Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Giải quyết tranh chấp thương mại tại trọng tài thương mai và thực tiễn áp dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.02 KB, 16 trang )

Giải quyết tranh chấp thương mại tại trọng tài thương mai và thực tiễn áp dụng

A. Đặt vấn đề:
Xã hội ngày càng phát triển, quan hệ thương mại ngày càng trở nên đa dạng và phức
tạp. Chính vì vậy, tranh chấp thương mại là điều không thể tránh khỏi và cần được quan tâm
giải quyết kịp thời. Tuy nhiên, vấn đề giải quyết tranh chấp thương mại là vấn đề vô cùng
phức tạp, do tham gia vào các quan hệ này có nhiều chủ thể với những địa vị pháp lý
không giống nhau, thuộc những hệ thống pháp luật khác nhau... Pháp luật Việt Nam nói
chung cũng như pháp luật thương mại Việt Nam nói riêng đã quy định nhiều hình thức
giải quyết tranh chấp như: thương lượng, hòa giải, tòa án hay trọng tài. Do đó, việc lựa
chọn được một phương thức giải quyết tranh chấp hợp lý là một vấn đề có ý nghĩa quyết
định, quan trọng trong việc đảm bảo và thúc đẩy các hoạt động thương mại quốc tế phát
triển thuận lợi. Chính vì vậy, nhóm chúng em quyết định tìm hiểu về hình thức giải quyết
tranh chấp tại trọng tài thương mại và chọn đề bài: “TM2.NT2-7. Giải quyết tranh chấp
thương mại tại trọng tài thương mại và thực tiễn áp dụng”.
B. Giải quyết vấn đề:
I. Một số vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp thương mại tại trọng tài
thương mại.
1. Trọng tài thương mại.
1.1 Khái niệm trọng tài thương mại.
Theo khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003: “Trọng tài thương mại là
phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được các bên
thoả thuận và được tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định”.
Còn theo quy định của Luật trọng tài thương mại năm 2010 có hiệu lực thi hành từ ngày
1/1/2011 quy định: ““Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các
bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này”.
Nói tóm lại, trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại không
mang ý chí quyền lực nhà nước ( không nhân danh quyền lực nhà nước như phán quyết
của toà án ) mà chủ yếu được giải quyết dựa trên phán quyết của trọng tài thương mại
(được các bên lựa chọn) theo thủ tục linh hoạt, mềm dẻo. Ngoài ra, phương thức giải
quyết tranh chấp thương mại này còn đảm bảo tối đa uy tín cũng như bí mật của các bên


tranh chấp , góp phần củng cố và duy trì mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa các bên.
1.2 Vai trò của trọng tài trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại.

-1-


Giải quyết tranh chấp thương mại tại trọng tài thương mai và thực tiễn áp dụng

Thứ nhất, cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài rất tôn trọng ý chí của các bên. Các
bên có quyền lựa chọn trọng tài viên, chọn thủ tục trọng tài nhằm giải quyết một cách có
hiệu quả nhất tranh chấp mà ít tốn chi phí về mặt thời gian cũng như tài chính.
Thứ hai, cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có tính ràng buộc các bên đương sự
về mặt pháp lý. Điều đó làm cho cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài hữu hiệu hơn
biện pháp hoà giải hay thương lượng. Hoà giải hay thương lượng chỉ mang tính chất
khuyến nghị chứ không có tính ràng buộc thực hiện về mặt pháp lý đối với các bên tranh
chấp. Còn quyết định trọng tài mang hiệu lực pháp luật, các bên có nghĩa vụ phải thi
hành.
Thứ ba, cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài linh hoạt hơn toà án. Trong cơ chế
giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, các trọng tài viên được các bên lựa chọn có quyền
xét xử và ra các quyết định xét xử một cách hoàn toàn độc lập trên cơ sở chứng cứ, tài
liệu mà các bên cung cấp hoặc có được bằng con đường khác. Điều này khiến cho người
ta liên tưởng tới tố tụng toà án. Nhưng về bản chất quyền lực của trọng tài và toà án khác
hẳn nhau. Toà án đại diện cho quyền lực nhà nước còn trọng tài đại diện cho ý chí của
các bên đương sự. Do đó, trong tố tụng trọng tài, các bên có quyền tự do lựa chọn trọng
tài viên, lựa chọn cơ quan trọng tài giải quyết khi có tranh chấp. Nhưng trong tố tụng toà
án, các bên không có quyền lựa chọn thẩm phán, không có quyền lựa chọn toà án xét xử
cho mình.
Thứ tư, tố tụng trọng tài thường nhanh chóng hơn so với tố tụng toà án. Đặc điểm của tố
tụng trọng tài là chỉ xét xử một lần và phán quyết có giá trị chung thẩm, chỉ trong một số
trường hợp đặc biệt thì toà án mới xem xét lại quyết định trọng tài. Đối với các tranh

chấp thương mại thì sự nhanh gọn của hình thức giải quyết này là một lý do các bên tranh
chấp thường hay chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp.
Thứ năm, trọng tài hoạt động theo nguyên tắc xử kín tức là không cần phải đưa các vấn
đề tranh chấp. Trọng tài không cần phải xét xử công khai như toà án nếu các bên yêu cầu
(khoản 4 điều 3 Luật trọng tài thương mại 2010). Nhờ vậy mà có thể giữ được bí mật
những chi tiết, số liệu, thông tin cụ thể mà các bên tranh chấp không muốn công khai,
giúp tránh được những hậu quả và thiệt hại sau này cho các bên tranh chấp. Chính vì vậy
mà các bên tranh chấp thường chọn biện pháp trọng tài để giải quyết những tranh chấp về
thương mại.
2. Các hình thức trọng tài thương mại.
2.1 Trọng tài vụ việc

-2-


Giải quyết tranh chấp thương mại tại trọng tài thương mai và thực tiễn áp dụng

Trọng tài vụ việc là phương thức trọng tài do các bên tranh chấp thoả thuận thành lập để
giải quyết vụ tranh chấp giữa các bên và trọng tài sẽ tụ chấm dứt tồn tại khi giải quyết
xong vụ việc.
Bản chất của trọng tài vụ việc được thể hiện qua các đặc trưng cơ bản sau đây:
- Trọng tài vụ việc chỉ được thành lập khi phát sinh tranh chấp và tự chấm dứt hoạt động
(tự giải thể ) khi giải quyết xong tranh chấp.
- Trọng tài vụ việc không có trụ sở thường trực , không có bộ máy diều hành (vì chỉ
được thành lập để giải quyết vụ tranh chấp theo sự thoả thuận của các bên ) và không có
danh sách trọng tài viên riêng.
- Trọng tài vụ việc không có quy tắc tố tụng dành riêng cho mình.
2.2 Trọng tài thường trực
Ở các nước trên thế giới, trọng tài thường trực thường được tổ chức dưới những hình
thức đa dạng như: các trung tâm trọng tài, các hiệp hội trọng tài hay các viện trọng tài,

nhưng chủ yếu và phổ biến được tổ chức dưới dạng trung tâm trọng tài.
Theo pháp luật Việt Nam, trọng tài thường trực được tổ chức dưới dạng các trung tâm
trọng tài.Trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, có tư cách pháp nhân, có con dấu,
có tài khoản riêng và trụ sở giao dịch ổn định.
Các trung tâm trọng tài có một số đặc trưng cơ bản sau đây:
- Các trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, không nằm trong hệ thống cơ quan
nhà nước.
- Các trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân , tồn tại độc lập với nhau.
- Tổ chức và quản lý ở các trung tâm trọng tài rất đơn giản, gọn nhẹ.
- Mỗi trung tâm trọng tài tự quyết định về lĩnh vực hoạt động và có quy tắc tố tụng riêng.
- Hoạt động xét xử của trung tâm trọng tài được tiến hành bởi các trọng tài viên của
trung tâm.
3. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại tại trọng tài thương mại
Pháp lệnh Trọng tài Thương mại năm 2003 tuy có quy định quy định nguyên tắc giải
quyết tranh chấp tại trọng tại nhưng chưa quy định rõ ràng tại điều 3 và để các nguyên tắc
rải rác trong các điều luật khác thì Luật Trọng tài Thương mại năm 2010 đã khắc phục
nhược điểm này với việc quy định 5 nguyên tắc rất rõ ràng tại điều 4:
3.1 Nguyên tắc: Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu
thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội
Nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của các bên tham gia tranh chấp là một trong những
nguyên tắc tiên quyết của việc áp dụng hình thức trọng tài thương mại. Theo khoản 2
-3-


Giải quyết tranh chấp thương mại tại trọng tài thương mai và thực tiễn áp dụng

Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010, thỏa thuận trọng tài : “là thỏa thuận giữa các
bên về việc giải quyết bằng trọng tài các các vụ tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát
sinh trong trong hoạt động thương mại”. Các bên tranh chấp có quyền thỏa thuận với
nhau về nhiều vấn đề liên quan đến thủ tục giải quyết tranh chấp mà trọng tài viên phải

tôn trọng, miễn là các thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.
Có thể thấy rằng, thông qua thỏa thuận trọng tài, quyền hạn của hội đồng trọng tài trong
việc giải quyết tranh chấp là do các bên giao cho họ. Cụ thể như:
-

Các bên thỏa thuận chọn trung tâm trọng nào nào, hình thức trọng tài nào thì chỉ

có trung tâm trọng tài đó và hình thức trọng tài đó có thẩm quyền giải quyết.
-

Các bên lựa chọn trọng tài viên nào thì trọng tài viên đó có quyền giải quyết.

-

Các bên thỏa thuận vụ tranh chấp do một trọng tài viên duy nhất giải quyết thì chỉ

có trọng tài viên duy nhất đó có quyền giải quyết.
-

Các bên có quyền thỏa thuận địa điểm giải quyết vụ tranh chấp.

-

Các bên có quyền thỏa thuận thời hạn thực hiện các thủ tục cần thiết cho việc giải
quyết.

-

Các bên có quyền thỏa thuận thời gian mở phiên họp giải quyết vụ tranh chấp.
3.2 Nguyên tắc: Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo

quy định của pháp luật

Trong quá trình giải quyết tranh chấp, không ai có quyền can thiệp vào hoạt động của
trọng tài viên. Một vụ tranh chấp gồm 3 trọng tài viên tiến hành xét xử thì các trọng tài
viên hoàn toàn bình đẳng với nhau, xét xử độc lập căn cứ vào các điều khoản của hợp
đồng và pháp luật hiện hành. Phán quyết của trọng tài được thông qua theo nguyên tắc đa
số. Trong trường hợp một trọng tài viên không đồng ý với nội dung phán quyết - một
phần hay toàn bộ thì trọng tài viên này được quyền bảo lưu ý kiến của mình trong biên
bản.Trong quá trình giải quyết tranh chấp trọng tài viên phải thông báo công khai và kịp
thời những việc có thể gây nghi ngờ về tính khách quan vô tư của mình. Khi giả quyết
tranh chấp kinh tế, trọng tài viên phải căn cứ vào tình tiết các vụ tranh chấp, phải xác
minh sự việc nếu thấy cần thiết. Không ai có quyền chỉ đạo can thiệp vào việc giải quyết
tranh chấp của trọng tài viên.Khi giải quyết tranh chấp thương mại theo thủ tục trọng tài,
trọng tài viên phải căn cứ vào pháp luật vì nếu trọng tài viên không căn cứ vào pháp luật,
nhận hối lộ hoặc có hành vi vi phạm đạo đức trọng tài viên thì các bên có quyền yêu cầu
thay đổi trọng tài viên. Chỉ có căn cứ vào pháp luật, trọng tài viên mới giải quyết được
các tranh chấp một cách vô tư, khách quan, có như vậy mới được các nhà kinh doanh tín

-4-


Giải quyết tranh chấp thương mại tại trọng tài thương mai và thực tiễn áp dụng

nhiệm. Đây là nguyên tắc rất quan trọng, để giải quyết một cách công bằng, hợp lý, bảo
vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên.
3.3 Nguyên tắc: Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các
quyền và nghĩa vụ của mình.
Các bên tranh chấp bình đẳng với nhau trong việc bãi miện hoặc lựa chọn trọng tài viên,
trong việc lựa chọn địa điểm tiến hành tố tụng, trong việc đưa đơn yêu cầu về đơn biện

minh đối với yêu cầu của phía bên kia, cũng như mọi chứng cứ tài liệu khác mà các bên
cho là cần thiết để chứng minh yêu cầu hay bác đơn yêu cầu của bên kia, trong việc nhận
thông tin từ trọng tài và phía bên kia. Tất cả thông tin tài liệu do một bên cung cấp cho
trọng tài đều phải thông báo cho phía bên kia. Mọi biện pháp, quyết định của trọng tài
tiến hành trong quá trình giải quyết tranh chấp đều phải đảm bảo sự bình đẳng giữa các
bên tranh chấp.
3.4 Nguyên tắc: Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành
không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Trọng tài là một tiến trình giải quyết tranh chấp có tính riêng biệt. Hầu hết pháp luật về
trọng tài của các nước đều thừa nhận nguyên tắc trọng tài xử kín. Tính bí mật thể hiện rõ
ở nội dung tranh chấp và danh tính của các bên được giữ kín, đáp ứng nhu cầu tin cậy
trong quan hệ thương mại. Điều đó có ý nghĩa lớn trong điều kiện cạnh tranh. Các buổi
họp xét xử của trọng tài cơ sở thoả thuận của các bên có thể tiến hành trong phòng mà ở
đó ngoài trọng tài viên và các đương sự thì những người không có trách nhiệm hoặc liên
quan không có mặt. Trọng tài viên có trách nhiệm phải đảm bảo bí mật mọi vấn đề liên
quan. Đây là ưu điểm đối với những doanh nghiệp không muốn các chi tiết trong vụ tranh
chấp của mình bị đem ra công khai, tiết lộ trước Tòa án (hoặc công chúng) - điều mà các
doanh nghiệp luôn coi là tối kỵ trong hoạt động kinh doanh của mình. Quyết định của
trọng tài chỉ được công bố công khai nếu các bên đồng ý?
3.5 Nguyên tắc: Phán quyết trọng tài là chung thẩm
Việc giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài thương mại có ưu điểm nổi bật so với
Tòa án ở chỗ nhanh gọn, kín đáo và phán quyết của trọng tài là có giá trị chung thẩm, tức
có hiệu lực cuối cùng. Trong khi Tòa án xử thì phải 2 - 3 lần, từ sơ thẩm đến phúc thẩm,
rồi còn thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, rồi còn khiếu nại, khiếu kiện và còn có sự tham
gia của nhiều cơ quan khác (như Viện kiểm sát...). Còn cách thức giải quyết bằng trọng
tài lại hết sức đơn giản và linh động. Tính chung thẩm của quyết định trọng tài không chỉ
có giá trị bắt buộc đối với các bên đương sự mà nó còn khiến các bên không thể chống án
-5-



Giải quyết tranh chấp thương mại tại trọng tài thương mai và thực tiễn áp dụng

hay kháng cáo. Xét xử tại trọng tài chỉ có một cấp xét xử. Khi tuyên phán quyết xong, Uỷ
ban Trọng tài (Hội đồng trọng tài) hoàn thành nhiệm vụ và chấm dứt sự tồn tại của mình.
Những ưu điểm này đặc biệt quan trọng đối với hoạt động đầu tư thương mại. Chính
những ưu điểm đó bảo đảm rằng nếu các bên ưu tiên giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
thì các nhà đầu tư sẽ giảm rủi ro cho bên nước ngoài khi quyết định tham gia đầu tư
thương mại tại Việt Nam; tạo thuận lợi cho các bên nước ngoài và cả bên Việt Nam
thông qua việc giải quyết tranh chấp tại Việt Nam.
Quyết định trọng tài được thực hiện ngay, đáp ứng yêu cầu khôi phục nhanh những tổn
thất về tiền, hàng trong kinh doanh thương mại. Quyết định trọng tài là quyết định cuối
cùng và có hiệu lực pháp luật, như bản án của Toà án. Tuy là chung thẩm, nhưng tố tụng
trọng tài không đặt vấn đề cưỡng chế thi hành, nên bên đương sự nào không chấp nhận
phán quyết của trọng tài thì có thể kiện ra Toà kinh tế theo thủ tục giải quyết các vụ án.
4. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại của trọng tài thương mại
So với pháp lệnh Trọng trài thương mại năm 2003, thẩm quyền của trọng tài thương mại
đã được mở rộng. Cụ thể
-

Về phạm vi thẩm quyền:

Theo quy định tại Điều 2 của Luật Trọng tài thương mại, Trọng tài có thẩm quyền giải
quyết các tranh chấp sau:
a. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại;
b. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại;
c. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.
Luật đã khắc phục những hạn chế của Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003, khắc
phục việc phân định không rõ ràng phạm vi thẩm quyền của Trọng tài đối với các tranh
chấp thương mại, trên cơ sở đó bảo đảm sự tương thích giữa các văn bản pháp luật hiện
hành như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật thương mại, Luật Đầu tư và các

luật chuyên ngành. Như vậy, ngoài việc có thẩm quyền đối với các tranh chấp phát sinh
từ hoạt động thương mại, Luật còn để mở khả năng trọng tài có thẩm quyền giải quyết
các tranh chấp không phát sinh từ hoạt động thương mại nhưng được pháp luật có liên
quan quy định sẽ được giải quyết bằng trọng tài.
-

Về chủ thể tranh chấp:

Luật không có giới hạn về phạm vi chủ thể tranh chấp. Tổ chức, cá nhân bất kỳ đều có
thể thỏa thuận lựa chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp miễn là lĩnh vực tranh chấp
phát sinh từ hoạt động thương mại. Trong khi đó, theo Pháp lệnh Trọng tài thương mại

-6-


Giải quyết tranh chấp thương mại tại trọng tài thương mai và thực tiễn áp dụng

năm 2003, chỉ có tổ chức kinh doanh hoặc cá nhân kinh doanh mới có quyền lựa chọn
trọng tài.
Thực tiễn cho thấy, việc giới hạn phạm vi chủ thể tranh chấp chỉ bao gồm “tổ chức kinh
doanh” và “cá nhân kinh doanh” khiến các bên tranh chấp và các trung tâm trọng tài gặp
nhiều khó khăn, vướng mắc. Thứ nhất, về thuật ngữ “cá nhân kinh doanh”. Do Pháp lệnh
và các văn bản hướng dẫn thi hành Pháp lệnh không giải thích thế nào là “cá nhân kinh
doanh” nên có nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ này. Có quan điểm cho rằng, bất
kỳ một cá nhân nào bỏ vốn ra để đầu tư, kinh doanh không phân biệt phạm vi và quy mô
kinh doanh đều được gọi là cá nhân kinh doanh. Tuy nhiên, quan điểm khác lại cho rằng
để được gọi là “cá nhân kinh doanh” thì cá nhân đó phải có đăng ký kinh doanh. Thứ
hai, về thuật ngữ “tổ chức kinh doanh”. Trong thực tế, có rất nhiều tổ chức không phải là
tổ chức kinh doanh như các ban quản lý dự án, cơ quan hành chính sự nghiệp tham gia
đấu thầu hoặc giao kết các hợp đồng, kể cả các hợp đồng mua sắm chính phủ, trong đó sử

dụng trọng tài theo khuyến nghị của các nhà tài trợ, định chế tài chính quốc tế như Ngân
hàng thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á v.v.... và trên thế giới các chủ thể này hoàn
toàn có quyền lựa chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp, tuy nhiên tại Việt Nam lại
không được phép lựa chọn trọng tài vì không phải là tổ chức, cá nhân kinh doanh. Ngoài
ra, với sự xuất hiện của Luật Đầu tư năm 2005, trong đó xác định trọng tài có thẩm quyền
giải quyết các tranh chấp mà một bên chủ thể là cơ quan quản lý Nhà nước nên quy định
của Pháp lệnh trọng tài năm 2003 đã không còn phù hợp nữa.
Những điểm bất cập trên đã khiến các trung tâm trọng tài phải từ chối giải quyết nhiều vụ
tranh chấp do các bên tranh chấp không phải là tổ chức kinh doanh hoặc cá nhân kinh
doanh. Tuy nhiên, Luật Trọng tài thương mại đã dỡ bỏ những hạn chế và bất cập trên.
Với việc mở rộng thẩm quyền của trọng tài, số vụ tranh chấp đưa ra trọng tài sẽ nhiều
hơn trong thời gian tới.
5. Trình tự giải quyết tranh chấp thương mại tại trọng tài thương mại
5.1 Nộp đơn và thụ lí đơn
Trường hợp giải quyết tại trung tâm trọng tài, nguyên đơn phải gửi đơn kiện gửi đến
đúng trung tâm trọng tài mà các bên đã thỏa thuận lựa chọn. Nội dung chủ yếu của đơn
kiện bao gồm ngày, tháng, năm viết đơn; tên và địa chỉ các bên, tóm tắt nội dung vụ việc
tranh chấp,...trọng tài viên mà nguyên đơn chọn hoặc đề nghị chỉ định trọng tài viên.
Kèm theo đơn kiện, nguyên đơn phải có thỏa thuận trọng tài, bản chính hoặc bản sao các
tài liệu liên quan.Đơn kiện phải được gửi đến trung tâm trọng tài trong thời hiệu khởi
kiện mà pháp luật quy định là 2 năm kể từ thời điểm quyền và lợi ích bị xâm phạm trừ
-7-


Giải quyết tranh chấp thương mại tại trọng tài thương mai và thực tiễn áp dụng

trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác.Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận
được đơn kiện và các tài liệu kèm theo của bên nguyên đơn, bị đơn phải gửi bản tự bảo
vệ cho trung tâm trọng tài. Trong bản tự bảo vệ, bị đơn đưa ra các lí lẽ và chứng cứ để tự
bảo vệ và chọn trọng tài viên trong danh sách trọng tài viên của trung tâm trọng tài.

Trường hợp giải quyết bằng trọng tài vụ việc, nguyên đơn phải gửi đơn kiện cho bị đơn.
Trọng tài viên do nguyên đơn chọn có thể là trọng tài viên ngoài danh sách hoặc trong
danh sách trọng tài viên của bất kì trung tâm trọng tài nào của Việt Nam.Nội dung và thời
gian nộp đơn cũng phải tuân theo quy định của pháp luật. Bị đơn phải gửi cho nguyên
đơn và trọng tài viên bản tự bảo vệ, tên và địa chỉ của người mà mình chọn làm trọng tài
viên.
Bị đơn có quyền kiện lại nguyên đơn về những vấn đề có liên quan đến vụ tranh chấp.
Đơn kiện lại của bị đơn phải được gửi cho Trung tâm trọng tài, hoặc hội đồng trọng tài và
nguyên đơn nếugiair quyết bằng trọng tài vu việc. Đơn kiện lại phải được nộp cùng thời
điểm nộp bản tự bảo vệ. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn kiện lại,
nguyên đơn phải gửi bản tự bảo vệ cho Trung tâm trọng tài hoặc hội đồng trọng tài và bị
đơn.
Trước khi Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài, các bên có quyền rút đơn kiện.
Trong quá trình tố tụng trọng tài, các bên có thể sửa đổi, bổ sung đơn kiện hoặc bản tự
bảo vệ nếu Hội đồng trọng tài chấp nhận.
5.2 Thành lập hội đồng trọng tài, lựa chọn trọng tài viên
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày các trọng tài viên được nguyên đơn và bị đơn lựa chọn
(nếu bị đơn không lựa chọn hoặc có đề nghị thì Chủ tịch trung tâm trọng tài chỉ định
trọng tài viên cho bị đơn), các trọng tài viên bầu một trọng tài viên khác là chủ tịch hội
đồng trọng viên. Nếu quá thời hạn trên, các trọng tài viên không lựa chọn được thì chủ
tịch trung tâm trọng tài chỉ định chủ tịch hội đồng trọng tài.
Nếu các bên có thỏa thuận thì có thể cùng chọn ra một trọng tài viên duy nhất để giải
quyết tranh chấp. Trong thời hạn 30 ngày nếu không lựa chọn được có thể yêu cầu chủ
tịch trung tâm trọng tài chỉ định trọng tài viên duy nhất.
Có thể thay đổi trọng tài viên nếu trong quá trình tố tụng, có trọng tài viên không thể tiếp
tục tham gia hoặc các trọng tài viên thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1
Điều 42 Luật trọng tài thương mại, đó là:
“a) Trọng tài viên là người thân thích hoặc là người đại diện của một bên;
b) Trọng tài viên có lợi ích liên quan trong vụ tranh chấp;
c) Có căn cứ rõ ràng cho thấy Trọng tài viên không vô tư, khách quan;

-8-


Giải quyết tranh chấp thương mại tại trọng tài thương mai và thực tiễn áp dụng

d) Đã là hòa giải viên, người đại diện, luật sư của bất cứ bên nào trước khi đưa vụ tranh
chấp đó ra giải quyết tại trọng tài, trừ trường hợp được các bên chấp thuận bằng văn
bản”.
Nếu Hội đồng trọng tài chưa được thành lập, việc thay đổi Trọng tài viên do Chủ tịch
Trung tâm trọng tài quyết định. Nếu Hội đồng trọng tài đã được thành lập, việc thay đổi
trọng tài viên do các thành viên còn lại của hội đồng trọng tài quyết định. Trong trường
hợp không quyết định được hoặc các trọng tài viên từ chối giải quyết tranh chấp thì chủ
tịch trung tâm trọng tài quyết định.
Đối với trường hợp giải quyết tranh chấp tại trọng tài vụ việc, trình tự thành lập hội đồng
trọng tài tương tự như trên. Tuy nhiên, trong trường hợp này, việc thành lập hội đồng
trọng tài có sự giúp đỡ của tòa án có thẩm quyền. Cụ thể:
Hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày bị đơn nhận được đơn khởi kiện mà bị đơn không thông
báo cho nguyên đơn tên của trọng tài viên mình chọn thì nguyên đơn có quyền yêu cầu
tòa án chỉ định trọng tài viên cho bị đơn.
Hết thời hạn 15 ngày kể từ ngày các bên chọn được trong tài viên, các trọng tài viên
không lựa chọn được trọng tài viên làm chủ tịch hội đồng trọng tài thì các bên có quyền
yêu cầu tòa án chỉ định.
Nếu các bên thỏa thuận lựa chọn một trọng tài viên duy nhất giải quyết tranh chấp mà
không lựa chọn được thì có quyền yêu cầu tòa án chỉ định.
5.3 Công tác điều tra trước khi xét xử
Trước hết, hội đồng trọng tài nghiên cứu hồ sơ, xác minh sự việc bằng cách hình thức
thích hợp, có thể gặp và trao đổi với các bên và có thể tìm hiểu vụ việc từ người thứ ba.
Hội đồng trọng tài có quyền yêu cầu các bên cung cấp chứng cứ liên quan. Trong trường
hợp cần thiết, hội đồng trọng tài có thể tự mình thu thập chứng cứ, mời giám định theo
yêu cầu của các bên và thông báo cho các bên, gửi văn bản đề nghị Toà án có thẩm quyền

yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu liên quan đến vụ tranh chấp.
5.4. Phiên họp giải quyết tranh chấp
Hội đồng trọng tài quyết định thời gian, địa điểm mở phiên họp giải quyết tranh chấp và
phải gửi giấy triệu tập tới các bên chậm nhất 30 ngày trước ngày diễn ra phiên họp.
Phiên họp giải quyết tranh chấp được tiến hành công khai trừ trường hợp các bên có thỏa
thuận khác. Các bên có thể ủy quyền cho người đại diện tham gia phiên họp, có quyền
mời luật sư và nhân chứng.
Nếu nguyên đơn vắng mặt không có lí do chính đáng hoặc bỏ phiên họp mà hội đồng
trọng tài không đồng ý thì coi như rút đơn kiện. Bị đơn có thể yêu cầu hội đồng trọng tài
-9-


Giải quyết tranh chấp thương mại tại trọng tài thương mai và thực tiễn áp dụng

tiếp tục giải quyết hoặc có đơn kiện lại, tức là hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp
theo yêu cầu của bị đơn. Trong trường hợp bị đơn vắng mặt không có lí do chính đáng
hoặc bỏ phiên họp không có sự đồng ý của hội đồng trọng tài thì phiên họp vẫn được tiến
hành. Hội đồng trọng tài vẫn giải quyết tranh chấp mà không cần các bên có mặt nếu các
bên yêu cầu như vậy. Phiên họp có thể được hoãn nếu các bên có lí do chính đáng và hội
đồng trọng tài xem xét có chấp nhận yêu cầu hay không.
Kết thúc quá trình giải quyết tranh chấp, hội đồng trọng tài phải đưa ra phán quyết trọng
tài nhằm giải quyết chung thẩm các vấn đề được đưa ra. Phán quyết trọng tài được biểu
quyết theo nguyên tắc đa số. Phán quyết có thể được công bố tại phiên họp hoặc sau đó
nhưng chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc phiên họp cuối cùng. Phán quyết của
trọng tài có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra phán
quyết, theo yêu cầu của một bên hoặc hội đồng trọng tài chủ động sửa chữa lỗi chính tả
hoặc số liệu trong phán quyết, ra phán quyết bổ sung; một bên có quyền yêu cầu hội đồng
trọng tài giải thích nội dung phán quyết.
5.5 Hủy, thi hành phán quyết trọng tài
Hết thời hạn thi hành phán quyết trọng tài, nếu một bên không tự nguyện thi hành và

cũng không yêu cầu hủy phán quyết thì bên được thi hành có quyền làm đơn yêu cầu cơ
quan thi hành án dân sự thi hành phán quyết trọng tài.
Một trong các bên có quyền yêu cầu Tòa án hủy phán quyết trọng tài nếu phán quyết
trọng tài thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 68 Luật trọng tài thương
mại, đó là:
“a) Không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu;
b) Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả
thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật này;
c) Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trường hợp phán
quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì nội dung
đó bị huỷ;
d) Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết
là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh
chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài;
đ) Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”
Như vậy, phán quyết trọng tài sẽ được cưỡng chế thi hành khi không có đơn yêu cầu hủy
phán quyết trọng tài, hoặc có quyết định không hủy phán quyết trọng tài của tòa án.

- 10 -


Giải quyết tranh chấp thương mại tại trọng tài thương mai và thực tiễn áp dụng

II. Thực tiễn áp dụng vấn đề giải quyết tranh chấp thương mại tại trọng tài
thương mại:
1. Ưu điểm khi giải quyết tranh chấp thương mại tài trọng tài thương mại
Thực tiễn hoạt động giải quyết tranh chấp kinh doanh - thương mại bằng Trọng tài cho
thấy có một số ưu điểm sau:
Thứ nhất, quyết định của Trọng tài là chung thẩm và vì vậy nó có giá trị bắt buộc đối với
các bên, các bên không thể chống án hay kháng cáo. Việc xét xử tại Trọng tài chỉ diễn ra

ở một cấp xét xử, đó cũng chính là điều khác biệt cơ bản so với xét xử tại Tòa án bởi
thông thường xét xử tại Tòa án diễn ra ở hai cấp. Hội đồng trọng tài sau khi tuyên phán
quyết xong là đã hoàn thành nhiệm vụ của mình và chấm dứt sự tồn tại.
Thứ hai, hoạt động của Trọng tài diễn ra liên tục vì Hội đồng Trọng tài xét xử vụ kiện là
do các bên thỏa thuận lựa chọn, hoặc được chỉ định để giải quyết vụ kiện, do đó các trọng
tài viên là người theo vụ kiện từ đầu đến cuối, vì vậy họ có điều kiện để nắm bắt và tìm
hiểu thấu đáo các tình tiết của vụ/việc. Chính điều này có lợi ngay cả khi các bên muốn
hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán, trọng tài có thể hỗ trợ các bên
đạt tới một thỏa thuận, điều mà ít khi xảy ra ở Tòa án.
Thứ ba, trọng tài xét xử bí mật bởi tiến trình giải quyết của Trọng tài có tính riêng biệt.
Hầu hết các quy định pháp luật về Trọng tài của các quốc gia đều thừa nhận nguyên tắc
Trọng tài xử kín nếu các bên không có thỏa thuận khác. Đây là một ưu điểm quan trọng
bởi các doanh nghiệp không muốn các chi tiết của vụ tranh chấp bị đem ra công khai
trước Tòa án, điều mà các doanh nghiệp luôn coi là tối kỵ trong hoạt động kinh doanh
của mình.
Thứ tư, khi xét xử, Trọng tài cho phép các bên được sử dụng kinh nghiệm của các
chuyên gia và điều này được thể hiện ở quyền chọn Trọng tài viên của các bên. Các bên
có thể chọn một Hội đồng Trọng tài dựa trên trình độ, năng lực, sự hiểu biết vững vàng
của họ về pháp luật thương mại quốc tế, về các lĩnh vực chuyên biệt như licensing,
leasing, xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, sở hữu trí tuệ, chứng khoán…
Thứ năm, hoạt động xét xử của Trọng tài liên tục do đó tiết kiệm thời gian, chi phí và
tiền bạc cho doanh nghiệp. Trong khi đó giải quyết tranh chấp bằng Tòa án thường rất
khó đạt được điều này bởi Tòa án phải giải quyết nhiều tranh chấp cùng một lúc, do đó
tình trạng án tồn đọng là điều không thể tránh khỏi.
Thứ sáu, giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thể hiện tính năng động, linh hoạt và mềm
dẻo, do đó dễ thích ứng hơn so với giải quyết tranh chấp bằng Tòa án. Tòa án khi xét xử
phải tuân thủ một cách đầy đủ và nghiêm ngặt các quy định có tính chất quy trình, thủ
- 11 -



Giải quyết tranh chấp thương mại tại trọng tài thương mai và thực tiễn áp dụng

tục, trình tự được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự 2004 và các văn bản hướng dẫn
liên quan.
Thực tiễn cho thấy giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài VIAC thường kéo dài tối đa là 6
tháng, trong khi đó giải quyết tranh chấp tại Tòa án có trường hợp kéo dài mấy năm.
Thứ bảy, việc xét xử tranh chấp bằng Trọng tài đảm bảo tính bí mật cao và vì vậy sẽ
tránh cho các bên nguy cơ làm tổn thương đến mối quan hệ hợp tác làm ăn vốn có, trong
khi đó việc xét xử công khai tại Tòa án thường dễ làm cho các bên rơi vào thế đối đầu
nhau với kết cục là một bên được thừa nhận như một người chiến thắng, còn bên kia thấy
mình là một kẻ thua cuộc.
Việc xét xử tranh chấp bằng Trọng tài trên thực tế đã làm giảm đáng kể mức độ xung đột,
căng thẳng của những bất đồng bởi nó diễn ra trong một không gian kín, nhẹ nhàng,
mang nặng tính trao đổi để tìm ra sự thật khách quan của vụ/việc. Đó chính là những yếu
tố tạo điều kiện để các bên duy trì được quan hệ đối tác, quan hệ thiện chí đối với nhau.
Hơn nữa, sự tự nguyện thi hành quyết định của một bên sẽ làm cho bên kia có sự tin
tưởng tốt hơn trong quan hệ làm ăn có thể diễn ra trong tương lai.
2. Hạn chế của pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp thương mại tại
trọng tài thương mại
- Thứ nhất, về phía các trung tâm trọng tài: Theo kết quả nghiên cứu về sự cần thiết và
việc sử dụng trọng tài trong giải quyết tranh chấp thương mại Việt Nam do Bộ tư pháp
tiến hành mới đây cho thấy có đến 75% ý kiến cho rằng cần thiết thành lập trung tâm
trọng tài, tuy nhiên, hiện nay trên cả nước mới có 6 trung tâm trọng tài (3 trung tâm tại
Hà Nội, 2 trung tâm tại Thành phố Hồ Chí Minh, 1 trung tâm tại Cần Thơ). Thực ra trước
đó cũng có 1 trung tâm trọng tài tại Bắc Giang, tuy nhiên trung tâm này thành lập ra do
khó khăn về trụ sở rồi cũng giải tán. Tuy nhiên, ngoài Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt
Nam (bên cạnh Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam) là còn có doanh nghiệp gõ
cửa, các trung tâm trọng tài khác hầu như “ngồi chơi xơi nước”.
- Thứ hai, về phía các doanh nghiệp:
 Theo tài liệu thống kê, có tới 84% doanh nghiệp không biết đến việc giải quyết

tranh chấp bằng trọng tài. Điều này cũng dễ hiệu bởi còn nhiều doanh nghiệp Việt Nam
kinh doanh theo lối cũ, khi xảy ra tranh chấp thì “nhờ” cơ quan chủ quản hoặc Bộ chủ
quản giải quyết.
 Bên cạnh đó, các doanh nghiệp thương mất lòng tin vào trọng tài. Theo thống kê
của Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam, trong khoảng 2 năm trở lại đây, trong các vụ
tranh chấp thương mại, có đến gần 60% vụ việc xảy ra giữa các doanh nghiệp trong nước
- 12 -


Giải quyết tranh chấp thương mại tại trọng tài thương mai và thực tiễn áp dụng

với các đối tác nước ngoài. Và doanh nghiệp Việt Nam thường thua thiệt trước các doanh
nghiệp nước ngoài do thiếu kinh nghiệm thương trường.
 Cứ tranh chấp là ra tòa. Phần lớn các vụ tranh chấp thương mại các bên đều đưa ra
tòa án chứ không qua trọng tài thương mại vì chưa thực sự tin tưởng. Trên thế giới, giải
quyết tranh chấp thương mại thông qua trọng tài là phương thức được các doanh nghiệp
ưa chuộng nhất. Tuy nhiên ở Việt Nam, rất ít doanh nghiệp biết đến trọng tài kinh tế.
Theo thống kê của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), trong khi Toà kinh tế
Hà Nội trong năm 2007 phải xử gần 9.000 vụ án, trong đó có khoảng 300 vụ án kinh tế
và Toà kinh tế thành phố Hồ Chí Minh phải xử gần 42.000 vụ án các loại, trong đó có
1.000 vụ án kinh tế, thì VIAC cũng chỉ tiếp nhận khoảng 30 vụ. Tính trung bình mỗi
trọng tài viên của VIAC chỉ xử 0, 25 vụ một năm, trong khi mỗi thẩm phán Toà kinh tế
Hà Nội phải xử trên 30 vụ một năm và mỗi thẩm phán ở Toà kinh tế Thành phố Hồ Chí
Minh xử trên 50 vụ một năm.
- Thứ ba, về phía các trọng tài viên: Các trọng tài viên hiện nay đều là những người kiêm
nhiệm trong các lĩnh vực thương mại. Vì vậy, một số trọng tài viên còn chưa chuyên
nghiệp, ví dụ như yêu cầu về quy tắc tố tụng. Điều này một số trọng tài viên còn chưa
nắm được. Cùng với đó, các tranh chấp ngày càng sâu và phức tạp, nhất là những tranh
chấp có yếu tố nước ngoài. Hiện nay cũng tồn tại thực trạng có một số ít trọng tài viên
chưa nắm chắc kiến thức pháp luật quốc tế bao gồm luật các nước và các điều ước quốc

tế mà Việt Nam đã là thành viên hoặc sắp là thành viên, từ đó sẽ ảnh hưởng đến chất
lượng xét xử.
- Thứ tư, về một số quy định của pháp luật
 Về thẩm quyề của trọng tài thương mại: Mặc dù thẩm quyền của trọng tài theo
Luật Trọng tài thương mại đã được mở rộng so với trước đây. Tuy nhiên, có cần “kê” cụ
thể tranh chấp nào trọng tài được giải quyết hay không lại là vấn đề gây nhiều tranh cãi.
Với quy định trước đây chỉ có tổ chức kinh doanh hoặc cá nhân kinh doanh mới có quyền
lựa chọn trọng tài đã gây khó khăn cho các Trung tâm trọng tài và cả cá nhân có nguyện
vọng lựa chọn trọng tài làm phương thức giải quyết tranh chấp. Với quy định của Luật
Trọng tài thương mại mới, phạm vi thẩm quyền của trọng tài đã được mở rộng. Bất kỳ tổ
chức, cá nhân nào đều có thể thỏa thuận lựa chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp miễn
là lĩnh vực đó phát sinh theo quy định của luật. Cần quy định theo hướng thẩm quyền giải
quyết tranh chấp của trọng tài gồm: tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động
thương mại (là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng
dịch vụ,
- 13 -


Giải quyết tranh chấp thương mại tại trọng tài thương mai và thực tiễn áp dụng

Vấn đề này, thẩm quyền của trọng tài dung chưa tương thích với yêu cầu hội nhập quốc
tế. Nếu chỉ “khoanh” về tổ chức thì rất đơn giản nhưng nếu hướng dẫn cả những vấn đề
về chuyên môn thì ngược lại, rất phức tạp, nhưng lại tạo điều kiện cho các quy định của
Luật có tính khả thi cao trên thực tế.
 Về áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời: Cần quy định rõ
Một trong những vấn đề được coi là bước tiến dài trong Luật Trọng tài thương mại mới là
quyền được áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng trọng tài, theo đó Hội
đồng trọng tài được áp dụng 6 biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Tuy nhiên, mặc dù Luật trao quyền nhưng lại “quên” không quy định việc thi hành các
quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, quyết định thay đổi, áp dụng bổ sung,

hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng trọng tài. Do đó, dự thảo Nghị định cần
đưa vào quy định này.
3. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện hình thức trọng tài thương mại trong
việc giải quyết các tranh chấp thương mại
3.1 Bổ sung các quy định về thỏa thuận trọng tài
Việc không quy định nội dung của thỏa thuận trọng tài gây khó khăn cho các chủ thể khi
soạn thảo một thỏa thuận trọng tài. Thực tiễn cho thấy, không ít những thỏa thuận trọng
tài bị vô hiệu do nội dung thỏa thuận trọng tài. Để khắc phục tình trạng này, pháp luật
trọng tài thương mại cần có quy định rõ ràng, cụ thể về nội dung của thỏa thuận trọng tài
phải có như: hình thức trọng tài; trung tâm trọng tài; địa điểm trọng tài; ngôn ngữ sử
dụng trong tố tụng trọng tài; vấn đề chi phí và lệ phí trọng tài; cam kết thực hiện quyết
định trọng tài...
3.2 Hạn chế sự quản lý, can thiệp hành chính Nhà nước vào hoạt động của
trọng tài nhằm thực sự thừa nhận tính chất phi chính phủ của trọng tài
Bản chất của trọng tài là một tòa án tư, tồn tại và hoạt động phụ thuộc hoàn toàn vào uy
tín và hiệu quả trong thực tế của nó. Sự can thiệp của Nhà nước là cần thiết, tuy nhiên chỉ
nên dừng lại ở việc định ra khung pháp luật để trọng tài hoạt động, không nên áp dụng
nguyên tắc quản lý hành chính đối với trọng tài. Trong thời điểm hiện nay, để trọng tài có
thể hấp dẫn được các nhà kinh doanh, pháp luật tài phán trọng tài cần thừa nhận tính chất
phi Chính phủ của trọng tài ở các nội dung chủ yếu:
Thừa nhận tính tự quản của tổ chức trọng tài, mở rộng các điều kiện cho phép đăng ký
hoạt động trung tâm trọng tài ở nhiều địa bàn để tạo điều kiện cho các doanh nhân dễ
dàng tiếp cận trọng tài, có nhiều nơi để lựa chọn trọng tài và các trung tâm trọng tài vì thế
cũng phải tự cạnh tranh để tồn tại và phát triển.
- 14 -


Giải quyết tranh chấp thương mại tại trọng tài thương mai và thực tiễn áp dụng

Cho phép các trung tâm trọng tài tự do lựa chọn trọng tài viên cho mình theo những tiêu

chuẩn của mỗi trung tâm, phù hợp với các quy định mà trung tâm đăng ký hoạt động trên
cơ sở những quy định chung của pháp luật. Các trung tâm sẽ cạnh tranh trong việc xây
dựng cho mình một đội ngũ trọng tài viên có năng lực, uy tín để đáp ứng yêu cầu của các
doanh nhân. Các trung tâm trọng tài hoạt động trong một khuôn khổ pháp luật về trọng
tài chung, phù hợp với thông lệ, tập quán quốc tế. Trên cơ sở quy định chung, mỗi trung
tâm được xây dựng cho mình một Quy tắc tố tụng riêng linh hoạt, phù hợp với các loại
tranh chấp mà trung tâm giải quyết nhằm tạo nên sự hấp dẫn của tài phán trọng tài.
3.3 Một số giải pháp khác
- Các doanh nghiệp cần phải trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về trọng tài
thương mại. Khi ký kết hợp đồng cần lưu ý phải ghi rõ trung tâm trọng tài nào sẽ xử lý
khi tranh chấp xảy ra. Các thỏa thuận càng chi tiết càng tốt. Ví dụ như: Luật áp dụng cho
thủ tục tố tụng là luật nào? Luật áp dụng cho nội dung vụ tranh chấp là luật nào? Ngôn
ngữ xử lý?..Nhưng doanh nghiệp cần lưu ý, trọng tài viên không phải luật sư của mình
mà sẽ là người công tâm đứng ra giải quyết vụ việc và chỉ tuân theo pháp luật.
- Để cơ chế trọng tài trở thành một thành tố không thể thiếu trong hoạt động thương mại
thời gian tới, các trung tâm trọng tài nói chung và VIAC nói riêng vẫn cần phải liên tục
khẳng định năng lực xét xử của mình. Các trung tâm trong tài cần tiến tới không chỉ là
chỗ dựa tin cậy của doanh nghiệp Việt Nam mà có thể còn là sự lựa chọn của các doanh
nghiệp nước ngoài trong các giao thương quốc tế.
- Cần nâng cao hơn nữa trình độ, năng lực của các trọng tài viên, tăng cường tập huấn,
đào tạo thêm kỹ năng nghiệp vụ về tố tụng trọng tài. Đồng thời tranh thủ và tận dụng sự
hỗ trợ của nhà nước về kinh phí, trụ sở...
C.

Kết luận:

Trong bối cảnh chung của quan hệ kinh tế quốc tế hiện nay, thương mại đóng một vai trò
rất quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế quốc gia phát triển mạnh. Lợi nhuận bao
giờ cũng là mục tiêu hàng đầu mà các bên tham gia quan hệ quốc tế theo đuổi. Do đó, khi
không thể tìm thấy điểm chung về lợi ích, tranh chấp trong quan hệ thương mại nảy sinh.

Các bên tham gia vào quan hệ thương mại không mong muốn tranh chấp phát sinh và
luôn muốn tránh phát sinh tranh chấp nên rất chú tâm vào việc phòng ngừa và tìm biện
pháp thích hợp để loại bỏ tranh chấp.Với tính chất nhanh chóng, mềm dẻo, linh hoạt, hiệu
quả cũng như những ưu thế khác trong việc giải quyết tranh chấp thương mại vốn cần
nhanh gọn, chính xác và ít tốn kém, nên trọng tài ngày càng được các nhà kinh doanh
quan tâm và sử dụng trong việc giải quyết tranh chấp.
- 15 -


Giải quyết tranh chấp thương mại tại trọng tài thương mai và thực tiễn áp dụng

MỤC LỤC

- 16 -



×