Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Chứng minh nguyên hồng là nhà văn của phụ nữ và trẻ em qua đoạn trích trong lòng mẹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.8 KB, 2 trang )

Chứng minh Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và trẻ em
qua đoạn trích Trong lòng mẹ
Tháng Mười 2, 2015 - Category: Lớp 8 - Author: admin

Chứng minh Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và trẻ em qua đoạn trích Trong lòng mẹ
Nguyên Hồng là một nhà văn có rất nhiều những sáng tác dành cho phụ nữ và trẻ em. Có lẽ lí do
chính là bởi vì ông sinh ra và lớn lên trong mồ côi nên ông luôn dành một góc trong lòng của mình
cho số phận của những người khốn khổ nhất trong xã hội cũ. Mặt khác, những tác phẩm ông viết về
phụ nữ và trẻ em luôn được ông dùng chính những tâm tư và tình cảm của mình để viết về họ với
những cảm nhận vô cùng sâu sắc. Trong những tác phẩm của ông như Những ngày thơ ấu, Hai
nhà nghỉ, Bỉ vỏ,… thì em thích nhất là đoạn trích Trong lòng mẹ trích Những ngày thơ ấu. Qua đây,
chúng ta khẳng định được Nguyên Hồng chính là nhà văn của phụ nữ và trẻ em.
Đầu tiên, chúng ta thấy được nhà văn Nguyên Hồng là người của phụ nữ. Ông thấu hiểu và đồng
cảm với những nỗi bất hạnh của những người phụ nữ. Đó là hình ảnh người mẹ bé Hồng. Tuy chỉ là
nhân vật xuất hiện một cách mờ nhạt nhưng nhân vật đã mang được chính dấu ấn của mình. Là
người phụ nữ vất vả, chống mất, vì nợ nần nhiều quá mà mẹ bé Hồng đã phải đi tha hương cầu
thực nơi đất khách quê người. Cô đã phải bỏ lại cả người con trai còn nhỏ của mình để đi kiếm
sống. Chính những sự vất vả của người phụ nữ đã khiến cho người phụ nữ ấy trở nên tiểu tụy và
đáng thương “ Mẹ tôi ăn mặc rách rưới, gầy rộc hẳn đi”. Nhà văn đã thấu hiểu một cách sâu sắc nỗi
đau của những người phụ nữ trong xã hội ấy. Họ không được tự do tìm được những người mà
mình yêu quý, phải chấp nhận cuộc hôn nhân sắp đặt, lấy người chồng hơn mình gấp đôi tuổi. Cả
cuộc đời của người phụ nữ ấy phải trong như một cái bóng bên người chồng nghiện ngập. Trong
chính những hoàn cảnh như vậy, nhưng người mẹ của bé Hồng vẫn hiện lên là một con người giàu
lòng yêu thương, trọng tình nghĩa. Gặp lại người con trai sau bao nhiêu xa cách, người phụ nữ ấy
xúc động tới nghẹn ngào. Trong tiếng khóc của người mẹ, người đọc cũng như thấm những nỗi
đau, nỗi xót thương con cùng niềm vui sướng vô hạn của người mẹ. Cô dùng những cử chỉ dịu
dàng của mình mà vuốt ve, xoa đầu người con trai sau bao ngày xa cách. Qua đây, nhà văn còn
bênh vực, bảo vệ người phụ nữ. Ông cảm thông với người mẹ của bé Hồng khi chưa đoạn tang
chồng đã đi tìm hạnh phúc riêng bởi ông hiểu được những khó khăn vất vả của những người phụ
nữ.
Nguyên Hồng còn là nhà văn thấu hiểu cho nỗi bất hạnh của trẻ thơ. Nỗi vất vả của bé Hồng không


chỉ là ở việc không có được những phút giây ngọt ngào bên cạnh mẹ, mồ côi cha, phải ở đậu người
thân. Em không có được tình yêu thương mãnh liệt, luôn nhớ người mẹ của mình. Bé Hồng luôn tin
tưởng ở những tình cảm của người mẹ dành cho mình. Dẫu xa cách về mẹ và thời gian, không
gian, dù có bị người cô mắng mỏ nhiều như thế nào thì bé vẫn luôn nhớ về mẹ một cách sâu sắc.
Khi gặp được người mẹ của mình, bé cảm thấy như vỡ òa trong niềm hạnh phúc. Lòng vui sướng


được toát ra từ những cử chỉ bối rối, từ những giọt nước mắt giần hờn, rồi tới hạnh phúc và mãn
nguyện. Với bé Hồng, chỉ cần được nằm trong vòng tay của mẹ cũng đã khiến cho bé cảm thấy
thỏa mãn với tất cả mọi thứ rồi. Chỉ với những chi tiết như vậy, nhưng chúng ta cũng đã thấy được
tình cảm của nhà văn Nguyên Hồng dành cho trẻ em. Ông hiểu được cảm giác khao khát khi được
sống trong tình yêu thương, chở che của người mẹ, được sống trong lòng mẹ, được thỏa nỗi nhớ
mong, hờn giận với người mẹ yêu thương của mình.
Chỉ qua một đoạn trích ngắn mà chúng ta đã hiểu được tình cảm và những suy nghĩ của Nguyên
Hồng dành cho những đứa con tình thần của mình. Ông luôn thấu hiểu cuộc sống của họ à qua đây,
ông bộc lộ những tình yêu thương sâu sắc tới họ



×