Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích các quy định hiện hành của Luật đất đai 2003

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.26 KB, 11 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Tính công khai, minh bạch, dân chủ trong quản lý nhà nước là những yếu tố
có tầm quan trọng rất lớn trong việc duy trì sự ổn định của pháp luật và lòng tin
của người dân vào chính quyền. Đặc biệt trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư khi Nhà nước thu hồi đất, yếu tố này lại càng cần thiết phải được đề cao, bởi
đây là lĩnh vực có liên quan rất lớn và trực tiếp đến quyền lợi, cuộc sống, thậm chí
là cả miếng cơm manh áo của người dân. Pháp luật hiện hành đề cao tính công
khai, minh bạch và dân chủ trong các quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất. Sau đây nhóm chúng em sẽ chứng minh điều này qua những
quy định của luật đất đai 2003.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. Khái quát chung về nguyên tắc công khai, minh bạch dân chủ trong
quy định của pháp luật đất đai.
Công khai: (công: mọi người; khai: mở): cho mọi người biết, không giấu
giếm; Minh bạch: (minh: sáng; bạch: trắng): rõ ràng. Vì vậy, công khai, minh bạch
chính là để mỗi người có dịp trình diện chính mình trước dư luận, theo đó mở rộng
công khai minh bạch cũng tức là mở rộng dân chủ. Công khai minh bạch đến đâu
thì dân chủ được thực thi đến đấy.
Dân chủ: Có quyền tham gia, bàn bạc vào công việc chung, được tôn trọng
quyền lợi của từng thành viên trong xã hội: quyền tự do, dân chủ chế độ làm việc vừa
tập trung, vừa dân chủ. Trong học thuyết chính trị, mặc dù chưa có một định nghĩa
thống nhất về “dân chủ”, song có hai nguyên tắc mà bất kỳ một định nghĩa dân chủ
nào cũng đưa vào. Nguyên tắc thứ nhất là tất cả mọi thành viên của xã hội (công dân)
đều có quyền tiếp cận đến quyền lực một cách bình đẳng và thứ hai, tất cả mọi thành
viên (công dân) đều được hưởng các quyền tự do được công nhận rộng rãi.
Công khai, minh bạch và dân chủ là một trong những nguyên tắc quan trọng
trong mọi lĩnh vực của quản lý nhà nước đặc biệt trong lĩnh vực đất đai. Bởi đối
với một quốc gia đi lên từ nông nghiệp như Việt Nam thì đất đai giữ một vai trò
1



hết sức quan trọng. Vì vậy thu hồi đất sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi
ích hợp pháp của người sử dụng đất. Do đó mà vấn đề được quan tâm hàng đầu khi
nhà nước thu hồi đất chính là bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người bị thu hồi
đất. Khi xem xét các quy định của pháp luật hiện hành về bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư khi nhà nước thu hồi đất ta có thể thấy tính công khai, minh bạch và dân
chủ được đặc biệt chú trọng trong lĩnh vực này. Việc pháp luật đề cao tính công
khai, minh bạch và dân chủ trong các quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
nhà nước thu hồi đất có ý nghĩa rất quan trọng.
Trong luật đất đai 2003 không quy định cụ thể về nguyên tắc công khai,
minh bạch và dân chủ trong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu
hồi đất. Tuy nhiên, căn cứ theo các quy định của pháp luật đất đai 2003 chúng ta có
thể thấy rõ nguyên tắc công khai, minh bạch và dân chủ trong các quy định của
pháp luật. Điều đó được thể hiện thông qua phân tích ở phần 2 dưới đây.
2. Phân tích các quy định hiện hành của Luật đất đai 2003 để thấy được
việc đề cao tính công khai, minh bạch và dân chủ trong các quy định về bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Nội dung các quy định pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà
nước thu hồi đất nhìn dưới góc độ công khai, minh bạch được biểu hiện cụ thể:
- Luật đất đai 2003 đã quy định cụ thể đã quy định cụ thể những trường hợp
nhà nước thu hồi đất do lỗi của người sử dụng gây ra hoặc những trường hợp thu
hồi đất vì lý do đương nhiên như giao đất sử dụng có thời hạn mà không được Nhà
nước gia hạn khi hết thời hạn sử dụng đất; người sử dụng đất chết mà không có
người thừa kế;... tại điều 38 luật đất đai. Những trường hợp thu hồi đất vì lý do
khách quan như Nhà nước thu hồi đất vì mục đích an ninh quốc phòng, lợi ích
quốc gia lợi ích công cộng và lợi ích kinh tế tại điều 39 Luật đất đai.
Trên cơ sở đó Nhà nước thực thi chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
cho cá chủ thể bị thu hồi đất là khác nhau, cụ thể:

2



(i) Trường hợp thu hồi đất vì mục đích an ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia,
lợi ích công cộng và mục đích phát triển kinh tế thì người bị thu hồi đất được Nhà
nước bồi thường về đất và bồi thường thiệt hại về tài sản gắn liền với đất bị thu
hồi. Đối với trường hợp thu hồi đất ở thì người bị thu hồi thì ngoài việc Nhà nước
bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất thì còn được hưởng chính sách tái định
cư. Trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của người trực tiếp sản xuất đất nông
nghiệp mà không có đất để giao cho họ tiếp tục sản xuất, thì người bị thu hồi đất
ngoài việc được bồi thường về đất và tài sản trên đất còn được nhà nước hỗ trọ
trong việc ổn định cuộc sống, đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp.
(ii) Trường hợp thu hồi đất do lỗi của người sử dụng gây ra thì người bị thu
hồi đất không được bồi thường về đất mà chỉ được bồi thường thiệt hại về tài sản
gắn liền với đất bị thu hồi.
- Luật đất đai 2003 quy định cụ thể các trường hợp nhà nước thu hồi đất để
sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế và các trường hợp sử dụng đất sử dụng vào
mục đích sản xuất kinh doanh, chủ dự án phải thỏa thuận với người sử dụng đất về
việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất quy định cụ thể tại khoản 1, khoản 2
điều 40 Luật đất đai. Tính công khai minh bạch trong các quy định về thu hồi đất
được thể hiện trong nội dung các điều 39, Điều 40 Luật Đất đai năm 2003; cụ thể:
Một là, quy định rõ việc thu hồi đất phải được thực hiện sau khi có quy hoạch,
kế hoạch SDĐ được công bố hoặc khi dự án đầu tư có nhu cầu SDĐ phù hợp với
quy hoạch, kế hoạch SDĐ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
Hai là, trước khi thu hồi đất, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất
phải thông báo cho người bị thu hồi đất biết lý do thu hồi, thời gian và kế hoạch di
chuyển, phương án tổng thể về bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư chậm
nhất là chin mươi ngày đối với đất nông nghiệp và 1tam0 ngày đối với đất phi
nông nghiệp. Quyết định thu hồi đất và phương án bồi thường, giải phóng mặt
bằng, tái định cư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt phải công bố
công khai. Mặt khác, các điều luật này ghi nhận quyền khiếu nại của người bị
3



cưỡng chế thu hồi đất khi họ cho rằng quyết định cưỡng chế chưa phù hợp với quy
định của pháp luật.
- Luật đất đai 2003 quy định cụ thể chức năng quản lý quỹ đất thu hồi đã được
bồi thường , giải phóng mặt bằng nhưng cưa có dự án đầu tư cụ thể (khoản 1 điều
41). Đối với đất bị thu hồi thuộc khu vực nông thôn được giao cho Ủy ban nhân dân
xã quản lý. Việc quy định minh bạch vấn đề này góp phần vào việc tạo lập quỹ đất
“sạch” nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của các doanh nghiệp và nhà đầu tư.
- Luật đất đai 2003 quy định cụ thể điều kiện được bồi thường khi nhà nước
thu hồi đất tại khoản 1 điều 42. điều này góp phần làm giảm những tranh chấp,
khiếu kiện không cần thiết xung quanh việc bồi thường thi Nhà nước thu hồi đất.
- Luật đất đai 2003 quy định rõ nguyên tắc “ người bị thu hồi loại đất nào thì
được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có
đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm
có quyết định thu hồi” (khoản 2 điều 42). Quy định này nhằm ngăn ngừa tình trạng
người bị thu hồi đất đòi hỏi giá bồi thường quá cao so với giá trị của đất đau tăng
lên từ việc chuyển mục đích sử dụng đất hoặc do sự đầu tư của nhà nước mang lại.
- Pháp luật đất đai hiện hành về bồi thường, giải phóng mặt bằng được công
bố rộng rãi cho mọi người dân được biết thông qua những hình thức như: (i) công
bố toàn văn nội dung luật đất đai 2003 trên các phương tiện thông tin đại chúng
như báo đài, truyền hình; trên cổng thông tin của Chính Phủ, của Bộ tài nguyên và
môi trường và trên cổng thông tin điện tử của UBND cấp tỉnh... (ii) tổ chức các lớp
tập huấn, tuyên truyền về luật đất đai 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành; (iii)
tổ chức các cuộc thi tìm hiểu luật đất đai 2003, phát tờ rơi tuyên truyền về những
nội dung, những chế định cụ thể của luật đất đai 2003,...; (iv) lồng ghép việc công
bố các quy định về bồi thường, giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất vào
công tác tư vấn, trợ giúp pháp lý, công tác hòa giải, giải quyết tranh chấp đất đai,...
đã tạo điều kiện cho người dân dễ dàng tiếp cận, tra cứu, tìm hiểu.


4


Như vậy, qua những phân tích trên, chúng ta có thể thấy rằng các quy định
pháp luật đất đai 2003 luôn đề cao tính công khai, minh bạch, dân chủ trong việc
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Do lĩnh vực bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư là vấn đề nhạy cảm, dễ nảy sinh tranh chấp khi Nhà nước thu hồi
đất nên Luật đất đai đã đề cao nguyên tắc công khai, minh bạch và dân chủ nhằm
bảo vệ lợi ích của người dân khi bị thu hồi đất cũng như cân bằng lợi ích của người
dân và lợi ích chung của nhà nước.
3. Ý nghĩa của việc đề cao tính công khai minh bạch và dân chủ trong các
quy định bồi thương, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
3.1. Ý nghĩa đối với nhà nước:
Thứ nhất, việc đề cao tính công khai minh bạch và dân chủ trong các quy định
bồi thương, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất giúp các cơ quan nhà nước thuận
tiện hơn trong việc quản lý và thực hiện các chính sách và quy định của pháp luật. Rõ
ràng, việc pháp luật công khai mọi quy định và thủ tục giúp cho các cơ quan nhà nước
dễ dàng thực hiện và tuân thủ theo nó, tránh được các sai sót và lỗi thường gặp.
Thứ hai, việc công khai, minh bạch các quy định cũng giúp phần giảm thiểu
những tranh chấp một cách tối đa trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
nhà nước thu hồi đất. Trên thực tế, việc quy định cụ thể các vấn đề sẽ giúp cho các
cơ quan hữu quan thực hiện mọi việc được chính xác hơn, và vì vậy, sẽ giúp giảm
bớt các tranh chấp không đáng có.
3.2. Ý nghĩa đối với người dân:
Việc công khai, minh bạch, dân chủ trong các quy định có ý nghĩa quan
trọng nhất là bảo vệ người dân quyền lợi người dân một cách chính đáng nhất.
Việc pháp luật có quy định một cách minh bạch, dân chủ và công khai sẽ giúp cho
người dân dễ dàng tiếp thu và hiểu rõ hơn các chính sách của nhà nước, từ đó, có
thể tự mình bảo vệ quyền lợi cho mình khi cần thiết, tránh một cách tối đa các
tranh chấp có thể xảy ra trong quá trình thực hiện bồi thường hỗ trợ tái định cư khi

nhà nước thu hồi đất.
5


4. Thực tiễn thực hiện quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất.
4.1. Ưu điểm
Thứ nhất, nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của lĩnh vực pháp luật
này đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Đảng và Nhà nước đã chỉ
đạo các cấp các ngành thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục nâng cao
nhận thwucs của người dân về LĐĐ 2003 nói chung và các quy định về bồ thường,
giải phóng mặt bằng nói riêng.
Thứ hai, trước khi thực hiện việc THĐ, bồi thường, GPMB, các địa phương
đều triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân hiểu và chấp hành
chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về THĐ. Điều này đã góp
phần nâng cao sự đồng thuận của người dân với quyết định THĐ của Nhà nước.
Thức ba, trong THĐ, các địa phương đều công khai phương án tổng thể về
bồi thường, GPMB tại trụ sở UBND hoặc trên các phương tiện truyền thông để
mọi người dân được biết. Hơn nữa, chính quyền cấp cơ sở còn tổ chức nhiều cuộc
họp, đối thoại với người dân nhằm tạo điều kiện để họ được bàn bạc, góp ý về
phương án bồi thường cũng như lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người bị THĐ.
Trên cơ sở đó, CQNN có thẩm quyền kịp thời điều chỉnh, sửa đổi phương án bồi
thường, GPMB cho phù hợp.
Thứ tư, hầu hết mội tranh chấp, khiếu kiện của người dân liên quan đến việc
bồi thường, GPMB đều được các CQNN có thẩm quyền tiếp nhận, giải thích và xử
lý kịp thời. Các nguyên tắc công khai, minh bạch, bình đằng, dân chủ và đúng pháp
luật được các CQNN có thẩm quyền tuân thủ nên đã tạo ra sự đồng thuận thương
đối cao của người dân.
Thứ năm, bên cạnh việc giải quyết bồi thường cho người bị THĐ, các địa
phương còn chú trọng thực hiện những chính sách hỗ trợ, TĐC cho người bị THĐ,

người bị mất đất sản xuất nhằm giúp họ nhanh chóng ổn định đời sống sản xuất.
Hơn nữa, thông qua việc thi hành pháp luật về bồi thường, GPMB, các cơ quan
6


thực thi đã phát hiện và kiến nghị Nhà nước kịp thời sủa đổi bổ sung các quy định
bất hợp lý, mâu thuẫn, chồng chéo nhằm nâng cao tính công khai, minh bạch của
lĩnh vực pháp luật này.
4.2. Hạn chế
Bồi thường hỗ trợ tái định cư là nôi dung tiểm ấn nguy cơ tham nhuwgx và
gây bức xúc, khiếu kiện nhiều nhất trong xã hội; biểu hiện ở các khía cạnh sau:
Thứ nhất, việc lập kế hoạch bồi thường hỗ trợ, tái định cư tạo cơ hội thao
túng cho việc kê khai đất đai và kế hoạch bồi thường được phê duyệt. Tình trạng
tham nhũng trong nội dung này thể hiện thông qua các hành vi gian lận trong việc
lập phương án bồi thường để tham ô; lập hai phương án bồi thường (cho người có
đất bị thu hồi riêng, để thanh toán với Nhà nước riêng); lập phương án xác nhận
thời điểm SDĐ, vị trí đất diện tích SDĐ, thỏa thuận với người dân để chia lợi
nhuận hoặc khai khống diện tích để hưởng lợi. Các quan chức có cơ hội hưởng
chênh lệch giữa kế hoạch bồi thường, hỗ trợ và giữa số tiền bồi thường cho người
bị thu hồi và giá trị thị trường của đất đai và tài sản gắn liền của họ.
Thứ hai, giá bồi thường thấp và thường có sự chênh lệch giữa giá bồi thường
của Nhà nước với mức giá thị trường. Mặc dù không phải lúc nào mức bồi thường
cũng thấp cũng có thể quy định cho tham nhũng nhưng có những dấu hiệu cho thấy
khả năng tham nhũng luôn chiếm tỉ lệ cao trong vấn đề này. Giá đất thấp một mặt
là do giá bồi thường hiện vẫn chưa được xác định một cách chủ quan, mang nặng
tính hành chính, mệnh lệnh, phi kỹ thuật., và không tính đến các yếu tố thị trường;
mặt khác do hệ quả của các hành vi trục lợi trong việc lập kế hoạch bồi thường, hỗ
trợ. Điều này cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới tiến độ thực hiện các dự án. Có thể
lấy Ví dụ, việc THĐ của các hộ dân ở khu vực quy hoạch giải tỏa đường vành đai
3 quận Thanh Xuân để xây dựng đường Khuất Duy Tuyến đã bị kéo dài trong

nhiều năm mà nguyên nhân chủ yếu do dân chưa đồng thuận với phương án bồi
thường của UBND thành phố Hà Nội. Phải sau nhiều năm giải quyết rối ráo với
nhiều lần điều chỉnh, bổ sung giá bồi thường của UBND thành phố Hà Nội, việc
7


GPMB ở đây mới được giải quyết dứt điểm. Bà Lê Hiền Đức – công dân chống
tham nhũng đã đoạt giải thưởng Liêm chính của Tổ chức Minh bạch quốc tế cho
biết, bà đã gặp những người từ Long An, An Giang, Tây Ninh khiếu nại về việc bồi
thường đất đai. Đất đai là mồ hôi nước mắt của họ, nhưng khi có quyết định thu
hồi đất, hộ chỉ được bồi thường với giá vô cùng rẻ mạt, 16.000 đồng/m 2, khi họ
đấu tranh thì giá này tăng lên 40.000 đồng/m2, chỉ bằng nửa cân thịt. Bà Đức cho
biết đây chỉ là một trong hàng trăm vụ tham nhũng đất đai mà bà đã được người
dân từ khắp các tỉnh thành cung cấp thông tin.
Thứ ba, một số địa phương vẫn chưa thực hiện đúng quy định của LĐĐ 2003
và các văn bản hướng dẫn thi hành về bồi thường, GPMB khi Nhà nước THĐ trong
việc xây dựng khu TĐC trước khi THĐ. Nói cách khác, vẫn còn tồn tại tình trạng
UBND cấp tỉnh ra quyết định THĐ trong khi chưa thực hiện việc xây dựng khu
TĐC. Điều này gây khó khăn về đời sống cho người dân bị THĐ. Hơn nữa, trên
thực tế chất lượng của các khu nhà ở tái định cư còn kém và bị xuống cấp nghiêm
trọng, chưa bao đảm nguyên tắc “nơi ở mới phải bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ” mà
LĐĐ 2003 đã quy định. Thực trạng các khu tái định cư ở Dịch Vọng – Cầu Giấy,
khu TĐC Đền Lừ - quận Hai Bà Trưng – Hà Nội,…là những ví dụ điển hình.
Thứ tư, trong một số trường hợp thu hồi đất nông nghiệp, Hội đồng bồi
thường giải phóng mặt bằng dường như mới chỉ thực hiện việc bồi thường về đất
và bồi thường thiệt hại về tài sản gắn liền với đất bị thu hồi mà dường như chưa
chú trọng đến việc hỗ trợ, đào tạo, chuyển đổi nghề cho người trực tiếp sản xuất
nông nghiệp, bị mất đất sản xuất. Điều này khiến sự đồng thuận của người dân đối
với việc Nhà nước thu hồi đất không cao. Trường hợp thu hồi đất nông nghiệp ở
thị trấn Hồ huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh để triển khai dự án xây dựng khu

đô thị là một ví dụ. Do chưa nhất trí với phương án bồi thường, hỗ trợ đào tạo
chuyển đổi nghề, những hộ bị thu hồi đất ở đây vẫn dây dưa trong việc bàn giao
mặt bằng; tranh chấp, khiếu kiện xung quanh vấn đề này kéo dài.

8


Thứ năm, trên thực tế vẫn tồn tại một số trường hợp thu hồi đất không công
khai, minh bạch. Điều này được thể hiện bằng việc cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền khi tiến hành thu hồi đất không thông báo cho người bị thu hồi đất biết lí do
thu hồi, phương án tổng thể về bồi thường, thời gian, kế hoạch di chuyển, nhiều
trường hợp thu hồi đất người có đất bị thu hồi không được trao đổi, bàn bạc về
phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, các vướng mắc của người bị thu hồi
đất không được các cấp có thẩm quyền giải quyết thỏa đáng. Trong quá trình thực
hiện việc bồi thường còn vi phạm nguyên tắc công bằng, ở nhiều nơi cond xuất
hiện những dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực.
Thứ sáu, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng chưa giải quyết hiệu quả sự
chênh lệch về địa tô được tạo ra từ đất đai do sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất
hoặc không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại. Điều này vi phạm nguyên tắc
công bằng, gây ra những bất bình trong nội bộ nhân dân giữa nhứng người bị thu hồi
đất, phải di chuyển chỗ ở với những người không bị thu hồi đất, hoặc giữa những
người bị thu hồi đất với doanh nghiệp được hưởng lợi từ việc thu hồi đất.
Thứ bảy, Các quy định hiện hành tập trung vào nội dung công khai các
thông tin về thu hồi đất ở cấp xã. Theo khảo sát, công tác này không đạt được hiệu
quả như mong muốn. Pháp luật yêu cầu công khai dự thảo kế hoạch bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư ở cấp xã để lấy ý kiến các hộ gia đình vì người dân sex có cơ hội
đóng góp ý kiến vào các vấn đề về dự thảo kế hoạch bồi thường, hỗ trợ đối với khu
đất đang bị giải phóng mặt bằng, cơ sở hạ tầng và quy hoạch khu dân cư. Nhưng
kết quả khảo sát cho thấy thông tin này khó có thể tiếp cận, chỉ tìm được ở 5/117
xã (chiếm 4.27%), biên bản lấy ý kiến cho dự thảo kế hoạch bồi thường, hỗ trợ và

tái định cư cũng chỉ lấy được 4/117 xã( chiếm 3, 42%).
Đối với việc thực hiện công khai quyết định, kế hoạch hỗ trợ bồi thường và
tái định cư: đây là việc làm có ý nghĩa quan trọng vì ảnh hưởng đến đời sống và sản
xuất của cá nhân và hộ gia đình, tuy nhiên thông tin này chỉ tìm được ở 24/117
xã(chiếm 20,7%). Hình thức công khai chủ yếu là qua niêm yết công khai (19/24 xã
9


chiếm 77,3%) và qua cán bộ cung cấp thông tin có 5/24 xã chiếm 22,7%, với những
trường hợp có thông tin thì việc tiếp cận không khó khăn, thông tin khá đầy đủ.
Do không có quy định cụ thể việc công khai thông tin về bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư, dự thảo kế hoạch bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên website, cũng
như cấp tỉnh, cấp huyện nên những thông tin này rất khó khăn để có được mặc dù
không phải không có, gần 1 nửa website (26/66) chứa thông tin về quyết định
chính thức, còn dự thảo thì chiếm tỉ lệ rất nhỏ (3/66) chất lượng thông tin cũng
không khả quan, trong 26 trang web thì có 12% là rất đầy đủ, 32% là đầy đủ, 36 %
trung bình, 16% không đầy đủ và 4% rất không đầy đủ. Ở cấp huyện chỉ được lấy
thông tin bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và biên bản lấy ý kiễn hỗ trợ, bồi thường
tái định cư ở 2 địa bàn. Đây là một lưu ý để bổ sung các quy định vê công khai
thông tin trong thu hồi đất.
III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ.
Công khai, minh bạch, dân chủ trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị
là biện pháp quan trọng hàng đầu để ngăn ngừa tham nhũng. Công khai, minh
bạch, dân chủ tạo điều kiện để người dân cũng như xã hội giám sát hoạt động của
các cơ quan nhà nước. Với việc công khai, minh bạch hoá hoạt động các cơ quan
nhà nước, người dân sẽ dễ dàng biết được các quyền và nghĩa vụ của mình để chủ
động thực hiện theo các quy định của pháp luật. Đồng thời, việc công khai, minh
bạch cũng đòi hỏi cơ quan nhà nước thực hiện đúng đắn các quy định của pháp
luật, làm cho các cán bộ, công chức có ý thức hơn trong việc thực hiện chức trách,
công vụ của mình theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền mà pháp luật quy định.

Qua đó, mọi hành vi vi phạm, phiền hà, sách nhiễu hay lợi dụng chức trách với
mục đích tư lợi có thể bị phát hiện và xử lý. Củng cố và phát huy tính công khai,
minh bạch, dân chủ trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất là cơ sở đảm bảo sự ổn định, nâng cao điều kiện sống cho người dân ở
những khu vực có đất bị thu hồi, góp phần vào sự vận hành và phát triển của thị
trường bất động sản ở Việt Nam.
10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Luật đất đai 2003.
2. Công khai, minh bạch trong các quy định về quản lý đất đai - Một yếu tố
cơ bản để phòng, chống tham nhũng ở nước ta hiện nay : Khóa luận tốt nghiệp /
Nguyễn Thị Ngân; Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Quang Tuyến

11



×