Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Cảm nhận của em về đoạn ông hai trong tác phẩm làng của kim lân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.71 KB, 3 trang )

Cảm nhận của em về đoạn ông Hai trong tác
phẩm Làng của Kim Lân
Tháng Mười Hai 16, 2014 - Category: Lớp 9 - Author: admin

Cam nhan ve nhan vat ong Hai trong Lang cua Kim Lan – Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn
Cảm nhận của em về đoạn ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân.
Kim Lân là cây bút xuất sắc về truyện ngắn của nền văn học Việt Nam.Viết về đề tài nông dân và
kháng chiến, truyện “ Làng” là tác phẩm thành công để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc.Tác
phẩm đã khắc họa thành công nhân vật ông Hai – một lão nông trong hoàn cảnh kháng chiến gắn
tình yêu làng với yêu quê hương đất nước.
Chuyện khai thác một tình cảm bao trùm trong kháng chiến chống Pháp.Những nét tình cảm và tính
cách riêng tư của ông Hai trong truyện cũng là tình cảm chung của người nông dân trong kháng
chiến.
Ông Hai vốn là một lão nông cần cù chất phác và ít chữ.Ông cũng như bao con người Việt Nam
khác,cũng có một quê hương để yêu thương gắn bó.Làng chợ Dầu luôn là niềm tự hào kiêu hãnh
của ông Hai.Đó là những tình cảm không thể nén nổi đã được bộc lộ ra một cách chân tình gần gũi
và cũng là điều dễ hiểu thông thường của con người Việt Nam.Một đặc điểm nổi bật ở người nông
dân chất phác này là luôn khoe về cái làng chợ Dầu của mình.Cái tính khoe làng của ông Hai gần
như trở thành bản chất,có khác chăng là ở những thời điểm khác nhau.
Trước cách mạng,đi đâu ông Hai cũng khoe làng trù phú và nhà ngói san sát,đường trong làng lát
toàn đá xanh trời mưa trời gió tha hồ đi,khắp đầu làng cuối xóm bùn không dính đến gót chân,ngày
mùa phơi rơm phơi thóc thì tốt thượng hạng,lại còn cái chòi phát thanh cao bằng ngọn tre chiều
chiều loa gọi cả làng nghe thấy.Đặc biệt ông Hai rất tự hào hãnh diện về cái sinh phần của tên viên
tổng đốc: chết chết tôi chưa thấy cái dinh cơ nào mà lại được như cái dinh cơ cụ Thượng làng tôi có
lắm lắm là của vườn hoa cây cảnh nom như động ấy.Thấy bảo còn hơn cái lăng cụ thiếu Hà Đông.
Nhưng từ sau cách mạng tháng Tám khi có ánh sáng của Đảng soi rọi tâm hồn ông Hai đã có cuộc
cách mạng về nhận thức: ông thấy rằng phải căm thù cái sinh phần của tên viên tổng đốc vì nó mà
làng đã phải vất vả phục dịch việc xây dựng cái dinh cơ ấy,ngay bản thân ông bị cả một chồng gạch
đổ vào chân khiến cái chân giờ vẫn đi tập tễnh.Từ đó đã dẫn tới sự thay đổi về cách khoe làng chợ
Dầu: giờ đây ông luôn tự hào về một làng chợ Dầu kháng chiến với những buổi đi tập dân quân một
hai những cụ già đầu tóc bạc phơ cũng rất hăng hái.




Kháng chiến bùng nổ,người dân phải dời làng đi tản cư,theo lệnh cụ Hồ ông Hai cũng đi tản cư với
tinh thần “ tản cư là yêu nước,yêu nước là tản cư”.Ở nơi ở mới bao công việc bộn bề nhưng ông
vẫn luôn nhớ về chợ Dầu”.Theo dõi những tin tức và ông rất vui khi nghe những tin kháng chiến:
một em nhỏ trong ban tuyên truyền xung phong bơi ra giữa hồ Hoàn Kiếm cắm quốc kì lên tháp
rùa.Một anh trung đội trưởng sau khi giết chết được bảy tên giặc đã tự sát bằng quả lựu đạn cuối
cùng.Đội nữ du kích Trưng Trắc giả làm người đi mua hang đã bắt sống tên quan hai bốt thao ngay
giữa chợ.Trong lúc đang hồ hởi với những tin tức kháng chiến thì ông Hai đã nhận được một tin sét
đánh về làng chợ Dầu: làng Dầu theo Tây.Như một gáo nước lạnh tạt vào mặt ông Hai,nghe tin dữ
ông Hai sững sờ “ cổ ông lão nghẹn ắng lại da mặt tê rân rân,ông lão lặng đi tưởng chừng như
không thở được”.Khi chấn tĩnh lại ông còn cố tình chư muốn tin điều đó là sự thật thì lại được nghe
câu chuyện kể khá dành dọt lại “ vừa ở dưới đấy lên” làm ông không thể không tin.
Từ lúc nhận được tin dữ ông Hai rất buồn xoay quanh tâm trạng ông lúc này chỉ là những ý nghĩ vẩn
vơ nó đã ám ảnh ông suốt chặng đường về nhà,ông chỉ dám “ cúi gằm mặt xuống mà đi”.Đặc biệt là
tiếng chửi đổng của người đàn bà dưới xuôi “ cha mẹ tiên sư nhà chúng nó đói khổ ăn trộm ăn cắp
người ta còn thương chứ cái giống Việt gian thì cho chúng một nhát” như một nhát dao cứa vào
lòng ông lão.Về đến nhà ông nằm vật ra giường như người ốm “nước mắt giàn ra” niềm tin về làng
chợ Dậu trong ông đã bị đổ vỡ nghiêm trọng biến thành nỗi hoảng hốt xâm lấn toàn bộ cơ thể khi
nghe những tiếng : Tây ,Việt gian,cam nhông là ông lại giật mình thất vọng tràn trề,có lúc ông nghĩ
quẩn “ hay là quay về làng” nhưng trở về làng là có nghĩa theo Tây bỏ cụ Hồ bỏ cách mạng.Nhưng
rồi chính tình cảm với đất nước với kháng chiến đã thức tỉnh ông rồi đi đến một quyết định dứt
khoát “ làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi phải thù”.Rõ ràng lòng yêu nước rộng lớn bao
trùm lên tình cảm làng quê.Càng yêu làng bao nhiêu ông càng đau khổ day dứt bấy nhiêu.Một tình
thế hoàn toàn bế tắc và tuyệt vọng khi mụ chủ nhà muốn đuổi gia đình ông đi “ về làng tức là chịu


làm nô lệ cho thằng Tây”.Kim Lân đã quan sát rất tinh tế và sâu sắc để diễn tả những sắc thái buồn
vui những lo sợ ám ảnh của người nông dân về cái làng quê của mình.Họ đã yêu làng trong tình
yêu bị thử thách,phải đặt tình yêu nước trên tình yêu làng.Phải chăng đó là thứ tình cảm thường

trực trong mỗi con người Việt Nam.
Quá bế tắc ông quay ra trò chuyện với đứa con nhỏ vô cùng cảm động.Nghe con nói ngây thơ mà
nước mắt ông chảy dòng dòng trên má.Ông muốn chút nỗi lòng mình vào những lời thủ thỉ tâm sự
với đứa con nhưng thực chất đó là lời tự nhủ với chính mình.Ông muốn đứa con luôn ghi nhớ “ nhà
ta ở làng chợ Dầu” đã chứng tỏ tình yêu làng vô cùng sâu nặng.Tấm lòng thủy chung với kháng
chiến với cách mạng với cụ Hồ trở nên bền vững thiêng liêng.Tình yêu làng của ông Hai chân thật
giản dị như chính bản chất của người nông dân.Tình cảm ấy hiền hóa như dé lúa nhành hoa trong
sáng như giếng khơi đầu làng.Tình cảm ấy đã nâng lên thành tình yêu đất nước và để rồi : tình yêu
làng yêu nước luôn hòa quyện trong một con người như là máu thịt.
Đến cuối truyện người đọc đã nhận ra một ông Hai vô cùng sung sướng tư hào khi nghe tin cải
chính về làng mình không phải Việt gian.Nhận được tin ấy “ông cứ múa tay lên mà khoe cái tin ấy
với mọi người mặt ông tươi vui rạng rỡ hẳn lên.Ông loan báo cho mọi người biết cái tin “ Tây nó đã
đốt nhà tôi rồi bác ạ” một cách tự hào như một niềm hạnh phúc thực sự của mình.Đó là nỗi lòng
sung sướng trào ra hồn nhiên như không thể kìm được của người dân quê khi được biết làng mình
là làng yêu nước.
Với cốt truyện tâm lý tạo được tình huống căng thẳng ngôn ngữ giản dị trong sáng Kim Lân đã đưa
người đọc đến với một thứ cảm xúc vô cùng cao đẹp.Tình yêu làng của một lão nông dân chân đất
trở thành niềm say mê đến hãnh diện và như một thói quen được khoe về làng mình.Tình yêu làng
thống nhất với tinh thần kháng chiến khi đất nước đang có ngoại xâm.Tình cảm ấy của ông Hai
cũng là tình cảm chung của người Việt Nam đối với tổ quốc.



×