Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

thành phần loài và tương quan chiều dài trọng lượng một số loài cá kinh tế họ eleotridae và gobiidae ở huyện trần đề, tỉnh sóc trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.92 MB, 86 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƢ PHẠM
BỘ MÔN SƢ PHẠM SINH HỌC

THÀNH PHẦN LOÀI VÀ TƢƠNG QUAN CHIỀU
DÀI TRỌNG LƢỢNG MỘT SỐ LOÀI CÁ KINH TẾ
HỌ ELEOTRIDAE VÀ GOBIIDAE
Ở HUYỆN TRẦN ĐỀ, TỈNH SÓC TRĂNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Ngành SƢ PHẠM SINH HỌC

Cán bộ hƣớng dẫn

Sinh viên thực hiện

ThS. ĐINH MINH QUANG

DANH RƢƠNG
Lớp: SƢ PHẠM SINH HỌC
MSSV: 3112268

NĂM 2015


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 – 2015

Trường Đại học Cần Thơ

CẢM TẠ
Trong khoảng thời gian 9 tháng thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp


đỡ và ủng hộ từ Ban giám hiệu Trường Đại học Cần Thơ, Ban chủ nhiệm Khoa Sư
phạm, Ban chủ nhiệm Bộ môn Sư phạm Sinh học cùng quý Thầy Cô, Anh Chị
khóa trước, bạn bè và người thân.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Thầy Đinh Minh Quang đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, quan tâm và động
viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Cô Trần Thị Anh Thư, thầy Nguyễn Thanh Tùng và thầy Nguyễn Minh
Thành đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành đề tài này.
Chị Như Ý, chị Nhung và chị Mai lớp Cao học khóa 21 và các em Như và
Bình lớp Sư phạm Sinh học Khóa 38, đã động viên và giúp đỡ tôi nhiệt tình trong
suốt quá trình thực hiện đề tài.
Vợ chồng anh Tèo cư ngụ ấp Nhà Thờ, xã Trung Bình, huyện Trần Đề, tỉnh
Sóc Trăng đã hỗ trợ và giúp đỡ tôi trong quá trình thu mẫu.
Gia đình, anh chị, bạn bè đã giúp đỡ và động viên tôi vượt qua những khó
khăn trong thời gian qua.

Ngành Sư phạm Sinh học

i

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 – 2015

Trường Đại học Cần Thơ

TÓM LƢỢC
Đồng bằng sông Cửu Long là nơi hội tụ, giao thoa giữa nước ngọt, mặn
và lợ đã tạo nên sự đa dạng thành phần loài thủy hải sản, đặc biệt là các loài

cá thuộc họ cá bống Eleotridae và Gobiidae. Là một huyện ven biển của tỉnh
Sóc Trăng, nằm ở cuối hạ lưu sông Hậu, Trần Đề có tiềm năng rất lớn về thủy
sản và được đánh giá là vùng trọng điểm về khai thác và nuôi trồng thủy sản
của tỉnh cũng như của vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây nguồn
lợi thủy sản ở khu vực này đang suy giảm đáng kể do khai thác quá mức. Vì
vậy, nghiên cứu về đa dạng loài cá bống họ Eleotridae và Gobiidae được thực
hiện ở Trần Đề, Sóc Trăng từ tháng 07/2014 đến tháng 03/2015 để xác định
thành phần loài và mối tương quan chiều dài trọng lượng một số loài cá kinh
tế thuộc 2 họ cá bống này. Kết quả thu được 2104 cá thể, xác định được thành
phần loài cá bống thuộc họ Eleotridae và Gobiidae ở Trần Đề, Sóc Trăng gồm
27 loài thuộc 20 giống, 6 phân họ. Các chỉ số sinh học: Shannon, Margalef và
Pielou tương đối cao (d = 2,400, J’ = 0,771, H’ = 2,032), chỉ số ưu thế
Simpson thấp ( λ = 0,195, chỉ số ưu thế nghịch cao 1   = 0,805) cho thấy độ
đa dạng về thành phần loài cá thuộc 2 họ Eleotridae và Gobiidae ở Sóc Trăng
tương đối phong phú, sự phân bố các cá thể tương đối đồng đều qua các
tháng, khả năng xuất hiện loài ưu thế rất thấp. Thành phần loài cá họ
Eleotridae và Gobiidae đa dạng nhất vào tháng 1/2015, ít nhất vào tháng
11/2014; mùa mưa và mùa khô có sự chênh lệnh (mùa khô 27/28 loài còn mùa
mưa 18/27 loài). Độ tương đồng ở tháng 8 và tháng 10 là cao nhất (58,63%);
giữa mùa mưa và mùa khô có độ tương đồng cao (58,56%). Mối tương quan
chiều dài và trọng lượng của 11 loài cá bống khá chặt chẽ, thuộc nhóm cá có
sự tăng trưởng đồng bộ (b ≈ 3) và phù hợp với quy luật tăng trưởng chung của
đa số các loài cá.

Ngành Sư phạm Sinh học

ii

Bộ môn Sư phạm Sinh học



Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 – 2015

Trường Đại học Cần Thơ

MỤC LỤC
CẢM TẠ .................................................................................................................... i
TÓM LƢỢC ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ............................................................................................................... iii
DANH SÁCH BẢNG ...............................................................................................v
DANH SÁCH HÌNH .............................................................................................. vi
TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................................... viii
CHƢƠNG I. GIỚI THIỆU ......................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài ...........................................................................................1
1.2. Mục tiêu của đề tài ..........................................................................................2
1.3. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................3
1.4. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................3
CHƢƠNG II. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ...............................................................4
2.1. Tổng quan về đặc điểm tự nhiên vùng nghiên cứu .........................................4
2.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................... 4
2.1.2. Địa hình ........................................................................................................... 4
2.1.3. Khí hậu ............................................................................................................ 4
2.1.4. Sông ngòi......................................................................................................... 4
2.1.5. Tài nguyên thiên nhiên .................................................................................. 5
2.2. Tổng quan về đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Sóc Trăng ..........................5
2.2.1. Đơn vị hành chính và đặc điểm dân số ....................................................... 5
2.2.2. Đời sống kinh tế - xã hội ............................................................................... 5
2.3. Tổng quan về đối tượng nghiên cứu ...............................................................6
2.3.1. Phân bộ Gobioidei ......................................................................................... 6
2.3.2. Đặc điểm họ Eleotridae và Gobiidae .......................................................... 7

2.3.3. Sự đa dạng thành phần loài họ Eleotridae và Gobiidae........................... 8
2.4. Mối tương quan chiều dài và trọng lượng cá ...............................................11

Ngành Sư phạm Sinh học

iii

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 – 2015

Trường Đại học Cần Thơ

CHƢƠNG III. PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........15
3.1. Phương tiện ...................................................................................................15
3.2. Phương pháp ......................................................................................................... 15
3.2.1. Phương pháp thu mẫu cá ........................................................................... 15
3.2.2. Xử lý và bảo quản mẫu ............................................................................... 16
3.2.3. Phương pháp định loại ................................................................................ 17
3.2.4. Phân tích mối tương quan giữa chiều dài và trọng lượng...................... 18
3.2.5. Xác định chỉ số sinh học ............................................................................. 19
CHƢƠNG IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................21
4.1. Cấu trúc thành phần loài và phân loại cá ở KVNC ......................................21
4.1.1. Cấu trúc thành phần loài cá họ Eleotridae .............................................. 22
4.1.1.1. Danh sách các loài cá họ Eleotridae ...............................................22
4.1.1.2. Đặc điểm hình thái của 5 loài cá bống họ Eleotridae .....................24
4.1.2. Cấu trúc thành phần loài cá họ Gobiidae ................................................ 28
4.1.2.1. Danh sách các loài cá họ Gobiidae .................................................28
4.1.2.2. Đặc điểm hình thái của 22 loài cá bống thuộc họ Gobiidae ...........30

4.2. Độ đa dạng sinh học của các loài cá họ Eleotridae và Gobiidae ..................43
4.2.1. Đa dạng sinh học theo tháng ..................................................................... 44
4.2.2. Đa dạng sinh học theo mùa ....................................................................... 45
4.3. Mối tương quan chiều dài và trọng lượng một số loài cá thuộc họ Eleotridae
và Gobiidae ..............................................................................................................47
CHƢƠNG V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ...........................................................50
5.1. Kết luận .........................................................................................................50
5.2. Đề xuất ..........................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................52
PHỤ LỤC .................................................................................................................. I

Ngành Sư phạm Sinh học

iv

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 – 2015

Trường Đại học Cần Thơ

DANH SÁCH BẢNG
Bảng 3.1: Ý nghĩa của tham số tăng trưởng (hệ số mũ) b .......................................19
Bảng 4.1: Danh sách các loài cá họ Eleotridae ở Trần Đề, Sóc Trăng ...................23
Bảng 4.2: Thành phần các loài cá họ Eleotridae của một số nghiên cứu ................23
Bảng 4.3: Danh sách các loài cá họ Gobiidae ở Trần Đề, Sóc Trăng .....................28
Bảng 4.4: Thành phần các loài cá họ Gobiidae của một số nghiên cứu ..................29
Bảng 4.5: Phương trình tương quan chiều dài và trọng lượng một số loài cá bống
họ Eleotridae và Gobiidae ở Trần Đề, Sóc Trăng ....................................................49


Ngành Sư phạm Sinh học

v

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 – 2015

Trường Đại học Cần Thơ

DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Đặc điểm hình thái họ Eleotridae (Nelson, 2006) ..................................... 8
Hình 2.2: Đặc điểm hình thái họ Gobiidae (Nelson, 2006) ......................................8
Hình 3.1: Bản đồ địa điểm thu mẫu ........................................................................ 16
Hình 3.2: Các số đo cá (Daud et al., 2005) .............................................................18
Hình 4.1: Tỉ lệ % cá thể của các loài cá họ Eleotridae và Gobiidae .......................22
Hình 4.2: Tỉ lệ % cá thể của các loài cá họ Eleotridae ............................................24
Hình 4.3: Tỉ lệ % cá thể của các loài cá họ Gobiidae .............................................30
Hình 4.4: Đa dạng sinh học theo tháng ...................................................................44
Hình 4.5: Độ tương đồng thành phần loài cá họ Eleotridae và Gobiidae giữa các
tháng .........................................................................................................................45
Hình 4.6: Độ đa dạng các loài cá bống họ Eleotridae và Gobiidae theo mùa ........46
Hình 4.7: Độ tương đồng về thành phần loài cá họ Eleotridae và Gobiidae giữa các
mùa ...........................................................................................................................47
Hình 1: Mối tương quan chiều dài và trọng lượng loài Aulopareia cyanomos ...... IX
Hình 2: Mối tương quan chiều dài và trọng lượng loài Acentrogobius
viridipunctatus ........................................................................................................ IX
Hình 3: Mối tương quan chiều dài và trọng lượng loài Boleophthalmus boddarti .. X

Hình 4: Mối tương quan chiều dài và trọng lượng loài Glossogobius aureus ......... X
Hình 5: Mối tương quan chiều dài và trọng lượng loài Glossogobius giuris......... XI
Hình 6: Mối tương quan chiều dài và trọng lượng loài Glossogobius sparsipapillus
................................................................................................................................. XI
Hình 7: Mối tương quan chiều dài và trọng lượng loài Oligolepis acutipennis.... XII
Hình 8: Mối tương quan chiều dài và trọng lượng loài Oxyeleotris urophthalmus
................................................................................................................................ XII
Hình 9: Mối tương quan chiều dài và trọng lượng loài Periophthalmus
chrysospilos ........................................................................................................... XIII

Ngành Sư phạm Sinh học

vi

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 – 2015

Trường Đại học Cần Thơ

Hình 10: Mối tương quan chiều dài và trọng lượng loài Periophthalmodon
schlosseri ............................................................................................................... XIII
Hình 11: Mối tương quan chiều dài và trọng lượng loài Trypauchen vagina ..... XIV
Hình 12: Một số phương tiện và ngư cụ đánh bắt cá ............................................ XV
Hình 13: Địa điểm thu mẫu ................................................................................... XV
Hình 14: Cá bống (Eugnathogobius illotus) ....................................................... XVI
Hình 15: Cá bống cát (Glossogobius aureus) ..................................................... XVI
Hình 16: Cá bống cát tối (Glossogobius giuris) .................................................. XVI
Hình 17: Cá bống cát trắng (Glossogobius sparsipapillus) ............................... XVII

Hình 18: Cá bống cấu (Butis humeralis) ............................................................ XVII
Hình 19: Cá bống dừa (Oxyeleotris urophthalmus) ........................................... XVII
Hình 20: Cá bống lá tre (Acentrogobius viridipunctatus) ................................. XVIII
Hình 21: Cá bống lưng cao (Butis koilomaton)................................................. XVIII
Hình 22: Cá bống mắt tre (Brachygobius sabanus) .......................................... XVIII
Hình 23: Cá bống mít (Stigmatogobius pleurostigma) ....................................... XIX
Hình 24: Cá bống sao (Boleophthalmus boddarti).............................................. XIX
Hình 25: Cá bống trân (Butis butis) .................................................................... XIX
Hình 26: Cá bống tròn (Aulopareia cyanomos) .................................................... XX
Hình 27: Cá bống trứng (Eleotris melanosoma) ................................................... XX
Hình 28: Cá bống kèo vảy nhỏ (Pseudapocryptes elongatus) .............................. XX
Hình 29: Cá bống kèo vảy to (Parapocryptes serperaster) ................................ XXI
Hình 30: Cá lưỡi búa (Taenioides gracilis)......................................................... XXI
Hình 31: Cá thòi lòi (Periophthalmodon schlosseri) .......................................... XXI
Hình 32: Cá thòi lòi chấm cam (Periophthalmus chrysospilos) ........................ XXII
Hình 33: Cá thòi lòi chấm đen (Periophthalmus variabilis) .............................. XXII

Ngành Sư phạm Sinh học

vii

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 – 2015

Trường Đại học Cần Thơ

TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long

KVNC: Khu vực nghiên cứu
TL: Chiều dài tổng của cá
SL: Chiều dài chuẩn của cá
W: Trọng lượng cá

Ngành Sư phạm Sinh học

viii

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 – 2015

Trường Đại học Cần Thơ

CHƢƠNG I

GIỚI THIỆU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trần Đề là huyện ven biển của tỉnh Sóc Trăng, nằm ở cuối hạ lưu sông Hậu,
với diện tích tự nhiên 37.875,98 ha, gồm 11 đơn vị hành chính trực thuộc và có
đường bờ biển dài 12 km cùng với một hệ thống kênh, rạch chằng chịt và sông ngòi
bao bọc. Trần Đề là vùng đất trẻ hình thành qua nhiều năm lấn biển, nên có địa
hình đồng bằng bãi bồi cửa sông và ven biển xen lấn cồn cát, với cấu trúc hệ sinh
thái đa dạng, điều kiện tự nhiên môi trường thuận lợi, Trần Đề có tiềm năng rất lớn
về thủy sản và được đánh giá là vùng trọng điểm về khai thác và nuôi trồng thủy
sản của vùng ĐBSCL. Với diện tích bãi triều rộng lớn và hệ thống sông ngòi, kênh
rạch ven biển, có thể phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt, lợ và nước mặn với
diện tích 5.855 ha, có thể hình thành các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung theo

hình thức công nghiệp và bán công nghiệp, ứng dụng khoa học - công nghệ nuôi
trồng mới để tạo ra giá trị hàng hóa lớn. Đặc biệt các loài có giá trị kinh tế như:
tôm sú, tôm thẻ và một số loài cá kinh tế (Cục Thống kê Sóc Trăng, 2012).
Hiện nay, do thời tiết không thuận lợi, dịch bệnh, kèm theo giá con giống,
thức ăn, điện, xăng dầu, vật tư luôn ở mức cao, giá tôm nuôi thành phẩm và các
loại hải sản khai thác giảm mạnh do đó việc nuôi trồng và khai thác thủy sản gặp
nhiều khó khăn. Thêm vào đó, việc khai thác quá mức bằng nhiều phương tiện
khác nhau đặc biệt là cào điện, siệt, vó… đã và đang làm cho nguồn lợi thủy sản bị
suy giảm một cách đáng kể và có nguy cơ cạn kiệt, đặc biệt là họ cá bống đen và
họ cá bống trắng, một trong 02 họ cá có độ đa dạng loài cao thuộc bộ cá bống. Hai
phân họ này phân bố rộng ở cả môi trường nước ngọt, nước lợ và cả nước mặn, hai
họ cá bống này có nhiều loài có giá trị kinh tế cao như: cá bống tượng, cá bống cát,
cá bống dừa, cá thòi lòi biển, cá kèo đồng nhưng hiện nay những loài trên cũng
đang dần bị cạn kiệt (Mai Viết Văn, 2009). Mặc dù hai phân họ này có ý nghĩa rất
lớn cho việc phát triển kinh tế của vùng nhưng hiện nay vẫn chưa có nhiều công
trình nghiên cứu về độ đa dạng các loài cá này, đặc biệt là ở Trần Đề, Sóc Trăng

Ngành Sư phạm Sinh học

1

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 – 2015

Trường Đại học Cần Thơ

nơi có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho sự phát triển của các loài thủy sản nói
chung và các loài cá nói riêng.

Trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cá và các động vật khác nói
chung, sự gia tăng về chiều dài và khối lượng cơ thể thường có mối liên hệ với
nhau (Trần Kiên, 1978). Mối tương quan chiều dài trọng lượng cá được sử dụng
như là một yếu tố biểu thị cho sự phân tích sự sinh trưởng của cá và nó có thể được
dùng để hỗ trợ cho việc quản lý nghề cá (Gonzalez et al., 2004; Mahmood et al.,
2012). Mối tương quan chiều dài và trọng lượng cá còn được sử dụng để ước lượng
trọng lượng cá từ chiều dài những loài cá đánh bắt hay quan sát được (Froese,
1998). Thêm vào đó, hệ số tăng trưởng (b) hay còn gọi là độ dốc của đường cong
tăng trưởng được sử dụng để ước đoán loại tăng trưởng của cá (Froese và Rainer,
2006). Tuy nhiên, hiện nay có khá ít nghiên cứu về tương quan chiều dài và trọng
lượng cá, đặc biệt là các loài cá bống thuộc hai họ Eleotridae và Gobiidae.
Vì vậy, đề tài “Thành phần loài và tƣơng quan chiều dài trọng lƣợng
một số loài cá kinh tế họ Eleotridae và Gobiidae ở Trần Đề, Sóc Trăng” được
chọn và thực hiện. Kết quả của đề tài sẽ bổ sung những dẫn liệu về đa dạng loài cá
bống cho vùng và cả nước về sự tăng trưởng và mối quan hệ giữa chiều dài và
trọng lượng một số loài cá bống thuộc hai họ (Eleotridae và Gobiidae) và cung cấp
thêm những dẫn liệu cần thiết giúp cho người dân có phương pháp khai thác thích
hợp cũng như giúp chính quyền địa phương có hướng phát triển kinh tế của vùng
cũng như đề ra các chính sách khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho hợp lý.
1.2. Mục tiêu của đề tài
Định loại các loài cá bống họ Eleotridae và Gobiidae thu được dựa vào đặc
điểm hình thái.
Cung cấp dẫn liệu đặc điểm phân bố các loài cá bống họ Eleotridae và
Gobiidae theo mùa cũng như chỉ số đa dạng (Shannon) và chỉ số ưu thế (Simpson)
chỉ số phong phú (Margalef) và chỉ số đồng đều (Pielou) ở khu vực nghiên cứu.
Cung cấp hệ số tăng trưởng thông qua phương trình hồi quy giữa chiều dài
và trọng lượng một số loài cá kinh tế thuộc họ Eleotridae và Gobiidae.

Ngành Sư phạm Sinh học


2

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 – 2015

Trường Đại học Cần Thơ

1.3. Nội dung nghiên cứu
Mô tả các chỉ tiêu về hình thái làm cơ sở định danh các loài cá bống họ
Eleotridae và Gobiidae ở Trần Đề, Sóc Trăng.
Xác định chỉ số đa dạng Shannon, chỉ số ưu thế Simpson, chỉ số phong phú
Margalef và chỉ số đồng đều Pielou theo tháng và theo mùa của hai họ cá bống
Eleotridae và Gobiidae phân bố ở Trần Đề, Sóc Trăng.
Đo chiều dài và cân trọng lượng một số loài cá bống kinh tế phân bố ở Trần
Đề, Sóc Trăng để làm xác định mối tương quan chiều dài và trọng lượng.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các loài cá bống thuộc họ Eleotridae và
Gobidae thu được ở xã Trung Bình, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng từ tháng 7 năm
2014 đến tháng 3 năm 2015.

Ngành Sư phạm Sinh học

3

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 – 2015


Trường Đại học Cần Thơ

CHƢƠNG II

LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan về đặc điểm tự nhiên vùng nghiên cứu
2.1.1. Vị trí địa lý
Sóc Trăng nằm ở cửa Nam sông Hậu, là tỉnh ven biển thuộc khu vực
ĐBSCL. Sóc Trăng nằm trải dài từ 9o14'40’’ đến 9o33'56” độ vĩ Bắc và 105o49'37”
đến 106o19'01” độ kinh Đông. Địa giới hành chính của Sóc Trăng ở phía Bắc – Tây
Bắc giáp tỉnh Hậu Giang, phía Nam giáp biển Đông, phía Đông Bắc giáp tỉnh Trà
Vinh, phía Tây Nam giáp tỉnh Bạc Liêu (Lê Thông và ctv., 2011).
2.1.2. Địa hình
Sóc Trăng có địa hình thấp và tương đối bằng phẳng, có dạng lòng chảo, cao
ở sông Hậu và biển Đông thấp dần vào trong, vùng thấp nhất là phía Tây và Tây
Bắc. Độ cao trung bình từ 0,5 – 1 m so với mực nước biển (Lê Thông và ctv., 2011).
2.1.3. Khí hậu
Sóc Trăng là khu vực mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa
rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 – 10, mùa khô
kéo dài từ tháng 11 – 4 năm sau, mùa mưa tập trung nhất từ tháng 9 và 10 với
lượng mưa trung bình trong năm là 2100 mm/năm. Nhiệt độ trung bình hàng năm
của tỉnh dao động từ 26 – 27 oC, độ ẩm là 84 – 85%, biên độ nhiệt theo mùa trung
bình 5 – 6oC, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất (tháng 1) trong năm có thể xuống
23 – 24oC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất (tháng 4) có thể lên đến 31 – 32oC
(Sở Tài Nguyên và Môi Trường Tỉnh Sóc Trăng, 2012). Điều kiện khí hậu thuận
lợi cho sinh hoạt và có thể phát triển nền nông nghiệp đa dạng với nhiều loại cây
trồng nhiệt đới, thêm vào đó với nền nhiệt ẩm tương đối cao có tác động mạnh đến
thúc đẩy tăng trưởng sinh khối, tăng năng suất của các cây trồng (Cục Thống kê Sóc
Trăng, 2012).

2.1.4. Sông ngòi
Sóc Trăng là khu vực có hệ thống sông ngòi chằng chịt với 2 cửa sông lớn
Trần Đề và Định An. Nơi đây chịu ảnh hưởng của thủy triều ngày lên xuống 2 lần,
mực thủy triều dao động từ 0,4 – 1 m. Chế độ thủy triều không chỉ gắn liền với các
Ngành Sư phạm Sinh học

4

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 – 2015

Trường Đại học Cần Thơ

hoạt động sản xuất, sinh hoạt của cư dân địa phương mà còn mang lại nguồn lợi
thủy hải sản phong phú bao gồm cá đáy, cá nổi và tôm (661 loài cá, 35 loài tôm, 23
loài mực) (Cục Thống kê Sóc Trăng, 2012; Lê Thông và ctv., 2011).
2.1.5. Tài nguyên thiên nhiên
Đất đai có độ màu mỡ cao thích hợp cho việc trồng lúa, cây công nghiệp
cũng như các loại cây ăn trái như bưởi, xoài, sầu riêng. Ngoài ra, Sóc Trăng còn có
dãy cù lao thuộc huyện Kế Sách, Long Phú, Cù Lao Dung chạy dài ra tận biển với
nhiều cây trái nhiệt đới, không khí mát mẻ, trong lành là điểm lý tưởng cho việc
phát triển du lịch sinh thái (Sở Tài nguyên và Môi Trường tỉnh Sóc Trăng, 2012).
Sóc Trăng có nguồn tài nguyên rừng rất phong phú với diện tích 11.356 ha
với các loại cây đặc trưng cho vùng ven biển như: tràm, bần, vẹt, đước, dừa nước
phân bố ở Vĩnh Châu, Long Phú, Mỹ Tú và Cù Lao Dung.
Sóc Trăng có đường bờ biển dài 72 km với 2 cửa sông lớn là sông Hậu và
sông Mỹ Thanh, có nguồn thủy hải sản phong phú không những về số lượng mà cả
về chất lượng tạo điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế biển tổng hợp, thuỷ

hải sản, dịch vụ cảng biển, xuất nhập khẩu, du lịch và vận tải biển (Sở Tài nguyên
và Môi Trường tỉnh Sóc Trăng, 2012).
2.2. Tổng quan về đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Sóc Trăng
2.2.1. Đơn vị hành chính và đặc điểm dân số
Sóc Trăng có 11 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm 1 thành phố, 2 thị xã, 8
huyện), 109 đơn vị hành chính cấp xã, phường (gồm 80 xã, 17 phường, 12 thị trấn).
(Năm 2013). Dân số: 1.308,3 ngàn người (năm 2013), mật độ 395,0 người/km2.
Sóc Trăng là địa bàn cư trú của các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer cùng với người
Chăm bản địa (Cục Thống kê Sóc Trăng, 2012).
2.2.2. Đời sống kinh tế - xã hội
Năm 2011 GDP của tỉnh đạt 12.587,3 tỷ đồng, tăng 9,04% so với năm 2010.
Kế hoạch năm 2012, GDP là 14.098,6 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2011. GDP
bình quân đầu người năm 2011 (theo giá cố định 1994) là 881 USD, thu nhập bình
quân trên đầu người đạt 26,7 triệu/người/năm (Cục Thống kê Sóc Trăng, 2012).

Ngành Sư phạm Sinh học

5

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 – 2015

Trường Đại học Cần Thơ

Nông nghiệp và thủy sản: Nhờ có lợi thế về địa lý, điều kiện đất đai cũng
như nguồn nước tưới cho phép Sóc Trăng phát triển một nền nông nghiệp đa dạng.
Tuy nhiên, sản phẩm chủ lực của vùng là lúa với sản lượng năm 2012 xấp xỉ gần
2.251,8 nghìn tấn, năng suất lúa tăng từ 5,1 tấn/ha lên 5,6 tấn/ha, diện tích cây đặc

sản hành tím tăng từ 4,6 nghìn ha lên gần 6,6 nghìn ha. Bên cạnh đó, thủy sản cũng
là là ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng của vùng có thể phát triển ở cả 3 vùng sinh
thái nước ngọt, mặn, lợ. Năm 2010, sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản đạt
168 nghìn tấn. Giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 11.402,5 tỷ đồng, giá trị xuất
khẩu thủy sản đạt 393,4 triệu USD chiếm 91% tổng giá trị các mặt hàng xuất khẩu
của tỉnh (Sở Tài nguyên và Môi Trường tỉnh Sóc Trăng, 2012).
Công nghiệp: Các sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh tiếp tục phát triển,
nâng cao cả về chất lượng và số lượng như: tôm đông, chả cá, đường kết, gạch
nung. Năm 2011, sản lượng tôm đông lạnh là 50.359 tấn, đường kết 40.956 tấn,
gạch nung các loại 58.853 ngàn viên (Cục Thống kê Sóc Trăng, 2012).
Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh đã góp phần nâng cao phần nào chất
lượng cuộc sống của người dân. Bên cạnh những thuận lợi do điều kiện tự nhiên
của vùng mang lại, thì cũng có những khó khăn và thách thức đối với người dân
như: sự xâm nhập mặn vào mùa khô, các sông rạch giáp biển thì nhiễm mặn quanh
năm nên không thể phục vụ tưới cho nông nghiệp. Trong những năm gần đây, ở
Sóc Trăng cũng thường xảy ra lốc xoáy gây ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất
của người dân (Sở Tài nguyên và Môi Trường tỉnh Sóc Trăng, 2012).
2.3. Tổng quan về đối tƣợng nghiên cứu
2.3.1. Phân bộ Gobioidei
Phân bộ cá bống (Gobioidei) trên thế giới có số lượng loài tương đối phong
phú (khoảng 700 loài), phân bố rộng rãi khắp thế giới, sống ở các vùng biển cạn
ven bờ, các cửa sông và một số loài di cư vào nước ngọt hoặc sống hẳn trong nước
ngọt (Nguyễn Văn Hảo, 2005).
Phân bộ này có những đặc điểm nổi bật như: Hai vây lưng có thể tách rời
hoặc dính liền với nhau thành 1, có gai cứng không điển hình; vây bụng đính ở
ngực gồm 1 gai cứng và 4 - 5 tia vây. Hai vây bụng thường dính liền nhau thành

Ngành Sư phạm Sinh học

6


Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 – 2015

Trường Đại học Cần Thơ

dạng đĩa hoặc hình phễu, vây ngực đính cao và có gốc vây phát triển. Da thường
được phủ vảy, đôi khi da trần, không có vảy đường bên dọc thân, ở đầu có nhiều
rãnh cảm giác rõ rệt. Đa số có kích thước nhỏ, kích thước tối đa là 50 cm, không
có bóng hơi (Nguyễn Văn Hảo, 2005). Phân bộ Cá Bống các tỉnh phía Bắc Việt
Nam với 2 họ, 3 giống và 7 loài (Mai Đình Yên, 1978). Khu hệ cá Vịnh Bắc Bộ có
4 họ: Eleotridae (8 giống và 9 loài), Gobiidae (với 3 phân họ, 29 giống và 53 loài),
Periophthalmidae (3 giống và 3 loài) và Tanioididae (7 giống và 12 loài) (Nguyễn
Nhật Thi, 1991). Khu hệ cá nước ngọt Nam Bộ phân bộ Cá Bống có 5 họ:
Eleotridae, Gobiidae, Aporypteidae, Periophthalmidae và Gobioididae (Mai Đình
Yên, 1992). Phân bộ Gobioidei ở ĐBSCL (Việt Nam) xác định được 2 họ
(Eleotridae và Gobiidae) và 66 loài, chúng phân bố ở vùng biển, nước ngọt và nước
lợ (Trần Đắc Định và ctv., 2013). Nghiên cứu của Lindberg (1971) và Rainboth
(1996) xác định được phân bộ Cá Bống ở các vùng nội địa nước ta gồm 3 họ:
Odontobutidae, Eleotridae và Gobiidae.
2.3.2. Đặc điểm họ Eleotridae và Gobiidae
Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Hảo (2005) và Trần Đắc Định và ctv.
(2013), họ Eleotridae có những đặc điểm nổi bật giúp phân biệt được họ cá này với
các họ cá khác (Hình 2.1):
1) 2 vây bụng tách biệt;
2) không có đường bên; thân phủ vảy hoặc không có, có khi chỉ có một phần
thân phủ vảy;
3) 2 vây lưng tách biệt hoặc nối liền với nhau qua màng ở gốc vây, vây lưng

thứ nhất có 6 - 10 gai, vây thứ 2 có 1 gai và 6 - 15 tia vây;
4) dài gốc vây lưng thứ 2 bằng hoặc ngắn hơn dài cuống đuôi; màng mang
không liên tục.

Ngành Sư phạm Sinh học

7

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 – 2015

Trường Đại học Cần Thơ

Hình 2.1: Đặc điểm hình thái họ Eleotridae (Nelson, 2006)

Khi nghiên cứu về họ cá bống Gobiidae Nguyễn Văn Hảo (2005) và Trần Đắc
Định và ctv. (2013) cũng nêu lên những điểm nổi bật để phân biệt chúng với các
loài cá khác cũng như các họ cá có hình thái tương tự như họ Eleotridae (Hình 2.2):
1) vây bụng dính liền tạo thành hình đĩa;
2) không có đường bên; phần lớn không có bóng hơi; thân dẹp bên, phủ vảy
hoặc không;
3) 2 vây lưng tách biệt ở nhiều loài, vây lưng thứ nhất có đến 10 gai (thông
thường có 6 gai);
4) dài gốc vây lưng thứ 2 dài hơn dài cuống đuôi.

Hình 2.2: Đặc điểm hình thái họ Gobiidae (Nelson, 2006)

2.3.3. Sự đa dạng thành phần loài họ Eleotridae và Gobiidae

Nguyễn Văn Hảo (2005) đã mô tả và thống kê được 544 loài thuộc 228 giống,
57 họ với 18 bộ cho khu hệ cá nước ngọt và vùng cửa sông Việt Nam. Trong đó, họ
Eleotridae gồm 7 giống với 13 loài và họ Gobiidae gồm 5 phân họ, 40 giống với 86
loài. Số lượng loài đa dạng như thế nên hai họ cá bống Eleotridae và Gobiidae
được xem là hai họ có số lượng loài nhiều hơn so với các họ còn lại trong phân bộ
Ngành Sư phạm Sinh học

8

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 – 2015

Trường Đại học Cần Thơ

cá bống Gobioidei, trong 2 họ cá bống này có nhiều loài có giá trị kinh tế
(Glossogobius giuris, Pseudapocryptes elongatus,Oxyeleotris marmoratus). Thế
nhưng những công trình nghiên cứu về hai họ cá này vẫn còn khá ít, do đó nhiều
nhà khoa học người nước ngoài và các nhà khoa học Việt Nam ở 3 miền đã tiến
hành thực hiện nhiều công trình nghiên cứu khảo sát sự đa dạng thành phần loài cá
thuộc hai họ này, tiêu biểu như: Khu hệ cá ở cửa sông Thuận An xác định được
164 loài thuộc 103 giống, 59 họ nằm trong 14 bộ. Trong đó, họ Gobiidae với 5
giống chiếm 4,9% trong 103 giống (Nguyễn Hạnh Luyến, 2012). Nghiên cứu khu
hệ cá cửa sông Bù Lu, thống kê được 154 loài thuộc 103 giống, 51 họ thuộc 14 bộ.
Trong đó, họ Gobiidae 13 loài, Eleotridae 6 loài (Võ Văn Phú và Trần Thụy Cẩm
Hà, 2008). Khu hệ cá ở rừng Cao Muôn xác định được 73 loài thuộc 50 giống, 18
họ và 6 bộ cá khác nhau. Trong đó, họ Gobiidae gồm 8 loài, Eleotridae gồm 2 loài
(Võ Văn Phú và ctv., 2012).
Khu hệ cá nước ngọt Nam Bộ (Việt Nam) xác định được 255 loài, 139

giống, 43 họ và 14 bộ. Trong đó, họ Eleotridae gồm 3 giống với 4 loài, họ
Gobiidae 14 loài và 10 giống (giống Pongonobius, Pseudogobius, Acentrogobius,
Oxyurichthys, Aulopareia, Brachygobius, Ctenogobius, Glossogobius, Oligolepis
và Stigmatogobius) (Mai Đình Yên, 1992). Khu hệ cá trên sông Mê Kông đã mô tả
và thống kê được 18 bộ, 65 họ và 217 loài. Trong đó, thành phần loài cá thuộc hai
họ Eleotridae và Gobiidae cũng tương đối phong phú (họ Eleotridae có 6 giống và
6 loài, họ Gobiidae có 34 giống và 50 loài) (Rainboth, 1996). Khu hệ cá ĐBSCL
xác định được 137 loài và 99 giống, họ Eleotridae và Gobiidae đều có 5 loài
(Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993). Trong khi đó, kết quả nghiên
cứu của Trần Đắc Định và ctv. (2013) về khu hệ cá ĐBSCL thống kê được 322 loài
và 77 họ, họ Eleotridae có 7 loài và 3 giống, Gobiidae có 59 loài và 32 giống, kết
quả nghiên cứu bổ sung thêm dẫn liệu đa dạng cho vùng và cả nước.
Khi nghiên cứu về thành phần loài cá ở một số nhánh sông, suối chính chảy
vào sông Sài Gòn thuộc tỉnh Bình Phước đã phát hiện được 59 loài, thuộc 40
giống, 20 họ, 8 bộ. Trong đó, thành phần loài cá họ Eleotridae và Gobiidae tương
đối hạn chế (Eleotridae 1 loài, Gobiidae 3 loài), nguyên nhân có thể do điều kiện
môi trường sống không thích hợp với hai họ cá này. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu
Ngành Sư phạm Sinh học

9

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 – 2015

Trường Đại học Cần Thơ

đã bổ sung 8 loài cá mới cho lưu vực sông Sài Gòn, trong đó có loài Oxyurichthys
sp. thuộc họ Gobiidae (Tống Xuân Tám và Nguyễn Thị Ngọc Chúc, 2011). Khu hệ

cá ở hồ Dầu Tiếng, bước đầu thu thập được 45 giống, 24 họ và 9 bộ. Trong đó,
thành phần loài cá hai họ Eleotridae và Gobiidae tương đối hạn chế (họ Eleotridae
2 loài, họ Gobiidae 2 loài), 1 loài có giá trị kinh tế là Oxyeleotris marmoratus
(Tống Xuân Tám, 2007).
Kết quả điều tra về thành phần loài cá trên sông Hậu thuộc địa phận huyện
An phú, tỉnh An Giang, cho thấy có 68 loài thuộc 29 họ trong 10 bộ; trong đó, họ
Eleotridae gồm 1 loài (Eleotris fuscus), họ Gobiidae gồm 2 loài là Glossogobius
giuris và Stenogobius ocellatus (Đinh Minh Quang, 2008). Thành phần loài cá ở
huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre gồm 86 loài thuộc 42 họ của 14 bộ; 13 loài thuộc
họ Gobiidae và 6 loài thuộc họ Eleotridae (Võ Thị Miền, 2012). Khu hệ cá ở đảo
Phú Quốc - Kiên Giang với 74 loài thuộc 31 họ; họ Gobiidae với 13 loài,
Eleotridae với 3 loài (Mai Văn Hiếu, 2012). Khu hệ cá lưu vực sông Cổ Chiên và
sông Hàm Luông trên địa bàn huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre gồm 77 loài cá thuộc
62 giống, 32 họ và 12 bộ chiếm 44,5% tổng số loài cá khu vực ĐBSCL (173 loài).
Trong đó, họ Gobiidae khá phong phú với 19 loài của 10 giống chiếm 16,12%, họ
Eleotridae thành phần loài hạn chế hơn chỉ có 3 loài của 2 giống chiếm 3,22%
(Đinh Minh Quang và ctv., 2009). Nghiên cứu của Võ Thành Toàn và Trần Đắc
Định (2013) về thành phần loài và mức độ phong phú của các loài cá họ Eleotridae
trên sông Hậu cho thấy thành phần loài họ cá này khá phong phú với 5 loài.
Ở hạ lưu sông Sài Gòn, tỉnh Đồng Nai đã xác định được 81 loài cá thuộc 56
giống, 32 họ của bộ cá vược. Trong đó, thành phần loài cá họ Eleotridae và
Gobiidae tương đối phong phú (họ Eleotridae có 6 giống (chiếm 7,41%) và họ
Gobiidae 16 loài (chiếm 19,75%) (Nguyễn Xuân Đồng, 2014).
Thành phần loài cá, tôm ở khu vực Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng khá phong
phú với 74 loài thuộc 15 bộ, 34 họ; họ Gobiidae 13 loài, Eleotridae 3 loài (Nguyễn
Huỳnh Ngọc Châu, 2012). Trong khi đó, nghiên cứu của Nguyễn Huỳnh Ngọc
Châu và Trương Hoàng Minh (2013) cho thấy thành phần loài tôm cá phân bố ở
khu ven biển huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng gồm 14 loài thuộc họ Gobiidae,
3 loài thuộc họ Eleotridae. Khu hệ cá rừng tràm Mỹ Phước, tỉnh Sóc Trăng thống
Ngành Sư phạm Sinh học


10

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 – 2015

Trường Đại học Cần Thơ

kê được 51 loài thuộc 21 họ, 8 bộ; họ Eleotridae 4 loài, Gobiidae 1 loài (Lê Kim
Hương, 2012). Kết quả điều tra thành phần loài cá bống phân bố ở Sóc Trăng và
Bạc Liêu đã thống kê được 10 loài cá có giá trị kinh tế, trong đó họ Eleotridae có
các 4 loài: Eleotris balia, Butis butis, Oxyeleotris marmaratus, Oxyeleotris
urophthalmus; họ Gobiidae có 6 loài: Oxyurichthys sp., Oxyurichthys microlepis,
Glossogobius giuris, Pseudapocryptes elongatus, Parapocryptes serperaster và
Boleophthalmus boddarti (Lê Thị Ngọc Thanh, 2010).
Kết quả nghiên cứu về thành phần loài họ Bống trắng (Gobiidae) phân bố ở
ven biển tỉnh Sóc Trăng đã phát hiện đuợc 22 loài thuộc 16 giống và 4 phân họ.
Cho thấy, độ đa dạng về thành phần loài cá họ Gobiidae ở khu vực nghiên cứu
tương đối phong phú do điều kiện sống thích hợp. Tuy thành phần loài được khảo
sát khá phong phú nhưng các loài có giá trị kinh tế khá cao bị thu hẹp (có 3 loài)
(Diệp Anh Tuấn và ctv., 2014).
2.4. Mối tƣơng quan chiều dài và trọng lƣợng cá
Sinh trưởng của cá là quá trình gia tăng về kích thước và khối lượng cơ thể.
(Nikoski, 1963). Trong đó, tốc độ sinh trưởng của cá phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như điều kiện sống, đặc tính di truyền của loài. Quá trình này đặc trưng cho mỗi
loài cá, thể hiện qua mối tương quan chiều dài và trọng lượng của cá.
Trong việc phân tích sự sinh trưởng của cá và trong quản lý nghề cá, mối
tương quan chiều dài và trọng lượng được sử dụng như một yếu tố biểu thị

(Gonzalez et al., 2004; Mahmood et al., 2012; Froese và Pauly, 2000). Bên cạnh
đó, có thể ước lượng trọng lượng cá từ chiều dài những loài đánh bắt hay quan sát
được dựa vào mối tương quan chiều dài và trọng lượng cá (Froese, 1998).
Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá bống dừa phân bố ở
tỉnh Trà Vinh, xác định được mối tương quan chiều dài và trọng lượng của loài cá
này khá chặt chẽ. Trong đó, chiều dài dao động từ 49 – 120 mm, khối lượng từ 3 42,8 g. Sự tương quan chiều dài trọng lượng được thể hiện qua phương trình hồi
qui W = 0,0002TL2,996, với R2 = 0,921. Kết quả cho thấy, sự tăng trưởng của loài cá
này khá đồng đẳng (b = 3) (Nguyễn Minh Kha, 2011).

Ngành Sư phạm Sinh học

11

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 – 2015

Trường Đại học Cần Thơ

Theo nghiên cứu của Lê Thị Ngọc Thanh (2010) về thành phần loài và đặc
điểm sinh học của một số loài cá bống kinh tế phân bố ở tỉnh Bạc Liêu và Sóc
Trăng, xác định được sự tương quan chặt chẽ chiều dài và trọng lượng của 20 loài
cá bống kinh tế ở Sóc Trăng và Bạc Liêu. Trong đó, cá bống tượng có sự tương
quan chặt chẽ nhất (R2 = 0,987), thấp nhất là cá kèo vảy nhỏ (R2 = 0,870). Tuy
nhiên, nghiên cứu chỉ xác định phương trình tương quan chiều dài trọng lượng cá
nhưng chưa có nhận xét về sự sinh trưởng giữa các loài cũng như yếu tố ảnh hưởng
đến sinh trưởng của các loài.
Kết quả phân tích một số đặc điểm sinh học của cá thòi lòi
(Periophthalmodon schlosseri) cho thấy sự tương quan chiều dài và trọng lượng cá

giữa 2 địa bàn Sóc Trăng và Bạc Liêu khác biệt không lớn do sự tương đồng về
điều kiện tự nhiên giữa 2 khu vực. Điều này cho thấy sự tăng trưởng chiều dài và
khối lượng khác nhau trong từng giai đoạn cá phát triển, giai đoạn còn nhỏ cá tăng
trưởng về chiều dài hơn về khối lượng. Ngược lại, giai đoạn cá lớn tăng trưởng
nhanh về khối lượng hơn chiều dài. Như vậy, sự tương quan chiều dài và trọng
lượng của loài cá này ở Sóc Trăng và Bạc Liêu tương đối chặt chẽ (R2 > 0,7), lần
lượt được thể hiện qua phương trình hồi qui là W = 0,0759TL1,4223, W =
0,1729TL1,2961 (Trần Hoàng Vũ, 2011).
Kết quả phân tích đặc tính sinh trưởng và dinh dưỡng của cá bống lá tre
Acentrogobius viridipunctatus ở hệ đầm phá Thừa Thiên Huế, cho thấy sự tăng
trưởng về chiều dài và khối lượng của loài cá này có mối tương quan chặt chẽ với
nhau, chiều dài tăng thì khối lượng cũng tăng theo. Tuy nhiên, sự tăng trưởng về
chiều dài và trọng lượng không đồng đều ở các giai đoạn sinh trưởng, đặc điểm này
của cá phù hợp với tính thích nghi nhiệt đới của các loài cá nhiệt đới.
Trần Đắc Định và ctv. (2011) đã xác định được phương trình tương quan
chiều dài và trọng lượng của loài cá này là W = 0,0003TL2,2325, R2= 0,78, chiều dài
của cá dao động từ 85 – 181 mm, qua nghiên cứu về tập tính di cư của cá kèo
(Pseudapocryptes elongatus) phân bố ở ven biển ĐBSCL. Kết quả mối tương quan
chiều dài và trọng lượng thể hiện qua phương trình hồi qui W = 3.0311 x 108

TL2,7573, R2 = 0,960 (Lê Thị Nam Thuận và Tông Thị Nga, 2011).

Ngành Sư phạm Sinh học

12

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 – 2015


Trường Đại học Cần Thơ

Kết quả điều tra của Trần Trung Kiên (2013) về thành phần loài cá bống
(Gobiidae và Eleotridae) và một số đặc điểm sinh học của cá bống cát
Glossogobius sparsipapillus phân bố ở vùng sinh thái ven biển huyện Thạnh Phú,
tỉnh Bến Tre, cho thấy sự tăng trưởng chiều dài và trọng lượng của loài này có
quan hệ chặt chẽ với nhau. Ở giai đoạn đầu chiều dài tăng nhanh để thích ứng với
môi trường và chống chọi kẻ thù. Khi đã thành thục thì cá cần tích trữ năng lượng
để bước vào giai đoạn sinh sản nên sự tăng khối lượng diễn ra mạnh hơn tăng chiều
dài. Như vậy, sự tăng trưởng của cá bống cát ở khu vực nghiên cứu phù hợp với
quy luật tăng trưởng chung của loài và được thể hiện qua phương trình hồi qui W =
0,0057TL3,1506, với R2 = 0,976.
Theo nghiên cứu của Lawson (2011) về mối tương quan chiều dài và trọng
lượng của loài Periophthalmus papilo ở khu hệ đầm phá Lagos ở Nigeria cho thấy
sự tăng trưởng chiều dài và trọng lượng của loài này khá chặt chẽ (R2 > 0,7), có
nghĩa là chiều dài tăng thì trọng lượng cũng tăng. Kết quả xác định được giá trị hệ
số tăng trưởng b của cả quần đàn, ở con đực và con cái lần lượt là 2,5522; 2,8606
và 2,915. Giá trị R2 của cả quần đàn, con đực và con cái lần lượt là 0,939; 0,968 và
0,978. Giá trị b và R2 giữa đực, cái và cả quần đàn khác biệt nhưng không đáng kể
(P > 0,05).
Kết quả phân tích mối quan hệ chiều dài và trọng lượng của loài
Periophthalmus barbarus trên sông New Calabar ở Nigeria, xác định được sự tăng
trưởng của loài cá này giữa các tháng với nhau, giữa mùa mưa và mùa khô có sự
khác nhau nhưng không đáng kể (P > 0,05); giữa chiều dài và trọng lượng có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó, chiều dài thân cá dao động từ 4,1 – 11,2 cm
(giá trị trung bình là 8,64 ± 1,27 cm), trọng lượng thân dao động từ 0,70 – 39,62 g
(giá trị trung bình là 11,16 ± 7,29 g) (Chukwu và Deekae, 2010).
Nghiên cứu của Khaironizam và Norma-Rashid (2002) về mối quan hệ
chiều dài và trọng của một số loài cá thuộc phân họ Oxudercinae (họ Gobiidae) ở

các vùng ven biển Selangor, Malaysia xác định được hệ số tăng trưởng (b) trung
bình của 11 loài cá bống là 2,95 ± 0,302, và sự khác biệt hệ tăng trưởng b giữa các
loài cá không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự tăng

Ngành Sư phạm Sinh học

13

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 – 2015

Trường Đại học Cần Thơ

trưởng của 11 loài cá ở khu vực nghiên cứu tương đối đồng bộ, chiều dài cá tăng
thì trọng lượng cá cũng tăng theo.
Kết quả các công trình nghiên cứu trên cho thấy sự tăng trưởng chiều dài và
trọng lượng các loài cá bống có quan hệ mật thiết với nhau (R2 > 0,7; P < 0,05), và
tuân theo quy luật tăng trưởng chung của các loài cá khác (Trần Kiên, 1978). Tuy
nhiên, việc nghiên cứu về sự tương quan chiều dài và trọng lượng cá, đặc biệt là
đối với hai họ cá bống Eleotridae và Gobiidae vẫn còn hạn chế.

Ngành Sư phạm Sinh học

14

Bộ môn Sư phạm Sinh học



Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 – 2015

Trường Đại học Cần Thơ

CHƢƠNG III

PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phƣơng tiện
Dụng cụ dùng để đánh bắt cá: lưới, đăng, cần câu, chài và bắt bằng tay.
Dụng cụ dùng để trữ cá: thùng mốt, túi nilong, keo mũ đựng mẫu, formol
công nghiệp 40%.
Dụng cụ dùng để phân tích mẫu cá: kính lúp, cân điện tử, thước palme, bàn
đo cá, thước, viết chì, giấy bóng mờ, máy ảnh, sổ ghi chép.
3.2. Phƣơng pháp
3.2.1. Phương pháp thu mẫu cá
Mẫu cá được thu tại vùng ven biển huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng (Hình
3.1) từ tháng 7 năm 2014 đến tháng 3 năm 2015. Việc thu mẫu được tiến hành dựa
trên phương pháp của Phạm Nhật và ctv. (2003) (phụ lục 1), cụ thể:
Nguyên tắc thu mẫu cá
Thu mẫu tất cả các loài bắt gặp thuộc họ cá bống Eleotridae và Gobiidae,
thu số lượng lớn đối với loài lạ.
Thu mẫu vào các mùa khác nhau, chia làm nhiều đợt để thu mẫu, nhiều thời
điểm trong ngày.
Thu mẫu bằng các phương tiện khác nhau: lưới, chài, phạ đáy, đặt dớn, cào
và một số ngư cụ khác.
Cách thu mẫu
Trực tiếp đánh bắt hoặc đi cùng ngư dân khai thác theo yêu cầu.
Thu mua mẫu từ những ngư dân đánh bắt tại địa điểm thu mẫu.
Ghi nhãn mẫu và ghi nhật kí thực địa
Ghi nhãn bằng bút chì trên giấy bóng mờ không thấm nước.

Nhãn cá cần có đủ các thông tin sau: tên loài cá (tên khoa học, tên địa
phương, tên phổ thông), thời gian, địa điểm, ngày thu mẫu, người thu, phương tiện
đánh bắt.

Ngành Sư phạm Sinh học

15

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 – 2015

Trường Đại học Cần Thơ

Trên cơ sở quan sát môi trường tự nhiên tại địa điểm thu mẫu, ghi chép lại
các thông tin về: thời tiết (nhiệt độ, nắng, mưa), hệ động thực vật thủy sinh ở
KVNC. Hoạt động khai thác và sử dụng các phương tiện sử dụng để đánh bắt của
ngư dân, vị trí của địa điểm đánh bắt, danh sách các loài cá ở KVNC được định
loại sơ bộ tại thực địa thông qua thông tin cung cấp của người dân.
Quan sát tập tính của cá tại môi trường sống, màu sắc cá lúc còn sống. Chụp
ảnh lại và ghi số thứ tự của ảnh.

Hình 3.1: Bản đồ địa điểm thu mẫu
(Dấu chấm: khu vực thu mẫu)

3.2.2. Xử lý và bảo quản mẫu
Làm chết mẫu vật (mẫu cá còn sống): cá được làm chết bằng cách thả trực
tiếp vào dung dịch formol 10% (được pha từ formol công nghiệp 40%).
Định hình mẫu vật: mẫu cá được cố định trong formol 10%. Đối với cá có

kích thước lớn 0,5 kg dùng kim tiêm để tiêm dung dịch formol công nghiệp vào ổ
bụng cá trước khi ngâm trong formol 10%.

Ngành Sư phạm Sinh học

16

Bộ môn Sư phạm Sinh học


×