu lưu của Buck song đáng kể là ở phần sau
với “người kể chuyện và vấn đề điểm nhìn”, người viết xác định ngôi kể,


9
sự luân chuyển linh động điểm nhìn và tác dụng của nó đối với việc tái hiện
chiều sâu tâm lí nhân vật.
Ngoài những mảng trên, loài vật trong sáng tác của J. London còn được
đề cập đến ở các luận án, luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp. Nổi bật nhất
là luận án Tiến sĩ của tác giả Nguyễn Kim Anh với đề tài Thiên nhiên đặc
trưng trong thi pháp tiểu thuyết của Jack London. Nhìn chung, ở bài viết này,
tác giả Kim Anh đã nhóm thiên nhiên vào ba điểm: Những con chó sói, con
người hoang dã và không gian hoang sơ. Công trình có sự đầu tư công phu và

bao quát được nhiều vấn đề song tác giả chỉ mới dừng lại ở những biểu hiện
mà chưa đi vào giải mã chiều sâu nghệ thuật của các biểu hiện trên.
Tác giả Bùi Văn Thanh với luận văn Thạc sĩ Thế giới nhân vật vùng
Klondike của Jack London đã bước đầu chỉ ra một số đặc điểm của mỗi loại
nhân vật và thoáng qua nghệ thuật mô tả tâm lí. Ngoài ra còn có khóa luận
tốt nghiệp của tác giả Trần Thị Ngân Hà đề cập trực tiếp đến thế giới hình
tượng loài vật với đề tài Nhân vật loài vật trong một số tác phẩm của Jack
London. Tuy chạm đến khía cạnh hình tượng loài vật song các công trình
trên chủ yếu khảo sát ở toàn bộ các sáng tác của J. London và khai thác ở
biểu hiện bề ngoài mà chưa chú tâm đến chiều sâu tư tưởng, hiệu quả nghệ
thuật của hình tượng này trong hai cuốn tiểu thuyết lớn Tiếng gọi nơi
hoang dã và Nanh trắng.
Qua lược thuật, có thể thấy vấn đề hình tượng loài vật trong sáng tác
của Jack London được đề cập đến nhiều song những nhận định về chúng
chủ yếu được kết hợp khi bàn đến các phượng diện khác trong sáng tác của
J. London. Do đó bên cạnh những công trình cụ thể trên, chúng tôi còn
tham khảo một số bài giới thiệu ngắn gọn trong các tập truyện, các tiểu
thuyết, các công trình nghiên cứu dẫn nhập lí luận, các tài liệu liên quan
đến văn học Mỹ.


10
2.2. Phần tiếng Anh
Tuy không có khả năng bao quát toàn bộ mảng tư liệu này nhưng với
những gì chúng tôi tiếp cận, thiết nghĩ cũng đủ để chứng minh rằng hình
tượng loài vật trong sáng tác của Jack London đã được các nhà nghiên cứu
nước ngoài đề cập đến từ khá sớm và ý thức đưa vào hệ thống nghiên cứu.
Chúng tôi điểm qua đây những bài viết liên quan.
Tập chuyên luận Jack London – tiểu luận phê bình (Jack London
Essay in criticism) của R.W. Ownbey gồm lời giới thiệu về tác giả Jack

London và các bài viết của một số nhà nghiên cứu khác. Trong đó liên quan
trực tiếp đến đề tài gồm các bài viết:
Jack London, bậc thầy truyện ngắn (Jack London master Crafisman of
the Short Story), tuy không bàn đến hai tiểu thuyết mà chúng tôi nghiên cứu
song tác giả King Hendricks đã đưa ra những đánh giá cụ thể về một số truyện
ngắn. Người viết nhấn mạnh vào yếu tố bản năng và tình yêu cuộc sống, sự
đối sánh tương đồng giữa vật – người trong các sáng tác của J. London.
Tác giả Earl Labor trong Biểu tượng hoang dã của Jack London:
Bốn cách diễn giải (Jack London Symbolic Wilderness: Four Versions)
đã đề cập đến tính chất hoang sơ của vùng Bắc Mỹ và vùng biển Nam
Thái Bình Dương. Labor cũng chỉ rõ mối quan hệ giữa hoàn cảnh với sự
thay đổi của con người.
Bàn đến chủ nghĩa hiện sinh trong sáng tác của J. London, Earl Wilcox
có bài Kipling của vùng Klondike: Chủ nghĩa tự nhiên trong những tác
phẩm hư cấu đầu tiên của Jack London (The “Kipling of the Klondike:
Naturalism in London’s Early Fiction). Đó là cuộc đấu tranh sinh tồn giữa
con người với con người, giữa con người với thiên nhiên. Ông cũng nhấn
mạnh tính ưu trội của người da trắng, những quy luật tự nhiên của cuộc sống.
Cuốn chuyên luận cũng đề cập đến nhiều vấn đề khác mà chúng tôi
quan tâm như: Việc dùng tâm lí vô thức của Carl Jung của Jack London


11
(Jack London’s Use of Carl Jung’s Psychology of the Unconscious) của J.
McClintock, Martin Eden của Jack London: sự phát triển của nhân vật
hiện sinh (Jack London’s Martin Eden: The Devlopment of the Existential
Hero) của J. Spinner là những gợi mở cho đề tài của chúng tôi.
Chuyên luận Hình thức và lịch sử chủ nghĩa tự nhiên trong văn học
Mỹ (Form and History in American literary Naturalism) của June
Howard. Trong chương ba Chủ nghĩa tự nhiên và loài vật, tác giả đã đề

cập đến một số vấn đề về sự xung đột giữa môi trường tự nhiên hoang dã
và sự sống. Quá trình chuyển hóa con vật cũng đồng nhất với quá trình
chuyển hóa của người và tác giả chứng minh chủ nghĩa tự nhiên trong
tiểu thuyết tiêu biểu Nanh trắng.
Bàn nhiều đến hai cuốn tiểu thuyết loài vật nổi tiếng của Jack
London là bài viết của Donald Pizer: Chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa
tự nhiên trong văn học Mỹ thế kỉ XIX (Realism and Naturalism in
nineteenth century American literature). Trong bài viết tác giả xem xét
Jack London với tư cách là một nhà văn của thể loại ngụ ngôn và dụ
ngôn. Ông cho rằng thế giới nhân vật, tiêu biểu là Nanh trắng và Buck
là những ẩn dụ cho thế giới con người. Như vậy, dấu ấn ngụ ngôn trong
sáng tác của Jack London – một khía cạnh mà đề tài chúng tôi quan tâm
đã có được những hướng gợi mở cụ thể từ các nguồn tài liệu trên. Điều
mà người viết nhận thấy trong hầu hết các bài nghiên cứu về J. London
khi bàn đến hình tượng loài vật đó là chất triết lí, bài học vật – người và
chủ nghĩa tự nhiên sâu sắc trong mỗi tác phẩm.
Qua những tài liệu trên, chúng tôi đã có những hình dung khái quát
về tác giả Jack London. Đây sẽ là tiền đề để chúng tôi đi sâu nghiên
cứu về Jack London với đề tài: “Loài vật trong tiểu thuyết Nanh trắng
và Tiếng gọi nơi hoang dã của Jack London”.


12
3. ĐỐI TƯỢNG, MỤC ĐÍCH, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nhân vật loài vật trong hai cuốn tiểu
thuyết: Nanh trắng và Tiếng gọi nơi hoang dã. Từ các hình tượng nghệ
thuật này, chúng tôi mở rộng khai thác một số phương diện về nghệ thuật,
tư tưởng của nhà văn.
3.2. Mục đích nghiên cứu

Loài vật có một vai trò đặc biệt trong sáng tác của Jack London. Ngoài
việc chứng minh một thế giới nhân vật loài vật đa dạng, luận văn còn đi sâu
trình bày vị trí của hình tượng chó sói, dấu ấn ngụ ngôn cũng như cách tái
hiện nhân vật của tác giả. Từ đó chỉ ra những nét đặc sắc trong nghệ thuật
xây dựng nhân vật của Jack London.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
3.3.1. Phạm vi đề tài
Với đề tài: “Loài vật trong tiểu thuyết Nanh trắng và Tiếng gọi nơi
hoang dã của Jack London”, chúng tôi chủ yếu tập trung vào ba vấn đề
chính: các kiểu nhân vật loài vật, tính ngụ ngôn và nghệ thuật xây dựng
nhân vật.
3.3.2. Phạm vi tác phẩm
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sẽ khảo sát kĩ trên hai cuốn tiểu
thuyết lớn viết về loài vật của Jack London: Tiếng gọi nơi hoang dã (Jack
London, “Tác phẩm chọn lọc” của Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, 2001)
và Nanh trắng (Nhà xuất bản Văn học, 2002).
Ngoài ra chúng tôi cũng tham khảo trên một số truyện ngắn và tiểu
thuyết khác của cùng tác giả để từ đó có sự nhìn nhận và đánh giá toàn
diện hơn về vai trò, ý nghĩa của hình tượng này trong quá trình sáng tác
của nhà văn.


13
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng và kết hợp cùng lúc
nhiều phương pháp nghiên cứu. Mỗi phương pháp đóng vai trò riêng và
được sử dụng đậm, nhạt khác nhau ở các phần trình bày của luận văn.
Trong đó có hai phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp thi pháp học.
- Phương pháp so sánh đối chiếu

5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần MỞ ĐẦU và KẾT LUẬN, luận văn được triển khai theo
ba chương:
Chương 1: Nhân vật loài vật
Chương 2: Dấu ấn ngụ ngôn
Chương 3: Nhân vật qua xung đột và khắc họa tâm lí


14
Chương 1

NHÂN VẬT LOÀI VẬT
Trong các sáng tác của Jack London thì sói là một kiểu hình tượng đặc
biệt, giữ vị trí quan trọng trong toàn bộ đóng góp của nhà văn đối với nền
văn học Mỹ và nhân loại. Sự xuất hiện của chúng dày đặc và nhất quán tới
mức người ta gắn cho Jack London với tên tuổi của những con sói như
Buck hay Nanh trắng. Và những băn khoăn sẽ nảy sinh sau đó như: Tại sao
những con sói này lại có sức cuốn hút đến vậy? Chúng được xây dựng như thế
nào? Ẩn chứa điều gì? Đó cũng là những vấn đề mà luận văn của chúng tôi
đang hướng đến và tìm cách lí giải. Trên tinh thần của đề tài, chúng tôi sẽ bắt
đầu khảo sát từ phương diện nhân vật để tìm ra những nét đặc trưng của hình
tượng sói trong sáng tác của cây bút tài năng này.
1.1. Sói hóa chó nhà
1.1.1. Vị trí hình tượng chó – sói
Jack London là một trong số ít nhà văn xây dựng thành công các kiểu
hình tượng nhân vật loài vật, sánh cùng với hình tượng con người. Cụ thể trên
những trang viết của ông, loài vật xuất hiện với mật độ cao. Từ tập truyện
ngắn đầu tay mang tên Đứa con của Sói (The Son of the Wolf) đến hai cuốn
tiểu thuyết lớn: Tiếng gọi nơi hoang dã (The Call of the Wild) và Nanh
trắng (White Fang), London đã thể hiện sự am tường sâu sắc về thế giới tự

nhiên. Trong đó có những truyện mà loài vật trở thành hình tượng trung
tâm xuyên suốt toàn bộ tác phẩm. Tuy nhiên không phải bất cứ loài vật nào
khi đi vào tác phẩm của Jack London đều trở thành hình tượng nghệ thuật.
Sự độc đáo của nhà văn thể hiện ở chỗ ông khái quát hiện thực đời sống
qua một hình tượng đậm đặc, những con chó sói.
Sói góp mặt trong nhiều thể loại của Jack London. Ở chúng là sự
phong phú về môi trường sống, đa dạng về tính cách, phức tạp trong đời


15
sống nội tâm; biểu hiện qua các tiểu thuyết như: Sói biển (The Sea – Wolf),
Gót sắt (Iron Heel), Ánh sáng ban ngày (Burning Daylight); trong các
truyện ngắn: Tình yêu cuộc sống (Love of life), Sói nâu (Brown Wolf), Sự
im lặng màu trắng (The White Silence), Nhóm lửa (To Build a Fire)… Từ
nhiều bối cảnh rộng, hẹp, đậm, nhạt được mở ra trong các các cuốn truyện,
J. London đã đem đến cho độc giả các quan niệm về hiện thực, con người,
các triết lí nhân sinh sâu sắc. Bên cạnh đó, ông cũng coi những tác phẩm
như Tiếng gọi nơi hoang dã có một giá trị lớn lao bằng với các tác phẩm
chính trị đem đến.
Qua khảo sát, chúng tôi xét thấy London chủ yếu tập trung vào hai
nhóm đối tượng: hình tượng chó sói và các loài vật hoang dã khác. Mỗi con
vật dù đứng với tư cách là hình tượng chính hay phụ; to lớn hay bé nhỏ;
xuất hiện dày đặc hay thoáng qua đều được nhà văn chăm chút tỉ mẩn với
những nét cá tính riêng.
Dĩ nhiên, chó sói không phải là hình tượng duy nhất được chọn trong
thế giới loài vật đa dạng sắc màu của nhà văn. Trong Tiếng gọi nơi hoang
dã, ta bắt gặp hình ảnh nhân hóa của những gã nai, nàng nai, bé nai… cho
tới họ hàng nhà dế, những chú gà gô, chim gõ kiến, bày sóc… đầy đủ
khuôn mặt của các loài sinh vật bò trườn. Hay với vài trang sách ngắn ngủi
trong Nanh trắng, thấp thoáng chỗ này là một con chồn thông đang đứng

trước cửa hang run sợ vì liều lĩnh, kia là một con sóc đang chạy trốn lên
ngọn cây, một đàn gà hay một con ó lướt qua. Hình ảnh các con vật đáng
yêu ấy cũng xuất hiện cả trong những tác phẩm có quy mô bé hơn như Tình
yêu cuộc sống, Ánh sáng ban ngày, Người sinh ban đêm, Hội những người
già hay Một điều khó hiểu. Thế giới loài vật nhiều sắc màu ấy đem đến cho
phương Bắc sự sinh động, nhộn nhịp khác thường với cuộc sống có phần
tĩnh mịch, lạnh lẽo nơi đây.


16
Nhưng các con vật hoang dã này lướt qua rất nhanh trên các trang sách
của Jack London. Nhà văn vẫn dành sự ưu ái cho số phận có phần bi kịch
của những con sói. Chúng luôn giữ vai chính truyện lôi kéo độc giả đi đến
với những cuộc phiêu lưu đầy hiểm nguy, cam go, thách thức. Có khi
chúng là những con vật kéo xe đơn thuần, là miếng mồi ngon hay người
bạn thân thiết của con người. Trong Một trạm nghỉ, hình ảnh đàn chó mệt
mỏi hằn lên trên hàng mi mắt, trên cái mõm trắng nhợt vì giá rét, con nọ
nối tiếp con kia trong hành trình gian nan. Trong Ánh sáng ban ngày là
những con sói đói ăn vẫn cố gắng kéo chiếc xe trượt tuyết. Chó sói có khi
chỉ xuất hiện trong một vài đoạn nhỏ nhưng vẫn gây ấn tượng sâu đậm như
con sói đói trong Tình yêu cuộc sống. Mà cũng có lúc chúng được dùng để
khắc họa bản chất con người trong Gót sắt hay xuất hiện dưới dạng những
nhan đề của truyện như Con trai của sói, Sói biển.
Jack London rất tự nhiên khi miêu tả, phát hiện về loài vật này, đó
không phải một hai nhân vật thoáng qua mà là một xã hội chó đầy phức
tạp, đủ nguồn gốc, tầng lớp. Chúng là những vật nuôi của gia đình, có tên
tuổi, nguồn gốc như Toots (chó ỉn Nhật Bản), Ysabel (chó lai Mexico), bố
mẹ Buck: Elmo (nòi St.Bernard) và Shep (chó lai Scotch) trong Tiếng gọi
nơi hoang dã. Đến Cục Mỡ (Fatty), Ếch (Fog), Một tai (One Ear), Quán
quân (Spanker), Liplip, Baseek trong Nanh trắng. Ở một bối cảnh khác

chúng là những con chó không tên tuổi, lang thang trên những con tàu của
người da trắng vào Yukon. Chung quy lại, có thể lọc ra đây ba kiểu loại
chó thường gặp: những con chó nhà hiền lành với nhiệm vụ canh giữ nhà,
kéo xe; loài sói man rợ với cuộc chiến sinh tồn trên vùng đất phương Bắc
khắc nghiệt và kiểu hình tượng xuất sắc: lai giữa sói với chó nhà.
Để rõ hơn vấn đề này, chúng tôi đưa ra đây bảng thống kê sơ bộ về hai
cuốn tiểu thuyết của Jack London hòng chứng minh sự soán ngôi của loài chó


17
– sói. Đồng thời thấy được các kiểu loại nhân vật trung tâm, ý đồ sáng tạo của
tác giả. Tạo cơ sở cho việc nghiên cứu các phần tiếp theo của luận văn.
Loài vật xuất hiện trong Tiếng gọi nơi hoang dã
Hình tượng trung tâm – Loài chó/sói

Loài vật khác

Vật nuôi

Hoang dã

Bán hoang dã Vật nuôi

Toots

Husky

Buck

Thỏ Bắc Cực


Ysabel

Chó sói

Curly

Gấu đen

Elmo (bố Buck)

Dave

Chồn Gulo

Shep (mẹ Buck)

Spitz

Sóc chuột

Sol-lecks

Nai rừng

Joe

Dế

Billee


Chim gõ kiến

Pike

Ngỗng trời

Hoang dã

Dub
Dolly
Teek
Koona
Skeet
Nig
Loài vật xuất hiện trong Nanh trắng
Hình tượng trung tâm – Loài chó/sói

Loài vật khác

Vật nuôi

Hoang dã

Bán hoang dã

Vật nuôi

Hoang dã


Patty

Chó sói

Kiche



Hươu

Forg

Grey wolf

One Ear

One eye

White fang

Chim tuyết,

(Nanh trắng)

gõ kiến
Thỏ


18
Spanker


Muỗi

Lip-lip

Nhím

Baseek

Gà rừng

Setter dog

Linh miêu

Mastiff dog

Chồn thông

Cherokee

Sóc

Collie

Chũi

Dick

Chuột rừng


Qua khảo sát, chúng tôi thấy số lượng các kiểu nhân vật có sự phân bố
khác nhau trong hai cuốn tiểu thuyết. Ở Tiếng gọi nơi hoang dã, kiểu hình
tượng bán hoang dã chiếm tỉ lệ nhiều nhất. Chỉ tính riêng trong kiểu hình
tượng chó – sói là vật nuôi có 4/20 nhân vật, hoang dã 2/20 và bán hoang
dã chiếm 14/20 nhân vật. Trong khi đó ở Nanh trắng, kiểu hình tượng chó
– sói bán hoang dã chỉ chiếm 2/16 nhân vật, nhiều nhất là vật nuôi với
11/16 và loài vật hoang dã 3/16 nhân vật.
Kiểu hình tượng chó – sói là vật nuôi phần nhiều được tác giả đặt tên,
hình tượng hoang dã không có tên riêng mà chỉ gọi theo loài. Chẳng hạn
trong Nanh trắng, khi còn ở rừng hoang chó – sói được gọi bằng những cái
tên giản dị như Sói cái mẹ (She-wolf), Sói xám (Grey-wolf), Sói con màu
xám (The grey cub wolf) hoặc theo đặc điểm như Một tai (One Ear), Một
mắt (One eye), Sói trẻ (Young-wolf),… Nhưng khi bước sang thế giới bán
hoang dã chúng được gọi tên Kiche, Nanh trắng (White fang).
Hai cuốn tiểu thuyết còn xuất hiện nhân vật là con người. Tuy nhiên
mục đích khảo sát của chúng tôi là chú trọng làm nổi bật sự phong phú
cũng như vị trí quan trọng của hình tượng chó – sói trong sáng tác của J.
London. Các loài vật khác đã liệt kê ở trên như hươi, nai, linh miêu, chồn
thông, sóc, gà rừng, chim chóc… đều xuất hiện hết sức độc đáo trong trang


19
viết của J. London. Dĩ nhiên những kiểu nhân vật này chỉ mang tính phụ,
xuất hiện ở một giai đoạn hay khoảng khắc nào đó, tạo điểm nhấn thơ
mộng hoặc dữ dội của bức tranh thiên nhiên phương Bắc. Chúng còn là
những miếng mồi ngon thách thức lòng kiên nhẫn cũng như làm bật ra bản
năng hoang dã, tàn khốc ở các hình tượng chính.
So với Hemingway, J. London không miêu tả một cách đa dạng về
chủng loại. Loài vật trong sáng tác của Hemingway hiện ra với biên độ

rộng: từ con vật to lớn đến con vật bé nhỏ, từ hung dữ đến hiền lành. Có
thể kể tên ra đây một số loài như cá, bạch tuộc, bướm, chim, mèo, châu
chấu, cào cào, kì nhông, bò tót, ngựa, voi trắng, sư tử, trâu rừng, linh
dương, linh cẩu, kền kền, gà rừng, dê, thỏ, chó,… Trong mỗi loài lại được
phân nhỏ hơn, cá lại có: cá kiếm, cá mập, cá hồi,… Loài chim lại có: mòng
biển, chim sẻ, chim bạch yến, ngỗng, chim bồ câu, chim gáy… Liệt kê một
cách chi tiết về Hemingway để khẳng định rằng trong sáng tác của ông
chúng ta hiếm gặp hình tượng chó sói, đặc biệt sự đề xuất kiểu con lai (sói
nhà lai chó sói). Chỉ đến J. London, chó sói mới trở thành một thực thế
sống động. Thậm chí, chó – sói là nhân vật chính cho cả cuốn tiểu thuyết
dài mấy trăm trang và con người lại giữ vai trò mờ nhạt, làm phông nền
cho số phận của chó sói. Trong khí đó những nhà nghiên cứu lưu tâm tới
hình tượng loài vật ở Hemingway vẫn chủ yếu xem xét chúng trên phương
diện làm nổi bật phẩm chất vẻ đẹp của con người. Đó là điểm khác biệt lớn
giữa hai tác giả và cũng là minh chứng cho sự độc đáo trong việc lựa chọn
và tái hiện hình tượng chó – sói trong sáng tạo văn học của J. London.
Sự phân bố hình tượng có phần chênh lệch cũng cho thấy nhà văn đã
ngầm đề xuất và lí giải một cách thuyết phục ý tưởng xây dựng hành trình
xuôi/ngược của “văn minh- phi văn minh”. Sự phong phú của loài vật
hoang dã cũng như bán hoang dã là sức hút đối với Buck thì ở Nanh trắng
những con vật nuôi đã được thuần hóa lại đưa nó đến gần hơn với thế giới


20
con người. Cần phải nói thêm rằng: Sự khảo sát trên của chúng tôi chỉ
mang tính tương đối. Bởi trong Tiếng gọi nơi hoang dã, Spitz có thể được
xếp vào vật nuôi đã được thuần hóa hoặc hoang dã. Song chúng tôi xét thấy
chúng mang những đặc điểm giống Buck. Nghĩa là chúng cũng bị đưa từ
văn minh vào cuộc hành trình của phương Bắc, hoặc có thể từ hoang dã
được con người thuần hóa thành những con chó biết lao động, phục vụ lại

con người trên hành trình quay trở về miền hoang sơ. Dù đứng ở đâu,
chúng vẫn tồn tại nhiều yếu tố bản năng, Cũng như Buck, chúng thích nghi
được với cái khốc liệt của phương Bắc. Do đó chúng tôi xếp các nhân vật
đặc biệt này vào kiểu hình tượng chó – sói bán hoang dã.
Môt đặc điểm dễ nhận thấy hơn cả trong những trang viết của J.
London về loài chó – sói ấy là ở chúng luôn có những xuất thân rất cụ thể.
Khi là chó Toots, loại chó ỉn Nhật Bản; Ysabel, loại chó Mexican trụi lông,
đến bố Buck – Elmo, nòi St. Bernard khổng lồ; mẹ Buck là Sheep, chó
chăn cừu nòi Scotch. Chỉ qua vài nét phác họa, London đã tạo nên bức
tranh sống động về một xã hội loài chó: “thuộc đủ loại hình dáng, tầm cỡ.
Một số con chân quá ngắn, số khác lại có chân dài lêu nghêu. Lông của
chúng đôi khi ngắn ngủn đến nỗi tựa như chỉ có da thôi” [35, 183]. Hay chỉ
với một “vòng đai con mắt” cũng đủ gợi lên hình ảnh rùng rợn, hãi hùng về
những con sói hoang trong đêm tối mênh mông. Nhưng dù hiện lên ở bất kì
phương diện nào chó sói của Jack London cũng rất đáng yêu và đáng
thương. Một mặt chúng là những con vật đói khát, liều mình với miếng ăn
trong hình hài trơ xương. Ở “khúc quay” khác, ngày cả những con chó là
đối thủ chiến đấu với Nanh trắng như Cheroki cũng trở nên dễ thương với
làn da mịn, cổ ngắn, hàm bạnh. Cho dù bị đánh, Cheroki vẫn không kêu
đau trừ tiếng gầm gừ như tắc nghẹn ở cổ. Nhìn lại toàn bộ chặng đường văn
học trước đó thì J. London quả đã làm thay đổi quan niệm cố hữu về hình
ảnh những con sói ma mãnh, quỷ quyệt và độc ác.


21
Có thể kết luận rằng loài vật chiếm vị trí số một trong sáng tác của J.
London chính là hình tượng chó – sói. Chúng luôn được đặt trong nhiều
môi trường thử thách khác nhau (như tiêu chí chúng tôi dùng để phân loại ở
trên). Sự ưu ái của tác giả đối với kiểu loại nhân vật “con lai” này được thể
hiện trong Tiếng gọi nơi hoang dã và Nanh trắng là cơ sở để chúng tôi khái

quát hành trình đối nghịch của loài vật trong sáng tác của ông. Bên cạnh đó
việc xem xét nhân vật từ góc chiếu kiểu loại cũng cho phép luận văn mở ra
tầng sâu triết lí của cây bút vốn có nhiều đóng góp với nền văn học hiện
thực nước Mỹ nói riêng và nền văn học nghệ thuật nhân loại nói chung.
1.1.2. Hành trình theo bản năng
Nanh trắng và Tiếng gọi nơi hoang dã của Jack London không chỉ là
những cuốn tiểu thuyết lớn có loài vật là hình tượng trung tâm. Đây còn là
hai tác phẩm mang nhiều điểm tương đồng: về hình tượng, xây dựng cốt
truyện, bối cảnh… Sự trùng hợp này ngoài ý thức đem đến cho văn học
nghê thuật một kiểu hình tượng xuyên suốt, ấn tượng, đa chiều; Jack
London còn muốn phát biểu điều gì? Chỉ khi Nanh trắng ra đời, độc giả
mới có thêm một cơ hội nhìn lại và hiểu rõ hơn về cuốn tiểu thuyết đã
thành công trước đó - Tiếng gọi nơi hoang dã.
Jack London đã hồ hởi chia sẻ với George P. Brett, biên tập viên của
mình về ý đồ xây dựng một cuộc hành trình mới: “Tôi dự định đảo ngược
lại quá trình. Thay cho sự thoái hóa văn minh ngược của một con chó, tôi
sẽ mô tả sự tiến hóa. Sự văn minh của con chó – sự phát triển của việc
thuần hóa, lòng trung thành, tình yêu, đạo nghĩa và tất cả những vẻ đẹp
trang nhã cũng như những đức tính tốt đẹp” [6,13]. Bên cạnh đó, cách lựa
chọn bối cảnh thể hiện qua việc tổ chức bố cục đã khiến ngay cả những độc
giả hờ hững nhất cũng nhận ra có một sự sắp đặt nào đó. Nanh trắng có 25
chương thì có tới 21 chương miêu tả phương Bắc. Tiếng gọi nơi hoang dã
có 7 chương, chỉ 1 chương nói về phương Nam. Như vậy cả Buck và Nanh


22
trắng đều được đặt trong không gian hoang sơ, lạnh lẽo, đói khát, hiểm
nguy. Một con sói đi từ phương Nam ấm áp tới, một con sói khác sinh ra đã
biết săn mồi và chiến đấu. Ở chúng đều đòi hỏi yếu tố thích nghi mang tính
bản năng. Vậy điều gì khu biệt chúng? Đó chính là các chiều hướng con

đường đời: Buck đi vào hoang dã. Nanh trắng hướng tới văn minh
Xây dựng Buck và Nanh trắng, J. London đã đề xuất kiểu hình tượng:
Những con sói lai. Đó là những con chó mang huyết thống của sói được lai
với chó nhà và ngược lại; đó cũng có thể là những con chó xuất chúng biến
đổi qua hoàn cảnh và trở thành những con sói thực thụ. Các hình tượng này
đều ẩn chứa những kích thích bản năng tiềm tàng nhưng chỉ có Buck là đại
diện tiêu biểu cho hành trình theo bản năng – Sói hóa chó nhà.
Để rõ hơn hành trình này, chúng tôi tóm lược toàn bộ cuộc phiêu lưu của
Buck vào bốn giai đoạn sau (tương ứng với bố cục của truyện): Giai đoạn 1:
Vào cõi nguyên thủy (chương I). Giai đoạn 2: Lao động và thách thức
(chương II đến chương V). Giai đoạn 3: Sức mạnh yêu thương (chương VI).
Giai đoạn 4: Bi kịch hóa sói ( chương VII). Mỗi giai đoạn là một giải thích,
một minh chứng, một kết luận thuyết phục của Jack London về vấn đề thích
nghi hay tiến hóa của xã hội loài sói mà cũng là xã hội loài người.
Từ một con chó nhà hiền lành, nhàn nhã, hoàn toàn hài lòng với cuộc
sống của mình, Buck bước vào thế giới hoang dã như định mệnh của số
phận . Nói như vậy vì nếu không có bước ngoặt này, Buck mãi mãi là một
con chó vô danh ngoài cuộc đời rộng lớn kia. Buck đưa độc giả kinh qua
nhiều vùng đất của miền băng giá. Cuộc hành trình bắt đầu từ bờ sông
Dyea; trèo qua những hẻm núi, xuyên qua những thị trấn nhỏ: Sheep và
Camp. Vượt qua bìa rừng cuối cùng, qua những dòng sông băng và những
khối tuyết gió dồn đầy hàng trăm bộ. Rồi leo lên những ngọn đèo Chilcoot
sừng sững chắn ngang giữa vùng biển nước ngọt. Tới hồ Le Barge. Qua
sông Hootalinqua. Miệt mài ở các trạm “Cá hồi lớn” (Big Salmol), “Cá hồi


23
nhỏ” (Little Salmol), “Sao biển” (Starfish) để đến được điểm dừng chân:
Dawson. Tương ứng với hành trình ấy: “chân Buck đã dạy dạn dần lên,
chịu đựng được con đường gian khổ, và mấy cái bao chân mòn rách bị vứt

đi” [34,392]. Sự phát triển ở Buck hoàn toàn phù hợp với quy luật tiến hóa.
Quy trình tự nhiên sẽ đào thải những yếu tố tiêu cực và giữ lại các đặc
tính trội. Điều đó đã đúng với trường hợp của Nanh trắng. Buck là khía
cạnh phức tạp, bí ẩn trong đời sống văn chương của Jack London. Độc giả
khi đọc Tiếng gọi nơi hoang dã hẳn đã có thể hình dung được toàn bộ tác
phẩm là hai “lát cắt” của một cuộc đời. Từ đầu cho tới mối xung đột với
người Yeehat thực chất là một quá trình chuẩn bị về chất và lượng. Ông
ảnh hưởng sâu sắc học thuyết tiến hóa của Darwin và tư duy triết học biện
chứng. Theo đó, quá trình tiến hóa của loài người, thực tế là hành trình
nhận thức, cải tạo và chiếm lĩnh sự sống. Ở khía cạnh khác, Jack London
đã trình bày một cách thuyết phục sự đa dạng của các đặc tính trong tương
tác với môi trường. Và chỉ ra rằng không phải bất cứ sự thích nghi nào
cũng đem tới một kết quả tích cực.
Những mầm mống “thoái trào” luôn tiềm ẩn, nảy sinh và có nguy cơ
phát lộ ở bất cứ môi trường hay thời điểm sống nào của con người. Quá
trình chuyển biến từ một con chó nền nã, lịch thiệp, tự tin thành một con
sói ma mãnh, nguy hiểm và đầy sợ hãi với Buck quả rất nhọc nhằn. Bởi bản
thân nó đã được thụ hưởng “nền giáo dục văn minh” đã lâu.
Từ một con chó luôn: “tạo được thói quen tin tưởng vào những người
nó quen biết” [34,350], một phẩm chất đáng quý mà mà sau này độc giả có
cơ may gặp lại ở Nanh trắng, J. London đã tước bỏ chất văn minh đầu tiên
mà cũng quan trọng nhất của một con chó nhà. Đặt nền tảng để Buck tiến
sâu trong môi trường hoang dã bằng mối hoài nghi bất tận, luôn: “canh
cánh nỗi lo sợ cho tương lai”. Kể từ lúc đó, Buck không có lấy một phút
thảnh thơi an nhàn: “Tất cả đều là rối loạn và chiến đấu” [35,360].


24
J. London đã đưa ra các giả thuyết về sự tác động của ngoại cảnh lên
quá trình tiến hóa, cũng như những nguyên nhân đẩy Buck đến con đường

“ngược văn minh”. Con chó này bắt đầu có các dấu hiệu suy đồi về đạo
đức. Toàn bộ quá trình trên được nhà văn lí giải trọn vẹn ở giai đoạn 2: Lao
động và thách thức. Đây cũng là giai đoạn kéo dài nhất, chiếm tới 1/2 văn
bản (90/167 trang). Buck đã mất đi cái vẻ kén cá chọn canh của một ông
“vua” khi còn ở với ngài thẩm Miller. Trong cuộc sống khắc nghiệt đang
bủa vây cuộc đời nó thì cái đói là nguyên nhân trực tiếp của việc Buck trộm
thức ăn. Nhưng sâu xa hơn: “vụ ăn cắp đầu tiên này là dấu hiệu chứng tỏ
Buck đã thích ứng được để tồn tại với cái môi trường khắc nghiệt của vùng
Đất phương Bắc” [34,378]. Sự việc được kể trên phần nào cho thấy chức
năng thiên bẩm của các cá thể trong vũ trụ là tự điều chỉnh để phù hợp với
hoàn cảnh. Mặt khác, chính J. London cũng đánh giá: “Sự việc đó lại còn
biểu hiện sự suy sụp, tan nát của bản chất đạo đức của nó, một thứ phù
phiếm rỗng tuếch và một điều bất lợi trong cuộc đấu tranh sinh tồn tàn
nhẫn” [34,378].
Một trong những yếu tố đẩy Buck đi tới các dấu hiệu “thoái trào”
nhanh nhất là sự tham gia tích cực của yếu tố bản năng. Buck làm cho nó
thích nghi được với lối sống mới một cách “không tự giác”. Với nó lúc này
việc cứu một sinh mạng quan trọng hơn tất cả. Cùng những bắp thịt bị chai
cứng, Buck trở nên vô cảm trước mọi nỗi đau thông thường. Trong môi
trường này “lối chơi ngay thẳng là một luật lệ đã bị bỏ qua rồi” [34,396] và
“lòng thương hại là một điều chỉ dành cho những môi trương hiền hòa thôi”
[34,408]. Toàn bộ cao trào đó chỉ thực sự kết thúc khi Buck không còn chút
mảy may trắc ẩn, xót thương trước cái chết của kẻ đồng chủng Spitz.
Từ bảng thống kê trên và hành trình của hai chú sói, chúng ta có thể
khái quát con đường của Nanh trằng đi từ: sói hoang – bán hoang dã – vật
nuôi. Trong khi Buck lại “lội ngược dòng” từ: chó nhà – bán hoang dã –


25
hoang dã. Lí giải hành trình đó để thấy rằng sự hoán đổi và hóa thân vào

nhiều môi trường sống đã chi phối sâu sắc tới sự phát triển tính cách và số
phận của mỗi nhân vật. Ở mỗi con sói sự biến đổi về nhận thức đã dẫn đến
các diễn biến phức tạp về thể chất, tinh thần và ngược lại.
Khả năng thích nghi với môi trường sống ở các sinh vật dù xuất sắc tới
đâu, tự thân chúng vẫn không thể đóng vai trò quyết định tới việc biến đổi
từ vật hoang dã thành vật nuôi. Hành trình ấy chỉ diễn ra toàn vẹn khi có sự
xuất hiện của bàn tay con người. Ở Nanh trắng kẻ gây ra vết thương lớn,
ám ảnh cho chú sói con này phải kể đến “Smith đẹp trai”. Y được nhà văn
miêu tả như một “quái vật” xấu xí và ác độc. Mỗi nhân vật con người là
một chặng tiếp sức đẩy bản tính hoang dã của các con sói lên cao độ. Buck
“trở lại với chính nó về bản chất” [34,382] là bởi con người ta đã tìm thấy
thứ kim loại màu vàng trên vùng đất phương Bắc, hay bởi sự ngụy biện vì
đồng lương ít ỏi của gã phu vườn Manuel? Mà cũng có thể con người (dù
có khi họ rất yêu quý) vẫn chỉ coi Buck là một con vật lao động. Tất cả
những nguyên nhân ấy đều là một phần trong hành trình của Buck kể từ khi
nó khuất phục trận đòn dùi cui của người mặc áo nịt đỏ kia. Từ giai đoạn
tiền hoang dã đến lúc Buck bất chấp trận đòn của Hal là một quá trình tước bỏ
hoàn toàn niềm tin vào con người – yếu tố quyết định đến việc thuần chủng
các loài vật nuôi. Qua đây, J. London đã nói lên rằng: Văn minh không phải là
một quá trình được hoàn tất và cố định như con người vẫn hằng mơ tưởng.
Nhà văn khẳng định về Buck: “Sự phát triển của nó (hay có thể nói là
sự “thoái trào” của nó) diễn biến thật nhanh chóng” [34,379–380]. Và sự
thật Buck đã hóa sói trước khi gặp người Yeehats. Đây chỉ là nốt chuyển
giao cuối cùng. Buck trở về với tổ tiên nó trong hành trình lao khổ trên vệt
đường mòn bằng những biểu hiện cụ thể ở sự phát triển của thị lực và tài
đánh hơi. Buck chẳng phải nhọc công gắng sức để học bởi khi cọ xát với
hoàn cảnh đặc biệt của phương Bắc “những bản năng tắt lịm từ lâu đời nay



×