Đánh giá tác động của BĐKH và nước biển dâng đối với khu đô thị, khu dân cư, khu công
nghiệp và đề xuất biện pháp ứng phó
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC.................................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 2
CHƯƠNG I..................................................................................................................3
HIỆN TRẠNG KHU ĐÔ THỊ, KHU DÂN CƯ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP...........3
I.1. HIỆN TRẠNG KHU ĐÔ THỊ, KHU DÂN CƯ....................................................3
I.2. HIỆN TRẠNG KHU CÔNG NGHIỆP..................................................................4
I.2.1. Hiện trạng phát triển công nghiệp, xây dựng tỉnh Sóc Trăng.............................4
I.2.2. Dự báo tốc độ phát triển của ngành khi thực hiện quy hoạch phát triển............4
I.2.3. Mức độ tuân thủ các mục tiêu về bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển
công nghiệp, xây dựng tỉnh Sóc Trăng.........................................................................5
I.2.4. Tác động của quá trình phát triển công nghiệp, xây dựng đối với môi trường
tỉnh Sóc Trăng...............................................................................................................5
CHƯƠNG II................................................................................................................. 7
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ..........................7
II.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG......................................................................................7
II.1.1. Khu đô thị, khu dân cư.......................................................................................7
II.1.2. Khu công nghiệp.................................................................................................7
II.2. BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ........................................................................................8
II.2.1. Khu đô thị/ khu dân cư.......................................................................................8
II.2.2. Khu công nghiệp/ cụm công nghiệp:...............................................................10
KẾT LUẬN................................................................................................................. 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................13
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
Đánh giá tác động của BĐKH và nước biển dâng đối với khu đô thị, khu dân cư, khu công
nghiệp và đề xuất biện pháp ứng phó
MỞ ĐẦU
Trong thời gian qua, các nhà khoa học, các tổ chức trên thế giới đã liên tục báo
động về những biến động bất thường của khí hậu và thời tiết. Hiện tượng Trái Đất
đang nóng lên kéo theo tốc độ tan băng ngày càng nhanh ở Nam cực và Bắc cực là một
thực tế buộc cả nhân loại phải ứng phó. Sự dâng lên của mực nước biển sẽ trực tiếp
ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng trăm triệu người, đặc biệt là ở các quốc gia và các
vùng lãnh thổ ven biển. Biến đổi khí hậu còn làm cho các thiên tai như lũ lụt, hạn hán,
bão, áp thấp nhiệt đới… ngày càng khắc nghiệt hơn. Sự biến động của khí hậu và hiện
tượng tan băng hiện nay đang đặt cả thế giới đứng trước những thảm họa mang tính
toàn cầu.
Trong các vùng lãnh thổ của Việt Nam, đồng bằng sông Cửu Long có địa hình
thấp, nhiều nơi cao trình chỉ đạt từ 20 – 30 cm, đường bờ biển dài nên được đánh giá
là khu vực chịu ảnh hưởng mạnh mẽ và nghiêm trọng nhất. Theo kịch bản nước biển
dâng 1 m thì Sóc Trăng sẽ là 1 trong 10 tỉnh đứng đầu về thiệt hại với diện tích bị ngập
khoảng 1.425 km2, chiếm đến 43,7% diện tích cả tỉnh.Những nghiên cứu gần đây cho
thấy tác động nổi bật của BÐKH đối với tỉnh Sóc Trăng là xâm nhập mặn, bồi tụ và
xói lở bờ biển do nước biển dâng, bão và áp thấp nhiệt đới, lốc xoáy và thoái hóa đất
cũng gây ra những tác hại đáng kể...
Vì thế cần phải đánh giá mức độ tác động của biến đổi khí hậu và nước biển
dâng đối với tài nguyên môi trường, kinh tế xã hội tỉnh Sóc Trăng để có những kế
hoạch hành động mang tính khả thi cao nhằm ứng phó hiệu quả với những tác động
cấp bách trước mắt và những tác động tiềm tàng lâu dài của BĐKH, đảm bảo sự phát
triển bền vững, phát triển nền kinh tế xã hội của tỉnh.
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
2
Đánh giá tác động của BĐKH và nước biển dâng đối với khu đô thị, khu dân cư, khu công
nghiệp và đề xuất biện pháp ứng phó
CHƯƠNG I
HIỆN TRẠNG KHU ĐÔ THỊ, KHU DÂN CƯ VÀ
KHU CÔNG NGHIỆP
I.1. HIỆN TRẠNG KHU ĐÔ THỊ, KHU DÂN CƯ
Thời kỳ 1996 - 2005, do tập trung phát triển khu vực nông nghiệp - thuỷ sản, cơ
cấu lao động chuyển dịch chưa nhanh làm tốc độ đô thị hoá của tỉnh tương đối chậm
so với cả nước và khu vực ĐBSCL, quy mô dân số đô thị của tỉnh tăng bình quân
1,78% so với cả nước là 4,2%. Giai đoạn 2001 - 2005, tốc độ tăng dân số đô thị của
tỉnh bình quân 1,85% so với bình quân chung của khu vực ĐBSCL là 4,4%. Trong
vòng 10 năm, tỷ lệ dân số đô thị của tỉnh tăng từ 17,1% (1995) lên 18% (2000) và
18,4% (2005).
Đến năm 2006, tỉnh có 9 đô thị, tổng dân số 235.283 người chiếm 18,44% dân
số của tỉnh, tổng diện tích 20.543 ha chiếm 6,2% diện tích toàn tỉnh, bao gồm thành
phố Sóc Trăng (đô thị cấp III) có quy mô diện tích 7.650 ha với dân số 124.408 người,
các đô thị còn lại là các thị trấn huyện (đô thị cấp V) có quy mô dân số 5000 - 20.000
người. Dân số đô thị tập trung chủ yếu ở thành phố Sóc Trăng, chiếm 52,9% dân số đô
thị trong toàn tỉnh.
Hiện trạng kết cấu hạ tầng đô thị xây dựng còn chậm, chưa đáp ứng được yêu
cầu đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá và phát triển đô thị hiện đại.
Hạ tầng giao thông nội thị: các tuyến đường phố chính ở TP.Sóc Trăng giai
đoạn gần đây được nâng cấp tương đối tốt nhưng nhìn chung hệ thống đường nội thị
của thị xã đang bắt đầu tình trạng quá tải. Đường nội thị ở các thị trấn một phần lớn
đang bị xuống cấp và chưa bảo đảm an toàn giao thông đô thị, cần phải chỉnh trang lại.
Hạ tầng cấp, thoát nước đô thị: cấp nước đô thị, đến nay 100% đô thị trong tỉnh
đã có nhà máy nước đáp ứng được khoảng hơn 60% nhu cầu nước máy sinh hoạt ở các
đô thị. Tỷ lệ hộ thành thị sử dụng nước sạch đạt 85%.
Hệ thống thoát nước ở các đô thị còn nhiều hạn chế, tại TP.Sóc Trăng, hệ thống
thoát nước đã cũ được cải tạo, xây dựng bổ sung từng phần nên còn tình trạng ngập
nước cục bộ vào mùa mưa, nước thải đô thị không qua xử lý tập trung chưa bảo đảm
yêu cầu về môi trường. Tại các thị trấn, hệ thống thoát nước ở dạng tự chảy, hầu hết
chưa đảm bảo yêu cầu về thoát và xử lý nước thải đô thị.
Hạ tầng cấp điện và viễn thông đô thị: đến nay được xây dựng khá tốt, bảo đảm
cung cấp điện ổn định và các dịch vụ viễn thông cho sản xuất và sinh hoạt ở thành phố
Sóc Trăng và các thị trấn trong tỉnh.
Khu vực nông thôn của tỉnh hiện bao gồm 87 xã với 655 ấp. Dân số nông thôn
tăng bình quân 0,87% trong thời kỳ 1996 - 2005, trong đó giai đoạn 2001 - 2005 có tốc
độ tăng bình quân 1,24%. Năm 2006, dân số nông thôn trong tỉnh có 1.040.656 người
(gần 220 nghìn hộ) chiếm tỷ lệ 81,56% dân số.
Năm 2007, 100% xã thuộc khu vực nông thôn có điện lưới quốc gia, tỷ lệ hộ sử
dụng điện đạt 90,5% trong đó hộ Khmer có điện sử dụng là 53.214 hộ đạt tỷ lệ
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
3
Đánh giá tác động của BĐKH và nước biển dâng đối với khu đô thị, khu dân cư, khu công
nghiệp và đề xuất biện pháp ứng phó
67,38%; 100% xã có trường tiểu học và có trạm y tế hoạt động; tỷ lệ hộ sử dụng nước
sạch đạt 75%.
Mức sống của dân cư khu vực nông thôn trong tỉnh ngày càng được cải thiện rõ
rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm, tỷ lệ hộ khá và giàu ngày càng tăng. Song bên cạnh đó, đời
sống của một bộ phận dân cư nông thôn trong tỉnh đến nay vẫn còn gặp nhiều khó
khăn nhất là vùng đồng bào Khmer, toàn tỉnh còn 52/95 xã thuộc diện xã khó khăn
theo Chương trình 135.
I.2. HIỆN TRẠNG KHU CÔNG NGHIỆP
I.2.1. Hiện trạng phát triển công nghiệp, xây dựng tỉnh Sóc Trăng
Trong những năm gần đây, cùng với quá trình phát triển của đất nước, ngành
công nghiệp và xây dựng tỉnh Sóc Trăng cũng có sự tăng trưởng khá tốt. Tổng sản
phẩm trên địa bàn (giá thực tế) tăng từ 2.237.454 triệu đồng vào năm 2006 lên
3.438.716 triệu đồng vào năm 2009 (trong đó xây dựng là 836.285 triệu đồng), tốc độ
tăng trưởng trung bình hàng năm là 15,4%, vượt đánh kể so với giai đoạn từ năm 2001
– 2005. Riêng ngành công nghiệp, chủ yếu vẫn là công nghiệp chế biến thủy sản
(chiếm hơn 70% giá trị sản xuất công nghiệp), giá trị sản xuất ngành công nghiệp năm
2009 đạt 10.331 tỷ đồng (giá thực tế), bằng 106,64% so với năm 2008.
Cơ cấu GTSX công nghiệp hiện chủ yếu là công nghiệp chế biến nông, thủy sản
và thực phẩm, các ngành công nghiệp khác chiếm tỷ trọng nhỏ, bao gồm:
- Công nghiệp chế biến nông thủy sản và thực phẩm
- Công nghiệp sản xuất gỗ và đồ gỗ
- Công nghiệp dệt - may - da giày
- Công nghiệp cơ khí và kim loại
- Công nghiệp hóa chất và sản xuất khoáng phi kim
- Công nghiệp khai thác và sản xuất VLXD
I.2.2. Dự báo tốc độ phát triển của ngành khi thực hiện quy hoạch phát triển
GTSX ngành công nghiệp tăng 12.000 - 14.000 tỷ đồng (giá cố định 1994) vào
năm 2015 trong giai đoạn 2011 – 2015. Tập trung phát triển một số ngành sản phẩm
công nghiệp mũi nhọn có thế mạnh về nguồn nguyên liệu tại chỗ như chế biến nông
thủy sản và có lợi thế cạnh tranh về lao động, mặt bằng so với địa bàn vùng KTTĐ
Phía Nam như dệt may, giày dép, gia công lắp ráp cơ khí, gỗ giấy, hóa chất trở thành
các sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh vào giai đoạn sau 2010. Đồng thời, tranh
thủ cơ hội thu hút đầu tư để phát triển một số ngành công nghiệp có hàm lượng kỹ
thuật cao như cơ khí, điện, điện tử tin học.
Đẩy mạnh thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài để phát triển công nghiệp
đồng thời tăng cường củng cố và phát triển các cơ sở công nghiệp vừa và nhỏ của địa
phương. Phát triển khu, cụm công nghiệp đồng bộ với phát triển dịch vụ, khu đô thị
mới, phát triển nông nghiệp nông thôn, đảm bảo điều kiện sinh hoạt cho người lao
động nhất là điều kiện nhà ở cho công nhân và bảo vệ môi trường.
Theo định hướng đến năm 2020, tỉnh Sóc Trăng sẽ hình thành và phát triển:
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
4
Đánh giá tác động của BĐKH và nước biển dâng đối với khu đô thị, khu dân cư, khu công
nghiệp và đề xuất biện pháp ứng phó
- 6 khu công nghiệp với tổng diện tích 1.114,3 ha: KCN Trần Đề (120 ha),
KCN Đại Ngãi (80 ha), KCN An Nghiệp (251,3 ha), KCN Vĩnh Châu (158 ha), KCN
Long Hưng (200 ha), KCN Mỹ Thanh (305 ha).
- Đến năm 2015 phát triển 10 - 12 CCN có tổng diện tích 400 - 500 ha, dự kiến
gồm CCN TP.Sóc Trăng, CCN Tân Phú, CCN huyện Kế Sách, CCN huyệnThạnh Trị,
CCN huyện Ngã Năm, CCN huyện Mỹ Xuyên, CCN huyện Vĩnh Châu, CCN huyện
Mỹ Tú, CCN Hòa Tú 2, CCN huyện Long Phú và CCN Cù Lao Dung. Đến năm 2020,
có khoảng 13 - 15 cụm công nghiệp với tổng diện tích 600 - 700 ha.
I.2.3. Mức độ tuân thủ các mục tiêu về bảo vệ môi trường trong quá trình phát
triển công nghiệp, xây dựng tỉnh Sóc Trăng
Việc phát triển công nghiệp, xây dựng trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã có những
đóng góp đáng kể và đã từng bước xác định được phương hướng phát triển, tập trung
khai thác tốt được tiềm năng, thế mạnh, đã đầu tư xây dựng được một số công trình
nhằm đáp ứng được nhu cầu phát triển của tỉnh.
Tuy nhiên, do xuất phát điểm thấp, cơ cấu công nghiệp thiếu cân đối hài hòa
giữa các ngành, trình độ trang thiết bị công nghiệp lạc hậu, năng lực sản xuất, năng lực
cạnh tranh của các đơn vị còn hạn chế, vì thế việc tuân thủ các mục tiêu về bảo vệ môi
trường chưa được quan tâm. Bên cạnh đó, do chỉ chú trọng đến lợi nhuận, không quan
tâm đến công tác bảo vệ môi trường, cho nên việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật môi trường
chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức, gây ô nhiễm môi trường tại một số khu vực
trong tỉnh.
Theo tiềm năng và thực trạng phát triển kinh tế của tỉnh Sóc Trăng, định hướng
phát triển công nghiệp, xây dựng trong giai đoạn từ nay đến năm 2015 và định hướng
đến năm 2020 sẽ chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển
công nghiệp và gắn việc phát triển công nghiệp với quy hoạch đô thị và phân bố dân
cư. Đến 2020, hình thành cơ bản các khu, cụm công nghiệp tại tỉnh Sóc Trăng trong đó
chú ý đến việc xây dựng hệ thống xử lý chất thải chung cho từng khu, cụm đạt tiêu
chuẩn quy định, tạo mặt bằng tốt cho việc kêu gọi các nhà đầu tư vào xây dựng trong
các khu, cụm đã được quy hoạch. Định hướng này sẽ giúp địa phương kiểm soát tốt
được vấn đề chất thải phát sinh, góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên môi trường của
tỉnh.
I.2.4. Tác động của quá trình phát triển công nghiệp, xây dựng đối với môi
trường tỉnh Sóc Trăng
Quá trình phát triển này đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa tỉnh Sóc Trăng, góp phần xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách
kinh tế với các tỉnh trong khu vực. Tuy nhiên, hiện nay quá trình sản xuất công nghiệp
của tỉnh vẫn còn dựa vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên nên gây sức ép rất lớn
đến môi trường xung quanh.
Cơ cấu chủ yếu của ngành công nghiệp hiện nay là chế biến nông, thủy hải sản
và thực phẩm, các ngành công nghiệp khác chếm tỷ trọng nhỏ. Cho năm 2009, trên
toàn tỉnh Sóc Trăng có 6.412 cơ sở (trong đó có 1 khu công nghiệp đã hình thành), chủ
yếu phát triển tại khu vực thành phố Sóc Trăng và khu vực cảng Trần Đề, với các
ngành chế biến thủy sản và chế biến thực phẩm. Các sản phẩm này tiêu thụ nhiều
nguyên liệu, năng lượng và quá trình sản xuất thường phát sinh những chất gây ô
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
5
Đánh giá tác động của BĐKH và nước biển dâng đối với khu đô thị, khu dân cư, khu công
nghiệp và đề xuất biện pháp ứng phó
nhiễm môi trường. Quá trình phát triển và hình thành các cơ sở thiếu quy hoạch hợp
lý, chưa chú trọng đến đầu tư hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường, các cơ sở đa phần
nằm cạnh hệ thống kênh rạch, khu dân cư, đây chính là nguyên nhân dẫn sự ô nhiễm
môi trường nước tại một số nhánh kênh rạch trong tỉnh.
Theo kết quả điều tra giám sát của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng
và tại Cảng Trần Đề cho thấy, trong thời gian qua hầu hết các cơ sở sản xuất đều
không xây dựng hệ thống xử lý nước thải, hoặc một số cơ sở có hệ thống xử lý nhưng
không vận hành thường xuyên, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng một số nhánh kênh
rạch trong tỉnh. Thực tế cho thấy, chất lượng nước kênh Maspero, kênh 30/4, kênh
Tám Thước, kênh Thẻ 25... hiện đều có dấu hiệu bị ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng nặng.
Nguyên nhân được xác định là do ảnh hưởng chủ yếu bởi nước thải từ các hoạt động
sản xuất.
Ngoài ra, những cơ sở chế biến thủy sản, các cơ sở thu mua trên kênh rạch đều
không đạt chuẩn vệ sinh, không có khu vực xử lý chất thải rắn, không có khoảng cách
ly an toàn. Đây chính là nguyên nhân làm cho môi trường không khí tại một số khu
vực luôn bị ảnh hưởng bởi mùi hôi do sự phân hủy xác thủy sản.
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
6
Đánh giá tác động của BĐKH và nước biển dâng đối với khu đô thị, khu dân cư, khu công
nghiệp và đề xuất biện pháp ứng phó
CHƯƠNG II
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN
PHÁP ỨNG PHÓ
II.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
II.1.1. Khu đô thị, khu dân cư
Đến cuối năm 2009, toàn tỉnh có 16 đô thị, có tổng dân số trung bình 250.483
người, tổng diện tích 28.360,29 ha chiếm 8,57% diện tích toàn tỉnh. Dân số đô thị tập
trung chủ yếu ở thành phố Sóc Trăng, chiếm 52,8% dân số đô thị trong toàn tỉnh. Dự
báo trong những năm tới tỉnh Sóc Trăng nằm trong khu vực có tốc độ đô thị hóa cao
của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, theo đó thành phố Sóc Trăng sẽ trở thành đô
thị loại II và hình thành thêm 04 thị xã: Vĩnh Châu, Trần Đề, Đại Ngãi và Ngã Năm
vào năm 2020.
Tại Sóc Trăng tồn tại khu dân cư được quy hoạch mới với cơ sở hạ tầng hiện
đại và khu dân cư được quy hoạch từ lâu với cơ sở hạ tầng đã cũ kĩ lạc hậu. Các khu
dân cư được quy hoạch từ lâu sẽ chịu ảnh hưởng của BĐKH nhiều hơn khu dân cư
mới được quy hoạch.
Hiện nay kết cấu hạ tầng xây dựng tại khu dân cư còn chậm, chưa đáp ứng yêu
cầu phát triển đô thị hiện đại, đặc biệt là hệ thống thoát nước ở các đô thị còn hạn chế.
Tình trạng ngập úng gia tăng trong tương lai ảnh hưởng lớn đến khu vực đô thị bao
gồm các thị trấn vùng trũng: Ngã Năm, Thạnh Trị và Mỹ Tú… Chi phí sẽ gia tăng để
xây thêm trạm bơm, đắp đê, đào thêm đường, lắp ống thoát nước chống ngập.
Khi nước biển dâng 75cm vào năm 2050 (so với thời kỳ 1980 - 1999) thì các đô
thị ven biển (Vĩnh Châu, Trần Đề, Cù Lao Dung) của Sóc Trăng sẽ bị ảnh hưởng đến
quy hoạch phát triển. Ước tính có đến trên 2.260 hộ dân phải di dời ra khỏi vùng có
nguy cơ sạt lở, thuộc các cù lao và các khu vực cửa sông rạch; trên 150 hộ phải di dời
từ vùng rừng phòng hộ ven biển Vĩnh Châu, Trần Đề đến vùng định cư mới.
II.1.2. Khu công nghiệp
Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, phát triển nhanh trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các khu công nghiệp là các cơ sở kinh tế quan trọng của đất
nước. Nó đang phải đối diện nhiều hơn với nguy cơ ngập lụt, thoát nước do nước lũ từ
sông và mực nước biển dâng.
Theo kịch bản BĐKH A1F1 ứng với mức triều cao nhất, hai KCN lớn là KCN
Trần Đề ( thị trấn Trần Đề) và Đại Ngãi (xã Đại Ngãi) nằm dọc sông Hậu, vào 2050
chưa ngập nhưng đến 2100 sẽ bị ngập. Vì vậy cần xem xét khả năng thích nghi với
mực nước biển dâng ngay từ bây giờ để không gây thiệt hại về kinh tế trong tương lai.
Theo quy hoạch các KCN/CCN trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020. Tại
các vùng trũng như Huyện Mỹ Tú, Châu Thành, Ngã Năm hình thành nhiều
KCN/CCN như KCN Long Hưng, CCN Phước Thọ (Mỹ Tú); KCN An Nghiệp, CCN
Phú Lợi (Châu Thành); CCN Ngã Năm, CCN Long Tân. Các vùng trũng này sẽ bị
ngập hoàn toàn khi mực nước biển dâng 75cm vào cuối thế kỷ 21 (kịch bản A1F1),
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
7
Đánh giá tác động của BĐKH và nước biển dâng đối với khu đô thị, khu dân cư, khu công
nghiệp và đề xuất biện pháp ứng phó
chính vì thế cần xem lại vị trí quy hoạch KCN/CCN và tích hợp các giải pháp thích
ứng với BĐKH vào việc xây dựng các KCN/CCN ngay từ bây giờ.
Đối với huyện ven biển, mặc dù có địa hình tương đối cao nhưng vẫn chịu ảnh
hưởng khi nước biển dâng. Nếu xây dựng 2 KCN Vĩnh Châu, Mỹ Thanh (H.Vĩnh
Châu) vào cuối thế kỷ 21 (kịch bản A1F1) cũng không tránh khỏi ngập.
Riêng Huyện Cù Lao Dung là một vùng có địa hình đặc biệt. Người dân trong
Cù Lao sống phụ thuộc vào các bờ bao, chính vì thế nước biển dâng dễ dàng ảnh
hưởng đến cơ sở vật chất và sinh kế của người dân. CCN An Thạnh được định hướng
xây dựng tại đây nhằm phát triển kinh tế của vùng nhưng nếu không giải quyết được
vấn đề xây dựng bờ bao thích ứng với nước biển dâng thì sẽ không có kết quả vì theo
kịch bản A1F1 vị trí xây dựng CCN này cũng bị ngập.
Cần xây dựng các giải pháp chống ngập cụ thể cho các KCN/CCN khi mà vị
trí quy hoạch này có nguy cơ bị ngập trong tương lai.
II.2. BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ
Sóc Trăng không nằm trong vùng lũ, nhưng vẫn chịu ảnh hưởng phần nào của
lũ ĐBSCL. Ngập úng hàng năm xảy ra tại các khu vực có địa hình thấp 0.4 - 0.6m
thuộc các huyện Thạnh Trị và Mỹ Tú. Vì thế để hạn chế ảnh hưởng của nước biển
dâng và BĐKH cần thực hiện một số biện pháp sau:
Xây dựng dân dụng phải đảm bảo gắn liền với việc bảo vệ môi trường, bảo vệ
cảnh quan, thân thiện với môi trường và thích ứng được với những thay đổi của thời
tiết, nước biển dâng.
II.2.1. Khu đô thị/ khu dân cư
- Khống chế cốt nền khi trong xây dựng nhà ở và các công trình dân dụng khác.
Cần có dự án đánh giá lại cốt nền của toàn tỉnh Sóc Trăng nhằm đưa ra cốt nền chuẩn
khi xây dựng nhà ở và đường giao thông để tránh tình trạng mỗi lần nước dâng lại
nâng nền khiến việc ngập úng không giải quyết triệt để.
- Hình thành các khu dân cư tập trung thích ứng với tình hình BĐKH đang diễn
ra.
+ Tại các huyện ven biển như Trần Đề, Vĩnh Châu, Cù Lao Dung có nhiều hộ
dân cư sinh sống ở khu vực ngoài đê thường chịu tác động của thiên tai (khu vực ven
biển). Cần quy hoạch bố trí các khu dân cư nằm trong khu vực an toàn. Đồng thời có
chính sách hỗ trợ, tái định cư, tạo công ăn việc làm và xây dựng nhà kiên cố cho nhân
dân khu vực thường xuyên chịu tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu.
+ Tiến hành di dời các hộ dân làm nhà trên cọc nằm cặp sông Hậu (vào tháng 910 bị ngập khá sâu từ 30-100cm); đồng thời hình thành các cụm dân cư tập trung ở
những nơi có địa hình cao tại các xã như: An Lạc Thôn, An Lạc Tây…
+ Nạo vét các tuyến kênh trục chính để hình thành các tuyến dân cư và đưa các
hộ nằm sâu trong ruộng đồng ra xen ghép các hộ hiện hữu tại tiểu vùng ngập úng hay
vùng trũng (Mỹ Tú, Thạnh Trị, Ngã Năm). Hình thành các tuyến dân cư mới theo các
trục kênh chính đồng thời đầu tư cơ sở hạ tầng, thủy lợi, chống ngập, ổn định cuộc
sống cho nhân dân.
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
8
Đánh giá tác động của BĐKH và nước biển dâng đối với khu đô thị, khu dân cư, khu công
nghiệp và đề xuất biện pháp ứng phó
+ Vùng nội đồng (huyện Long Phú, Mỹ Xuyên) tiến hành, phân bố dân cư tại
nơi có địa hình cao nhằm tránh ngập như cụm dân cư dọc kênh Thạnh Mỹ.
+ Tiểu vùng cao, giồng cát ven biển (huyện Vĩnh Châu) tập trung chủ yếu là
người Khmer, triển khai các dự án hỗ trợ nhà và đất cho các hộ nghèo như dự án sắp
xếp tuyến dân cư kênh Trà Niên, bố trí di dời dân cư tại khu vực có nguy cơ sạt lở.
- Nghiên cứu và hoàn thiện để đi vào ứng dụng các mô hình nhà nổi, nhà trên
cọc, đưa vào các thiết kế công trình “nhẹ” làm giảm đầu tư về nền móng cũng như tạo
điều kiện có thể nâng nền, nâng nhà.
- Qua nghiên cứu về đặc thù của tỉnh Sóc Trăng có thể đề xuất một số mô hình
nhà ở cho các khu vực chịu tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng như sau:
+ Đối với các khu vực trũng thấp: đề nghị xây dựng các nhà sàn cải tiến cho hộ
gia đình, kinh phí từ 20 - 100 triệu/căn. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của người dân
và hỗ trợ của Nhà nước để lựa chọn mô hình nhà ở thích hợp cho mình.
Hình II.1: Mô hình nhà chống ngập ở
ĐBSCL (kinh phí khoảng 20 triệu đồng)
Hình II.2: Phối cảnh nhà sàn cải tiến hộ
gia đình (kinh phí khoảng 100 triệu đồng)
Tiến hành xây dựng thí điểm nhà sàn tại xã Vĩnh Quới, Vĩnh Biên huyện
Ngã Năm, xã Mỹ Tú, Long Hưng (huyện Mỹ Tú). Nếu đạt hiệu quả sẽ tiến hành xây
dựng rộng rãi trên toàn bộ các huyện thấp trũng của tỉnh.
+ Đối với nhà ở ven kênh rạch: đề xuất xây dựng mô hình nhà nổi ven các sông
rạch. Những ngôi nhà này có thể nâng lên và hạ xuống theo mực nước sông mùa lũ.
Kiểu nhà này thích hợp xây dựng ở huyện Cù Lao Dung (nơi có hệ thống sông rạch
chằng chịt, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ bán nhật triều không đều của biển
Đông, thường xuyên bị ngập, sống nhờ đê bao). Tuy nhiên đây là mô hình nhà ở có
kinh phí khá cao vì vậy cần có các giải pháp để huy động nguồn vốn cho việc xây
dựng.
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
9
Đánh giá tác động của BĐKH và nước biển dâng đối với khu đô thị, khu dân cư, khu công
nghiệp và đề xuất biện pháp ứng phó
Hình II.3: Mô hình nhà nổi ven các sông rạch nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và
nước biển dâng
Kinh phí:
Tổng diện tích xây dựng 40m2 × 5 triệu đồng = 200 triệu đồng
+ Đối với khu vực chịu ảnh hưởng của bão
Khu vực ven biển có địa hình nền đất yếu nên không thể xây nhà kiên có như ở
các tỉnh miền Trung vì chi phí xử lý nền móng rất tốn kém. Vì thế khi xây nhà kết hợp
đào sâu và đổ chôn sẵn các trụ bê tông có khoan để buộc dây thừng (hoặc dây kẽm,
xích), để neo giữ nhà trong mùa bão. Bình thường trong mùa nắng hoặc thời gian
không có bão xảy ra, ta có thể tháo mở các dây ra.
Hình II.4: Mô hình nhà chống bão
Áp dụng thử nghiệm mô hình nhà này tại xã An Thạnh Nam, An Thạnh III (Cù
Lao Dung); xã Trung Bình (huyện Trần Đề), xã Vĩnh Hải (Vĩnh Châu). Nếu hiệu quả
nhân rộng ra nhiều địa phương khác.
II.2.2. Khu công nghiệp/ cụm công nghiệp:
- Không xây dựng các KCN đã quy hoạch trên các vùng đất thấp khi không có
biện pháp bảo vệ khỏi sự tác động của ngập nước .
- Đối với các KCN/CCN cần sử dụng các vật liệu có khả năng chống mặn như:
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
10
Đánh giá tác động của BĐKH và nước biển dâng đối với khu đô thị, khu dân cư, khu công
nghiệp và đề xuất biện pháp ứng phó
+ Bê tông chống ăn mòn trong môi trường ngập mặn.
+ Xây dựng các công trình bằng các vật liệu tại chỗ bằng công nghệ Miclayco công nghệ sử dụng vật liệu cát và nước biển, kết hợp với chất phụ gia CSSB chế tạo
sản phẩm vữa bê tông để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng trong môi trường xâm
thực ở các vùng ven biển.
+ Sơn phủ chống ăn mòn sắt thép trước khi đưa vào sử dụng trong các công
trình xây dựng thường xuyên tiếp xúc với nước biển (các công trình ven biển ở huyện
Vĩnh Châu, Trần Đề).
+ Sử dụng bê tông nhẹ trong xây dựng các công trình khi xây dựng các KCN
trên nền đất yếu như huyện Cù Lao Dung, khu vực vùng trũng (Ngã Năm, Mỹ Tú,
Thạnh Trị).
- Xây dựng bờ bao khép kín quanh KCN, nhằm bảo vệ khu đất có KCN/CCN.
Mọi hoạt động của KCN/CCN sẽ được bảo đảm an toàn khi nước dâng. Áp dụng tại xã
Hưng Phú huyện Mỹ Tú; xã Vĩnh Quới, Vĩnh Biên huyện Ngã Năm, KCN An Thạnh I
ở huyện Cù Lao Dung.
- Các KCN/CCN được quy hoạch xây dựng ven biển hay xảy ra sạt lở cần xem
xét lại vị trí xây dựng. Nếu xây dựng phải đưa ra giải pháp thích nghi và có chính sách
ưu đãi cho các doanh nghiệp khi đầu tư xây dựng.
- Nghiên cứu, xây dựng và chỉnh sửa các tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng các công
trình cho phù hợp với điều kiện khí hậu do tác động của BĐKH. Lập một dự án chi tiết
cho nghiên cứu này.
- Nghiên cứu đề xuất các cơ chế chính sách thúc đẩy và khuyến khích sử dụng
hiệu quả và tiết kiệm năng lượng trong lĩnh vực xây dựng.
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
11
Đánh giá tác động của BĐKH và nước biển dâng đối với khu đô thị, khu dân cư, khu công
nghiệp và đề xuất biện pháp ứng phó
KẾT LUẬN
Nhìn chung tác động của BĐKH và nước biển dâng đối với khu đô thị, khu dân
cư và khu công nghiệp tương đối lớn. Nó không chỉ ảnh hưởng đến cơ sở vật chất mà
còn ảnh hưởng đến cả sinh kế của người dân trong những khu vực này. Việc đánh giá
tác động và đưa ra biện pháp ứng phó là cần thiết.
Để thực hiện được các biện pháp ứng phó cần sự phối hợp của nhiều sở ban
ngành. Việc giảm nhẹ BĐKH đòi hỏi sự phối hợp toàn cầu, đặc biệt là nghĩa vụ của
các nước phát triển trong giảm phát thải khí nhà kính. Việt Nam theo đánh giá là một
trong những nước phải chịu tác động mạnh mẽ của hiện tượng BĐKH và mực nước
biển dâng. Thích ứng với BĐKH trở thành vấn đề bức thiết trước mắt và lâu dài.
Chương trình Mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH cần được coi là chương trình
quan trọng, ưu tiên của quốc gia nhằm mục tiêu phát triển bền vững của đất nước thích
ứng với BĐKH
Để đối phó với diễn biến thay đổi môi trường do BĐKH gây ra như: tình trạng
nước biển dâng, sóng, gió, mưa bão,… Nhà nước đã và đang đầu tư hàng ngàn tỷ đồng
cho quy hoạch xây dựng tuyến đê ven biển nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
khu vực ĐBSCL. Ngoài ra Nhà nước cũng sẽ đầu tư hàng trăm tỷ đồng cho tỉnh trong
công cuộc xây dựng, bảo vệ và phòng ngừa những tác động xấu do BĐKH tới tình
hình phát triển của tỉnh.
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
12
Đánh giá tác động của BĐKH và nước biển dâng đối với khu đô thị, khu dân cư, khu công
nghiệp và đề xuất biện pháp ứng phó
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo HTMT năm 2006 - 2009 - Sở TNMT - Năm 2009
2. Báo cáo Quy hoạch bố trí dân cư nông thôn tỉnh Sóc Trăng, giai đoạn 2006 - 2010
và định hướng đến năm 2015 - Sở NN&PTNT - Năm 2007
3. Báo cáo tình hình thực hiện công tác quản lý và bảo vệ môi trường năm 2009 - Sở
TNMT - Năm 2009
4. Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển CN-TTCN trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đến
năm 2010 và tầm nhìn 2020 - Sở Công thương - Năm 2005
5. Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển thương mại tỉnh Sóc Trăng giai
đoạn 2001 - 2010 và tầm nhìn đến 2020 - Sở Công thương - Năm 2007
6. Kế hoạch KTXH 2006 - 2010 và phương hướng 2011 - 2015 - Sở TNMT - Năm
2009
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
13