Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tìm hiểu chế độ tài chính của các đơn vị sự nghiệp có thu và nhữngnhận xét đánh giá của nhóm nghiên cứu về chế độ thu chi tài chính tạitrường Đại Học Luật Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.66 KB, 14 trang )

MỞ ĐẦU

Hiện nay tình trạng nhập nhèm giữa kinh doanh với sự nghiệp do còn
thiếu một cơ chế quản lý tài chính phù hợp đối với những đơn vị sự nghiệp
có thu đang làm cho tiền của ngân sách đầu tư cho các đơn vị này trở nên
không mấy hiệu quả, Trong khi đó, ngân sách nhà nước hàng năm vẫn phải
bỏ ra hàng nghìn tỷ đồng cho việc ni dưỡng và phát triển các đơn vị sự
nghiệp có thu này. Thực tế cho thấy, nhà nước đang phải đầu tư cả kinh phí,
phương tiện và trả lương cho nhiều người trong khơng ít những đơn vị sự
nghiệp có thu để đi làm kinh tế phục vụ kinh doanh một cách đơn thuần.Sự
mập mờ giữa kinh doanh và sự nghiệp trong các đơn vị sự nghiệp có thu nên
hầu hết những hàng hóa dịch vụ do họ cung cấp đều không thuộc đối tượng
chịu các khoản thuế do Nhà nước quy định. Để hiểu rõ hơn về chế độ tài
chính của các đơn vị sự nghiệp có thu, dưới đây nhóm xin trình bày bài luận
về “ Tìm hiểu chế độ tài chính của các đơn vị sự nghiệp có thu và những
nhận xét đánh giá của nhóm nghiên cứu về chế độ thu chi tài chính tại
trường Đại Học Luật Hà Nội”.

1


NỘI DUNG

I. Cơ chế pháp lý về chế độ tài chính của các đơn vị sự nghiệp
có thu.
1. Định nghĩa đơn vị sự nghiệp có thu là gì? đặc điểm?
1.1 Khái niệm đơn vị sự nghiệp có thu.
Hiện nay khơng có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về khái
niệm đơn vị sự nghiệp có thu. Nghị định 10/2002/ NĐ-CP ngày 16/1/2002
của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp có thu
có sử dụng thuật ngữ “đơn vị sự nghiệp có thu” nhưng không đưa ra định


nghĩa cụ thể hay giải thích thế nào là đơn vị sự nghiệp có thu. Sau khi Nghị
định 43/2006/ NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự
chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và
tài chính đối với đơn vị sự nghiệp cơng lập ra đời thay thế cho Nghị định
10/2002/ NĐ-CP không sử dụng thuật ngữ “đơn vị sự nghiệp có thu” nữa mà
sử dụng thuật ngữ “đơn vị sự nghiệp công lập”.Theo Khoản 1 Điều 1 Nghị
định số 43/2006/NĐ-CP “ đơn vị sự nghiệp công lập là đơn vị do cơ quan
Nhà nước có thầm quyền quyết định thành lập, để có thể thực hiện được
quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm thì đơn vị đó phải là đơn vị dự tốn độc
lập, có con dấu và tài khoản riêng, tổ chức bộ máy kế toán theo đúng quy
định của Luật kế toán”
Như vậy có thể hiểu đơn vị sự nghiệp có thu là một loại đơn vị sự
nghiệp cơng lập có nguồn thu sự nghiệp, do cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền thành lập, là đơn vị dự tốn độc lập, có con dấu và tài khoản riêng, tổ
chức bộ máy kế toán theo quy định của Luật Kế toán.
1.2 Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp có thu.
Thứ nhất, những hoạt động của các đơn vị này có tính chất xã hội,
khác với các loại hình dịch vụ thơng thường, nó phục vụ các lợi ích tối cần
2


thiết của xã hội để đảm bảo cho cuộc sống được bình thường. Những loại
dịch vụ thơng thường được hiểu là những hoạt động phục vụ không tạo ra
sản phẩm mang hình thái hiện vật, cịn dịch vụ mà các đơn vị sự nghiệp
cung cấp là những hoạt động phục vụ các nhu cầu thiết yếu của xã hội, bất
kể các sản phẩm được tạo ra có hình thái hiện vật hay phi hiện vật.
Thứ hai, việc trao đổi dịch vụ công giữa các đơn vị sự nghiệp và các
tổ chức, cá nhân không thông qua quan hệ thị trường đầy đủ, nghĩa là nó
khơng giống với các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Có những
dịch vụ mà người sử dụng chỉ phải đóng phí hoặc lệ phí, có những dịch vụ

thì phải trả một phần hoặc tồn bộ kinh phí. Tuy nhiên việc cung ứng các
dịch vụ này không nhằm vào mục tiêu lợi nhuận.
Thứ ba, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp có thu khơng trực tiếp
phục vụ cho hoạt động quản lí Nhà nước, khơng mang tính quyền lực pháp lí
như hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước.
Thứ tư, các đơn vị sự nghiệp có thu có nguồn thu thường xuyên từ
hoạt động sự nghiệp bởi vậy nó khác với các cơ quan hành chính ở chỗ
mang lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước và được tự chủ về măt tài chính,
khơng phụ thuộc vào cơ chế xin- cho như trước.
2. Các đơn vị sự nghiệp có thu có quyền tự chủ, tự chịu tránh nhiệm về
tài chính.
2.1. Các quy định chung:
Căn cứ vào nghị định số 10/2002 NĐ-CP.
Các đơn vị sự nghiệp có thu được phân thành: Đơn vị sự nghiệp có
thu tự bảo đảm tồn bộ chi phí hoạt động thường xuyên và đơn vị sự nghiệp
có thu tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên ( điều
Các đơn vị sự nghiệp có thu được tự chủ tài chính, được chủ động bố
trí kinh phí để thực hiện nhiệm vụ, được ổn định kinh phí hoạt động thường
xuyên do ngân sách Nhà nước cấp đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một

3


phần chi phí theo định kỳ 3 năm và hàng năm được tăng thêm theo tỷ lệ do
Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Các đơn vị sự nghiệp có thu được vay tín dụng ngân hàng hoặc Quỹ
hỗ trợ phát triển để mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp, tổ
chức sản xuất cung ứng dịch vụ và tự chịu trách nhiệm trả nợ vay theo quy
định của pháp luật.
Đơn vị sự nghiệp có thu quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước theo quy

định đối với đơn vị hành chính sự nghiệp. Đối với tài sản cố định sử dụng
vào sản xuất, cung ứng dịch vụ đơn vị thực hiện trích khấu hao thu hồi vốn
theo chế độ áp dụng cho các doanh nghiệp nhà nước. Số tiền trích khấu hao
tài sản cố định và tiền thu do thanh lý tài sản thuộc nguồn ngân sách Nhà
nước được để lại đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị của
đơn vị.
Đơn vị sự nghiệp có thu được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng
hoặc tại Kho bạc Nhà nước để phản ánh các khoản thu, chi của hoạt động
sản xuất, cung ứng dịch vụ; mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để phản ánh
các khoản kinh phí thuộc ngân sách Nhà nước.
2.2. Quyền tự chủ, tự chịu tránh nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự
nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm
một phần chi phí hoạt động.
Nguồn tài chính :
Ngân sách nhà nước cấp, bao gồm: Kinh phí hoạt động thường
xuyên đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí, Kinh phí thực hiện các
đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành, chương trình mục
tiêu quốc gia và các nhiệm vụ đột xuất khác được cấp có thẩm quyền giao.
Kinh phí thanh tốn cho đơn vị theo chế độ đặt hàng để thực hiện các nhiệm
vụ của Nhà nước đặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát...) theo giá hoặc
khung giá do Nhà nước quy định, Kinh phí cấp để thực hiện tinh giản biên
chế theo chế độ do Nhà nước quy định đối với số lao động trong biên chế
4


thuộc diện tinh giản, Vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang,
thiết bị phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án và kế hoạch hàng năm; vốn
đối ứng cho các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.(QĐ tại khoản
1điều 8 nghị định số 10/2002 NĐ-CP).
Nguồn thu sự nghiệp của đơn vị theo QĐ tại khoản 2điều 8 nghị định số

10/2002 NĐ-CP nguồn thu sự nghiệp bao gồm: Phần được để lại từ số phí,
lệ phí thuộc ngân sách Nhà nước do đơn vị thu theo quy định; Mức thu phí,
lệ phí và tỷ lệ nguồn thu được để lại đơn vị sử dụng theo quy định của Nhà
nước; Thu từ hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ; Mức thu các hoạt động
này do Thủ trưởng đơn vị quyết định theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi
phí và có tích luỹ. Các khoản thu sự nghiệp khác theo quy định của pháp luật
(nếu có).
Nguồn khác theo quy định của pháp luật như viện trợ, vay nợ,
quà biếu, tặng (nếu có).
Nội dung chi quy định tại điều 9 nghị định số 10/2002 NĐ-CP: Chi hoạt
động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao;
Chi hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ; Chi thực hiện các đề tài nghiên
cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành và cấp cơ sở; chương trình mục
tiêu quốc gia; chi thực hiện đơn đặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát ...);
chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có vốn nước ngoài theo quy định; Chi
thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định; Chi đầu tư
phát triển, gồm : Chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị,
chi thực hiện các dự án đầu tư theo quy định; Chi thực hiện các nhiệm vụ
đột xuất được cấp có thẩm quyền giao, Các khoản chi khác.
Về Tự chủ về các khoản thu, mức thu và Tự chủ về sử dụng
nguồn tài chính, Tiền lương, tiền cơng và thu nhập, Sử dụng kết quả
hoạt động tài chính trong năm, Sử dụng các quỹ. Được quy định tại
điều 16 ,điều 17, điều 18, 19, 20 của nghị định 43.

5


2. 3. Quyền tự chủ, tự chịu tránh nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp do
ngân sách nhà nước bảo đảm tồn bộ kinh phí hoạt động.
Nguồn tài chính :

Ngân sách do nhà nước cấp bao gồm :
Kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm
vụ được giao; được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp giao, trong phạm vi dự
tốn được cấp có thẩm quyền giao, Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa
học và công nghệ (đối với đơn vị không phải là tổ chức khoa học và cơng
nghệ); Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức;
Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;Kinh phí thực hiện
nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;Kinh phí thực hiện chính
sách tinh giản biên chế theo chế độ do nhà nước quy định (nếu có); Vốn đầu
tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang, thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố
định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê
duyệt trong phạm vi dự tốn được giao hàng năm; Vốn đối ứng thực hiện dự
án có nguồn vốn nước ngồi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Kinh phí
khác (nếu có).
Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp (đối với các đơn vị có nguồn thu thấp),
gồm: Phần được để lại từ số thu phí, lệ phí cho đơn vị sử dụng theo quy định
của Nhà nước; Thu từ hoạt động dịch vụ; Thu khác (nếu có).
Nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng, cho (nếu có) theo quy định của
pháp luật.
Nguồn khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
Nội dung chi
Chi thường xuyên, gồm:
Chi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền
giao; Chi hoạt động phục vụ cho thực hiện công việc, dịch vụ thu phí, lệ phí;
Chi cho các hoạt động dịch vụ (kể cả các khoản chi thực hiện nghĩa vụ với
6


ngân sách nhà nước, trích khấu hao tài sản cố định theo quy định, chi trả
vốn, trả lãi tiền vay theo quy định của pháp luật).

Chi không thường xuyên:
Chi thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ; Chi
thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức; Chi thực hiện
chương trình mục tiêu quốc gia; Chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có vốn
nước ngồi; Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền
giao; Chi thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do nhà nước quy định
(nếu có); Chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn
tài sản cố định thực hiện các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
Chi thực hiện các dự án từ nguồn viện trợ ngoài nước; Các khoản chi
khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
Tự chủ về các khoản thu, mức thu (đối với đơn vị có nguồn thu
thấp), Tự chủ về sử dụng nguồn tài chính, Tiền lương, tiền cơng và thu
nhập, Sử dụng kinh phí tiết kiệm được từ khoản chênh lệch thu lớn hơn
chi được quy định rõ tại điều 23, 24, 25, 26 Nghị định 43.
2.4. Quy định về lập, chấp hành dự toán thu chi.
Việc lập dự toán, chấp hành dự toán thu, chi ngân sách nhà nước đối
với các đơn vị sự nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà
nước và được quy định tại các điều 27, 28, 29, 30 tại nghị định 43.
3. Ngoài ra, Nghị định 43, tại các điều 31, 32 còn nêu rõ về Trách nhiệm
của thủ trưởng đơn vị sự nghiệp và Trách nhiệm của Bộ trưởng các Bộ,
cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương.

II. Nhóm nhận xét, đánh giá của nhóm về chế độ thu chi của
Trường Đại Học Luật Năm 2010.
Trường Đại học Luật Hà Nội là một đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một
phần kinh phí hoạt động thường xuyên theo Điều 9 Nghị định 43/2006/NĐ7


CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của chính phủ, cơ chế quản lý thu chi của

trường dựa trên nguyên tắc công khai dân chủ theo quy định của pháp luật
hiện hành, mọi khoản thu chi của trường đều được thể hiện qua hệ thống sổ
sách kế toán theo luật ngân sách nhà nước.
1. Về chế độ thu:
1.1 Chế độ thu và các khoản thu tài chính:
Nguồn thu tài chính của trường Đại học Luật Hà Nội được thực hiện
theo quy định tại điều 14 nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm
2006 của Chính phủ, được hướng dẫn tại khoản 1 mục VIII Thông tư hướng
dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ
quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức
bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Ngân sách
nhà nước: dự toán được giao năm 2010: 27 tỷ 950 triệu đồng, tăng so với
năm 2009 là 1tỷ 90 triệu đồng (7,29%).
Nguồn thu sự nghiệp: 46 tỷ 794 triệu đồng, tăng so với năm 2009 là 7
tỷ 784 triệu đồng (19,95%).
Như vậy tổng số thu của trường ta trong năm 2010 là 74 tỷ 744 triệu
đồng, trong đó ngân sách nhà nước cấp là 37,39%, nguồn thu sự nghiệp
chiếm 62,61%. Như vậy nguồn thu của trường ta chủ yếu phụ thuộc vào
nguồn thu sự nghiệp (chiếm tỉ lệ khoảng 2/3 trong tổng số thu của trường ),
trong đó nguồn thu học phí chiếm tỉ trọng cao nhất (chiếm 92,01% trong
tổng số thu sự nghiệp). Số các nguồn thu còn lại trong thu sự nghiệp chiếm
tỷ trọng không lớn (7,99%) và số nguồn thu này đều có xu hướng giảm trong
năm 2010.
Căn cứ theo Nghị định 43 trường ta đã xây dựng Quy chế chi tiêu nội
bộ trường Đại học Luật hà Nội, theo đó các khoản thu đều được xác định
một cách hợp lý.
+ Chủ thể thu ngân sách là Phòng Tài chính - Kế tốn có nhiệm vụ thu
và quản lý các nguồn thu, căn cứ vào dự toán được giao, phịng Tài chính –
8



Kế toán sẽ lập kế hoạch rút dự toán theo quý gửi Kho bạc nhà nước nơi
Trường mở tài khoản giao dịch và thực hiện rút dự toán theo kế hoạch để chi
hoạt động của Nhà trường.
+ Việc lập dự tốn của trường do phịng Tài chính – Kế tốn thực
hiện, căn cứ vào chương trình cơng tác của Trường, chỉ tiêu kế hoạch và dự
toán Ngân sách Nhà nước được giao hàng năm, các nguồn thu từ học phí, lệ
phí và các nguồn thu khác, phịng Tài chính – Kế toán sẽ lập dự toán thu chi
ngân sách hàng quý và năm theo quy định; chủ động cân đối giữa các nguồn
thu và nhu cầu chi để đảm bảo kinh phí duy trì ổn định tồn bộ các hoạt
động của Trường.
1.2. Những ưu điểm và hạn chế của chế độ thu:
Ưu điểm: dự toán thu ngân sách của trường Đại học Luật Hà Nội được xây
dựng trên cơ sở tính đúng, tính đủ các khoản thu theo quy định của pháp luật
về thuế, phí, lệ phí, các khoản thu từ hoạt động dịch vụ (nếu có), các khoản
thu khác theo chế độ hiện hành. Trong quá trình thực hiện dự tốn thu khơng
có trường hợp một cá nhân hay đơn vị quyết định những vấn đề của các đơn
vị, phòng ban khác, mọi quyết định thu và lập dự tốn đều được phịng Tài
chính – Kế tốn thẩm định và Hiệu trưởng phê duyệt. Hầu hết các khoản thu
đều được tiến hành một cách nhanh chóng, khoa học. Hàng năm, phịng tài
chính kế tốn đều được lập và nộp đúng hạn, báo cáo tài chính của trường
đều được cơng khai, minh bạch. Đã xác định rõ cơ cấu nguồn thu và khả
năng tự bảo đảm chi thường xuyên, từ đó làm cơ sở xác định chính xác mức
hỗ trợ của Ngân sách nhà nước. Khi lập dự toán thu đã phản ánh chi tiết các
nguồn thu, nội dung chi và có thuyết minh và lý giải hợp lý nguyên nhân
tăng/giảm thu chi.
Hạn chế: Đa phần các khoản thu đều được tiến hành một cách nhanh chóng
nhưng cũng có khơng ít khoản thu còn tiến hành một cách chậm chạp. Tình
trạng sinh viên nợ học phí vẫn cịn, khơng ít sinh viên khi q hạn nộp mới
đến phịng Tài chính - Kế tốn để nộp. Việc thu học phí của các cơ sở liên

kết đào tạo cịn gặp nhiều khó khăn. Tuy rằng các báo cáo tài chính của nhà
9


trường đều được công khai nhưng mức độ công khai này tới đâu còn là vấn
đề cần lưu ý, báo cáo tài chính của trường cơng khai cịn chậm, VD: đã sang
năm 2012 nhưng báo cáo tài chính của năm 2011 chưa được cơng khai cho
tồn thể cán bộ, sinh viên biết. Trường ta đã có trang wed riêng từ lâu tuy
nhiên các quy định như Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý tài chính
của trường cịn chưa được đăng tải lên. Thiết nghĩ, nhà trường cần đưa các
thông tin này lên trang wed của trường.
2. Về chế độ chi:
2.1 Chế độ chi và các khoản chi:
Đối chiếu với phần lý luận nêu trên, có thể thấy rõ, nội dung chi tài
chính của trường Đại học Luật Hà Nội được thực hiện theo quy định tại
Điều 15 Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính
phủ, được hướng dẫn tại khoản 2 mục VIII Thơng tư số 71 hướng dẫn thực
hiện Nghị định số 43/ 2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy
định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ,tổ chức bộ
máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.Mức thu chi
của nhà trường sẽ tuỳ theo thời gian và tình hình cụ thể Hiệu trưởng có
quyết định bằng văn bản.
Dựa trên phân tích số liệu từ Bản báo cáo thu chi tài chính năm 2010,
nhận thấy, năm 2010, trường Đại học Luật Hà Nội đã chi tổng 59 tỷ 64 triệu
đồng. Đặc biệt, đối với các khoản chi thường xuyên, chi cho con người
chiếm 30 tỷ 771 triệu đồng chiếm 52,09% trong tổng số chi ( tăng so với
năm 2009 là 3 tỷ 119 triệu đồng (11,27%). Trong đó chi từ ngân sách nhà
nước là 19 tỷ 30 triệu đồng chiếm 62,74%, chi từ nguồn thu sự nghiệp là 11
tỷ 465 triệu đồng chiếm 37,36%.
2.2 Về cơ cấu thu chi:

- Chi từ ngân sách nhà nước cấp: 27 tỷ 183 triệu đồng chiếm 46,02 %
trong tổng chi. Nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp chủ yếu sử dụng để
đảm bảo các khoản chi sau: chi lương, phụ cấp lương và các khoản đóng góp
10


theo quy định của nhà nước 19 tỷ 306 triệu đồng (chiếm 77.2% nguồn kinh
phí được giao tự chủ tương đương với 71,02 % tổng chi từ NSNN), các
khoản chi điện, nước, xăng dầu, điện thoại;
- Chi từ nguồn thu sự nghiệp 31 tỷ 881 triệu đồng chiếm 53,98% trong
tổng số chi. Nguồn thu sự nghiệp chủ yếu dùng để chi hỗ trợ cho các bộ viên
chức trong các hoạt động của trường trong đó chi tiền lương tăng thêm
chiếm 34,81% trong tổng chi từ nguồn thu sự nghiệp số còn lại chủ yếu để
chi cho các khoản hỗ trợ khác như giảng dạy, ra đề, chấm bài, quản lý giảng,
quản lý thi, quản lý sinh viên…
Tổng số chi năm 2010 tăng so với năm 2009 chi tăng hơn 4 tỷ 947
triệu đồng trong khi số chi tiền lương các khoản đóng góp và tiền lương tăng
thêm đã tăng 3 tỷ 119 triệu đồng. Số tăng chi chủ yếu tập trung vào tiền
lương và các khoản chi hỗ trợ công việc có liên quan đến cá nhân.
2.3 Những ưu điểm và hạn chế của chế độ chi:
Ưu điểm: Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, nhà trường đã đổi mới phương
thức hoạt động, tiết kiệm chi, thu nhập đã từng bước được nâng cao. Nguồn
thu sự nghiệp, cùng với nguồn kinh phí tiết kiệm chi thường xun, đã góp
phần bảo đảm bù đắp nhu cầu tiền lương tăng thêm cho cán bộ, nhân viên.
Theo Báo cáo: “năm 2010, trường đã tiến hành kiểm soát chắt chẽ các khoản
chi, hạn chế các khoản chi chưa thực sự cần thiết, tập trung cải thiện mức
phí phúc lợi cho cán bộ giáo viên: bổ sung tiền mừng tuổi tết Canh Dần:
100.000 đồng/người, ngày giỗ tổ: 500.000 đồng/người, nghỉ hè:
1.000.000.000 đồng/ người (trước đây là 600.000 đồng/người (trước đây
500.000 đồng/người). Tháng lương thứ 13 mức lương tối thiếu là 730.000

đồng (trước đây là 450.000 đồng); tết Âm lịch: 2.500.000 đồng (trước đây là
1.000.000 đồng); tiền mừng tuổi tết Tân Mão; 200.000 đồng. Rằm tháng
giêng 300.000 đồng người”.
Qua nghiên cứu và phân tích bản báo cáo thu chi tài chính của trường
Đại học Luật Hà Nội, nhóm nhận thấy, các khoản chi của trường được liệt

11


kê rất rõ ràng thành từng loại khác nhau để tiện theo dõi và quản lý. Các
khoản chi này đều đúng theo quy định của pháp luật. Đồng thời, nhà trường
cũng đã tiến hành nhiều biện pháp cắt giảm các khoản chi chưa hợp lý,
chống lãng phí. Điển hình là việc giảm chi phí in ấn, photo đề cương mơn
học, thay vì phát cho mỗi sinh viên một cuốn đề cương như trước đây, giảm
xuống hai sinh viên một cuốn và tiến tới chỉ đưa đề cương lên mạng.
+ Tuy nhiên, trong cơng tác quản lý các khoản chi cịn một số tồn tại sau:
Hạn chế :
- Một số cá nhân đơn vị chưa chấp hành nghiêm túc các quy định về
quản lý tài chính: ngày 1/12/2010, trường đã có thông báo số 1997/ĐHLHNTCKT thông báo cho các đơn vị về thời hạn thanh tốn khóa sổ và quyết
tốn năm 2010, theo đó các đơn vị chịu trách nhiệm hồn chỉnh các khoản
thanh tồn và nộp chứng từ về phịng tài chính kế tốn trước ngày
25/12/2010. Tuy nhiên cho đến nay vẫn còn một số các đơn vị vẫn còn đề
nghị thanh toán các khoản chi của năm 2010, gây khó khăn cho hoạt động
của trường.
- Một số khoản chi cịn chưa hợp lý, chưa hiệu quả, có tình trạng một
số đơn vị cịn đề nghị thanh tốn các khoản chi ngoài quy chế chỉ tiêu nội bộ
nhưng chưa căn cứ vào khối lượng công việc thực tế và mức chi cho các
công việc tương tự của trường.
- Vấn đề quản lý chi của Trường vẫn còn một số tồn tại, đặc biệt là các
khoản chi chưa có hiệu quả ví dụ như mặc dù đã có khoản chi cho hoạt động

xây dựng sửa chữa các tài sản cố định, cụ thể là sửa chữa nhà cửa. Song trên
thực tế, tình trạng một số phịng học có tường nấm mốc vẫn tồn tại; các máy
chiếu thường gặp sự cố kĩ thuật gây nhiều khó khăn cho việc dạy và học của
giáo viên cũng như sinh viên...
Tuy còn tồn tại những hạn chế như trên, nhưng nhìn chung, Trường Đại
học Luật Hà Nội khi được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm tài chính
đã chủ động sử dụng kinh phí Ngân sách nhà nước giao một cách hiệu quả
12


để thực hiện nhiệm vụ; đồng thời đã chủ động sử dụng tài sản, nguồn nhân
lực để phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo điều kiện tăng nguồn
thu, từ đó đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị, tạo điều
kiện mở rộng các hoạt động sự nghiệp và các hoạt động dịch vụ trong
trường.

KẾT LUẬN

Qua bài viết trên đã phần nào tìm hiểu rõ hơn về một số vấn đề cơ bản
của các đơn vị sự nghiêp hành chính có thu trong chế độ ngân sách nhà
nước. Cùng với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì việc
nâng cao hiệu quả của các đơn vị sự nghiệp có thu là rất quan trọng, góp
phần trọng yếu trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của không chỉ bộ
máy nhà nước mà còn trong sự phát triển của nền kinh tế nước nhà đưa đất
nước ta phát triển bền vững. Trên quy mơ của bài tập nhóm, bài viết chỉ có
thể đưa ra những vấn đề cơ bản nhất. Do hiểu biết thực tế còn nhiều hạn chế
nên bài làm khơng tránh khỏ những sai sót rất mong thầy, cơ đóng góp ý
kiến để bài làm được hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !


13


MỤC LỤC

14



×