Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Các quy định của luật tố tụng hình sự về tạm giữ trong tố tụng hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.57 KB, 14 trang )

MỤC LỤC

1


1.Các quy định của luật tố tụng hình sự về tạm giữ trong tố tụng hình sự.
Tạm giữ là việc cơ quan có thẩm quyền quyết định tước tự do với thời hạn
ngắn đối với người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc trường hợp phạm tội quả
tang nhằm thu nhập thêm chứng cứ để đi tới quyết định khởi tố hay không khởi tố
bị can. Mục đích chính của chế định này là ngăn chặn hành vi phạm tội hoặc cản
trở họa động xác minh của người bị tạm giữ điều kiện cho cơ quan điều tra có đủ
thời gian làm rõ nhân thân và xác định mức độ tính chất hành vi của họ nhằm đưa
ra các quyết định tố tụng cần thiết như quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can,
lệnh tạm giam, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác hoặc trả tự di cho
người bị tạm giữ.
1.1 Đối tượng áp dụng biện pháp tạm giữ
Khoản 1 Điều 86 BLTTHS quy định đối tượng áp dụng biện pháp tạm giữ
chỉ là những người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoăc trường hợp phạm tội quả
tang nên tạm giữ là biện pháp ngăn chặn trường gắn liền với việc bắt người trong
các trường hợp nói trên. Tuy nhiên, không phải bất kỳ người nào bị bắt trong hai
trường hợp nêu trên đều bị tạm giữ mà chỉ việc tạm giữ người chỉ áp dụng trong
những trường hợp cần thiết.
Đối với những người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang mà tính chất
ít nghiêm trọng, sự việc phạm tội đơn giản, rõ ràng, người bị bắt có nơi cư trú rõ
ràng và họ không có hành động gì càn trở việc điều tra, xử lý vụ án thấy không cần
thiết phải ta lệnh tạm giữ. Đối với người chưa thành niên thì chỉ được tạm giữ khi
họ bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang nếu họ đã đủ tuổi chịu trách nhiệm
hình sự và tội phạm do họ thực hiện thuộc trương hợp phạm tội nghiêm trọng
( Điều 273 BLTTHS).

2




BLTTHS không quy định cụ thể các căn cứ để áp dụng biện pháp tạm giữ
nhưng do tính chất là biện pháp ngăn chặn gắn liền với việc bắt người trong các
trường hợp khẩn cấp hoặc bắt quả tang khoong có đủ căn cứ thì phải trả tự do ngay
cho người bị bắt; nết việc bắt khẩn cấp hoặc bắt quả tang được coi là có đủ căn cứ
và hợp pháp thì cũng có đủ căn cứ để áp dụng biện pháp tạm giữ. Cũng do tính
chất nói trên nên tạm giữ có thể được áp dụng trước khi khởi tố vụ án, nói cách
khác việc khởi tố vụ án không phải là điều kiện của tạm giữ hay căn cứ của việc áp
dụng biện pháp tạm giữ. Trên thực tế hầu hết các trường hợp bắt khẩn cấp kể cả
những người chưa thành niên đều cần thiết phải ra lệnh tạm giữ, bởi vì các trường
hợp bắt khẩn câp quy định tại Điều 63 BLTTHS đều là những trường hợp tội mà
yêu cầu ngăn chặn đặt ta rất cấp bách nên không thể không ra quyết định tạm giữ
người bị bắt.
Người bị tạm giữ là người đã có quyết định tạm giữ nhưng chưa bị khởi tố
và là một trong những người tham gia tố tụng theo quy định tại Điều 38 BLTTHS.
Họ có quyền được biết lý do bị tạm giữ/ được giải thích về quyền và nghĩa vụ của
mình; được trình bày lời khai, đưa ra những yêu cầu; khiếu nại về việc tạm giữ và
những quyét định khác có liên quan; tự bào chữa cho mình đồng thời có nghiệp vụ
thực hiện các quy định về tạm giữ.
1.2. Thẩm quyền ta lệnh tạm giữ
Khoản 2 Điều 81 BLTTHS quy định : “Những người có quyền ta lệnh bắt
khẩn cấp…có quyền ra lệnh tạm giữ”. Cụ thể là :
a/ Trưởng công an, Phó trưởng công an cấp huyện; thủ trưởng, phó thủ
trưởng cơ quan điều tra cấp tỉnh trở lên; thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều
tra các cấp trong quân đội nhân dân.

3



b/ Người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương;
người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới;
c/Người chỉ huy máy bay, tàu biển, khi máy bay tàu biển ra khỏi sân bay,
bến cảng
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì cơ quan điều tra từ
cấp huyện trở lên mới có quyền ra lệnh tạm giữ theo thủ tục tố tụng hình sự. Thực
hiện quy định này, khi nhận người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc
đang bị truy nã, Ủy ban nhân dân xã, phường hoặc thị trấn phải tiến hành lập biên
bản phạm tội quả tang, bản bắt người đang bị truy nã và giải ngay người bị bắt đến
cơ quan có thẩm quyền.
1.3. Thủ tục tạm giữ
Khi nhận người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, cơ quan tiếp
nhận người bị bắt phải lập biên bản và giải ngay người bị bắt đến cơ quan điều tra
có thẩm quyền mà không được tùy tiện tạm giữ. Cơ quan điều tra nhận người bị
bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc trường hợp phạm tội quả tang phải lấy lời khai
ngay và trong thời hạn 24 giờ phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người
bị bắt. Việc tạm giữ người phải có lệnh viết của người có thẩm quyền. Lệnh tạm
giữ phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị tạm giữ và giao cho người tạm giữ một
bản. Cũng trong thời han 24 giờ lệnh tạm giữ phải được gửi cho viện kiểm sát cùng
cấp. Nếu xét thấy việc tạm giữ không cần thiết, viện kiểm sát có quyền quyết định
hủy bỏ lệnh tạm giữ và trả tự do ngay cho người bị tạm giữ trong trường hợp sau
đây :
-Người bị tạm giữ không phải là người bị bắt trong các trường hợp phạm tội
quả tang.

4


-Hành vi của người tạm giữ không phải là hành vi phạm tội mà chỉ là hành
vi vi phạm về mặt hành chính hoặc dân sự;

-Người bị tạm giữ bị bắt trong các trường hợp khẩn cấp hoặc trường hợp
phạm tội quả tang nhưng đã có đủ tài kiệu chứng cứ chứng minh họ không
phạm tội;
-Người bị tạm giữ do phạm tội quả tang, tính chất ít nghiêm trọng, phạm tội
đơn giản, có nhân thân và địa chỉ rõ ràng và không có hành động cản trở
việc điều tra, xử lý vụ án;
- Người bị tạm giữ là người chưa thành niên, tội phạm do họ thực hiện thuộc
trường hơp ít nghiêm trọng.
Theo quy định tại Điều 69 BLTTHS thì thời hạn tạm giữ không được quá ba
ngày đêm kể từ khi cơ quan điều tra nhận người bị bắt không kể việc ra lệnh tạm
giữ được tiến hành ngay lúc đó hay sau đó. Pháp luật quy định phải tính thời hạn
tạm giữ chặt chẽ như vậy vì biện pháp bắt người kết thúc từ thời điểm cơ quan điều
tra nhận người bị bắt. Từ thời điểm này trở đi, người bị bắt vẫn tiếp tục bị hạn chế
quyền tự do thân thể nên nếu không tính vào thời hạn tạm giữ thì khoảng thời gian
từ lúc họ bị dẫn giải, giao cho cơ quan điều tra cơ quan điều tra đến khi có lệnh
tạm giữ sẽ có thể bị kéo dài vì sự chậm trễ trong việc ra lệnh tạm giữ gây thiệt hại
đến quyền tự do thân thể của họ.
Tuy nhiên không phải trường hợp tạm giữ nào cơ quan điều tra cũng có thể
trong thời hạn ba ngày đêm làm rõ được nhân thân và bước đầu xác định tính chất
hành vi của người bị tạm giữ để nhanh chóng ra các quyết định tố tụng cần thiết.
Nhằm tạo điều kiện cho cơ quan điều tra có đủ thời gian tiến hành các thủ tục xác
minh cần thiết theo quy định của pháp luật, khoản 2 điều 69 BLTTHS : “Trong
trường hợp cần thiết cơ quan ra lệnh tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhưng không
5


quá ba ngày. Trong trường hợp đặc biệt cơ quan ra lệnh tạm giữ có thể gia hạn tạm
giữ lần thứ hai và cũng không được quá ba ngày. Mọi trương hợp gia hạn tạm giữ
đều phải được viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn.”
Như vậy thời hạn tạm giữ tối đa là chính ngày đêm. Các trường hợp cần thiết

để gia hạn tạm giữ thực tiễn thường là :
-Cần có thêm thời gian để xác minh căn cước của người bị tạm giữ;
-Sự việc xảy ra có những tình tiết phức tạp, cần có thêm thời gian để làm rõ
hành vi của người bị tạm giữ.
Thế nhưng do mục đích của việc tạm giữ là để có thời gian xác minh những
tình tiết những sự việc liên quan đến người bị tạm giữ cho nên khi đã đạt được mục
đích này thì dù chưa hết thời hạn tạm giữ nếu không đủ căn cứ để khởi tố bị can thì
phải trả tự do cho người bị tạm giữ mà không cần chờ đến khi hết thời hạn.
Khi hết thời hạn tạm giữ, nếu có đủ căn cứ để khởi tố thì ra quyết định khởi
tố bị can, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn thích hợp như tạm giam
hoặc cấm đi khỏi nơi cư trù hoặc bảo lãnh…Tóm lại khi hết thởi hạn tạm giữ. Cơ
quan điều tra phải ra một trong những quyết định sau đây :
-Khởi tố bị can và xét thấy cần thiết thì ra lệnh tạm giam;
-Khởi tố bị can và áp dụng biện pháp ngăn chặn khác như cấm đi khỏi nơi
cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản để đảm bảo;
-Trả tự do cho người bị tạm giữ nếu không đủ căn cứ đẻ khởi tố bị can với
người đó.
Vì tạm giữ là một biện pháp ngăn chặn hạn chế quyền tự do thân thể công
dân nên thời hạn tạm giữ, dù rất ngắn nhưng cũng cần được tính vào thời hạn tạm
6


giam để bảo vệ để bảo vệ lợi ích chính đáng cho người bị tạm giữ. Theo quy định
này, thời hạn tạm giam được tính vào ngày đầu tiên của việc tạm giữ chứ không
phải từ ngày đầu tiên sau khi việc tạm giữ chấm dứt hay từ ngày ra quyết định tạm
giam.

2. Đề xuất hoàn thiện các quy định của luật tố tụng về tạm giữ

Những giải pháp về phương diện xây dựng pháp luật

Các quy định của pháp luật tố tụng chưa đầy đủ, chưa phù hợp với tình hình
thực tế, thậm chí cong có những quy định mâu thuẫn, chồng chéo. Đây cũng là
nguyên nhân dẫn đến tình trạng áp dụng pháp luật không thống nhất, làm hạn chế
hiệu quả của các biện pháp ngăn chặn đối với công tác đẩu tranh phòng chống và
phòng ngừa tội phạm trong giai đoạn hiện nay. Để khắc phục những nguyên nhân
trên cần phải rà soát sửa đổi , bổ sung không những các quy định trong BLTTHS
nà còn cả những văn bản hướng dẫn áp dụng thi hành pháp luật, khắc phục tình
trạng văn bản dưới luật nhưng lại trái luật như một số văn bản hiện nay.
Các quy định về tạm giữ :
2.1 Về đối tượng bị tạm giữ:
Theo quy định tại Điều 86 BLTTHS thì biện pháp tạm giữ chỉ được áp dụng
đối với người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang. Quy định này chưa đầy
đủ bởi lẽ trong thực tế những trường hợp bắt người bị truy nã, cơ quan điều tra tiếp
nhận người bị bắt phải lấy lời khai thong báo cho cơ quan đã ra lệnh truy nã và giải
ngay người đó đến trại tạm giam nơi gần nhất (khoản 2 Điều 65 BLTTHS) nhưng
khoảng thời gian từ lúc cơ quan điều tra tiếp nhận người bị bắt thường kéo dài có
khi đến vài ngày do nhiều nguyên nhân như đường xa, phương tiện dẫn giải không
7


có. Nhiều trường hợp trại tạm giam lại không tiếp nhận người bị bắt vì lý do người
đó không có lệnh tạm giam…nên cơ quan điều tra đành phải tạm giữ người bị bắt,
chờ cơ quan ra lệnh truy nã đến nhận. Vậy trong thời gian chờ đợi này người bị bắt
sẽ bị tạm giữ theo lệnh nào trong khi luật không quy định cho cơ quan chơ cơ quan
điều tra tiếp nhận người bị bắt trong trường hợp bị truy nã có quyền ra lệnh tạm
giữ? Nếu không ra lệnh tạm giữ thì việc tạm giữ đó trái trái pháp luật vì không có
lệnh; mà ra lệnh tạm giữ thì cũng không đúng cì chỉ những người có quyền ra lệnh
bắt khẩn cấp…có quyền tạm giữ. Ngoài ra việc tạm giữ người bị bắt có khi phải
kéo dài quá 9 ngày đêm mà cơ quan ra lệnh truy nã vẫn chưa đến nhận người bị bắt
thì phải giải quyết như thế nào, cứ giữ thì phạm luật còn tha thì để lọt người phạm

tội.
Khắc phục tình trạng này, Thông tư liên ngành số 03/TTLN ngày 7/1/1995
hướng dẫn thực hiện một số quy định truy nã bị can, bị cáo trong giai đoạng xét
xử. Theo thực tiễn hiện nay thì đối tượng bị tạm giữ còn có thể là người bị bắt
trong trường hợp đang bị truy nã.Tuy nhiên thông tư này còn khà nhiều điểm hạn
chế và khó thực hiện.
Để giải quyết tồn tại, vướng mắc nói trên, nên sửa đổi,bổ xung các điều 65,70
BLTTHS theo hướng sau :
-Giao cho cơ quan điều tra tiếp nhận người bị bắt quyền được ra lệnh tạm giam;
-Quy định cụ thể thời gian đã ra lệnh truy nã phải đến nhận người bị bắt;
-Quy định thêm đối tượng bị tạm giam là “người bị bắt trong trường hợp bị
truy nã” vào khoản 1 Điều 70BLTTHS.

8


2.2 Về thẩm quyền ra lệnh tạm giữ
Diện những người có thẩm quyền ra lệnh tạm giữ quy định tại khoản 2 Điều
86, đây là điều khoản đã được sửa đổi bổ xung ngay 30/6/1990 song vẫn có nhiều
điểm chưa phù hợp dễ bị “vận dụng” một cách rộng rãi không phù hợp với mục
đích thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn.
Điều 86 BLTTHS quy định hai nhóm người có quyền ra lệnh tạm giữ đó là
nhóm những người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo, biên giới và nhóm những
người chỉ huy máy bay, tàu biển, khi máy bay, tàu biển đã rời sân bay bến cảng.
Hai nhóm người này không phải đại diện cho cơ quan điều tra nhưng do yêu cầu
của công tác thực tế hoặc do điều kiện địa lý nên được giao thực hiện một số hành
vi tố tụng, trong đó có thẩm quyền ra lệnh tạm giữ.
Tuy vậy, trong khoản 2 Điều 87 lại chỉ quy định thời hạn tạm giữ của cơ
quan điều tra chứ chưa có quy định thời hạn tạm giữ cho hai nhóm người này. Nên
sau khi bắt khẩn cấp hoặc bắt quả tang người phạm tội thì phải khẩn trương giao

ngay cho cơ quan điều tra có thẩm quyền .Theo tôi quy định này chưa đầy đủ và
chưa phù hợp vì khu vực biên giới nước ta có địa hình khá phức tạp, các hải đảo
lại quá xa các trung tâm, đi lại khó khăn nên việc thực hiện đúng các quy định của
pháp luật về thời hạn tiến hành thủ tục tố tụng như xin phê chuẩn lệnh bắt. lệnh
tạm giữ rất khó thực hiện nhất là phải giao ngay người bị bắt cho cơ quan điều tra
có thẩm quyền trong 24 giờ là không thể lúc nào cũng thực hiện được gây khó
khăn cho người áp dụng, dẫn đến tình trạng “buộc phải” phạm pháp luật về thời
hạn tạm giữ. Để khắc phục tình trạng này cần sửa đổi khoản 2 Điều 87 về thời hạn
tạm giữ, thay cụn từ cơ quan điều tra bằng cụm từ cơ quan có thẩm quyền ra lệnh
tạm giữ.
Một vấn đề nữa nảy sinh từ thực tiễn đẩu tranh chống và phòng ngừa tội
phạm là việc tham gia của lực lượng hải quan và kiểm lâm vào hoạt động tố tụng.
9


Theo quy định của luật tố tụng hình sự thì hải quan và kiểm lâm được giao nhiệm
vụ tiến hành một số hoạt động điều tra như quyền khởi tố vụ án tiến hành những
hoạt động điều tra ban đầu song lại chưa quy định rõ những họa động điều tra ban
đầu đó là gồm hành vi tố tụng nào. Trong pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự
4/4/1989 quy đinh cơ quan hải quan có một số nhiệm vụ quyền hạn : trong lĩnh vực
mình quản lý nếu phát hiện hành vi buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hang hóa,
tiền tệ qua biên giới đến mức phải truy cứu TNHS thì theo quy định tại Điều 97
BLHS thì :
Đối với hành vi phạm tội quả tang, chứng cứ rõ rang, ít nghiêm trọng thì ra
quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai…xét cần ngăn chặn ngay việc người có hành
vi phạm tội chạy trốn thì tạm giữ ngay…
Đối với hành vi thuộc tội nghiêm trọng, phức tạp thì ra quyết đinh khởi tố vụ
án, lấy lời khai…xét cần ngăn chặn ngay việc người có hành vi phạm tội chạy trốn
thì tạm giữ ngay…;
Hiện nay khi mà tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hành hóa, ma túy

ngày càng gia tăng thì hải quan là một lực lượng quan trọng trong công tác đấu
tranh nhưng lại không được giao quyền ra lệnh tạm giữ người bị bắt trong trường
hợp phạm tội quả tang làm hạn chế hiệu quả công tác phòng ngừa tội phạm.
Cũng như lực lượng hải quan, lực lượng kiểm lâm cũng gặp nhiều khó khăn
trong công tác chống các hành vi khai thác gỗ trái phép.
2.3 Thủ tục tạm giữ
Về thời hạn tạm giữ :
Theo quy định tại khoản 1,2 Điều 87 của BLTTHS thì thời hạn tạm giữ tối
đa là 9 ngày đêm, kể cả việc đã sử dụng hết 2 lần ra hạn tạm giữ. Thực tiễn áp
10


dụng cho thấy quy định này chỉ có thể áp dụng được đối với các vụ án xảy ra ở các
thành phố, các tỉnh đồng bằng nơi có những yếu tố thuận lợi về điều kiện địa lý và
sẵn các phương tiện giao thong, thông tin liên lạc…Còn những nơi không có
những điều kiện này thì chấp hành hết sứ c khó khăn. Cũng chính vì vậy mà tỷ lệ
tạm giữ quá hạn ở các tỉnh miền núi thường cao hơn các thành phố , các tỉnh đồng
bằng.
Thời hạn tạm giữ được pháp luật tố tụng hình sự quy định nhằm tạo các điều
kiện để cho cơ quan điều tra có thời gian làm rõ được nhân thân và bước đầu xác
định tính chất hành vi của người bị tạm giữ để nhanh chóng ra các quyết định cần
thiết . Song thực tiễn áp dụng đã nảy sinh nhiều vấn đề mà các nhà làm luật chưa
dự kiến hết được.
Trước hết đó là khoảng thời gian từ lúc người thực hiện một hành vi pham
tội bị bắt tới lúc họ được giải đến giao cho cơ quan điều tra có thẩm quyền. Có
quan điểm cho rằng “ bắt người là một biện pháp ngăn chặn riêng biệt, cho nên
thời hạn tạm giữ không thể tính từ thời điểm bắt và dẫn giải người bị bắt mà được
tính từ thời điểm cơ quan điều tra nhận người bị bắt”
Theo tôi, quy định tại khoản 1 Điều 87 BLTTHS về thời điểm bắt đầu của
thời hạn tạm giữ ( thời điểm cơ quan điều tra nhận người bị bắt cũng như quan

điểm nói trên là không dự tính hết những phức tạp nảy sinh từ thực tiễn. Không
phải trường hợp nào cũng có thể giải người vị bắt đến ngay cơ quan điều tra, ví dụ
như với người bị bắt ở biên giới, hải đảo hay trên tàu biển, máy bay…)Với khoảng
thời gian tương đối dài này người đó bị tước quyền tự do vì bị áp dụng biện pháp
ngăn chặn nào? Coi đó là “bắt” cũng không ổn vì bắt là biện pháp ngăn chặn riêng
biệt nên không thể coi đó là biện pháp kéo dài đến khi giao người bị bắt cho cơ
quan điều tra.Theo tôi, biện pháp bắt người cần phải coi là kết thúc sau khi người
11


có hành vi phạm tội bị bắt. Những công việc tiếp theo đó như lấy lời khai của
người bị bắt hoặc giải người bị bắt đến cơ quan điều tra có thẩm quyền không nên
coi là những hành vi tố tụng thuộc giai đoạn bắt mà cần coi chúng thuộc giai đoạn
tạm giữ. Có quy định như vậy mới giải quyết được vướng mắc nảy sinh trong
trường hợp không thể giải người bị bắt đến ngay cơ quan điều tra, mới khắc phục
được tình trạng hạn chế quyền tự do cá nhân của công dân thiếu căn cứ pháp lý.
Về thời hạn tạm giữ 9 ngày đêm, đặc biệt là thời hạn tạm giữ lần đầu ba
ngày đêm hầu hết các điều tra viên cho rằng đây chỉ là khoảng thời gian chỉ đủ cho
việc lấy lời khai sơ bộ của người bị tạm giữ và làm các thủ tục để chuẩn bị cho
việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Đối với vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, đông
người thì thời hạn này càng quá ngắn không đủ để tiến hành tất cả các thủ tục nên
không phải vụ án nào 9 ngày đêm cũng có thể giải quyết được nhiệm vụ đặt ra cho
cơ quan điều tra trong giai đoạn tạm giữ. Vì vậy nên tăng thời hạn này lên 15 ngày
để tạo điều kiện cho cơ quan điều tra có đủ thời gian hoàn thành nhiệm vụ của
mình.
Một vấn đề khác đặt ra đối với thời hạn tạm giữ là trong thực tiễn cơ quan
điều tra thường chậm đề nghị viện kiểm sát cùng cấp gia hạn tạm giữ, việc này chỉ
tiến hành vào cuối thời hạn ghi trong lệnh tạm giữ. Vì vây, lúc viện kiểm sát nhận
được đề nghị thì thời hạn tạm giữ đã hết, việc phê chuẩn cũng chậm trễ, người bị
tạm giữ sẽ bị tạm giam trái pháp luật ít nhất là một ngày và giả sử chính trong ngày

này người bị tạm giữ chết thì trách nhiệm thuộc cơ quan nào? Bộ luật tố tụng hình
sự chưa quy định vấn đề này nên cần phải quy định rõ ràng thời hạn cơ quan điều
tra phải đề nghị viện kiểm sát cung cấp phê chuẩn việc gia hạn tạm giữ và trách
nhiệm của viện kiểm sát trong việc phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ. Vì thời
hạn tạm giữ rất ngắn nên cần quy định thời hạn 24 giờ để viện kiểm sát phê chuẩn
quyết định ra hạn tạm giữ, kể từ khi nhận được đề nghị gia hạn tạm giữ. Thời hạn
12


24h trước khi hết hạn ghi trong lệnh tạm giữ cũng là thời hạn bắt buộc để cơ quan
điều tra hoàn tất các thủ tục đề nghị viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn việc gia hạn
tạm giữ.
Sau cùng là quy định về việc tính thời hạn tạm giam ( khoản 4 điều 87
BLTTHS ), đây là quy định của pháp luật thể hiện chính sách nhân đạo của pháp
luật XHCN, nhằm bảo đảm cho người bị tạm giữ, tạm giam không bị hạn chế
quyền tự do thân thể một cách tùy tiện. Song nó không phải là giải pháp tối ưu cho
công tác điều tra vì theo quy định này các cơ quan điều tra khi ra lệnh tạm giam
thường phải tính thời hạn tạm giam bắt đầu từ ngày ra lệnh tạm giữ, ví dụ ra lệnh
tạm giữ từ ngày 1/3/2010 và phải tạm giữ đến hết cả thời hạn tối đa là 9 ngày, sau
đó cần phải ra lênh tạm giam thời thời hạn tạm giam ( giả sử là 2 tháng) đương
nhiên phải tính từ ngày 1/3/2010, nghĩa là thời hạn tạm giam thực sự để điều tra
chỉ còn có 1 tháng 21 ngày tức là chỉ cong từ ngày 10/3/2010 đến hết 1/5/2010.
Như vậy thời hạn tạm giam để điều tra vô hình dung đã bị cắt xén, không đảm bảo
được cho công tác điều tra.
Để khắc phục tình trạng này theo tôi nên bỏ quy định này vì tạm giữ, tạm
giam là 2 hoạt động tố tụng có nhiệm vụ và căn cứ, thủ tục, trình tự áp dụng khác
nhau do vậy được áp dụng độc lập với nhau. Cần tính thời hạn tạm giữ và tạm
giam độc lập nhau để đảm bảo thời gian cho các hoạt động điều tra. Nếu người đó
bị tòa tuyên phạt tù thì thời hạn tạm giữ, tạm giam khi đó sẽ được tính vào thời hạn
chấp hành hình phạt. Ngoài ra, về thời hạn hai nhóm người quy định tại điểm b,c

khoản 2 điều 81 thì phải gửi ngay lệnh tạm giữ cho viện kiểm sát cùng cấp cần có
quy định riêng, để khắc phục tình trạng này chỉ cần quy định với hai nhóm người
đó thì phải gửi ngay lệnh tạm giữ cho viện kiểm sát khi các trở ngại khách quan
không còn nữa.

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam – Trường Đại học luật Hà Nội-

2.
3.

NXB Tư pháp
Bộ luật tố tụng hình sự 2003
LUẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT HỌC: CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN BẮT,
TẠM GIỮ, TẠM GIAM TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM. THỰC

4.

TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP
/>
5.
6.

luat-tung-hinh-su-viet-nam.1169.html
/> />

7.

39-trang/4960.html
/>
8.

to-tung-hinh-su-viet-nam/5206.html
/>
14



×