Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Phân tích bài khóc dương khuê của nguyễn khuyến ngữ văn 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.57 KB, 5 trang )

Phân tích bài khóc dương khuê của Nguyễn
Khuyến ngữ văn 11
Tháng Hai 11, 2015 - Category: Lớp 11 - Author: admin

Phan tich bai tho Khoc Duong Khue cua Nguyen Khuyen – Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn
phân tích bài khóc dương khuê của Nguyễn Khuyến. Bài làm của Ngọ Thị Quỳnh lớp 12c1
trường THPT Tuyên Quang.

Nguyễn khuyến là một tác gia lớn trong nền văn học Việt Nam, ông để lại một khối lượng tác phẩm
đồ sộ với những giá trị rất lớn và nhiều ý nghĩa. Ngoài những bài thơ mang những hình ảnh thân
thuộc của làng cảnh Việt Nam, những bài thơ trào phúng cười thâm thúy, sâu cay Nguyễn Khuyến
còn là một nhà thơ của tình bạn, tình làng trên xóm dưới. Tiêu biểu trong đó có bài thơ Khóc dương
khuê mang đạm tình cảm của nhà thơ dành cho bạn của mình.
Bài thơ có nhan đề Khóc dương Khuê thể hiện sự khóc bạn của nhà thơ Nguyễn Khuyến. đó là
những tiếng khóc thương tiếc của nhà thơ dành cho người bạn của mình, là sự tiếc nuối những gì
đã có với nhau để giờ đây bạn vội đi để lại một mình nhà thơ với những kỉ niệm vơi đầy của quá
khứ. Đúng là người chết đi thì bình yên nhưng để lại sự thương tiếc cho người còn sống. Bài thơ
hay chính là lời tiễn biệt của nhà thơ dành cho bạn mình.


Trước hết là hai câu thơ đầu tiên nói về tâm trạng của nhà thơ khi nghe tin bạn của mình qua đời:
“Bác Dương thôi đã thôi rồi,
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta. ”
Đó là tâm trạng buồn thương đầy nuối tiếc của nhà thơ. Cụm từ “ thôi đã thôi rồi” thể hiện sự nói
giảm nói tránh của nhà thơ để làm giảm đi sự thật đau lòng kia. Bác Dương giờ đây đã không còn
nữa, nhà thơ buồn thương khi nghe tin ông qua đời, tuổi già xế bóng cái chết luôn cận kề, hay chính
là người ta đã đi tới dốc của bên kia cuộc đời. Những người bạn già càng thêm quý hơn những giây
phút ở bên nhau, những buồn vui tuổi già còn gì quý hơn con cháu và bạn bè nữa, nhất là những
nhà nho thời xưa. Thế nhưng người bạn của nhà thơ đã không một lời tiễn biệt cứ thế cất bước ra
đi. Nhà thơ biết tin chứ không hề chứng kiến. Nỗi buồn thương vô hạn cho người đã mất được
Nguyễn Khuyến diễn tả “ man mác” “ ngậm ngùi”. Đó không phải là sự thương tiếc đau đớn dằn vặt,


không phải quằn quại không chấp nhận thực tại mà là một nỗi buồn man mác. Có lẽ ta cảm nhận
được cái thở dài ngao ngán của nhà thơ. Phải chăng cái tuổi già ấy đã làm cho nhà thơ biết chấp
nhận được thực tại. Nỗi ngậm ngùi thương tiếc được đẩy vào bên trong.

Tiếp đến những câu thơ sau tác giả lần lượt nhắc lại những kỉ niệm của mình với người đã khuất.
Khoảng thời gian gắn bó của nhà thơ với bác Dương thật sự không phải ngắn ngủi. có thể nói hai


người như tri kỉ của nhau vậy, họ cùng nhau từ khi còn là một chàng thanh niên đến khi ra làm quan
rồi về đến cả tuổi già. Đó là một tình bạn lâu dài và bền vững mà không có gì có thể ngăn cản được
họ.
Trước tiên là những kỉ niệm của nhà thơ về một thời trai trẻ cùng với bác Dương, đó là một thời
vàng son oanh liệt, một thời sung sức tràn đầy, thời của tuổi trẻ tung tăng tự do và đầy hoài bão:

“Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước,
Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau;
Kính yêu từ trước đến sau,
Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời?
Cũng có lúc chơi nơi dặm khách,
Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo;
Có khi tầng gác cheo leo,
Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang;
Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp,
Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân,
Có khi bàn soạn câu văn,
Biết bao đông bích, điển phần trước sau”
Tác giả nhớ về những ngáy tháng cùng nhau ôn luyện khoa thi cử. Đó là một thời vui vẻ nhất trong
cuộc đời con người nói chung và cuộc đời của nhà thơ và người bạn mình nói riêng. Thuở ấy nhà
thơ cùng Dương Khuê vẫn sớm tối cùng nhau, đi đâu cũng đi cùng nhau “ sớm hôm tôi bác có
nhau”. Cả hai đều quý trọng yêu mến lẫn nhau, họ quý trọng tình bạn mà họ đang có. Nhà thơ kheo

đặt một câu hỏi cho chính bản thân mình cũng như người đã mất. liệu rằng tình bạn ấy có phải là do
duyên trời đã định không. Câu hỏi ấy không có câu trả lời vì tác giả biết, người đã mất biết, bạn đọc
cũng biết được câu trả lời ấy. Nói về duyên phận cốt chỉ là để nêu cao những tình cảm bằng hữu tri
kỉ của hai người họ mà thôi. Không những thế họ còn rủ nhau đi chơi khắp nơi đây cùng đó. Họ trải
qua những ngày tháng thật tuyệt vời bên nhau. Họ vui vày cùng thiên nhiên cây cỏ, họ lắng nghe
tiếng suối đang reo róc rách ngoài xa trên lưng đèo nọ. Tiếp nữa là những tầng gác cheo leo và
hiểm trở. Họ vui đùa cùng nhau như thế suốt quãng thời gian niên thiếu của mình. Đi ngao du chơi
bời khắp nơi rồi lại quay về nghe hát ả đào, rồi cùng nâng chén rượu cạn với nhau cho thỏa tình
huynh đệ anh em. Những chén rượu ấm nóng đong đầy như tình cảm của hai người vậy. Cả đến khi
họ học hành soạn câu văn hứng câu thơ họ cũng cùng nhau làm. Người ra vế đối người lại điền
câu, họ như thi tài văn với nhau cũng như đang hưởng những gì đẹp nhất của những người học
hành thi cử.


Tiếp nữa nhà thơ hồi tưởng về những kỉ niệm khi họ cùng làm quan trong triều. đó là một kỉ niệm
gian nan cũng có nhau và niềm vui thì cũng nhân đôi lên gấp bội:
“Buổi dương cửu cùng nhau hoạn nạn,
Phận đấu thăng chẳng dám tham trời”
Làm quan mà tài giỏi thì lắm chuyện thị phi, nhiều người hãm hại ghen ghét, không thế thì cũng rất
nhiều điều sơ suất có thể mất đầu như chơi. Khi ấy họ thường chia sẻ cùng nhau quan tâm nhau
giúp đỡ nhau vượt qua những khó khăn gian nan mà họ phải gánh chịu. đó là một tình bạn đẹp
tuyệt vời, một tình bạn rất đỗi thiêng liêng và đáng trân trọng hơn bất cứ thứ gì như vàng bạc châu
báu hay chức quan trong triều. Một người bạn tốt là luôn bên ta dù cho có sung sướng hay khó
khăn. Và Nguyễn Khuyến và bác Dương là một đôi tri kỉ như thế.

Trai trẻ rồi làm quan, làm quan rồi thì cũng sẽ già, mỗi mùa xuân đến cái tuổi nó lại mất đi mà như
Xuân Diệu đã thật đúng khi nói rằng “ nhưng tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”. Xuân đến rồi xuân đi,
xuân vẫn non rồi cũng sẽ già và con người cũng vậy có thời trai trẻ thì trải qua những mùa xuân họ
đã bước đến tuổi già. Nhà thơ tiếp tục nhắc lại những kỉ niệm cùng bạn về cái tuổi xế bóng ngả
chiều:

“Bác già, tôi cũng già rồi,
Biết thôi, thôi thế thì thôi mới là!
Muốn đi lại tuổi già thêm nhác,
Trước ba năm gặp bác một lần;
Cầm tay hỏi hết xa gần,
Mừng rằng bác vẫn tinh thần chưa can, ”
Tuổi già làm cho người ta trở nên lười nhác và khó vận động hơn, chính vì thế ba năm gặp lại người
bạn tri âm tri kỉ của mình nhà thơ vui mừng khôn xiết. Cả hai đều khôn xiết cầm tay hỏi gân hỏi xa.
Hỏi nhau về sức khỏe thế nào, hỏi nhau về sinh hoạt hằng ngày. Họ cứ vui mừng khôn xiết, cứ
mừng mừng tủi tủi vì bao lâu mới gặp lại nhau.

Trước những kỉ niệm ấy nhà thơ càng thêm buồn trước thực tại phũ phàng, thực tại đó làm cho
người ta thấy thương thấy nhớ, thấy tất cả những kỉ niệm qua đi làm người ta nhớ đến người đã
mất nhiều hơn:
“Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác,
Tôi lại đau trước bác mấy ngày;
Làm sao bác vội về ngay,
Chợt nghe, tôi bỗng chân tay rụng rời.
Ai chẳng biết chán đời là phải,


Vội vàng sao đã mải lên tiên;
Rượu ngon không có bạn hiền,
Không mua không phải không tiền không mua.
Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,
Viết đưa ai, ai biết mà đưa;
Giường kia treo những hững hờ
Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn
Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở,
Tôi tuy thương, lấy nhớ làm thương;

Tuổi già hạt lệ như sương,
Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan!”
Nhà thơ buồn bã kể tuổi mình còn nhiều hơn tuổi của Dương Khuê mà giờ đây lại là người chịu nổi
đau mất bạn, đáng lẽ ra nhà thơ phải là người đi trước thế nhưng cuộc đời thường trái ngược như
thế. Nhà thơ khẽ trách sao bác vội đi ngay làm cho nhà thơ phải đau đến mấy ngày và nhớ thương
mãi mãi. Khi nghe tin bác Dương mất đi nhà thơ như dụng rời chân tay. Người mất đi để lại biết bao
nhiêu niềm thương tiếc, để giờ đây một mình nhà thơ với rượu ngon không có ai uống cùng. Câu
thơ định viết mà còn ngập ngừng vì không có ai hiểu thơ ông như bác Dương cả. điệp từ không như
khẳng định, nhấn thêm vào nỗi trống vắng của nhà thơ khi mất đi người bạn thân yêu. Giường kia
cũng treo hững hờ để đấy, tiếng đàn kia ngẩn ngơ buồn thiu. Thế rồi tác giả buồn thương nhưng ví
tuổi già như hạt sương tan đi nhanh chóng không biết lúc nào vì vậy “ hơi đâu ép lấy hai hàng chứa
chan”.
Tuổi già dễ tan vỡ như giọt sương kia, nắng lên hay chính là ông trời cho sống đến ngày nào thì hay
được ngày ấy.

Như vậy có thể thấy được nỗi xót thương vô hạn của nhà thơ dành cho bạn của mình. Tuổi già tròi
cho sống ngày nào hay ngày ấy, biết vậy nhưng tác giả không thôi thương tiếc cũng như bủn rủn
chân tay khi nghe tin người tri âm tri kỉ của mình ra đi đột ngột như thế. Bằng những câu thơ hay tự
do , nhịp điệu dặt dìu như chính là nỗi lòng tâm sự của tác giả. Từng câu từng chữ như bật lên thể
hiện những tiếng khóc ngậm ngùi của nhà thơ dành cho bạn mình. Thế đấy bạn bè là khi còn sống
hay đã chết, nghèo đói hay giàu sang, sướng vui hay khổ nhục đều nhớ về nhau, chia sẻ cho nhau
những điều bắt gặp trong cuộc đời. Nguyễn Khuyến thật có hạnh phúc khi có một tình bạn như thế,
bài thơ như là lời tiễn biệt nhớ thương của nhà thơ dành cho người đã mất. đồng thời đó cũng
giống như lời khóc thương mà nhà thơ cố gắng gửi từ cõi trần đến thế giới bên kia



×