Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Bài giảng quản lý tài nguyên và môi trường nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.23 KB, 44 trang )

MỤC LỤC
Nội dung
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG NƯỚC

Trang
5

1. Các khái niệm trong quản lý tài nguyên và môi trường nước

5

1.1. Tài nguyên và môi trường nước

5

1.2. Quản lý tài nguyên và môi trường nước mặt

5

1.3. Quản lý tài nguyên và môi trường nước ngầm
1.4. Quản lý ô nhiễm, bảo vệ tài nguyên và môi trường nước
2. Tài nguyên nước trên thế giới và Việt Nam
2.1. Khái quát chung về tài nguyên nước trên thế giới
2.2. Khái quát chung về tài nguyên nước ở Việt Nam
2.3. Các vấn đề liên quan đến tài nguyên nước

9
12
12
13
15



3. Ô nhiễm môi trường nước

16

3.1. Những chất ô nhiễm nước chủ yếu và các chỉ thị đánh giá

26

3.2. Các nguồn chính gây ô nhiễm môi trường nước

29

3.3. Ảnh hưởng của ô nhiễm nước đối với sức khỏe con người

29

3.4. Tình hình ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam

35

4. Tiêu chuẩn chất lượng môi trường nước

38

4.1. Tiêu chuẩn chất lượng môi trường nước mặt

39

4.2.Tiêu chuẩn chất lượng môi trường nước ngầm

4.3.Tiêu chuẩn chất lượng môi trường nước biển ven bờ
4.4. Kiểm soát tài nguyên nước và môi trường
5. Quản lý tài nguyên và môi trường nước
5.1 Chiến lược, chính sách của Việt Nam về quản lý tài nguyên và môi trường nước

5.2. Công cụ pháp lý trong quản lý tài nguyên và môi trường nước
5.3. Các công cụ kinh tế trong quản lý tài nguyên và môi trường nước
5.4. Hoạt động quản lý tài nguyên và môi trường nước ở địa phương

41
41
43
43
44
45

5.5. Xã hội hóa và sự tham gia của cộng đồng trong quản lý tài nguyên và môi trường

45

nước

46

6. Quản trị tài nguyên nước

47

6.1. Gia tăng sự cung ứng nước sử dụng


49


6.2. Sự bảo tồn nước

49
MỞ ĐẦU

Đất và nước là những nguồn tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa sống còn đối với
mỗi quốc gia trong quá trình phát triển.
Việt Nam là một nước nằm trong khu vực nhiệt đới có tiềm năng tài
nguyên tương đối phong phú, điều kiện tự nhiên thuận lợi, nhưng cũng không ít
khó khăn. Bão lụt, hạn hán, cháy rừng, xói mòn đất, hiện tượng sa mạc hóa, ô
nhiễm môi trường đất, nước, không khí, suy giảm đa dạng sinh học,… Mặt khác
các lĩnh vực hoạt động của con người ngày càng gia tăng do dân số phát triển
đang làm cho tài nguyên và môi trường nói chung và tài nguyên môi trường đất
và nước nói riêng đang có xu hướng biến đổi xấu về cả số lượng và chất lượng.
Tài nguyên đất và nước là một trong các tài nguyên quan trọng của Trái
đất. Các tài nguyên trên Trái đất bao gồm, tài nguyên đất, nước, năng lượng,
khoáng sản, biển, khí hậu-cảnh quan, tài nguyên sinh vật, tài nguyên con người,
…. Tài nguyên đất và nước là những tài nguyên thiên nhiên có thể được tái tạo.
Chúng có thể tự duy trì hoặc tự bổ sung một cách liên tục khi được quản lý sử
dụng một cách hợp lý. Tuy nhiên, nếu quản lý sử dụng không hợp lý, tài nguyên
và môi trường đất và nước có thể suy thoái không tái tạo được. Chẳng hạn, tài
nguyên và môi trường đất và nước bị ô nhiễm, mặn hóa, phèn hóa, bạc màu, xói
mòn rửa trôi.v.v.
Mục tiêu môn học cung cấp một số kiến thức về quản lý sử dụng và bảo
vệ tài nguyên và môi trường đất và nước để học viên có thể làm thảo khảo vận
dụng vào công việc chuyển môn, quản lý, nghiên cứu áp dụng nhằm góp phần
vào việc quản lý sử dụng tài nguyên và môi trường đất và nước theo hướng phát

triển bền vững.

2


QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG NƯỚC
1. Các khái niệm trong quản lý tài nguyên và môi trường nước
Tài nguyên nước có tầm quan trọng đặc biệt, là nhu cầu thiết yếu, có vai trò quyết định
sống còn đối với đời sống con người và sinh vật, đối với các hoạt động phát triển kinh tế xã hội trên hành tinh chúng ta. Nước còn được gọi là “ máu sinh học của trái đất”.
Viện sĩ Xiđorenko khẳng định “Nước là khoáng sản quý hơn tất cả các loại khoáng sản”.
Ở Việt Nam, nhà bác học Lê Quý Đôn khẳng định “Vạn vật không có nước không thể sống
được, mọi việc không có nước không thành được...”. Con người mỗi ngày cần 250 lít nước
cho sinh hoạt, 1500 lít nước cho hoạt động công nghiệp và 2000 lít cho hoạt động nông
nghiệp. Nước chiếm 99% trọng lượng sinh vật sống trong môi trường nước và 44% trọng
lượng cơ thể con người. Để sản xuất một tấn giấy cần 250 tấn nước, 1 tấn đạm cần 600 tấn
nước và 1 tấn chất bột cần 1000 tấn nước. Ngoài chức năng tham gia vào chu trình sống
trên, nước còn là chất mang năng lượng (hải triều, thủy năng), chất mang vật liệu và tác
nhân điều hòa khí hậu, thực hiện các chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Có thể nói,
sự sống con người và mọi sinh vật trên trái đất phụ thuộc vào nước.
1.1. Tài nguyên và môi trường nước
1. Tài nguyên nước: Bao gồm nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước biển.
Tài nguyên nước được đánh giá theo ba đặc trưng cơ bản là: trữ lượng, chất lượng và
động thái.
Trữ lượng nước: là đặc trưng biểu thị mức độ phong phú của tài nguyên nước trên
một lãnh thổ.
Chất lượng nước: là đặc trưng bởi hàm lượng các chất hòa tan trong nước, đáp ứng
yêu cầu của các đối tượng sử dụng nước.
Động thái của nước: được đánh giá bởi sự thay đổi các đặc trưng của nước theo thời
gian và không gian.
Đánh giá tài nguyên nước nhằm mục đích làm rõ các đặc trưng của nước đối với từng

lãnh thổ cụ thể. Biết rõ các đặc trưng của tài nguyên nước sẽ giúp ta có kế hoạch trong việc
quy hoạch, khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước.

3


2. Nguồn nước: Chỉ các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác, sử
dụng được, bao gồm sông, suối, kênh, rạch,biển, hồ, đầm, ao, các tầng chứa nước dưới đất,
mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác.
3. Chu trình của nước trong tự nhiên: là sự vận động tuần hoàn liên tục, vĩnh cửu, bất
di bất dịch của nước trong tư nhiên. Chu trình này gồm 5 quá trình chính: bốc thoát
hơi,ngưng tụ, giáng thủy (mưa, tuyết) trữ (trữ trên mặt và trữ ngầm qua thấm mặt và thấm
lọc) và chảy mặt.
4. Đánh giá tài nguyên nước: là xác định số lượng, chất lượng và diễn biến theo thời
gian và không gian nguồn nước trong một vùng, khu vực hay lưu vực sông xác định nào đó.
Để đánh giá tài nguyên nước, cần phải sử dụng các số liệu đo đạc về tài nguyên nước cùng
với các phương pháp tính toán khác.
5. Nước sinh hoạt: là nước dung cho ăn uống, vệ sinh của con người.
6. Nước sạch: là nước đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng nước sạch của Tiêu chuẩn Việt
Nam.
7. Nguồn nước sinh hoạt: là nguồn có thể cung cấp nước cho sinh hoạt hoặc nước mưa có
thể xử lý thành nước sạch một cách kinh tế.
8. Nguồn nước quốc tế: là nguồn nước từ lãnh thổ Việt Nam chảy sang lãnh thổ các
nước khác, từ lãnh thổ các nước khác chảy vào lãnh thổ Việt Nam hoặc nằm trên biên giới
giữa Việt Nam và nước láng giềng.
9. Phát triển tài nguyên nước: là biện pháp nâng cao khai thác, sử dụng bền vững tài
nguyên nước và nâng cao giá trị của tài nguyên nước.
10. Khai thác nguồn nước: là hoạt động nhằm mang lạ lợi ích cho nguồn nước.
11. Sử dụng tổng hợp nguồn nước: là sử dụng hợp lý, phát triển tiềm năng của một
nguồn nước và hạn chế tác hại do nước gây ra để phục vụ tổng hợp cho nhiều mục đích. Sử

dụng nguồn nước thường được chia làm 2 loại, sử dụng có tiêu hao và sử dụng không có
tiêu hao.
- Sử dụng nước có tiêu hao: là việc sử dụng gây ra hao hụt lượng nước so với ban đầu,
như sử dụng nước tưới cho nong nghiệp, sử dụng trong công nghiệp và sinh hoạt.
- Sử dụng nước không tiêu hao: là hoạt động không làm giảm lượng nước như giao thông
đường thủy, thủy điện, du lịch, giải trí…

4


12. Cân bằng nước: là sự cân bằng của toàn bộ lượng nước đến (mưa, tuyết tan, dòng
chảy đến…) và tất cả lượng nước chảy đi ( dòng chảy ra, bốc hơ, thấm…) khỏi một vùng
được xác định trước nào đó, có tính đến sự thay đổi trữ lượng thực của hệ thống. Cân bằng
nước thường được thực hiện theo một lưu vực, một hồ chứa hay một khu tưới nào đó.
1.2. Quản lý tài nguyên và môi trường nước mặt
1. Nước mặt : là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo.
2. Hệ thống sông : bao gồm một dòng chính và các phụ lưu nhận nước từ các tiểu lưu vực
rồi chảy ra biển hoặc hồ bằng cửa chính và cửa các chi lưu.
3. Hệ thống hồ: bao gồm các hồ chứa nhân tạo và tự nhiên tham gia vào trữ lượng nước
mặt và có giá trị điều hòa dòng chảy ,cân bằng sinh thái, vận tải thủy, nuôi cá và tạo cảnh
quan môi trường.
4. Lưu vực sông : là vùng địa lý mà trong phạm vi đó nước mặt ,nước dưới đất chảy tự
nhiên vào sông.
5. Quy hoạch lưu vực sông: là quy hoạch về bảo vệ khai thác, sử dụng nguồn nước, phát
triển tài nguyên nước, phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trong lưu
vực sông.
6. Lưu lượng nước: là thể tích nước (thường tính bằng m 3) chảy qua một mặt cắt ngang
nào đó trong một đơn vị thời gian (thường tính bằng giây). Lưu lượng nước trong sông thay
đổi theo không gian và thời gian. Do đó, người ta thường dung các giá trị lưu lượng bình
quân theo ngày , tháng, mùa , năm hoặc nhiều năm để biểu thị lưu lượng nước , từ đó tính ra

tổng lượng nước tại một vị trí mặt cắt ngang của một con sông nào đó.
1.3. Quản lý tài nguyên và môi trường nước ngầm
1. Nước dưới đất: (còn gọi là nước ngầm) là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới
mặt đất.
2. Trữ lượng nước dưới đất : là đặc tưng để đánh giá về mặt số lượng của nước dưới đất
tại một vùng hay một lưu vực nào đó, có thể đo bằng m 3 hay m3/s , bao gồm các loại như
sau:
- Trữ lượng tĩnh : là thể tích nước chứa trong khe nứt , lỗ hổng của tầng chứa nước.
- Trữ lượng động: là lượng nước đến cung cấp cho tầng chứa nước (gồm nước mưa , nước
mặt trên các sông, hồ và nước đến từ các tầng chưá nước khác) hay lượng nước chảy đi khỏi
5


tầng chứa nước (do thoát ra sông, hồ, ao, suối, bốc hơi hoặc chảy sang tấng chứa nước
khác). Trữ lượng động thiên nhiên của nước dưới đất là lưu lượng dòng chảy ngầm ở một
mặt cắt nào đó của tầng chứa nước.
Trữ lượng điều tiết : là lượng nước dưới đất nằm giữa mực nước cao nhất và thấp nhất của
tầng chứa nước.
Trữ lượng khai thác nước dưới đất: là lượng nước có thể lấy ra bằng các công trình khai
thác (như giếng khoan, giếng đào, mạch lộ, hang động…) hợp lý về mặt kinh tế và kỹ thuật
với chất lượng nước ổn định trong suốt thời gian khai thác.
Trữ lượng cuốn theo: là lượng nước được lôi cuốn vào do quá trình khai thác gây ra.
3. Tìm kiếm, thăm dò, đánh giá tài nguyên nước dưới đất: để tìm kiếm, thăm dò, đánh giá
tài nguyên nước dưới đất của một vùng phải thực hiện các dạng công việc sau:
- Đo vẽ địa chất, địa chất thủy văn, trong đó có công tác viễn thám.
- Thăm dò địa vật vật lý.
- Khoan các lỗ khoan nghiên cứu điạ chất , địa chất thủy văn.
- Thực hiện các thí nghiệm về tính chất vật lý, hóa học đất
- Quan trắc động thái, sử dụng các công cụ toán học, các mô hình toán trong việc phân tích
tài liệu để đánh giá trữ lượng, chất lượng nước dưới đất.

1.4. Quản lý ô nhiễm, bảo vệ tài nguyên và môi trường nước
1. Ô nhiễm nguồn nước: là sự thay đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học, thành phần
sinh học của nước vi phạm tiêu chuẩn cho phép.
2. Nước thải: là nước được thải ra sau khi sử dụng. Thông thường , nước thải cần phải được
xử lý trước khi thải vào nguồn nước.
3. Đánh giá chất lượng nước: là xác định (định lượng và định tính) các tính chất vật lý, hóa
học và sinh học của nước.
4. Kiểm soát chất lượng nước: là sử dụng các biện pháp kiểm tra, thu nhập, cập nhật các
thông tin về chất lượng nước ở các vị trí được quy định trước và các vị trí bất kỳ để đánh giá
chất lượng nước hiện tại và đề ra các biện pháp quản lý, bảo vệ và xử lý nước.
5. Bảo vệ tài nguyên nước: là biện pháp phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, bảo
đảm an toàn nguồn nước và bảo vệ khả năng phát triển tài nguyên nước.
6. Vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước: là vùng phụ cận khu vực lấy nước từ nguồn nước
được quy định phải bảo vệ đề phòng, chống ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt.
6


7. Giấy phép về tài nguyên nước: bao gồm giấy phép thăm dò nước dưới đất, giấy phép
khai thác, sử dụng tài nguyên nước, giấp phép xả nước thải vào nguồn nước và giấy phép về
các hoạt động phải xin phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
8. Suy thoái, can kiệt nguồn nước: là sự suy giảm chất lượng và số lượng của nguồn nước.

2. Tài nguyên nước trên thế giới và Việt Nam
2.1. Khái quát chung về tài nguyên nước trên thế giới
Nước là nguồn tài nguyên có hạn, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường,
quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của đất nước. Mặt khác, nước cũng có thể gây ra
tai họa cho môi trường.
Tài nguyên nước là một trong những thành phần gắn với mức độ phát triển của xã hội
loài người. Tài nguyên nước đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nước
được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thủy điện, giao thông vận

tải, chăn nuôi thủy sản…
Tuy nhiên, hiện nay do áp lực của sự gia tăng dân số, các hoạt động công nghiệp, nông
nghiệp và nước cho các nhu cầu khác của cuộc sống ngày càng tăng, song nguồn nước trên
trái đất lại có xu hướng cạn kiệt về số lượng và suy giảm về chất lượng do các hoạt động của
con người. Trên thế giới hiện nay có khoảng 1,4 tỷ km3 nước các loại trong đó nước ngọt
chỉ chiếm khoảng 35 triệu km3 , tức là chiếm khoảng 2,5% lượng nước của trái đất.
Lượng nước ngọt con người có thể tiếp cận, tức là các dòng chảy trên các lục địa và lượng
nước ngầm tái tạo được chỉ là 47 km3 . Nếu lấy con số này chia đều cho số nhân khẩu trên
toàn thế giới thì mỗi người có thể sử dụng nước ngọt tới 7400 m3/năm. Nhưng nước phân
bố không đều theo không gian và thời gian. Có những khu vực trên thế giới hàng năm nhận
được lượng mưa tới vài nghìn mm, thì lại có những khu vực chỉ nhận được lượng mưa vài
trăm mm hoặc ít hơn. Ngay cả những nơi mưa nhiều, thì cũng chỉ nhận được lượng nước
mưa tập trung trong vài tháng mùa mưa, dẫn đến tình trạng thiếu nước.
Theo dự báo, đến năm 2020 lượng nước tiêu thụ trên toàn cầu sẽ tăng khoảng 40%, riêng
nhu cầu nước cho sản xuất lương thực thực tăng 17%. Sẽ có 2/3 dân số thế giới gặp khó
khăn về nước và khoảng 34 quốc gia phải sống với tiềm năng nước dưới đất ngưỡng 1000

7


m3/ người/ năm, tức là ít hơn 7,4 lần so với con số tính lượng nước bình quân đầu người trên
toàn thế giới.
Tuy mang đặc tính vĩnh cửu song trữ lượng nước không phải là vô tận. Sức tái tạo của
nước cũng chỉ có giới hạn, không hoàn toàn đáp ứng mong muốn của con người.
Tài nguyên nước của các nước APEC (Asia- Pacific Economic Cooperation) : Các
nước APEC gồm 21 thành viên là: Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Thái Lan,
Malaysia, Brunei, Singgapore, Indonesia, New Zealand, Hoa Kỳ, Canada, Trung Quốc,
Hồng Kong –TQ, Mexico, Papua New Guinea, Chi lê, Peru, LB Nga và Việt Nam. Nhìn
chung các nước APEC có nguồn tài nguyên khá dồi dào. Tổng lượng dòng chảy mặt sản
sinh hàng năm tại 18 quốc gia (không kể Brunei, Hồng Kong –TQ, Đài Loan- TQ) là 19.719

tỉ m3 nước, chiếm 46,23% tổng lượng dòng chảy mặt sản sinh trung bình trong năm của thế
giới (42.650 tỷ m3).
Lượng dòng chảy mặt sản sinh hàng năm và lượng nước bình quân năm theo đầu người
m3/người (số liệu năm 2000) được thể hiện trong bảng 1.
2.2. Khái quát chung về tài nguyên nước ở Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia có nguồn tài nguyên nước vào loại khá trên thế giới, với lượng
mưa trung bình là 1.960 mm và tổng lưu lượng dòng chảy hàng năm là 847 km 3 , trong đó
có đến 60% thu nhận từ các dòng sông liên quốc gia chảy trên lãnh thổ. Nếu tính cả tổng
lượng dòng chảy thì lượng tài nguyên nước bình quân đầu người của nước ta là 10.300
m3/người/năm là khá dồi dào, tuy nhiên nếu chỉ tính phần nước hình thành trên lãnh thổ thì
lượng nước bình quân đầu người của nước ta là 4.146 m 3/người/năm thì Việt Nam nằm mấp
mé chuẩn của quốc gia ít nước. (Theo phân loại của Hội nước Quốc tế, vùng có dưới 4000
m3/người/năm là vùng thiếu nước, dưới 2000 m3/người/năm là vùng căng thẳng về nước).
Về sông, nước ta có 2.360 con sông dài từ 10 km trở lên, có 15 lưu vực sông từ 2.500
km2 trở lên. Có 10 con sông/hệ thống sông với diện tích lưu vực lớn hơn 10.000km 2, là các
lưu vực sông Hồng – Thái Bình, kỳ Cùng – Bắc Giang, Mã, Vũ Gia – Thu Bồn, Cửu Long,
Ba Đống Nai, Srepok và Sê San.
Bảng 6. Lượng dòng chảy mặt sản sinh hàng năm và lượng nước bình quân năm theo đầu
người m3/người.
STT

Tên quốc gia

Tổng lượng dòng chảy Lượng nước bình quân năm
mặt sản sinh trung bình theo đầu người (m3/người)
hàng năm (tỷ m3)
8


1

2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

LB Nga
Canada
Mỹ
Indonesia
Trung quốc
Peru
Chile
Việt Nam
Papua New Guinea
Malaysia
Philippines
Mexico

Nhật Bản
Thái Lan
Australia
New Zealand
Hàn Quốc
Singgapore

4.313
3.505
3.069
2.838
2.812
1.913
922
843
801
580
479
458
430
409
352
327
70
0,6

166.971
87.971
84.670
69.466

57.784
29.358
26.074
18.638
13.380
10.53
8.838
6.305
4.136
3.420
3.393
2.201
1.384
200

Về hồ thiên nhiên, Việt Nam có nhiều hồ lớn như: Ba Bể (Bắc Cạn ), diện tích 5km 2, Hồ
Tây (Hà Nội) diện tích 4,5km2 , Biển Hồ (Gia Lai) 8km2 , Hồ Lack (Đăk Lăk) 10 km2. Vùng
ven biển miền trung có nhiều đầm, phá, bàu, trằm diện tích từ 20÷45 km 2 , đặc biệt lớn là
Đầm phá Tam Giang – Cầu Hai (Thừa Thiên Huế) diện tích lên đến 216 km 2 .
Về nước ngầm, nước ta có tổng trữ lượng về tiềm năng khoảng 2000 m3/s, tương ứng 60
km3/năm, dồi dào nhất là đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam
Bộ, khá nhiều ở Tây Nguyên và ít hơn ở các vùng Tây Bắc, Đông Bắc và Duyên Hải Bắc và
Nam Trung Bộ. Trữ lượng thăm dò sơ bộ đạt 8 km 3/năm, bằng 13% tổng trữ lượng. Lượng
nước đã khai thác chiếm 5% tổng trữ lượng. So với thế giới, trữ lượng nước ngầm của Việt
Nam chỉ ở mức trung bình.
2.3. Các vấn đề liên quan đến tài nguyên nước
1. Hạn hán
Theo các nhà nghiên cứu thì khả năng cung cấp nước ngọt hiện nay là một vấn đề
nghiêm trọng trên toàn thế giới. Có ít nhất 80 nước ở vùng sa mạc và bán sa mạc (chiếm
khoảng 40% dân số thế giới) thuộc hai lục điạ Á Châu và Phi Châu thường xuyên bị hạn hán

và thất mùa nên thường xuyên không cung cấp đủ lương thực để nuôi sống dân của họ.
Trong những thập niên 1970 thảm họa hạn hán đe dọa trên khoảng 24,4 triệu người và
hàng năm đã giết chết hơn 23.000 người, hậu quả này vẫn còn kéo dài đến 1980. Năm 1985
hơn 154 triệu người thuộc 21 quốc gia ở Phi Châu rơi vào nạn đói do hạn hán, thêm vào đó
9


sự gia tăng dân số quá mức và chiến tranh lan rộng, mặt khác còn do việc quản lý và sử
dụng nguồn tài nguyên và phát triển nông nghiệp kém hiệu quả. Ở các nước này, người dân
nghèo phải mất nhiều thời gian để đi tìm nước thường là ở những dòng sông và suối đã bị ô
nhiễm và để có được nước những người phụ nữ và trẻ em phải đi bộ từ 16 km - 25 km một
ngày và chỉ mang được một bình đầy nước trên đường trở về (Miller, 1988 ).
2. Ngập lụt
Ngược lại, ở những quốc gia khác có vũ lượng mưa tương đối lớn thì một lượng lớn
nước mưa nhận được chỉ trong một thời gian ngắn trong năm. Chẳng hạn như ở Ấn Ðộ, 90%
lượng nước mưa tập trung vào giữa tháng 6 đến tháng 9 thường gây nên ngập lụt.
Trong những thập niên 1970, thảm họa lụt lội đã đe dọa trên 15,4 triệu người và hằng
năm giết chết trung bình 4.700 người, làm thiệt hại trung bình 15 tỉ USD, hậu quả này vẫn
còn kéo dài đến năm 1980. Nguyên nhân dẫn đến lụt lội là do con người phá rừng, đốt rừng
để lấy đất canh tác, khai thác quặng mỏ, mở rộng đô thị ... Mặc dù lụt lội được xem là một
thiên tai gây chết người và làm thiệt hại hoa màu, tài sản của người dân nhưng sau các trận
lụt, do sự lắng đọng của phù sa làm tăng thêm độ màu mỡ cho đất (Miller, 1988 ). Ðể ngăn
ngừa và làm giảm sự tàn phá của lụt lội ở những quốc gia nầy, nhiều biện pháp được thực
hiện như xẻn kinh thoát nước, xây đập và hồ chứa nước, trồng cây gây rừng trên các đồi
trọc, giữ lại rừng ở đầu nguồn.
3. Sự úng nước
Ở những vùng có địa hình thấp hoặc nơi có mực nước ngầm quá cao làm cho mặt đất
luôn bị phủ kín bởi một lớp nước tù đọng lâu ngày tạo nên trạng thái úng nước, đất bị úng
nước nên luôn yếm khí.
Trên những vùng đất bị úng nước thường có những thực vật thủy sinh đặc trưng như một

số các loài rong tảo, năn, lác rất phát triển vì thế nên đất nơi đó dồi dào mùn, đạm và các
acid hữu cơ vì thế làm cho đất và nước bị chua, đất nghèo lân nhưng lại giàu những chất độc
như H2S, CH4, Fe2+. Do những tính chất vật lý và hóa học của nước và đất của vùng bị úng
nước đó không tốt cho sự trồng trọt cũng như sử dụng nước cho công nghiệp và sinh hoạt.
4. Nước ngọt bị ô nhiễm
Theo nhịp độ phát triển của nền công nghiệp, nông nghiệp và sự nâng cao mức sống của
con người thì nhu cầu về nước sử dụng ngày một tăng. Vấn đề về nước ngày càng trở nên
nghiêm trọng, đặc biệt là nước mặt ngày càng thoái hóa và mức độ ô nhiễm nước ngày càng
10


tăng. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO -1980) ước tính rằng ở các quốc gia kém phát triển
thì 70% dân chúng ở các vùng ven thành phố và 25% dân cư ở các đô thị không có đủ nước
sạch để sử dụng.
Ở Việt Nam, do nền công nghiệp mới phát triển, số đô thị và các khu công nghiệp còn ít
và các điểm tập trung dân cư chưa nhiều nên lượng nước dùng cho công nghiệp và sinh hoạt
còn quá ít so với trữ lượng trong tự nhiên. Tuy vậy, sự nhiễm bẩn nguồn nước đã bắt đầu
xuất hiện do việc sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp; lượng nước thải ra môi trường
của các nhà máy luyện kim, nhiệt điện, hóa chất, thực phẩm, cùng với lượng nước thải do
sinh hoạt... đã trở thành một vấn đề cấp bách cần phải được quan tâm.
3. Ô nhiễm môi trường nước
3.1. Những chất ô nhiễm nước chủ yếu và các chỉ thị đánh giá
a. Các chất hữu cơ và chỉ tiêu oxy hòa tan trong nước (DO , mg/l)
Các chất ô nhiễm hữu cơ là các chất thải có thể phân hủy được về mặt sinh học. Quá
trình phân hủy sinh học các chất ô nhiễm hữu cơ sẽ tiêu thụ oxy hòa tan trong nước (DO).
Ôxy rất cần thiết cho sự sống của các động vật và thực vật ở dưới nước, đồng thời lại rất cần
thiết cho quá trình phân hủy chất ô nhiễm hữu cơ. Do đó trong môi trường nước càng có
nhiều chất ô nhiễm hữu cơ, thì càng tiêu thụ nhiều oxy. Dẫn đến hậu quả làm cạn kiệt oxy
hòa tan trong nước, làm chết các thủy sinh vật và làm cho nước ngày càng ô nhiễm. Nước
càng bị ô nhiễm thì trị số DO càng nhỏ.

b. Nhu cầu oxy sinh học (BOD, mg/l)
Nhu cầu oxy sinh học là hàm lượng oxy hòa tan trong nước bị tiêu thụ do sự oxy hóa sinh
học các chất ô nhiễm hữu cơ, tức là đại lượng dùng để đo lường oxy dung cho các vi sinh
vật tiêu thủy các chất hữu cơ phân hủy sinh học trong môi trường nước. Trị số BOD càng
lớn chứng tỏ nước càng bị ô nhiễm.
c. Nhu cầu oxy hóa học (COD,mg/l)
Nhu cầu oxy hóa học là nhu cầu oxy cần thiết để oxy hóa các chất hóa học có trong
nước. Nước càng bị ô nhiễm thì trị số COD càng lớn.
d. Chất dinh dưỡng ( Nutrient, mg/l)
Khi nước thải chứa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là các hợp chất Nito (nitrates) và các
hợp chất phốt pho (phosphates) thải vào môi trường nước (như sông, hồ) thì sẽ gây ra hiện
tượng phú dưỡng trong nước. Trong điều kiện phú dưỡng các loại cỏ dại và rong rêu trong
11


nước, đặc biệt là tảo độc màu lục, phát triển rất nhanh, tiêu thụ hết oxy hòa tan trong nước,
làm cho các thủy sinh vật bị ngẹt thở và chết.
Các thủy sinh vật chết sẽ phát sinh ngày càng nhiều chất ô nhiễm hữu cơ trong nước,
nước bị ô nhiễm lần thứ hai, càng khan hiếm oxy hơn, thậm chí ở trạng thái yếm khí. Nước
dần dần có màu đen, sủi bọt, các loài rong tảo phát triển mạnh hơn đến mức bùng nổ hàng
loạt gọi là hiện tượng nước “ nở hoa” và bốc mùi hôi thối.
đ. Vi sinh vật
Có rất nhiều loại vi khuẩn , vi trùng gây bệnh trong nước thải , nhất là nước thải từ các
bệnh viện và các lò mổ gia súc, gia cầm , trong đó trực khuẩn là loại vi khuẩn có hại nhất
đối với sức khỏe con người. Người ta thường dùng hàm lượng trực khuẩn feacal coliform
(F.Coli) là chỉ thị cho mức độ nhiễm phân, vì vậy là chỉ thị cho môi trường có nguy cơ bị lây
lan dịch bệnh . Hàm lượng F. Coli có trong nước dùng để đánh giá mức độ ô nhiễm nước về
mặt vi khuẩn gây bệnh.
e. Các chất độc hại
Các chất độc hại phổ biến trong nước thải bao gồm các hóa chất độc hại và kim loại

nặng như là thủy ngân, thạch tín, cadmium, chì, kẽm …Các chất ô nhiễm độc hại này chủ
yếu phát sinh từ các nước thải công nghiệp mạ, công nghiệp hóa chất, luyện kim, nhộm và
dầu khí. Chúng trực tiếp tác động đến sức khỏe con người thông qua nước uống hoặc gián
tiếp qua chuỗi thức ăn. Kim loại nặng thường tích lũy lâu dài trong cá, thủy sinh vật sống
trong môi trường nước bị ô nhiễm, do đó nồng độ kim loại nặng trong cá và thủy sinh vật
lớn hơn trong môi trường nước hàng chục lần. Con người ăn các thực phẩm này sẽ bị nguy
hại đến sức khỏe, có khi bị ngộ độc.
3.2. Các nguồn chính gây ô nhiễm môi trường nước
a. Các nguồn nước thải từ sinh hoạt đô thị
- Nước thải sinh hoạt thải ra từ các nhà ở trong khu dân cư đô thị ;
- Nước thải sinh hoạt thải ra từ các bệnh viện, cơ sở y tế, phòng khám chữa bệnh…
- Nước thải sinh hoạt thải ra từ các công trình dịch vụ công cộng như: khách sạn, nhà
hàng, công trình thể thao, vui chơi giải trí, bể bơi, chợ nơi rửa xe, cơ quan, trường học, ký
túc xá, bến tàu, bến xe, nhà vệ sinh công cộng, giết mổ gia súc…
- Nước thải rò rỉ từ các bãi rác
b. Các nguồn nước thải từ sản xuất công nghiệp
12


- Nước thải công nghiệp mang nhiều chất độc hại hữu cơ : từ các ngành công nghiệp thực
phẩm, thuộc da, giấy, dầu khí …chứa các chất ô nhiễm hữu cơ rất lớn, thường gây ra hiện
tượng phú dưỡng trong môi trường nước mặt.
- Nước thải công nghiệp chứa nhiều loại hóa chất độc hại : từ các ngành công nghiệp chế
biến hóa chất ,phân bón ,thuốc trừ sâu…
- Nước thải công nghiệp chứa nhiều kim loại nặng và bùn đất : từ các ngành công nghiệp
cơ khí, luyện kim, khai khoáng…
- Nước thải công nghiệp chứa nhiều dầu mỡ: từ các ngành công nghiệp hóa dầu…
c. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước từ sản xuất nông nghiệp
- Nước thải sản xuất nông nghiệp trên đồng ruộng chứa nhiều phân bón, thuốc trừ sâu…
- Nước thải mang nhiều chất hữu cơ và vi trùng: từ các trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, ao

nuôi thả cá…
3.3. Ảnh hưởng của ô nhiễm nước đối với sức khỏe con người
a. Một số tạp chất tồn tại trong nước có hại cho sức khỏe
Kim loại: Trong nước có thể tồn tại những kim loại như cadimi, crom, chì, thủy ngân,
asen…Các kim loại này thường bị hấp thụ bởi các chất huyền phù có mặt trong nước thiên
nhiên. Trong một số trường hợp, kim loại có thể tồn tại dưới dạng hợp chất hữu cơ tự nhiên
hoặc có trong nước thải sinh hoạt và công nghiệp.
Theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế Việt Nam 1329/2002/BYT/QĐ, tiêu chuẩn cho phép đối với
một số kim loại tồn tại trong nước ăn uống sinh hoạt như sau:
Asen (As) ≤ 0,05 mg/l, Crom (Cr) ≤ 0,05 mg/l , Cadimi (Cd) ≤0,005 mg/l
Chì (Pb) ≤ 0,05 mg/l, Thủy ngân (Hg) ≤ 0,001 mg/l.
Amoni: Sự lo ngại lớn nhất về vấn để amoni là các sản phẩm trung gian của nó như hợp
chất Nitrit và nitrat. Nitrit (NO2-) và nitrat ( NO −3 ) là tác nhân gây ra sự phá hủy hồng cầu ở
trẻ em và gây bệnh ung thư.
Theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế Việt Nam 1329/2002/BYT/QĐ hàm lượng amoni có trong
nước ăn uống sinh hoạt: NH4+ ≤1,5 mg/l.
Sợi Amian: Sợi Amian thường tồn tại trong không khí, khi con người thường xuyên hít
phải sẽ gây ung thư. Tuy nhiên, hiệu ứng ung thư của sợi Amian chứa trong nước uống chưa
có minh chứng trực tiếp, nhưng khi xử lý nước vẫn cần loại bỏ nguyên tố này.

13


Thuốc trừ sâu và sản phẩm y tế thực vật: Các loại này được dùng trong nông nghiệp để
chống sâu bệnh thực vật. Rất nhiều loại trong số này tồn tại rất bền và tích tụ trong thực
phẩm do được tưới nước đã bị ô nhiễm. Khi con người thường xuyên sử dụng thực phẩm bị
nhiễm độc, có thể chất độc sẽ chuyển hóa trong cơ thể hoặc sẽ xảy ra hiệu ứng ung thư.
Chất phóng xạ: Khi con người sử dụng các sản phẩm có chứa chất phóng xạ, sẽ gây hậu
quả nghiêm trọng cho cả thế hệ, làm xuất hiện các u ác tính hoặc hiệu ứng đột biến ảnh
hưởng đến nòi giống sau này.

Tạp chất do phản ứng clo hóa các hợp chất hữu cơ có trong nước: Tất cả các sản phẩm
tạo thành trong quá trình clo hóa đều có nghi vấn gây ung thư.
b. Phân loại theo mức độ độc hại khi sử dụng nước không sạch
Chất độc mạnh : là chất rất nguy hiểm, có thể gây chết người trong vòng 24h cho 50%
những người ăn uống phải.
Tính độc lâu dài: là các tạp chất tồn tại trong nước, khi con người dùng nước đó hàng
ngày, sẽ có sự trao đổi chất trong cơ thể, kéo dài suốt cuộc đời và con người có thể chịu
đựng được. Tuy nhiên các chất này sẽ để lại di chứng cho cơ thể và gây chết yểu.
Độc hại tế bào: là các tạp chất có trong nước sẽ làm chết đi một tỷ lệ phần trăm nào đó
của tế bào, tùy theo nồng độ chất độc hại nhiều hay ít.
Sự chuyển hóa: là việc con người tiêu hóa các tạp chất có trong nước, gây nên sự thay
đổi trong cơ thể con người, có thể gây đột biến với bất kỳ liều lượng nào.
Hiệu ứng ung thư: cũng giống như hiệu ứng chuyển hóa đột biến, bệnh ung thư có thể
xuất hiện bất kỳ liều lượng tạp chất nào đã được cơ thể tiêu hóa.
Hiện nay các nguồn nước mặt và nước ngầm dùng làm nguồn nước cung cấp cho ăn
uống sinh hoạt của người dân đều có nguy cơ bị ô nhiễm nếu chúng ta không có biện pháp
bảo vệ và huy động cộng đồng tham gia quản lý nguồn nước. Do nguồn nước bị ô nhiễm,
công nghệ xử lý truyền thống hiện nay lại chưa thể đảm bảo xử lý triệt để tất cả các tạp chất
có hại cho sức khỏe tồn tại trong nước, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh hiểm nghèo của con
người với tỷ lệ ngày càng cao.
3.4. Tình hình ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam
a. Ô nhiễm môi trường nước mặt

14


Hoạt động của con người tác động mạnh mẽ tới nguồn nước cả về mặt số lượng và
chất lượng. Hàng triệu ha rừng bị tàn phá khiến tỷ lệ che phủ bị giảm xuống, dẫn đến tình
trạng phù sa tăng, dòng chảy bị suy thoái cạn kiệt.
Cùng với quá trình công nghiệp hóa và phát triển đô thị nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

mặt ngày càng trở nên rõ rệt. Đặc trưng của nước thải đô thị là hàm lượng cặn lơ lửng (SS) ,
COD, BOD5, tổng nitơ, tổng phốt pho và chỉ số coliform lớn. Hầu hết nước thải đô thị đều
chưa được xử lý, thải trực tiếp ra hệ thống sông, suối, mương thoát nước. Tính đến đầu năm
2005, khu vực đô thị và KCN mỗi ngày thải khoảng 3.110.000m 3 nước thải sinh hoạt và
nước thải sản xuất xả trực tiếp vào nguồn nước mặt. Trong số 76 KCN và KCX đang hoạt
động chỉ có 16 trạm xử lý nước thải tập trung hoạt động với công suất 41.800m 3/ngày. Công
nghệ xử lý nước thải chủ yếu là sinh học hoặc hóa học kết hợp với sinh học. Lượng nước
thải công nghiệp được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường còn rất thấp (4,26%).
Lượng nước thải rỉ tại các bãi chứa rác hoặc chôn lấp rác không lớn nhưng có hàm
lượng các chất ô nhiễm như COD, tổng nitơ, tổng phốt pho và kim loại nặng rất cao, nước
có độ màu lớn. Khi xả vào môi trường, nước rỉ rác thường gây ô nhiễm trầm trọng cho các
khu vực nước mặt cũng như khu vực nước ngầm xung quanh. Đến nay chưa có bãi chôn lấp
rác nào có hệ thống xử lý nước rỉ rác đảm bảo tiêu chuẩn môi trường hiện hành.
Hiện cả nước có khoảng hơn 1000 bệnh viện và trung tâm y tế (tính đến cấp huyện), mỗi
ngày thải ra hàng trăm ngàn m 3 nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn môi
trường. Đây là nguồn thải chứa nhiều thành phần nguy hiểm nghiêm trọng cho môi trường.
Ô nhiễm do hoạt động nông nghiệp và nước thải từ các nguồn khác tại khu vực nông
thôn. Hàng năm, lượng hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) được sử dụng trong nông nghiệp
khoảng 0,5÷3,5kg/ha/vụ , lượng hóa chất BVTV và phân khoáng trong hoạt động sản xuất
nông nghiệp dư thừa gây phú dưỡng hoặc nhiễm độc nước.
Hoạt động của làng nghề tạo tên một lượng chất thải (nước thải và chất thải rắn) xả vào
môi trường một cách thiếu quy hoạch và không được xử lý gây ô nhiễm trầm trọng nguồn
nước tại nhiều điểm, đặc biệt là các làng nghề sản xuất giấy, giết mổ gia súc, dệt, nhuộm…
Hoạt động nuôi tôm trên các vùng biển thiếu quy hoạch và không có biện pháp xử lý
chất thải nên lượng nước thải ra môi trường là rất lớn.
b. Ô nhiễm môi trường nước ngầm

15



Việc khai thác nước ngầm quá mức làm giảm lưu lượng nước, làm hạ thấp mực nước và
dẫn đến sự lún đất đặc biệt là vùng khai thác tập trung quy mô lớn. Điều này trên thực tế đã
và đang xảy ra ở nước ta. Ngoài ra nguồn nước ngầm đang có nguy cơ bị ô nhiễm gây ra bởi
nước thải, chất thải rắn và các nguồn ô nhiễm khác xuất phát từ khu dân cư và công nghiệp.
Nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư, khách sạn, bệnh viện, nước thải sản xuất từ các
nhà máy, xí nghiệp, nông nghiệp chứa đủ các loại chất bẩn hữu cơ và vô cơ, các chất hoạt
tính bề mặt, các chất hoạt tính tẩy rửa …không được thu gom, xử lý thích đáng và xả tùy
tiện ra môi trường chính là nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngầm hiện
nay.
Nước ngầm có thể bị ô nhiễm bởi những chất hóa học dùng trong sản xuất nông nghiệp,
các chất phóng xạ có trong khoáng sản hoặc trong chất thải thông qua xử lý đúng kỹ thuật,
nước bẩn rò rỉ, thẩm thấu từ bãi rác, do nguồn bổ cập từ nước mặt đã bị ô nhiễm hoặc do quá
trình khai thác nước ngầm không đúng quy cách kỹ thuật, khai thác quá mức gây cạn kiệt
lượng nước và xâm nhập mặn ở vùng ven biển …
Các nguyên nhân gây ra ô nhiễm nước ngầm : Việc khai thác nước ngầm quá tải đã dẫn
đến sự suy giảm lưu lượng nước , làm hạ mực nước ngầm, gây lún sụt đất. Do dư lượng
phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật được dùng trong sản xuất nông nghiệp thấm
xuống, tuy rằng quá trình này diễn ra lâu dài rất nhiều năm . Các chất phóng xạ có trong các
khoáng sản dưới đất , hoặc các chất thải phóng xạ đã không xử lý , đổ thải không đúng kỹ
thuật , có thể ngấm dần, thông qua các lớp đất và thâm nhập vào nước ngầm sau rất nhiều
năm. Do sự rò rỉ nước từ các bãi rác không được thiết kế xây dựng đúng kỹ thuật , hoặc
nước rò rỉ từ các bể vệ sinh thấm qua có khả năng bảo vệ nước ngầm kém, hoặc theo các lỗ
giếng khoan nước, thấm theo cọc bê tông, cọc khoan nhồi của công trình xây dựng, thông
qua các lớp đất và thâm nhập vào tầng nước ngầm. Các lỗ khoan nước bỏ đi, không dùng
nữa đã không được hàn lấp cẩn thận, tạo thành các đường thấm nước mặt ô nhiễm xuống
tầng nước ngầm rất dễ dàng. Ở nước ta có rất nhiều giếng khoan nước kiểu UNICEF ( kiểu
giếng khoan do Quỹ Nhi đồng của Liên hiệp quốc tài trợ) ở khu vực ngoại thành và vùng
nông thôn đã bỏ đi, không dùng nữa, đó là các nguy cơ tạo ra các đường thẩm thấu ô nhiễm
xuống tầng nước ngầm. Do việc hút, bơm, khai thác nước ngầm quá mức ở các đô thị gần bờ
biển làm suy giảm áp lực nước ngầm và dẫn đến tình trạng nước biển xâm nhập sâu vào đất

liền, làm mặn hóa các tầng nước ngầm vùng ven biển. Do sự phá rừng, giảm diện tích cây
16


xanh trong lục địa,dẫn đến làm suy giảm nguồn cấp nước cho nước ngầm, làm giảm áp lực
của các tầng nước ngầm ở vùng hạ lưu, cũng dẫn đến sự ngập mặn vào sâu trong đất liền.
c. Ô nhiễm nguồn nước biển ven bờ.
Tại các vùng ven biển hiện tượng xâm nhập mặn là khá phổ biến. Do chế độ khai
thác không hợp lý, lượng nước khai thác vượt quá khả năng cung cấp của tầng chứa nước
làm nước mặn xâm nhập vào phá hỏng tầng chứa nước ngọt. Trong không ít trường hợp do
khoan giếng tùy tiện, không chấp hành đúng các quy định thi công khoan giếng, đã tạo ra
các cửa sổ địa chất, tạo điều kiện cho nước mặn xâm nhập vào cả vùng rộng lớn. Những
hiện tượng trên đã xảy ra không ít đô thị như Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Thanh
Hóa, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang,TP.Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre, Minh Hải,
Kiên Giang.
d. Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề
Hiện nay, cả nước có khoảng 2.017 làng nghề, trong đó, khu vực đồng bằng sông Hồng
có 866 làng nghề chiếm trên 70%, nhiều nhất là các tỉnh Hà Tây 409 làng, Thanh Hóa 201
làng, Thái Bình 187 làng, Bắc Ninh 59 làng… Quá trình phát triển nhanh chóng của các
làng nghề đã và đang gây ra các tác động tiêu cựa đối với môi trường không khí, nước, đất
và sức khỏe người dân.
Đối với môi trường làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, đây là loại hình làng nghề
cổ xưa nhất ở Việt Nam với trên 300 làng nghề nằm rải rác trong cả nước. Sự phát triển làng
nghề chế biến nông sản thực phẩm diễn ra tự phát, thiếu quy hoạch. Phương tiện sản xuất
yếu kém, lạc hậu. Tâm lý và thói quen là sản xuất nhỏ khép kín, không đổi mới trang thiết bị
và công nghệ sản xuất nen tốn nhiều nguyên liệu thô, đồng thời thải trực tiếp ra môi trường
một lượng chất thải lớn, đặc biệt là nước thải giàu chất hữu cơ và dễ phân hủy sinh học.
Trong quá trình sản xuất và tiếp xúc với nhiều yếu tố độc hại và nguy hiễm, người dân làng
nghề này hay mắc phải các bệnh về tai, mũi, họng, hô hấp và tiêu hóa; các bệnh ngoài da,
mắt, phụ khoa ở phụ nữ vả bệnh rối loạn thần kinh do nghề nghiệp.

Làng nghề tái chế chất thải như giấy, nhựa, kim loại là loại làng nghề mới được hình
thành khoảng vài chục năm trở lại đây và tập trung chủ yếu ở miền Bắc. Tuy số lượng làng
nghề còn ít, nhưng tỷ lệ cơ giới hóa cao chiếm từ 50 ÷ 70%. Một số tổ hợp ở các làng nghề
có quy mô sản xuất lớn và thu hút nhiều lao động tại chỗ. Do người sản xuất có tư tưởng
chạy theo lợi nhuận đơn thuần, bỏ qua các tác động xấu đến môi trường, nên hiện nay người
17


dân tại các làng nghề tái chế đang phải gánh chịu môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Chỉ
tính riêng làng nghề tái chế giấy Minh Khải Hưng Yên hàng năm thải ra 455.000 m 3 nước
thải ra môi trường, trong đó có cả bình thuốc trừ sâu, hóa chất bảo vệ thực vật, vi sinh vật
gây bệnh và các chất có chứa kim loại nặng. Do đó, tỷ lệ người dân mắc bệnh cao đặc biệt là
phụ nữ và trẻ em, tuổi thọ trung bình của người dân sinh sống trong làng nghề này chỉ đạt 55
÷ 65 tuổi.
4. Tiêu chuẩn chất lượng môi trường nước
4.1. Tiêu chuẩn chất lượng môi trường nước mặt
a. Tiêu chuẩn chất lượng môi trường nước xung quanh.
Tiêu chuẩn chất lượng môi trường nước xung quanh là giới hạn tối đa cho phép sự
tốn tại các chất ô nhiễm trong nước mặt, được quy định để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, sự
cân bằng sinh thái và môi trường sống nói chung.
Đến nay các tiêu chuẩn chất lượng nước đã được nghiên cứu, ban hành là: TCVN 59421995 – Tiêu chuẩn chất lượng nguồn nước mặt xung quanh và các tiêu chuẩn bổ sung thêm
như TCVN 6772-2000, TCVN 6773-2000, TCVN 6774-2000 TCVN 6775-2000.
b. Tiêu chuẩn nước thải được phép thải vào môi trường nước mặt
Đây là tiêu chuẩn quy định giới hạn các thông số ô nhiễm và nồng độ tối đa của các
chất ô nhiễm trong nước thải của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ, sinh
hoạt… và được gọi chung là nước thải sinh hoạt. Tiêu chuẩn này được quy định nhằm kiểm
soát sự xả thải các chất ô nhiễm vào môi trường nước mặt để đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng
môi trường nước xung quanh.
Căn cứ theo Quyết định số 1696/QĐ-BKHCN do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
ban hành ngày 28 tháng 7 năm 2006, TCVN 5945 : 2005 – Nước thải công nghiệp – Tiêu

chuẩn thải bắt buộc áp dụng thay cho TCVN 5945 : 1995.
4.2.Tiêu chuẩn chất lượng môi trường nước ngầm
Các tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm giới hạn những nồng độ cho phép của một chất
nào đó trong nước ngầm. Tiêu chuẩn có thể là giới hạn nồng độ duy nhất cho toàn nguồn
nước ngầm hoặc các nồng độ khác nhau tùy theo việc sử dụng nguồn nước ngầm này.
Tiêu chuẩn TCVN 5944: 1995 quy định giới hạn các thông số và nồng độ cho phép của
các chất ô nhiễm trong nước ngầm. Tiêu chuẩn này được áp dụng để đánh giá chất lượng

18


nước ngầm của một khu vực xác định. Tuy nhiên, tiêu chuẩn này ban hành từ năm 1995, cần
có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.
Ngoài ra, còn có các quy định không được phép thải nước thải vào nguồn nước ngầm và
các quy định trong khai thác nguồn nước ngầm đảm bảo không làm ô nhiễm nguồn nước
ngầm như Quyết định số 05/2003/QĐ- BTNMT của Bộ trưởng Bộ tài nguyên và Môi trường
ban hành quy định về cấp phép thăm dò, khai thác và hành nghề khoan nước dưới đất.
4.3.Tiêu chuẩn chất lượng môi trường nước biển ven bờ
Chất lượng nước biển ven bờ có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế xã hội ở nước ta.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5943: 1995 quy định giới hạn các thông số và nồng độ cho
phép các chất ô nhiễm trong nước biển ven bờ và dùng để đánh giá chất lượng nước của các
vùng biển ven bờ. Theo tiêu chuẩn này ,nước biển ven bờ được phân thành 3 loại: nước bãi
tắm, nước nuôi thủy sản và nước cho mục đích khác.
Tuy nhiên, cũng như TCVN 5944: 1995, tiêu chuẩn này ban hành từ năm 1995, cần có sự
điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.
5. Kiểm soát tài nguyên nước và môi trường
5.1. Mục tiêu của công tác kiểm soát sử dụng nước
Việc kiểm soát sử dụng nước nhằm mục tiêu:
Giới hạn mức khai thác nguồn nước (nước ngầm dưới đất, nước mặt sông hồ) phải ở mức
tụ phục hồi của nguồn nước;

Ngăn cấm các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên ở đầu nguồn nước, ở bờ và long
sông, hồ, ở bờ biển và đáy biển, làm suy thoái chất lượng môi trường theo chức năng sử
dụng đối với mỗi vùng nước.
Ngăn cấm các nguồn thải từ các hoạt động khác gây ra ô nhiễm môi trường nước. Việc
kiểm soát này dựa trên cơ sở pháp lý là các quy định bảo vệ môi trường nước lục địa và
nước biển ven bờ.
5.2. Kiểm soát tài nguyên và môi trường nước mặt
a. Nguyên tắc kiểm soát tài nguyên và môi trường nước sông
Kiểm soát tài nguyên và môi trường nước sông là một trong những nội dung cơ bản của
quy hoạch khai thác, sử dụng và quản lý tài nguyên nước trong lưu vực sông.

19


Các địa phương trên lưu vực sông phải còn chịu trách nhiệm bảo vệ môi trường nước
trong lưu vực sông; chủ động họp tác khai thác nguồn lợi do tài nguyên nước trong lưu vực
sông mang lại và bảo đảm lợi ích cho cồng đồng dân cư.
Kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường nước trong lưu vực sông bao gồm:
Nguồn thải trên lưu vực sông phải được điều tra, thống kê, đánh giá và có giải pháp kiểm
soát, xử lý trước khi thải vào sông.
Chất thải từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, xây dựng, giao thông vận tải, khai
thác khoáng sản dưới long sông và chất thải sinh hoạt của các hộ gia đình sinh sống trên
sông phải được kiểm soát và bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường trước khi thải vào sông.
Việc phát triển mới các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đô thị, dân cư tập trung trong
lưu vực sông phải được xem xét trong tổng thể toàn lưu vực, có tính đến các yếu tố dòng
chảy, chế độ thủy văn, sức chịu tải, khả năng tự làm sạch của dòng sông và hiện trạng sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ và phát triển đô thị trên toàn lưu vực.
Việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án phát triển mới khu
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đô thị, dân cư tập trung, cơ sở sản xuất, dịch vụ có quy mô
lớn trong lưu vực phải có sự tham gia ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có sông chảy

qua.
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với bảo vệ môi trường nước trong lưu
vực sông cụ thể như sau:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên lưu vực sông có trách nhiệm:
Công khai thông tin các nguồn thải ra sông;
Kiểm soát nguồn thải vào nước sông và xử lý các trường hợp vi phạm tiêu chuẩn môi
trường;
Phối hợp với cơ quan hữu quan trong việc xác định đối tượng gây thiệt hại về môi
trường và giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường trong trường hợp đối tượng bị thiệt
hại thuộc các địa phương khác trên lưu vực.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên thượng nguồn dòng sông có trách nhiệm phối hợp với Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh trên hạ nguồn dòng sông trong việc điều tra phát hiện nguồn gây ô
nhiễm nước sông và áp dụng các biện pháp xử lý.

20


Trường hợp có thiệt hại về môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra thiệt hại
có trách nhiệm phối hợp với cơ quan hữu quan để tổ chức việc điều tra, đánh giá về mức độ
thiệt hại và yêu cầu các đối tượng gây thiệt hại phải bồi thường.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi phát sinh nguồn thải có trách nhiệm áp dụng các biện pháp
cưỡng chế buộc đối tượng gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn phải thực hiện nghĩa vụ
khắc phục và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Tổ chúc bảo vệ môi trường nước của lưu vực sông:
Việc điều phối hoạt động bảo vệ môi trường nước của lưu vực sông nằm trên địa bàn
nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được thực hiện theo quy định của Thủ tướng
Chính phủ
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên lưu vực sông có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo
vệ môi trường nước của lưu vực sông.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện quy định của Thủ tướng

Chính phủ về bảo vệ môi trường nước của lưu vực sông
b. Bảo vệ môi trường nguồn nước hồ, ao, kênh, mương, rạch
- Nguồn nước hồ, ao, kênh, mương, rạch phải được điều tra,đánh giá trữ lượng, chất
lượng và bảo vệ để điều hòa nguồn nước.
- Hồ, ao, kênh, mương, rạch trong đô thị, khu dân cư phải được quy hoạch cải tạo, bảo
vệ; tổ chức, cá nhân không được lấn chiếm, xây dựng mới các công trình, nhà ở trên mặt
nước hoặc trên bờ tiếp giáp mặt nước hồ, ao, kênh, mương, rạch đã được quy hoạch; hạn chế
tối đa việc san lấp hồ, ao trong đô thị, khu dân cư.
Chủ dự án ngăn dòng chảy kênh, mương; dự án san lấp hồ, ao, kênh, mương, rạch phải
lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật.
Không được đổ đất, đá, cát, sỏi, chất thải rắn, nước thải chưa qua xử lý đạt tiêu chuẩn môi
trường và các loại chất thải khác vào nguồn nước mặt của hồ, ao, kênh, mương, rạch.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức điều tra, đánh giá trữ lượng, chất lượng
và lập quy hoạch bảo vệ, điều hòa chế độ nước của hồ, ao, kênh, mương, rạch; lập và thực
hiện kế hoạch cải tạo hoặc di dời các khu, cụm nhà ở, công trình trên hồ, ao, kênh, mương,
rạch gây ô nhiễm môi trường,tắc nghẽn dòng chảy, suy thoái hệ sinh thái đất ngập nước và
làm mất mỹ quan đô thị.
c. Các biện pháp kiễm soát sử dụng nước
21


Ban hành tiêu chuẩn quy định về bảo vệ môi trường nước.
Ban hành và công bố áp dụng tiêu chuẩn môi trường quốc gia.
Chính phủ quy định quyền, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành và công nhận tiêu chuẩn
môi trường quốc gia phù hợp với quy định của pháp luật về tiêu chuẩn hóa.
Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố, quy định lộ trình áp dụng, hệ số khu vực, vùng,
ngành cho việc áp dụng tiêu chuẩn môi trường quốc gia phù hợp với sức chịu tải của môi
trường.
Việc điều chỉnh dụng tiêu chuẩn môi trường quốc gia được thực hiện năm năm một
lần;trường hợp cần thiết, trường hợp điều chỉnh một số tiêu chuẩn không còn phù hợp, bổ

sung các tiêu chuẩn mới có thể thực hiện sớm hơn.
Tiêu chuẩn môi trường quốc gia phải được công bố rộng rãi để tổ chức, cá nhân biết và
thực hiện.
Yêu cầu đối với tiêu chuẩn về chất lượng môi trường xung quanh :
Tiêu chuẩn về chất lượng môi trường xung quanh quy định giá trị giới hạn cho phép của
các thông số môi trường phù hợp với mục đích sử dụng thành phần môi trường, bao gồm:
Giá trị tối thiểu của các thông số môi trường bảo đảm sự sống và phát triển bình thường
của con người và sinh vật;
Giá trị tối đa cho phép của các thông số môi trường có hại để không gây ảnh hưởng xấu
đến sự sống và phát triển bình thường của con người và sinh vật.
Thông số môi trường quy định trong tiêu chuẩn về chất lượng môi trường phải chỉ dẫn cụ
thể các phương pháp chuẩn về đo đạc, lấy mẫu, phân tích để xác định thông số đó.
Yêu cầu đối với tiêu chuẩn về chất thải:
Tiêu chuẩn về chất thải phải quy định cụ thể giá trị tối đa các thông số ô nhiễm của chất
thải bảo đảm không gây hại cho con người và sinh vật.
Thông số ô nhiễm của chất thải được xác định căn cứ vào tính chất độc hại, khối lượng
chất thải phát sinh và sức chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải.
Thông số ô nhiễm quy định trong tiêu chuẩn về chất thải phải có chỉ dẫn cụ thể các
phương pháp chuẩn về lấy mẫu, đo đạc và phân tích để xác định thông số đó.
Phối hợp kiểm soát
Phối hợp chặt chẽ và nhịp nhàng giữa các cơ quan chuyên môn và các cấp chính quyền
địa phương trong quản lý môi trường nước, phân công và phân trách nhiệm rõ rang, tiến
22


hành kiểm tra sự tuân thủ các quy định và các tiêu chuẩn về môi trường đối với tất cả các
nguồn thải gây ô nhiễm môi trường nước. Tùy theo tình hình cụ thể ở mỗi địa phương mà bổ
sung thêm hoặc chi tiết hóa các quy định về bảo vệ môi trường nước.
Trong nhiều trường hợp giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường các dòng sông, các thủy
vực cần có sự phối hợp giữa các địa phương với nhau, giữa các tỉnh, thành trong khu vực,

các địa phương ở đầu nguồn nước (thượng lưu) phải có trách nhiệm đối với bảo vệ môi
trường nước ở hạ lưu.
Định kỳ quan trắc
Định kỳ tiến quan trắc đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt, phát hiện
kịp thời những nơi ô nhiễm trầm trọng và áp dụng kịp thời các biện pháp hữu hiệu để ngăn
chặn ô nhiễm. Cần phải phân tích, xác định nguyên nhân gây ô nhiễm chính xác thì mới
khắc phục được.
Thu gom, xử lý nước thải đảm bảo điều kiện vệ sinh:
Đô thị, khu dân cư tập trung phải có hệ thống thu gom riêng nước mưa và nước thải ; nước
thải sinh hoạt phải được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi đưa vào môi trường.
Nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập
trung phải được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.
Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải rắn.
Nước thải, bùn thải có yếu tố nguy hại phải được quản lý theo quy định về chất thải nguy
hại.
Hệ thống xử lý nước thải:
Đối tượng sau đây phải có hệ thống xử lý nước thải:
Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung;
Khu, cụm công nghiệp làng nghề;
Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không liên thông với hệ thống xử lý nước thải tập
trung.
Hệ thống xử lý nước thải phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
Có quy trình công nghệ phù hợp với loại hình nước thải cần xử lý;
Đủ công suất xử lý nước thải phù hợp với khối lượng nước thải phát sinh;
Xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường;

23


Cửa xả nước thải vào hệ thống tiêu thoát phải đặt ở vị trí thuận lợi cho việc kiểm tra, giám

sát;
Vận hành thường xuyên.
Chủ quản lý hệ thống xử lý nước thải phải thực hiện quan trắc định kỳ nước thải trước và
sau khi xử lý. Số liệu quan trắc được lưu giữ làm căn cứ để kiểm tra, giám sát hoạt động của
hệ thống xử lý nước thải.
Tùy theo tính chất ô nhiễm và khối lượng nước thải khác nhau mà cần chọn lựa công
nghệ thích hợp. Thông thường ,hệ thống công nghệ xử lý nước thải bao gồm kỹ thuật xử lý
bậc 1, bậc 2 và bậc 3, trong một số trường hợp cần đến kỹ thuật xử lý bậc 4. Xử lý bậc 1 và
bậc 2 (xử lý cơ học và sinh học) chủ yếu là tập trung vào việc giảm ô nhiễm cặn, vi khuẩn
và khử các chất hữu cơ dễ phân hủy. Xử lý bậc 3 thường là bước xử lý hóa học để khử phốt
pho. Trong một số trường hợp cần xử lý bậc 4 là bước tinh lọc để giảm thiểu triệt để các
chất ô nhiễm dinh dưỡng trước khi nước thải chảy vào nguồn nước mặt. Bảng 7 giới thiệu
một số phương pháp xử lý nước thải thông dụng trên thế giới .

5.3. Kiểm soát tài nguyên và môi trường nước ngầm
Để quản lý và bảo vệ nguồn nước ngầm cần thực hiện một số biện pháp sau đây:
Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn cho phép các chất chứa trong nước ngầm .
Quan trắc chất lượng và trữ lượng nước ngầm định kỳ
Kiểm soát khai thác nước ngầm.
Nghiêm cấm việc xả chất thải độc hại, nước thải vào nước ngầm.
Kiểm soát sử dụng đất.
Trợ cấp kinh phí cho hoạt động bảo vệ nước ngầm khỏi sự ô nhiễm.
a. Các biện pháp quản lý nước ngầm
- Kiểm soát chất lượng nước ngầm: Tùy theo yêu cầu sử dụng nước ngầm mà đặt ra các
tiêu chuẩn các chất ô nhiễm tối đa cho phép chứa trong nước ngầm. Định kỳ tiến hành quan
trắc chất lượng và lưu lượng nước ngầm, nếu phát hiện thấy nước ngầm bị suy thoái về lưu
lượng và chất lượng thì kịp thời tìm ra nghuyên nhân và kịp thời áp dụng các biện pháp bảo
vệ nước ngầm.
- Kiểm soát chất lượng nước ngầm: Để bảo vệ nguồn nước ngầm cần thiết lập sự kiểm
soát khai thác nước ngầm rất chặt chẽ. Bất cứ sự khai thác nước ngầm nào đều cần phải có


24


giấy phép, phải đảm bảo đúng kỹ thuật và phải nội thuế sử dụng tài nguyên nước, đặc biệt là
hạn chế khai thác nước ở vùng ven biển để ngăn chặn sự xâm nhập mặn vào đất liền.
Bảng 7. Hiệu suất của các phương pháp xử lý nước thải thông dụng
TT

Phương pháp

1

Xử lý cơ học

2

Xử lý sinh học

3

Keo tụ hóa học
Al(SO4)3
Hoặc FeCl3

4

Keo tụ hóa học
Ca(OH)2


5

Lọc nhỏ giọt Amoniăc

6

Nitrat hóa

7

Hấp thụ cacbon hoạt tính

8

Khử nito sau khi nitrat hóa

9

Trao đổi ion

10

Oxy hóa hóa học (thí dụ dùng
Cl2)

11

Tách triết

12


Thẩm thấu ngược

13

Các phương pháp khử trùng

Mục tiêu

Hiệu suất

Khử chất lơ lửng
Khử BOD5
Khử ni tơ
Khử BOD5
Khử ni tơ
Khử phốt pho
Khử kim loại nặng
Khử BOD5
Khử ni tơ
Khử phốt pho
Khử kim loại nặng
Khử BOD5
Khử Amoniac
Amoniac bị ô xy hóa
thànhnitrat
Khử COD
Khử BOD5

0,75-0,90

0,02-0,35
0,10-0,25
0,7-0,95
0,10-0,25
0,65-0,95
0,40-0,80
0,50-0,65
0,10-0,60
0,85-0,95
0,8-0,95
0,50-0,70
0,70-0,95

Khử ni tơ

0,70-0,90

0,80-0,95
0,40-0,95
0,40-0,70

Khử BOD5( thí dụ protein)
Khử ni tơ
Khử phốt pho
Khử kim loại nặng
Oxy hóa các chất độc hại
(như CN-N2)

0,20-0,40
0,80-0,95

0,80-0,95
0,90-0,95

Kim loại nặng và các chất độc

0,50-0,95

Khử chất gây ô nhiễm
Khử các vi sinh vật

0,50-0,98

Hiệu quả cao,
nhưng đắt
Hiệu quả cao,
tốn kém

- Kiểm soát đổ thải vào nước ngầm: Tuyệt đối cấm đổ thải nước bị ô nhiễm vào nước
ngầm. Cần có quy định rất chặt chẽ, nghiêm cấm xả thải nước thải công nghiệp độc hại,
nước có chứa các mầm gây bệnh vào các vùng đá vôi có hiện tượng castơ, khu vực có tầng
đất phủ mỏng và xốp, hoặc vùng đất có các vết nứt.
- Kiểm soát quy hoạch sử dụng đất : bảo vệ nguồn nước ngầm, chính quyền địa phương
cần tiến hành quy hoạch sử dụng đất để bảo vệ nguồn nước ngầm, khoanh vùng các khu có
“nhạy cảm” đối với nước ngầm, khoanh vùng không phát triển công nghiệp, các hoạt động ô
25


×