Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Phân tích hình ảnh con cò trong ca dao việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.12 KB, 4 trang )

Phân tích hình ảnh con cò trong ca dao Việt Nam
Tháng Ba 1, 2015 - Category: Lớp 9 - Author: admin

Đề bài: Phân tích hình ảnh con cò được gợi ra trực tiếp từ những câu ca dao và đến với tâm
hồn tuổi thơ một cách vô thức.

Những cánh cò dang rộng xải mình trên những đồng lúa vàng thơm mát, đó là một hình ảnh rất đỗi
thanh bình và đẹp của quê hương. Những con cò ấy đã đến với tuổi thơ chúng ta một cách vô thức,
tại sao lại như thế? Có lẽ bởi đó là những hình ảnh trong bài hát ru năm nào của mẹ đã ru chúng ta,
chính lời ru ngọt ngào với những hình ảnh con cò ấy đã mang đến cho ta một hình ảnh con cò trong
tiềm thức từ nhỏ. Hình ảnh con cò như hóa thân của người nông dân vậy, đó là cuộc đời lao động
khổ cực và số phận thấp cổ bé họng. Cũng có lúc nó trở thành hình ảnh của những cô bé cậu bé,
chẳng thế mà trên nhiều vùng ở đất nước ta khi người ta đẻ con ra vẫn hay đặt là cò.

Trong bài ca dao sau hình ảnh con cò hiện lên với nghĩa đen của nó, đó là một con cò bay trên
những cánh đồng:
“Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa Phủ bay ra cánh đồn
Hay
“ Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa Phủ bay về Đồng Đăng”


Đó là hình ảnh con cò bay trên những cánh đồng rông lớn, thẳng cánh cò bay. Hình ảnh ấy gắn với
biết bao nhiêu kỉ niệm tuổi thơ của mỗi người khi sinh ra và lớn lên trên những miền đồng bằng lúa
nước ấy. Chẳng còn lạ lẫm gì hình ảnh cánh cò trắng phau đang vỗ từng phách nhịp nhàng trên nền
trời xanh. Nó như làm cho cuộc sống và không khí chốn làng quê vốn dĩ thanh bình nay lại càng
thanh bình hơn. Thật là một sự bình yên đến lạ kì. Đã biết bao nhiêu bức tranh vẽ lên những hình
ảnh cánh cò với cánh đồng lúa tuyệt đẹp ấy. Có thể nói cánh có ấy không chỉ là cuộc sống bình
thường của con cò mà nó là cả một ý nghĩa biểu tượng cho sự thanh bình, yên ổn. hơn nữa nó còn
là những tác phẩm nghệ thuật khi cho đến nay không biết bao nhiêu bức tranh vẽ hình cánh cò và


đồng lúa. Cũng bởi nó xuất hiên từ rất lâu rồi nên nó cũng xuất hiện trong thơ, ca dao để rồi thành
những bài hát ru của bà của mẹ, cuối cùng xây dựng trong trí óc ta một cách vô thức về hình ảnh
con cò.

Không chỉ biểu tượng cho sự bình yên cánh cò còn là biểu tượng cho hình ảnh người nông dân
nghèo khổ, thấp cổ bé hỏng nhưng thật thà chất phác. Có thể nói nó biểu tượng cho phẩm chất của
nhân dân ta:
“ Cái cò, cái vạc, cái nông
Sao mày dẫm lúa nhà ông hỡi cò


Không không tôi đứng trên bờ
Mẹ con nhà vạc đổ thừa cho tôi”
Những người nông dân của chúng ta hiền lành chất phác khi bị hỏi tội, hiểu nhầm thì thẳng thắn chỉ
ra đối tượng đã đổ thừa cho mình cũng như thể hiện sự ngay thẳng không làm việc xấu của mình.
Người nông dân tuy nghèo nhưng không bao giờ có thói ăn của người khác. Đó chính là thông điệp
mà câu ca dao muốn nói lên cho chúng ta biết.

Hay là những vất vả khó khăn của họ khi phải bươn chải kiếm sống. Đó là cũng là nét đẹp của nông
dân nước ta:
“ Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy sáo măng
Có sáo thì sáo nước trong
Đừng sao nước đục đau lòng cò con”
Cuộc sống lam lũ của người nông dân cứ thế hiện ra một cách vô cùng chân thực và vất vả. hình
ảnh con cò đi ăn đêm là hình ảnh người nông dân làm lụng vất vả không kể đến ngày đêm. Trong
cái sự tối tăm ấy có những nguy hiểm luôn rình dập và cướp đi tính mạng của người nông dân
nhưng vì cuộc sống họ vẫn phải đối mặt với chúng.


Không những thế hình ảnh con cò còn là người vợ tần tảo khổ cực để kiếm sống nuôi chồng:
“ Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi trồng tiếng khóc nỉ non”
Đó là số phận người phụ nữ cam chịu nhọc nhằn khi phải làm những công việc để nuôi chính cái
người được coi là trụ cột gia đình, thật đau lòng.

Nó còn là hình ảnh của những cậu bé, cô bé đi đón cơn mưa. Những con cò con ấy dẫu có đi tít tận
chân trời nhưng điểm dừng chân cuối cùng vẫn là quê hương nơi có gia đình, anh em, bố mẹ mình
đang chờ mình ở đó:
“ Con cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về
Cò về thăm quán cùng quê
Thăm cha thăm mẹ cò về thăm anh”


Qua đây ta thấy thêm yêu những cánh cò trong câu ca dao. Nó vẫn vậy dù là hình ảnh con cò theo
nghĩa đen hay theo ý nghĩa biểu tượng thì nó vẫn cứ hiện lên đẹp cho quê hương và chính những
con người trên quê hương ấy. những câu ca dao ấy trở thành lời ru của bà của mẹ dành cho những
đứa cháu, đứa con thân yêu của mình. Và chính vì thế hình ảnh con cò cứ thế hiện lên trước mắt ta
một cách vô thức không biết có từ bao giờ.



×