Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật đối với mặt hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường EU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.7 KB, 36 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài
Sau khi ký kết Hiệp định khung (17/5/1997), đặc biệt là sau khi Việt Nam gia
nhập ASEAN. EU trở thành bạn hàng rất quan trong của Việt Nam. Giá trị xuất nhập
khẩu hai chiều giữa Việt Nam và EU ngày càng tăng lên cả về số lượng và chất lượng,
chủng loại hàng hóa đem ra trao đổi giữa hai quốc gia. EU được coi là đối tác nhập khẩu
chủ yếu của Việt Nam. Danh mục hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU ngày càng
được mở rộng, bên cạnh những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu như hàng nông sản, thủy
sản còn có rất nhiều mặt hàng khác như dệt may, giày dép, sản phẩm bằng da thuộc, đồ
gỗ, đồ chơi trẻ em, dụng cụ thể thao, gốm sử mỹ nghệ hay một số hàng công nghệ cao
như điện tử, điện máy....
Với cafe, EU là thị trường tiêu thụ lớn nhất của Việt Nam, chiếm khoảng 50%
kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này. Vì vậy đẩy mạnh xuất khẩu cafe vào thị trường EU
là việc làm cấp thiết và kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho các doanh nghiệp xuất
khẩu cafe của Việt Nam, cũng như góp phần vào cải thiện cán cân thương mại của Việt
Nam, giải quyết công ăn việc làm, phát triển kinh tế đất nước.
Tuy nhiên, việc xuất khẩu cafe sang EU lại đang đứng trước một thách thức rất
lớn. Đó là vấn đề xây dựng hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật đối với mặt hàng cafe vì EU
vốn là một thị trường đặt vấn đề an toàn cho người sử dụng nên hàng đầu, mọi hàng hóa
nhập khẩu vào EU, đặc biệt là hàng lương thực thực phẩm chỉ được phép nhập khẩu vào
khi đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt đề ra. Trong khi đó, các
doanh nghiệp xuất khẩu cafe hiện nay của Việt Nam hầu hết đều dựa trên tiêu chí phần
trăm lỗi để phân loại cafe (cách này hiện nay không được thế giới công nhận). Điều này
đã khiến hàng cafe xuất khẩu của Việt Nam luôn bị phàn nàn là chất lượng xấu và bị
loại thải rất nhiều, có khi lên tới 60%. Vì vậy, việc nghiên cứu, triển khai và tiếp tục
hoàn thiện "Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật đối với mặt hàng cà phê xuất khẩu của
Việt Nam trên thị trường EU" là một thách thức rất lớn đối với chính phủ và đòi hỏi
sự hợp tác, hưởng ứng của các doanh nghiệp Việt Nam.
II. Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ những vấn đề liên quan đến hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật và phân biệt tiêu chuẩn


và quy chuẫn kỹ thuật
- Tìm hiểu quy định của EU về mặt hàng cà phê nhập khẩu vào thị trường này
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Làm rõ thực trạng xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật đối với cà phê hiện
nay của EU
- Kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật đối với cà phê để
tăng cường thúc đẩy sang thị trường châu Âu
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề án nghiên cứu những vấn đề liên quan đến hệ thống tiêu
chuẩn kỹ thuật, thực tiễn áp dụng những tiêu chuẩn này ở Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật đối với cà phê xuất khẩu của Việt
Nam và những quy định của EU đối với hàng nhập khẩu
IV. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những vấn đề đặt ra, đề án đã sử dụng phương pháp duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lenin, vận dụng trong mội trường thực tế,
hiện tại và kết hợp với các phương pháp cụ thể như: phương pháp phân tích, điều tra,
tổng hợp, hệ thống… để luận giải, khái quát và phân tích thực tiễn theo mục đích của đề
tài.
V. Kết cấu của Đề án
Với đề tài "Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật đối với mặt hàng cà phê của Việt Nam
trên thị trường EU" thì bài đề án được chia ra làm 3 phần chính:
Chương 1: Những vấn đề chung về hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật
Chương 2: Thực trạng hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật đối với cà phê xuất khẩu Việt
Nam trên thị trường EU
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật đối với mặt hàng cà
phê xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường EU
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
MỤC LỤC

1.1.1. Khái niệm................................................................................................................................................7
1.1.2. Vai trò của hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật.................................................................................................9
1.1.3. Phân loại hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật.............................................................................................9
1.1.3.1 Các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật an toàn vệ sinh dịch tễ..............................................................10
1.1.3.2. Các tiêu chuẩn chế biến và sản xuất theo quy định môi trường.....................................................10
1.1.3.3. Các yêu cầu về nhãn mác...............................................................................................................10
1.1.3.4. Các yêu cầu về đóng gói bao bì......................................................................................................11
1.1.3.5. Phí môi trường................................................................................................................................11
1.1.3.6. Nhãn sinh thái.................................................................................................................................11
1.2. Một số hiệp định cơ bản của WTO liên quan đến hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật ........................................12
1.2.1. Hiệp định rào cản kỹ thuật trong thương mại - TBT (The WTO Argreement on Technical Barriers to
Trade)..............................................................................................................................................................12
1.2.2. Biện pháp kiểm dịch động thực vật - SPS (Sanitary and Phytosanitary Measure)...............................15
1.3. Tổng kết kinh nghiệm của Brazil về xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật của cà phê xuất
khẩu.....................................................................................................................................................................16
CHƯƠNG 2- THỰC TRẠNG HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN KỸ
THUẬT ĐỐI VỚI CÀ PHÊ VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG
EU.......................................................................................................18
2.1. Các rào cản kỹ thuật đối với cà phê nhập khẩu vào thị trường EU..............................................................18
2.1.1. Một số quy định và yêu cầu chung của thị trường EU..........................................................................18
2.1.1.1. Tiêu chuẩn hóa...............................................................................................................................18
2.1.1.2. Sức khỏe và an toàn .......................................................................................................................19
2.1.1.3. Môi trường......................................................................................................................................19
2.1.1.4. Trách nhiệm xã hội ........................................................................................................................21
2.1.1.5. Quản lý chất lượng ........................................................................................................................22
2.1.2. Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm................................................................................................22
2.1.2.1. Hệ thống cảnh báo nhanh về an toàn thực phẩm của EU- RASFF................................................22
2.1.2.2. Luật hóa chất..................................................................................................................................23
2.1.2.3. Giấy chứng nhận EUREGAP ........................................................................................................24
2.1.2.4. Quy định về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tối đa cho phép- MRLs...........................................25

2.1.3. Quy định về môi trường........................................................................................................................27
2.1.3.1. Nhãn sinh thái.................................................................................................................................27
2.1.3.2. Tiêu chuẩn quản lý môi trường châu Âu ISO 14000.....................................................................29
2.2. Tiêu chuẩn Việt Nam về cà phê và thực trạng việc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về cà phê của các doanh
nghiệp xuất khẩu cà phê .....................................................................................................................................32
2.2.1. Hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam về cà phê..............................................................................................32
2.2.1.1. Tiêu chuẩn chất lượng cà phê.........................................................................................................32
2.2.1.2. Tiêu chuẩn về bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển............................................................33
2.2.2. Thực trạng áp dụng hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê ở Việt Nam
hiện nay...........................................................................................................................................................34
2.2.3. Thực trạng việc xuất khẩu café của Việt Nam sang EU.......................................................................36
2.3. Đánh giá mức độ phù hợp tiêu chuẩn kỹ thuật mặt hàng cà phê của Việt Nam với các quy định của EU..38
2.3.1. Thành công............................................................................................................................................38
2.3.2. Hạn chế..................................................................................................................................................39
CHƯƠNG 3- GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG TIÊU
CHUẨN KỸ THUẬT CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM TRÊN THỊ
TRƯỜNG EU....................................................................................41
3.1. Nhóm giải pháp vĩ mô..................................................................................................................................41
3.1.1. Tiến hành soát xét một cách tổng thể về hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật cà phê ....................................41
3.1.2. Xây dựng hệ thống quy chuẩn kỹ thuật về cà phê xuất khẩu................................................................43
3.2. Nhóm giải pháp vi mô..................................................................................................................................43
3.2.1. Chủ động tích cực tham gia vào các hiệp hội chế biến và xuất khẩu cà phê........................................44
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
3.2.3. Thực hiện chủ động áp dụng các quy định nhập khẩu của EU đối với cà phê .....................................45
KẾT LUẬN........................................................................................46
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................47
DANH MỤC CÁC TỪ TIẾNG VIỆT VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ
1 A Cà phê chè Arabica

2 Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
3 C Cà phê mít Cheery
4 DN Doanh nghiệp
5 Ha Hecta
6 R Cà phê vối Robusta
7 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
DANH MỤC CÁC TỪ TIẾNG ANH VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt
Nghĩa đầy đủ
Nghĩa tiếng anh Nghĩa tiếng việt
1 4C Common Code for the
Coffee Community
Bộ nguyên tắc chung cho
cộng đồng cà phê thế giới
2 ASEAN Associations of Southeast
Asia Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
3 EC European Commission Ủy ban Châu Âu
4 ECSC European Coal and Steel
Community
Cộng đồng than thép Châu
Âu
5 EEC European Economic
Community
Cộng đồng kinh tế châu Âu
6 EU European Uninon Liên minh châu Âu
7 GSP Generalized System of

Preference
Hệ thống ưu đãi phổ cập
8 HACCP The Hazard Analysis
Critical Control Points
Điểm kiểm soát giới hạn
trọng yếu
9 ICC The International Control
Commission
Ủy ban kiểm định chất
lượng quốc tế
10 ICO The International Coffee
Organisation
Hiệp hội cà phê quốc tế
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
11 ISO Internation Organization for
Standard
Tổ chức quốc tế về tiêu
chuẩn hóa
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
STT Tên bảng số liệu
1 Bảng 2.1- Tỷ lệ lẫn cà phê khác loại cho phép trong các hạng cà phê
2 Bảng 2.2.- Tổng trị số lỗi cho phép đối với từng hạng cà phê
3 Bảng 2.3- Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU năm 2009
4
Bảng 2.4- Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chính của Việt Nam sang EU
năm 2009
5 Bảng 2.5- Thị trường nhập khẩu cà phê Việt Nam năm 2008
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỆ THỐNG
TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT
1.1. Khái niệm và vai trò của hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật
1.1.1. Khái niệm
Tiêu chuẩn kỹ thuật là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm
tiêu chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và
các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế- xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu
quả của các đối tượng này.
Đối tượng hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn kỹ thuật bao gồm: sản phẩm, hàng
hóa; dịch vụ; quá trình; môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế xã
hội. Vấn đề đặt ra đối với quá trình xây dựng, công bố, áp dụng hệ thống tiêu chuẩn kỹ
thuật là sự đánh giá mức độ phù hợp với tiêu chuẩn, tức là việc xác định đối tượng của
hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với những đặc tính kỹ thuật và yêu cầu
quản lý quy định trong tiêu chuẩn tương ứng. Việc đánh giá này bao gồm hoạt động thử
nghiệm, hiệu chuẩn, giám định, chứng nhận hợp chuẩn, công bố hợp chuẩn, công nhận
năng lực của phòng thử nghiệm, phòng hiểu chuẩn, tổ chức chứng nhận sự phù hợp, tổ
chức giám định.
Việc xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật phải:
a) Dựa trên tiến bộ khoa học và công nghệ, kinh nghiệm thực tiễn, nhu cầu hiện tại
và xu hướng phát triển kinh tế - xã hội;
b) Sử dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài làm cơ
sở để xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, trừ trường hợp các tiêu chuẩn đó
không phù hợp với đặc điểm về địa lý, khí hậu, kỹ thuật, công nghệ của Việt Nam hoặc
ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia;
c) Ưu tiên quy định các yêu cầu về tính năng sử dụng sản phẩm, hàng hóa; hạn chế
quy định các yêu cầu mang tính mô tả hoặc thiết kế chi tiết;
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
d) Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống tiêu chuẩn và hệ thống quy chuẩn kỹ
thuật của Việt Nam.

 Phân biệt tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
Căn cứ vào luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam phát hành năm 2006:
Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản
lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong
hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con
người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền
lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác.
Cũng giống như tiêu chuẩn kỹ thuật, đối tượng hoạt động trong lĩnh vực quy
chuẩn kỹ thuật bao gồm: sản phẩm, hàng hóa; dịch vụ; quá trình; môi trường và các đối
tượng khác trong hoạt động kinh tế xã hội.
Về cơ bản, các hoạt động, đối tượng hoạt động, nguyên tắc, quy định trong quá trình
xây dưng, công bố (ban hành), áp dụng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật là tương tự
nhau. Tuy nhiên, điểm khác biệt cơ bản của tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật là tính bắt
buộc: tiêu chuẩn kỹ thuật được xây dựng và ban hành nhưng không bắt buộc phải áp
dụng mà do các doanh nghiệp tự nguyện thực hiện. Ngược lại hệ thống quy chuẩn kỹ
thuật được công bố, ban hành dưới dạng văn bản và bắt buộc phải thực hiện. Có thể nói,
quy chuẩn kỹ thuật là mức tối thiểu mà các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực quy
chuẩn kỹ thuật phải đáp ứng còn tiêu chuẩn kỹ thuật bao gồm những quy định vượt mức
quy chuẩn kỹ thuật không phải để đáp ứng những yêu cầu bắt buộc tối thiểu mà để đáp
ứng với những yêu cầu ngày càng cao của con người. Những quy định trong tiêu chuẩn
kỹ thuật ngày càng được tăng cường và mở rộng do quá trình hội nhập kinh quốc tế
đang diễn ra ngày càng sâu và rộng. Những yêu cầu về kỹ thuật không chỉ bó hẹp trong
phạm vi một quốc gia mà đang mở rộng ra trên phạm vị toàn khu vực, toàn cầu. Thêm
vào đó, đời sống con người ngày càng được cải thiện, mức sống ngày được nâng cao vì
thế yêu cầu đối với những sản phẩm mà mình sử dụng cũng ngày càng tăng. Qua đó cho
thấy, một sản phẩm đáp ứng được những tiêu chuẩn ngày càng cao của hệ thống tiêu
chuẩn kỹ thuật thì càng có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Tiêu chuẩn là căn cứ kỹ thuật cho việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật. Luật Tiêu
chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật quy định mối quan hệ giữa tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ
thuật. Cần lưu ý rằng một trong những mục đích áp dụng tiêu chuẩn là đảm bảo an toàn

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
cho con người, bảo vệ sức khoẻ, môi trường và đó cũng chính là mục đích của các quy
định, yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật. Do sự trùng hợp về mục đích nêu trên mà TCVN
sẽ được sử dụng tối đa làm căn cứ kỹ thuật cho việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật.
Trong quá trình áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật, trước hết cần sử dụng các phương pháp
thử và phương pháp đo đã được tiêu chuẩn hoá cũng như các quy tắc lấy mẫu, quy trình
thử nghiệm, đo lường, v.v... bởi vì việc quy định các phương pháp khác sẽ dẫn đến
những rào cản kỹ thuật trong thương mại
1.1.2. Vai trò của hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật
Tiêu chuẩn giữ một vai trò quan trọng trong thương mại, là yếu tố thúc đẩy giao
dịch và thương mại giữa các nước trong trao đổi quốc tế. Tiêu chuẩn hỗ trợ cho thị
trường và thúc đẩy giao dịch có hiệu quả, hay nói một cách hình tượng thì tiêu chuẩn có
thể ví như là ngôn ngữ chung sử dụng trong thương mại quốc tế. Vì nguyên tắc cơ bản
của tiêu chuẩn kỹ thuật là tiêu chuẩn kỹ thuật phải bảo đảm nâng cao chất lượng và hiệu
quả hoạt động kinh tế - xã hội, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá và dịch
vụ trên thị trường trong nước và quốc tế.
Đảm bảo an toàn, an ninh quốc gia, vệ sinh, sức khoẻ con người, quyền và lợi ích
hợp pháp của các bên có liên quan, bảo vệ động vật, thực vật, môi trường và sử dụng
hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật thực chất là
những quy định về tiêu chuẩn vệ sinh, đo lường an toàn lao động, bao bì đóng gói, đặc
biệt là các tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh phòng dịch đối với đọng và thực vật
tươi sống, tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường sinh thái đối với các máy móc, thiết bị và
dây truyền công nghệ (không có chất phế thải độc hại, tiếng ồn không quá mức cho
phép…). Những quy định này xuất phát từ các đòi hỏi thực tế của đời sống xã hội và
phản ánh trình độ phát triển đạt được của nên văn minh nhân loại.
Về mặt kinh tế, những quy định này có tác dụng bảo hộ đối với thị trường trong
nước, hạn chế và làm méo mó dòng vận động của hàng hóa trên thị trường thế giới.
1.1.3. Phân loại hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật
Các tiêu chuẩn kỹ thuật hết sức phong phú và được áp dụng phụ thuộc vào tình

hình của từng quốc gia. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn này được tóm tắt lại thì bao gồm các
tiêu chuẩn sau:
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1.1.3.1 Các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật an toàn vệ sinh dịch tễ
Các cơ quan chức năng đặt ra các yêu cầu liên quan chủ yếu đến kích thước, hình
dáng, thiết kế, độ dài và các chức năng cơ bản của sản phẩm. Theo đó, các tiêu chuẩn
đối với sản phẩm cuối cùng, các phương pháp sản xuất và chế biến, các thủ tục xét
nghiệm, giám định, chứng nhận và chấp nhân, những quy định và các phương pháp
thống kê, thủ tục chọn mẫu và các phương pháp đánh giá rủi ro liên quan, các yêu cầu
về an toàn thực phẩm, … được áp dụng. Mục đích của các tiêu chuẩn và quy định này là
nhằm bảo vệ an toàn, vệ sinh, bảo vệ sức khỏe, đời sống động, thực vật, bảo vệ môi
trường,…
Các tiêu chuẩn, quy định vệ sinh dịch tễ thường được áp dụng là HACCP đối
với thủy sản và thịt, SPS đối với các sản phẩm có nguồn gốc đa dạng sinh học.
1.1.3.2. Các tiêu chuẩn chế biến và sản xuất theo quy định môi trường
Đây là các tiêu chuẩn quy định sản phẩm cần phải được sản xuất như thế nào,
được sử dụng như thế nào, được vứt bỏ như thế nào, những quá trình này có làm tổn hại
đến môi trường hay không. Các tiêu chuẩn này được áp dụng cho giai đoạn sản xuất với
mục đích nhằm hạn chế chất thải gây ô nhiễm và lãng phí tài nguyên không tái tạo. Việc
áp dụng những tiêu chuẩn này ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, làm tăng giá thành và do
đó tác động đến sức cạnh tranh của sản phẩm. Trong các quốc gia, vùng lãnh thổ trên
thế giới, Mỹ là nước áp dụng các rào cản này rất triệt để. So với các tiêu chuẩn kỹ thuật,
an toàn vệ sinh, các tiêu chuẩn chế biến và sản xuất theo quy định môi trường không
phổ biến bằng nhưng hiệu suất cản trở cao hơn, khả năng đáp ứng của các nước phát
triển rất hạn chế. Andy Urso, chuyên gia kinh tế Anh đã nhận định “những đòi hỏi về
môi trường của Mỹ khiến các nước đã phát triển còn trở tay không kịp, nói chi đến các
nước mới phát triển. Mỹ đơn phương áp dụng các tiêu chuẩn của mình để hạn chế nhận
khẩu cá hồi và tôm bằng các cầm nhập khẩu cá hồi từ những nước mà Mỹ cho rằng
phương pháp đánh bắt của hộ làm ảnh hưởng xấu đến cá heo và cấm nhập khẩu tôm từ

những nước sử dụng lưới quét có hại cho rùa biển.
1.1.3.3. Các yêu cầu về nhãn mác
Biện pháp này được quy định chặt chẽ bằng hệ thống văn bản pháp luật, theo đó
các sản phẩm phải được ghi rõ tên sản phẩm, danh mục thành phần, trọng lượng, ngày
sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản, xuất xứ, nước sản xuất, nơi bán, mã số
mã vạch, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản… Quá trình xin cấp nhãn mác cũng
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
như đăng ký thương hiệu kéo dài hàng tháng và rất tốn kém. Đây là một rào cản thương
mại được sử dụng rất phổ biến trên thế giới, đặc biệt tại các nước phát triển.
1.1.3.4. Các yêu cầu về đóng gói bao bì
Bao gồm các quy định liên quan đến nguyên vật liệu dùng làm bao bì, những quy
định về tái sinh, những quy định liên quan đến những đặc tính tự nhiên của sản phẩm và
nguyên vật liệu dùng làm bao bì đòi hỏi việc đóng gói phải phù hợp với việc tái sinh
hoặc tái sử dụng.
Các yêu cầu về đóng gói bao bì cũng ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và sức cạnh
tranh của sản phẩm do sự khác nhau về tiêu chuẩn và quy định của mỗi nước, cũng như
chi phí sản xuất bao bì, các nguyên vật liệu dùng làm bao bì và khả năng tái chế ở mỗi
nước là khác nhau.
1.1.3.5. Phí môi trường
Phí môi trường thường được áp dụng nhằm 3 mục tiêu chính: thu lại các chi phí
phải sử dụng cho môi trường, thay đổi cách ứng xử của cá nhân và tập thể đối với các
hoạt động có liên quan đến môi trường và thu các quỹ cho các hoạt động bảo vệ môi
trường. Các loại phí môi trường thường gồm có:
- Phí sản phẩm: áp dụng cho các sản phẩm gây ô nhiễm, có chứa các hóa chất
độc hại hoặc có một số thành phần cấu thành của sản phẩm gây khó khăn cho việc thải
loại sau sử dụng.
- Phí khí thải: áp dụng đối với các chất gây ô nhiễm thoát vào không khí, đất,
nước hoặc gây tiếng ồn.
- Phí hành chính: áp dụng kết hợp với các quy định để trang trải các chi phí dịch

vụ của chính phủ để bảo vệ môi trường.
Phí môi trường có thể được thu từ nhà sản xuất hoặc người tiêu dùng hoặc cả
nhà sản xuất và người tiêu dùng.
1.1.3.6. Nhãn sinh thái
Sản phẩm được dán nhãn sinh thái nhằm mục đích thông báo cho người tiêu
dùng biết sản phẩm đó được coi là tốt hơn về mặt môi trường. Các tiêu chuẩn về nhãn
sinh thái được xây dựng trên cơ sở phân tích chu kỳ sống của sản phẩm, từ giai đoạn
tiền sản xuất, sản xuất, phân phối, tiêu thụ, thải loại sau sử dụng, qua đó đánh giá mức
độ ảnh hưởng đối với môi trường của sản phẩm ở các giai đoạn khác nhau trong toàn bộ
chu kỳ sống của nó.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Sản phẩm được dán nhãn sinh thái, thường được gọi là “sản phẩm xanh” có khả
năng cạnh tranh cao hơn so với sản phẩm cùng chủng loại nhưng không dán nhãn sinh
thai do người tiêu dùng thường thích và an tâm khi sử dụng các sản phẩm xanh hơn. Ví
dụ: trên thị trường Mỹ, các loại thủy sản có dán nhãn sinh thái thường có giá bán cao
hơn, ít nhất 20% có khi gấp 2-3 lần thủy sản thông thường cùng loại.
1.2. Một số hiệp định cơ bản của WTO liên quan đến hệ thống tiêu chuẩn kỹ
thuật
Mục tiêu cơ bản của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, quá trình hoàn thiện hệ thống
tiêu chuẩn quốc gia là để hàng hóa trong nước có thể tiếp cận với các tiêu chuẩn quốc tế,
phù hợp tương thích với các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật của các quốc gia, khu vực
trên thế giới. Tuy nhiên lại nảy sinh vấn đề khó khăn đó là quá trình tương thích này đòi
hỏi một chi phi rất lớn bao gồm: chi phí dịch thuật các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật của
nước ngoài, chi phí thuê chuyên gia kỹ thuật nước ngoài để giải thích, giảng giải về các
quy định sao cho phù hợp.... Vì vậy, nhiều quốc gia trên thế giới đã nhất trí ban hành
một văn bản quốc tế chung về các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật. Cũng như các quốc gia
khác, nếu Việt Nam muốn hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật của mình để ngày
càng phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế thì vấn đề tiên quyết là tham gia và tìm hiểu
các tiêu chuẩn kỹ thuật mang chuẩn mực chung của hầu hết các quốc gia trên thế giới

1.2.1. Hiệp định rào cản kỹ thuật trong thương mại - TBT (The WTO
Argreement on Technical Barriers to Trade)
Trong thương mai quốc tế, các "rào cản kỹ thuật đối với thương mại" thực chất là
các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu.
Hiệp định TBT ra đời đã nâng cao hiệu quả trong xuất khẩu và áp dụng các quy định,
tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như góp phần to lớn trong việc giải quyết những khó khăn do
mâu thuẫn giữa các bộ quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật của các nước khác nhau.
 Mục đích ra đời của Hiệp định TBT
- Thúc đẩy thương mại, khuyến khích các nước thành viên tham gia xây dựng và áp
dụng tiêu chuẩn quốc tế, xây dựng các tiêu chuẩn của quốc gia hài hòa với tiêu chuẩn
quốc tế
- Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển sang các
nước đang phát triển thông qua hoạt động tiêu chuẩn hóa
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Đảm bảo các biện pháp quản lý kỹ thuật các nước đề ra nhưng không cản trở
thương mại quá mức cần thiết
- Không ngăn cản các nước thành viên áp dụng các biện pháp tiêu chuẩn cần thiết
để đảm bảo chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của mình, để bảo vệ sức khỏe, an toàn
cuộc sống của con người, động thực vật, bảo vệ môi trường, chống gian lận thương mại
và đảm bảo an ninh quốc gia.
- Các biện pháp kỹ thuật: Hiệp định về các rào cản kỹ thuật đối với thương mại của
WTO phân biệt 03 loại biện pháp kỹ thuật sau đây:
Thứ nhất, các quy chuẩn kỹ thuật (Technical regulations): Đây là những quy định
mang tính bắt buộc đối với các bên tham gia. Điều đó có nghĩa, nếu sản phẩm nhập
khẩu không đáp ứng được các quy định kỹ thuật sẽ không được phép bán trên thị
trường.
Thứ hai, các tiêu chuẩn kỹ thuật (Technical standards): Ngược lại với các quy chuẩn
kỹ thuât, các tiêu chuẩn kỹ thuật được đưa ra chủ yếu mang tính chất khuyến nghị, tức
là các sản phẩm nhập khẩu được phép bán trên thị trường ngay cả khi sản phẩm không

đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật
Thứ ba, các thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn (conformity assessment procedure): Các
thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn là các thủ tục kỹ thuật như: kiểm tra, thẩm tra, thanh tra
và chứng nhận về sự phù hợp của sản phẩm với các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật
Trong đó, nhóm các nội dung được nêu trong các quy chuẩn- tiêu chuẩn kỹ thuật bao
gồm: Các đặc tính của sản phẩm (bao gồm cả đặc tính về chất lượng); hoặc các quy
trình và phương pháp sản xuất (PPMs) có ảnh hưởng/tác động đến đặc tính của sản
phẩm; hoặc các thuật ngữ, ký hiệu; hoặc các yêu cầu về đóng gói, ghi nhãn mác áp dụng
cho sản phẩm.
Các loại hàng hóa thường là đối tượng của các biện pháp TBT bao gồm: máy
moc thiết bị (các công cụ lắp ráp và xây dựng chay điện, các thiết bị chế biến gỗ và kim
loại, thiết bị y tê, thiết bị chế biến thực phẩm), các sản phẩm tiêu dùng (dược phẩm, mỹ
phẩm, bột giặt tổng hợp, đồ điện gia dụng, đầu máy video và tivi, thiết bị điện ảnh và
ảnh, ô tô, đồ chơi và một số sản phẩm thực phẩm), nguyên liệu và các sản phẩm phcu vụ
nông nghiệp (phân bón, thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại).
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Các nguyên tắc đối với các biện pháp TBT: Khi ban hành các quy định về kỹ
thuật đối với hàng hóa, mỗi nước thành viên WTO đều phải đảm bảo rằng việc áp dụng
các quy định này là:
- Không phân biện đối xử: Nguyên tắc này được ghi nhận trong Hiệp định TBT
thì nước nhập khẩu có nghĩa vụ: không đặt ra các biện pháp kỹ thuật khác nhau cho
hàng hóa tương tự đến từ các nước thành viên khác nhau của WTO (nguyên tắc tối huệ
quốc), không đặt ra các biện pháp kỹ thuật cho hàng hóa nước ngoài cao hơn biện pháp
kỹ thuật áp dụng cho hàng hóa tương tự nội địa của mình (nguyên tắc đối xử quốc gia)
- Nguyên tắc tránh tạo rào cản kỹ thuật không cần thiết: Nguyên tắc này đòi hỏi
các biện pháp kỹ thuật mà mỗi nước thành viên WTO áp dụng không được gây cản trở
không cần thiết với thương mại. Nó được hiểu theo các cách thức khác nhau tùy thuộc
vào loại biện pháp kỹ thuật được áp dụng. Cụ thể như sau:
Đối với các quy chuẩn kỹ thuật: Nhằm thực hiện một mục tiêu hợp pháp (Ví dụ

như: các yêu cầu vì an ninh quốc phòng, ngăn chặn hành vi lừa đảo, bảo vệ sức khỏe và
an toàn động vật, bảo vệ môi trường...) và không thắt chặt hoạt động thương mại ở trên
mức cần thiết để đảm bảo thực hiện mục tiêu chính sách Một biện pháp kỹ thuật được
xem là “ở mức cần thiết” để bảo vệ các mục tiêu chính đáng nếu không còn bất kỳ một
biện pháp nào khác cho phép đạt được mục tiêu liên quan mà lại ít cản trở thương mại
hơn và không vi phạm hoặc vi phạm ít hơn các quy định của WTO Những biện pháp kỹ
thuật được xây dựng dựa trên hoặc tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế được mặc nhiên xem
là đáp ứng điều kiện “không gây cản trở không cần thiết đến thương mại”.
Đối với các tiêu chuẩn kỹ thuật: TBT không quy định rõ ràng để xác định vấn đề
này. Tuy nhiên, hiện đang có xu hướng hiêur các điều kiện này tương tự như cách hiểu
đối với các quy chuẩn kỹ thuật.
Đối với quy trình đánh giá sự phù hợp:Nguyên tắc này được hiểu là không chặt
chẽ hơn mức cần thiết đủ để nước nhập khẩu có thể tin tưởng rằng sản phẩm liên quan
phù hợp với các quy chuẩn hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật nhất định.
Ngoài ra, hiệp định còn quy định các nguyên tắc là hài hòa hóa, có tính đến các
tiêu chuẩn quốc tế chung, đảm bao nguyên tắc tương đương và công nhận lẫn nhau; và
cuối cùng là nguyên tắc minh bạch
Website: Email : Tel : 0918.775.368

×