Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Cảm nghĩ của em về người phụ nữ trong thơ trung đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.99 KB, 2 trang )

Cảm nghĩ của em về người phụ nữ trong thơ trung đại
Tháng Mười 2, 2015 - Category: Lớp 7 - Author: admin

Cảm nghĩ của em về người phụ nữ trong thơ trung đại đã học
Trong nền văn học của Việt Nam thời kì trung đại, chúng ta có thể thấy được hình ảnh của người
phụ nữ trong xã hội cũ là một đề tài được rất nhiều tác giả sáng tác. Thời kì này có sự xuất hiện của
rất nhiều những nhà thơ nữ. Họ là đại diện, là tiếng nói những tâm tư tình cảm của những người
phụ nữ thời kì bấy giờ. Với hai tác phẩm Bánh trôi nước ( Hồ Xuân Hương), Chinh phụ ngâm
( Đoàn Thị Điểm) mà chúng ta có cảm nhận rõ ràng hơn về chính những người phụ nữ trong xã hội
cũ.
Với bài thơ “ Bánh trôi nước” của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương đã giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về
cuộc sống của những người phụ nữ.
Thân em vừa trắng lại vừa trong
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Bốn câu thơ chính là chỉ những người con gái xinh đẹp, “ vừa trắng lại vừa tron”. Họ hiện lên trong
mắt người đọc không chỉ với hình ảnh của một người phụ nữ có vẻ đẹp tuyệt vời mà còn có một
tâm hồn thanh cao, dịu dàng, trong sáng. Dẫu cho cuộc đời có khó khăn, vất vả thì họ vẫn giữ được
tấm lòng trinh tiết của mình. Đẹp là thế, trong sáng là thế, đáng lẽ ra những người con gái như vậy
phải được hưởng tình yêu của mình. Thế nhưng, họ lại không được như vậy. Họ chỉ có thể chịu sự
bắt buộc của xã hội, của tam tòng tứ đức mà phải chôn vùi tình cảm của chính bản thân mình. Họ
cũng không thể đấu tranh cho quyền được hạnh phúc của bản thân. Hình ảnh “ bảy nổi ba chìm với
nước non” khiến cho chúng ta lại liên tưởng tới hình ảnh của những con cò ngày ngày lặn lội đi
kiếm ăn vất vả cũng như những người phụ nữ luôn phái chịu cảnh khổ đau.
Không chỉ phải chịu nỗi đau không có được hạnh phúc của chính bản thân mình mà người phụ nữ
còn phải chịu cảnh chia li với người chồng của mình chỉ bởi những cuộc chiến tranh phi nghĩa.
Chàng thì đi cõi xa mưa gió
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn
Đoái trông theo đã cách ngăn
Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh


hay những tâm sự buồn bã của người phụ nữ
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những ngàn dâu


Ngàn dâu xanh ngát một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai

Những dòng tâm tư của người phụ nữ có chồng đi chiến trận được miêu tả một cách thật tỉ mỉ. Có
ai thấu hiểu được nỗi buồn, nỗi cô đơn của người phụ nữ ấy. Chiến tranh đã cướp đi hạnh phúc lứa
đôi của người phụ nữ. Người phụ nữ chỉ biết đau đớn trông theo hình bóng của người chồng đi
chiên trận với hàng loạt những từ ngữ “ cùng trông lại”, “ đoái trông theo”. Hình ảnh ấy, làm cho
người đọc cũng như ngậm ngùi trông theo số phận đau khổ của người phụ nữ, hạnh phúc và tuổi
thanh xuân phải trôi qua trong những tủi hờn, cô đơn mà không ai thấu. thế mới biết hạnh phúc của
những người phụ nữ ấy thật quá mong manh và chịu nhiều đau khổ.
Tóm lại, tuy chỉ với hai tác phẩm nhưng chúng ta đã có thể hiểu được phần nào hình ảnh của
những người phụ nữ phải chịu đựng trong cuộc sống. Đó là những nỗi đau mà họ phải chịu chỉ bởi
lỗi của xã hội, của chế độ mà thôi. Có những người phải chịu cảnh không có được hạnh phúc của
chính mình, phải nghe theo tam tòng tứ đức, nhưng cũng có những người có được hạnh phúc lứa
đôi nhưng lại phải chia cách bởi những cuộc chiến tranh phi nghĩa.



×