Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Một số nội dung cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.96 KB, 14 trang )

Bộ môn: Luật Thương mại
Đề bài số: 01

Trường Đại học Luật Hà Nội
Khoa pháp luật Kinh tế

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là một phương thức giao dịch hiện đại, đã
xuất hiện trên thế giới từ giữa thế kỷ XIX. Việc áp dụng phương thức giao dịch này là một
xu thế tất yếutrong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, là điều kiện cần và đủ góp phần vào
công cuộc phát triển kinh tế của nhiều quốc gia. Có thể nói, Sở giao dịch hàng hóa chính là
chiếc cầu nối cung cấp thông tin giúp doanh nghiệp tiếp cận nhanh chóng và đầy đủ về tình
hình sản xuất và nhu cầu thị trường, tiết giảm chi phí marketing; đồng thời cung cấp công
cụ tài chính hữu ích cho doanh nghiệp sản xuất, thương mại bảo hiểm, rủi ro biến động giá;
kết nối nhu cầu mua bán; trung gian thực hiện hoạt động thanh toán bù trừ cho các giao
dịch giữa các nhà đầu tư tham gia qua Sở giao dịch hàng hóa.
Tại Việt Nam, Luật Thương mại năm 2005 đã đặt nền móng đầu tiên về các quy định
quản lý nhà nước đối với Sở giao dịch hàng hóa. Tiếp đó, Chính phủ và các cơ quan quản
lý đã ban hành một số văn bản quy định có liên quan như Nghị định số 158/2006/NĐ-CP
của Chính phủ ngày 28/12/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán
hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa; Thông tư số 03/2009/TT-BCT của Bộ Công Thương
ngày 10/2/2009 hướng dẫn hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy phép thành lập và quy định chế
độ báo cáo của Sở giao dịch hàng hóa theo quy định tại Nghị định số 158/2006/NĐ-CP;
Quyết định số 4361/2010/QĐ-BCT của Bộ trưởng Bộ Công Thương ngày 18/8/2010 ban
hành danh mục các loại hàng hóa được phép giao dịch qua Sở giao dịch hàng hóa. Sau đây,
trong bài luận này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về pháp luật mua bán hàng hóa qua Sở giao
dịch hàng hóa theo pháp luật Việt Nam để từ đó hiểu thêm về hoạt động này cũng như tìm
có được cái nhìn tổng quát về thực trạng pháp luật Việt Nam để từ đó đưa ra đựợc những
biện pháp nhằm nâng cao mặt tích cực cũng như giảm hòan thiện mặt hạn chế trong pháp
luật Việt Nam về vấn đề mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa.


1


Bộ môn: Luật Thương mại
Đề bài số: 01

Trường Đại học Luật Hà Nội
Khoa pháp luật Kinh tế

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. Khái quát về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch.
1.1. Khái niệm mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch.
Trong hoạt động thương mại, hàng hóa là đối tượng của giao dịch mua bán có thể là
hàng hóa đã hiện hữu và người bán đang nắm quyền sở hữu hoặc là hàng hóa do người bán
chế tạo hoặc sẽ mua sau khi thiết lập giao dịch mua bán hàng hóa (hàng hóa tương lai).
Căn cứ vào việc đối tượng của giao dịch mua bán là hàng hóa đã hiện hữu hay chưa, ta có
thể chia giao dịch mua bán hàng hóa thành hai loại, đó là các giao dịch mua bán hàng hóa
hiện hữu (hàng hóa được bán theo các hợp đồng mua bán hàng hóa) và giao dịch mua bán
hàng hóa tương lai (hàng hóa mà người bán sẽ được giao sau khi quan hệ mua bán được
thiết lập theo các hợp đồng mau bán hàng hóa tương lai).
Như chúng ta có thể thấy sự phát triển của kinh tế thị trường luôn tiềm ẩn nguy cơ
tăng mức độ rủi ro trong bất cứ giai đoạn nào của quá trình sản xuất, kinh doanh. Chính bởi
vật, cần thíết phải có các công cụ để kiểm soát rủi ro trong kinh doanh như các công cụ tài
chính phát sinh như hợp đồng mua bán hàng hóa giao sau, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng
hóan chuyển lãi suất,… Từ đó, sự ra đời hoạt động mua bán hàng hóa tương lai là một tất
yếu khách quan trong quá trình phát triển kinh tế thị trường. Ngày nay, hoạt động mua bán
hàng hóa thông qua hợp đồng mua bán hàng hóa tương lai đã rất sôi động, trở thành một
phần không nhỏ của hoạt động thương mại. Các trung tâm tài chính lớn trên thế giới - nơi
diến ra các giao dịch mua bán hàng hóa tương lai, điển hình như: Chicago, New York,
Hong Kong, Zurich,….

Tại Việt Nam, lầm đầu tiên khái niệm mua bán hàng hóa tương lai được đề cập trong
Luật Thương mại năm 2005, với tên gọi là mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch. Theo
khỏan 1 điều 63 Luật thương mại 2005, “mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
được hiểu là hoạt động thương mại, theo đó các bên thỏa thuận trực tiếp việc mua bán một
lượng hàng hóa nhất định qua Sở giao dịch hàng hóa theo những tiêu chuẩn của Sở giao
dịch hàng hóa với giá được thỏa thuận tịa thời điểm giao kết hợp đồng và thời hạn giao
hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai”. Từ khái niệm này ta có thể thấy
2


Bộ môn: Luật Thương mại
Đề bài số: 01

Trường Đại học Luật Hà Nội
Khoa pháp luật Kinh tế

việc mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa mang những dấu hiệu riêng biệt so với
mua bán hàng hóa thông thường, đó là: trong mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch:
- Sở giao dịch hàng hóa cơ tư cách là người trung gian giữa các bên trong giao dịch
- Đối tựợng giao dịch là hàng hóa có lượng cung cầu lớn và thường có sự biến động
về giá trên thị trường
- Việc mua bán hàng hóa được thực hiện theo các tiêu chuẩn nhất định do Sở giao
dịch hàng hóa quy định gồm các tiêu chuẩn về loại hàng hóa, số lượng, phẩm cấp hàng, giá
cả,…
- Mục đích của mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch là tìm kiếm lợi nhuận do sự
chênh lệch giá giữa lúc kí kết với lúc giao hàng và bảo hiểm rủi ro về giá.
Như vậy, họat động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch theo quy định của luật thương
mại chính là một bộ phận của hoạt động mua bán hàng hóa tương lai.
1.2. Sở giao dịch hàng hóa
Sở giao dịch hàng hóa hiện là mô hình phổ biến tại các quốc gia phát triển cũng như

đang phát triển. Đây là chủ thể trung tâm của hoạt động mua bán hàng hóa tương lai. Trong
thị trường hàng hóa tương lai, Sở giao dịch hàng hóa có vị trí chủ thể tổ chức và điều hành
hoạt động mua bán hàng hóa. Do vậy, sự ra đời của tổ chức này sẽ giúp các đơn vị sản xuất
hàng hóa trong nước nâng cao đáng kể vị thế của mình trong đàm phán giao thương với
nước ngoài và tìm kiếm sự hợp tác và liên kết với các Sở giao dịch hàng hóa lớn trên thế
giới. hiện nay, Sở giao dịch hàng hóa tồn tại ở các nước rất đa dạng về hình thức tổ chức
và cơ chế vận hành, tuy vậy, bản chất chung của Sở giao dịch hàng hóa là một tổ chức
nghề nghiệp, có tư cách pháp nhân, hoạt động theo nguyên tắc hạch tóan kinh tế độc lập.
Việc thành lập Sở giao dịch hàng hóa phải tuân thủ quy định của pháp luật về điều kiện và
thủ tục chặt chẽ.
Theo Điều 6 Nghị định 158/2006/ND-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 quy định chi
tiết Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, “Sở giao
dịch hàng hoá là pháp nhân được thành lập và hoạt động dưới hình thức Công ty trách
3


Bộ môn: Luật Thương mại
Đề bài số: 01

Trường Đại học Luật Hà Nội
Khoa pháp luật Kinh tế

nhiệm hữu hạn và Công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định của
Nghị định này”.Bên cạnh đó, Nghị định này cũng ghi nhận:
Bộ trưởng Bộ Thương mại là người quyết định cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung Giấy
phép thành lập Sở giao dịch hàng hoá; phê chuẩn Điều lệ hoạt động của Sở giao dịch hàng
hoá và công bố danh mục hàng hoá cụ thể được phép giao dịch mua bán qua Sở giao dịch
hàng hoá trong từng thời kỳ.(Điều 7)
Sở giao dịch hàng hóa được thành lập nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:1. Vốn
pháp định là một trăm năm mươi tỷ đồng trở lên; 2. Điều lệ hoạt động phù hợp với quy

định của Nghị định này; 3. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải có bằng đại học, cử nhân
trở lên và có thời gian công tác trong lĩnh vực kinh tế - tài chính ít nhất là 05 năm; có đủ
năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy
định của Luật Doanh nghiệp; 4. Các điều kiện khác theo quy định của Luật doanh nghiệp .
(điều 8)
Ngòai ra, tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của Sở giao dịch hàng hoá có thể
uỷ thác cho thành viên kinh doanh thực hiện các hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở giao
dịch hàng hoá. Việc uỷ thác mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá phải được thực
hiện trên cơ sở hợp đồng uỷ thác giao dịch bằng văn bản.
Bên cạnh đó, theo điều 67 Luật Thương mại Việt Nam 2005, Sở giao dịch hàng hóa
thực hiện các chức năng sau:
- Cung cấp các điều kiện vật chất – kĩ thuật cần thiết để giao dịch mua bán hàng hóa;
- Điều hành các hoạt động giao dịch;
- Niêm yết các mức giá cụ thể hình thành trên thị trường giao dịch tại từng thời điểm.
Các vấn đề cụ thể về điều kiện thành lập, quyền hạn, trách nhiệm của Sở giao dịch
hàng hóa tương lai sẽ được quy định trong văn bản hướng dẫn của Chính phủ.
1.3. Đặc điểm của mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch
• Chủ thể của mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa.
Đối với các hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch, có 3 chủ thể chính tham
gia, đó là: các nhà giao dịch, nhà môi giới và khách hàng.
4


Bộ môn: Luật Thương mại
Đề bài số: 01

Trường Đại học Luật Hà Nội
Khoa pháp luật Kinh tế

- Nhà giao dịch: là những thành viên tham vào hoạt động mua bán kì hạn, quyền chọn

cho chính bản thân họ, giao dịch từ chính tài khoản của họ với mục đích đàu cơ hoặc tự
bảo hiểm rủi ro cho mình.
- Nhà môi giới, đây là một loại thương nhân ở Sở giao dịch hàng hóa. Họ thực hiện
giao dich cho những người không phải là thành viên của Sở giao dịch để kiếm tiền bằng
cách thu một khỏan tiền phí hoa hồng của người mua hoặc ngừời bán các hợp đồng kì hạn
hoặc quyền chọn khi họ tham gia vào mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa.
- Khách hàng: là ngừoi bán hoặc ngừời mua tham gia vào mua bán hàng hóa qua Sở
giao dịch hàng hóa thông qua nhà môi giới.
• Đối tượng của mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch
Hàng hóa được mua bán ở Sở giao dịch hàng hóa là những hàng hóa mang những đặc
điểm. Đó là:
- Những hàng hóa có sự biến động lớn về giá trên thị trường
- Là những hàng hóa thu hút được khối lượng lớn các bên tham gia và không có bên
nào chi phối thị trường.
• Hình thức của mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch
Hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch được thực hiện trên cơ sở hợp đồng,
bao gồm hai loại là hợp đồng kì hạn và hợp đồng quyền chọn. Về phần này,chúng ta sẽ tìm
hiểu kĩ hơn ở phần tiếp theo.
1.4. Một số hành vi bị cấm trong mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch
Trong thương mại hiện đại, sàn giao dịch hàng hóa là hình thức mua bán giao sau, có
tác dụng lớn trong việc thúc đẩy giao thương nhằm tiêu thụ hàng hóa với khối lượng lớn.
Đây là loại thị trường đặc biệt bởi việc mua bán phải thông qua những người môi giới do
Sở giao dịch chỉ định, đáp ứng cung cầu các loại hàng hóa có khối lượng lớn, tính chất
đồng loại, phẩm chất có thể thay thế được cho nhau. Do vậy, để đảm bảo hiệu quả của hoạt
động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, Luật thương mại 2005 quy định một số
hành vi bị cấm, được quy định tại điều 70, 71 Luật thương mại 2005, cụ thể như sau:
5


Bộ môn: Luật Thương mại

Đề bài số: 01

Trường Đại học Luật Hà Nội
Khoa pháp luật Kinh tế

- Nhân viên của Sở giao dịch hàng hóa không được phép môi giới, mua bán hàng hóa
qua Sở giao dịch hàng hóa.
- Các bên liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
không được thực hiện các hành vi:
 Gian lận, lừa dối về khối lượng hàng hóa trong các hợp đồng kì hạn hoặc hợp đồng
quyền chọn được giao dịch hoặc có thể được giao dịch và gian lận, lừa dối về giá thực tế
của loại hàng hóa trong các hợp đồng kì hạn hoặc hợp đồng quyền chọn;
 Đưa tin sai lệch về các giao dịch, thị trường hoặc giá hàng hóa mua bán qua Sở giao
dịch hàng hóa;
 Dùng các biện pháp bất hợp pháp để gây rối loạn thị trường hàng hóa tại các Sở giao
dịch hàng hóa;
Bên cạnh đó, đối với thương nhân hoạt động môi giới hàng hóa qua Sở giao dịch hàng
hóa, ngoài việc không được thực hiện các hành vi trên, còn bị cấm thực hiện các hành vi
sau:
 Lôi kéo khách hàng kí kết hợp đồng bằng cách hứa bồi thường tòan bộ hoặc một
phần thiệt hại phát sinh hoặc bảo đảm lợi nhuận cho khách hàng.
 Chào hàng hoặc môi giới mà không có hợp đồng với khách hàng.
 Sử dụng giá trị giả tạo hoặc các biện pháp gian lận khác khi môi giới cho khách
hàng
 Từ chối hoăc tiến hành chậm trễ một cách bất hợp lí việc môi giới hợp đồng theo
các nội dung đã thỏa thuận với khách hàng.
Như vậy, việc pháp luật quy định một cách rõ ràng những hành vi không được phép
thực hiện đối với các nhân viên, các bên liên quan cũng như những thương nhân hoạt động
môi giới hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa tạo điều kiện cho các Sở giao dịch hàng hóa
được hoạt động trong một khuôn khổ nhất định, tránh sự gian lận, lừa dối từ cả phía nhà

giao dịch, nhà môi giới và cả khách hàng. Ngoài ra, điều này cũng góp phần bảo vệ quyền
và lợi ích các bên khi tham gia vào thị trường mua bán hàng hóa này, từ đó thúc đẩy hoạt
6


Bộ môn: Luật Thương mại
Đề bài số: 01

Trường Đại học Luật Hà Nội
Khoa pháp luật Kinh tế

động mua bán hàng hóa mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa phát triển trong một
môi trường sôi động và lành mạnh.
2. Hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch.
2.1. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch
2.1.1. Khái niệm của hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch .
Trong thương mại hiện đại, hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
có tác dụng lớn trong việc thúc đẩy giao thương nhằm tiêu thụ hàng hóa với khối lượng
lớn. Các quan hệ mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch sẽ được thực hiện thông qua hình
thức pháp lí là hợp đồng hợp đồng. Như vậy, hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch
là một vấn đề rất quan trọng trong hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch . Chính
bởi lí do này, phần hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dich sẽ được tách ra làm một
phần riêng trong bài luận này.
Hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa có bản chất của hợp đồng
mua bán hàng hóa nói chung nhưng được quy định chặt chẽ hơn với các điều khoản bắt
buộc về điều kiện giao sau và biện pháp bảo đảm, phù hợp với đối tượng của hợp đồng là
hàng hóa tương lai. Theo quy định của pháp luật thương mại nước ta năm 2005, hợp đồng
mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa gồm hai loại cơ bản, đó là: hợp đồng kì hạn
và hợp đồng quyền chọn.
Hợp đồng kì hạn: Theo khỏan 2 điều điều 64 Luật thương mại 2005, “ Hợp đồng kì

hạn là thỏa thuận, theo đó bên bán cam kết giao và bên mua cam kết nhận hàng hóa tại
một thời điểm trong tương lai theo hợp đồng”. Như vậy, hợp đồng kì hạn cơ sự khác biệt
rất lớn so với các hợp đồngmua bán hàng hóa thông thường khác là việc giao hàng được
thỏa thuận tại một thời điểm trong tương lai và giá cả đã được thỏa thuận tại thời điểm giao
kết hợp đồng. về nguyên tắc, khi đã giao kết hợp đồng kì hạn, các bên có nghĩa vụ tưhục
hiện việc giao nhận hàng và thanh tóan khi đến hạn đã thaỏa thuận trong hợp đồng. Tuy
nhiên, trong hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận bên mua thanh tóan cho bên bán một
khỏan tiền bằng mức chênh lệch giữa gía thỏa thuận trong hợp đồng và giá thị trường do
Sở giao dịch hàng hóa công bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện và không phải nhận
7


Bộ môn: Luật Thương mại
Đề bài số: 01

Trường Đại học Luật Hà Nội
Khoa pháp luật Kinh tế

hàng hóa hoặc bên bán có thể thanh tóan cho bên mua một khỏan tiền bằng mức chênh lệch
giữa giá thỏa thuận trong hợp đồng và giá thị trường do Sở giao dịch hàng hóa công bố tại
thời điêm hợp dồng được thực hiện và không phải giao hàng. Tóm lại, hợp đồng kì hạn
cũng là hợp đồng mua bán hàng hóa nhưng là mua bán hàng hóa tương lai thông qua chủ
thể trung gian là Sở giao dịch hàng hóa.
Hợp đồng quyền chọn: Theo khỏan 3 điều 64 Luật thương mại 2005, “hợp đồng về
quyền chọn mua hoặc quỳen chọn bán là thỏa thuận, theo đó bên mua có quyền được mua
hoặc được bán một hàng hóa xác định với mức giá định trước (gọi là giá giao kết) và phải
trả một khảon tiền nhất định để mua khỏan tiền này (gọi là tiền mua quyền). Bên mua
quyền có quyền chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc mua bán hàng hóa đó”. Như
vậy, bên mua quyền hòan tòan có quyền chủ động trong việc mua bán hàng hóa và việc
quyết định thực hiện quyền chọ sẽ tùy thuộc vào biến động giá cả trên thị trường của hàng

hóa đó tại thời điểm thực hiện hợp đồng. Từ đây, ta có thể thấy hợp đồng quyền chọn khác
với hợp đồng kì hạn ở chỗ, hợp đồng quyền chọn chỉ đặt nghĩa vụ duy nhất vào một bên.
Hợp đồng quyền chọn chỉ đặt nghĩa vụ duy nhất vào một bên (bên mua quyền) chứ không
có nghĩa vụ bắt buộc phải mua hay bán một hàng hóa (hay tài sản) đã nêu tại một thời
điểm trong tương lai. Nếu người mua lựa chọn thực hiện quyền này, thì người bán của hợp
đồng quyền chọn có nghĩa vụ thi hành – tức là mua hoặc bán theo hợp đồng.
2.1.2. Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch
Như đã trình bày ở trên, hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là
một dạng cụ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa. Do vậy, nó mang đầy đủ những đặc
điểm cơ bản của một hợp đồng mua bán hàng hóa, bên cạnh đó hợp đồng mua bán hàng
hóa qua Sở giao dịch còn có những đặc điểm đặc trưng sau:
Thứ nhất, hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch là một hợp đồng song vụ, tức
là “mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau”(khỏan 1 điều 406 Bộ luật dân sự 2005). Tuy
nhiên, như đã trình bày ở trên, hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch bao gồm hai
loại, do vậy, tương ứng với mỗi loại hợp đồng, chủ thể của hoạt động mua bán này lại có
những quyền và nghĩa vụ khác nhau. Cụ thể: trong hợp đồng kì hạn, nghĩa vụ của bên bán
8


Bộ môn: Luật Thương mại
Đề bài số: 01

Trường Đại học Luật Hà Nội
Khoa pháp luật Kinh tế

là giao một khối lượng hàng xác định cho bên mua và có quyền nhận tiền vào một thời
điểm trong tương lai ở một giá thỏa thuận trước còn bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền
theo đúng như thảo thuận trong hợp đồng và có quyền nhận hàng cũng vào một thời điểm
trong tương lai. Đối với hợp đồng quyền chọn lại khác, bên mua quyền được mua hoặc
quyền được bán hàng hóa có nghĩa vụ trả một khỏan tiền nhất định trong tương lai theo

thỏa thuận còn bên bán quyền có quyền nhận tiền và phải thực hiện nghĩa vụ mà mình cam
kết với bên mua.
Thứ hai, đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa tương lai là những hàng hóa chưa
hiện hữu tại thời điểm các bên giao kết hợp đồng mua bán (hàng hóa tương lai), trên thực
tế, những hàng hóa này thường là những loại hàng hóa có lượng cung cầu lớn và thường
xuyên biến động. Theo điều 68 Luật thương mại 2005, danh mục hàng hóa tương lai được
mua bán qua Sở giao dịch hàng hóa do Bộ trưởng Bộ thương mại quy định.
Thứ ba, hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch được giao kết và thực hiện
thông qua Sở giao dịch hàng hóa. Như đã nêu ở trên, Sở giao dịch hàng hóa được coi như
một chiếc cầu nối cung cấp thông tin giúp doanh nghiệp tiếp cận nhanh chóng và đầy đủ về
tình hình sản xuất và nhu cầu thị trường, tiết giảm chi phí marketing, tạo điều kiện dễ dàng
và thuận lợi để họ lựa chọn đối tác của mình. Cơ chế gíam sát trong Sở giao dịch hàng hóa
là điều kiện quan trọng đảm bảo hợp đồng được thực hiện hiệu quả. Trong Sở giao dịch
còn có thể xuất hiện nhiều chủ thể làm trung gian cho việc giao kết và thực hiện hợp đồng
mua bán hàng hóa tưong lai,như phòng thanh tóan bù trừ, người môi giới mua bán hàng
hóa,...
2.2. Một số nội dung cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch
Thông thường, các điều khỏan trong hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch
được quy định với những ràng buộc chặt chẽ, có tính chất tiêu chuân hóa. Sự tiêu chuẩn
hóa các điều khoản chủ yếu trong hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch giúp cho
việc giao kết hợp đồng được thuận lợi và đảm bảo an toàn về mặt pháp lí,hạn chế rủi ro
cho các chủ thể tham gia mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa.
9


Bộ môn: Luật Thương mại
Đề bài số: 01

Trường Đại học Luật Hà Nội
Khoa pháp luật Kinh tế


Các điều khỏan quan trọng được tiêu chuẩn hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa
qua sở giao dịch bao gồm:
- Tên hàng (đối tượng hợp đồng): Sở giao dịch hàng hóa chỉ được tổ chức thực hiện
họat động mua bán các loại hàng hóa thuọc danh mục hàng hóa do Bộ trưởng Bộ Thương
mại công bố trong từng thời kì (Điều 32 Nghị định số 158/2006/NĐ-CP của Chính phủ
ngày 28/12/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua
Sở giao dịch hàng hóa). Trên thế giới hiện nay, những loại hàng hóa phổ biến là đối tựợng
của hợp đồng mua bán hàng hóa tương lai phải kể đến như :ngũ cốc, cây công nghiệp, gia
súc, kim loại,…
- Chất lượng hàng hóa: khi hàng hóa được đem ra mua bán qua Sở giao dịch , hàng
hóa sẽ được phân thành nhiều mức độ với những tiêu chuẩn chất lượng nhất định. Các
hàng hóa mua phải đảm bảo các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng theo quy định đối với
từng Sở giao dịch cụ thể.
- Giá trị hàng hóa được mua bán trong một hợp đồng mua bán hàng hóa qua một Sở
giao dịch thường được quy định thống nhất với từng loại hàng hóa. Điều này sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho việc thamgia cà thực hiện giao dịch mua bán của các nhà đầu tư trong
thị trường.
- Thời điểm giao hàng trơng hợp đồng mua bán háng hóa qua Sở giao dịch thường
được xác định là tháng giao hàng trong năm. Trong tháng đó, ngày giao hàng cụ thể tùy
vào từng loại hàng hóa và thị trường.
- Địa điểm giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch thông
thường được quy định bởi Sở giao dịch hàng hóa.
Như vậy, việc pháp luật quy định cụ thể các nội dung cơ bản của hợp đồng tạo điều
kiện cho các chủ thể dễ dàng và thuận lợi trong việc giao kết cũng như thực hiện hợp đồng.
Bên cạnh đó, điều này cũng góp phần hạn chế những sai phạm cũng như những tranh chấp
phát sinh về nội dung hợp đồng. Ngoài ra, pháp luật chỉ quy định một số điều kiện cơ bản,
mấu chốt còn lại sẽ tùy hai bên thỏa thuận tạo điều kiện tốt nhất cho các bên tìm được đối
tác thích hợp và kí kết, thực hiện hợp đồng.
10



Bộ môn: Luật Thương mại
Đề bài số: 01

Trường Đại học Luật Hà Nội
Khoa pháp luật Kinh tế

2.3. Quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao
dịch.
Như đã nêu, hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch là hợp đồng song vụ, theo
đó các bên sẽ có những quyền và nghĩa vụ nhất định với nhau. Tuy nhiên, vì nội dung mỗi
loại hợp đồng là khác nhau cho nên quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong hợp đồng kì
hạn sẽ khác trong hợp đồng quyền chọn. Cụ thể:
Điều 65 Luật Thương mại quy định quyền nghĩa vụ các bên trong hợp đồng kì hạn
như sau:
- Trường hợp người bán thực hiện việc giao hàng theo hợp đồng thì bên mua có nghĩa
vụ nhận hàng và thanh tóan.
- Trường hợp các bên có thoả thuận về việc bên mua có thể thanh toán bằng tiền và
không nhận hàng thì bên mua phải thanh toán cho bên bán một khoản tiền bằng mức chênh
lệch giữa giá thoả thuận trong hợp đồng và giá thị trường do Sở giao dịch hàng hoá công
bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện
- Trường hợp các bên có thoả thuận về việc bên bán có thể thanh toán bằng tiền và
không giao hàng thì bên bán phải thanh toán cho bên mua một khoản tiền bằng mức chênh
lệch giữa giá thị trường do Sở giao dịch hàng hoá công bố tại thời điểm hợp đồng được
thực hiện và giá thoả thuận trong hợp đồng
Bên cạnh đó, các bên trong hợp đồng quyền chọn hưởng các quyền và nghĩa vụ theo
quy định tại điều 66 Luật thương mại 2005:
- Bên mua quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán phải trả tiền mua quyền chọn để
được trở thành bên giữ quyền chọn mua hoặc giữ quyền chọn bán. Số tiền phải trả cho việc

mua quyền chọn do các bên thoả thuận.
- Bên giữ quyền chọn mua có quyền mua nhưng không có nghĩa vụ phải mua hàng
hoá đã giao kết trong hợp đồng. Trường hợp bên giữ quyền chọn mua quyết định thực hiện
hợp đồng thì bên bán có nghĩa vụ phải bán hàng hoá cho bên giữ quyền chọn mua. Trường
hợp bên bán không có hàng hoá để giao thì phải thanh toán cho bên giữ quyền chọn mua
11


Bộ môn: Luật Thương mại
Đề bài số: 01

Trường Đại học Luật Hà Nội
Khoa pháp luật Kinh tế

một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thoả thuận trong hợp đồng và giá thị trường
do Sở giao dịch hàng hoá công bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện.
- Bên giữ quyền chọn bán có quyền bán nhưng không có nghĩa vụ phải bán hàng hoá
đã giao kết trong hợp đồng. Trường hợp bên giữ quyền chọn bán quyết định thực hiện hợp
đồng thì bên mua có nghĩa vụ phải mua hàng hoá của bên giữ quyền chọn bán. Trường hợp
bên mua không mua hàng thì phải thanh toán cho bên giữ quyền chọn bán một khoản tiền
bằng mức chênh lệch giữa giá thị trường do Sở giao dịch hàng hoá công bố tại thời điểm
hợp đồng được thực hiện và giá thoả thuận trong hợp đồng.
- Trường hợp bên giữ quyền chọn mua hoặc giữ quyền chọn bán quyết định không
thực hiện hợp đồng trong thời hạn hợp đồng có hiệu lực thì hợp đồng đương nhiên hết hiệu
lực
3. Thực trạng pháp luật Việt Nam và hướng hòan thiện pháp luật Việt Nam về
mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa.
Mô hình Sở giao dịch hàng hóa là phương thức giao dịch hiện đại hiện rất phổ biến
trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam đây là một hoạt động còn rất mới mẻ, xuất hiện đầu
tiên từ năm 2002 nhưng chỉ hoạt động cầm chừng và thui chột dần. Do không có sàn giao

dịch đúng nghĩa, liên thông với sàn quốc tế, nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu nước ta
luôn phải bán dưới giá bình quân thế giới. Tại TP.HCM đã khai trương sàn giao dịch hàng
hóa đầu tiên vào năm 2002, chỉ giao giao dịch được đúng một phiên rồi nhanh chóng động
cửa. Hai năm sau, một sàn giao dịch thủy sản được mở tại Cần Giờ (TP.HCM), nhưng
cũng chỉ hoạt động được một thời gian ngắn. Ở Đắk Lắk, Sàn giao dịch cà phê Buôn Ma
Thuột (BCEC) được mở từ năm 2004 dưới sự bảo trợ của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công
Thương), được đầu tư bài bản, tuy nhiên hiện vẫn đang trong tình trạng hoạt động cầm
chừng… Đến tháng 1 năm 2011, Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (VNX) đã chính thức
khai trương và đi vào hoạt động. Đây là Sở giao dịch hàng hóa đầu tiên được Bộ Công
Thương cấp phép hoạt động tại Việt Nam, là nơi tập trung tất cả những đầu mối buôn bán
với khối lượng giao dịch lớn về nhiều loại mặt hàng, giá cả giao dịch theo nguyên tắc đấu
giá công khai, đấu giá mua và cả đấu giá bán. Sự ra đời của Sở giao dịch hàng hóa VNX đã
12


Bộ môn: Luật Thương mại
Đề bài số: 01

Trường Đại học Luật Hà Nội
Khoa pháp luật Kinh tế

mang lại cho các cá nhân, doanh nghiệp của nước ta có một sân chơi lành mạnh và thực sự
hiệu quả. Hiện nay, số lượng các Sở GIAO DịCH ở nước ta cũng đang có chiều hướng
tăng lên ch thấy một dấu hiệu tốt trong thị trường mua bán hàng hóa tương lai ở nước ta.
Nguyên nhân của việc thị trường mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch ở nước ta còn
chưa sôi động xuất phát từ nhiêu nguyên nhân, một trong số đó chính là do giao dịch tập
trung qua sàn (khác với thị trường truyền thống) nên người mua và người bán chưa quen,
sự phối hợp của các đơn vị cùng tổ chức thị trường này chưa cao, chưa chuyên nghiệp; cán
bộ quản lý sàn giao dịch chưa được đào tạo bài bản,…Bên cạnh đó, dưới góc độ doanh
nghiệp, phía doanh nghiệp không thích mua hàng hóa nhỏ lẻ của người dân, còn nông dân

lại không hiểu về quy chế hoạt động “rắc rối” của các sàn. Vì thế, đến nay hai bên vẫn khó
gặp nhau trong hình thức giao dịch hiện đại mua bán qua “sàn”.
Về khung pháp lý và quản lý nhà nước hoạt động Sở giao dịch hàng hóa, năm 2005
trong Luật Thương mại đã có quy định về hoạt động của Sở giao dịch; năm 2006 Chính
phủ đã ban hành Nghị định 158/2006/NĐ-CP, nhưng phải đến năm 2009 Bộ Công Thương
mới có Thông tư 03/2009/TT-BCT hướng dẫn thực hiện Nghị định với nội dung còn rất sơ
sài. Ngoài ra, các quy định còn một số bất cập như trong hợp đồng giao dịch, thành viên
môi giới và kinh doanh chưa quy định được quyền và trách nhiệm, giới hạn trị giá, một số
nội dung chưa được quy định như kiểm soát điều kiện thành viên, giao dịch phái sinh khác,
thuế như thuế thu nhập cá nhân không áp dụng...
Ngòai ra, hiện nay bộ quản lý hoạt động này là Bộ Công Thương còn chưa có cơ quan
độc lập quản lý hoạt động này. Hay Sở giao dịch còn bị quản lý chồng chéo bởi các quy
định của các bên liên quan như giữa các bộ, ngân hàng và doanh nghiệp. Chẳng hạn, Bộ
Tài Chính có trách nhiệm hướng dẫn các chế độ về thuế, phí, lệ phí đối với hoạt động mua
bán hang hóa
Từ thực trạng trên, chúng ta có thể đề ra một hướng khắc phục những hạn chế còn tồn
đọng và hòan thiện quy định về vấn đề này như sau:
Thứ nhất, chúng ta cần nâng cao nhận thức của người mua và cả của người bán để họ
hiểu rõ về lợi ích của mình khi tham gia mua bán qua Sở giao dịch .
13


Bộ môn: Luật Thương mại
Đề bài số: 01

Trường Đại học Luật Hà Nội
Khoa pháp luật Kinh tế

Ngoài ra, đây là lĩnh vực mới nên cầu có sự đầu tư cả về cơ sở vật chất cũng như
chính sách hỗ trợ để phát triển sàn giao dịch hàng hóa. Đặc biệt cần tăng cường công tác

đào tạo chuyên môn về quản lý, vận hàng sàn giao dịch hàng hóa, là lỗ hổng nhân lực hiện
nay.
Thứ hai, chúng ta cần có một hệ thống pháp luật chặt chẽ để có thể tạo cơ sở pháp lí
cho các chủ thể tham gia vào thị trường mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch được thuận lợi
và phát huy được tối đa khả năng của mình. Bên cạnh đó, một hệ thống pháp lí vững chắc
sẽ giúp xây dựng nên một thị trường mua bán hàng hóa lành mạnh và sôi động. Hiện nay,
mặc dù trong Luật Thương mại năm 2005 có đề cập, sau đó Chính phủ đã có Nghị định
158/2006/NĐCP quy định chi tiết về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng
hóa, mới đây, Bộ Công Thương có Thông tư 03/2009/BCT hướng dẫn việc cấp phép thành
lập và chế độ báo cáo của Sở giao dịch hàng hóa, tuy nhiên các quy định này vân chưa cụ
thể, còn chung chung, khái quát. Do vậy, điều cần thiết hiện nay là nhà làm luật cần có
những quy định cụ thể hướng dẫn một cách chi tiết những quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, vì đây là một lĩnh vực mới, và hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao
dịch còn trầm lắng, do đó pháp luật cũng nên có những quy định phù hợp về hoạt động
mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch như các quy định về quyền, nghĩa vụ,….để một mặt
khuyến khích, thu hút ngừoi tham gia thị trường mua bán hàng hóa này, một mặt vẫn giữ
được ổn định và tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, sôi động cho các chủ thể.
III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ.
Như vậy, bài luận trên đây đã trình bày được những nét cơ bản của các quy định pháp
luật về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa cùng với đó là thực trạn
hện nay ở nước ta. Qua đây ta có thể thấy, đây là một hình thức mua bán hàng hóa mới,
còn mới mẻ và chưa phát triển mạnh ở Việt Nam. Do vậy, để sở giao dịch được phát triển
mạnh, để đây thực sự là một sân chơi sôi động, mang lại nhiều lợi ích cho các chủ thể tham
cũng như tác động, làm cho nền kinh tế nước nhà đi lên thì cần có sự vào cuộc không chỉ
của các nhà lập pháp mà còn của cả các doanh nghiệp, các cá nhân kinh doanh,….
14




×