Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Đánh giá ảnh hưởng của độ cao tới mức độ bị bệnh do nấm Ceratocystis sp. gây hại trên Keo lai (Acacia hybrid) trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 62 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------------------------------

DƯƠNG VĂN DUY
Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ CAO TỚI
MỨC ĐỘ BỊ BỆNH DO NẤM CERATOCYSTIS SP.
GÂY HẠI TRÊN KEO LAI (ACACIA HYBRID)
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành : Quản lý Tài nguyên rừng
Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2011 – 2015

Thái Nguyên, 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


------------------------------------------

DƯƠNG VĂN DUY
Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ CAO TỚI
MỨC ĐỘ BỊ BỆNH DO NẤM CERATOCYSTIS SP.
GÂY HẠI TRÊN KEO LAI (ACACIA HYBRID)
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Quản lý Tài nguyên rừng
Lớp
: 43 – QLTNR - N02
Khoa
: Lâm nghiệp
Khóa học
: 2011 - 2015
Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Công Hoan
Đơn vị công tác: Giảng viên Khoa Lâm nghiệp - Trường ĐHNLTN

Thái Nguyên, 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------------------------------


DƯƠNG VĂN DUY
Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ CAO TỚI
MỨC ĐỘ BỊ BỆNH DO NẤM CERATOCYSTIS SP.
GÂY HẠI TRÊN KEO LAI (ACACIA HYBRID)
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Quản lý Tài nguyên rừng
Lớp
: 43 – QLTNR - N02
Khoa
: Lâm nghiệp
Khóa học
: 2011 - 2015
Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Công Hoan
Đơn vị công tác: Giảng viên Khoa Lâm nghiệp - Trường ĐHNLTN

Thái Nguyên, 2015


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong môi trường làm việc năng động như hiện nay, để đáp ứng nhu

cầu ngày càng cao của xã hội, thì hành trang ra trường của mỗi sinh viên
không phải là chỉ nắm vững chuyên môn về mặt lý thuyết, mà còn phải giỏi
về thực hành.
Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn rất quan trọng giúp cho mỗi sinh
viên có điều kiện củng cố kiến thức đã học tập trong nhà trường và là cơ hội
cho mỗi sinh viên tự trao dồi kiến thức của bản thân ở ngoài thực tế nhằm
chuẩn bị hành trang cho công việc sau này.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và được sự nhất trí của ban
chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi tiến
hành thực hiện khóa luận: “Đánh giá ảnh hưởng của độ cao tới mức độ bị
bệnh do nấm Ceratocystis sp. gây hại trên Keo lai (Acacia hybrid) trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên”.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp, các thầy,
các cô đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong quá trình học tập
và rèn luyện ở trường Đại học Nông Lâm Thái nguyên.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Nguyễn Công Hoan đã
nhiệt tình, hướng dẫn chỉ bảo hoàn thành bài khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND huyện Đồng Hỷ, Võ Nhai, Phú
Lương, Đại Từ, Định Hóa và người dân đã nhiệt tình giúp đỡ tạo điều kiện
cho em trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Do trình độ và thời gian có hạn, bước đầu làm quen với phương pháp
nghiên cứu vì vậy khóa luận của tôi không tránh khỏi những thiếu sót, em rất
mong nhận được sự đóng góp quý báu của các thầy cô và các bạn để đề tài
của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.

Thái nguyên, tháng 05 năm2015
Sinh viên thực hiện
Dương Văn Duy



iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1 : Bảng tỷ lệ bị bệnh và mức độ bị bệnh của từng OTC ................... 30
Bảng 4.2: Bảng số liệu tỷ lệ bệnh do nấm Ceratocystis sp. gây ra trên cây Keo
lai theo độ cao. ................................................................................................ 33
Bảng 4.3. Bảng kiểm định ANOVA tỷ lệ bị bệnh theo độ cao ...................... 34
Bảng 4.4. Thể hiện kết quả kiểm định sâu ANOVA dùng kiểm định (LSD)......... 35
Bảng 4.5: So sánh mức độ bị bệnh theo cấp độ cao ....................................... 36
Bảng 4.6: bảng kiểm định ANOVA mức độ bị bệnh theo độ cao ................. 37
Bảng 4.7: Thể hiện kết quả kiểm định sâu ANOVA dùng kiểm định (LSD)....... 37
Bảng 4.8: Tỷ lệ bị bệnh theo địa điểm ............................................................ 38
Bảng 4.9. Bảng ANOVA về tỷ lệ bị bệnh theo địa điểm ................................ 39
Bảng 4.10: Thể hiện kết quả kiểm định sâu ANOVA dùng kiểm định (LSD)..... 40
Bảng 4.11: Mức độ bị bệnh theo địa điểm ...................................................... 41
Bảng 4.12. Bảng kiểm định ANOVA mức độ bị bệnh theo địa điểm ........... 43
Bảng 4.13: Thể hiện kết quả kiểm định sâu ANOVA dùng kiểm định (LSD)..... 43


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Thể quả, sợi cổ nấm và bào tử hình thành trên cà rốt ..................... 22
Hình 4.1: Cây bị bệnh chết héo ...................................................................... 28
Hình 4.2: Vết đen trên thân ............................................................................. 28
Hình 4.3: Nấm bệnh thường xâm nhập vào cây qua vết cắt tỉa cành ............. 29
Hình 4.4: Nấm phát triển trong thân cây làm gỗ biến màu ............................. 29

Hình 4.5: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ bị bệnh trung bình do nấm Ceratocystis sp.
gây ra trên cây Keo lai giữa các khu vực nghiên cứu. ............................ 32
Hình 4.6: Biểu đồ biểu diễn mức độ bị bệnh trung bình do nấm Ceratocystis
sp. gây ra trên cây Keo lai giữa các khu vực nghiên cứu. ....................... 33
Hình 4.7: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ bị bệnh do nấm Ceratocystis sp. theo độ cao. .. 34
Hình 4.8: Biểu đồ biểu diễn mức độ bị bệnh do nấm Ceratocystis sp. gây ra
trên cây Keo lai theo cấp độ cao.............................................................. 36
Hình 4.9: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ bị bệnh do nấm Ceratocystis sp. gây ra trên
cây Keo lai theo địa điểm. ....................................................................... 38
Hình 4.10: Biểu đồ biểu diễn mức độ bị bệnh do nấm Ceratocystis sp. gây ra
trên cây Keo lai theo địa điểm. ................................................................ 42


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ACIAR

: Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Quốc Tế

ANOVA

: Phân tích phương sai

CIFOR

: Trung tâm Lâm nghiệp Quốc Tế

NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

TW

: Trung ương

LSD

: Phép kiểm định

R

: Mức độ bị bệnh

P

: Tỷ lệ bị bệnh

OTC

: Ô tiêu chuẩn

NXB

: Nhà xuất bản


vi

MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1

1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu .................................................................... 3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 4
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ................................................ 5
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .......................................................... 5
2.2.1.1. Nghiên cứu về bệnh hại Keo ................................................................ 7
2.2.1.2. Nghiên cứu về nấm Ceratocystis sp. .................................................... 7
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam .......................................................... 8
2.2.2.1. Nghiên cứu về gây trồng Keo lai ......................................................... 8
2.2.2.2. Nghiên cứu về bệnh hại Keo ................................................................ 9
2.2.2.3. Nghiên cứu về nấm Ceratocystis sp. .................................................. 11
2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu ................................................................ 12
2.3.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 12
2.3.2. Địa hình, địa thế ................................................................................... 12
2.3.3. Khí hậu, thủy văn .................................................................................. 13
2.3.3.1. Đặc điểm khí hậu ............................................................................... 13
2.3.3.2. Chế độ thủy văn ................................................................................... 14
2.3.4. Địa chất, thổ nhưỡng ............................................................................... 15
2.3.5. Hiện trạng đất đai và tài nguyên rừng ................................................... 15
2.3.6. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 16
2.3.6.1. Dân tộc, dân số và lao động ............................................................... 16
2.3.6.2. Giáo dục, y tế ..................................................................................... 17


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân

tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong khóa luận là quá trình
điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực, khách quan.

Thái Nguyên, tháng 05 năm 2015

Xác nhận giáo viên hướng dẫn

TS. Nguyễn Công Hoan

Người viết cam đoan

Dương Văn Duy

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên
đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu
(Ký, họ và tên)


viii

4.2.1.2. Đánh giá tỷ lệ bệnh (P%) trung bình do nấm Ceratocystis sp. gây ra
trên cây Keo lai giữa các khu vực nghiên cứu ................................................ 31
4.2.1.3. Đánh gia mức độ bị bệnh (R%) trung bình do nấm Ceratocystis sp.
gây ra trên cây Keo lai giữa các khu vực nghiên cứu ..................................... 32
4.2.1.4. So sánh tỷ lệ bị bệnh (P%) do nấm Ceratocystis sp. gây ra trên cây
Keo lai theo độ cao. ......................................................................................... 33
4.2.1.5. So sánh mức độ bị bệnh (R%) do nấm Ceratocystis sp. theo cấp độ cao. 35
4.2.2. Đánh giá thiệt hại của tỷ lệ bệnh (P%) và mức độ bị bệnh (R%) do nấm
Ceratocystis sp. gây ra trên cây Keo lai ở các địa điểm điều tra .................... 38

4.2.2.1. So sánh tỷ lệ bị bệnh (P%) do nấm Ceratocystis sp. gây ra trên cây
Keo lai theo địa điểm ...................................................................................... 38
4.3. Nguyên nhân gây bệnh chết héo do nấm Ceratocystis sp. và đề xuất biện
pháp phòng trừ ................................................................................................ 44
4.3.1. Nguyên nhân gây bệnh .......................................................................... 44
4.3.2. Biện pháp phòng trừ ............................................................................ 44
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 46
5.1. Kết luận .................................................................................................... 46
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 49
PHỤ LỤC


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rừng là tài nguyên quý giá của nhân loại, là bộ phận quan trọng của
môi trường sống và có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sản xuất của xã hội
loài người. Trong thực tế, ngoài việc cung cấp gỗ, củi và các loại lâm sản cho
nền kinh tế quốc dân thì nó còn đem nhiều lợi ích to lớn khác về mặt xã hội
và bảo vệ môi trường sinh thái. Bên cạnh đó, rừng còn giữ vai trò điều hòa
khí hậu, chống xói mòn rửa trôi và là nơi bảo tồn các nguồn gen động thực vật
quý giá.
Không có một quốc gia, dân tộc nào không biết rõ vai trò quan trọng
của rừng trong cuộc sống. Tuy nhiên thực trạng đáng buồn là không chỉ ở
Việt Nam mà ở hầu hết các nước trên thế giới thì việc khai thác rừng bừa bãi,
thiếu quy hoạch đang diễn ra một cách ồ ạt, rất khó kiểm soát đã làm cho tài
nguyên rừng ngày càng bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng, gây ảnh

hưởng nghiêm trọng đến đời sống của con người và tác động xấu đến sự sinh
trưởng, phát triển của các loài sinh vật trên trái đất.
Trước thực trạng đó bảo vệ tài nguyên rừng đã trở thành một yêu cầu,
một nhiệm vụ không thể trì hoãn đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Đó
là một thách thức vô cùng to lớn đòi hỏi mỗi cá nhân, tổ chức phải có trách
nhiệm trong việc phục hồi và phát triển rừng. Và một trong những giải pháp
hữu hiệu để phục hồi và phát triển rừng đó là trồng rừng. Hiện nay có rất
nhiều loại cây được lựa chọn để phục vụ cho công tác trồng rừng mang lại
hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là cây keo.
Keo được coi là cây trồng chủ lực ở nhiều nước trên thế giới trong đó
có Việt Nam. Cây keo mang lại hiệu quả kinh tế cao cho con người, là nguồn
cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp giấy, sản xuất ván dăm, đóng đồ
mỹ nghệ, hàng hóa xuất khẩu...


2

Tuy nhiên, trong quá trình gây trồng loại cây này thì không thể tránh
khỏi việc mắc một số bệnh hại làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển
và năng xuất chất lượng của cây.
Điển hình như thời gian gần đây ở một số vùng trồng Keo trọng điểm
đã xuất hiện những cây keo bị loét thân gây nên triệu chứng héo tán lá, sau đó
gỗ bị biến màu đen và cây bị nhiễm bệnh xuất hiện ở nhiều vùng sinh thái,
bệnh rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu. Các mẫu bệnh đã được Trung tâm
nghiên cứu Bảo vệ rừng - viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam giám định
nguyên nhân là do nấm Ceratocystis sp. gây ra. Đây là loại nấm mới được
phát hiện gây bệnh trên một số cây trồng ở Việt Nam, đặc biệt là cây keo,
nguồn gốc loại nấm này chưa được xác định.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Keo lai và Keo tai tượng là
những loài cây trồng chính, được trồng với diện tích lớn và tập trung. Để góp

phần ngăn chặn dịch bệnh phát triển và lan rộng, giảm nguy cơ thiệt hại về
kinh tế và môi trường thì việc nghiên cứu, phát hiện sớm bệnh và đề xuất biện
pháp phòng trừ bệnh hại trên cây keo là không thể thiếu được, vừa có ý nghĩa
khoa học vừa có ý nghĩa thực tiễn cao.
Xuất phát từ thực tế trên và nguyện vọng muốn tìm ra các biện pháp
phòng trừ một số loại bệnh hại cho cây keo nói chung cũng như cây Keo lai
nói riêng, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá ảnh hưởng của độ cao tới mức độ bị bệnh do nấm
Ceratocystis sp. gây hại trên Keo lai (Acacia hybrid) trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
* Mục tiêu
+ Xác định được nguyên nhân gây bệnh chết héo ở Keo lai.
+ Nghiên cứu đặc điểm sinh thái của nấm bệnh.


3

+ Đánh giá ảnh hưởng của độ cao tới khả năng gây bệnh chết héo Keo
lai do nấm Ceratocystis sp.
+ Đề xuất được một số biện pháp phòng trừ bệnh hại do nấm
Ceratocystis sp. gây ra tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
* Yêu cầu của đề tài
+ Đánh giá được ảnh hưởng của độ cao tới mức độ bị bệnh do nấm
Ceratocystis sp. gây hại trên Keo lai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
+ Đánh giá được thiệt hại của bệnh đối với Keo lai do nấm Ceratocystis
sp. gây ra.
1.3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
* Ý nghĩa khoa học và trong học tâp
+ Củng cố kiến thức đã học, bổ sung kiến thức chuyên môn.

+ Việc nghiên cứu đề tài là cơ sở để đề xuất biện pháp phòng trừ bệnh
hại trên cây keo.
+ Biết cách tổng hợp, phân tích để viết báo cáo nghiên cứu khoa học.
*Ý nghĩa trong thực tiễn
+ Qua quá trình thu thập số liệu giúp tôi học hỏi và làm quen với thực
tế sản xuất.
+ Làm cơ sở và tài liệu cho những đề tài và nghiên cứu có liên quan.
+ Để tài thực hiện nhằm xác định được ảnh hưởng của độ cao tới mức độ
bị bệnh do nấm Ceratocystis sp. gây hại trên Keo lai tại các địa điểm điều tra, từ
đó xác định được nguyên nhân gây bệnh do nấm Ceratocystis sp. gây ra, làm rõ
được điều kiện sinh thái của nấm bệnh. Qua đó có thể đưa ra được những đánh
giá cụ thể và thiết thực về loại bệnh nấm Ceratocystis sp.


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
Keo (Acacia) là một chi thực vật thuộc họ Đậu (Legumisosae), họ
phụ Trinh nữ (Mimosoideae). Theo đánh giá hiện nay trên toàn thế giới
chi keo Acacia có khoảng 1200 loài (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2003) [4],
trong đó Keo tai tượng (Acacia mangium), Keo lá tràm (Acacia
auriculiformis) và Keo lai (A. mangium x A. auriculiformis) được gây
trồng chủ yếu ở Việt Nam.
Diện tích trồng Keo tính đến nay theo số liệu tổng hợp từ các công
văn của 42 tỉnh trên cả nước là hơn 990 nghìn ha, dẫn đầu về diện tích
trong các loại cây được chọn trong trồng rừng. Keo là loài cây được ưu
tiên lựa chọn bởi nhiều đặc tính vượt trội như sinh trưởng nhanh, biên độ
sinh thái rộng, cải thiện được tính chất của đất...Đặc biệt gỗ Keo rất phù

hợp cho sản xuất nguyên liệu giấy, ván nhân tạo, sử dụng trong xây dựng,
đóng đồ mộc mỹ nghệ, hàng hóa xuất khẩu.... Ở nước ta Keo được trồng ở
hầu hết các tỉnh từ Miền Bắc, Miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ
với mục đích chủ yếu làm nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất giấy.
Tuy nhiên gần đây tại một số vùng trồng Keo trọng điểm trên đã
xuất hiện những cây Keo bị chết héo từ trên ngọn xuống hay còn gọi là
hiện tượng cây chết ngược, bệnh rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu. Các
mẫu bệnh đã được phòng Bảo vệ rừng Viện Khoa học Lâm nghiệp giám
định nguyên nhân là do loài nấm Ceratocystis sp. gây ra.
Nấm Ceratocystis sp. là nấm gây bệnh nguy hiểm cho nhiều loài cây gỗ,
có phân bố toàn thế giới nhưng gây hại nặng ở các nước nhiệt đới. Loài nấm
này được xác định là một mối đe dọa mới cho rừng trồng các loài keo ở Châu
Á và Úc (Phạm Quang Thu và cs, 2011) [8]. Hiện nay nấm Ceratocystis sp. đã


5

bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam, cây gây bệnh chủ yếu và đa số của loài bệnh
này cây nhãn, ca cao… Tuy nhiên theo điều tra vào những năm gần đây. Loại
nấm Ceratocystis sp. đã bắt đầu gây hại cho các loài cây rừng trồng, trong dó
có cây Keo lai đã xuất hiện với triệu chứng héo lá, loét thân, nấm làm gỗ bị
biến màu và cuối cùng cây chết. (Hội Nông dân Việt nam, 2011) [1].
Bệnh nấm Ceratocystis sp. là bệnh mới xuất hiện nên cần tìm ra những
biện pháp có hiệu quả, có lợi về mặt kinh tế nhằm hạn chế tác hại của bệnh,
bảo vệ cây, làm cho cây sinh trưởng, phát triển cho năng suất và phẩm chất
tốt. Trên những cơ sở nêu trên cần thúc đẩy công tác điều tra bệnh, phòng
tránh bệnh gây hại lây lan và nghiên cứu biện pháp tiêu diệt nhằm tránh gây
tổn thất về sản xuất Lâm nghiệp, đảm bảo ngành Lâm nghiệp giữ được mức
ổn định trong mọi trường hợp.
Ở rừng trồng đối với bệnh hại thân cành không phổ biến như bệnh hại lá

do cỏ cây dày và tế bào gỗ cứng nhưng bệnh này rất nguy hiểm vì nó làm cho
các cây còn non, cây trưởng thành sau khi bị bệnh sẽ có thể chết khô bệnh
không biểu hiện rõ như bệnh hại lá và một mặt chúng có thời gian ủ bệnh lâu
(từ 1 - 2 tháng đến 1 - 2 năm) mặt khác do tính chất phức tạp của vật gây bệnh
dẫn đến. Bệnh hại thân cành do nhiều vật gây bệnh tạo nên và phương thức lây
lan của bệnh hại thân cành cũng khác nhau: bệnh do nấm, vi khuẩn thường lây
lan nhờ gió, mưa, côn trùng; bệnh do virus, mycoplasma lại nhờ côn trùng
chích hút, cây kí sinh nhờ chim ăn vặt…(Trần văn Mão, 1997) [6].
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Tổng số trên dưới 1200 loài, chi Keo Acacia là một chi thực vật quan
trọng đối với đời sống xã hội của nhiều nước (Boland, 1989; Boland et al.,
1984; Pedley, 1987). Theo các ghi chép của Trung tâm giống cây rừng
Austraylia (dẫn từ Maslin và McDonald, 1996) thì các loài Keo Acacia của


6

Austraylia đã được gây trồng ở trên 70 nước với diện tích khoảng 1.750.000
ha vào thời điểm đó. Nhiều loài trong số đó đã đáp ứng được các yêu cầu về
sử dụng cho các mục tiêu công nghiệp, xã hội và môi trường. Các loài có
tiếng về cung cấp nguyên liệu gỗ và bột giấy là Keo lá tràm (A.
auriculiformis), Keo lá liềm (A. crassicarpa), Keo tai tượng (A. mangium),
Keo đa thân (A. aulacocarpa) v.v. còn các loài khác như A. colei, A .tumida
lại có tiềm năng cung cấp gỗ củi, chống gió và hạt làm thức ăn cho người ở
một số vùng Giống lai giữa Keo tai tượng và Keo lá chàm được
MesrsHerbum và Shim ghi chép vào đầu năm 1992 thuộc bang Sha –
Malaysia, năm 1987 mới được Pedkey xác định là giống lai. Nghiên cứu năm
1987 của Rufelds đã thấy rằng tại miền bắc Sabah. Các tác giả này cũng cho
thấy phẩm chất gỗ của Keo lai tốt hơn Keo tai tượng.

Năm 1988-1990 Benergee R. (Ấn Độ) đã xem xét nghiên cứu vùng
trồng Keo lá tràm ở Kalyani Nadia và đã phát hiện nấm bồ hóng Oidium sp.
gây hại trên cây non từ 1-15 tuổi. Florece E.J và đồng nghiệp ở viện Nghiên
cứu Lâm nghiệp Kerela Ấn Độ đã phát hiện ra bệnh phấn hồng do nấm
Corticium salmonicolor gây hại trên vùng trồng A. auricuformis bang Kerela,
tỷ lệ cây chết khoảng 10%. Ganapathy N. và các đồng nghiệp ở trung tâm
nghiên cứu quốc gia cây họ đậu ở Vamban Ấn Độ, phát hiện sự rụng lá
nghiêm trọng của cây non Acacia spp. trồng tại vùng đất khô hạn và vùng đất
đỏ đá ong (pH = 5,5 - 6,0) tại Tamilladu do bọ vòi voi Mylloceros sp. gây ra ở
4 loại A. auriculiformis, A. mangium, A. crassicarpa và A. holosericea.
Meshram P. và đồng nghiệp ở viện cây rừng Madhya Pradesh Ấn Độ nghiên
cứu về sâu và bệnh gây thiệt hại cho cây A. auriculiformis vườn ươm. Lucgo
J.N. thuộc phòng môi trường và tài nguyên thành phố Cebu, Philippin đã phát
hiện thấy một số bệnh trên (A. Mangium).
Trong thời gian 1995 - 1996, các cuộc điều tra các bệnh của bốn loài
keo được thực hiện ở miền bắc Austraylia và một số nước Đông Nam Á, được


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong môi trường làm việc năng động như hiện nay, để đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của xã hội, thì hành trang ra trường của mỗi sinh viên
không phải là chỉ nắm vững chuyên môn về mặt lý thuyết, mà còn phải giỏi
về thực hành.
Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn rất quan trọng giúp cho mỗi sinh
viên có điều kiện củng cố kiến thức đã học tập trong nhà trường và là cơ hội
cho mỗi sinh viên tự trao dồi kiến thức của bản thân ở ngoài thực tế nhằm
chuẩn bị hành trang cho công việc sau này.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và được sự nhất trí của ban

chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi tiến
hành thực hiện khóa luận: “Đánh giá ảnh hưởng của độ cao tới mức độ bị
bệnh do nấm Ceratocystis sp. gây hại trên Keo lai (Acacia hybrid) trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên”.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp, các thầy,
các cô đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong quá trình học tập
và rèn luyện ở trường Đại học Nông Lâm Thái nguyên.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Nguyễn Công Hoan đã
nhiệt tình, hướng dẫn chỉ bảo hoàn thành bài khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND huyện Đồng Hỷ, Võ Nhai, Phú
Lương, Đại Từ, Định Hóa và người dân đã nhiệt tình giúp đỡ tạo điều kiện
cho em trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Do trình độ và thời gian có hạn, bước đầu làm quen với phương pháp
nghiên cứu vì vậy khóa luận của tôi không tránh khỏi những thiếu sót, em rất
mong nhận được sự đóng góp quý báu của các thầy cô và các bạn để đề tài
của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.

Thái nguyên, tháng 05 năm2015
Sinh viên thực hiện
Dương Văn Duy


8

Đặc biệt là loài Ceratocystis fibriata ellis & Halstsensu lato (s.1) gây
chết hàng loạt Bạch đàn ở cộng hòa Công gô và Braxin (Roux etal, 2000); cây
Cà phê (coffe sp.) ở Colombia và venezuela (Marin et al, 2003. Pontis,1951).
Đây cũng chính là loài gây bệnh trên cây Xoài ở Braxin (Ploetz, 2003;
Ribero,1980; Viegas, 1960) [14], [15], [17] và là một trong những bệnh nguy

hiểm nhất trong nghành Nông nghiệp và cây trồng ở Nam Mỹ. Ở Indonesia
Ceratocystis sp. lần đầu tiên được ghi nhận khi Ceratocystis sp. fimbriata
(còn có tên là Rostrella cofeae) được công bố năm 1900 trên cây Cà phê
(coffea arabica) ở đảo Java (zimmerman, 1900) [13]. Sau đó nhiều loài
Ceratocystis sp. đã được tìm thấy trên nhiều cây chủ khác nhau trên nhiều hòn
đảo ở Indonesia. Gần đây nhất là phát hiện 5 loài nấm Ceratocystis sp. mới
gây hại trên cây keo.
2.2.1.3. Nghiên cứu về biện pháp phòng trừ bệnh
Trên Thế giới chưa có một loại thuốc đặc trị cụ thể nào để tiêu diệt
bệnh nấm Ceratocystis sp. trên cây Keo lai mà người ta chỉ sử dụng một số
loại thuốc gây ức chế cho sự phát triển phát sinh của bệnh như Benomyl 50
WP, Bavistin 50 FL, có hiệu quả ức chế sự phát triển của nấm Ceratocystis
sp. cao nhất. Các loại thuốc khác chỉ có hiệu quả ức chế sự phát triển của nấm
ở những nồng độ cao như: Tung Super 300 EC (nồng độ 1,0 ppm; 2,5 ppm và
5,0 ppm), Bonanza 100 SL, Anvil 5 SC và Score 250 EC ở nồng độ 2,5 ppm;
5,0 ppm. Thuốc Anvil 5 SC ở nồng độ 0,1 ppm có tác dụng ức chế thấp nhất
(Phạm Quang Thu và cs, 2011) [8].
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
2.2.2.1. Nghiên cứu về gây trồng Keo lai
Ở nước ta, Keo lai đã xuất hiện lác đác tại một số nơi ở Nam Bộ như Tân
Tạo, Trảng Bom, Sông Mây, Trị An và ở Ba Vì thuộc Bắc Bộ, nhưng cây lai này
đã xuất hiện trong rừng Keo tai tượng với các tỷ lệ khác nhau. Ở các tỉnh miền


9

nam là 3 - 4 % còn ở Ba Vì 4 - 5%, riêng giống lai tự nhiên ở Ba Vì được xác
định là giữa A.mangium (xuất xứ Daitree thuộc Bang Queenland) với
A.auriculiformis (xuất xứ Darwin thuộc Bang Northern territoria) của Australia.
Lê Đình Khả 1999 [2] các cây trội của Keo lai F1 được chọn ở rừng

trồng Keo tai tượng 2,5 tuổi, những cây lai này được cắt ở độ tuổi 85 cm để lấy
chồi giâm hom vào tháng 4/1993. Các dòng cây hom của cây lai được chọn
trồng vào tháng 10/1993 tại Ba Vì theo 3 khối, mỗi khối trồng đủ các dòng thí
nghiệm, mỗi dòng 10 cây và bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên đã cho kết quả.
Keo lai tự nhiên 2,5 tuổi trong rừng trồng Keo tai tượng tại Ba Vì có
chiều cao trung bình là 4,5 m và có đường kính ngang ngực là 5,2 cm, tháng
6/1993 cho nhiều chồi và cho số hom bình quân 289 hom trên gốc sau 3 lần
cắt. Trong tổng số 34 dòng dự tuyển thì tỷ lệ ra rễ của các dòng rất khác nhau,
dòng có tỷ lệ ra rễ trên 80% là dòng 33, 23. Ra rễ từ 60-72% các dòng 30, 32,
29, 28, 19, 20, 22, 12, các dòng có tỷ lệ ra rễ nhỏ hơn 7% là dòng 1, 3, 9. Với
kết quả trên chứng tỏ keo lai có khả năng ra chồi cao, tỷ lệ ra rễ tương đối lớn
và không giống nhau giữa các cá thể. Trong 10 tháng đầu, các dòng Keo lai
sinh trưởng về chiều cao và đường kính đều lớn hơn keo bố, mẹ đến 18 tháng
tuổi chúng vẫn có sinh trưởng cao hơn các dòng bố mẹ đối chứng (Lê Đình
Khả, 1999) [2]
2.2.2.2. Nghiên cứu về bệnh hại Keo
Vào cuối những những năm 1980 và đầu những năm 1990 bệnh dịch
cháy lá chết ngọn Bạch đàn đã xuất hiện rộng và là mối đe dọa lớn cho các
nhà trồng rừng trên khắp cả nước đặc biệt là vùng Đông Nam Bộ và miền
Trung (Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế).
Theo Nguyễn Hoàng Nghĩa (1997) [3] cho thấy diện tích rừng Bạch
đàn đã bị tấn công 50% tổng diện tích với các mức độ khác nhau và đều cảnh


10

báo nguy cơ gây hại lớn của bệnh đối với cây rừng trồng tập trung và đề xuất
định hướng nghiên cứu.
Dự án mang tên “Giảm thiểu tác động của bệnh Bạch đàn ở vùng Đông
Nam Á” ACIAR 9441 do trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc Tế của

Austraylia (ACIAR) tài trợ bắt đầu triển khai tại Việt Nam, Thái Lan,
Austraylia. Dự án được Viên Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam triển khai tại
Viêt Nam. Cho tới khi kết thúc dự án vào cuối năm 2000, dự án đã đặt nền
móng cho định hướng nghiên cứu về bệnh và mở đầu các nghiên cứu về chọn
giống Bạch đàn kháng bệnh nước ta. Bước đầu đã tìm hiểu được các loài nấm
hại, điều tra đánh giá mức độ nhiễm bệnh và ảnh hưởng của loài cũng như xuất
xứ nấm bị hại. Các kết quả đầu tư của dự án được báo cáo tại hội thảo dự án
bệnh Bạch đàn được tổ chức vào tháng 11 năm 2000 tại Thành Phố Hồ Chí
Minh (Nguyễn Hoàng Nghĩa (2000); Phạm Quang Thu (2000)) [5]. Từ đầu
những năm 1980 trở lại đây nhiều loài đã được nhập về đây trồng thử nghiệm
nước ta như Keo tai tượng (A. magium), Keo lá liềm (A. crassicarpa), Keo đa
thân (A. aulacocarpa), Keo bụi (A. cincinnata), Keo lá sim (A. holosericea) và
sau này là Keo lai tự nhiên được phát hiện và chủ động lai tạo.
Một vài năm trở lại đây diện tích gây trồng Keo đã tăng lên đáng kể
(gần 230000 ha) vào cuối năm 1999 thì cũng đã xuất hiện rừng trồng. Tại Đạ
Tẻh (Lâm Đồng) Keo lai thuần loài trồng trên diện tích 400 ha trong đó đã có
118,5 ha với tỷ lệ bị bệnh từ 7- 59% trong đó có một số diện tích bị khá nặng
(Phạm Quang Thu, 2002) [7]. Tại Bầu Bàng (Bình Dương) một số dòng Keo
lai đã mắc bệnh phấn hồng (Pink Disease) với tỷ lệ bị bệnh và mức độ bị bệnh
khá cao gây thiệt hại cho sản xuất. Tại Kom Tum năm 2001 có khoảng 1000 ha
rừng Keo lai 2 tuổi bị mắc bệnh loét thân, thối vỏ và dẫn đến khô ngọn. Tỷ lệ
nặng nhất là ở Ngọc Tú, Ngọc Hồi (Kom Tum) lên đến 90% số cây bị chết
ngọn.


11

2.2.2.3. Nghiên cứu về nấm Ceratocystis sp.
Theo kết quả điều tra bệnh hại rừng trồng mới được thực hiện năm
2010 và năm 2011 tại Thừa Thiên Huế cho thấy trên các diện tích rừng trồng

Keo tai tượng, Keo lá tràm và Keo lai ở một số địa phương của tỉnh đã xuất
hiện hiện tượng cây keo chết héo với tỷ lệ 5-7%. Bệnh hại keo ở Thừa Thiên
Huế được xác định là một loài nấm thuộc chi Ceratocystis sp. các loài nấm
thuộc chi này không phải mới xuất hiện ở Việt Nam, các kết quả nghiên cứu
trước đây đã ghi nhận loài nấm Ceratocystis fimbriata gây bệnh thối mốc mặt
cạo cây Cao su (Hội Nông dân Việt Nam, 2011) [1].
Nấm Ceratocystis fimbriata cũng được ghi nhận gây hại trên cây ca cao
gây nên bệnh héo rũ và được mô tả bệnh thường đi kèm với cây bị mọt đục
thân hoặc cành, lúc đầu có một số cành bị héo lá ngả sang màu nâu sau đó
toàn bộ cây bị héo và chết (Hội Nông dân Việt nam, 2011) [1].
Một số nghiên cứu khác cũng phát hiện nấm gây bệnh thối đen quả
Dứa, thối quả Thanh long do nấm Ceratocystis paradoxa. (Phạm Quang Thu
và cs, 2011) [8].
2.2.2.4. Biện pháp phòng trừ bệnh
+ Biện pháp canh tác: Chăm sóc cây đầy đủ, cung cấp dinh dưỡng hợp
lý cho vườn cây; Sau khi thu hoạch, tiến hành cắt tỉa và tiêu huỷ những cành
sâu bệnh, cành vô hiệu bên trong tán, vệ sinh vườn sạch sẽ.
Bệnh có thể lây lan qua dụng cụ cắt tỉa, do đó sau mỗi lần cắt tỉa cũng
như khi sử dụng dụng cụ từ cây bị bệnh sang cây khoẻ nên khử trùng dụng cụ
bằng cách ngâm dụng cụ trong dung dịch cồn 900 trong 10 phút nhằm tiêu
diệt mầm bệnh cũng như tránh sự lây lan; Cắt bỏ cành, cây bị bệnh nặng. Tiêu
huỷ tập trung. Quét thuốc trừ nấm hoặc nước ngay vết cắt để tránh nhiễm
bệnh ngay vết thương.
* Lưu ý: nếu vết cắt vẫn còn ứa ra lớp nhựa đen có chứa bào tử nấm thì
tiếp tục cắt sâu vào và tiếp tục quan sát cho đến khi vết cắt khô hẳn.


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 4.1 : Bảng tỷ lệ bị bệnh và mức độ bị bệnh của từng OTC ................... 30
Bảng 4.2: Bảng số liệu tỷ lệ bệnh do nấm Ceratocystis sp. gây ra trên cây Keo
lai theo độ cao. ................................................................................................ 33
Bảng 4.3. Bảng kiểm định ANOVA tỷ lệ bị bệnh theo độ cao ...................... 34
Bảng 4.4. Thể hiện kết quả kiểm định sâu ANOVA dùng kiểm định (LSD)......... 35
Bảng 4.5: So sánh mức độ bị bệnh theo cấp độ cao ....................................... 36
Bảng 4.6: bảng kiểm định ANOVA mức độ bị bệnh theo độ cao ................. 37
Bảng 4.7: Thể hiện kết quả kiểm định sâu ANOVA dùng kiểm định (LSD)....... 37
Bảng 4.8: Tỷ lệ bị bệnh theo địa điểm ............................................................ 38
Bảng 4.9. Bảng ANOVA về tỷ lệ bị bệnh theo địa điểm ................................ 39
Bảng 4.10: Thể hiện kết quả kiểm định sâu ANOVA dùng kiểm định (LSD)..... 40
Bảng 4.11: Mức độ bị bệnh theo địa điểm ...................................................... 41
Bảng 4.12. Bảng kiểm định ANOVA mức độ bị bệnh theo địa điểm ........... 43
Bảng 4.13: Thể hiện kết quả kiểm định sâu ANOVA dùng kiểm định (LSD)..... 43


13

thấp dần xuống phía Nam. Cấu trúc vùng núi phía Bắc chủ yếu là đá phong
hóa mạnh, tạo thành khá nhiều hang động và thung lũng nhỏ. Phía Tây Nam
có dãy Tam Đảo (với đỉnh cao nhất là 1.590 m), các vách núi dựng đứng và
kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Ngoài ra, dãy núi Ngân Sơn bắt
đầu từ Bắc Kạn chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam đến Võ Nhai và dãy
núi Bắc Sơn chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Cả ba dãy núi Tam Đảo,
Ngân Sơn và Bắc Sơn đều là những dãy núi cao che chắn gió mùa Đông Bắc.
2.3.3. Khí hậu, thủy văn
2.3.3.1. Đặc điểm khí hậu
Theo số liệu hàng năm của Trung tâm Khí tượng thủy văn tỉnh Thái
Nguyên, nhiệt độ trung bình hàng năm trên địa bàn tỉnh là 22,50C - 23,20C,

biên độ nhiệt độ ngày và đêm khá cao từ 7,0 - 7,30C. Nhiệt độ trung bình tối
đa là 370C (tháng 7, 8), cao tuyệt đối là 40,30C, trung bình tối thấp là 70C
(tháng 1). Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất tập trung vào các tháng 6, 7, 8,
nhiệt độ tháng thấp nhất từ tháng 12 đến tháng 1, tháng 2 năm sau. Điều đáng
lưu ý là nhiệt độ trung bình hàng năm ở phía Bắc và phía Nam của tỉnh chỉ
chênh nhau khoảng 0,50 - 100C, song nhiệt độ thấp tuyệt đối trong mùa đông
chênh lệch nhau khá nhiều (ở Định Hóa là 0,40C còn ở thành phố Thái
Nguyên là 30C). Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ
và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm.
Mùa đông thường chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng lạnh nhiều (nằm ở
huyện Võ Nhai); vùng lạnh vừa (gồm các huyện Định Hóa, Phú Lương và
phía nam huyện Võ Nhai); vùng ấm (gồm các huyện Đại Từ, thành phố Thái
Nguyên, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên và thị xã Sông Công). Lượng mưa
trung bình hàng năm đạt khoảng 2.000 - 2.500 mm (cao nhất vào tháng 8 và thấp
nhất vào tháng 1). Mưa thường tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa
trong thời gian này đạt 1.471 mm ở Định Hóa và 1.726 mm ở thành phố Thái
Nguyên, chiếm khoảng 85- 87% tổng lượng mưa cả năm. Theo số liệu thống kê


14

theo dõi của Trạm khí tượng thủy văn tỉnh Thái Nguyên, riêng lượng mưa tháng
8 chiếm gần 30% tổng mưa cả năm nên thường gây ra lũ lụt. Vào mùa khô,
lượng mưa trong tháng chỉ bằng 0,5% lượng mưa cả năm.
Tần suất sương muối thường xảy ra vào cuối tháng 12 và tháng 1 hàng
năm. Khu vực thường hay xuất hiện thời tiết sương muối là Võ Nhai, Phú
Bình. Độ ẩm không khí trung bình từ 80 - 85%.
2.3.3.2. Chế độ thủy văn
Thái Nguyên có hai con sông chính chảy qua là Sông Công và sông Cầu.
Hai sông này là nguồn cấp nước chính cho nền kinh tế, dân sinh của tỉnh.

Sông Công có lưu vực 951 km2, bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá huyện
Định Hoá, chạy dọc theo chân núi Tam Đảo. Dòng sông đã được ngăn lại ở Đại
Từ, tạo thành Hồ Núi Cốc có mặt nước rộng khoảng 25 km2. Hồ này chứa được
175 triệu m3 nước, chủ động tưới tiêu cho 12.000 ha lúa 2 vụ, hoa màu, cây công
nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông
Công.
Sông Cầu nằm trong hệ thống sông Thái Bình, có lưu vực 3.480 km2, bắt
nguồn từ Chợ Đồn chảy theo hướng Bắc - Đông Nam. Lưu lượng nước mùa mưa
là 3500 m3/s, mùa kiệt là 7,5 m3/s. Trên sông này có hệ thống thuỷ nông sông Cầu
(trong đó có đập dâng thác Huống) tưới cho 24,000 ha lúa 2 vụ của huyện Phú
Bình (Thái Nguyên) và Hiệp Hoà, Tân Yên (Bắc Giang).
Mùa lũ trên các sông trong tỉnh bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào cuối
tháng 10, đầu tháng 11, tỷ lệ xuất hiện lũ nhiều vào các tháng 6 - 9. Số trận lũ
trung bình/năm từ 1,5 - 2,0 trận, năm nhiều có tới 4 trận lũ. Mùa khô bắt đầu vào
tháng 11 và kết thúc vào cuối tháng 4. Lượng nước trên sông trong các tháng này
bình quân mỗi tháng chỉ bằng 0,5 - 2,0% tổng lượng nước trên sông cả năm. Do
lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm nên vào những tháng
mùa cạn nước trên sông suối thường không đáp ứng được cho nhu cầu dùng nước
cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.


15

2.3.4. Địa chất, thổ nhưỡng
Theo tài liệu thổ nhưỡng và kết quả điều tra bổ sung những năm gần đây
cho thấy tỉnh Thái Nguyên có nhiều loại đất khác nhau được hình thành bởi quá
trình feralit.
- Đất feralit núi chiếm 48,1% diện tích tự nhiên, phân bố ở độ cao trên 200 m.
- Đất feralit đồi chiếm 31,1% diện tích tự nhiên.
- Đất dốc tụ và đất đồng bằng trên thềm phù sa cổ, phù sa sông suối chiếm

12,4% diện tích tự nhiên.
Điều này cho thấy tài nguyên đất của tỉnh Thái Nguyên khá đa dạng,
phần lớn đất đai thích hợp cho phát triển Nông, Lâm nghiệp.
2.3.5. Hiện trạng đất đai và tài nguyên rừng
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 354.150,15 ha, trong đó diện tích
đất cho sản xuất nông nghiệp chiếm khoảng 23%, diện tích đất có rừng chiếm
gần 48%, còn lại là diện tích đất phi nông nghiệp (đất ở, đất chuyên dùng, …).
Theo số liệu của Bộ NN & PTNT tính đến ngày 31/12/2008, diện tích
có rừng của tỉnh Thái Nguyên là 167.904 ha với độ che phủ là 45,3%, trong
đó diện tích rừng tự nhiên là 99.922 ha (chiếm gần 59,5%), diện tích rừng
trồng là 67.982 ha (chiếm 40,5%) và diện tích mới trồng là 7.571 ha, trong đó
rừng tự nhiên phân bố tập trung ở các huyện: Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ,
Đồng Hỷ, Phú Lương.
* Hệ động thực vật rừng: Theo ước tính, hệ thực vật toàn tỉnh có

khoảng 490 loài thuộc 344 chi, 130 họ của 8 ngành thực vật bậc cao có mạch,
trong đó, có 207 loài cây gỗ nhỡ và lớn thuộc 60 họ (có 117 loài chiếm ưu thế
trong các loài cây rừng), các loài dây leo thuộc 17 họ. Ngoài ra, còn có 20 loài
thực vật bậc cao thủy sinh thuộc các họ Hòa thảo, Cói, Rong tóc tiên,… Hệ
động vật rừng của tỉnh có khoảng 213 loài, trong đó lớp thú có 51 loài thuộc


×