NHẬN ðỊNH VỀ ðIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ
NƯỚC VIỆT NAM TRONG NĂM 2010
ThS. Phạm Thị Hoàng Anh
Khoa Ngân hàng- Học viện Ngân hàng
NCS. Khoa Kinh tế, ðại học OSAKA, Nhật Bản
Diễn biến tỷ giá USD/VND năm 2010 vẫn tiếp tục là một vấn ñề gây sự chú ý ñặc biệt của các
nhà hoạch ñịnh chính sách, các nhà nghiên cứu cũng như giới ñầu tư khi nó liên tục có những
biến ñộng, gây nên những bất ổn về kinh tế vĩ mô, gây xáo ñộng thị trường. ðể bình ổn thị
trường ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ñã thực thi rất nhiều chính sách, biện pháp
như ñiều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng (2 lần), cung ứng ngoại tệ ra thị trường (mặc
dù dự trữ ngoại hối của quốc gia không ñược dồi dào), và ñặc biệt là kiểm soát chặt chẽ thị
trường vàng khi ban hành Thông tư 22 về quản lý huy ñộng và cho vay bằng vàng ñối với các
tổ chức tín dụng (TCTD). Trong bài viết này, tác giả khái quát lại diễn biến tỷ giá, nguyên
nhân và những biện pháp ứng phó của NHNN ñể hạ nhiệt thị trường ngoại hối trong năm
2010. ðồng thời bài viết cũng ñưa ra một số ñánh giá chung về hoạt ñộng ñiều hành chính
sách tỷ giá trong năm 2010, và một số giải pháp ñiều hành chính sách tỷ giá năm 2011 nhằm
giảm thiểu những tác ñộng tiêu cực của sự biến ñộng bất thường trong giá USD tới nền kinh
tế.
1. Diễn biến tỷ giá USD/VND, nguyên nhân và những biện pháp can thiệp của NHNN
Việt Nam trong năm 2010
Tỷ giá USD/VND năm 2010 vẫn tiếp tục là một vấn ñề gây sự chú ý ñặc biệt của các nhà
hoạch ñịnh chính sách, các nhà nghiên cứu cũng như giới ñầu tư khi nó liên tục có những diễn
biến bất thường, gây nên những bất ổn về kinh tế vĩ mô. Thậm chí ngay cả khi tỷ giá USD tự
do ổn ñịnh thấp hơn tỷ giá NHTM (vào thời ñiểm giữa năm 2010) thì nó cũng chứa ñựng
nhiều nguy cơ trong ngắn hạn. Một trong những ñặc ñiểm của diễn biến tỷ giá trong những
năm gần ñây, ñặc biệt là năm 2010, ñó là sự liên thông mật thiết giữa giá vàng thế giới, giá
vàng trong nước và tỷ giá USD trên thị trường tự do. Cứ mỗi khi giá vàng thế giới tăng ñẩy
giá vàng trong nước tăng, thậm chí là tăng nhanh hơn giá vàng thế giới là thị trường ngoại hối
tự do lại dậy sóng. Nhưng ñiều ñó không có nghĩa là sự tăng lên của giá vàng thế giới là
nguyên nhân khiến cho tỷ giá USD tăng mạnh lên mức kỉ lục 21.500, mà chính là những bất
ổn nội tại về kinh tế vĩ mô như thâm hụt thương mại ngày càng tăng trong khi dự trữ ngoại
hối khá mỏng, lạm phát tăng cao lên mức 2 con số1, vượt xa mức dự báo là 7-8%. Những bất
ổn diễn ra liên tục và ngày càng tăng cao ñã làm suy giảm niềm tin của người dân vào giá trị
1
Chỉ số giá tiêu dùng trong 11 tháng năm 2010 tăng 9,58% so với tháng 12/2009; và tăng 11,09% so với cùng kì
năm 2009 – Nguồn GSO
của VND cũng như làm suy giảm niềm tin của thị trường vào khả năng giải quyết các bất ổn
ñó của các cơ quan hữu quan. Chính vì niềm tin bị giảm sút nên khi giá vàng tăng ñẩy giá
USD tăng thì tâm lý ñổ xô mua các tài sản này khiến cho VND ngày càng trở nên mất giá.
Hình 1. Diễn biến tỷ giá USD/VND trên các thị trường từ 11/2009-12/2010
Nguồn: www.sbv.gov.vn, www.vietcombank.com.vn
Hình 2. Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô có tác ñộng tới tỷ giá trong năm 2010
(a) XK, NK và cán cân thương mại
(Tr.USD)
(b) Vốn ñăng kí mới và thực hiện FDI
(Tr.USD)
(c) Dự trữ ngoại hối của Việt Nam (Tỷ
USD)
(d) Tăng trưởng tín dụng nội tệ, ngoại tệ
Nguồn: GSO, Bộ kế hoạch và ðầu tư, NHNN, Thống kê TCQT của IMF
Diễn biến tỷ giá USD trên thị trường năm 2010 có thể ñược chia thành ba giai ñoạn tùy thuộc
vào mối quan hệ giữa tỷ giá trên thị trường tự do và trên thị trường chính thức.
1.1. Giai ñoạn 1- Quý 1 năm 2010: Giá USD trên thị trường tự do giao dịch ở mức cao hơn
tỷ giá chính thức
Sau khi NHNN thực thi nhiều biện pháp kiểm soát mạnh thị trường ngoại hối cuối năm 20092,
tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do ñã dần hạ nhiệt, tuy nhiên, chênh lệch tỷ giá trên thị
trường tự do và chính thức vẫn ở mức khá cao, khoảng 1000VND trên một USD giao dịch
cho ñến những ngày ñầu tháng 2. Ngày 10/2, NHNN bất ngờ phá giá VND thêm 3,3% từ
17.941 lên mức 18.544. ðộng thái này của NHNN vào những ngày giáp Tết, thời ñiểm nguồn
cung ngoại tệ thường dồi dào ñã giúp cho giá USD trên thị trường tự do tiếp tục giảm xuống
và sát với tỷ giá giao dịch của các NHTM vào cuối quý 1 năm 2010 (Hình 1). Tuy nhiên trong
giai ñoạn này có 2 diễn biến ñáng lưu ý trên thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối ñó là:
Thứ nhất, mặc dù nguồn cung ngoại tệ trong giai ñoạn này ñược cho là khá dồi dào nhưng tỷ
giá mua USD của các NHTM ñã tăng nhanh trong tháng 3, và gần như tiệm cận sát với tỷ giá
bán (ñược ñặt ở mức trần 19.100 VND/USD). Diễn biến này ñược cho là bắt nguồn từ việc
các doanh nghiệp có nguồn thu xuất khẩu có xu hướng găm giữ USD ñể sử dụng khi cần thiết,
bởi nếu gửi vào ngân hàng thì lãi suất rất thấp (tại thời ñiểm ñó là 1% cho các tổ chức kinh tế),
trong khi lo lắng có thể khó tiếp cận USD hoặc rủi ro tỷ giá khi có nhu cầu trong tương lai.
Thứ hai, do lãi suất cho vay bằng VND khá cao (14-18%) trong khi lãi suất cho vay bằng
USD lại ở mức thấp (6-7,5%), nên ñã dẫn ñến một hiện tượng ñó là các doanh nghiệp thay vì
vay bằng VND lại chuyển sang vay bằng USD với lãi suất thấp hơn và kỳ vọng tỷ giá ổn
ñịnh3. Diễn biến này trên thị trường tiền tệ ñược cho là ñã gây ra căng thẳng cầu ngoại tệ trên
thị trường ngoại hối trong các quý còn lại của năm 2010 khi các doanh nghiệp ñến hạn phải
trả tín dụng ngoại tệ cho ngân hàng.
1.2. Giai ñoạn 2- Quý 2 năm 2010: USD tự do và USD tại các NHTM giảm và rời mốc trần
tỷ giá theo quy ñịnh của NHNN
Thị trường ngoại hối của Việt Nam ñã có những chuyển biến khá tích cực trong tháng 4 sau
một thời gian dài căng thẳng. Từ chỗ mất cân ñối cung cầu ngoại tệ ñến nay các NHTM ñã
bắt ñầu tự cân ñối ñược cung cầu ngoại tệ và thậm chí bán ngoại tệ cho Ngân hàng Nhà nước4.
Tính thanh khoản của thị trường ñược cải thiện rõ rệt, nhu cầu mua ngoại tệ ñược ñáp ứng ñủ.
Chính vì vậy mà giá USD trên thị trường tự do liên tục giảm ngay từ ñầu tháng 4, từ mức
19.300-19.330 xuống còn 18.950-18.970 tại thời ñiểm cuối tháng 4, sau ñó tiếp tục ổn ñịnh ở
mức dưới 19.000 cho ñến hết tuần 3 tháng 6. Song song với giá USD trên thị trường tự do, giá
USD tại các NHTM cũng giảm liên tục rời xa mức trần tỷ giá, theo ñó giá USD giảm từ
19.050-19.100 xuống còn 18.950-19.010, và dao ñộng quanh mức 18.950-18.990 vào thời
2
Xem thêm Phạm Thị Hoàng Anh (2010), Tạp chí Khoa học và ðào tạo Ngân hàng số tháng 1+2.
Trong quý 1, trong khi tín dụng nội tệ chỉ tăng trưởng 0,57% so với tháng 12/2009 thì tín dụng ngoại tệ lại tăng
khá mạnh lên tới 14,07% so với tháng 12/2009 - Thông tin từ báo cáo của Bộ Kế hoạch và ðầu tư, tại phiên họp
Chính phủ diễn ra từ 30/3-1/4/2010.
4
Từ ñầu tháng 4 ñến giữa tháng 5, NHNN ñã mua ñược từ các TCTD hơn 1 tỷ USD bổ sung vào nguồn dự trữ.
3
ñiểm cuối quý 2 (Hình 1). Diễn biến tỷ giá USD giảm liên tục trong quý 2 ñược cho là do
lượng cung USD tăng mạnh, trong khi cầu USD không biến ñộng nhiều.
Về cung USD: Trong giai ñoạn này lượng cung USD tăng mạnh trên thị trường chủ yếu là
lượng “cung ảo” bắt nguồn từ một chênh lệch lãi suất bằng VND và USD quá cao, cộng
thêm với việc tỷ giá tại NHTM lại tương ñối ổn ñịnh nên ñã dẫn ñến một thực tế là các doanh
nghiệp ñi vay bằng USD rồi chuyển sang VND. ðộng thái này ñã hình thành nên một lượng
cung USD “ảo” trên thị trường ngoại hối khiến cho tỷ giá USD giảm mạnh trong quý 2 (Hình
2d) 5. Một yếu tố nữa góp phần tăng nguồn cung USD trên thị trường là do các chính sách và
biện pháp hành chính liên quan ñến quản lý thị trường ngoại tệ của NHNN trong quý 1 (như
kết hối ngoại tệ, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc ñối với tiền gửi ngoại tệ, mở rộng ñối tượng ñược
vay ngoại tệ...). Bên cạnh ñó, luồng vốn giải ngân FDI, luồng vốn ñầu tư gián tiếp, và ODA
giải ngân trong quý 1 năm 2010 tăng cao hơn so với cùng kì năm trước cũng làm cung ngoại
tệ trên thị trường ngoại hối tăng thêm.
Về cầu USD: Trong khi lượng cung ảo USD tăng mạnh thì cầu USD không có nhiều biến
ñộng. Diễn biến này xuất phát sau khi NHNN cho phép thực hiện cho vay ngắn hạn theo lãi
suất thỏa thuận, lãi suất huy ñộng VND có xu hướng tăng cao dao ñộng quanh mức 1010,49%, thậm chí lên tới 11,5-11,99% khiến cho người dân có xu hướng gửi tiết kiệm VND,
hoạt ñộng ñầu cơ vào USD và vàng giảm, làm giảm cầu USD trên thị trường. Thêm vào ñó,
việc chấm dứt hoạt ñộng của các sàn vàng, lãi suất tiết kiệm bằng vàng tại các NHTM gần
như 0%, cộng với một lượng vàng khá lớn tại các NHTM ñã khiến cho giá vàng trong nước
có xu hướng giảm (thậm chí thấp hơn giá vàng thế giới) khiến cho hoạt ñộng ñầu tư vào vàng
suy giảm. ðiều này góp phần giảm sức ép ñối với cầu USD do nhu cầu nhập khẩu vàng thấp.
Vậy ñây là tín hiệu mừng hay lo của nền kinh tế Việt Nam? Hiện tượng giá USD trên thị
trường tự do xuống thấp và sát với tỷ giá tại NHTM cho thấy thanh khoản của thị trường
ngoại hối Việt Nam ñã cải thiện ñáng kể, các NHTM ñã tự cân ñối ñược cung cầu ngoại tệ.
ðiều này cho thấy sự thành công phần nào của NHNN trong việc ñiều hành chính sách tỷ giá
trong thời gian gần ñây, từ ñó góp phần cải thiện niềm tin của dân chúng vào giá trị của nội tệ.
Tuy nhiên, hiện tượng này chỉ diễn ra trong ngắn hạn do lượng cung USD ảo tăng mạnh- tiềm
ẩn nguy cơ tăng tỷ giá khi ñến thời hạn hoàn trả các khoản tín dụng ngoại tệ.
1.3. Giai ñoạn 3- Quý 3 và 4 năm 2010: USD tự do biến ñộng mạnh vượt giá USD trên thị
trường chính thức
* NHNN bất ngờ ñiều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng thêm 2% vào ngày
18/8/2010
Sau một thời gian ổn ñịnh trong quý 2, giá USD có xu hướng tăng mạnh bắt ñầu từ cuối tháng
6, kéo dài hết tháng 7 và tiếp tục tăng trong tháng 8 khi ñạt mức 19.300-19.330 vào ngày
17/8- một ngày trước khi NHNN bất ngờ ñiều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng lên mức
1 USD=18.932VND, tương ñương với việc VND giảm giá 2%. Như vậy, trong vòng chưa ñầy
một năm NHNN ñã 3 lần ñiều chỉnh tăng tỷ giá liên ngân hàng và VND bị mất khoảng 10,5%
5
Trong 6 tháng ñầu năm 2010, tăng trưởng tín dụng ngoại tệ tăng 27% trong khi tín dụng nội tệ chỉ tăng có 4,6%
- Nguồn NHNN
giá trị. ðộng thái này của NHNN ñược coi là khá bất ngờ bởi vì cơ quan này gần như ñã giữ
“im lặng” khi giá USD tăng mạnh trên thị trường tự do trong suốt thời gian qua. Hơn nữa,
chênh lệch giá USD tự do và tại các NHTM ở thời ñiểm này không nhiều, chỉ ở mức 200300VND trên 1 USD giao dịch. Ngay lập tức, trong ngày 18/8 các NHTM ñều tăng giá niêm
yết lên 19.250-19.310 (so với 19.098-19.100 của ngày 17/8). Trong khi ñó, giá USD trên thị
trường tự do ñầu buổi sáng 18/8 tăng khá mạnh, giao dịch ở mức 19.400-19.530.
Vậy ñâu là nguyên nhân chính dẫn ñến ñợt ñiều chỉnh tỷ giá lần này của NHNN? Liệu việc
ñiều chỉnh tỷ giá lần này là ñể kiềm chế nhập siêu như ñề cập của NHNN? Theo chúng tôi,
ñây không phải là mục ñích chính cho ñộng thái này của NHNN bởi một số nguyên nhân sau
ñây:
Thứ nhất, nhập siêu là một vấn ñề cố hữu và tất yếu, ñặc biệt là ñối với những nước ñang
trong quá trình tăng tốc xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật như Việt Nam. ðể giải quyết tình
trạng nhập siêu hiện nay của Việt Nam không phải chỉ từ vấn ñề tỷ giá mà từ rất nhiều những
vấn ñề khác về cơ cấu kinh tế, chất lượng sản phẩm.
Thứ hai, các nghiên cứu về ñiều kiện Marshall-Lerner tại Việt Nam cho thấy, không có mối
quan hệ rõ ràng nào về việc VND giảm giá với tăng xuất khẩu, giảm nhập khẩu và từ ñó cải
thiện cán cân thương mại. Nguyên nhân là do hệ số co giãn xuất khẩu và nhập khẩu của Việt
Nam rất thấp, và tác ñộng của tỷ giá VND lên giá hàng hóa xuất nhập khẩu hàng hóa có một
ñộ trễ nhất ñịnh (3-9 tháng) nên cho dù VND có giảm giá thì cũng không thể giải quyết tình
hình nhập siêu của Việt Nam trong ngắn hạn một vài tháng tới, mà thậm chí nó có thể làm cho
tình hình thêm xấu ñi do giá hàng hóa nhập khẩu ñắt hơn, ñặc biệt trong ngắn hạn.
Hình 3. Mối quan hệ giữa tỷ giá thực song phương (RER), ña phương (REER)với
cán cân thương mại (CCTM) - Quí 1/2000-Quí 4/2009
Nguồn: Thống kê Tài chính quốc tế của IMF và tính toán của tác giả
Thứ ba, trong 7 tháng ñầu năm 2010 cho thấy, nhập siêu của Việt Nam là 7,26 tỷ USD, tương
ñương với 18,8% kim ngạch xuất khẩu (thấp hơn nhiều so với con số mục tiêu của Chính phủ
ñưa ra là 20%). Như vậy, mức thâm hụt thương mại ñó tuy là khá cao (gấp ñôi so với cùng kì
năm 2009) nhưng cũng không phải là nguyên nhân chính dẫn ñến mất cân ñối cung cầu trên
thị trường ngoại hối khi mà các nguồn tài trợ như giải ngân FDI, FII, ODA và kiều hối vẫn
tăng khá tốt.
Nếu kiềm chế nhập siêu không phải là mục ñích ngắn hạn, thì phải chăng việc ñiều chỉnh tỷ
giá ngày 18/8/2010 chủ yếu nhằm ñể giải quyết sự mất cân ñối cung cầu ngoại tệ tại thời
ñiểm ñó trên thị trường ngoại hối, dẫn ñến sự tăng giá mạnh của USD trên thị trường tự do
trong tháng 7 và 8?
Áp lực cầu USD trên thị trường ñã tăng lên ñáng kể trong tháng 7 và 8 do một số nguyên nhân
bao gồm: Thứ nhất, có thể ñây là thời ñiểm ñáo hạn các khoản tín dụng ngoại tệ mà các DN
ñã vay trong những tháng ñầu năm dẫn ñến nhu cầu mua USD trả nợ tăng; Thứ hai, do nhu
cầu nhập khẩu cuối năm thường tăng cao nên các doanh nghiệp có xu hướng gom mua USD
ñề phòng trường hợp khan hiếm ngoại tệ; Thứ ba, từ giữa tháng 6, NHNN ñưa ra yêu cầu
kiểm soát chặt tín dụng ngoại tệ, hạn chế cấp ngoại tệ dùng ñể nhập khẩu những mặt hàng
thiết yếu mà trong nước ñã sản xuất ñược. Chính vì vậy, nhà nhập khẩu thuộc diện bị hạn chế
có thể ñã tìm cách gom ngoại tệ nhằm tránh khó khăn khi tiếp cận vốn trong tương lai, khiến
cho cầu USD tăng lên; Thứ tư, lãi suất USD có xu hướng tăng lên6, trong khi NHNN ñang yêu
cầu các NHTM ñồng thuận giảm lãi suất VND khiến cho người dân có tâm lý lựa chọn nắm
giữ USD, dẫn ñến cầu USD tăng lên; Thứ năm, các báo cáo kinh tế thế giới gần ñây cho thấy
nền kinh tế toàn cầu chưa có dấu hiệu hồi phục rõ ràng và ổn ñịnh khiến cho USD tăng giá
trên thị trường thế giới do ñây vẫn là kênh trú ẩn an toàn. Có thể diễn biến USD trên thị
trường thế giới ñã tác ñộng tới tâm lý của giới ñầu tư trong nước, dẫn ñến nhu cầu USD tăng
cao trong 1-2 tuần trở lại ñây. Ngoài ra, khi giá USD có xu hướng tăng cao thì người dân lại
ñổ xô ñi mua USD do lo sợ USD tăng lên nữa hoặc ñể ñầu tư.
Trong khi cầu về USD có xu hướng tăng cao thì nguồn cung USD sẵn có trên thị trường
dường như không ñược dồi dào. Mặc dù cán cân tổng thể là thặng dư7 do nguồn vốn FDI, FII,
kiều hối dồi dào nhưng lượng USD (hay ngoại tệ nói chung) sẵn có lưu thông trên thị trường
hay tại các NHTM (nguồn cung USD sẵn có) lại hạn chế bởi lẽ8: (i) Các doanh nghiệp xuất
khẩu có nguồn thu ngoại tệ không muốn bán ngoại tệ cho ngân hàng do e ngại không thể mua
lại nếu có nhu cầu vào cuối năm, khiến cho lượng cung USD sẵn có không thể tăng; (ii) bên
cạnh kênh chuyển tiền chính thức qua hệ thống ngân hàng, kênh chuyển tiền phi chính thức
qua thị trường tự do rất phát triển. Chính vì vậy, mặc dù lượng kiều hối trong 6 tháng ñầu năm
ước tính khoảng 3,6 tỷ USD nhưng không hoàn toàn chuyển qua ngân hàng nên lượng cung
ngoại tệ tiền mặt của ngân hàng bị hạn chế.
Những diễn biến về cung- cầu ngoại tệ tại thời ñiểm ñó cho thấy, ñộng thái ñiều chỉnh tỷ giá
ngày 18/8 của NHNN nhiều khả năng nhằm mục ñích ngắn hạn trước mắt ñó là khơi thông
6
Tại thời ñiểm này, nhiều NHTM tăng lãi suất huy ñộng USD lên tới 5,2%
Theo báo cáo của NHNN thì cán cân tổng thể trong 6 tháng ñầu năm 2010 thặng dư khoảng 3,4 tỷ USD.
8
Theo ước tính của WB, phần “Lỗi và sai sót” trong cán cân thanh toán của Việt Nam lên ñến gần 12,2% GDP
vào năm 2009, và ước tính khoảng 5,9% GDP trong 10 tháng ñầu năm 2010. ðiều này cho thấy một khối lượng
lớn ngoại tệ ñược găm giữ bên ngoài hệ thống NHTM.
7
nguồn cung ngoại tệ tại hệ thống ngân hàng, từ ñó góp phần giảm căng thẳng trên thị trường
ngoại hối, tránh áp lực cho nguồn dự trữ ngoại hối hiện ñang khá mỏng. Thêm vào ñó, nghiên
cứu của Phạm T.H. Anh và Nguyễn Hồng Ngọc (2009) về lựa chọn chính sách tỷ giá cho thấy
tỷ giá thực song phương VND và USD tại thời ñiểm cuối năm 2009 ở mức khá thấp khoảng
0,8, còn tỷ giá thực ña phương là 0,97. ðiều ñó có nghĩa là hiện VND bị ñịnh giá thực quá cao,
gây ảnh hưởng ñến sức cạnh tranh thương mại quốc tế của Việt Nam. Việc ñiều chỉnh tỷ giá
liên ngân hàng sẽ có thể góp phần ñưa VND về với giá trị thực vốn có của nó. Ngoài ra, việc
VND giảm giá có thể kích thích các nhà ñầu tư nước ngoài tiếp tục giải ngân.
Tuy nhiên, trong bối cảnh lạm phát nhiều khả năng tăng cao trong tháng 8 do giá xăng dầu,
giá lương thực, giá thép tăng thì việc VND giảm giá 2% vào thời ñiểm này sẽ có thể khiến
cho lạm phát trong tháng 8 và các tháng cuối năm ngày càng trở nên hiện hữu9. Ngoài ra
VND giảm giá cũng có thể khiến nợ nước ngoài gia tăng. Mặc dù vay nợ nước ngoài bằng
USD chỉ chiếm 16,6% nhưng do tỷ giá giữa VND và các ngoại tệ khác như JPY, EUR.. ñều
ñược tính chéo với USD nên VND hầu hết ñều giảm giá danh nghĩa so với các ngoại tệ khác.
* NHNN phản ứng trước sự liên thông giữa giá vàng thế giới, giá vàng trong nước và giá
USD tự do
Tỷ giá thị trường tự do tháng 10 vượt mốc 20.000
Sau khi NHNN ñiều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng vào ngày 18/8, giá USD trên thị trường tự do
dao ñộng khá ổn ñịnh quanh mức 19.500. Tuy nhiên, vào cuối tháng 9, USD trên thị trường tự
do lại bắt ñầu bước vào một ñợt tăng giá mới và kéo dài cho ñến tận cuối tháng 10. Giá USD
trên thị trường tự do liên tục tăng mạnh và vượt mức 20.000 vào ngày 19/10. Mặc dù các
NHTM vẫn niêm yết giá USD là 19.490-19.500, nhưng hầu hết các doanh nghiệp ñều phải
chịu thêm một mức phụ phí khiến cho mức giá thực tế phải trả cũng gần như mức giá trên thị
trường tự do. Diễn biến này cho thấy cung cầu trên thị trường ngoại hối ñang có dấu hiệu
căng thẳng thực sự chứ không phải là “cân bằng” hay “mua ròng ngoại tệ” như công bố ngày
8/10 của NHNN.
Hình 4. Giá vàng trong nước (tr.VND/chỉ) và giá hợp ñồng VND-NDF (USD/VND)
Nguồn: “Vietnam-Implications of rating downgrade”- Standard Chartered Bank
9
Thực tế cho thấy, lạm phát các tháng cuối năm 2010 tăng rất mạnh một phần bắt nguồn từ việc tỷ giá USD tăng,
ñưa lạm phát cả năm 2010 lên mức 2 con số (khoảng 10,5-11%).
Sự tăng mạnh của cầu USD tại thời ñiểm này là do một số nguyên nhân sau ñây: Thứ nhất, do
giá vàng trong nước có thời ñiểm chênh lệch với giá vàng thế giới từ 800.000-1.000.000 ñồng
ñã thúc ñẩy hoạt ñộng kinh doanh chênh lệch giá gom USD nhập lậu vàng ở nước ngoài về
bán, khiến cho cầu USD tăng mạnh. Hoạt ñộng này ñã từng diễn ra vào ñầu tháng 11 năm
2009 làm cho giá USD thị trường tự do tăng vọt, dẫn ñến ñộng thái phá giá VND 5,16% vào
ngày 26/11/2009. Thứ hai, trong tháng 8 và 9, Việt Nam liên tục tái xuất vàng (tháng 8: 774
triệu USD, tháng 9: 450 triệu USD, 9 tháng: 2,78 tỷ USD). Mặc dù các doanh nghiệp khá
“ñược giá” trong tháng 8, 9 khi xuất vàng, nhưng từ ñó cho ñến nay giá vàng liên tục tăng kỉ
lục. Nếu phải nhập vàng lại phục vụ cho nhu cầu trong nước thì sẽ khó tránh khỏi các doanh
nghiệp phải gom nhiều ngoại tệ hơn ñể mua vàng. Thứ ba, nhập siêu vẫn tiếp tục gia tăng
trong các tháng cuối năm. Ngoài ra, áp lực gom mua USD trả nợ cho các khoản tín dụng
ngoại tệ (vốn ñã tăng mạnh trong quý 1, 2, và thậm chí tiếp tục tăng trong quý 3) cũng gây
sức ép tới tỷ giá tại thời ñiểm này. Trong khi cầu USD tăng mạnh thì nguồn cung trên thị
trường dường như lại bị hạn chế do nguồn FDI giải ngân trong tháng 8 và 9 có xu hướng giảm.
Không những thế, các doanh nghiệp XNK có nguồn thu ngoại tệ có xu hướng nắm giữ USD
không muốn bán lại cho ngân hàng do lo ngại tỷ giá tăng vào cuối năm, khó có thể mua vào.
Thêm vào ñó, mặc dù lượng kiều hối trong 9 tháng có xu hướng tăng nhưng lượng kiều hối
chuyển qua và bán lại cho các NHTM không nhiều, chỉ chiếm dưới 3% tổng lượng mua ngoại
tệ của các NHTM.
Trước diễn biến này, NHNN ñã tuyên bố sẽ không ñiều chỉnh tỷ giá trong ngắn hạn, nhưng họ
sẽ sớm cung ứng một lượng USD nhất ñịnh cho các NHTM nhằm ñáp ứng nhu cầu nhập khẩu
các mặt hàng thiết yếu. Tuy nhiên, tại thời ñiểm này lượng cung ứng ngoại tệ của NHNN ra
thị trường sẽ khó có thể giải tỏa sự căng thẳng USD hiện tại do lượng dự trữ ngoại hối ñang
khá mỏng10. Không những thế, NHNN ñã ban hành Thông tư 22/2010 về quản lý huy ñộng và
cho vay bằng vàng ñối với các TCTD. Theo quy ñịnh của Thông tư này, kể từ ngày 29-10,
TCTD sẽ chỉ ñược phép huy ñộng vốn bằng vàng thông qua phát hành giấy tờ có giá, thay vì
hình thức phát hành sổ tiết kiệm vàng trước ñây. Ngoài ra, ngân hàng sẽ chỉ ñược phép cho
khách hàng vay vốn bằng vàng ñể sản xuất (chế tác) và kinh doanh vàng trang sức. Việc cho
vay ñể sản xuất và kinh doanh vàng miếng hoàn toàn bị cấm. Ngoài ra, TCTD sẽ không ñược
phép chuyển số vốn huy ñộng bằng vàng thành VND và các hình thức bằng tiền khác ñể kinh
doanh (trước ñây, ngân hàng ñược phép chuyển 30% số vàng này thành tiền ñể bổ sung vào
nguồn vốn cho vay). Thông tư này ñược kì vọng sẽ khiến cho các NHTM sẽ không có cơ sở
ñể tăng lãi suất huy ñộng vàng vốn ñược xem như là một trong những nguyên nhân khiến cho
người dân có tâm lý tích trữ vàng, tạo nên chênh lệch lớn giữa giá vàng trong nước và giá
vàng quốc tế, từ ñó gây căng thẳng trên thị trường ngoại tệ tự do. ðiều này có thể sẽ giúp thu
hẹp chênh lệch giữa giá vàng trong nước và quốc tế, từ ñó giảm căng thẳng trên thị trường
ngoại tệ.
10
Tại Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam diễn ra vào ngày 7-8/12/2010, IMF cho biết lượng dự
trữ ngoại hối của Việt Nam tháng 9/2010 chỉ tương ñương khoảng 1,8 tháng nhập khẩu – một mức khá mỏng
trong bối cảnh nhập siêu có xu hướng gia tăng.
Tỷ giá thị trường tự do vượt mốc 21.000 trong tháng 11/2010 song song với việc giá vàng
trong nước và giá vàng thế giới lập kỉ lục
ðà tăng giá mạnh của USD trong tuần cuối tháng 10 ñược tiếp nối trong những ngày ñầu của
tháng 11 bằng việc chạm mốc 21.000 vào ngày 4/11 (Hình 1). Biến ñộng này ñã ñẩy chênh
lệch giữa giá USD trên thị trường tự do và giá trần theo quy ñịnh của NHNN ñã lên ñến
1.300-1.500VND/1USD giao dịch trong tuần ñầu tiên của tháng 11. Trước những diễn biến
ñầy phức tạp của giá USD trên thị trường tự do, trong buổi họp báo sáng 4/11, Ủy ban giám
sát tài chính cho biết, Chính phủ tái khẳng ñịnh sẽ không phá giá từ giờ cho ñến cuối năm.
Thêm vào ñó, ñể hạ nhiệt tỷ giá trên thị trường ngoại tệ tự do, Chính phủ dự kiến bơm mạnh
ngoại tệ phục vụ vào các ngành sản xuất lương thực thực phẩm, phân bón… phục vụ nhu cầu
nhập khẩu thiết yếu (dự kiến khoảng 200-500 triệu USD). Thị trường tự do phản ứng khá tích
cực trước thông báo này ñược khi giá USD trên thị trường tự do giảm từ mức ñỉnh 21.000
(buổi sáng) xuống còn 20.700-20.800 (vào ñầu buổi chiều), rồi xuống mức 20.400, thậm chí
có lúc chỉ còn 20.300.
Tuy nhiên, việc giá vàng thế giới trong phiên giao dịch ngày 8/11/2010 lên mức ñỉnh
1.420USD/1 ounce ñã khiến cho giá vàng trong nước tăng theo. Lợi dụng ñiều này, nhiều cửa
hàng vàng ñã tăng mạnh giá mua- bán, tạo sự khan hiếm hàng giả tạo ñể ñẩy chênh lệch giữa
giá vàng trong nước và thế giới lên mức kỉ lục 1,8 triệu ñồng trong buổi sáng ngày 9/11. Cùng
với ñó là giá USD trên thị trường tự do cũng bị ñẩy lên mức cao kỉ lục 21.350. Trước sự
chênh lệch quá lớn giữa giá vàng trong nước và thế giới vào cuối buổi sáng ngày 9/11, NHNN
ñã tuyên bố sẽ cho nhập vàng nhằm bình ổn thị trường vàng cũng như thị trường ngoại tệ tự
do. ðộng thái này của NHNN ñã có tác ñộng khá tích cực tới tới thị trường vàng và ngoại tệ
tự do khi giá vàng giảm từ mức ñỉnh 38,2 triệu ñồng/1 lượng xuống dao ñộng quanh mức 36,7
triệu ñồng/lượng, và xuống 35,8 triệu ñồng/1 lượng vào ngày 12/11. ðồng thời, USD trên thị
trường tự do cũng giảm nhẹ tuy vẫn duy trì ở mức khá cao khoảng 21.000-21.500 bởi lẽ:
(i) ðộng thái của NHNN tiếp tục cho phép một số DN nhập vàng không hạn chế thời gian có
thể khiến cho giá vàng trong nước sát với giá thế giới, nhưng nó khó có thể khiến cho thị
trường ngoại tệ giảm nhiệt bởi vì các doanh nghiệp có giấy phép nhập khẩu vàng sẽ phải gom
USD ñể nhập;
(ii) Những căng thẳng trên thị trường ngoại tệ không thể giải quyết chỉ bằng thông ñiệp sẽ
cung ngoại tệ, mà chính là số lượng ngoại tệ mà NHNN có thể cung ra bao nhiêu khi mà
lượng dự trữ ngoại hối hiện nay là khá mỏng.
(iii) Tâm lý lo sợ VND ngày càng mất giá cộng với lạm phát có xu hướng tăng cao ñã khiến
cho người dân nắm giữ vàng và ngoại tệ thay vì VND cũng khiến cho thị trường ngoại tệ
nóng hơn bao giờ hết.
(iv) Nhập siêu tăng mạnh trong tháng 11 lên mức cao nhất kể từ tháng 2/2010 cũng là nguyên
nhân tăng sức ép tới tỷ giá cho dù các nguồn tài trợ cho thâm hụt thương mại năm 2010 có
tăng mạnh.
(v) Các doanh nghiệp nước ngoài có xu hướng chuyển lợi nhuận kinh doanh vào cuối năm
cũng có thể khiến cho cầu USD tăng, làm cho tỷ giá khó giảm.
Như vậy, sự biến ñộng mạnh với nhiều trạng thái khác nhau của USD trong năm 2010 ñã gây
nên bất ổn cho nền kinh tế ñồng thời khiến cho các mất cân ñối vĩ mô như tình trạng nhập
siêu, lạm phát... ngày càng trở nên trầm trọng và khó kiểm soát hơn. Cụ thể, lạm phát không
thể ñạt mục tiêu khi lên tới 2 con số trong năm 2010, còn thâm hụt thương mại trong 11 tháng
năm 2010 (nếu loại bỏ xuất khẩu vàng ước tính khoảng 2,8 tỷ USD) cũng lên tới 13,6 tỷ
(tương ñương với 21,2% tổng kim ngạch xuất khẩu), vượt mục tiêu 13,5 tỷ USD nhập siêu
cho cả năm 2010.
2. ðánh giá chung về hoạt ñộng ñiều hành chính sách tỷ giá của NHNN trong năm 2010
và giải pháp cho năm 2011
2.1. ðánh giá chung về hoạt ñộng ñiều hành chính sách tỷ giá năm 2010
Trước những diễn biến của tỷ giá năm 2010, NHNN ñã có một số chính sách, biện pháp nhằm
hạn chế những căng thẳng trên trên thị trường ngoại hối như:
(i) ðiều chỉnh nâng tỷ giá bình quân liên ngân hàng 2 lần: từ 17.941 lên 18.544 vào ngày
11/2/2010 (tương ñương với việc VND bị phá giá 3,3%), và từ 18.544 lên 18.932 và ngày
18/8/2010 (tương ñương với việc VND bị phá giá 2%);
(ii) NHNN yêu cầu kiểm soát chặt tín dụng ngoại tệ, hạn chế cấp ngoại tệ dùng ñể nhập khẩu
những mặt hàng thiết yếu mà trong nước ñã sản xuất ñược;
(ii) Tuyên bố sẵn sàng bơm ngoại tệ cho nền kinh tế, và cung ứng ñủ ngoại tệ ñể nhập khẩu
những mặt hàng thiết yếu mà trong nước chưa sản xuất ñược;
(iv) Ban hành Thông tư 22/2010 về quản lý huy ñộng và cho vay bằng vàng ñối với các
TCTD; ñánh thuế suất 10% ñối với hoạt ñộng xuất khẩu vàng kể từ ngày 1/1/2011.
(v) ðồng thời cấp thêm quota nhập vàng cho các DN kinh doanh vàng bạc ñể giảm bớt căng
thẳng cung cầu làm giảm chênh lệch giữa giá vàng trong nước và nước ngoài, vốn là một
nhân tố thường gây nên những bất ổn trên thị trường ngoại tệ tự do.
Nhìn lại những biện pháp và cách thức mà NHNN thực hiện trong năm 2010 nhằm bình ổn thị
trường ngoại hối có thể thấy một số ñiểm nổi bật như sau:
Thứ nhất, trong những năm trước ñây, NHNN thường chỉ ñiều chỉnh tỷ giá khi giá USD trên
thị trường tự do cao hơn rất nhiều so với tỷ giá chính thức (thường từ 1.000-1.500VND). ðiều
ñó có nghĩa là chỉ khi sự mất cân bằng cung cầu trên thị trường ngoại hối quá căng thẳng thì
NHNN mới thay ñổi. Tuy nhiên, trong năm 2010, NHNN ñã khá chủ ñộng trong việc ñiều
chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng nhằm ứng phó với sự biến ñộng của tỷ giá USD. Cụ thể,
cả 2 lần NHNN ñiều chỉnh tỷ giá trong năm 2010 ñều là những lúc thị trường ngoại hối tự do
không quá căng thẳng, chênh lệch tỷ giá tự do và chính thức chỉ khoảng 300. Tuy nhiên, có
một vấn ñề ñó là NHNN lại ñiều chỉnh tỷ giá khá “nhỏ giọt” khi mỗi lần chỉ ñiều chỉnh từ 23%. Chính ñộng thái phá giá dần dần từng bước, chứ không phá giá mạnh một lần lại khiến
cho các nhà ñầu tư (ñặc biệt là nhà ñầu tư nước ngoài), cũng như các doanh nghiệp lo ngại khi
tiến hành giải ngân vốn hoặc nhập khẩu hàng hóa phục vụ cho hoạt ñộng sản xuất kinh doanh.
Chính vì vậy, các nhà ñầu tư nước ngoài hay các DN thường có tâm lý “trông chờ”, “nghe
ngóng” ñộng thái của NHNN về tỷ giá- khiến cho sự mất cân ñối trên thị trường ngoại tệ khó
giải quyết hơn bao giờ hết. Cụ thể, ñối với các nhà ñầu tư nước ngoài, việc giải ngân trước và
sau khi phá giá cũng có thể khiến cho nhà ñầu tư ñó bị thua thiệt rất nhiều do tỷ giá biến ñộng,
thậm chí lãi có thể sẽ biến thành lỗ do vấn ñề về tỷ giá, khiến cho họ “khá chần chừ” trong
giải ngân11. Trong khi ñó các DN có nguồn thu ngoại tệ lại muốn “găm giữ” chờ giá USD lên
mới bán.
Thứ hai, nhằm tránh sự liên thông giữa giá vàng thế giới, giá vàng trong nước và tỷ giá USD
tự do, NHNN ñã thực thi nhiều biện pháp nhằm bình ổn thị trường vàng, qua ñó giúp hạ nhiệt
thị trường ngoại hối. Tuy nhiên, có lẽ ñây chỉ là những biện pháp tạm thời và tình thế chứ
không phải là những biện pháp mang tính lâu dài giúp ổn ñịnh thị trường ngoại hối. ðiều ñó
ñược thể hiện khá rõ khi Việt Nam cũng ñã từng ñối mặt với hiện tượng này vào năm 11/2009.
Tại thời ñiểm ñó, trước sức ép của tỷ giá, bên cạnh những giải pháp khác NHNN ñã phải ñưa
ra một vài biện pháp liên quan ñến thị trường vàng ñó là cấp thêm quota nhập khẩu vàng, cấm
sàn vàng hoạt ñộng. Tưởng chừng những biện pháp ñó có thể phần nào ngăn chặn sự liên
thông giữa các thị trường này nhưng nó lại tiếp tục diễn ra năm 2010 và gây ra những xáo
ñộng khá mạnh trên thị trường ngoại hối tự do.
Thứ ba, các thông tin, số liệu liên quan ñến tỷ giá, cung cầu ngoại tệ, lượng vàng và ngoại tệ
dự trữ trong dân, vốn là những thông tin khá nhạy cảm ñặc biệt trong bối cảnh thị trường
ngoại tệ ñang tăng nóng, chưa ñược nhất quán khi công bố giữa các cơ quan quản lý Nhà
nước trong lĩnh vực tài chính tiền tệ. Chính ñiều này ñã khiến cho người dân mất dần niềm tin
vào giá trị VND, làm cho thị trường càng biến ñộng hơn.
2.2. Một số giải pháp về ñiều hành chính sách tỷ giá năm 2011
Năm 2011 cũng ñược ñánh giá sẽ là một năm mà tỷ giá có thể tiếp tục biến ñộng phức tạp khi
mà các áp lực gây giảm giá VND (như vấn ñề thâm hụt thương mại, áp lực lạm phát, dự trữ
ngoại hối mỏng) vẫn không hề có dấu hiệu cải thiện tích cực. Chính vì vậy tác giả ñưa ra một
số giải pháp nhằm ñiều hành chính sách tỷ giá năm 2011 ñạt hiệu quả cao hơn.
Thứ nhất, về cơ chế ñiều hành tỷ giá: NHNN cần tiếp tục ñiều hành tỷ giá theo hướng linh
hoạt, trong ñó tỷ giá VND cần ñược xác ñịnh theo một rổ tiền tệ chủ chốt, không nên neo
VND theo USD. Cơ chế tỷ giá neo chặt vào USD có thể phát huy tác dụng trong giai ñoạn
chịu sự tác ñộng của khủng hoảng tài chính thế giới. ðiều này ñã ñược chứng minh khi Trung
Quốc, Venezuela ñều ñã thay ñổi chế ñộ tỷ giá từ linh hoạt sang neo với USD trong cuộc
khủng hoảng 2007-2009 và ñã ñem lại những tác ñộng tích cực giúp nền kinh tế phục hồi
nhanh12. Tuy nhiên hiện nay, có thể tạm thời khẳng ñịnh Việt Nam ñã thoát khỏi “bóng ñen”
của cuộc khủng hoảng nên cơ chế neo tỷ giá USD có thể gây tác ñộng tiêu cực. Chính vì vậy,
11
Công ty chứng khoán ngân hàng Sacombank cho biết: Tháng 12/2010, có 2 quỹ nước ngoài mới với số vốn
400tr. USD ñang chờ giải ngân vào Việt Nam. Họ ñã chuyển tiền vào tài khoản tại một chi nhánh NH nước
ngoài tại TPHCM những chưa giải ngân do e ngại về tỷ giá có thể thay ñổi sau Tết nguyên ñán 2011.
12
Nghiên cứu của Phạm Thị Hoàng Anh (2010) cũng chứng minh rằng NHNN ñã chuyển dần từ chế ñộ tỷ giá
linh hoạt sang chế ñộ neo chặt với USD trong giai ñoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009.
một chế ñộ tỷ giá linh hoạt dựa trên một rổ tiền tệ như chế ñộ tỷ giá BBC (Basket- BandCrawl) có thể sẽ là một sự lựa chọn tối ưu hơn cho Việt Nam trong bối cảnh kinh tế hiện nay13.
Thứ hai, về vấn ñề cách thức ñiều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng: Nếu tiếp tục ñiều
chỉnh tỷ giá theo hướng tăng trong năm 2011 thì NHNN cần phải phá giá một lần, ñủ mạnh ñể
tránh tình trạng “trông chờ” khả năng phá giá tiếp theo của người dân, doanh nghiệp cũng như
các nhà ñầu tư. ðiều này sẽ tránh ñược tình trạng găm giữ, ñầu cơ ngoại tệ của doanh nghiệp
và người dân do kì vọng vào khả năng NHNN sẽ tiếp tục ñiều chỉnh tỷ giá.
Thứ ba, về ñiều hành chính sách tiền tệ nhằm tạo niềm tin của người dân vào giá trị VND: Có
thể thấy rằng trong những năm gần ñây, các cơ quan quản lý tiền tệ của Việt Nam phải gặp
khó khăn khi cố gắng làm cân bằng những nhiệm vụ ñươc giao nhiều khi mâu thuẫn nhau, ñó
là ñảm bảo tăng trưởng kinh tế và ổn ñịnh giá cả. Thực tế, Việt Nam dường như thực hiện khá
tốt nhiệm vụ này trong giai ñoạn trước năm 2007 do kinh tế vĩ mô trong nước khá ổn ñịnh
thời ñiểm ñó. Tuy nhiên, khi hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu (gia nhập WTO vào
năm 2007) cộng với tác ñộng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu thì Việt Nam ñã vấp
phải vấn ñề phải ñối mặt với sự ñánh ñổi giữa tăng trưởng và lạm phát. Chính vì vậy, trong
bối cảnh lạm phát tăng mạnh, thị trường ngoại hối bất ổn thì NHNN cần thống nhất mục tiêu
của chính sách tiền tệ, nên thiên về ổn ñịnh vĩ mô nhằm ñạt mức lạm phát mục tiêu hơn là
mục tiêu tăng trưởng kinh tế ít nhất là trong giai ñoạn này. Theo ñó, NHNN cần ñảm bảo sự
nhất quán xuyên suốt các mục tiêu của chính sách tiền tệ như lãi suất, tín dụng, tổng phương
tiện thanh toán, tỷ giá. Bởi vì chỉ có vậy mới có thể làm gia tăng niềm tin của người dân vào
giá trị VND- ñây ñược coi là một trong những ñiểm mấu chốt khiến cho tỷ giá USD liên tục
nhảy múa trong thời gian vừa qua.
Thứ tư, về sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trong vấn ñề tài chính tiền tệ:
NHNN và chính phủ cần phát ñi một thông ñiệp minh bạch, nhất quán về ñiều hành chính
sách tỷ giá VND từ ñó tạo niềm tin cho người dân cũng như các nhà ñầu tư về giá trị VND.
ðặc biệt, các cơ quan quản lý trong lĩnh vực tài chính tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban
Giám sát tài chính quốc gia) cần có tiếng nói thống nhất về các số liệu, thông tin và chính
sách ñiều hành khi công khai trước công chúng.
Tài liệu tham khảo:
1.Phạm Thị Hoàng Anh (2009), Chế ñộ tỷ giá của Trung Quốc và Singapore- Kinh nghiệm và
những gợi ý cho Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, số 11+12.
2.Phạm Thị Hoàng Anh (2010), Phân tích ñịnh lượng về thành phần rổ tiền tệ và mức ñộ linh
hoạt của tỷ giá VND, giai ñoạn 1999-2009, Tạp chí Khoa học và ðào tạo Ngân hàng, số 1+2.
3.Báo cáo “Vietnam-Implications of rating downgrade”- Standard Chartered Bank
4.Báo cáo của World Bank về “Tình hình phát triển kinh tế Việt Nam”- tại Hội nghị nhóm tư
vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam, 7-8/12/2010.
5.Một số websites: www.sbv.gov.vn
6. www.gso.gov.vn
7. www.imf.org
13
Xem thêm Phạm Thị Hoàng Anh (2009) về chế ñộ tỷ giá BBC (Basket-Band-Crwal).