Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phân tích bài thơ tức cảnh pác bó của chủ tịch hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.71 KB, 3 trang )

Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó của chủ
tịch Hồ Chí Minh
Tháng Mười Hai 2, 2014 - Category: Lớp 8 - Author: admin

Phan tich bai tho Tuc canh Pac Bo cua Ho Chi Minh – Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn phân
tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó của chủ tịch Hồ Chí Minh. Bài làm văn của Nguyễn Thị Việt
Phương trường THCS Chương Xá.
Ôi sáng xuân nay, xuân 41
Trắng rừng biền giới nở hoa mơ.
(Tố Hữu)
Năm 1941, sau nhiều năm bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh bí mật về
tới Pác Bó, Cao Bằng. Hang Pác Bó đã trở thành nơi sống và hoạt động bí mật của Người. Bài thơ
Tức cảnh Pác Bó được Bác viết tại đây (tháng 2/1941) theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
Bài thơ phản ánh hoạt động phong phú, sôi nổi, phong thái ung dung tự tại và tinh thần lạc quan
cách mạng của người chiến sĩ vĩ đại trong hoàn cảnh bí mật khó khăn gian khổ.
Sáng ra bờ suối tối vào hang
Câu thơ, gợi nên cuộc sống bí mật của nhà thơ vào những ngày đầu, mới về nước đang nhóm lửa,
phải sống ở trong hang, làm việc ở hang. Không gian và cả thời gian chật chội, quẩn quanh, đơn
điệu. Còn gì gò bó cho bằng những ngày, những tối, những tháng năm mà con người vốn sống
phóng khoáng tự do phải chịu cảnh nhàm chán không thể thay đổi với hang, với suối quen thuộc
đến trơ mòn. Thế mà đọc lại câu thơ sáng ra bờ suối tối vào hangy ta thấy toát lên giọng điệu thơ
thật thoải mái, phơi phới. Với cách nhịp 4/3 đã tạo thành hai vế đối sóng đôi: sáng ra, tối vào rất
nhịp nhàng. Cuộc sống của Bác Hồ đã trở thành nề nếp, hòa điệu với nhịp sống của núi rừng rất
ung dung. Qui luật vận động ấy đã thể hiện một tinh thần làm chủ hoàn cảnh rất chủ động và lạc
quan.


Câu thơ thứ hai vẫn tiếp tục mạch cảm xúc của câu đầu, có thêm nét vui đùa: lương thực, thực
phẩm ở đây thật đầy đủ đến mức dư thừa:
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Ba chữ vẫn sẵn sàng có nghĩa là cháo bẹ, rau măng luôn có sẵn, đủ dùng ở nơi suối hang này.


Đằng sau vần thơ là nụ cười của một con người sống trong gian khổ khó khăn nhưng vẫn lạc quan
yêu đời, ý tưởng này vẫn theo suốt trong con người Bác qua từng vần thơ khác:
Khách đến thì mời ngô nếp nướng,
Săn về thường chén thịt rừng quay
Non xanh nước biếc tha hồ dạo
Rượu ngọt chè tươi mặc sức say
(Cảnh rừng Việt Bắc – 1947)
Cách nói vẫn sẵn sàng, tha hồ dạo, mặc sức say… sao mà sang trọng, hóm hỉnh và yêu đời đến
thế! Còn gì thích thú hơn khi cuộc sống cần gì có nấy! Còn gì thú vị hơn khi được sống giao hòa với
thiên nhiên. Ngày được làm việc bên bờ suối, làm bạn với thiên nhiên, tối trở về hang (nhà) để nghỉ
ngơi và nghe tiếng suối trong mà đã có lần ta bắt gặp trong thơ Bác: Tiếng suối trong như tiếng hát
xa.
Khác với người xưa Công thành thân thoái, mai danh ẩn tích ở chốn núi rừng. Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã sống và chiến đấu vì một lý tưởng cao đẹp:
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng.
Bàn đá, đá ở đây là đá núi, đá tự nhiên. Trên cái bàn đá thô sơ ấy Bác viết Đường cách mệnh.
Phong trào và cán bộ cần, Người dịch sử Đảng. Hình ảnh bàn đá chông chênh không chỉ nói lên


khó khăn thiếu thốn chồng chất mà còn biểu lộ tinh thần phấn đấu hy sinh vì sự thắng lợi của cách
mạng.
Đặt ba điều ấy vào trong cùng một hệ thống mới thấy sự nghiệp cách mạng mà người chèo lái gian
nan biết chừng nào? Hiểu như vậy mới thấy những hy sinh, từ những chuyện nhỏ nhặt trong thời
gian dài của chủ tịch Hồ Chí Minh. Bác cũng là người cũng bình thường như tất cả chúng ta, nghĩa
là biết đói, biết rét, biết thiếu thốn, ấy là chưa kể những chông gai mà người vượt qua trên con
đường cách mạng. Nhưng kỳ lạ thay, câu kết bài thơ không đi về hướng ấy:
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
Sang ở đây là sang trọng, cao sang, nghĩa là rất đầy đủ, rất cao quí. Con người rơi vào hoàn cảnh
cao sang, nhất là thật là sang thì hạnh phúc có thể coi là đã đến tột độ. Nhưng đối với Bác thi lại là
hang tối, cháo bẹ, rau măng, bàn đá chông chênh thi sao gọi là sang được? Phải chăng niềm vui

lớn nhất, niềm vui vô hạn của người chiến sĩ cách mạng sau ba mươi năm xa nước đêm mơ nước,
ngày thấy hình của nước (Chế Lan Viên), nay được trở về sống giữa lòng đất nước yêu dấu, trực
tiếp lãnh đạo cách mạng để cứu dân cứu nước:
Ba mươi năm ấy chân không mỏi
Mà đến bây giờ mới tới nơi
(Tố Hữu)
Đặc biệt, lúc này Bác Hồ còn rất vui vì người tin chắc rằng thời cơ giải phóng dân tộc đang tới gần,
điều mà Bác chiến đấu suốt đời để đạt tới đang trỗ thành hiện thực. So với niềm vui lớn lao đó thì
những gian khổ trong sinh hoạt có nghĩa lý gì? Tất cả đều trở thành thật là sang vì đó là cuộc đời
cách mạng, được cống hiến cho cách mạng.
Tức cảnh Pác Bó là một bài thơ hồn nhiên, giản dị mà sâu sắc, đẹp. Thơ là tâm hồn, là cuộc đời, là
cách ứng xử của Bác Hồ. Bài thơ như một chứng tích lịch sử về những ngày tháng gian khổ của
cách mạng Việt nam mà Bác là người chèo lái, gợi lên trong lòng người đọc chúng ta bài học về tinh
thần lạc quan, biết sống và hướng về một lý tưởng cao đẹp.
Theo: Ngọ Thị Quỳnh



×