Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của loài cây bách hợp và hoàng tinh trắng làm cơ sở cho việc bảo tồn các loài thực vật quý hiếm tại khu bảo tồn thiên nhiên phia oắc – phia đén tỉnh c

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 67 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

HÀ DƯƠNG HÙNG
NGIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ VÀ SINH THÁI CỦA LOÀI
CÂY BÁCH HỢP (LILIUM PRINULINUM VAR. OCHERACEUM) VÀ
HOÀNG TINH TRẮNG (DISPOROPSIS LONGIFLIA CRAIB) LÀM CƠ SỞ
CHO VIỆC BẢO TỒN HAI LOÀI THỰC VẬT QUÝ HIẾM TẠI KHU BẢO
TỒN THIÊN NHIÊN PHIA OẮC – PHIA ĐÉN TỈNH CAO BẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyênngành

: Quản lý tài nguyên rừng

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2011- 2015

Thái Nguyên, năm 2015



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

HÀ DƯƠNG HÙNG
NGIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ VÀ SINH THÁI CỦA LOÀI
CÂY BÁCH HỢP (LILIUM PRINULINUM VAR. OCHERACEUM) VÀ
HOÀNG TINH TRẮNG (DISPOROPSIS LONGIFLIA CRAIB) LÀM CƠ SỞ
CHO VIỆC BẢO TỒN HAI LOÀI THỰC VẬT QUÝ HIẾM TẠI KHU BẢO
TỒN THIÊN NHIÊN PHIA OẮC – PHIA ĐÉN TỈNH CAO BẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyênngành

: Quản lý tài nguyên rừng

Lớp

: K43 QLTNR N02

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học


: 2011- 2015

Giảng viên hướng dẫn: Th.s Trần Thị Hương Giang

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

HÀ DƯƠNG HÙNG
NGIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ VÀ SINH THÁI CỦA LOÀI
CÂY BÁCH HỢP (LILIUM PRINULINUM VAR. OCHERACEUM) VÀ
HOÀNG TINH TRẮNG (DISPOROPSIS LONGIFLIA CRAIB) LÀM CƠ SỞ
CHO VIỆC BẢO TỒN HAI LOÀI THỰC VẬT QUÝ HIẾM TẠI KHU BẢO
TỒN THIÊN NHIÊN PHIA OẮC – PHIA ĐÉN TỈNH CAO BẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyênngành

: Quản lý tài nguyên rừng

Lớp


: K43 QLTNR N02

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2011- 2015

Giảng viên hướng dẫn: Th.s Trần Thị Hương Giang

Thái Nguyên, năm 2015


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1: Công thức tổ thành tầng cây cao nơi có Bách hợp và Hoàng tinh
trắng phân bố ................................................................................................... 32
Bảng 4.2. Tổng hợp độ tàn che của các OTC có Bách hợp và Hoàng tinh trắng
phân bố ............................................................................................................ 33
Bảng 4.3: Công thức tổ thành cây tái sinh nơi có Bách hợp và Hoàng tinh
trắng. ................................................................................................................ 34
Bảng 4.4: Độ che phủ của cây bụi thảm tươi tại khu vực nghiên cứu ............ 36
Bảng 4.5: Kết quả điều tra đất......................................................................... 37
Bảng 4.6. Phân bố theo trạng thái rừng........................................................... 39
Bảng 4.7. Phân bố theo đai cao ....................................................................... 40
Bảng 4.8. Phân bố theo trạng thái rừng........................................................... 40

Bảng 4.9. Phân bố theo đai cao ....................................................................... 41
Bảng 4.10. Tổng hợp số liệu tác động của con người và vật nuôi trên các
tuyến đo ........................................................................................................... 42


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1: Thân cây Bách hợp.......................................................................... 28
Hình 4.2: Thây cây Hoàng tinh trắng .............................................................. 28
Hình 4.3: Củ Bách hợp .................................................................................... 29
Hình 4.4: Củ Hoàng tinh trắng ........................................................................ 29
Hình 4.5: Lá Cây Bách hợp .......................................................................... 30
Hình 4.6: Lá Cây Hoàng tinh trắng ................................................................. 30
Hình 4.7: Hoa Bách hợp ............................................................................... 31
Hình 4.8: Hoa Hoàng tinh trắng ...................................................................... 31


iv

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

BTTT

: Bảo tồn thiên nhiên

CTTT

: Công thức tổ thành


ĐDSH

: Đa dạng sinh học

IUCN

: Liên minh quốc tế bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên
nhiên ( International Union for Conservation of Nature
and Natural Resources)

KBT

: Khu bảo tồn

LK

: Loài khác

NC

: Nghiên cứu

ODB

: Ô dạng bản

OTC

: Ô tiêu chuẩn


QLBVR

: Quản lý bảo vệ rừng

TĐT

: Tuyến điều tra


v

MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu của đề tài.................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài.................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập .............................................................................. 2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 4
2.1.1. Về cơ sở sinh học .................................................................................... 4
2.1.2. Về cơ sở bảo tồn ...................................................................................... 4
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ................................................ 6
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .......................................................... 6
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước............................................................ 8
2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu ................................................................ 10
2.3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................ 10

2.3.2. Đặc điểm hệ động thực vật.................................................................... 13
2.3.3. Điều kiện kinh tế xã hội ....................................................................... 14
2.3.4. Nhận xét chung về những thuận lợi và khó khăn của địa phương........ 15
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG , NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
......................................................................................................................... 17
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 17
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 17
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 17


vi

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 17
3.2.1. Địa điểm đề tài ...................................................................................... 17
3.2.2. Thời gian: Đề tài được tiến hành từ 1/2015 – 4/2015. .......................... 17
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 17
3.3.1. Tình hình khai thác, sử dụng và sự hiểu biết của người dân về loài cây
Bách hợp và Hoàng tinh trắng ........................................................................ 17
3.3.2. Đặc điểm nổi bật về hình thái của Bách hợp và Hoàng tinh trắng ....... 17
3.3.3. Một số đặc điểm sinh thái của các loài Bách hợp và Hoàng tinh trắng 17
3.3.4. Đánh giá sự tác động của con người tới loài cây Bách hợp và Hoàng
tinh trắng tại khu vực nghiên cứu. .................. Error! Bookmark not defined.
3.3.5. Đề xuất một số biện pháp phát triển và bảo tồn các loài Bách hợp,
Hoàng tinh trắng tại khu vực nghiên cứu. ....................................................... 18
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ................................... 18
3.4.1 . Phỏng vấn người dân ................................................................................. 18
3.4.2. Phương pháp kế thừa............................................................................. 18
3.4.3. Phương pháp lập điều tra theo tuyến..................................................... 19
3.4.4. Phương pháp lập ô tiêu chuẩn ( OTC ) ................................................. 19
3.4.5. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu điều tra ............................ 20

3.4.6. Đánh giá tác động của con người đến hệ thực vật ................................ 24
PHẦN 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 26
4.1. Tình hình khai thác, sử dụng và kiến thức của người dân về cây Bách
hợp, Hoàng tinh trắng...................................................................................... 26
4.1.1. Sự hiểu biết của người dân địa phương về cây Bách hợp và Hoàng tinh
trắng . ............................................................................................................... 26
4.1.2. Đặc điểm sử dụng về loài cây Bách hợp và Hoàng tinh trắng .............. 27
4.2. Đặc điểm nổi bật về hình thái thân, rễ, tán lá, hoa quả của loài Bách hợp
và Hoàng tinh trắng ......................................................................................... 28


i

LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.S Trần Thị Hương Giang là người
tạo điều kiện để em thực hiện đề tài nghiên cứu, tiếp thu được nhiều kiến thức
liên quan đến thực tiễn, đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện
đề tài. Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự nhất trí của nhà
trường, ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp và sự hướng dẫn trực tiếp của cô
giáo Trần Thị Hương Giang tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một
số đặc điểm sinh học của loài cây Bách hợp và Hoàng tinh trắng làm cơ sở
cho việc bảo tồn các loài thực vật quý hiếm tại khu bảo tồn thiên nhiên
Phia Oắc – Phia Đén tỉnh Cao Bằng”.
Trong thời gian nghiên cứu đề tài, được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của
cô giáo Th.S Trần Thị Hương Giang và các thầy cô giáo trong khoa cùng với
sự phối hợp giúp đỡ của các ban ngành lãnh đạo khu bảo tồn Phia Oắc – Phia
Đén và người dân, tôi đã hoàn thành khóa luận đúng thời hạn. Bên cạnh đó tôi
xin cảm ơn đến các ban nghành lãnh đạo, các cán bộ kiểm lâm viên khu bảo
tồn Phia Oắc – Phia Đén và bà con trong khu bảo tồn đã tạo điều kiện giúp tôi
hoàn thành khóa luận.

Do trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế do vậy khóa
luận không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong nhận được sự giúp đỡ của
các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn đồng nghiệp để khóa luận này được hoàn
thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Hà Dương Hùng


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Theo xu hướng hiện nay, con người đã, đang sử dụng và ngày càng ưa
chuộng các loại thuốc có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên. Trong đó bách
hợp và hoàng tinh hoa trắng là hai loại dược liệu quý thường được dân gian
sử dụng để giảm các triệu chứng đau nhức, mệt mỏi, suy yếu và giúp tăng
cường thể lực. Theo Đông y, bách hợp có vị ngọt nhạt, tính mát, có công năng
dưỡng âm nhuận phế, thanh tâm, an thần, giải độc, nhuận trạng, lợi đại tiểu
tiện. Hoàng tinh hoa trắng có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ trung ích khí,
trừ phong thấp, nhuận tâm phế, ích tỳ vị, trợ gân cốt, thân rễ được dùng làm
thuốc bổ, tăng lực, chữa mệt mỏi…. Tuy nhiên, con người đang lạm dụng quá
mức việc khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên, tài nguyên sinh vật. Hiện
nay, bách hợp và hoàng tinh hoa trắng đang bị khai thác cạn kiệt. Theo Sách
đỏ Việt Nam (2007) Hoàng tinh hoa trắng được xếp vào nhóm sắp nguy cấp
(VU), còn bách hợp được xếp vào nhóm nguy cấp (EN), cả hai đều thuộc
nhóm IIa Nghị định 32 CP. Vì vậy việc bảo tồn hai loại dược liệu quý này

trong thiên nhiên và nghiên cứu ứng dụng hai cây thuốc quý hiếm này trong
việc bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống là rất thiết thực. Xuất
phát từ nhu cầu như vậy và được sự nhất trí của khoa Lâm nghiệp trường Đại
Học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi tiến hành thực hiện chuyên đề tốt nghiệp:
“Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của loài Cây Bách hợp (Lilium
primulinum var.ocheraceum và Hoàng tinh trắng (Disporopsis longiflia
craib) làm cơ sở cho việc bảo tồn các loài thực vật quý hiếm tại khu bảo tồn
thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén tỉnh Cao Bằng”.
Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ góp phần cung cấp thông tin cơ bản về
đặc điểm phân bố, sinh thái, sinh học của loài Bách hợp và Hoàng tinh


2
hoa trắng làm cơ sở cho việc bảo tồn và phát triển nguồn gen thực vật
quý hiếm ở nước ta.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu của đề tài
- Xác định được đặc điểm hình thái loài cây Bách hợp và Hoàng tinh trắng.
- Xác định được một số đặc điểm sinh thái của loài cây Bách hợp và Hoàng
tinh trắng.
- Đề xuất một số biện pháp bảo vệ và phát triển của các loại cây Bách hợp
và Hoàng tinh trắng còn tồn tại trong khu bảo tồn.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Tìm hiểu tình hình phân bố tự nhiên của các loài Bách hợp
(Lilium primulinum var.ocheraceum ) và Hoàng tinh trắng
(Disporopsis longiflia craib) tại khu bảo tồn Phia Oắc - Phia Đén tỉnh Cao
Bằng.
- Tìm hiểu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của các loài Bách hợp
(Lilium primulinum var.ocheraceum) và Hoàng tinh trắng (Disporopsis longiflia craib)
trong khu vực từ đó đề xuất một số giải pháp để bảo tồn và phát triển loài.

1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập
Qua việc nghiên cứu và thực hiện đề tài này giúp tôi hiểu thêm về sự
phân bố và sinh trưởng của các loài bách hợp và hoàng tinh hoa trắng.
Giúp tôi làm quen được với công việc nghiên cứu khoa học, và củng cố
được lượng kiến thức chuyên môn đã học, có thêm cơ hội kiểm chứng những lý
thuyết đã học trong nhà trường đúng theo phương châm học đi đôi với hành.
Nắm được các phương pháp nghiên cứu, bước đầu tiếp cận và áp dụng
kiến thức đã được học trong trường vào công tác nghiên cứu khoa học.


3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Đề tài nghiên cứu và đánh giá đặc điểm sinh học của cây Bách Hợp và
Hoàng tinh trắng nhằm đề xuất một số biện pháp bảo tồn loài.
Kết quả của đề tài là cơ sở để phát triển và nuôi trồng cây Bách hợp và
Hoàng tinh trắng làm dược liệu, góp phần vào phát triển nền kinh tế - xã hội
của địa phương.


4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
Hiện nay do nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho nguồn tài nguyên đa
dạng sinh học của Việt Nam đã và đang bị suy giảm. Nhiều hệ sinh thái và
môi trường sống bị thu hẹp diên tích và taxon loài và dưới loài đang đứng
trước nguy cơ bị tuyệt chủng trong những năm gần đây.
2.1.1. Về cơ sở sinh học
Nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài hết sức cần thiết và quan,trọng,

đây là cơ sở khoa học cho việc bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên
thiên nhiên, ngăn ngừa suy thoái các loài nhất là động vật, thực vật quý hiếm,
ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái… Là cơ sở khoa học
xây dựng mối quan hệ giữa con người và thế giới tự nhiên.
2.1.2. Về cơ sở bảo tồn
Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường Việt Nam đã đề ra nhiều
biện pháp, cùng với các chính sách kèm theo nhằm bảo vệ tốt hơn nguồn tài
nguyên đa dạng sinh học của đất nước. Tuy vậy, thực tế đang đặt ra nhiều vấn
đề liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học cần phải giải quyết như quan hệ
giữa bảo tồn và phát triển bền vững hoặc tác động của biến đổi khí hậu đối
với bảo tồn đa dạng sinh học [2].
Để bảo vệ và phát triển các loài động thực vật quý hiếm Chính Phủ đã
ban hành (nghị định số 32 /2006/NĐ-CP) [8]. Nghị định quy định các loài
động thực vật quý hiếm, gồm hai nhóm chính:
+ IA,B thực vật rừng, động vật rừng nghiêm cấm khái thác và sử dụng vì
mục đích thương mại.
+ IIA,B thực vật rừng, động vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục
đích thương mại.


5
Dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài của IUCN, chính phủ
Việt Nam cũng công bố Sách đỏ Việt Nam để hướng dẫn, thúc đẩy công tác bảo
vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên. Đây cũng là tài liệu khoa học dược sử dụng
vào việc soạn thảo và ban hành các qui định, luật pháp của Nhà nước về bảo vệ
tài nguyên sinh vật thiên nhiên, tính đa dạng sinh học và môi trường sinh thái.
Sách đỏ IUCN công bố văn bản năm 2004 (Sách đỏ 2004) vào ngày 17 tháng 11,
2004. Văn bản này đã đánh giá tất cả 38.047 loài, cùng với 2.140 phân loài,
giống, chi và quần thể. Trong đó, 15.503 loài nằm trong tình trạng nguy cơ tuyệt
chủng gồm 7.180 loài động vật, 8.321 loài thực vật, và 2 loài nấm.

Danh sách cũng công bố 784 loài loài tuyệt chủng được ghi nhận từ năm
1500. Như vậy là đã có thêm 18 loài tuyệt chủng so với bản danh sách năm
2000. Ví dụ, trong năm 2002 danh sách tuyệt chủng đã giảm xuống 759 trước
khi tăng lên như hiện nay.
Phiên bản 2008 được phát hành ngày 6 tháng 10 năm 2008 trong Đại hội
Bảo tồn Thế giới ở Barcelona có một số sửa đổi so với phiên bản 2007 và 2006.
Các loài được xếp vào 9 bậc theo các tiêu chí về mức độ đe dọa tuyệt
chủng như tốc độ suy thoái (rate of decline), kích thước quần thể (population
size), phạm vi phân bố (area of geographic distribution), và mức độ phân tách
quần thể và khu phân bố (degree of population and distribution fragmentation).
+ Tuyệt chủng ( EX)
+Tuyệt chủng trong tự nhiên( EW)
+Cực kì nguy cấp( CR)
+ Nguy cấp ( EN)
+ Sắp nguy cấp ( VU)
+ Sắp bị đe dọa: Là một trạng thái bảo tồn của sinh vật. Một loài hoặc
nòi bị đánh giá là Sắp bị đe dọa khi nó sắp phải đối mặt với nguy cơ tuyệt
chủng trong tự nhiên cao trong một tương lai không xa.


6
+ Ít quan tâm: Least Concern
+Thiếu dữ liệu: Data Deficient
+ Không được đánh giá
Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ
lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã
nguy cấp (Ban hành kèm theo Quyết định số 74 /2008/QĐ-BNN ngày 20
tháng 6 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) [10].
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Nghiên cứu loài cây bách hợp
Cây bách hợp (Lilium primulinum var.ocheraceum)
được phát hiện tại nước ta vào năm 2008 ở khu vực Cao Bằng Bắc Cạn,
Lạng Sơn. Bách hợp được xếp vào nhóm một lá mầm (Monocotylendones),
phân lớp hành (Lilidae), bộ hành (Liliales), họ hành (Liliaceae), chi Lilium
bao gồm khoảng 100 loài, được phân loại thành 7 nhóm. Và bách hợp được
xếp vào nhóm Oriental cùng với các loài L.auratum,japonicum, rubellum
nobilissimum, speciosum. Tuy trên thế giới có rất ít các nghiên cứu riêng về
cây bách hợp nhưng bách hợp là loài thuộc chi Lilium. Và các loài trong chi
Lilium nói chung và bách hợp nói riêng có giá trị kinh tế cao do có hoa đẹp
rất được ưa chuộng trên thế giới, riêng bách hợp còn có thêm giá trị về y
học nên các loài trong chi Lilium được rất nhiều nghiên cứu trên thế giới.
Trong đó chủ yếu là các nghiên cứu nuôi trồng, sản xuất khai thác hoa, các
nghiên cứu nuôi cấy mô, lai tạo các giống mới và bảo quản hoa. Trong đó
có thể kể đến:
Robb [18], Hackett [16], đã thành công trong việc nghiên cứu vảy củ
sạch bệnh làm vật liệu nuôi cấy mô.


7
Takayma [21], đã nghiên cứu và thấy rằng: các loại vẩy củ ở các giống
có kích thướckhác nhau trong cùng một môi trường nuôi cấy, sẽ tạo cho hệ số
nhân khác nhau.
Niimi and Onozawa [17], đã nghiên cứu và phát triển ra lá là một bộ
phận được sử dụng làm vật liệu khởi đầu cho nuôi cấy mô.
Verron (1995), [23] đã tiến hành nuôi cấy thành công đoạn thân, chồi
đỉnh, chồi nách của giống Convallaria Maalis trên môi trường MS có bổ sung
vitamin.
Van aartrijk and Blom Barnhoom [22], đã tìm ra môi trường thích hợp
cho nuôi cấy hoa loa kèn là môi trường có hàm lượng giảm đi 1/2 .

Việc bổ sung thêm inositon và thiamin – HCL đóng vai trò quan trọng
trong nhân giống hoa loa kèn bằng nuôi cấy mô.
Swat [20], Schenk [19], đã nghiên cứu một số dung dịch bảo quản hoa lily
cắt cành. Kết quả tìm ra dung dịch gồm có (200 ppm 8 – hydroxyquinoline
citrate (8- HQC) + 3% sucrose ) đã giữ được hoa tươi lâu hơn 4 tuần trong điều
kiện bảo quản lạnh. Sau đó Bang cũng tìm ra hai dung dịch bảo quản hoa cắt
gồm (200ppm 8 – hydroxyquinoline citrate (8-HQC)+ 3% sucrose + 50 ppm
GA3) và dung dịch (0,2 mM silver thiosunfate
(STS) + 10% sucrose + 100pp GA3 + 1 mM MnC12) làm tăng tỉ lệ hoa
nở, kéo dài tuổi thọ cắt hoa và giữ cho bộ lá xanh đến khi hoa tàn.
Nghiên cứu loài Cây Hoàng tinh trắng
Trên thế giới Hoàng tinh ở nhiều nước khác nhau như Lào , Thái lan ,
Trung quốc… Đã biết đây là một loài thuốc quý.Thân rễ đã chế được dùng
làm thuốc bổ, tăng lực, chưa mệt mỏi, kém ăn, đau lưng, thớp khớp, khô cổ,
khát nước. Thường xuyên bị khai thác trong vòng vài chục năm trở lại đây
Hoàng tinh trắng có giá trị kinh tế lớn lao ở chỗ chúng được tiêu thụ, trao
đổi tại chỗ, là nguồn sống cho rất nhiều gia đình, nhiều cộng đồng sống ở


8
rừng và phụ thuộc vào rừng. Ở các nước nghèo, đang phát triển phụ thuộc vào
những sản phẩm này của rừng để tiêu dùng và là nguồn thu nhập, ở các cộng
đồng, những nơi xa các trung tâm dịch vụ, người nghèo chưa có điều kiện tới
dịch vụ chăm sóc y tế đắt tiền, ở đó người dân coi nguồn dược liệu tự nhiên,
bản địa khai thác được là hiệu quả và rẻ tiền để chăm sóc sức khỏe và chữa
bệnh thông thường. Do hiện nay loài này đang bị khai thác thường xuyên.
Nên nhiều nước trên thế giới đã và đang nghiên cứu nhân giống cây trồng
Hoàng tinh trắng bằng hạt.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu loài cây Bách hợp

Các nghiên cứu liên quan tới cây Bách hợp.
Theo các tài liệu y học cổ truyền Bách hợp có vị đắng, tính hàn, có tác
dụng nhuận phế, trừ đờm, trị ho, dưỡng tâm, an thần, khó ngủ, lợi tiểu, thanh
nhiệt. Dùng để chữa trị suy ốm, ho, viêm phế quản, tim, hô hấp, ác mộng, đau
ngực,hoặc làm thuốc kiện vị, an thần gây ngủ. Nước ép củ tươi thoa trị viêm,
lở ngoài da, ngậm chữa viêm họng.
Theo Trần Hoàng Loan [11], ở Việt Nam mới chỉ phát hiện thấy 2 loài là
cây Bách hợp mọc hoang dại trên các núi đá, các đồi cỏ ở Thái Nguyên, Cao
Băng, Lạng Sơn và loài Gagnep có ở đồi cỏ Sâp – Lào Cai.
Hà Thị Thúy [14] đã nghiên cứu hoàn thiện công nghệ nhân nhanh in
vitro 10 giống hoa lilium nhập nội từ Mỹ (2001). Kết quả là 8 giống có chất
lượng hoa tốt, gồm 2 giống hoa lily thơm O.L Casablanca, O.L Parmount, 6
giống hoa lily thường là A.L Antaretica, A.L Malta, A.L London, A.L
Rhodos, A.L Granderu, La lily My Fair Lady, có thể bổ sung vào nguồn giống
lily thương mại ở Việt Nam.
Trân Duy Qúi [12] đã nhập nội tập đoàn giống lily ( từ Hà Lan và Đài
Loan) để khảo nghiệm trên một số vùng sinh thái trong nước. Kết quả là đã


9
giới thiệu được 10 giống rất có triển vọng phát triển được thị trường Trung
Quốc và trong nước rất ưa chuộng. Đó là 6 giống Lily thơm Acapulco,
Aktiva, Almaata, Serberia, Sorbone, Atlanic và 4 giống lily không thơm
Brunello, Amazone, Pollyanna, Gironde.
Trần Duy Qúi [13] đã nghiên cứu và xây dựng mô hình trồng hoa lily
cho vùng đồng Bằng sông Hồng, với giống được nhập nội từ Hà Lan (2002)
Kết quả cho thấy 2 giống lily thơm Almaata, Barbados và 4 giống lily
thường Brunello, Amazone, Gironde, Avelino, có chất lượng hoa cắt cành
không thua kém chất lượng hoa trồng ở Hà Lan có thể bổ sung vào nguồn
giống lily thường ở Việt Nam.

Đào Thanh Vân [15] đã nghiên cứu đặc điểm của một số giống hoa lily
tại Mẫu Sơn- Lạng Sơn. Kết quả cho thấy 3 giống StarFghter, Tiber và Siberia
có khả năng sinh trưởng phát triển khá trên mặt đất Mẫu Sơn.
Đinh Ngọc Cẩm [7] đã khảo nghiệm 3 giống hoa lily thơm vụ th đông
2003- 2004 tại Sâp. Kết quả cho thấy Tiber, Siberia, Sorbone ,đều thể hiện
được các đặc điểm điểm của giống gốc, có khả năng chống chịu tốt với điều
kiện khí hậu của Sapa.
Nghiên cứu loài cây Hoàng tinh trắng
Loài đang được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá “sẽ
nguy cấp” (Bậc V) và Danh mục Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý
hiếm (nhóm 2) của Nghị định số 32/2006/NĐ - CP ngày 30/3/2006 của Chính
phủ để hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Bảo vệ các quần
thể hiện có trong các Vườn quốc gia (Ba Vì, Tam Đảo, Ba Bể, Cúc Phương).
Thường xuyên bị khai thác trong vòng vài chục năm trở lại đây; trữ
lượng giảm mạnh; nhiều vùng chỉ còn cây nhỏ hoặc đã trở nên hiếm rõ rệt.
Hiện chỉ còn ở khu bảo tồn thiên nhiên Tát Kẻ - Bản Bung (Nà Hang - Tuyên
Quang) và Vườn Quốc gia Ba Bể thỉnh thoảng gặp cây lớn. Nạn phá rừng làm


10
nương rẫy cũng trực tiếp làm thu hẹp vùng phân bố (Văn Bàn và Mường
Khương - Lào Cai; Tràng Định - Lạng Sơn). Phân hạng: VU A1c,d
Hoàng tinh trắng là một loài thực vật quý hiếm thường xuyên bị khai thác, trữ
lượng giảm mạnh, nên hiện nay ở Việt Nam Đặng Ngọc Hùng và Hoàng Thị
Phong tóm tắt việc nghiên cứu giống cây Hoàng tinh trắng bằng hạt để bảo
tồn loài cây có giá trị đối với việc phát triển loài cây lâm sản ngoài gỗ này.
2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu đề tài tại khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia
Đén, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
2.3.1. Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý
- Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén, có toạ độ địa lý:
+ Từ 220 31' 44" đến 220 39' 41" vĩ độ Bắc;
+ Từ 1050 49' 53" đến 1050 56' 24" kinh độ Đông.
- Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén nằm trong địa giới hành
chính của 6 xã Thành Công, Quang Thành, Phan Thanh, Vũ Nông, Hưng Đạo
và thị trấn Tĩnh Túc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
Đặc điểm địa hình địa mạo, địa chất đất đai
• Địa hình, Địa mạo
- Địa hình Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén có độ dốc lớn
với nhiều chỗ dốc, núi đất xen núi đá vôi, cao dần từ Đông sang Tây, từ Nam
lên Bắc.
- Kiểu địa hình núi trung bình, độ cao ≥700m, chiếm khoảng 90% tổng
diện tích tự nhiên của Khu bảo tồn, cao nhất là đỉnh núi Phia Oắc 1.931 m;
- Kiểu địa hình núi thấp và đồi, độ cao <700m, chiếm khoảng 7% tổng
diện tích tự nhiên của Khu bảo tồn, phần lớn là các dãy núi đất, có xen lẫn địa


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1: Công thức tổ thành tầng cây cao nơi có Bách hợp và Hoàng tinh
trắng phân bố ................................................................................................... 32
Bảng 4.2. Tổng hợp độ tàn che của các OTC có Bách hợp và Hoàng tinh trắng
phân bố ............................................................................................................ 33
Bảng 4.3: Công thức tổ thành cây tái sinh nơi có Bách hợp và Hoàng tinh
trắng. ................................................................................................................ 34
Bảng 4.4: Độ che phủ của cây bụi thảm tươi tại khu vực nghiên cứu ............ 36
Bảng 4.5: Kết quả điều tra đất......................................................................... 37

Bảng 4.6. Phân bố theo trạng thái rừng........................................................... 39
Bảng 4.7. Phân bố theo đai cao ....................................................................... 40
Bảng 4.8. Phân bố theo trạng thái rừng........................................................... 40
Bảng 4.9. Phân bố theo đai cao ....................................................................... 41
Bảng 4.10. Tổng hợp số liệu tác động của con người và vật nuôi trên các
tuyến đo ........................................................................................................... 42


12
• Khí hậu
Theo tài liệu quan trắc khí tượng thủy văn huyện Nguyên Bình; khí hậu
có đặc điểm đặc trưng của khí hậu lục địa miền núi cao, chia thành 2 tiểu
vùng khí hậu khác nhau. Vùng cao có khí hậu cận nhiệt đới, vùng thấp chịu
ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa; một năm có 2 mùa rõ rệt, đó là:
- Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm 85,4% tổng lượng
mưa cả năm, tập trung vào các tháng 7, 8. Lượng mưa bình quân năm 1.592
mm; năm cao nhất 1.736 mm; năm thấp nhất 1466 mm.
- Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau; thường chịu ảnh
hưởng của gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ xuống thấp, lượng mưa ít, có nhiều
sương mù.
- Nhiệt độ trung bình cả năm 180C; nhiệt độ cao nhất tuyệt đối xảy ra vào
tháng 5 đến tháng 9, trong khoảng 24,50 - 26,90 C, đặc biệt có khi lên tới 340
C; nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối xảy ra vào tháng 11 đến tháng 2 năm sau, có
khi xuống tới - 20C - 50C.
- Độ ẩm tương đối bình quân cả năm là 84,3%, tháng có độ ẩm cao nhất
vào tháng 7, 8 là trên 87%, thấp nhất vào tháng 12 là 80,5%.
- Ngoài ra, còn có hiện tượng sương mù xuất hiện vào sáng sớm, chiều
tối và đêm của tất cả các tháng trong năm; điểm sương mù nặng nhất là đỉnh
đèo Colea. Đặc biệt, khi nhiệt độ xuống thấp đã xuất hiện hiện tượng mưa
tuyết ở khu vực đỉnh Phia Oắc và đèo Colea.

• Thuỷ văn
Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén là nơi đầu nguồn của các con
sông như: Sông Nhiên, sông Năng, sông Thể Dục. Ngoài ra còn có hệ thống các
suối; mật độ suối trung bình khoảng 1 km2 có 2 km suối; các suối này có nước
quanh năm, lưu lượng nước nhiều nhất vào mùa mưa. Tuy nhiên, do địa hình độ
chia cắt mạnh, độ dốc lớn và có núi đá vôi xen kẽ với các trầm tích lục nguyên


13
nên tài nguyên nước phân bố không đều cho từng khu vực. Do vậy, việc khai
thác nguồn nước mặt phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân tại
những khu vực thiếu nước gặp nhiều khó khăn, điển hình như xóm Phia Đén và
trong các thung lũng Karts, tại các khu vực núi đá vôi.
2.3.2. Đặc điểm hệ động thực vật
Về thực vật
Theo hệ thống phân loại Thảm thực vật Việt Nam của GS-TS Thái Văn
Trừng, rừng ở đây thuộc kiểu “ Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới”
với các kiểu chính sau:
+ Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp, phân bố ở độ
cao dưới 700 m. Kiểu này, diện tích còn lại ít, tập trung chủ yếu ở phía Đông
Nam Khu bảo tồn thiên nhiên, với nhiều họ thực vật điển hình cho khu hệ
thực vật nhiệt đới núi thấp miền Bắc Việt Nam có nguồn gốc tại chỗ.
+ Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi trung bình và cao,
thường phân bố ở độ cao ≥ 700 m bao phủ phần phía trên của dãy núi Phia Oắc
với nhiều họ thực vật điển hình có nguồn gốc từ hệ thực vật á nhiệt đới (yếu tố di
cư) từ Hymalaya-Vân Nam-Quý Châu, Ấn Độ-Miến Điện đi xuống định cư ở
Việt Nam
Về động vật
Kết quả thu thập, điều tra bổ sung bước đầu đã thống kê được thành phần
động vật của Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén có 222 loài động

vật có xương sống, trong đó có 87 loài thú thuộc 26 họ; 90 loài chim thuộc 37
họ và 14 bộ (trong đó bộ Sẻ có số loài nhiều nhất 48 loài); 17 loài lưỡng cư;
28 loài bò sát và hàng ngàn loài động vật không xương sống, côn trùng, động
vật nhuyễn thể, động vật đất.
(Nguồn: Dự án Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Khu bảo tồn
thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén, tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2013 – 2020) [1].


14
2.3.3. Điều kiện kinh tế xã hội
Dân số: Theo Niên giám thống kê huyện Nguyên Bình năm 2010, Khu
bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén có 11.438 khẩu, với 2.287 hộ,
khoảng 4.918 lao động. Xã Thành Công, Phan Thanh, Hưng Đạo, Quang
Thành chủ yếu là hộ nông nghiệp, còn thị trấn Tĩnh Túc chủ yếu là hộ phi
nông nghiệp. Tốc độ tăng dân số của vùng hiện khoảng 2,2%/năm.
Dân tộc: Khu bảo tồn có 5 dân tộc đang sinh sống; trong đó: Người
Dao 5.398 khẩu chiếm 47,2% tổng dân số Khu bảo tồn, người Nùng 2.335
khẩu chiếm 20,3%, người Kinh 2.027 khẩu chiếm 17,8%, người Tày 1.573
khẩu chiếm 13,8%, người H’Mông 105 khẩu chiếm 0,9% tổng dân số.
Phân bố dân cư: Mật độ dân số bình quân 51 người/km2 nhưng lại
phân bố không đồng đều giữa thị trấn và các xã trong vùng, xã có mật độ dân
số thấp nhất là Hưng Đạo 25 người/km2, cao nhất là thị trấn Tĩnh Túc 135
người/km2.
Kinh tế:
• Sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành chiếm vị trí chủ đạo trong hoạt động kinh tế của
địa phương đã được phát triển theo tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp và nông thôn. Phương thức sản xuất được chuyển dịch từ sản
xuất tự cấp - tự túc sang sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường. Trên cơ sở
thế mạnh tiềm năng đất đai, một số chương trình, dự án được đưa vào thực

hiện. Sản xuất nông nghiệp được chú trọng tăng vụ và đa dạng hóa sản phẩm;
chăn nuôi, phát triển mạnh với quy mô lớn, tập trung. Cơ cấu nội bộ ngành
nông nghiệp từng bước được chuyển đổi theo hướng đẩy mạnh giống cây
trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao


15
• Sản xuất lâm nghiệp
Việc quản lý, bảo vệ rừng được thực hiện đến cấp cơ sở và cộng đồng
người dân nên bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan, diện tích rừng
tự nhiên đạt 8.883 ha (năm 2008), tăng 76 ha so với (năm 2001); diện tích
rừng trồng đạt 688 ha (năm 2008), tăng 17 ha so với năm 2001. Từ kết quả
trên cho thấy công tác phát triển rừng còn rất chậm, trong khi diện tích đất
chưa có rừng trong vùng còn lớn. Tuy nhiên, số liệu trên chỉ phản ánh được
phần diện tích thực hiện thông qua các chương trình dự án, còn diện tích rừng
tự phục hồi, diện tích do người dân tự trồng chưa phản ánh hết trong biểu số
liệu trên [4].
2.3.5. nhận xét chung về những thuận lợi và khó khăn của địa phương.
Thuận lợi
Khu bảo tồn Phia Oắc – Phia có diện tích đất đai rộng lớn và tính chất
đất còn tốt do vậy đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho sự đa dạng
về thành phần loài và hệ sinh thái của địa phương.
Khu bảo tồn có hệ thống ban quản lý với số lượng lớn và chất lượng cao do
vậy việc bảo tồn được duy trì và phát triển tốt, đóng góp lớn vào công tác bảo
tồn đa dạng sinh học cho khu bảo tồn.
Địa hình phức tạp hiểm trở do vậy việc khai thác trái phép và các hoạt
động làm suy giảm giá trị đa dạng sinh học ít.
Khí hậu là điều kiện thuận lợi để khu bảo tồn lưu giữ và bảo tồn một số
loài động thực vật đặc hữu.
Khó khăn.

- Một số hộ dân còn sống và làm nương bãi trong vùng lõi khu bảo tồn
- Khu bảo tồn có hệ động thực vật còn tương đối phong phú là nơi nhòm
ngó của các đối tượng khai thác trái phép tài nguyên thiên nhiên.
- Địa hình hiểm trở khiến cho công tác quản lý và bảo vệ còn gặp khó khăn.


16
- Khu bảo tồn rộng nhưng số kiểm lâm viên địa bàn thì quá ít không đáp
ứng được nhu cầu về bảo vệ.
- Người dân sống một phần chủ yếu dựa vào rừng nên cần có thời gian
thay đổi lối sống này.
- Dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số nên trình độ dân trí chưa
cao, chủ yếu là trồng trọt và khai thác gỗ và lâm san ngoài gỗ trong rừng và
làm cho diện tích rừng giảm đi nhanh chóng.
Kinh tế kém phát triển chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp.


×