Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

Hệ thống tiêu chí nhận diện văn hoá doanh nghiệp Vận dụng cho doanh nghiệp Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.5 KB, 1 trang )

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Đề tài luận án: Hệ thống tiêu chí nhận diện văn hoá doanh nghiệp - Vận dụng cho doanh nghiệp
Việt Nam.
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 62340102
Nghiên cứu sinh: Đỗ Hữu Hải
Mã NCS: NCS31.51QTK
Người hướng dẫn: PGS. TS Nguyễn Mạnh Quân
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
Từ lý luận chung về văn hóa doanh nghiệp dưới góc độ quản lý, luận án đã giới thiệu một số
mô hình nghiên cứu văn hóa và lựa chọn ra nhóm các khía cạnh để đề xuất xây dựng thang đo hệ
thống tiêu chí nhận diện VHDN. Sau khi thực hiện nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng,
luận án đưa ra hệ thống tiêu chí nhận diện VHDN văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam và các tiêu chí
nhận diện văn hóa doanh nghiệpVHDN vận dụng cho doanh nghiệp Việt Nam thể hiện ở các mặt: Ở
yếu tố Tổ chức bao gồm có 36 tiêu chí nhận diện được phân chia trong 11 nhóm khía cạnh là: (1)
Giao tiếp trong tổ chức; (2) Đào tạo và phát triển; (3) Phần thưởng và sự công nhận; (4) Làm việc
nhóm; (5) Định hướng nhóm; (6) Sự thỏa mãn; (7) Sự cam kết gắn bó với tổ chức; (8) Sự thay đổi;
(9) Sự thỏa thuận; (10) Kỹ năng tổ chức; (11) Mục tiêu và sự đảm bảo. Ở yếu tố Quản lý bao gồm 17
tiêu chí nhận diện được phân chia trong 5 nhóm khía cạnh là (1) Chấp nhận rủi ro từ sáng tạo và cải
tiến, (2) Sự trao quyền, (3) Sự kiểm soát, (4) Sự phối hợp; (5) Sự điều tiết. Ở yếu tố Lãnh đạo bao
gồm 26 tiêu chí nhận diện được phân chia trong 8 khia cạnh là: (1) Sứ mệnh; (2) Định hướng về kế
hoạch trong tương lai; (3) Định hướng chiến lược, (4) Hệ thống mục tiêu; (5) Giá trị cốt lõi; (6) Sự
kiểm soát của lãnh đạo; (7) Kinh nghiệm lãnh đạo; (8) Trách nhiệm của người lãnh đạo.
Trong những tiêu chí thuộc các khía cạnh dùng để nhận diện VHDN thì có những tiêu chí
thuộc khía cạnh Sự kiểm soát, Sự phối hợp, Sự điều tiết, Sự kiểm soát của lãnh đạo, Kinh nghiệm
lãnh đạo và Trách nhiệm của người lãnh đạo là tác giả tự xây dựng và kiểm nghiệm độ tin cậy của
các tiêu chí này thông qua nghiên cứu định lượng.
Những đề xuất, kiến nghị mới rút ra từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án
Từ kết quả nghiên cứu luận án cho thấy nhân viên đánh giá cao các yếu tố bao gồm: giao tiếp
trong tổ chức, đào tạo và phát triển, chấp nhận rủi ro do bởi sáng tạo và cải tiến, định hướng về kế


hoạch tương lai,…Ý nghĩa của các kết quả này là góp phần bổ sung thêm một nghiên cứu về
VHDNvăn hoá doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, gợi ý cho các nhà quản trị trong việc xây dựng và phát
triển văn hoá thúc đẩy các hành vi tích cực của nhân viên, nâng cao hiệu quả lao động, tạo ra lợi thế
cạnh tranh cho doanh nghiệp đồng thời góp phần duy trì, thu hút nguồn nhân lực đặc biệt là những
nhân viên giỏi, tài năng. Công trình nghiên cứu cũng cung cấp cơ sở để các nhà lãnh đạo doanh
nghiệp Việt Nam có thể vận dụng cho việc xây dựng và phát triển, điều chỉnh VHDN văn hoá doanh
nghiệp của mình.
Đại diện người hướng dẫn

Nghiên cứu sinh

PGS.TS Nguyễn Mạnh Quân

Đỗ Hữu Hải



×