Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

CÔNG tác QUẢN lý học SINH NGOÀI GIỜ đến TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.16 KB, 5 trang )

TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN
BAN ĐẠI DIỆN CMHS LỚP 12A3

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc

BÁO CÁO THAM LUẬN
CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỌC SINH NGOÀI GIỜ ĐẾN TRƯỜNG
Kính thưa các quý vị đại biểu
Thưa các thầy cô giáo cùng toàn thể các vị phụ huynh học sinh!
Trước hết cho phép tôi thay mặt cho PHHS lớp 13A3 – Nhân dịp đầu năm
học mới – Kính chức các thầy cô giáo cùng các quí vị đại biểu mạnh khoẻ, hạnh
phúc – Chúc Đại hội thành công tốt đẹp!
Kính thưa Đại hội!
Năm học 2010-2011 cùng với những đặc điểm chung của trường, lớp 12A3
chúng tôi có những thuận lợi và khó khăn cơ bản là:
- Sau năm học lớp 10, hoc sinh đã thích ứng được với cấp học mới. Sắp xếp
biên chế, giáo viên cơ bản ổn định, sĩ số của lớp không biến động, chất lượng học
tập, rèn luyện năm học 2009-2010 là tiền đề tốt cho năm học 2010 - 2011
- Phụ huynh của lớp có nhận thức đúng, đồng thuận về quan điểm giáo dục
và quản lý học sinh. Lớp có 35/50 gia đình là cán bộ công chức nhà nước, đây là
điều kiện thuận lợi trong công tác giáo dục con em tại gia đình.
- Một thuận lợi rất lớn đối với chúng tôi là có một thầy chủ nhiệm (Thầy
giáo Vũ Trọng Hùng) có tâm huyết, trách nhiệm và giàu kinh nghiệm trong quản lý
học sinh cả trong giờ học ở trường cũng như ngoài giờ ở trường.
Bên cạnh đó chúng tôi cũng có một số khó khăn như sau:
- Số học sinh nam chiếm đa số (33/50 hs) mà quản lý học sinh nam thường
khó hơn quản lý học sinh nữ. Các cháu đang ở độ tuổi hiếu động, rất nhạy cảm.
Ranh giới giữa cái tốt và cái xấu, giữa đúng và sai, giữa ngoan và hư là rất mong
manh, đòi hỏi công tác quản lý phải linh hoạt, nhạy bén.


- Nhiều gia đình ở xa trườmg học (Tràng Cát, Vĩnh Niệm, Anh Dũng….)
không chỉ vất vả khó khăn trong đi lại của các cháu mà còn khó khăn trong công
tác quản lý các cháu.

1


- Không ít gia đình do điều kiện công tác (bố mẹ đều là bộ đội, bố mẹ hay
phải đi công tác xa, đi làm sớm, về muộn…) rất khó khăn trong việc theo sát,
quản ;lý các cháu ngoài giờ đến trường .
Trước những thuận lợi và khó khăn trên, chúng tôi nhận thức rằng công tác
quản lý giáo dục nói chung, công tác quản lý học sinh ngoài giờ đến trường có vai
trò hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đén chất lượng giáo
dục. Công tác quản lý học sinh là trách nhiệm của mọi người, của cả gia đình , nhà
trường và Xã hội. Song cũng phải có sự phân cấp rõ ràng trong đó việc quản lý học
sinh ngoài giờ đến trường. Ngoài giờ đến trường trách nhiệm chính thuộc về gia
đình và sự tự giác của học sinh nhưng không thể tách rời sự quản lý của nhà
trường, đặc biệt là sự phối hợp là sự phối hợp giữa thầy cô chủ nhiệm với phụ
huynh, giữa phụ huynh với phụ huynh mà ban Đại diện CMHS lớp đóng vai trò
trung gian.
Chúng tôi đã làm được một số việc như sau:
- Thông qua các cuộc họp PHHS, tập trung bàn về công tác quản lý học sinh,
thống nhất quan điểm, cách thức, biện pháp quản lý quản lý từ đó phụ huynh có
trách nhiệm giáo dục, kiểm tra, đôn đốc con em mình thực hiện tốt các qui chế, qui
định của trường, của lớp.
- Thực hiện tốt việc giáo dục cho học sinh ý thức tự quản thông qua các buổi
sinh hoạt lớp, sinh hoạt đoàn thể, hoạt động ngoại khoá. Ý thức của học sinh đã có
sự tiến bộ rõ rệt.
- Làm tốt việc thông tin hai chiều, thông tin đa chiều, thông tin giữa thầy chủ
nhiệm với chi hội, giữa thầy chủ nhiệm với phụ huynh học sinh, giữa chi hội với

từng PHHS, giữa phụ huynh với nhau, giữa thầy chủ nhiệm với các thầy co bộ
môn….
Ngay từ đầu năm học đã đăng kí thông tin đầy đủ tên tuổi, nghề nghiệp, địa
chỉ, số điện thoại liên hệ… của từng cha mẹ học sinh để tiện theo dõi. Vì vậy đã
giúp cho phụ huynh kịp thời phát hiện, ngăn ngừa các biểu hiện tiêu cực của con
em mình để từ đó kịp thời can thiệp, ngăn chặn những biểu hiện vi phạm khi còn là
dấu hiệu.

2


- Thầy chủ nhiệm đã chủ động cùng với Chi hội đi kiểm tra học sinh tự học
ở nhà vào các buổi tối. (trong năm 2010-2011 đã kiểm tra 25 lượt học sinh). Qua
kiểm tra có tác động tốt đến ý thức tự quản của học sinh và trách nhiệm của gia
đình. Đây là việc làm tốt nhưng đòi hỏi phải đẩu tư nhiều công sức, phải có quyết
tâm và trách nhiệm cao mới làm được.
- Các hoạt động ngoài trường như tham quan, du lịch, thể thao, văn nghệ Chi
hội đều cử đại diện cùng với thầy chủ nhiệm để tổ chức các hoạt động và quản lý
học sinh. Trong năm qua chúng tôi đã tổ chức cho các chảu thăm hỏi và tặng quà
làng trẻ em mồ côi Hoa Phượng, tham quan Quê Bác, thăm di tích ngã ba Đồng
Lộc… các hoạt động đều đảm bảo yêu cầu có tính giáo dục cao, an toàn, vui vẻ,
khỏe mạnh.
- Quản lý các cháu ngoài giờ đến trường phụ huynh chúng tôi coi trọng việc
quản lý các cháu theo thởi gian biểu, thời khóa biểu, nắm chắc thời gian đi, về của
các buổi học đặc biệt là giờ học thêm, từ đó đôn đốc, nhắc nhở các cháu đi lại đúng
giờ, kịp thời phát hiện những bất thường về giờ giấc khi cần liên lạc ngay với thầy
chủ nhiệm hoặc với phụ huynh khác.
- Kịp thời phát hiện những dấu hiệu ảnh hưởng đến học tập và có thể dẫn tới
vi phạm kỷ luật như: tình cảm nẩy sinh giữa các bạn khác giới, mâu thuẫn nảy sinh
giữa các học sinh cùng giới trong nội bộ lớp, giữa lớp này với lớp khác thậm chí

với trường khác. Tình cảm và các mâu thuẫn loại này nảy sinh ở trong lớp, trong
trường nhưng sự việc thường xảy ra ngoài giờ, ngoài trường. Việc phát hiện và
ngăn ngừa là vô cùng quan trọng trước khi sự việc đáng tiếc xảy ra. Lớp chúng tôi
làm việc này tương đối tốt bằng cách kết hợp chặt chẽ giữa thầy chủ nhiệm với Chi
hội phụ huynh (không hiểu là bằng cách nào đó mà thầy chủ nhiệm của lớp chúng
tôi thông tin kịp thời và chính xác đến mối quan hệ của từng học sinh trong lớp mà
nhiều trường hợp phụ huynh thấy bất ngờ vì bản thân cha mẹ cũng không hiểu con
mình bằng thầy chủ nhiệm). Từ đó Chi hội cùng phụ huynh uốn nắn, nhắc nhở và
khi cần phải sử dụng các biện pháp cứng rắn (có 8 trường hợp có dấu hiệu vi phạm
sau khi được gặp gỡ, giáo dục đã chuyển biến tốt).
- Để tăng cường hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình, Ban chi
hội của lớp thường được kiệm toàn với 4 thành viên (thông thường là 3). Có khả
3


năng đáp ứng yêu cầu trong mọi hoàn cảnh. Ban chi hội định kỳ hàng tháng hội ý
trao đổi với thầy chủ nhiệm giải quyết kịp thời những vấn đề phát sịnh.
Kính thưa đại hội!
Năm học 2010-2011 lớp 11B3 (nay là 12A3) đạt được kết quả tương đối tốt:
Học lực: - Loại giỏi là 22 em = 44%
- Loại khá là 28 em = 56%
- Loại TB là 0 em
Hạnh kiểm: - Hạnh kiểm tốt là 48 em = 96%
- Hạnh kiểm khá là 2 em = 4%
- Có 22 em học sinh đạt giải học sinh giỏi các môn cấp trường.
Có được kết quả như vậy trước hết là được sự quan tâm của lãnh đạo nhà
trường, sự hỗ trợ tích cực với tinh thần trách nhiệm cao của thầy cô giáo, sự phối
hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong đó có vai trò quan trọng của công
tác quản lý học sinh ngoài trường, ngoài giờ.
Bên cạnh những việc đã làm được, chúng tôi thấy còn một số hạn chế cần

khắc phục trong thời gian tới đó là:
- Nhận thức của một số phụ huynh còn đơn giản, khi con em vi phạm hoặ có
biểu hiện vi phạm chưa nghiêm khắc kiểm điểm thậm chí còn có ý bênh vực, che
dấu vì vậy hiệu quả quản lý giáo dục hạn chế.
- Một số ít học sinh ý thức tự quản, tự rèn luyện còn chưa cao, có điều kiện
ngoại cảnh tác động dễ dẫn đến vi phạm, khả năng miễn dịch hạn chế, đối tượng
này cần tăng cường công tác quản lý giáo dục.
- Sự phối hợp thông tin giữa phụ huynh với thầy chủ nhiệm còn hạn chế,
nhiều bậc phụ huynh còn ngại trong phản ánh trao đổi với thẩy chủ nhiệm cùng
tháo gỡ khó khăn.
Kính thưa đại hội !
Sau hai năm tham gia Chi hội, đồng thời là người trực tiếp theo dõi quản lý
con em trong lớp, tôi thấy còn lưu ý một số vấn đề như sau:
Một là: Thời kỳ tuổi trẻ mà các vị phụ huynh chúng ta ngồi đây đã trải qua
so với tuổi trẻ hiện nay là sự khác biệt lớn, khác biệt từ nhận thức, quan điểm sống,

4


kiến thức, quan hệ, tác phong, nề nếp … đòi hỏi phụ huynh cũng phải có sự đổi
mới phương pháp giáo dục và quản lý con em theo kịp được với tình hình.
Hai là: Càng về những năm cuối cấp thì các cháu càng có xu thế thích tự tổ
chức các hoạt động nhóm như: tổ chức sinh nhật không ở tại gia đình mà đi siêu
thị, nhà hàng, tổ chức liên hoan nhân dịp các ngày lễ, liên hoan nhân dịp các hoạt
động văn hóa thể thao… các hoạt động đó thì không xấu nhưng hoàn cảnh và môi
trường dễ dẫn đến mất an toàn hoặc vi phạm kỷ luật, pháp luật. Đề nghị nhà trường
và từng lớp cần có quy định rõ ràng và lưu ý quản lý các hoạt động này.
Ba là: Càng về những năm cuối cấp thì càng phát sinh nhiều tình cảm của
các bạn khác giới tiến dần tới ranh giới tình yêu, ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học
tập đồng thời chứa đựng nguy cơ mất an toàn. Vấn đề này cần đặc biệt quan tâm

mà kết quả làm được của lớp chúng tôi cũng được coi như một biện pháp để chúng
ta cùng tham khảo.
Kính thưa đại hội!
Bước vào năm học mới trước mắt chúng ta còn nhiều khó khăn, kết quả trên
một số mặt còn khiêm tốn. Nhưng chúng tôi tin tưởng rằng với sự quyết tâm của
cán bộ, giáo viên toàn trường cùng với tinh thần trách nhiệm của các bậc phụ
huynh nhất định chúng ta sẽ đạt được kết quả tốt hơn năm qua.
Kính chúc các vị đại biểu mạnh khỏe, hạnh phúc!
Xin chân thành cảm ơn!
Hải Phòng, ngày 15/09/2011
Người viết

Phạm Đình Bảng

5



×