Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM NĂM 2012, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.5 KB, 12 trang )

Nguyễn Thị Hồng Yến và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

112(12)/1: 185 - 196

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM NĂM 2012, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2015
Nguyễn Thị Hồng Yến*, Trần Phạm Văn Cương
Trường ĐH Kinh tế & Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT
BIDV là ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam phủ rộng mạng lưới ATM tại 63/63 tỉnh thành phố trên cả
nước.Hoạt động kinh doanh thẻ của BIDV đã đạt được những kết quả nhất định tuy nhiên tốc độ
tăng trưởng về quy mô của BIDV vẫn thấp hơn tốc độ tăng trưởng chung của thị trường, điều này
dẫn đến thị phần của BIDV trên các mảng kinh doanh thẻ cụ thể (phát hành thẻ, thanh toán thẻ)
đang có xu hướng giảm dần và khoảng cách giữa BIDV với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu đang
ngày càng nới rộng. BIDV cần đẩy nhanh tiến độ triển khai hệ thống công nghệ cốt lõi phục vụ
hoạt động kinh doanh thẻ, tận dụng thế mạnh, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, nhằm tạo
nền tảng vững chắc để phát triển mạnh hoạt động kinh doanh thẻ như một ngân hàng cung cấp các
dịch vụ ngân hàng bán lẻ hàng đầu trong thời gian tới.
Từ khóa: BIDV, hoạt động kinh doanh thẻ, tầm nhìn.

XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ THẺ*
Thu nhập gia tăng. Thu nhập của các hộ gia
đình trung lưu của Việt Nam đang gia tăng.
Theo số liệu của TNS, giai đoạn 1999-2008
chứng kiến sự tăng trưởng vật chất rõ rệt của
xã hội Việt Nam. Năm 1999, có khoảng 63%
hộ gia đình thành thị có thu nhập hàng tháng
từ 3 triệu đồng trở xuống, trong khi chỉ 16%


kiếm được trên 6,5 triệu đồng/tháng. Trái lại,
năm 2008 chỉ 15% hộ gia đình thành thị có
thu nhập dưới 3 triệu đồng/tháng, trong khi
1/3 hộ gia đình thành thị hiện nay thu nhập
trên 6,5 triệu đồng/tháng. Thu nhập của người
dân gia tăng mở ra cơ hội lớn để phát triển
những sản phẩm thẻ đa dạng với nhiều mức
phí khác nhau nhằm thu hút được nhiều hơn
các phân khúc khách hàng có mức thu nhập
khác nhau1.
Mong muốn sở hữu tài sản có giá trị gia
tăng. Những tài sản có giá trị lớn như đồ điện
tử giá trị cao, ô tô, nhà ở, chung cư… đang
ngày càng trở thành mục tiêu sở hữu của
nhiều người Việt Nam tại các đô thị lớn. Mức
tiết kiệm trung bình của người Việt đã giảm
từ 17% năm 1999 xuống còn 9% năm 2008.
Xu hướng này mở ra cơ hội phát triển cho
những sản phẩm tín dụng trả góp.
*

Thương hiệu và hành vi xã hội. Khi vật chất
tiếp tục tăng trưởng, mức sống của hộ gia
đình trung lưu và tầng lớp tiêu dùng trẻ được
nâng cao, Việt Nam đang dần đạt tới giai
đoạn “Thương hiệu là Tính cách” với sự
chuyển hướng từ những ý tưởng và giá trị
khiêm tốn, hướng về cộng đồng sang sự công
nhận cá nhân. Mặc dù chỉ trong giai đoạn sơ
khai, mong muốn và nhu cầu được nổi bật từ

đám đông đang bắt đầu hình thành trong văn
hóa tiêu dùng Việt Nam. Tầng lớp giàu có
đang chi tiền vào những mặt hàng quý hiếm
như một cách làm nổi bật mình trong đám
đông. Như vậy, các thương hiệu và thiết kế
được cá nhân hóa sẽ cho phép các thương
hiệu và sản phẩm đặc biệt thâm nhập vào thị
trường bằng cách tiếp cận trực tiếp với nhu
cầu tiêu dùng về sự khác biệt và độc nhất. Xu
hướng này cho thấy các sản phẩm thẻ đồng
thương hiệu, những sản phẩm thẻ cho phép
khách hàng lựa chọn về thiết kế, tính năng,
cũng như những sản phẩm thẻ có những tính
năng độc đáo, riêng biệt sẽ tiếp tục phát triển
mạnh mẽ trong thời gian tới.
Công nghệ thay đổi thói quen giao tiếp và
tiêu dùng. Tỷ lệ người sử dụng điện thoại di
động tại đô thị Việt Nam đã tăng từ 53% năm
2006 lên 84% năm 2008. 1/3 hộ gia đình
thành thị Việt Nam sử dụng Internet. Mặc dù
hiện nay việc đọc tin tức, nghe nhạc, chat, tìm
185


Nguyễn Thị Hồng Yến và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

kiếm thông tin và email vẫn là những hoạt
động chính của người sử dụng Internet (60%)

nhưng hoạt động mua sắm trực tuyến đang
tăng trưởng ổn định. Điều này mở ra cơ hội lớn
cho thị trường chấp nhận thanh toán thẻ trên
Internet. Ngoài ra, việc ứng dụng các thành tựu
công nghệ mới trong lĩnh vực thanh toán như
thanh toán di động, thanh toán không tiếp xúc,
thanh toán tầm gần NFC… vừa tạo ra áp lực
cũng như cơ hội khai thác những mảng thị
trường hoàn toàn mới nhưng đầy tiềm năng
cho các ngân hàng Việt Nam.
Cạnh tranh ngày càng gay gắt. Thị trường thẻ
Việt Nam tiếp tục chứng kiến mức độ cạnh
tranh ngày càng gay gắt trong thời gian tới với
số lượng ngân hàng gia nhập thị trường ngày
càng gia tăng. Lĩnh vực cạnh tranh sẽ chuyển
dần từ cạnh tranh về phí để thu hút số lượng
sang cạnh tranh về chất lượng dịch vụ và chất
lượng chăm sóc khách hàng.
PHÂN TÍCH CÁC ĐỐI THỦ CẠNH
TRANH CHỦ YẾU TRÊN THỊ TRƯỜNG
Nhóm các ngân hàng quốc doanh (bao gồm
VCB, Vietinbank, Agribank)
Đây là nhóm các ngân hàng có vị thế đặc biệt
quan trọng trong ngành ngân hàng Việt Nam
với quy mô tổng tài sản và thị phần tín dụng
đều chiếm trên 60% so với toàn ngành. Các
ngân hàng này đều có tỷ lệ vốn nhà nước trên
50%, có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Chính phủ và
Ngân hàng nhà nước. Trong thời gian tới, các
ngân hàng trong nhóm đều có mục tiêu và lộ

trình rõ ràng để trở thành ngân hàng hiện đại
đa năng, nâng cao tỷ trọng doanh thu từ hoạt
động ngân hàng bán lẻ.
Điểm mạnh
Thương hiệu ngân hàng lớn, có uy tín trên thị
trường trong nước và quốc tế, được các tổ
chức thẻ quốc tế lựa chọn là ngân hàng thanh
toán bù trừ trên địa bàn (Visa với VCB,
Master Card với BIDV).
Có nền tảng khách hàng lớn bao gồm cả mảng
huy động vốn và tín dụng.
Đội ngũ nhân sự: đội ngũ nhân sự đông đảo,
có trình độ.
Đối với hoạt động kinh doanh thẻ:
Bắt đầu từ năm 2008, các ngân hàng như
Vietinbank và Agribank đã có những bước
186

112(12)/1: 185 - 196

tăng trưởng đột phá về quy mô, số lượng thẻ
cũng như mạng lưới chấp nhận thẻ.
Vietinbank và Agribank tổ chức mô hình
Trung tâm thẻ như một đơn vị sự nghiệp có
thu, do đó nâng cao tính tự chủ trong hoạt
động kinh doanh thẻ.
Nguồn vốn lớn sẵn sàng đầu tư cho công
nghệ và mạng lưới: chiếm gần 56% thị phần
máy ATM, 45% thị phần mạng lưới POS
trong đó VCB dẫn đầu nhóm về mạng lưới.

Trong thời gian tới với lợi thế kể trên, nhóm
dự kiến vẫn đứng đầu thị trường về mạng
lưới thanh toán thẻ.
Đứng đầu về thị phần phát hành thẻ trên thị
trường Việt Nam chiếm 65% số lượng thẻ
phát hành toàn thị trường (trong đó VCB
chiếm 26%).
Về công nghệ: Các ngân hàng đều đã hoàn
thành hệ thống công nghệ cốt lõi cho hoạt
động kinh doanh thẻ, là nền tảng quan trọng
để phát triển hoạt động kinh doanh. Các ngân
hàng đều sẵn sàng tiếp tục đầu tư các công
nghệ hiện đại để nâng cao năng lực hệ thống.
(Agribank trong 6 tháng đầu năm 2009 đầu tư
thêm 500 máy ATM, nâng tổng số máy ATM
hiện nay của Agribank là 1700 chiếc).
Điểm yếu
Nguồn thu từ hoạt động kinh doanh thẻ còn
chưa tương xứng với tổng giá trị đầu tư.
Công tác chăm sóc khách hàng chưa tốt.
Chất lượng hoạt động dịch vụ thẻ chưa được
nâng cao tương ứng với tốc độ tăng trưởng về
số lượng chủ thẻ và mạng lưới.
Nhóm các ngân hàng TMCP phát triển
trong mảng kinh doanh thẻ (ACB,
Sacombank,
Eximbank,
Đông
Á,
Techcombank)

Điểm mạnh
Ngân hàng ra đời sau, có chiến lược rõ ràng
trong việc xây dựng thương hiệu gắn với các
dịch vụ ngân hàng bán lẻ.
Sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ đa dạng,
chất lượng tốt thu hút được ngày càng nhiều
khách hàng (bao gồm cả khách hàng cá nhân
và doanh nghiệp vừa và nhỏ).
Có sự hỗ trợ của các cổ đông chiến lược là
các ngân hàng nước ngoài có thế mạnh và


Nguyễn Thị Hồng Yến và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

kinh nghiệm về quản trị, công nghệ trong hoạt
động ngân hàng bán lẻ.
Công tác truyền thông quảng bá cho thương
hiệu và sản phẩm dịch vụ tốt, có hiệu ứng tích
cực từ người tiêu dùng.
Công tác chăm sóc khách hàng tốt, tận dụng
mọi cơ hội để tiếp cận tìm hiểu nhu cầu và
cung cấp dịch vụ cho khách hàng qua các
kênh hỗ trợ.
Đối với hoạt động kinh doanh thẻ:
Có chiến lược rõ ràng trong việc phát triển
hoạt động kinh doanh thẻ (Đông Á phát triển
mạnh thẻ ghi nợ, ACB và Techcombank phát
triển mạnh thẻ quốc tế trong đó ACB đứng

đầu thị trường phát hành thẻ quốc tế, đứng
thứ 2 về thanh toán thẻ quốc tế tại Việt Nam).
Mạng lưới thanh toán thẻ tốt, tập trung ở
mảng POS và các ĐVCNT có chất lượng và
có doanh số cao.
Điểm yếu
Nguồn vốn hạn chế, không có nhiều khả năng
trong việc đầu tư mạnh về mạng lưới đặc biệt
là mạng lưới ATM.
Không có nhiều khách hàng là các doanh
nghiệp, tập đoàn lớn.

112(12)/1: 185 - 196

Kết luận rút ra từ việc phân tích đối thủ
cạnh tranh
Từ phân tích trên cho thấy, trong giai đoạn
2009-2012, Vietcombank vẫn sẽ tiếp tục giữ
vững vị trí dẫn đầu trên thị trường thẻ Việt
Nam trên lĩnh vực phát hành và thanh toán
thẻ quốc tế cũng như tiên phong trong việc
ứng dụng những công nghệ mới trong lĩnh
vực kinh doanh thẻ. Thị trường thẻ ghi nợ nội
địa sẽ chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt giữa
Vietcombank, Vietinbank và Agribank để
chiếm lĩnh vị trí đứng đầu. Các ngân hàng
thương mại quốc doanh sẽ tiếp tục đầu tư mở
rộng mạng lưới ATM và POS để khẳng định
và củng cố thế mạnh về mạng lưới của mình
trên thị trường.

Các ngân hàng thương mại cổ phần sẽ tiếp tục
tập trung vào những mảng thị trường mang lại
hiệu quả cao như phát hành và thanh toán thẻ
quốc tế. Các ngân hàng thương mại cổ phần
sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng mạng lưới POS,
không tập trung đầu tư mở rộng mạng lưới
ATM mà tận dụng mạng lưới của những công
ty chuyển mạch như Banknetvn và Smartlink.

Bảng 1: Sản phẩm thẻ giai đoạn 2009 - 2012
Năm
Phát hành thẻ
Thẻ quốc tế
Phát hành thẻ tín dụng VISA Classic
Phát hành thẻ ghi nợ VISA Electron
Chấp nhận và phát hành thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ MasterCard
Phát hành thẻ tín dụng công ty
Chấp nhận thanh toán thẻ Amex, Dinner Club, JCB
Phát hành thẻ VISAWave và MasterCard Paypass
Thẻ nội địa
Phát hành thẻ ghi nợ với số BIN mới
Phát hành thẻ trả trước (thẻ chip tiếp xúc và không tiếp xúc)
Các sản phẩm thẻ liên kết
Phát triển tính năng, tiện ích
Thanh toán qua Internet đối với thẻ ghi nợ
Thanh toán phí cầu đường
Chương trình chăm sóc chủ thẻ và đơn vị chấp nhận thẻ
Mở rộng dịch vụ thanh toán hóa đơn
Mở rộng dịch vụ nạp tiền trả trước


2009

2010

2011

2012

x
x
x
x
x

x
x
x

x

x
x

x

x
x

x


x
x
x
x
x
x
x

x
x
x

x

Nguồn: BIDV, năm 2012

187


Nguyễn Thị Hồng Yến và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

PHÂN TÍCH SWOT HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH THẺ CỦA BIDV
Điểm mạnh
Nền tảng phát triển của Ngân hàng
Là một trong những ngân hàng lớn nhất Việt
Nam, là ngân hàng có lịch sử phát triển lâu
đời, được chứng nhận bảo hộ thương hiệu tại

Mỹ và nhiều năm dành được các giải thưởng
lớn của các tổ chức, định chế tài chính trong
và ngoài nước.
Là đối tác chiến lược của nhiều tổng công ty,
tập đoàn lớn, có quan hệ hợp tác kinh doanh
với hơn 800 ngân hàng trên thế giới.
Thực hiện tài trợ cho nhiều dự án lớn và các
dự án trọng điểm quốc gia, đặc biệt các dự án
liên quan đến đầu tư cơ sở hạ tầng.
Hệ thống hạ tầng kĩ thuật và công nghệ
Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của BIDV
hiện đại, được triển khai đầy đủ và đồng bộ
bao gồm các hệ thống ngân hàng cốt lõi,
mạng, truyền thông, bảo mật, trung tâm dự
phòng… Đây là nền tảng quan trọng để hỗ trợ
phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng
hiện đại, trong đó có dịch vụ thẻ.
Mạng lýới chấp nhận thẻ
Mạng lưới chấp nhận thẻ rộng khắp 63 tỉnh
thành phố trên cả nước với gần 1000 ATM,
1000 POS và liên tục mở rộng.
Là một trong các ngân hàng có thị phần mạng
lưới thanh toán lớn nhất.
Nền tảng khách hàng lớn
Nền tảng khách hàng sử dụng sản phẩm dịch
vụ ngân hàng của BIDV lớn. (Năm 2008:
BIDV có 2,8 triệu CIF khách hàng cá nhân).
BIDV có quan hệ với nhiều khách hàng là
doanh nghiệp, tổ chức lớn.
Điểm yếu

Công nghệ
Hệ thống công nghệ cốt lõi thẻ hoạt động
chưa ổn định, kém hiệu quả, khó khăn trong
quá trình phát triển các tính năng, sản phẩm
và dịch vụ mới.
Các dự án công nghệ về thẻ triển khai còn
chậm, đặc biệt về mặt quy trình, thủ tục
đầu tư kéo dài dẫn đến bỏ lỡ nhiều cơ hội
kinh doanh.
Còn thiếu nhiều ứng dụng quan trọng như
chưa có hệ thống Contact-Center và CRM tập
188

112(12)/1: 185 - 196

trung để có thể hỗ trợ khách hàng tốt hơn, các
kênh thanh toán hiện đại như Internet
Banking/Mobile Banking đang trong quá
trình đầu tư.
Chưa kết nối thanh toán với các tổ chức thẻ
khác như: MasterCard, JCB, American
Expresss…
Sản phẩm thẻ và các dịch vụ gia tãng
Sản phẩm thẻ không đa dạng trong đó sản
phẩm thẻ tín dụng quốc tế mới triển khai
trong năm 2009, chậm so với thị trường.
Mạng lưới ATM rộng khắp nhưng dàn trải,
còn nhiều điểm chưa hiệu quả (tần suất giao
dịch và thu phí giao dịch thấp).
Tốc độ mở rộng mạng lưới POS còn chậm so

với thị trường, hạn chế về độ bao phủ tại các
địa bàn trọng điểm và các sản phẩm thẻ thanh
toán chấp nhận (chỉ chấp nhận thẻ ghi nợ
BIDV và thẻ Visa).
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng chưa chuyên
nghiệp.
Kinh nghiệm triển khai sản phẩm thẻ tín dụng
quốc tế còn hạn chế.
Công tác bán hàng
Kênh bán hàng chưa đa đạng, chủ yếu qua
kênh truyền thống là chi nhánh nhưng lại
chưa hiệu quả.
Chưa triển khai các kênh bán hàng trực tiếp,
bán hàng qua internet, telemarketing.
Chưa phát triển dịch vụ chăm sóc khách hàng
sau bán hàng.
Truyền thông, quảng cáo
Truyền thông bên ngoài:
Thương hiệu của BIDV chưa được nhiều
người tiêu dùng biết đến do hiệu quả hoạt
động truyền thông quảng cáo chưa cao.
Chưa có những chương trình truyền thông
xuyên suốt và lâu dài
Các chương trình khuyến mại đơn điệu,
thường triển khai chậm so với các đối thủ
cạnh tranh trên thị trường và đạt hiệu quả
chưa cao.
Truyền thông nội bộ: Chưa đạt hiệu quả
cao, cán bộ trong ngân hàng còn chưa hiểu
biết nhiều về sản phẩm thẻ của BIDV, chưa

trở thành kênh tuyên truyền quảng bá tốt về
dịch vụ.


Nguyễn Thị Hồng Yến và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

Câu hỏi
Dân số
Số lượng: đông (khoảng 87 triệu người),
trong đó số lượng thẻ phát hành tính đến ngày
31/12/2008 theo báo cáo của Hội thẻ ngân
hàng đạt hơn 15 triệu thẻ (chiếm 1,7%). Với
số lượng dân cư hiện tại và số lượng thẻ đã
phát hành trong thời gian qua, thị trường thẻ
Việt Nam đem lại rất nhiều cơ hội cho các
ngân hàng khai thác, phát triển dịch vụ thẻ.
Đặc điểm
Trẻ: 30% dân số dýới 30 tuổi. Ðây là ðối
týợng khách hàng tiềm nãng luôn có nhu
cầu, kiến thức cũng nhý trình ðộ ðể sử dụng
các dịch vụ ngân hàng hiện ðại ðặc biệt là
dịch vụ thẻ.
Số ngýời trong ðộ tuổi lao ðộng cao: chiếm
khoảng 65% dân số, tỷ lệ phụ thuộc có xu
hýớng giảm (từ 53.7% nãm 2007 xuống
48.7% nãm 2010).
Thu nhập và tỷ lệ tiêu dùng trên thu nhập1:
Thu nhập trung bình: ngày càng cao, trong ðó

nhóm có tốc ðộ tãng thu nhập nhanh nhất
trong khoảng 500 - 1.000 USD/tháng.
Tỷ lệ tiêu dùng trên thu nhập: ngày càng gia
tãng (khoảng 70% thu nhập hàng tháng), và
hiện ðang là nýớc có tỷ lệ cao nhất so với các
quốc gia Ðông Nam Á.
Tỷ lệ mua sắm tại các siêu thị, trung tâm
thýõng mại: tãng từ 9% nãm 2005 lên 14%
nãm 2007, và dự kiến sẽ tãng lên 24% vào
nãm 2010.
Số lượng khách hàng mở tài khoản tại ngân
hàng còn ít:
Số lượng tài khoản trả lương qua thẻ ATM
vào cuối tháng 6/2008 là 925.081 tài khoản.2
Theo số liệu khảo sát tại Hà Nội và TP.HCM
của tổ chức cung cấp thông tin chuyên nghiệp
Cimigo (cuối năm 2008) thì chỉ có 32% dân
có tài khoản ngân hàng trong đó 23% có sử
dụng thẻ ATM, 9% có dự định mở tài khoản
ngân hàng và 59% không có dự định mở tài
khoản tại ngân hàng.
Nền kinh tế tiếp tục phát triển nhanh trong
những năm tới, lượng vốn đầu tư rất lớn vào

112(12)/1: 185 - 196

xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ
tầng (hệ thống vận chuyển bằng đường bộ,
đường sắt, cảng hàng không…). Tốc độ đô thị
hóa nhanh, hình thành nhiều khu đô thị lớn,

đồng bộ, hiện đại.
Thách thức
Thói quen tiêu dùng bằng tiền mặt: Phương
thức chợ truyền thống và các cửa hàng bán lẻ
nhỏ vẫn chiếm đến 90% trong thói quen tiêu
dùng của người Việt Nam. Do đó, thói quen
tiêu dùng bằng tiền mặt vẫn đang ăn sâu trong
tiềm thức người Việt.
Tội phạm công nghệ cao, đặc biệt trong lĩnh
vực thẻ, đang có xu hướng chuyển dịch sang
các nước đang phát triển, trong đó có Việt
Nam. Đây là một nhân tố cần quan tâm trong
định hướng phát triển mạnh mẽ hoạt động
kinh doanh thẻ trong thời gian tới.
Cạnh tranh trên thị trường3
Số lượng Ngân hàng tham gia thị trường thẻ
ngày càng gia tăng: tính đến cuối năm 2008
có 40 Ngân hàng tham gia hoạt động phát
hành và thanh toán thẻ, trong đó bao gồm 4
NHTM nhà nước, 27 ngân hàng thương mại
cổ phần, 8 ngân hàng liên doanh và CN ngân
hàng nước ngoài tại Việt Nam và 1 tổ chức
phi ngân hàng (Công ty tiết kiệm bưu điện)
=> Sự tham gia ngày càng nhiều của các
Ngân hàng khiến cho tính cạnh tranh trên thị
trường thẻ ngày càng khốc liệt.
Các ngân hàng nước ngoài với thế mạnh về
tài chính, công nghệ và quản trị đang dần dần
thâm nhập và mở rộng hoạt động trong lĩnh
vực thẻ.

Sản phẩm chất lượng cao, các dịch vụ gia
tăng phong phú, nhiều ưu đãi dành cho
khách hàng.
Kết luận rút ra từ việc phân tích SWOT
BIDV cần đẩy nhanh tiến độ triển khai hệ
thống công nghệ cốt lõi phục vụ hoạt động
kinh doanh thẻ (dự án MasterCard) nhằm tạo
nền tảng vững chắc để phát triển mạnh hoạt
động kinh doanh thẻ trong thời gian tới.
BIDV cần tận dụng thế mạnh có quan hệ hợp
tác với các tập đoàn, tổng công ty lớn để triển
khai bán chéo sản phẩm và phát triển các sản
phẩm thẻ liên kết, đồng thương hiệu; tận dụng
thế mạnh tài trợ cho nhiều dự án lớn và trọng
điểm quốc gia để phát triển những sản phẩm
189


Nguyễn Thị Hồng Yến và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

mang tính đặc thù và tiên phong như thẻ
thanh toán phí cầu đường, thẻ thông minh
không tiếp xúc…
BIDV cần tiếp tục củng cố thế mạnh về mạng
lưới rộng khắp thông qua chiến lược phát
triển hệ thống ATM/POS theo hướng tập
trung triển khai mở rộng hệ thống ATM/POS
tại những tỉnh thành phố lớn, những khu vực

trọng điểm du lịch.
BIDV cần xây dựng và phát triển một danh
mục sản phẩm thẻ đa dạng, với chính sách phí
giá linh hoạt nhằm đáp ứng nhu cầu của các
đối tượng khách hàng khác nhau tuy nhiên
trong mỗi giai đoạn cụ thể, cần xác định rõ
những sản phẩm trọng tâm, mang lại nguồn
thu lớn để tập trung đầu tư phát triển.
BIDV cần tập trung hơn nữa vào công tác
nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ cũng
như công tác chăm sóc khách hàng, xác định
đây là lĩnh vực tạo ra sự khác biệt của BIDV
so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
BIDV cần củng cố hơn nữa kênh bán hàng
qua Chi nhánh, coi Chi nhánh là kênh bán
hàng quan trọng nhất trong giai đoạn 2009 2012. Đồng thời cần nghiên cứu phát triển
những kênh bán hàng mới như bán hàng qua
hệ thống đại lý, bán hàng trực tuyến trên
Internet, telemarketing.
BIDV cần chú trọng công tác quảng bá
thương hiệu BIDV như một ngân hàng cung
cấp các dịch vụ ngân hàng bán lẻ hàng đầu.
MỤC ĐÍCH, TẦM NHÌN TRONG HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH THẺ BIDV
Mục đích
Trở thành 1 trong 3 ngân hàng hàng đầu Việt
Nam trong lĩnh vực thẻ;
Nằm trong 3 ngân hàng đứng đầu Việt Nam
về kênh chấp nhận thẻ (bao gồm cả ATM và
POS);

Là ngân hàng tiên phong ứng dụng công nghệ
và sản phẩm mới tại thị trường thẻ Việt Nam.
Là ngân hàng có chất lượng dịch vụ tốt nhất
trên thị trường thẻ Việt Nam.
Tầm nhìn đến 2015
BIDV phấn đấu là một trong các ngân hàng
đứng đầu thị trường thẻ cả về thị phần, mạng
190

112(12)/1: 185 - 196

lưới chấp nhận thẻ và đa dạng các sản phẩm
dịch vụ, phấn đấu đứng đầu trong một số
phân khúc thị trường xác định.
ĐỊNH VỊ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
THẺ VÀ XÁC ĐỊNH CÁC ĐOẠN THỊ
TRƯỜNG MỤC TIÊU
Định vị hoạt động kinh doanh thẻ
Dựa vào nền tảng công nghệ và nền tảng
khách hàng để phát triển các sản phẩm, dịch
vụ có chất lượng, trong đó:
Đứng đầu về chất lượng dịch vụ khách hàng
trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh
chủ yếu là VCB, Vietinbank và Agribank;
Đứng trong top 5 các ngân hàng cung cấp đa
dạng các sản phẩm và dịch vụ giá trị gia tăng
cho chủ thẻ và ĐVCNT;
Đứng trong top 3 ngân hàng dẫn đầu thị
trường về mạng lưới chấp nhận thẻ.
Xác định các đoạn thị trường mục tiêu:

phân chi tiết theo các dòng sản phẩm, dịch
vụ và kênh chấp nhận thẻ
Chủ thẻ:
Nhóm khách hàng cao cấp: Các loại thẻ tín
dụng quốc tế cao cấp Amex, Visa/
MasterCard Platinum, …
Nhóm khách hàng hạng trung: Các loại thẻ tín
dụng quốc tế Visa/MasterCard Gold…, thẻ
ghi nợ nội địa hạng Gold…
Khách hàng phổ thông: Thẻ tín dụng quốc tế
hạng chuẩn, thẻ ghi nợ nội địa hạng chuẩn…
ĐVCNT:
Nhóm khách hàng cao cấp: khách sạn 5 sao,
khu resort, nghỉ dưỡng cao cấp; các Trung
tâm mua sắm và khu vực dịch vụ dành cho
khách hàng cao cấp
Nhóm khách hàng hạng trung: các ĐVCNT
có doanh số giao dịch cao, ĐVCNT theo
chuỗi nhà hàng, khách sạn, siêu thị, chuỗi bán
lẻ, các doanh nghiệp dịch vụ vận tải …
Khách hàng phổ thông: các đơn vị kinh doanh
độc lập, cửa hàng bán hàng phổ thông, hàng
tiêu dùng, …
Nhóm khách hàng tổ chức/doanh nghiệp: Thẻ
trả lương, thẻ đồng thương hiệu, thẻ tín dụng
công ty, thẻ prepaid.


Nguyễn Thị Hồng Yến và Đtg


Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

112(12)/1: 185 - 196

Bảng 2: Các chỉ tiêu chủ yếu về thẻ giai đoạn 2009 - 2015
Năm
TH
TH
TH
TH
KH
KH
KH
Chỉ tiêu
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
Chủ thẻ ghi nợ nội địa
2,050,000 2,800,000 3,650,000 4,600,000 5,800,000 7,000,000 8,800,000
Chủ thẻ ghi nợ quốc tế
20,000
60,000
140,000 175,000 218,000 275,000
Chủ thẻ tín dụng quốc tế
10,000
30,000

70,000
130,000 171,000 223,000 290,000
Số lượng ATM
1,000
1,300
1,700
2,000
2,200
2,500
2,900
Số lượng POS
1,968
3,400
6,400
9,400
11,200
14,000
17,500
Tổng thu dịch vụ thẻ
(tỷ đồng)
56
80
108
136
166
206
Chi phí dịch vụ thẻ (%)
30%
35%
35%

35%
30%
30%
30%
Thu ròng (tỷ đồng)
22
37
52
70
95
115
145
Nguồn: BIDV, năm 2012

Các giả thiết:
Thị trường thẻ Việt Nam tăng trưởng bình
quân 6 tháng đầu năm 2009 là 27% (theo số
liệu Hội thẻ Ngân hàng) và dự kiến năm
2009, mức tăng trưởng đạt khoảng 25%;
BIDV sẽ phấn đấu đạt khoảng 15% thị phần
thẻ trên thị trường Việt Nam từ năm 2012;
Riêng số lượng POS, thẻ ghi nợ quốc tế đạt
10% thị phần;
Tốc độ tăng trưởng của chủ thẻ chậm dần, tăng
chủ yếu ở các loại thẻ quà tặng, cash card, thẻ
liên minh, liên kết, thẻ đồng thương hiệu.
Thu phí thường niên trung bình/thẻ là 20.000
đồng/thẻ và thu phí giao dịch rút tiền trung
bình là 1.000 đồng/giao dịch và thu phí giao
dịch chuyển khoản, vấn tin trung bình là 500

đồng/giao dịch.
Hiện tại 01 máy ATM tải được 3.600 giao
dịch/tháng, giả định đến 2012 tần suất giao
dịch đạt 4.600 giao dịch thì đến năm 2012 hệ
thống ATM của BIDV phải đạt 2.000 máy.
Nền kinh tế Việt Nam phục hồi dần từ 2010 và
tăng trưởng mạnh vào giai đoạn 2011 – 2012.
CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Giải pháp và mô hình tổ chức kinh doanh
và nhân sự
Hoàn thiện mô hình kinh doanh và mô hình
tổ chức
Trung tâm thẻ hiện là Ban thuộc Hội sở
chính, tham mưu giúp việc cho Hội đồng
quản trị và Tổng Giám đốc trong hoạt động
kinh doanh thẻ; tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn và

kiểm tra, giám sát các đơn vị thành viên trong
hoạt động kinh doanh thẻ. Để tiếp tục hoàn
thiện mô hình kinh doanh, đồng thời theo
khuyến nghị của Tư vấn chính lược kinh
doanh thẻ, Trung tâm thẻ sẽ đề xuất chính
thức lộ trình hoàn thiên mô hình kinh doanh
như sau:
Giai đoạn 1: Giai đoạn 2011 - 2012
Hội sở chính: Để tiếp tục tăng cường năng
lực, trong giai đoạn 2010 - 2011, Trung tâm
Thẻ đề xuất tiếp tục đề xuất bổ sung 02
phòng:
Phòng Nghiên cứu và phát triển;

Thành lập phòng khu vực miền Nam (trực
thuộc Trung tâm thẻ) để hỗ trợ công tác phát
triển kinh doanh và thực hiện tác nghiệp cho
khu vực phía Nam.
Kênh bán hàng:
Tiếp tục xác định Chi nhánh là kênh bán hàng
chính và thực hiện một phần tác nghiệp;
Bổ sung thêm kênh bán hàng từ xa với sự hỗ
trợ của công nghệ như bán hàng qua điện thoại
(Contact Center), bán hàng qua mạng Internet
(thông qua Website của Trung tâm thẻ);
Bổ sung kênh bán hàng thông qua đại lý
(bao gồm cả đại lý cá nhân và tổ chức) được
quản lý tập trung tại Trung tâm thẻ hoặc tại
chi nhánh.
Giai đoạn 2: Từ năm 2012 - 2015, thực hiện
theo khuyến nghị của Tư vấn chiến lược kinh
doanh thẻ, chuyển đổi Trung tâm thẻ thành
191


Nguyễn Thị Hồng Yến và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

một đơn vị kinh doanh độc lập hoặc Công ty
thẻ. Khi đó cơ cấu tổ chức của Công ty Thẻ
dự kiến sẽ bao gồm các phòng sau:
Phòng Phát triển kinh doanh
Phòng Nghiên cứu và phát triển

Phòng Nghiệp vụ
Phòng Tín dụng thu nợ
Phòng Chăm sóc khách hàng
Phòng Quản lý Rủi ro
Phòng Kỹ thuật
Phòng Phát triển Đơn vị chấp nhận thẻ
Chi nhánh khu vực miền Nam.
Nhân sự và đào tạo
a. Tại Hội sở chính:
Số lượng và chất lượng đội ngũ nhân sự: Bổ
sung đội ngũ nhân sự cho Trung tâm thẻ đảm
bảo công tác kinh doanh và vận hành hệ
thống thẻ cho toàn ngành, số lượng cán bộ
đến năm 2012 đạt tối thiểu 200 cán bộ. Cơ
cấu cán bộ, số lượng và yêu cầu chi tiết theo
các bảng Mô tả công việc, Trung tâm thẻ sẽ
báo cáo Ban Lãnh đạo trong đề án riêng.
Chất lượng và đào tạo: Đến 2012, 100 % đội
ngũ cán bộ của Trung tâm thẻ được đào tạo
chuyên sâu theo các mảng kinh doanh và
nghiệp vụ tại Trung tâm thẻ, đảm bảo cán bộ
đáp ứng được yêu cầu với chất lượng và đòi
hỏi cao của công việc, đủ sức cạnh tranh với
các ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam và các
ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
b. Tại chi nhánh:
Bổ sung đủ đội ngũ cán bộ Quan hệ khách
hàng cá nhân thực hiện công tác phát triển dịch
vụ thẻ trên cơ sở Xây dựng lại bảng mô tả, có
bổ sung các nhiệm vụ cụ thể đối với công tác

phát triển dịch vụ thẻ;
Mỗi chi nhánh có tối thiểu 1 cán bộ quan hệ
khách hàng cá nhân và 1 Lãnh đạo Phòng
Quan hệ khách hàng cá nhân được đào tạo
chuyên sâu và là chuyên gia trong lĩnh vực thẻ.
192

112(12)/1: 185 - 196

Giải pháp phát triển mạng lưới chấp nhận
thẻ
Giải pháp phát triển mạng lưới chấp nhận thẻ
trên POS
a. Nhóm giải pháp chiến lược năm 2012:
Tái định vị bằng cách tìm kiếm một thị trường
ngách cụ thể, theo hướng tận dụng công nghệ
và thế mạnh của BIDV phát triển những hình
thức thanh toán mới (ví dụ như thu phí cầu
đường, thanh toán hóa đơn tại nhà…);
Xác định lại nhóm khách hàng mục tiêu theo
hướng chia thành các giai đoạn cụ thể, trước
mắt không đặt vấn đề cạnh tranh với nhóm
dẫn đầu và theo sau tức là mảng khách sạn,
nhà hàng cao cấp, trung tâm thương mại mà
tập trung vào những nhóm như nhà hàng, cửa
hàng trang sức, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp và
sức khỏe, đại lý du lịch, taxi...;
Phát triển mạng lưới chấp nhận thẻ rộng khắp
đảm bảo phủ kín và bám sát chủ thẻ của
BIDV, trong đó lấy những khu vực có tiềm

năng như các tỉnh thành lớn, các tỉnh trọng
điểm du lịch làm điểm nhấn.
Xác định rõ ràng tiêu chí cạnh tranh nhằm tạo
sự khác biệt với các đối thủ trên cơ sở phát
huy tối đa điểm mạnh của BIDV như các
khách hàng có quan hệ lâu dài và hợp tác toàn
diện, khách hàng có quan hệ tín dụng; tập
trung vào chất lượng dịch vụ trong đó trọng
tâm vào công tác chăm sóc và tạo dựng quan
hệ mật thiết với khách hàng như duy trì các
hoạt động thăm hỏi, tặng quà vào dịp Lễ Tết,
thường xuyên thăm dò tiếp thu ý kiến khách
hàng, xử lý các khiếu nại nhanh chóng và
hiệu quả...;
b. Nhóm giải pháp hỗ trợ
Hoàn thiện và duy trì thường xuyên cơ chế
động lực khuyến khích cán bộ Chi nhánh, gắn
công tác phát triển mạng lưới POS với quyền
lợi của từng cán bộ tại chi nhánh;
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và phát triển
sản phẩm: đẩy nhanh tiến độ chấp nhận các
loại thẻ nội địa và quốc tế khác trên POS
BIDV; nghiên cứu các dịch vụ mới trên POS
như bán thẻ trả trước…;


Nguyễn Thị Hồng Yến và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ


Tăng cường công tác hỗ trợ ĐVCNT như:
hotline dành cho ĐVCNT miễn phí cuộc gọi
đến; cẩm nang giao dịch thuận tiện; hỗ trợ
trực tiếp tại ĐVCNT khi cần cài đặt lại;
thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng máy và
cung cấp các công cụ hỗ trợ mới.
Tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá
đặc biệt là truyền thông nội bộ, đảm bảo các
cán bộ nhân viên của BIDV đều hiểu về lợi
ích của dịch vụ và sẵn sàng thanh toán bằng
thẻ như tổ chức các chương trình thi đua phát
triển dịch vụ hàng năm;
Tăng cường công tác truyền thông quảng bá
rộng rãi: thiết kế lại bộ công cụ đặt tại các
ĐVCNT sao cho thu hút và hấp dẫn nhằm
tăng tính chủ động cho khách hàng; đăng tin
bài trên các phương tiện thông tin đại chúng;
thường xuyên tổ chức các chương trình
khuyến mại, hội thảo cho cả ĐVCNT và chủ
thẻ;
Hướng đến tổ chức các chương trình chuyên
nghiệp chăm sóc và thúc đẩy doanh số giao
dịch tại ĐVCNT;
Tổ chức các chương trình đào tạo và đào tạo
lại ĐVCNT, trước mắt thí điểm tại khu vực
Hà Nội để có cơ sở nhân rộng trên các vùng
trọng điểm;
Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước về các
chính sách nhằm khuyến khích thanh toán
không dùng tiền mặt như thu phí rút tiền,

giảm thuế tiêu thụ đối với các hàng hóa có giá
trị lớn, xa xỉ phẩm,... nếu giao dịch qua POS.
Giải pháp phát triển mạng lưới chấp nhận thẻ
trên ATM
a. Nguyên tắc phát triển:
Đầu tư phát triển mạng lưới ATM rộng tại các
vùng kinh tế trọng điểm để chiếm lĩnh các địa
bàn quan trọng đảm bảo theo chân khách
hàng trên toàn quốc và củng cố mạng lưới
ATM của BIDV.
Phân bổ ATM hợp lý trên nguyên tắc đáp ứng
được nhu cầu quảng bá hình ảnh, đảm bảo
khả năng giao dịch, xây dựng phương án phát
hành thẻ đạt hiệu quả cao.
Phát triển và mở rộng mạng lưới ngân hàng tự
động (autobank) về cả lượng và chất.

112(12)/1: 185 - 196

Làm cơ sở để phát triển các sản phẩm dịch vụ
mới trên hệ thống ATM và kết nối với các tổ
chức thanh toán thẻ trong nước và quốc tế.
b. Giải pháp thực hiện
Phát huy hiệu quả và thực hiện triệt để cơ chế
hỗ trợ chi phí khấu hao, bảo trì ATM;
Triển khai cơ chế điều chuyển máy ATM hoạt
động kém hiệu quả;
Tiếp tục thực hiện cơ chế tiếp quỹ tập trung
đã áp dụng thành công tại Chi nhánh Ba Đình
và nhân rộng ra các vùng khác như TP HCM,

Đà Nẵng.
Xây dựng cơ chế khuyến khích, động viên chi
nhánh quản lý tốt và hiệu quả hệ thống ATM;
Đẩy mạnh công tác quảng bá mạng lưới
ATM, kết hợp chặt chẽ với các công ty du
lịch để thu hút lượng khách quốc tế du lịch
Việt Nam nhận biết và sử dụng thẻ trên ATM;
Nghiên cứu và áp dụng các mô hình quản lý
ATM mới, xem xét khả năng thành lập Công
ty dịch vụ thẻ hoặc thuê ngoài để thực hiện
các công tác thuê điểm đặt và phát triển mạng
lưới, tiếp quỹ, chăm sóc, xử lý khiếu nại,…
đối với hệ thống ATM vào giai đoạn 20122015;
Giải pháp về sản phẩm
Mục tiêu: Cung cấp cho khách hàng các sản
phẩm/dịch vụ thẻ đa dạng, phong phú, áp
dụng các công nghệ thẻ tiên tiến và liên tục
cập nhật sản phẩm/dịch vụ thẻ đáp ứng linh
hoạt các nhu cầu của khách hàng.
Nội dung giải pháp:
Kết nối với các tổ chức thẻ quốc tế, trong năm
2010 BIDV sẽ kết nối với tổ chức thẻ quốc tế
MasterCard và trong những năm tiếp theo,
BIDV sẽ kết nối với các tổ chức thẻ quốc tế
khác như JCB, Amex, Diner Club,…
Đa dạng hóa sản phẩm/dịch vụ thẻ. Phát triển
các sản phẩm/dịch vụ thẻ mới đáp ứng nhu
cầu của thị trường như thẻ quốc tế (thẻ ghi nợ
và thẻ tín dụng), các sản phẩm thẻ liên kết,
các dịch vụ thu phí cầu đường, …

Phát triển các dịch vụ thẻ mới trên hệ thống
ATM, POS như thanh toán hóa đơn, thanh
toán tiền trả trước, …
193


Nguyễn Thị Hồng Yến và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

Xây dựng sản phẩm/dịch vụ mới phù hợp với
nhu cầu của khách hàng và sự phát triển của
thị trường từng thời kỳ.
Nghiên cứu các công nghệ thẻ tiên tiến để cải
tiến sản phẩm/dịch vụ thẻ, đáp ứng yêu cầu
của thị trường và giảm thiểu các rủi ro sau khi
sản phẩm đã được triển khai.
Kết hợp các hình thức bán chéo sản phẩm thẻ
với các sản phẩm bán lẻ khác (có chính sách
ưu đãi, hỗ trợ đối với khách hàng) nhằm tăng
hiệu quả hoạt động và thu hút khách hàng.
Chính sách chăm sóc khách hàng
a. Cơ sở của chính sách chăm sóc khách
hàng: Dựa trên dữ liệu về khách hàng, thông
tin lịch sử giao dịch, hành vi chi tiêu của
khách hàng:
Thu hút khách hàng: số lượng thẻ hoạt
động/số lượng thẻ không hoạt động;
Kích hoạt sử dụng: % số thẻ được kích hoạt
trong vòng 30/60/90 ngày;

Khuyến khích sử dụng thẻ: số lượng giao
dịch/thẻ, doanh số chi tiêu/thẻ (doanh số mua
hàng, doanh số ứng tiền mặt, doanh số giao
dịch tại nước ngoài); số lượng thẻ phát sinh
lãi suất, doanh số phát sinh lãi suất….
Duy trì sử dụng thẻ: Tỷ lệ thẻ đóng, tỷ lệ gia
hạn lại thẻ…
b. Nguyên tắc chăm sóc khách hàng:
Hoạt động chăm sóc khách hàng được thực
hiện định hướng theo khách hàng (chủ thẻ ghi
nợ, chủ thẻ tín dụng và Đơn vị chấp nhận
thẻ), định hướng theo mức độ đóng góp của
khách hàng đối với hoạt động kinh doanh thẻ
của BIDV (doanh số giao dịch) theo nguyên
tắc duy trì chất lượng chăm sóc khách hàng
tốt đối với khách hàng phổ thông và duy trì
chất lượng chăm sóc khách hàng vượt trội đối
với khách hàng VIP.
c. Các hoạt động chăm sóc khách hàng:
Đáp ứng nhu cầu thông tin của khách hàng
24/7/365 thông qua các kênh như Contact
Center, Internet...
Tăng cường tương tác, liên lạc với khách
hàng thông qua các hình thức gửi thông tin
194

112(12)/1: 185 - 196

định kỳ như bản tin, phiếu khảo sát chất
lượng dịch vụ…

Định kỳ thực hiện các chương trình chăm sóc
khách hàng thân thiết…
Giải pháp truyền thông và Marketing
Có kế hoạch truyền thông tổng thể có lộ trình
rõ ràng gắn liền với lộ trình phát triển sản
phẩm, đảm bảo thống nhất với kế hoạch
truyền thông chung của thương hiệu BIDV và
hoạt động ngân hàng bán lẻ.
Tổ chức triển khai các chương trình truyền
thông theo kế hoạch, đảm bảo tính xuyên
suốt, liên tục có tính nhắc lại.
Lựa chọn các phương thức truyền thông phù
hợp với mỗi loại thẻ.
Xây dựng kế hoạch marketing cho từng dòng
sản phẩm phù hợp với đối tượng khách hàng
mục tiêu bao gồm:
Chương trình khuyến mại theo định kỳ đối
với từng dòng sản phẩm.
Chương trình khuếch trương, quảng bá
Mở rộng đa dạng hóa các kênh phân phối sản
phẩm đặc biệt là các kênh phân phối hiện đại
như internet, telemarketing…
Tăng cường truyền thông nội bộ đối với cán
bộ ngân hàng nhằm tạo những khách hàng
trung thành và kênh truyền thông tin cậy, có
hiệu quả.
Giải pháp công nghệ
Mục tiêu: Ứng dụng các công nghệ và công
cụ mới để hỗ trợ và đẩy mạnh hoạt động kinh
doanh thẻ.

Nội dung chính sách:
Nghiên cứu tìm hiểu các công nghệ và công
cụ mới, ứng dụng trong phát triển sản
phẩm/dịch vụ thẻ, nâng cao chất lượng và
phát triển đa dạng tính năng của sản
phẩm/dịch vụ thẻ.
Theo kế hoạch, trong năm 2010 BIDV sẽ
triển khai hệ thống cá thẻ hóa thẻ chip. Đồng
thời BIDV sẽ triển khai các dịch vụ mới như
thanh toán phí cầu đường, kết nối các tổ chức
thẻ quốc tế, Internet Banking/Mobile
Banking….


Nguyễn Thị Hồng Yến và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

Xây dựng các hệ thống quản lý và hỗ trợ
khách hàng làm nền tảng giúp BIDV có thể
hỗ trợ khách hàng tốt hơn.
Trong năm 2010, BIDV đã có Call Center và
giai đoạn 2011-2012 BIDV sẽ triển khai hệ
thống CRM và Contact Center. Đây là các
công cụ thực hiện quản lý các thông tin khách
hàng, từ đó hỗ trợ các công cụ để phân tích,
xây dựng định hướng chiến lược khách hàng
và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
Xây dựng hệ thống quản trị thông tin (MIS).
Đây là hệ thống hỗ trợ công tác quản trị điều

hành của BIDV nói chung và hoạt động kinh
doanh thẻ nói riêng.
Áp dụng các chuẩn bảo mật và công nghệ mới
để phòng ngừa rủi ro, tăng cường an toàn và
bảo mật cho các giao dịch thẻ, hệ thống thẻ,
merchant, ATM và POS. Hiện nay Trung tâm
Thẻ đang nghiên cứu chuẩn bảo mật thẻ PCI
DSS để có thể tăng cường bảo mật cho giao
dịch thẻ.
Giải pháp về quản lý rủi ro
Mục tiêu: Hoàn thiện chính sách quản lý rủi
ro trong hoạt động kinh doanh thẻ, giúp
phòng ngừa, phát hiện và khắc phục kịp thời
các rủi ro phát sinh.
Kế hoạch thực hiện:
Hoàn thiện cơ cấu văn bản chế độ nghiệp vụ
thẻ, thống nhất hệ thống văn bản chi phối hoạt
động thẻ. Ban hành Hướng dẫn trích lập và sử
dụng Quỹ dự phòng rủi ro nghiệp vụ thẻ.
Xây dựng chính sách lựa chọn khách hàng
(ĐVCNT, chủ thẻ) đảm bảo lựa chọn cơ sở
khách hàng tốt, giảm rủi ro tín dụng.
Chính sách chăm sóc, theo dõi chủ thẻ,
ĐVCNT trong quá trình sử dụng dịch vụ để
hỗ trợ phòng ngừa gian lận, giả mạo cũng như
phát hiện sớm các dấu hiệu giả mảo, gian lận
từ chính chủ thẻ, ĐVCNT.
Tăng cường công tác đào tạo nâng cao nhận
thức về an toàn, bảo mật trong thanh toán thẻ
cho đối tượng chủ thẻ, ĐVCNT, chi nhánh.

Xây dựng hệ thống tham số kiểm soát giao
dịch và cảnh báo các giao dịch nghi ngờ theo
thời gian thực. Từ đó, phát hiện các thẻ có

112(12)/1: 185 - 196

dấu hiệu gian lận và phối hợp chủ thẻ,
ĐVCNT xử lý (khóa thẻ, phát hành lại thẻ…).
Duy trì mức độ rủi ro thực tế thấp hơn hoặc
bằng mức có thể chấp nhận được để đảm bảo
hiệu quả kinh doanh.
Giải pháp về động lực thúc đẩy hoạt động
kinh doanh thẻ
Thu nhập chi phí trong hoạt động kinh doanh
thẻ
Chính sách hỗ trợ chi phí khấu hao, bảo trì
bảo dưỡng ATM
Chính sách phân bổ thu nhập, chi phí trong
hoạt động kinh doanh thẻ giữa Hội sở chính
và chi nhánh.
Các cơ chế động lực
Xác định chỉ tiêu kinh doanh thẻ là chỉ tiêu
chính trong hoạt động kinh doanh tại chi
nhánh.
Xây dựng cơ chế đông lực trong hoạt động
kinh doanh thẻ:
Cơ chế thưởng kinh doanh thẻ cho chi nhánh
Cơ chế thưởng cho cán bộ bán hàng tại chi
nhánh
Các chương trình thi đua kinh doanh thẻ theo

giai đoạn.
Công tác quản trị điều hành
Nâng cao trình độ quản lý trong quản trị điều
hành hoạt động kinh doanh thẻ;
Hướng công tác quản trị, điều hành các hoạt
động kinh doanh thẻ theo thông lệ quốc tế,
đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu phát triển
các sản phẩm, dịch vụ thẻ trên cơ sở ứng
dụng nền tảng công nghệ hiện đại từ dự án kết
nối thanh toán thẻ Master.
Tiếp tục quá trình thiết lập cơ cấu mô hình tổ
chức hoạt động kinh doanh bán lẻ theo ngành
dọc, tập trung sức mạnh điều hành về Hội sở
chính, chuyên nghiệp hoá tổ chức bán hàng
tại các Chi nhánh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Báo cáo Hội thẻ 2007-2008
[2]. Nghiên cứu của TNS Việt Nam ngày
29/01/2009 tại website www.vneconomy.vn
[3]. Thị trường mặt bằng bán lẻ - cơ hội và thách
thức năm 2009. www.tuoitre.com.vn
[4]. Số liệu Ngân hàng Nhà nước tháng 6/2008

195


Nguyễn Thị Hồng Yến và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ


112(12)/1: 185 - 196

SUMMARY

DEVELOPMENT BUSINESS CARD OF THE BANKFOR INVESMENT
AND DEVELOPMENT OF VIETNAM, VISION TO 2015
Nguyen Thi Hong Yen*, Tran Pham Van Cuong
College of Economics and Business Administration – TNU

Bank for Invesment and development of Vietnam JSC (BIDV) is the first bank in Vietnam, which
has Automated teller machine(ATM) network in 63/63 provinces and cities across the country.
Bank's card business operations have achieved results but the growth rate of the scale of BIDV is
still lower than the overall growth rate of the market, this leads to the Bank's market share in the
segmentspecific business cards (card issuance, card payments) are declining and the distance
between BIDV and other major competitors are increasingly expanding. BIDV to accelerate the
implementation of core technology system to serve business card, taking advantage, improve the
quality of products and services, in order to create solid foundation to develop business such as a
bank card offers leading retail banking services in the future.
Key words: BIDV, Bank's card business operations, vision.

Phản biện khoa học: TS. Trần Đình Tuấn – Trường ĐH Kinh tế & QTKD - ĐHTN

*

196



×