Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

157PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA NHẰM THỰC HIỆN MỤC TIÊU KINH TẾ VĨ MÔ ĐẾN NĂM 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (668.84 KB, 34 trang )

PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ
CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA NHẰM THỰC HIỆN MỤC TIÊU
KINH TẾ VĨ MÔ ĐẾN NĂM 2015
GS.TS. Trần Thọ Đạt
TS. Hà Quỳnh Hoa
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

1. Giới thiệu
Trong thời gian qua, để giảm thiểu những tổn thương cho nền kinh
tế khi bị tác động bởi những biến động của thị trường tài chính quốc tế,
cũng như những bất ổn kinh tế vĩ mô trong nước, Chính phủ Việt Nam
đã khá năng động trong việc thực thi các chính sách kinh tế nhằm ổn
định kinh tế vĩ mô, trong đó phải kể đến chính sách tài khóa (CSTK) và
chính sách tiền tệ (CSTT). CSTK và CSTT là hai chính sách kinh tế vĩ
mô quan trọng được Chính phủ các nước trên thế giới sử dụng để điều
tiết kinh tế. Tuy nhiên, hiệu quả của hai công cụ này ở các nước khác
nhau là không giống nhau. Mỗi chính sách đều có điểm mạnh và điểm
yếu riêng đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng nhằm đem lại hiệu quả cao
nhất. Ở Việt Nam, việc phối hợp đã có cơ sở pháp lý và hai cơ quan của
chính phủ là Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Bộ Tài chính cũng đã có
những bước phối hợp trong quá trình xây dựng và điều hành.
Tuy nhiên, các kết quả đạt được còn tương đối khiêm tốn, nguyên
nhân một phần là do sự bị động trong việc thực thi các chính sách cũng
như sự kết hợp chưa nhịp nhàng và ăn khớp của CSTK và CSTT. Hiện
tại, việc nghiên cứu mang tính định lượng tác động trong việc phối hợp
giữa CSTT và CSTK ở Việt Nam còn ít, và không nhiều nghiên cứu
chỉ ra được sự kết hợp của hai chính sách này ở Việt Nam. Bài viết này
phân tích thực trạng về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và sự phối
157



hợp của hai chính sách ở Việt Nam thời gian qua; và đề xuất một số
phương án phối hợp CSTK và CSTT cho năm 2014 và 2015.70
2. Tổng quan về kinh tế Việt Nam và CSTK, CSTT những năm
gần đây
2.1. Tổng quan về kinh tế Việt Nam từ năm 2001 đến nay
2.1.1. Tăng trưởng kinh tế
Sau khủng hoảng tiền tệ Đông Nam Á 1997, kinh tế Việt nam đã
có nhiều chuyển biến tích cực với mức tăng trưởng liên tục tăng và
đạt đỉnh vào năm 2007 với mức tăng trưởng đạt 8,5%. Tuy nhiên, từ
khủng hoảng tài chính toàn cầu đến nay tỷ lệ tăng trưởng bình quân
của Việt Nam có xu hướng giảm. Nếu so với giai đoạn 2001-2007, tỷ
lệ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2008-2013 đã sụt giảm khoảng 1,89
điểm phần trăm, song mức tăng trưởng của Việt Nam trong thời kỳ vừa
qua vẫn cao hơn mức tăng trưởng bình quân của khu vực Đông Nam Á
(Hình 1).
Hình 1. Tỷ lệ tăng trưởng của Việt Nam và một số nước trong khu vực (Đơn vị %)

Nguồn: GSO, WB World Development Indicators, IFS of the IMF.

2.1.2. Lạm phát
Trong vòng hơn 10 năm trở lại đây và đặc biệt là từ hậu khủng
hoảng tài chính toàn cầu tới nay, lạm phát là vấn đề dai dẳng và là yếu
tố gây tổn thương nhiều nhất tới kinh tế Việt Nam khi thường xuyên
cao hơn, kéo dài lâu hơn và dao động mạnh hơn so với các nước trong
70Nghiên

cứu này được thực hiện dựa trên kết quả của đề tài ĐTNH 04-2012 do Ngân hàng
Nhà nước tài trợ.

158



khu vực và trên thế giới (Hình 6). Nghiên cứu của Ủy Ban Giám sát
Tài chính Quốc gia cho thấy, lạm phát cao là kết quả của nhiều nguyên
nhân, bao gồm: lạm phát nhập khẩu (biến động giá nhiên liệu và lương
thực - thực phẩm trên thị trường thế giới); lạm phát chi phí đẩy (điều
chỉnh tỷ giá, điều chỉnh lương và điều chỉnh giá một số mặt hàng cơ
bản như giá xăng tăng); lạm phát cầu kéo (tổng cầu tăng quá nhanh,
tổng phương tiện thanh toán luôn duy trì tốc độ tăng quá cao so với nhu
cầu hấp thụ của nền kinh tế); lạm phát luôn cao hơn nhiều so với nhiều
nước trong khu vực gây ra “kỳ vọng lạm phát” cao hơn tạo thành “lạm
phát tâm lý”.
Hình 2. Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam và một số nước trong khu vực (%)

Nguồn: ADB, TRADING ECONOMICS.

2.1.3. Đầu tư và thương mại
Hình thành vốn của Việt Nam trước khủng hoảng có xu hướng tăng
nhanh làm tổng vốn đầu tư toàn xã hội cũng tăng trong giai đoạn này,
do đó đã giúp Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng cao thời kỳ 20012007. Tuy nhiên, xu hướng giảm đã thể hiện ngày càng rõ từ khi Việt
Nam thực hiện giảm tốc đầu tư theo tinh thần Nghị quyết 11 (24/2/2011)
về giảm tổng cầu nhằm kiểm soát lạm phát, tỷ lệ hình thành vốn/GDP
(Hình 7) đã giảm mạnh xuống còn 27,24% năm 2012 và làm tỷ lệ tổng
vốn đầu tư toàn xã hội/GDP của năm 2012 và 2013 chỉ còn 30,4%.

159


Hình 3. Hình thành vốn của Việt Nam và một số nước trong khu vực (%GDP)


Nguồn: ADB.

Hình 4. Tiết kiệm của Việt Nam và một số nước trong khu vực (%GDP)

Nguồn: ADB.

Hình 3 cho thấy xu hướng tỷ lệ hình thành vốn/GDP của Việt Nam
đang đi ngược chiều so với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Xét
về tỷ lệ tiết kiệm trong nước/GDP (Hình 4) cho thấy những năm gần
đây có xu hướng tăng, tuy nhiên vẫn gần như thấp nhất so các nước
trong khu vực. Sự chênh lệch giữa đầu tư và tiết kiệm, đặc biệt trong
giai đoạn 2007-2010, đã đưa đến hệ quả là thâm hụt thương mại của
Việt Nam tăng nhanh. Tuy nhiên, khoảng cách này dần thu hẹp lại trong
năm 2012 và 2013 và đây cũng là một trong nguyên nhân giúp cải thiện
cán cân thương mại của Việt Nam trong thời kỳ này.
Trước khủng hoảng tài chính toàn cầu và sau khi Việt Nam là thành
viên chính thức của WTO thì hoạt động xuất nhập khẩu đã có sự tăng
trưởng mạnh về mặt giá trị (Hình 5). Tuy nhiên, sự gia tăng của giá trị
nhập khẩu lớn vào thời kỳ này đã làm thâm hụt cán cân thương mại của
Việt Nam tăng nhanh và đạt đỉnh vào năm 2008 (khoảng 18 tỷ USD).
160


Hình 5. Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu giai đoạn 2001-2013 (triệu USD)

Nguồn: GSO.

Hoạt động xuất nhập khẩu của nền kinh tế có sự phát triển mạnh
mẽ, đặc biệt là sau năm 2006 khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương
mại thế giới. Thời kỳ 2006 đến nay, hoạt động xuất nhập khẩu đạt được

những bước tiến mạnh nhờ vào việc Việt Nam hội nhập ngày càng sâu
rộng vào thị trường quốc tế. Trong giai đoạn 2006-2011, kim ngạch
xuất khẩu hàng hóa trung bình đạt 67 tỷ USD/năm, bằng 2,8 lần con số
của thời kỳ 2000-2006. Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu tăng 34,15%,
lên mức 96,9 tỷ USD. Thời kỳ 2007-2011, kim ngạch nhập khẩu có
tốc độ tăng cao, đặc biệt trong hai năm đầu sau khi Việt Nam trở thành
thành viên của WTO. Năm 2006, kim ngạch nhập khẩu tăng 22% thì
năm 2007 tỷ lệ này đạt 39,8%. Sau khủng hoảng 2008-2009, tuy hoạt
động xuất nhập khẩu có giảm nhưng mức độ thâm hụt thương mại vẫn
cao, bình quân giai đoạn 2009-2011, thâm hụt thương mại đạt khoảng
11,8 tỷ USD. Tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu tăng nhanh, từ mức 16,4% vào
thời kỳ 2001-2006 lên mức 21,6% giai đoạn 2007-2011; tuy nhiên, tỷ
lệ này đã giảm mạnh vào năm 2011. Đến năm 2012 và 2013, Việt Nam
đã có sự thay đổi trong cán cân thương mại, nếu thời kỳ trước là sự
thâm hụt trầm trọng trong cán cân thương mại thì giai đoạn này cán cân
thương mại bắt đầu chuyển sang thặng dư (2012: 748,8 triệu USD và
2013: 863 triệu USD).
Như vậy, có thể thấy thời gian 2001-2013, nền kinh tế Việt Nam có
những biến động lớn về các biến số kinh tế vĩ mô. Đặc biệt trong thời
kỳ từ sau khủng hoảng kinh tế đến nay tăng trưởng có xu hướng giảm
161


so với thời kỳ trước và tốc độ tăng thường thấp hơn mục tiêu Chính
phủ đặt ra, tuy vậy, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam vẫn đạt mức độ
tăng trưởng trung bình trong khu vực Đông Nam Á. Lạm phát của Việt
Nam trong thời gian qua cũng có những biến động thất thường và có xu
hướng cao hơn các nước trong khu vực. Chêch lệch đầu tư và tiết kiệm
thời kỳ hậu khủng hoảng gia tăng mạnh làm xu hướng tăng thâm hụt
cán cân thương mại. Tuy nhiên, những năm gần đây điều này đã được

cải thiện đáng kể, cán cân thương mại của Việt Nam đã thặng dư trong
năm 2012 và năm 2013. Nhìn chung, kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã dần
trở nên ổn định hơn một phần là nhờ vào việc điều hành các chính sách
vĩ mô thận trọng và linh hoạt của Chính phủ, trong đó có CSTK.
2.2. Mục tiêu của chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa ở Việt
nam
Về mục tiêu của CSTT, theo Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010
có hiệu lực từ 01/1/2011 đã có nhiều thay đổi, trong đó xác định rõ hơn
mục tiêu cuối cùng của CSTT: “CSTT quốc gia là các quyết định về
tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm
quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu
lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện
mục tiêu đề ra”. Như vậy, mục tiêu cuối cùng của CSTT đã được cụ thể
hóa và hướng tới đích lạm phát mục tiêu như nhiều nước trên thế giới
đặt ra cho CSTT.
Về mục tiêu của CSTK, theo Quyết định số 450/QĐ-TTg về việc
phê duyệt Chiến lược Tài chính đến năm 2020, ngày 18 tháng 4 năm
2012, có mục tiêu tổng quát của CSTK là xây dựng nền tài chính quốc
gia lành mạnh, đảm bảo giữ vững an ninh tài chính, ổn định kinh tế vĩ
mô, tài chính - tiền tệ, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn
với đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế, giải quyết
tốt các vấn đề an sinh xã hội; huy động, quản lý, phân phối và sử dụng
các nguồn lực tài chính trong xã hội hiệu quả, công bằng; cải cách hành
chính đồng bộ, toàn diện; đảm bảo tính hiệu quả và hiệu lực của công
tác quản lý, giám sát tài chính.
162


2.3. Thực tế thực hiện chính sách tài khóa và tiền tệ thời gian
qua ở Việt Nam

2.3.1. Thực trạng điều hành CSTT
Cùng với tiến trình cải cách nền kinh tế, hệ thống ngân hàng Việt
Nam đã có nhiều đổi mới, đặc biệt là trong việc hoạch định và thực thi
CSTT, nhờ vậy ngành ngân hàng đã có những đóng góp không nhỏ vào
sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an
sinh xã hội. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng hội nhập
sâu và rộng với nền kinh tế thế giới kéo theo thương mại và chu chuyển
vốn quốc tế diễn ra nhanh hơn, mạnh hơn, việc xây dựng và điều hành
CSTT trở nên phức tạp và khó khăn hơn, đặc biệt từ năm 2007 trở lại
đây, bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước có nhiều thay đổi.
Từ năm 2007 trở về trước, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam luôn dưới
10% và đặc biệt thấp vào đầu những năm 2000, đồng thời thực hiện
chương trình kích cầu thúc đẩy tăng trưởng của chính phủ thì CSTT đã
được thực hiện nới lỏng trong suốt thời gian dài. Tốc độ tăng cung ứng
tiền tệ của nước ta luôn cao hơn hẳn các nước trong khu vực (Hình 10).
Bước sang năm 2008, do áp lực lạm phát gia tăng, CSTT đã được thực
hiện thặt chặt nhằm chống sự gia tăng của giá cả. Tốc độ tăng cung ứng
tiền tệ năm 2008 đã giảm đi hơn một nửa so với năm 2007. Qua đó lạm
phát đã được kìm giữ song lại là rào cản cho tăng trưởng.
Hình 6. Tỷ lệ tăng M2 của Việt Nam và một số nước trong khu vực

Nguồn: ADB, TRADING ECONOMICS.

163


Năm 2009, CSTT đã phản ứng kịp thời với cuộc khủng hoảng và
suy thoái kinh tế toàn cầu. Việc chuyển hướng CSTT từ thắt chặt sang
nới lỏng đã giúp tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức hợp lý.
Năm 2011, công cuộc thắt chặt CSTT nhằm kiềm chế lạm phát, ổn

định kinh tế vĩ mô cũng đã đem lại sự đánh đổi. Nhiều doanh nghiệp
khó khăn, ngừng hoạt động, phá sản gây lo ngại về đảm bảo an sinh xã
hội. Chủ trương của Chính phủ giai đoạn này là vẫn ưu tiên kiềm chế
lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô nhưng cũng phải linh hoạt trong điều
hành chính sách nhằm tháo gỡ dần khó khăn cho sản xuất kinh doanh,
hỗ trợ thị trường, đảm bảo tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, đánh dấu
bằng Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012, Nghị quyết số 01 và 02/
NQ-CP ngày 7/1/2013. Bên cạnh đó, CSTT giai đoạn này cũng được
thực hiện nhằm ổn định thị trường tiền tệ, tạo điều kiện để quá trình tái
cơ cấu các tổ chức tín dụng (TCTD) theo chủ trương của Chính phủ
diễn ra thông suốt. Trên cơ sở đó, NHNN đã điều hành các công cụ
CSTT như sau: nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất, tái cấp vốn, dự trữ bắt
buộc, tỷ giá và một số công cụ khác như tiếp tục khống chế tăng trưởng
tín dụng nhưng mức khống chế cao hơn mức thực hiện năm trước, triển
khai một loạt các giải pháp hỗ trợ TCTD mở rộng tín dụng, tiếp tục đẩy
mạnh các giải pháp giúp giảm lãi suất thị trường như áp dụng chính
sách giảm trần lãi suất huy động, duy trì các giải pháp góp phần giảm
tình trạng đô-la hóa.
Tuy nhiên, điều hành CSTT giai đoạn này cũng còn những hạn chế
sau: nguy cơ bất ổn vĩ mô vẫn luôn thường trực, thị trường tài chính tiền
tệ biến động phức tạp, thanh khoản của TCTD biến động mạnh và rủi
ro cao, các mục tiêu đặt ra về tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán,
tín dụng thường xuyên không đạt được, công tác dự báo lạm phát chưa
được đầu tư thích đáng v.v...

164


Bảng 1. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế, lạm phát và chỉ tiêu tiền tệ
giai đoạn 2000-2014

Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014 mục tiêu

Lạm phát (%)
MT
6
<5
<5
<5
5
6,5
<%GDP
<%GDP
<12,63
<7%
<7%

<7%
<7%
<7%
<7%

TH
-0,6
0,8
4,0
3,0
9,5
8,4
6,6
12,63
19,89
6,52
11,75
18,13
6,81
6,04
 

Tăng trưởng kinh tế (%)
MT
5,5 - 6
7,5 - 8
7-7,5
7,5
8
8,5

8
8,2-8,5
8,5 7
6,5 5
6,5
7- 7,5
6,5 5
5,5
5,8

TH
6,0
6,8
7,04
7,24
7,7
8,4
8,17
8,5
6.18
5,32
6,87
5,89
5,03
5,42
 

Các chỉ tiêu tiền tệ
Thực hiện
%M2

% tín dụng
56,2
38,14
25,53
21,44
17,65
22,2
24,94
28,41
30,39
41,65
28,72
31,01
33,68
26,00
46,12
53,89
20,31
25,43
28,99
39,57
33,3
32,43
12,07
14,33
22,38
8,91
16
11
16-18

14-Dec

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Báo cáo thường niên NHNN.

Công cụ điều hành của CSTT thời gian qua đã được NHNN điều
chỉnh linh hoạt. Ngoài các công cụ thông thường như nghiệp vụ thị
trường mở, dự trữ bắt buộc, tỷ giá, công cụ lãi suất (lãi suất cơ bản, lãi
suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu- Hình 7), v.v... thì trong những
hoàn cảnh đặc biệt về kinh tế NHNN đã đưa thêm những công cụ khác
trong điều hành. Chẳng hạn như việc thực hiện hỗ trợ lãi suất 4% năm
2009 khi nền kinh tế gặp khó khăn trong tăng trưởng, áp dụng trở lại
trần tín dụng và trần lãi suất huy động năm 2011 nhằm chống lạm phát,
triển khai gói hỗ trợ 30.000 tỷ cứu thị trường bất động sản, v.v...

165


Hình 7. Lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu

Nguồn: NHNN.

2.3.2. Thực trạng điều hành chính sách tài khóa thời kỳ 2001-2013
Thu-chi NSNN thực hiện trong giai đoạn 2001-2013 liên tục tăng
(Hình 8). Số thu năm 2013 lớn gấp 7,61 lần năm 2001. Tuy số chi năm
2012 có điều chỉnh giảm xuống một chút nhưng tính đến năm 2013 thì
số chi cũng đã tăng lần gấp 7,17 lần so với năm 2001.
Hình 8. Quy mô thu, chi và thâm hụt NSNN năm 2001-2013

* Ghi chú: số liệu 2001-11 là số quyết toán, năm 2012 là số ước tính lần 2 và
năm 2013 là số ước tính lần 1.

Nguồn: Bộ Tài chính.

Hình 9 cho thấy tốc độ tăng thu-chi giai đoạn 2001-2008 tương
ứng là 21,73% và 22,5% lớn hơn tốc độ tăng GDP tính theo giá thực
tế của thời kỳ này (16,55%). Tuy nhiên đến năm 2009 số thu NSNN
giảm do Chính phủ thực hiện các chính sách cắt giảm thuế để kích cầu.
Nguồn thu ngân sách tăng trở lại vào năm 2010 nhưng sau đó lại có xu
166


hướng giảm vào 2011, khi Chính phủ triển khai Nghị quyết 11 về giảm
tổng cầu nhằm kiểm soát lạm phát. Mặc dù năm 2011 Chính phủ đã
khống chế được lạm phát ở mức trung bình năm là 18,58% tuy nhiên
tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng đã bị chững lại. Chính điều này đã gây
ra những khó khăn trong động viên nguồn thu của Chính phủ năm 2012,
bởi vậy tốc độ tăng thu-chi của năm 2012 đã giảm so với các năm trước,
đặc biệt là tốc độ tăng chi NSNN giảm mạnh.
Số liệu thực tế cho thấy (Hình 9), mức chi NSNN có xu hướng tăng
theo thời gian. Nếu như giai đoạn 2001-2005 mức chi bình quân chỉ bằng
29,62% so với GDP thì giai đoạn 2006-2010 mức chi trung bình đã tăng
lên 37,88%; giai đoạn 2011-2013 với mục tiêu chính sách của Chính phủ
vẫn ưu tiên ổn định vĩ mô và kiểm soát lạm phát do vậy ước tính mức
chi ngân sách so với GDP tuy có giảm nhưng cũng chiếm khoảng 30%.
Số liệu chi ngân sách tăng cao trong các năm 2008-2011 là để thực hiện
một số các chính sách nhằm ngăn chặn suy thoái kinh tế do tác động của
khủng hoảng tài chính thế giới từ năm 2008. Do mức chi tiêu tăng nhanh
hơn tốc độ tăng của GDP nên nhiều đánh giá cho rằng chi tiêu của chính
phủ ngày càng kém hiệu quả so với 10 năm trước.
Hình 9. Tốc độ tăng thu, chi và GDP theo giá thực tế (%)


* Ghi chú: số liệu 2001-11 là số quyết toán, năm 2012 là số ước tính lần 2 và
năm 2013 là số ước tính lần 1.
Nguồn: Niên giám thống kê và Bộ Tài chính.

167


Hình 10. Tình hình thực hiện vượt dự toán thu - chi qua các năm 2001-2011(%)

* Ghi chú: Số liệu 2001-11 là số quyết toán, năm 2012 là số ước tính lần 2 và
năm 2013 là số ước tính lần 1.
Nguồn: Niên giám thống kê và Bộ Tài chính.

Dựa trên số liệu quyết toán hàng năm giai đoạn 2001-2011 (Hình
10) cho thấy so với dự toán thu - chi các năm thì số thực hiện thu- chi
đều vượt khá cao. Tổng thu thực hiện so dự toán hàng năm giai đoạn
2001-2011 bình quân vượt 21,21%. Tổng chi vượt dự toán bình quân
hàng năm là 14,24%. Như vậy, số thu thực hiện vượt dự toán là cao hơn
mức vượt chi. Tuy nhiên, do số tuyệt đối về chi NSNN ở các năm đều
cao hơn so với số thực hiện thu NSNN, cho nên số tuyệt đối về thâm hụt
NSNN vẫn có xu hướng tăng.
Mức độ động viên thu NSNN giai đoạn 2001-2013 liên tục tăng
trong các năm. Nếu tính trung bình giai đoạn 2001-2005 mức độ động
viên thu NSNN chỉ bằng 25,34% so với GDP thì trung bình giai đoạn
2006-2010 đã tăng lên 29,24% (Hình 11). Do thực hiện chính sách thắt
chặt nhằm chống lạm phát theo Nghị quyết 11 và những khó khăn nền
kinh tế gặp phải trong giai đoạn 2011-2013 đã làm mức thu NSNN
bình quân giai đoạn này giảm xuống so với các giai đoạn trước và
tương đương chỉ đạt khoảng 24,48% GDP. Tính trung bình cho giai
đoạn 2001-2013 thì mức độ động viên thu ngân sách vẫn đạt khoảng

26,64%. Đây là mức động viên khá cao đối với những nước đang phát
triển và đặc biệt là so với các nước trong khu vực Đông Nam Á.

168


Hình 11. Mức độ thu - chi NSNN so với GDP giai đoạn 2001-2012(%)

* Ghi chú: Số liệu 2001-11 là số quyết toán, năm 2012 là số ước tính lần 2 và
năm 2013 là số ước tính lần 1.
Nguồn: Bộ Tài chính.

Về cơ cấu những khoản thu có đóng góp lớn cho NSNN phải kể
đến là thuế VAT; thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu; thu từ phí, lệ phí và các khoản thu đối với đất; thu từ thuế tiêu
thụ đặc biệt khoảng; thuế tài nguyên, v.v... Trong đó ba khoản là thuế
VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã
chiếm lớn hơn khoảng 60% tổng thu NSNN. Xét về cơ cấu thu NSNN
theo lĩnh vực thì đóng góp lớn cho NSNN gồm có thu khu vực kinh tế
nhà nước; thu từ khai thác dầu khí và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu.
Ba khoản thu này cũng chiếm khoảng 60% tổng thu NSNN hàng năm.
Trong đó chỉ có khoản thu của khu vực kinh tế nhà nước là khá ổn định
và phụ thuộc vào kinh tế trong nước, còn các khoản thu từ dầu khí, từ
hoạt động xuất nhập khẩu là những khoản thu không vững chắc và phụ
thuộc nhiều vào biến động của giá cả, thị trường thế giới.
Về cơ cấu chi tiêu NSNN, khoản chi lớn nhất trong tổng chi NSNN
chính là chi thường xuyên, chi cho bộ máy nhà nước. Tính trung bình
giai đoạn 2001-2013 thì khoản chi tiêu này chiếm khoảng 18,4% GDP
(Hình 12). Chi thường xuyên của NSNN hàng năm so trong tổng chi
tiêu NSNN thường chiếm tỷ lệ khá lớn. Trung bình quân giai đoạn

2001-2013 chi cho hoạt động của bộ máy ở Việt Nam là 55,4% tổng chi
NSNN (Hình 13). Sở dĩ khoản mục chi này chiếm tỷ trọng lớn trong
169


tổng chi NSNN là vì trong hơn 10 năm qua thu nhập bình quân của dân
cư đã tăng khá mặc dù có những thời kỳ kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó
khăn. Do vậy khu vực hành chính, sự nghiệp liên tục mở rộng phạm vi
hoạt động và cung cấp các dịch vụ công cộng, điều đó đồng nghĩa với
việc chi tiêu sẽ tăng lên. Ngoài ra, trong giai đoạn này, Chính phủ cũng
đang triển khai thực hiện chương trình cải cách tiền lương trong các đơn
vị hành chính, sự nghiệp cho phù hợp với tình hình thực tiễn nên chi
thường xuyên luôn giữ tỷ trọng lớn trong chi tiêu NSNN hàng năm. Do
khoản chi tiêu này chiếm tỷ trọng lớn, nên nếu không kiểm soát được
mà để cho khoản chi này tiếp tục tăng lên thì đây sẽ là một trong những
lý do đẩy thâm hụt NSNN tăng theo.
Hình 12. Cơ cấu chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên (% GDP)
giai đoạn 2001-2013

* Ghi chú: số liệu 2001-11 là số quyết toán, năm 2012 là số ước tính lần 2 và
năm 2013 là số ước tính lần 1.
Nguồn: Bộ Tài chính.

Hình 13. Cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên trong tổng chi NSNN;
và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế 2001-2013(%)

* Ghi chú: số liệu 2001-11 là số quyết toán, năm 2012 là số ước tính lần 2 và
năm 2013 là số ước tính lần 1.
Nguồn: Bộ Tài chính (đơn vị %).


170


Khoản chi lớn thứ hai trong tổng chi NSNN là chi cho đầu tư
phát triển. Trung bình giai đoạn 2001-2013 chi đầu tư phát triển chiếm
khoảng 26,7% tổng chi NSNN hàng năm và bằng 8,6% GDP. Đặc biệt
trong những năm 2001-2005 và 2009, khi Chính phủ thực hiện các
chính sách kích cầu đầu tư, kích thích kinh tế để ngăn chặn suy thoái
thì chi tiêu NSNN cho đầu tư phát triển đã tăng vọt so với những năm
khác. Với mô hình kinh tế hiện nay, tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào
lao động và tăng vốn đầu tư thì vốn đầu tư phát triển từ NSNN có ảnh
hưởng không nhỏ đến tăng trưởng kinh tế. Chi tiêu đầu tư tăng thì tăng
trưởng kinh tế tăng, chi tiêu đầu tư giảm tăng trưởng giảm. Như vậy để
đạt mục tiêu tăng trưởng thì chính phủ cần tiếp tục tăng chi cho đầu tư.
Từng bước giảm dần chi thường xuyên nhằm giảm thâm hụt NSNN.
Tóm lại, các chính sách thu - chi NSNN được ban hành đã thực
hiện tốt vai trò: (i) động viên tốt nguồn thu cho NSNN và (ii) thực hiện
điều tiết kinh tế vĩ mô. Thể hiện rất rõ là trong giai đoạn 2001-2007,
chính sách thu đã động viên được nguồn lực tài chính lớn để đảm bảo
nhiệm vụ chi thực hiện được mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh. Còn
trong giai đoạn 2008-2013, chính sách tài khoá đã trở thành công cụ có
hiệu quả trong thực hiện các mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh
tế vĩ mô, vượt qua suy thoái và những khó khăn do tác động của khủng
hoảng tài chính thế giới tác động tới. Thể hiện rõ nhất là các điều hành
chính sách tài khoá lúc thắt chặt, lúc mở rộng và những chính sách thiết
thực hỗ trợ các doanh nghiệp để giải quyết những vấn đề về thiếu vốn,
thiếu thị trường, giải quyết công nợ, v.v… tạo điều kiện cho doanh
nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, bên cạnh những thành
công thì hệ thống các chính sách tài khoá thu - chi NSNN cũng còn một
số hạn chế. Hệ thống chính sách thường xuyên có biến động và chưa

thật sự ổn định trong trung và dài hạn, nên các doanh nghiệp thường gặp
khó khăn khi chính sách thay đổi. Các chính sách chạy theo việc xử lý
thực tiễn quá nhiều nên tính bền vững thấp và hiệu lực, hiệu quả không
cao. Chính sách vẫn còn mang đặc thù của việc can thiệp hành chính
171


vào nền kinh tế mà chưa hoàn toàn dựa trên các cơ sở lý thuyết để gián
tiếp điều tiết nền kinh tế, v.v...
2.3.3. Thực trạng phối hợp CSTK và CSTT ở Việt Nam
Về lý thuyết, CSTK có thể tác động đến CSTT thông qua hai kênh:
trực tiếp và gián tiếp. Về tác động trực tiếp, CSTK có thể tác động đến
CSTT bằng nhiều cách. Thứ nhất, CSTK mở rộng có thể dẫn đến thâm
hụt ngân sách quá mức và do đó có thể đẩy Chính phủ đến việc phải yêu
cầu NHNN tạm ứng để tài trợ cho thâm hụt ngân sách. Vì vậy, CSTK
mở rộng sẽ dẫn đến CSTT mở rộng, làm gia tăng nguy cơ lạm phát và
gây khó khăn cho cán cân thanh toán. Ngay cả khi Chính phủ không
cần NHNN tạm ứng để bù đắp thâm hụt ngân sách, tức là Chính phủ có
thể vay trực tiếp từ dân chúng thì việc vay này của Chính phủ cũng gây
quan ngại về hiệu ứng “hút cạn nguồn vốn” khi nguồn vốn còn lại dành
cho khu vực tư nhân sẽ ít đi và lãi suất cao hơn. Do đó, tăng trưởng kinh
tế có khả năng bị ảnh hưởng. Nếu Chính phủ bù đắp thâm hụt ngân sách
bằng vay nợ nước ngoài, rủi ro về tỷ giá và cán cân thanh toán tổng thể
cũng làm cho NHNN quan ngại và sẽ phải có các đối sách tương ứng.
Ngoài ra, CSTK còn có thể tác động đến CSTT qua tác động gián tiếp
đến kỳ vọng thị trường.
Ngược lại, CSTT mở rộng sẽ dẫn tới lạm phát tăng cao, tỷ giá tăng,
chi tiêu NSNN cho đầu tư, cho chi thường xuyên và chi trả nợ cũng tăng
lên do giá tăng và do vậy thâm hụt NSNN cũng sẽ tăng theo. Vì vậy, để
ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát có hiệu quả, thường phải

có sự phối hợp chặt chẽ giữa CSTT và CSTK.
Thực tiễn ở Việt Nam, CSTK và CSTT đã có sự phối hợp với nhau
ngày càng tốt hơn trong giai đoạn 2001-2011, đặc biệt là trong giai đoạn
sau khủng hoảng 2008-2011. Điển hình về sự phối hợp chính sách là
Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ về những giải
pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo
đảm an sinh xã hội trước tình trạng lạm phát có khả năng tăng cao.
Trong tổ chức thực hiện, do cùng là cơ quan của Chính phủ, nên
172


việc chỉ đạo tổ chức thực hiện là thống nhất từ Chính phủ. Như vậy, về
chủ trương thực hiện là hoàn toàn có chỉ đạo thống nhất và như vậy là
có sự phối hợp. Ngoài ra, hàng tháng Chính phủ đều họp giao ban và
các ngành phải báo cáo những vấn đề quan trọng của ngành trong tháng
và nếu có vấn đề cần giải quyết thì Chính phủ sẽ bàn và Thủ tướng sẽ
kết luận chỉ đạo thực hiện.
Tuy nhiên, do đặc thù của các chính sách cũng như việc triển khai
thực hiện ở các cấp từ Trung ương tới địa phương đối với mỗi loại chính
sách còn phụ thuộc vào nhiều vấn đề, do vậy trong thực tiễn sự phối
hợp chính sách của hai cơ quan này nhiều khi chưa đạt được mục tiêu
mong muốn. Khi triển khai thực hiện các chính sách trên thì nhiều khi
chưa thật sự đồng bộ về thời gian, về mức độ và đặc biệt là do có độ trễ
của chính sách khác nhau. Ngoài ra, mỗi chính sách khi thực hiện đều
có những tác động tích cực và tiêu cực.
Thực tiễn điều hành CSTT và CSTK thời gian qua có thể chia thành
hai giai đoạn: 2000-2007 và 2008 đến nay. Những năm 2000 - 2007 là
thời kỳ phát triển hưng thịnh của nền kinh tế Việt Nam, tỷ lệ tăng trưởng
cao đạt đỉnh 8,5% vào năm 2007 (Hình 14). Cả hai CSTK và CSTT khi
đó có sự chuyển biến mạnh về khuôn khổ pháp lý cũng như cách thức

điều hành. Thời kỳ này, hàng loạt các Luật, quy định được ban hành
nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp, phát triển thị
trường. Chính sách thuế có sự điều chỉnh giảm, lãi suất được tự do hóa,
v.v... Giai đoạn 2000-2007, CSTT hầu như đều có thay đổi mang hướng
thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, đối với CSTK thì không luôn thực hiện
mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng mà cũng phải thực hiện chống lạm phát
như năm 2004, khi lạm phát tăng Chính phủ đã phải điều chỉnh giảm chi
NSNN từ mức tăng 32% năm 2003 chỉ còn 15,5% vào năm 2004.
Tuy vậy, thời kỳ 2000-2007, lạm phát luôn được giữ ở mức dưới
10% (Hình 17). Năm 2007 do cán cân thanh toán thặng dư lớn, để ổn
định tỷ giá NHNN đã mua vào một khối lượng lớn ngoại tệ cho dự trữ
quốc gia. Cũng trong thời kỳ này, sự mở rộng tín dụng quá mức (Hình
173


15), trung bình khoảng 32% tăng một năm (năm 2007 tăng trưởng tín
dụng cao nhất đạt 53,89%). Điều này đã đẩy cung ứng tiền tệ năm 2007
tăng kỷ lục, ở mức tăng 46%. Sự gia tăng cao cung ứng tiền tệ năm
2007 cùng với tỷ lệ tăng chi NSNN 25,3% (cao hơn so với những năm
trước) đã làm tăng lạm phát năm 2007 và có ảnh hưởng trễ sang năm
2008. Tỷ lệ lạm phát bình quân năm 2008 lên đến mức 23,12%, gấp gần
3 lần tỷ lệ lạm phát năm 2007.
Hình 14. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ tăng cung tiền và tỷ lệ tăng chi NSNN (%)

Nguồn: Niên giám thống kê, Bộ Tài chính, NHNN& ADB.

Hình 15. Tốc độ tăng trưởng tín dụng (%)

Nguồn: NHNN.


Như vậy trước năm 2007, sự mở rộng cung ứng tiền tệ phối hợp
cùng với CSTK luôn giữ mức thâm hụt dưới 5% GDP đã giúp cho nền
kinh tế những năm đó có tăng trưởng cao mà vẫn ổn định lạm phát dưới
10%. Năm 2007, hai CSTT và CSTK không có sự phối hợp chặt chẽ
nên cung tiền tăng quá mức cộng với tăng chi làm thâm hụt NSNN vượt
174


5% (ở mức quyết toán 5,65%, cao hơn mức dự toán 5% - Hình 16) và
tạo áp lực lạm phát cho nền kinh tế.
Hình 16. Tỷ lệ thâm hụt NSNN dự toán và thực tế so với GDP (%)

* Ghi chú: số liệu 2001-11 là số quyết toán, năm 2012 là số ước tính lần 2 và
năm 2013 là số ước tính lần 1.
Nguồn: Quyết toán Ngân sách, Bộ Tài chính.

Năm 2008, trước áp lực tăng giá, chính phủ đã cắt giảm mạnh cung
tiền (xuống còn 20,3%) và chi NSNN xuống 22,5% song đã làm tăng
trưởng kinh tế năm 2008 giảm mạnh, từ mức cao nhất 8,5% xuống dưới
6%.
Hình 17. Tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ tăng cung tiền và tỷ lệ tăng chi NSNN (%)

Nguồn: Niên giám thống kê, Bộ Tài chính, NHNN & ADB.
Từ năm 2008 đến nay do suy giảm kinh tế, vì ảnh hưởng của suy
thoái kinh tế thế giới, CSTK và CSTT cũng có sự thay đổi linh hoạt theo
sự biến động kinh tế. Cuối năm 2008 và đầu năm 2009, do kinh tế có sự
suy giảm, NHNN và Bộ Tài chính đã thực hiện chính sách nới lỏng để
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Năm 2010, nền kinh tế có tín hiệu phục
175



hồi, tuy nhiên lạm phát có dấu hiệu tăng, khi đó CSTT nới lỏng kết hợp
với CSTK thắt chặt đã được thực hiện giúp tăng trưởng kinh tế mà vẫn
kiểm soát được lạm phát. Năm 2011, NHNN thực hiện CSTT chặt chẽ
song với sự mở rộng của CSTK đã làm cho lạm phát năm 2011 tăng
trở lại ở mức bình quân năm trên 18%. Sau năm 2011, với chương trình
cắt giảm chi tiêu đầu tư công cùng với thắt chặt tăng trưởng tín dụng,
lạm phát đã được kiểm soát ở mức thấp song tăng trưởng kinh tế lại bị
giảm sút.
Như vậy, về mặt chủ trương thì việc phối hợp hai chính sách kinh
tế vĩ mô là CSTK và CSTT trong điều hành kinh tế của Chính phủ đã
có và cũng đã triển khai. Tuy nhiên, quá trình thực hiện chính sách cho
thấy chưa có được sự phối hợp nhịp nhàng giữa hai chính sách gây lạm
phát tăng cao vào năm 2008 và năm 2011, gây bất ổn kinh tế vĩ mô.
3. Phân tích định lượng và đề xuất phương án phối hợp CSTK
và CSTT cho năm 2014 và 2015
Cơ sở lý thuyết của sự phối hợp hai chính sách được thể hiện trong
mô hình IS-LM, CSTT tác động đến sự dịch chuyển của đường LM,
CSTK ảnh hưởng tới đường IS. Sản lượng trong mô hình IS-LM thay
đổi chính là phản ánh mức độ dịch chuyển của đường tổng cầu. Qua
đó, phân tích được tác động đối với sản lượng (tăng trưởng) và mức giá
chung (lạm phát).
Điều này có nghĩa là để phân tích tác động của hai chính sách trên
đến sản lượng và giá cả thì chúng ta cần phải tìm được hệ số co giãn
của cầu tiền đối với thu nhập và lãi suất (thông qua ước lượng hàm cầu
tiền), tìm hệ số co giãn của đầu tư đối với lãi suất thông qua hàm đầu tư,
đồng thời xác định độ lớn của số nhân chi tiêu.
Phần phân tích này được chia thành 3 nội dung: ước lượng hàm cầu
tiền, ước lượng hàm đầu tư, và ước lượng số nhân chi tiêu. Do tình hình
kinh tế Việt Nam năm 2013 chưa có sự thay đổi đột biến về thể chế cũng

như tình hình phát triển kinh tế nên phân tích này tiếp tục sử dụng kết
quả ước lượng hàm cầu tiền, ước lượng hàm đầu tư, ước lượng số nhân
176


chi tiêu được thực hiện trong đề tài ĐTNH 04-2012 để làm cơ sở dự báo
cho sự phối hợp chính sách tiền tệ và tài khóa cho năm 2014 và 2015.
3.1. Hàm cầu tiền
Hàm cầu tiền cho Việt Nam giai đoạn 2000-2012 ước lượng theo
mô hình véc tơ tự hồi quy VAR. Khối lượng tiền sử dụng là tổng phương
tiện thanh toán (M2R). Biến quy mô là GDP thực tế (Y), biến chi phí
cơ hội là lãi suất cho vay (IR), tỷ giá hối đoái (ER). Kết quả ước lượng
được hàm cầu tiền M2 được trình bày tóm tắt ở phương trình (1) trong
đó giá trị ghi trong ngoặc tròn là sai số chuẩn.
LM = 1.85LNY – 0.0138IR + 0.207LNER – 10.9219
Se (0.19625)

(0.00456)

(0.30381)

(1.61045)

(1)

R2 = 0,6857
Hàm cầu tiền này có các hệ số phù hợp với lý thuyết kinh tế. Hệ số
co giãn của cầu tiền đối với thu nhập bằng 1,85. Hệ số nhạy cảm của cầu
tiền đối với lãi suất là -0,0138 cho thấy khi lãi suất tăng thêm 1% thì cầu
tiền giảm 0,0138%. Cầu tiền có phản ứng ngược và nhỏ khi có sự thay

đổi của lãi suất. Với nền kinh tế vẫn bị đô-la hóa thì tỷ giá hối đoái cũng
là một biến giải thích nhu cầu nắm giữ tiền của Việt Nam. Theo kết quả
ước lượng được cho thấy sự biến động của tỷ giá có ảnh hưởng dương
đến sự gia tăng của cầu tiền rộng.
Ngoài thu nhập, lãi suất, tỷ giá thì còn có các nhân tố khác có khả
năng ảnh hưởng tới nhu cầu nắm giữ tiền ở Việt Nam được ẩn chứa
đằng sau giá trị của con số -10,92 của phương trình cầu tiền ước lượng
được. Hệ số này có giá trị âm cho thấy khi công nghệ thanh toán được
áp dụng, sự phát triển của thị trường tài chính hoặc sự đa dạng của các
tài sản thay thế tiền thì sẽ làm cho cầu tiền giảm đi.
Sau khi thực hiện một số kiểm định liên quan và loại bỏ các biến
không có ý nghĩa thống kê trong mô hình cầu tiền M2 ngắn hạn, và
thực hiện một số kiểm định thống kê cần thiết, hàm cầu tiền ngắn hạn
được ước lượng bằng mô hình ECM. Kết quả ước lượng được trong
phương trình cầu tiền M2 ngắn hạn cho thấy các biến đều có ý nghĩa
177


thống kê. Đồng thời, để kiểm định tính ổn định của hàm cầu tiền ngắn
hạn, các kiểm định CUSUM và CUSUM-Squares đã được thực hiện.
Kết quả cho thấy hàm cầu tiền ước lượng được nhìn chung là ổn định
trong thời kỳ nghiên cứu từ năm 2000 đến 2012 với mức ý nghĩa thống
kê 5%. Như vậy, trong thời kỳ nghiên cứu những thay đổi liên quan tới
chính sách, thể chế, cải cách tài chính vẫn chưa đủ mạnh để có thể gây
ra những cú sốc đột biến gây ảnh hưởng phi tuyến tới quan hệ giữa các
biến số trong hàm cầu tiền.
Tóm lại, hàm cầu tiền ước lượng được là phù hợp với lý thuyết, có
khả năng giải thích thực tiễn và thỏa mãn các kiểm định thống kê. Hàm
cầu tiền ổn định trong thời gian nghiên cứu nên có thể sử dụng trong
phân tích và dự báo. Dựa trên hàm cầu tiền đã ước lượng, có thể tính

được giá trị đạo hàm riêng của cầu về tiền theo thu nhập là 4,75 và giá
trị đạo hàm riêng của cầu tiền theo lãi suất là âm 4.157,67. Đường LM
do vậy mà có độ dốc bằng 0,00114. Điều này cho thấy đường LM trong
mô hình IS-LM là thoải.
3.2. Hàm đầu tư
Tùy theo thành phần của đầu tư cần nghiên cứu mà các lý thuyết
khác nhau đưa ra các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định đầu tư không
giống nhau. Theo lý thuyết tân cổ điển về đầu tư cố định cho kinh
doanh, đầu tư phụ thuộc vào giá của tư bản, lãi suất, sản phẩm biên của
tư bản và tỷ lệ khấu hao. Theo Tobin thì quyết định đầu tư về tư bản
hiện vật lại phụ thuộc vào sự biến động của thị trường chứng khoán.
Đầu tư vào nhà ở thì phụ thuộc vào sự gia tăng dân số, sự phát triển kinh
tế, v.v… Theo mô hình gia tốc, đầu tư về hàng tồn kho phụ thuộc vào
sự thay đổi của thu nhập. Cơ sở lý thuyết về hàm đầu tư được lựa chọn
trong nghiên cứu này là theo mô hình tân cổ điển.
Trong nghiên cứu này, vì mục đích nghiên cứu là xác định độ dốc
của đường IS trong phân tích nên hàm đầu tư được ước lượng trong mối
quan hệ với lãi suất. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê thì tổng đầu
tư của cả nền kinh tế bao gồm hai phần: đầu tư tư nhân và đầu tư có
178


nguồn từ NSNN. Đầu tư tư nhân thông thường là do quyết định mang
tính thị trường vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, nên hành vi đầu tư của
khu vực tư nhân sẽ phản ảnh đúng tác động của biến kinh tế (lãi suất,
thu nhập, v.v…) đến quyết định đầu tư. Khoản thứ hai cấu thành tổng
đầu tư là đầu tư công, mục đích của khoản này không phải do lợi nhuận
quyết định mà đầu tư đó nhằm tạo ra các hàng hóa công cộng, phi lợi
nhuận. Đầu tư công do Chính phủ quyết định không phụ thuộc vào các
biến kinh tế. Chính vì vậy, hàm đầu tư không ước lượng cho tổng đầu tư

của toàn xã hội mà tách đầu tư từ ngân sách nhà nước ra khỏi tổng đầu
tư để chỉ xem xét hành vi đầu tư của khu vực tư nhân.
Hàm đầu tư được ước lượng cho chuỗi số liệu theo quý, từ quý 1
năm 2000 đến quý 4 năm 2012. Các biến trong mô hình hàm đầu tư ước
lượng được có dấu phù hợp với lý thuyết và đều có ý nghĩa thống kê ở
mức ý nghĩa 5%.
LNPINVR = -5,59 + 1,175LNY – 0,227LNGINR – 0,0221R +
0,462LNPINVR(-1)
Se (1.6586) (0.2859) (0.0869) (0.0099) (0.1334)

(2)

R2 = 0,8667
Đầu tư của khu vực tư nhân (PINVR) phụ thuộc thuận chiều với
biến động kinh tế thông qua biến GDP (Y). Nếu tăng trưởng kinh tế tăng
thêm 1% thì đầu tư tư nhân thay đổi thuận chiều 1,175%. Biến phản ánh
chi phí của đầu tư là lãi suất (IR) có biến động ngược chiều. Khi lãi suất
tăng thêm 1% thì đầu tư của khu vực tư nhân giảm đi 0,022%. Kết quả
này cho thấy một sự thay đổi nhỏ của đầu tư theo thay đổi của lãi suất.
Điều này khá phù hợp với thực tế, đó là ở Việt Nam các doanh nghiệp
tư nhân chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ không có đủ tài sản
bảo đảm để thế chấp vay vốn ngân hàng, bởi vậy các doanh nghiệp của
khu vực tư nhân khó tiếp cận với vốn vay. Hàm ước lượng được cũng
cho thấy hai bộ phận của tổng đầu tư của toàn xã hội là đầu tư tư nhân
(PINVR) và đầu tư từ ngân sách nhà nước (GINR) có quan hệ ngược
chiều với nhau. Đầu tư chính phủ tăng thêm 1% thì đầu tư tư nhân giảm
179


đi 0,22%. Đầu tư là một biến kinh tế vĩ mô có sự thay đổi theo chu kỳ

kinh tế và một đặc tính của chu kỳ là có tính dai dẳng nên nếu kỳ này
đầu tư tăng thì thông thường kỳ sau đầu tư cũng sẽ tăng tiếp. Theo kết
quả ước lượng được thì khi đầu tư tư nhân ở kỳ trước tăng thêm 1% thì
kỳ này đầu tư tư nhân cũng tăng và tăng thêm 0,46%.
Dựa trên kết quả ước lượng của hàm đầu tư như trên, có thể tính
được giá trị đạo hàm riêng của đầu tư tư nhân theo thu nhập là 0,297 và
giá trị đạo hàm riêng theo lãi suất là -641,71. Với kết quả của hàm đầu
tư như trên, khi đầu tư co giãn với sự thay đổi của lãi suất, đường IS là
tương đối thoải.
3.3. Ước lượng số nhân chi tiêu
Trong nền kinh tế mở, giả định tiêu dùng của hộ gia đình, nhập
khẩu là hàm của thu nhập, chi tiêu Chính phủ là ngoại sinh. Trên cơ sở
kết quả về hàm đầu tư ước lượng được như phần trên thì đầu tư của khu
vực tư nhân phụ thuộc vào thu nhập, do vậy số nhân chi tiêu có dạng
tổng quát sau:
m=

1
1 − MPC (1 − t ) + MPM − →

Trong đó MPC là xu hướng tiêu dùng cận biên, cho biết khi thu
nhập khả dụng tăng 1 đơn vị thì tiêu dùng cuối cùng của các hộ gia
đình tăng thêm MPC đơn vị. Về mặt lý thuyết thì MPC có giá trị trong
khoảng (0,1). MPM là xu hướng nhập khẩu cận biên, cho biết khi thu
nhập quốc dân tăng thêm 1 đơn vị thì người dân nước đó sẽ trích ra
MPM cho chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu. t trong công thức
số nhân chi tiêu là tỷ lệ thuế suất biên hoặc tỷ lệ thuế thu nhập bình
quân. Giá trị cuối cùng nằm dưới mẫu số trong công thức số nhân chi
tiêu (α) là giá trị đạo hàm bậc nhất của hàm đầu tư theo thu nhập.
a. Hàm thuế (TAX)

Trong nghiên cứu này, tỷ lệ thuế thu nhập bình quân được ước
lượng dựa trên cơ sở số liệu về tổng thuế thu nhập mà chính phủ thu
180


được trong mối quan hệ với tổng giá trị GDP của cả nền kinh tế. Kết quả
ước lượng được trình bày trong phương trình (3) cho thấy tỷ lệ thuế thu
nhập bình quân đạt 16,5% thu nhập.
TAX = 0.165Y – 4267.8
Se (0.001793)

(516.5482)

R2 = 0.965

DW = 2.1

(3)

b. Hàm tiêu dùng (CONS)
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu định lượng về hàm tiêu dùng chưa
được quan tâm đúng mức. Một trong những lý do là vì hạn chế trong
chuỗi số liệu thống kê về các biến giải thích tiêu dùng.
Hiện tại, do hạn chế về số liệu hiện có ở Việt Nam, chuỗi số liệu
được sử dụng trong hồi quy hàm tiêu dùng là chuỗi số liệu theo quý thời
kỳ từ quý 1 năm 2000 đến quý 4 năm 2011. Phương pháp hồi quy OLS
2 bước được sử dụng để ước lượng hàm tiêu dùng, kết quả hàm tiêu
dùng ước lượng được như sau:
CONS = 0.65YD + 12497.9
Se (0.084026)


(8092.696)

(4)

R2 = 0.89DW = 1.93
c. Hàm nhập khẩu (IM)
Hàm cầu nhập khẩu cho Việt Nam xét theo mô hình thương mại
không thay thế hoàn hảo. Dựa trên số liệu thu thập được từ Tổng cục
Thống kê, hàm nhập khẩu được ước lượng được và được trình bày tóm tắt
ở phương trình (5). Dấu của các hệ số ước lượng được của phương trình
ước lượng (5) là phù hợp với lý thuyết và đều thỏa mãn các điều kiện về
kiểm định thống kê của mô hình hồi quy ở mức ý nghĩa 5% và 10%.
LNIM = 3,6382 + 0,299LNY – 1,24RP – 0,312DUM08Q4 +
0,769LNID
SE (1.1158) (0.1602)

(0.6207) (0.1307) (0.1837)

(5)

R2 = 0.94DW = 1.34

181


×