Giới thiệu về lễ hội làng Triều Khúc
Tháng Ba 28, 2015 - Category: Lớp 8 - Author: admin
Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn giới thiệu về một lễ hội ở quê em. Bài văn giới thiệu về lễ hội
làng Triều Khúc của một bạn học sinh lớp 8 tại Hà Nội.
Mỗi khi tết đến xuân sang khi chim én báo hiệu mùa xuân đã đến thì cũng là lúc những lễ hội truyền
thống được bắt đầu. Nói về lễ hội thì tất cả các địa phương nơi đâu cũng có . Đó chính là một gí trị
tinh thần một nét đẹp truyền thống của nhân dân ta . Nói đến các lễ hội ở thủ đô Hà Nội thì ta không
thể không nhắc đến một lễ hội đặc trưng nơi đây. Đó chính là lễ hội Chiều Khúc tại huyện Thanh Trì
Hà Nội.
Lễ hội làng Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội) diễn ra từ ngày mồng 9 đến 12
tháng Giêng hàng năm. Theo tương truyền, Bố Cái Đại Vương từng thao luyện binh mã tại đây, vì
vậy sau khi ông qua đời, dân làng đã tôn ông lên làm Thành hoàng làng. Cứ mỗi độ xuân về, nhân
dân làng Triều Khúc lại mở hội để cầu cho mưa thuận, gió hòa, nhân dân no ấm. Theo truyền
thuyết thì đây là lễ Tức vị (tức Lễ lên ngôi) của Phùng Hưng.
Một đám rước long trọng, với đầy đủ những nghi lễ cần thiết rước mũ áo hoàng đế của Phùng
Hưng từ đình Sắc về đình Đại. Các cụ già, những chàng trai, cô gái làng ăn mặc đẹp theo đúng
nghi thức hội lễ: quần lụa, áo the, áo gấm, hài thêu hoa văn cầu kì, rực rỡ. Đoàn khiêng kiệu toàn
những thanh niên trai tráng chưa vợ, vừa rước kiệu, nghi trượng che lọng vàng, lọng tía. . . vừa
múa hát các điệu múa cổ như: múa trống bồng, múa sênh tiền trong tiếng nhạc réo rắt của đội nhạc
phụ họa. Điều đặc biệt ở đám rước này, người rước hai bên vừa đi vừa ngoảnh mặt vào nhau. Khi
đám rước đến nơi, các bô lão kính cẩn đọc văn tế, làm lễ dâng hương, mở hòm sắt lấy bút và
chính thức bắt đầu cuộc tế lễ. người dân xóm Chùa, trước kia người làng vẫn dùng từ cặp đĩ đánh
bồng để chỉ nghệ thuật này. Trải qua thời gian, cuộc sống ngày càng hiện đại, lớp trẻ “ngượng
ngùng” khi dùng từ “đĩ”, nên đã chuyển sang gọi là múa trống bồng. Hiện, lớp trẻ ít người biết múa
trống bồng mà chủ yếu được người già trong làng lưu giữ. Những người am hiểu nhất về nghệ
thuật này phải kể tới các cụ Bùi Văn Tốt, Triệu Đình Hồng. Sở dĩ gọi là “cặp đĩ” vì người múa trống
bồng phải là trai chưa vợ, có khuôn mặt khôi ngô, trắng trẻo, mặc váy áo và tô môi đỏ đóng giả
nữ, đặc biệt phải có tài nhảy múa, lúc biểu diễn phải toát lên vẻ .. . lẳng lơ. Theo các cụ thì thời
xưa, do đời sống còn nhiều khó khăn nên múa trống bồng cũng thiếu thốn đủ thứ. Khăn mỏ quạ
chít đầu phải mượn của mẹ, chị hoặc em gái. Hồi trước không có tất trắng họ phải tìm những
miếng vải trắng quấn vào chân làm xà cạp, quần áo hầu hết là áo the đen chứ không có áo nẹp
ngắn, quần dài, thắt lưng xanh đỏ diêm dúa, rực rỡ như bây giờ. Mặc dù vậy, ai cũng mơ ước
được chọn vào đội chơi trống bồng ù chỉ một lần trong đời.
Thông thường, làng nghề dịp cuối năm bao giờ cũng bận rộn, nhưng ngoài những lúc bên khung
dệt, nam thanh nữ tú ở Triều Khúc còn có niềm vui riêng, đó là tối tối đi tập múa bồng, múa lân,
hát đối. . . ở sân đình. Múa trống bồng thường có bốn nam, chia thành hai cặp và diễn ra trong buổi
lễ tế nhập tịch vào sáng sớm mùng 9 tháng giêng, khi lá cờ đại được kéo lên trước cửa đình.
Múa trống bồng có khoảng 30 điệu nhưng không thể thiếu ba động tác chính: đánh trống bồng đi
ngang, uốn tay như bông hoa rồi lượn tay vuốt xuống tang trống. Điều quan trọng là khi múa,
người biểu diễn phải thể hiện hết mức tài nghệ của mình. Hai người múa tay chân đối xứng, đối
mặt, đối lưng nhau nhịp nhàng theo tiếng nhạc đệm (gồm trống khẩu, thanh la và trống bản). Động
tác khó nhất là lúc hai người cùng vung tay đánh trống, chân nhấc cao, bước rộng rồi xoay người
tì lưng vào nhau. Nếu không phối hợp ăn ý và tập nhuần nhuyễn thì rất dễ xô vào nhau. Tài nghệ
của cặp múa trống bồng không chỉ ở bàn tay, đôi chân, sự phối hợp nhịp nhàng mà còn ở khuôn
mặt, nét cười. “Do hầu hết là diễn viên nghiệp dư nên việc thể hiện nét tươi vui, hân hoan, lẳng lơ
trên khuôn mặt là điều không dễ dàng. Nhiều người có nét mặt rất ưng ý, nhưng khi múa lại quên
mất sự mềm dẻo và phối hợp kém nhịp nhàng. Chính vì thế, các cặp múa trống bồng phải mất cả
tháng tập luyện. Chính vì những động tác khó, phức tạp nên giới trẻ ngày nay ít quan tâm và say
sưa với nghệ thuật này. Đây cũng là rào cản cho việc lưu giữ và phát triển nghệ thuật múa trống
bồng ở Triều Khúc. . Khi vào hôi thì cũng là lúc tại đình Triều Khúc đã trang hoàng đủ màu sắc rực
rỡ của cờ ngũ hành, bát bửu, kiệu hoa, lọng xanh đỏ, . . . cộng với âm thanh rộn rã, thúc giục của
tiếng trống, chiêng, tù và. Cứ mỗi lần trong đình dâng lễ vật, dâng rượu là bên ngoài, trống chiêng
khua lên inh ỏi, từng đôi nam đóng giả nữ sắm vai con đĩ đánh bồng với phấn son, váy áo rực rỡ,
đeo trống qua cổ thể hiện tài nghệ trước hàng ngàn khán giả.
Lễ hội ở đây mang rất nhiều ý nghĩa và là một món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Hà
Thành mỗi độ tết đến xuân về và còn được giữ cho đến tân bây giờ. Hi vọng lễ hội mãi vẫn còn giữ
nguyên được những giá trị nguyên vẹn của nó để mãi là một lễ hội tuyệt vời đối với người dân