Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phân tích bài thơ con cò của chế lan viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.36 KB, 3 trang )

Phân tích bài thơ con cò của Chế Lan Viên
Tháng Tư 24, 2015 - Category: Lớp 9 - Author: admin

Phan tich bai tho Con co cua Che Lan Vien – Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn Phân tích con
cò của Chế Lan Viên. Bài làm của Ngọ Thị Quỳnh trường THPT Tuyên Quang.
Từ bao đời nay cánh cò đã đi vào trong thơ ca dân gian một cách vô thức. Và cũng chẳng hiểu tại
sao mỗi khi nhắc đến quê hương và cả mỗi khi nhắc đến con người dân thôn quê thì người ta nhắc
ngay đến hình ảnh con cò. Dường như cánh cò chính là biểu tượng cho con người Việt Nam dân
tộc Việt Nam và cũng chính bởi nó mang rất nhiều những đặc điểm đặc trưng cho con người Việt
Nam nó mới được nhắc đến nhiều như thế. Và mỗi khi nhắc đến cánh cò ta cũng không thể không
nhắc đến một nhà thơ luôn ấp ủ trong mình những bải thơ viết về cánh cò. Dường như con người
đó dành cả cuộc đời mình để dành cho cánh cò hay chính là cho con người lao động cho dân tộc ta.
Đó chính là nhà thơ Chế Lan Viên. Ông đã để lại một khối lượng tác phẩm đủ lớn về những bài thơ
viết về cánh cò. Trong số đó ta không thể không nhắc đến một bài thơ tiêu biểu của ông đó chính là
bài thơ “Con cò”. Bài thơ nói về cánh cò trắng trong bài thơ ru ngủ và qua đó thể hiện sự vất vả khó
nhọc của con cò.
Khổ đầu thơ thì con cò được viết lên trang giấy một cách nhẹ nhàng mà lại rất êm ái du dương đưa
những em thơ vào giấc ngủ say nồng.
“Con còn bế trên tay
Con chưa biết con cò
Nhưng trong lời mẹ ru
Có cánh cò đang bay”

Một đứa trẻ còn đang qua nhỏ để có thể hiểu được đâu là con cò đâu là con vạc. Đó dường như là
những từ điển khá lớn đối với một em bé còn đang phải bế trên tay. Thế nhưng thật khéo léo bởi


người mẹ đã đưa cánh cò vào trong lời ru nhẹ nhàng của mẹ. Điệp từ con cò được nhắc đi nhắc lại
rất nhiều lần trong khổ thơ đầu tiên để lại trong lòng người đọc rất nhiều ấn tượng. Dường như
người mẹ muốn để những khái niệm đầu tiên về con cò được con phần nào ghi nhớ được. Ta thắc
mắc tại sao người mẹ lại không truyền đạt cho con những khái niệm như con gà hay con trâu đó


cũng là những con vật rất gắn bó với nhà nông. Có lẽ đó là do chỉ duy nhất con cò trong số tất cả
các con vật tượng trưng cho người nông dân vất vả lam lũ kiếm ăn. Phải chăng người mẹ muốn con
hiểu được con được sinh ra không được sung sướng cuộc đời lam lũ của cha mẹ như thân cò kia
khó có thể cho con được cuộc sống ấm no được. Và người mẹ cũng muốn cho con biết được
những thứ thuộc về quê hương thân thương trước hết thảy những kiến thức sách vở mà sau này
con sẽ được học.
“Ngủ yên ! Ngủ yên ! Ngủ yên ! :
Cành có mềm mẹ đã sẵn tay nâng !
Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân !
Con chưa biết con cò, con vạc.
Con chưa biết những cành mềm mẹ hát
Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân”
Điệp ngữ ngủ yên và con chưa biết con cò được nhắc đi nhắc lại trong những câu thơ trên khiến ta
thấy được tình cảm thiết tha mà người mẹ dành cho con mình thật ngọt ngào và bình yên biết
nhường nào. Bên cạnh đó dường như mẹ cũng muốn con hãy yên tâm trước cuộc đời bởi đã có mẹ
che chở cho con, con chỉ cần ăn khỏe chóng lớn bởi sữa mẹ nhiều con hãy ngủ yên đừng phân vân
chuyện gì. Đến đây ta thật cảm động trước tihf mẹ bao la sâu sắc vỗ về từ khi ta còn bé nhỏ trong
vòng tay bao là của mẹ.
“Ngủ yên ngủ yên ngủ yên
Con cò trắng đến làm quen
Cò đứng ở quanh nôi
Rồi cò vào trong tổ
Con ngủ yên thì cò cũng ngủ
Cánh của cò hai đứa đắp chung nôi”
Đây là mối tương quan mật thiết giữa cò và trẻ nhỏ trong suốt thời gian thơ ấu. Cò đứng ở quanh
nôi rồi cò lại vào trong tổ và khi con ngủ yên thì cò cũng mới ngủ. Hình tượng con cò ở đây không
còn là hình ảnh con cò chăm sóc và giản dị nữa mà là hình ảnh một người mẹ ân cần chăm sóc con
đến khi con ngủ lúc nào cũng ở quanh nôi chăm sóc cho con không bao giờ rời xa con. Đó là khi
con còn bé vậy khi con đã lớn thì như thế nào. Những câu thơ tiếp theo cho chúng ta thấy hình ảnh
con cò khi con đã lớn.

“Mai khôn lớn con theo cò đi học
Cánh trắng cò bay gót chân con”


Cùng với sự lớn dần của con thì cánh cò hay hình ảnh người mẹ trong đó cũng dần thay đổi theo
thời gian. Đầu tiên khi con còn nhỏ mẹ dắt con đo theo từng bước chân của con dìu dắt con chăm
sóc cho con tùng chút một. Nhưng khi con đã lớn thì con sẽ phải tự đứng lên trên đôi chân của mình
mẹ sẽ chỉ đứng trông con thôi, khi con vấp ngã con phải tự đứng dậy bởi mẹ không thể bên con cả
đời được. Nhưng đồng thời ta cũng thấy một sự động viên của một người mẹ dành cho con đó là
người mẹ sẽ luôn theo bước chân con, không thể giúp con nhưng mẹ luôn bên cạnh động viên an ủi
con. Những câu thơ tiếp theo đã chứng minh điều đó
“Dù ở gần con
Dù ở xa con
Lên rừng xuống bể,
Cò sẽ tìm con
Cò mãi yêu con
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con. ”
Con hãy yên tâm bước đi trên con đường mà con chọn lựa bởi dù con có bước đi như thế nào thì
mẹ vẫn ở bên con không bào giờ rời xa con, mẹ sẽ đi theo con đến hết cuộc đời này. Và cuối cùng
khi kết thúc bào thơ cũng là những câu hát ru thấm đượm tình mẫu tử thiêng liêng như nhắc lại về
tuổi thơ gợi lại về tuổi thơ con khi con đã khôn lớn.
Tình mẹ thật thiêng liêng sâu sắc khiến cho chúng ta thật cảm động xót xa. Tình mẹ rộng lớn bao la
ta không thể nào đêm đếm được. Bài thơ cho chúng ta một y niệm một cảm nhận sâu sắc và hết
sức mới mẻ về tình mẹ



×