MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
1. Lý luận chung về bán hàng đa cấp bất chính
1.1. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh
1.2. Bán hàng đa cấp bất chính
2. Quy định của pháp luật về bán hàng đa cấp bất chính
2.1 Dấu hiệu nhận biết bán hàng đa cấp bất chính
2.2 Xứ lý các hành vi bán hàng đa cấp bất chính
3. Thực tiễn thực hiện pháp luật về bán hàng đa cấp bất chính
3.1 Thành tựu đạt được khi thực hiện pháp luật về bán hàng đa cấp bất chính
3.2 Hạn chế cần khắc phục khi thực hiện pháp luật về bán hàng đa cấp bất chính
3.3 Kiến nghị nhằm tránh hiện tượng bán hàng đa cấp bất chính
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
LỜI MỞ ĐẦU
Người Việt Nam chỉ mới làm quen với phương thức bán hàng đã cấp trong vài
năm gần đây. Trong khi đó, các nhà làm luật và những người có trách nhiệm quản lý
kinh tế của chúng ta chỉ quan tâm đến việc điều chỉnh pháp luật sau khi xảy ra hàng
loạt các vụ việc lừa đảo, chiếm dụng vốn liên quan đến các doanh nghiệp bán hàng
đa cấp trên thị trường và gây ra những xáo trộn lớn trong đời sống kinh tế xã hội. Ở
góc độ pháp luật cạnh tranh, hoạt động tiêu thụ hàng hoá bằng mạng lưới đa cấp
được nhìn nhận như một trong các phương thức mà các doanh nghiệp sử dụng để tìm
kiếm, mở rộng vị trí của họ trên thị trường nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Với
đặc thù tiếp cận từ mặt trái, pháp luật cạnh tranh của nhiều nước đã coi hành vi bán
hàng đa cấp là một dạng thuộc đối tượng điều chỉnh của nó khi hành vi mang bản
chất bất chính (không lành mạnh). Vấn đề cần phải làm rõ là phân tích bản chất
không lành mạnh của hành vi dưới góc độ của lý luận cạnh tranh, từ đó xác định cơ
chế điều chỉnh phù hợp. Ngoài ra, do tuổi đời còn quá non trẻ của Luật Cạnh tranh
Việt Nam, nên trong quá trình thực thi cần phải có những phân tích thực tế để tìm
kiếm những khúc mắc mà thị trường đặt ra, hy vọng có được những dự báo phù hợp,
nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật.
Do vậy, em xin lựa chọn đề tài: “Pháp luật Việt Nam về bán hàng đa cấp bất
chính và thực tiễn thực hiện.”
NỘI DUNG
1.Lý luận chung về bán hàng đa cấp bất chính
1.1 Hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Theo định nghĩa tại khoản 4, Điều 3, Luật cạnh tranh 2004, hành vi cạnh
tranh không lành mạnh là hành vi canh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh
doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại
2
hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của
doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng.
Theo cách tiếp cận này, Điều 39 Luật cạnh tranh 2004 đã liệt kê các hành vi
cạnh tranhh không lành mạnh, bao gồm:
- chỉ dẫn gây nhầm lẫn;
- xâm phạm bí mật kinh doanh;
- ép buộc trong kinh doanh;
- gièm pha doanh nghiệp khác;
- gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác;
- quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh;
- khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh;
- phân biệt đối xử của hiệp hội;
- bán hàng đa cấp bất chính;
- các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác (theo tiêu chí xác định tại khoản 4
Điều 3 Luật cạnh tranh do Chính phủ quy định.)
1.2 Bán hàng đa cấp bất chính
Bán hàng đa cấp bất chính là một trong những hành vi mà theo pháp luật cạnh
tranh Việt Nam bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh (ở phần 1.1). Theo đó,
bán hàng đa cấp được hiểu là một phương thức tiếp thị để bán lẻ hàng hoá đáp ứng
các điều kiện sau đây:
- Việc tiếp thị để bán lẻ hàng hoá được thực hiện thông qua mạng lưới người tham
gia bán hàng đa cấp gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau;
3
- Hàng hoá được người tham gia bán hàng đa cấp tiếp thị trực tiếp cho người tiêu
dùng tại nơi ở, nơi làm việc của người tiêu dùng hoặc địa điểm khác không phải địa
điểm bán lẻ thường xuyền của doanh nghiệp hoặc của người tham gia;
- Người tham gia bán hàng đa cấp được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi
ích kinh tế khác từ kết quả tiếp thị bán hàng của mình và của người tham gia bán
hàng đa cấp dưới trong mạng lưới do mình tổ chức và mạng lưới đó được doanh
nghiệp bán hàng đa cấp chấp thuận.
2.Quy định của pháp luật về bán hàng đa cấp bất chính
2.1 Dấu hiệu nhận biết bán hàng đa cấp bất chính
Trước ngưỡng cửa nền kinh tế mở rộng và hội nhập với thế giới, dự kiến Việt
Nam sẽ có các cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ phân phối, trong đó có phân
ngành dịch vụ bán lẻ dưới hình thức bán hàng đa cấp và trong bối cảnh đó sẽ có
nhiều tập đoàn lớn kinh doanh theo hình thức bán hàng đa cấp của nước ngoài thâm
nhập vào thị trường trong nước theo lộ trình thực hiện cam kết. Việc xác định và
ngăm chặn được hoạt động phi pháp của các doanh nghiệp bán hàng đa cấp bất
chính, do vậy, càng trở nên cấp thiết. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là phải phân biệt được
hoạt động bán hàng đa cấp hợp pháp và bán hàng đa cấp bất hợp pháp thông qua các
dấu hiệu khác nhau để có sự quản lý, giám sát phù hợp.
Dấu hiệu đầu tiên, có thể phân biệt hoạt động bán hàng đa cấp hợp pháp hay
không đó là mô hình trả thưởng của thành viên của mạng lưới bán hàng. Nếu hoa
hồng của một thành viên có được từ doanh số bán hàng của thành viên đó thì đó là
dấu hiệu của bán hàng đa cấp hợp pháp, nhưng nếu khoản thu nhập được doanh
nghiệp trả cho thành viên do đã giới thiệu thêm các thành viên khác vào mạng lưới
thì đó chính là dấu hiệu của doanh nghiệp kinh doanh bất chính.
4
Ví dụ: quy định của công ty Nino Vina, một công ty phân phối sản phẩm nước trái
nhàu ở Việt Nam. Để có thể trở thành thành viên cấp I của mạng lưới phân phối, các
phân phối viên phải mua 1 thùng 4 chai nước Tahitian Noni Juice với giá gốc là 2,7
triệu đồng, giá phân phối là 3,2 triệu đồng. Nếu thành viên cấp I giới thiệu thêm
được 3 người khác tham gia vào mạng lưới (mỗi người lại đóng 2,7 triệu đồng) thì sẽ
được hoa hồng 20% tổng số tiền những người này mua sản phẩm. 3 người sau này
được coi là thành viên cấp II. Nếu các thành viên cấp II này giới thiệu thêm được 3
người khác tham gia vào mạng lưới thì thành viên cấp I sẽ tự động được hưởng thêm
5% tổng số tiền mà 3 thành viên cấp III nộp để mua sản phẩm. Theo tính toán, khi
mạng lưới phát triển đến tầng thứ 8 thì số tiền hoa hồng được chuyển về tài khoản
của “người lôi kéo” ban đầu là 56,2 triệu đồng mặc dù người này không phải làm gì
ngoài việc rủ rê được 3 người mới tham gia vào mạng lưới phân phối. Như vậy theo
mô hình trả hoa hồng này, thu nhập thu được không phải xuất phát việc bán sản
phẩm mà là do chiếm dụng tiền của các thành viên tiếp theo trong mạng lưới.
Dấu hiệu tiếp theo, có thể dễ nhận biết để xác định được một doanh nghiệp
bán hàng đa cấp bất chính là bắt buộc người tham gia phải mua một lượng hàng hoá
ban đầu với giá tiền cap hơn giá trị bán ngoài thị trường nhiều lần mà không được
hoàn lại.
Ví dụ: máy ozone được Công ty Sinh Lợi bán với giá 3 triệu đồng, gấp 3 lần giá thị
trường của sản phẩm, đầu đĩa DVD giá 4,5 triệu đồng, đồng hồ đeo tay 3,5 triệu
đồng, bộ mỹ phẩm 3 triệu đồng, … thông thường, các sản phẩm của các công ty bán
hàng đa cấp bất chính không được quảng cáo và rao bán trong các chợ và siêu thị và
để có thể trở thành thành viên của mạng lưới bán hàng, một điều kiện bắt buộc là
mua sản phẩm của công ty. Sau khi sản phẩm đã được bán cho thành viên đầu tiên,
công ty sẽ không chịu trách nhiệm hoàn lại tiền cũng như không có chính sách bảo
hành gì đối với sản phẩm bán ra. Mục đích của người mua không phải là để sử dụng
mà là để trở thành thành viên của mạng lưới và lôi kéo được những người khác tham
5
gia và hưởng hoa hồng trên chính việc tham gia của những người đó. Với việc giá
thành sản phẩm cao hơn rất nhiều với giá thành trên thực tế, doanh nghiệp bán hàng
đa cấp sẽ thu được những khoản lợi nhuận khổng lồ mà không cần quan tâm nhiều
lắm tới năng suất lao động và chất lượng sản phẩm mà mình bán ra.
Dấu hiệu cuối cùng, một doanh nghiệp bán hàng đa cấp bất chính sẽ không
minh bạch về địa điểm đặt trụ sở chính, không có con dấu và không đăng ký hoạt
động kinh doanh với các cơ quan có trách nhiệm, hoặc có đăng ký trụ sở chính
nhưng lại không đăng ký kinh doanh cho các chi nhánh mới mở. Ở Việt Nam, nhiều
công ty bán hàng đa cấp chuyển địa bàn hoạt động sang các tỉnh vùng sâu, vùng xa,
nơi người dân (chủ yếu là nông dân) ít có điều kiện tiếp cận với các thông tin mới và
dễ bị “lôi kéo” tham gia vào mạng lưới bán hàng. Các công ty bán hàng đa cấp cũng
thường tổ chức các buổi tuyên truyền, quảng bá sản phẩm và hình thức bán hàng thu
hút một số lượng người rất đông đến xem, dễ gây mất ổn định trật tự xã hội. Trên
các tờ rơi, tờ quảng cáo của các công ty này cũng không đóng dấu của công ty, việc
chi trả tiền hoa hồng cho các thành viên cũng không kèm theo các hoá đơn, chứng từ
hợp lệ.
2.2 Xử lý các hành vi bán hàng đa cấp bất chính
* Doanh nghiệp bán hàng đa cấp sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến
70.000.000 đồng nếu thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc để được quyền tham gia mạng lưới bán
hàng đa cấp;
- Yêu cầu người muốn tham gia phải mua một số lượng hàng hoá ban đầu để được
quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
- Yêu cầu người muốn tham gia phải trả một khoản tiền hoặc trả bất kỳ một khoản
phí nào dưới hình thức khoá học, khoá đào tạo, hội thảo, hoạt động xã hội hay các
hoạt động tương tự khác để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp.
6
Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể thu tiền đối với những loại tài liệu mà doanh
nghiệp có trách nhiệm phải cung cấp cho người có dự định tham gia mạng lưới bán
hàng đa cấp của doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định số
110/2005/NĐ-CP ngày 24/8/2005 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa
cấp (sau đây gọi là Nghị định số 110);
- Không cam kết cho người tham gia trả lại hàng hoá và nhận lại Khoản tiền đã
chuyển cho doanh nghiệp theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 110.
- Cản trở người tham gia trả lại hàng hoá phát sinh từ việc chấm dứt hợp đồng tham
gia bán hàng đa cấp;
- Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác chủ yếu
từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
- Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp
để dụ dỗ người tham gia bán hàng đa cấp;
- Cung cấp thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hoá để dụ dỗ người
tham gia bán hàng đa cấp.
* Doanh nghiệp bán hàng đa cấp sẽ bị phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm nêu trên trong trường hợp
quy mô hoạt động bán hàng đa cấp diễn ra trong phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương trở lên.
Ngoài việc bị phạt tiền, doanh nghiệp bán hàng đa cấp bất chính còn có thể bị
áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả
bao gồm:
- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm bao gồm
cả tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm;
- Buộc cải chính công khai.
3.Thực tiễn thực hiện pháp luật về bán hàng đa cấp bất chính
3.1 Thành tựu đạt được khi thực hiện pháp luật bán hàng đa cấp bất chính
7
Vào những năm 1999-2000, bán hàng đa cấp bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam
với một vài công ty hoạt động nhỏ lẻ. Từ khi Luật Cạnh tranh ra đời vào cuối năm
2004 và Nghị định 110/NĐ-CP được ban hành vào năm 2005, bán hàng đa cấp đã
được công nhận là mô hình kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam, chịu sự quản lý bởi
luật pháp.
Theo báo cáo của các Sở Công Thương, tính đến tháng 6.2011, tại Việt Nam
có 63 công ty bán hàng đa cấp đã được trao giấy phép hoạt động. Trong số đó, có 20
doanh nghiệp (DN) hiện nay đã tạm ngừng, chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp. Số
lượng người tham gia vào hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt Nam tính đến nay đã
trên 1 triệu người, doanh thu đạt từ 614 tỉ đồng năm 2006 lên 2.799 tỉ năm 2010, gấp
4 lần trong thời gian 4 năm hoạt động.
Theo báo cáo từ các DN bán hàng đa cấp, trong những năm qua, các công ty
đã đóng góp vào ngân sách Nhà nước đạt trên 1.200 tỉ đồng, thuế thu nhập cá nhân
đạt trên 170 tỉ đồng.
Tuy nhiên, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích cho các công ty bán hàng đa cấp
hợp pháp cũng như loại bỏ các hoạt động bán hàng đa cấp bất chính tại Việt Nam,
đòi hỏi cần thiết phải có một tổ chức ngành nghề hoạt động chuyên nghiệp, đại diện
và hỗ trợ cho các DN cũng như hỗ trợ cho các cơ quan chức năng quản lý tốt hơn
hoạt động bán hàng đa cấp. Do đó, vào ngày 31.3.2010, Hiệp hội Bán hàng đa cấp
tại Việt Nam đã chính thức thành lập trên cơ sở Quyết định số 2451/QĐ-BCT của
Bộ Công Thương. Bà Trương Thị Nhi – Chủ tịch Hiệp hội Bán hàng đa cấp Việt
Nam đã cho biết: “Trong vòng 2 năm qua, Hiệp hội đã cố gắng đưa hoạt động bán
hàng đa cấp vào nề nếp theo đúng qui định pháp luật, tăng cường kiện toàn cơ cấu tổ
chức và kết nạp thêm nhiều thành viên mới. Bên cạnh đó, Hiệp hội cũng đã rất tích
cực tham mưu với các cấp chính quyền, đóng góp xây dựng các chính sách về quản
lý hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt Nam. Hiệp hội cũng đã tổ chức nhiều hoạt
8
động đào tạo, phổ biến pháp luật cho các thành viên tham gia. Thông qua phối hợp
với các đài truyền hình và một số cơ quan báo chí, Hiệp hội đã có các hoạt động
tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về hoạt động bán hàng đa cấp tại
Việt Nam và một số nước trên thế giới, các hình thức phân biệt bán hàng đa cấp bất
chính...”.
3.2 Những hạn chế cần khắc phục khi thực hiện pháp luật bán hàng về đa cấp
bất chính
Dẫu rằng về cơ bản, pháp luật hiện hành đã thiết kế được khung pháp lý về
quản lý đối với hoạt động bán hàng đa cấp, song vẫn còn bề bộn nhiều vấn đề cần
giải quyết cả về nhận thức lẫn thực tiễn pháp luật. Trong đó cơ bản là:
Vấn đề thứ nhất liên quan đến bản chất của thủ tục đăng ký bán hàng đa cấp:
Có thể thấy rằng, thủ tục đăng ký bán hàng đa cấp có một số chức năng cơ bản, đó là
(1) giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định năng lực của doanh nghiệp có
nhu cầu bán hàng đa cấp nhằm thiết lập trật tự lành mạnh trong hoạt động này; (2)
xác lập trên thực tế quyền hoạt động đa cấp cho doanh nghiệp khi họ đáp ứng các
điều kiện luật định; (3) cung cấp các thông số cần thiết về tình hình hoạt động bán
hàng đa cấp trên địa phương cho hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước; (4) những
điều kiện được pháp luật đặt ra cho việc cấp giấy đăng ký là cơ sở pháp lý để xác
định trách nhiệm của doanh nghiệp khi có hành vi vi phạm. Như vậy, thủ tục đăng
ký bán hàng đa cấp không chỉ mang bản chất của cơ chế tiền kiểm mà còn là cơ sở
cho hoạt động hậu kiểm của nhà nước đối với hoạt động này.
Với những quy định chưa rõ ràng tại Nghị định 110/2005/NĐ-CP về quy định trình
tự cấp giấy đăng ký, chúng ta chưa thể hình dung ra bản chất của thủ tục cấp giấy
đăng ký bán hàng đa cấp bởi lẽ nó không là thủ tục đăng ký kinh doanh cho doanh
nghiệp, không là giấy phép kinh doanh hay những điều kiện kinh doanh khác... Song
lại có dấu hiệu của các công cụ quản lý trên. Khi nhà làm luật chưa thể phân định
bản chất pháp lý của thủ tục tất yếu sẽ dẫn đến sự nhập nhằng trong các quy định của
9
pháp luật theo hai chiều hướng trái ngược nhau, hoặc là quá chặt chẽ đến mức xâm
phạm quyền tự do kinh doanh, hoặc là quá đơn giản không đủ để hình thành cơ chế
quản lý hiệu quả.
Vấn đề thứ hai là quan niệm về tiền kiểm, hậu kiểm đối với bán hàng đa cấp:
Xem xét các quy định của Nghị định 110/2005/NĐ-CP, dễ dàng nhận thấy rằng, các
nhà làm luật đã cố gắng liên kết hoạt động quản lý ở khâu khởi đầu với việc giám sát
hoạt động của doanh nghiệp trên thực tế. Từ những nội dung đã trình bày ở những
phần trên, có thể hình dung diện mạo của cơ chế tiền kiểm mà pháp luật của chúng
ta đã xác lập đối với hoạt động bán hàng đa cấp. Nghị định 110/2005/NĐ-CP trao
cho cơ quan quản lý cạnh tranh và Sở Thương mại các tỉnh quyền chủ động về thời
gian, cấp độ, nội dung thanh tra, kiểm tra hoạt động bán hàng đa cấp. Tuy nhiên,
pháp luật lại chưa quan tâm đến trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc lưu trữ các
giấy tờ cần thiết phục vụ cho việc thanh tra, kiểm tra. Thêm nữa, bàn về việc xác
định trách nhiệm của các chủ thể trong hoạt động đa cấp khi có hành vi vi phạm.
Quan hệ liên kết và hợp tác cũng như tư cách độc lập giữa doanh nghiệp và người
tham gia được coi là quan điểm nền tảng cho việc phân định trách nhiệm của doanh
nghiệp và người tham gia về các hành vi vi phạm. Từ đó, doanh nghiệp hoặc cá nhân
người tham gia sẽ phải tự mình chịu trách nhiệm trước pháp luật khi có hành vi vi
phạm.
Vấn đề được đặt ra là, pháp luật chưa quan tâm đến việc truy cứu trách nhiệm
của những người tham gia trong chuỗi các cấp bán hàng khi có hành vi vi phạm
mang tính hệ thống. Cơ chế hoạt động của mạng lưới bán hàng đa cấp có đặc thù là
những người tham gia ở các cấp khác nhau có mối liên hệ về tổ chức, hoạt động và
lợi ích với nhau. . Người tham gia cấp trên là đầu mối cung cấp tài liệu cho những
người tham gia cấp dưới. Khi đó, với cách thức truy cứu trách nhiệm độc lập cho
từng người tham gia mà pháp luật Việt Nam đang sử dụng dường như không hiệu
quả bởi không thể xác định được mức độ vi phạm của từng người.
10
3.3 Kiến nghị nhằm hạn chế hiện tượng bán hàng đa cấp bất chính
Hiện nay, hiện tượng bán hàng đa cấp đang ngày càng trở nên phổ biến. Bên
cạnh những hoạt động bán hàng đa cấp mang tính chất hợp pháp, vẫn còn tồn tại
những hoạt động bán hàng đa cấp bất chính đã gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới bộ
phận một số người dân nhẹ dạ cả tin. Do đó, cần có những biện pháp để khắc phục
và hạn chế hiện tượng bán hàng đa cấp bất chính để bảo vệ người dân như:
Các cơ quan, ban, ngành có liên quan cần có cơ chế kiểm tra, giám sát các
hoạt động bán hàng đa cấp của những công ty, doanh nghiệp đăng ký bán hàng đa
cấp; giám sát hình thức thực hiện bán hàng, các mô hình trả thưởng,…ngoài ra, hiện
nay, tình trạng các tổ chức kinh doanh bán hàng đa cấp mà không có đăng ký cũng
đang tồn tại rất nhiều; đòi hỏi cần phải có sự liên kết chặt chẽ giữa chính quyền địa
phương và cơ quan quản lý thị trường.
Ngoài ra, không chỉ về phía cơ quan chính quyền, mà việc các công ty bán
hàng đa cấp vẫn còn tồn tại phổ biến và hoạt động mạnh mẽ là do bộ phận lớn người
dân không hiểu rõ, và dễ tin vào khi bị đánh trúng vào tâm lý là có được lợi nhuận
cao một cách dễ dàng. Do vậy, cần phải có sự liên kết chặt chẽ giữa Hiệp hội bán
hàng đa cấp Việt Nam và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng các chương
trình đào tạo toàn diện cho người tham gia bán hàng đa cấp trong các lĩnh vực chính:
kiến thức pháp luật, kiến thức về sản phẩm kinh doanh trong ngành bán hàng đa cấp
chủ yếu là thực phẩm chức năng và mỹ phẩm, chuẩn mực đạo đức kinh doanh trong
ngành bán hàng đa cấp, và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân vào ngân
sách nhà nước. Chương trình này nhằm giúp người bán hàng đa cấp tại các doanh
nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam sẽ có đầy đủ kiến thức về pháp luật, về sản
phẩm cũng như đạo đức nghề nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh của
mình, nhằm từng bước góp phần đưa hoạt động bán hàng đa cấp trở nên lành mạnh,
giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển, người tiêu dùng mua được những sản phẩm
đúng giá trị, có chất lượng cao, tăng thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
11
Thêm vào đó, cần có một số các biện pháp như sau để hạn chế việc bán hàng
đa cấp như: cần phải có quy chế về minh bạch thông tin liên quan đến sản phẩm
được tiêu thụ theo phương thức bán hàng đa cấp, và xác định trách nhiệm cụ thể của
từng chủ thể có liên quan trong việc xây dựng, truyền bá thông tin, bao gồm doanh
nghiệp và người tham gia; Cuối cùng, đối với những loại sản phẩm đặc biệt, có khả
năng gây ảnh hưởng lớn đối với đời sống xã hội, như thực phẩm, thuốc chữa bệnh,
chế phẩm hỗ trợ dinh dưỡng,... cơ quan quản lý kỹ thuật (Bộ Y tế...) cần có những
quy định cụ thể về tiêu chuẩn kỹ thuật, về chất lượng của sản phẩm; đồng thời thông
tin kịp thời cho xã hội về công dụng, chất lượng và những khả năng gây hại của sản
phẩm. Đối với những người tham gia, khi truyền tiêu những sản phẩm có ảnh hưởng
đến sức khỏe của con người, họ không chỉ đơn giản là người bán hàng. Thực tế cho
thấy, để bán được sản phẩm những người tham gia đã kiêm luôn chức năng tư vấn
cho khách hàng về công dụng và cách thức sử dụng sản phẩm. Do đó, trong quản lý
các lĩnh vực nhạy cảm đó, cần thiết phải đặt ra điều kiện về trình độ chuyên môn cho
người tham gia.
KẾT LUẬN
Bán hàng đa cấp là một hình thức tiếp thị để bán lẻ hàng hóa thông qua mạng
lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh. Hàng hóa được người tham gia
tiếp thị trực tiếp cho người tiêu dùng tại nơi ở, nơi làm việc của người tiêu dùng
hoặc một địa điểm khác không phải là địa điểm bán lẻ thường xuyên. Là một hình
thức kinh doanh tốt, nhưng bán hàng đa cấp đã bị bóp méo trong nền kinh tế thị
trường. Vì vậy, cần nhìn nhận rõ các cơ sở bán hàng đa cấp để hạn chế trở thành nạn
nhân của những sản phẩm không đúng chất lượng.
12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình luật cạnh tranh, Trường Đại Học Luật Hà Nội, NXB Công An
Nhân Dân, Hà Nội, 2011.
- Luật Cạnh tranh năm 2004.
- Nghị định 110/2005/NĐ-CP ngày 24/08/2005 của Chính phủ về quản lý đối
với hoạt động bán hàng đa cấp.
-
-
-
13