Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Phân tích những điểm bất cập trong quy định của pháp luật về hoạt động khuyến mại và đề xuất các giải pháp hoàn thiện các quy định đó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.39 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................................................... 1
I.Một số vấn đề lý luận về khuyến mại và pháp luật về khuyến mại.....................................................1
1.3. Vai trò.........................................................................................................................................3
2.3.Các quy định về hoạt động khuyến mại bị cấm..............................................................................4

ĐẶT VẤN ĐỀ
Được biết đến như là một hình thức xúc tiến thương mại hết sức quan trọng,
góp phần đưa những thông tin của sản phẩm, dịch vụ đến với người tiêu dùng,
quảng bá thương hiệu, thu hút khách hàng…… Khuyến mại là một hình thức xúc
tiến thương mại rất phổ biến và được rất nhiều thương nhân sử dụng. Vì vậy, cần
có một hệ thống các quy định pháp luật vừa cụ thể, hợp lý nhưng cũng thông
thoáng, tích cực để quản lý hình thức này. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam về hoạt
động khuyến mãi vẫn còn bộc lộ một số điểu bất cập cần phải khắc phục. Sau đây,
em xin làm rõ đề tài: “Phân tích những điểm bất cập trong quy định của pháp
luật về hoạt động khuyến mại và đề xuất các giải pháp hoàn thiện các quy
định đó”.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.

1.

Một số vấn đề lý luận về khuyến mại và pháp luật về khuyến mại
Khái niệm và đặc điểm khuyến mại
1.1. Khái niệm
Tại Khoản 1 Điều 88 Luật Thương mại năm 2005 (LTM 2005) có quy định
“Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến
việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những
lợi ích nhất định”. Như vậy, khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của
thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bằng cách


dành cho khách hàng những lợi ích nhất định.


Quy định trên cho thấy khuyến mại là một trong bốn hình thức xúc tiến
thương mại được LTM 2005 quy định, bao gồm: khuyến mại, quảng cáo, hội chợ,
triển lãm và trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ. Khuyến mại khác với các hình
thức xúc tiến khác ở dấu hiệu các thức thực hiện xúc tiến thương mại: tạo ra những
điều kiện thuận lợi để thúc đẩy mạnh mẽ việc bán hàng và cung ứng dịch vụ là
dành cho khách hàng những lợi ích nhất định.
1.2.

Đặc điểm
Với khái niệm như trên, khuyến mại có những đặc điểm sau:

- Về chủ thể: Chủ thể thực hiện khuyến mại là thương nhân. Pháp luật thừa
nhận quyền hoạt động khuyến mại của thương nhân nhằm điều chỉnh hài hòa lợi
ích của các chủ thể liên quan đến việc thực hiện hoạt động này của họ. Thương
nhân là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động thương mại một cách thường xuyên
và mang tính nghề nghiệp.
- Về cách thức xúc tiến thương mại: Thương nhân khi thực hiện hoạt động
khuyến mại tức là đã mang lại cho khách hàng những lợi ích nhất định (vật chất
hoặc tinh thần). Ví dụ: Khách hàng có thể nhận được quà tặng, hàng mẫu để dùng
thử, mua hàng giảm giá… Khuyến mại là hoạt động tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua
bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ thuộc nhóm hành vi thương mại không trực tiếp
sinh lời. Giá trị thương mại của hành vi này thể hiện ở tác dụng kích thích nhu cầu
mua sắm của khách hàng để thông qua đó thỏa mãn nhu cầu lợi nhuận của thương
nhân.
- Về mục đích của khuyến mại: Mục đích của khuyến mại là xúc tiến việc bán
hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Để thực hiện mục đích này, các hoạt động khuyến
mại có thể hướng tới mục tiêu lôi kéo hành vi mua sắm, sử dụng dịch vụ của khách

hàng, giới thiệu một sản phẩm mới, tăng lượng hàng đặt mua, kích thích trung gian
phân phối chú ý hơn nữa đến hàng hóa của doanh nghiệp… Thông qua đó tăng thị
phần của doanh nghiệp trên thị trường hàng hóa, dịch vụ. Ngoài ra, khuyến mại
còn giúp thương nhân có nhiều cơ hội trong việc thăm dò thi hiếu của thị trường.


1.3.

Vai trò
Ngày nay, tốc độ phát triển kinh tế rất nhanh kéo theo đó là sự đa dạng về
hàng hóa, dịch vụ làm cho khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn. Các thương nhân
đều muốn sản phẩm của mình được khách hàng lựa chọn nên đã sử dụng các chiêu
bài khuyến mại nhằm thu hút khách hàng.
Thứ nhất, khuyến mại là công cụ hữu hiệu để thương nhân chiếm lĩnh thị
trường, nâng cao tính cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ, đưa sản phẩm đến tay
người tiêu dùng một cách nhanh nhất.
Thứ hai, khuyến mại là công cụ hữu hiệu phản ánh sự liên lạc giữa người sản
xuất và người tiêu dùng. Bởi thông qua hoạt động khuyến mại, thương nhân có thể
nhận được những đánh giá, nhìn nhận về những ưu, nhược điểm của hàng hóa,
dịch vụ đó từ khách hàng. Từ đó, họ có thể quyết định thay đổi cho phù hợp với
nhu cầu của thị trường.
Thứ ba, khuyến mại tạo điều kiện kích thích người tiêu dùng sử dụng sản
phẩm với nhiều sự lựa chọn khác nhau. Thông qua khuyến mại, người tiêu dùng
thấy được sự ưu đãi từ phía nhà sản xuất sẽ mua nhiều hàng hơn…Từ đó nhà sản
xuất cũng có thể có thêm nhiều lợi nhuận hơn, tạo điều kiện để nâng cấp chất
lượng sản phẩm phục vụ người tiêu dùng tốt hơn.
2. Thực trạng pháp luật về khuyến mại ở Việt Nam
Hiện nay, hoạt động khuyến mại ở Việt Nam chủ yếu chịu sự điều chỉnh của
các văn bản pháp luật sau: LTM 2005, Nghị định số 37/2006/NĐ-CP, Luật Cạnh
Tranh năm 2004 và Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2001 và các

văn bản pháp luật khác liên quan.
2.1. Các quy định về quyền và nghĩa vụ của thương nhân thực hiện hoạt
động khuyến mại
Quyền của thương nhân thực hiện khuyến mại được ghi nhận tại Điều 95
LTM 2005 và nghĩa vụ của thương nhân thực hiện khuyến mại tại Điều 96. Ngoài
ra nghĩa vụ thông tin phải thông báo công khai còn phải đúng quy định tại Điều 97,
về cách thức thông báo Điều 98 LTM 2005. Qua các quy định nêu trên thì pháp


luật cũng giúp định hướng phần nào cho các thương nhân để họ thực hiện hoạt
động khuyến mại.
2.2.

Các quy định về hình thức khuyến mại
Các hình thức khuyến mại được quy định tại Điều 92 LTM 2005:

1. Đưa hàng hoá mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử
không phải trả tiền.
2. Tặng hàng hoá cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền
3. Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giá cung
ứng dịch vụ trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã đăng ký hoặc
thông báo.
4. Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng
dịch vụ để khách hàng được hưởng một hay một số lợi ích nhất định.
5. Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu dự thi cho khách hàng để
chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố.
6. Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình
mang tính may rủi mà việc tham gia chương trình gắn liền với việc mua hàng hóa,
dịch vụ và việc trúng thưởng dựa trên sự may mắn của người tham gia theo thể lệ
và giải thưởng đã công bố.

7. Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên, theo đó việc tặng
thưởng cho khách hàng căn cứ trên số lượng hoặc trị giá mua hàng hóa, dịch vụ
mà khách hàng thực hiện được thể hiện dưới hình thức thẻ khách hàng, phiếu ghi
nhận sự mua hàng hoá, dịch vụ hoặc các hình thức khác.
8. Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật,
giải trí và các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại.
9. Các hình thức khuyến mại khác nếu được cơ quan quản lý nhà nước về
thương mại chấp thuận.
2.3.

Các quy định về hoạt động khuyến mại bị cấm
Nhằm hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường kinh doanh, Điều 100
LTM 2005 đã quy định 10 hoạt động khuyến mại bị Nhà nước cấm thực hiện. Như


vậy, Nhà nước mong muốn các doanh nghiệp thực hiện đúng và đầy đủ để đảm bảo
một môi trường kinh doanh lành mạnh, đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.
2.4.

Các quy định về dịch vụ khuyến mại
Dịch vụ khuyến mại là một loại hình dịch vụ thương mại, thương nhân kinh
doanh dịch vụ tổ chức, thực hiện khuyến mại cho thương nhân khác theo thỏa
thuận trong hợp đồng để hưởng thù lao. Cơ sở pháp lý của hoạt động này là hợp
đồng dịch vụ được ký kết bằng văn bản giữa thương nhân kinh doanh dịch vụ và
thương nhân thuê dịch vụ, trong đó thỏa thuận rõ về hình thức khuyến mại, thời
gian thực hiện, nội dung công việc cần thực hiện, thù lao dịch vụ (Điều 89, 90
LTM 2005).
2.5.

Các quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động khuyến mại


Các quy định pháp luật về quản lý Nhà nước đối với hoạt động khuyến mại có
nội dung quy định thẩm quyền quản lý Nhà nước đối với thương nhân thực hiện
khuyến mại, thủ tục hành chính mà thương nhân phải thực hiện khi khuyến mại,
thủ tục hành chính mà thương nhân phải thực hiện khi khuyến mại (đăng ký/ xin
phép trước khi thực hiện khuyến mại…); cơ chế giám sát quá trình hoạt động
khuyến mại; kiểm tra, thanh tra phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật về khuyến
mại…Bộ Công Thương là cơ quan được Chính phủ giao nhiệm vụ thực hiện quản
lý Nhà nước các hoạt động xúc tiến thương mại trong đó có khuyến mại. Cục xúc
tiến thương mại là cơ quan trực thuộc Bộ Công thương, giúp Bộ quản lý Nhà nước
trong hoạt động xúc tiến thương mại. Cục chịu trách xây dựng và trình Bộ trưởng
phê duyệt chiến lược chính sách và các chương trình khác…trong phạm vi quản lý
đó là hoạt động xúc tiến thương mại.
3. Thành tựu thực hiện pháp luật khuyến mại ở Việt Nam
Quá trình thực hiện khuyến mại đã đạt được những thành tựu đáng kể như:
Khuyến mại có ảnh hưởng lớn đến nhận thức, sự lựa chọn của công chúng.
Nếu sử dụng đúng khuyến mại sẽ đem lại hiệu quả và lợi ích thiết thực cho các
doanh nghiệp, người tiêu dùng và cả xã hội. Nó giúp kích cầu tiêu dùng, tạo ấn
tượng tốt cho người tiêu dùng với của hàng bán lẻ, siêu thị, gián tiếp thúc đấy sản


xuất, tạo không khí thương mại sôi động, ngược lại, nó có thể gây phản hồi tiêu
cực tới chính các đối tượng này.
Các quy định pháp luật về hoạt động khuyến mại có ý nghĩa không chỉ thiết
lập một môi trường cạnh tranh lành mạnh mà còn bảo vệ được những lợi ích chân
chính trong xã hội. Hiện nay, ngày càng có rất nhiều hoạt động khuyến mại được
thực hiện đem lại lợi ích cho việc phát triển kinh tế. Số lượng các chương trình
khuyến mại cũng tăng rất nhanh, đây cũng là nhân tố khiến cho tình trạng gian lận
phát triển. Theo như số liệu thống kê như sau [6, tr36] đã phản ánh sự phát triển
của hoạt động khuyến mại ở Việt Nam.

Năm
1998
Tháng 1-6 năm 2005

Số lượng chương trình KM
71 chương trình
540 chương trình

Giá trị
Vài chục tỷ đồng
271 tỷ đồng

Những năm gần đây, một số chương trình khuyến mại độc đáo được các
thương nhân tung ra thị trường nhằm thu hút khách hàng như chương trình khuyến
mại tặng miễn phí nhiên liệu cho khoảng 2000km trong điều kiện vận hành chuẩn
của Ford Việt Nam trong năm 2005 khi mua xe Ford Everest; chương trình “đợt
khuyến mại lớn nhất trong lịch sử ngành thông tin di động ”.
II. ĐIỂM BẤT CẬP TRONG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ
HOẠT ĐỘNG KHUYẾN MẠI
1. Bất cập trong quy định về hình thức khuyến mãi:
Thứ nhất: Nếu thương nhân dùng hàng hóa, dịch vụ mà mình được kinh
doanh hợp phát để phát tặng không thu tiền cho khách hàng không kèm theo hành
vi mua bán thì khi nào là hình thức hàng mẫu, khi nào là hình thức tặng quà?
Tháng 6 năm 2006, tại trung tâm thương mại Big C Hà Nội, công ty TNHH
nước giải khát Coca Cola tổ chức phát tặng uống tại chỗ số lượng lớn chai nước
giải khát Coca Cola loại 300ml cho mọi đối tượng khách hàng. Đó là hình thức
“tặng quà” hay “hàng mẫu”? Nếu là “hàng mẫu”, thương nhân không phải thức
hiện bất cứ quy định nào về hạn mức khuyến mại, nếu là “tặng quà”, thì phải thức
hiện quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 4/4/2006 về



hạn mức tối đa giá trị hàng hóa dùng để khuyến mại (tổng giá trị của hàng hóa,
dịch vụ dùng để khuyến mại trong một chương trình khuyến mại không được vượt
quá 50% tổng giá trị của hang hóa, dịch vụ được khuyến mại).
Thiết nghĩ, mục đích của thương nhân khi đưa hàng mẫu cho khách hàng là
muốn giới thiệu với họ về hàng hóa, dịch vụ của mình, định hướng hành vi mua
bán của họ sau khi kiểm nghiệm chất lượng của hàng mẫu. Khác với điều này, mục
đích của hình thức tặng quà là dùng giá trị của quà tặng để thu hút khách hàng mua
bán hàng hóa, dịch vụ của thương nhân bởi vì cùng với loại hàng hóa có chất lượng
tương đương, khách hàng sẽ có tâm lý muốn chọn mua hàng hóa đang được
khuyến mại, khách hàng vì quà tặng mà mua hàng. Chính vì vậy, pháp luật chỉ nên
quy định việc tặng quà kém theo việc mua bán hàng hóa, sử dụng dịch vụ. Còn lại,
các trường hợp đưa hàng hóa cho khách hàng không thu tiền sẽ được coi là hình
thức hàng mẫu. Tuy nhiên, sự phân biệt này sẽ không còn cần thiết nếu như quy
định về hạn mức tố đa giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mãi được xóa bỏ
trong pháp luật hiện hành. Mặt khác, việc xác định rõ bản chất trên đây của hình
thức tặng quà còn cho phép phân biệt nó với hình thức xúc tiến thương mại khác.
Hãng điện tử Panasonic phát tặng bong bay có in chữ “Panasonic” tại một trung
tâm thương mại, hành vi này tức chất là quảng cáo chứ không phải là tặng quà, vì
lợi ích khách hàng có được từ một quả bong bay không thể là sức hút của họ đến
với sản phẩm của công ty.
Thứ hai: Về các hình thức khuyến mại, mặc dù có bổ sung thêm mục đích
xúc tiến việc mua hàng, nhưng quy định về các cách thức khuyến mại vẫn chỉ tập
trung vào hoạt động xúc tiến việc bán hàng. Trong số tám các thức khuyến mại
được quy định tại Điều 92 Luật Thương mại 2005, chỉ có thể áp dụng hình thức
tặng quà, hinhg thức tổ chức chương trình khách hàng và tổ chức các sự kiện quy
định tại khoản 2 và khoản 7,8 cho hoạt động khuyến mại để mua hàng. Trong thực
tế, nếu như việc giảm giá để tiêu thụ hàng hóa có thể làm nảy sinh hiện tượng bán
phá giá, thì việc nâng giá để thu mua, gom hàng cũng có thể làm xuất hiện những
nguy cơ đáng kể cho hoạt động kinh doanh của thương nhân.



Thứ ba: Quy định về hạn mức tối đa giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để
khuyến mại gặp khá nhiều vướng mắc khi thi hành.
Đối với các chương trình khuyến mại của thương nhân kinh doanh dịch vụ,
việc xác định hạn mức giá trị dịch vụ cho khách hàng không thu tiền thì hạn mức
tổng giá trị dịch vụ dùng để khuyến mại không được vượt quá 50%, tổng giá trị
dịch vụ được khuyến mại. Các hai mức “tổng giá trị” này chỉ có thể xác định sau
khi kết thúc thời gian khuyến mại. Nếu xác định vi phạm và xử lý vi phạm khi
chưa hết thời gian khuyến mại sẽ không tránh khỏi bất đồng giữa cơ quan quản lý
và thương nhân, do mọi số liện có thể chỉ là ước định.
Từ 24/12/2003 đến 31/1/2004, công ty cổ phần Internet một kết nối (OIC)
thức hiện chương trình khuyến mại sử dụng thẻ “Fone & Net” với nội dung miễn
phí tất các các cuộc gọi từ Việt Nam đến 20 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bộ Thương
mại đã có công văn số 6071/TM-XTTM ngày 30/12/2003 yêu cầu OIC dừng
chương trình khuyến mại với lý do chương trình miễn phí cuộc gọi này vi phạm
Điều 3 Nghị định 32/1999/NĐ-CP ngày 5/5/1999 về khuyến mại, quảng cáo
thương mại và hội chợ triển lãm quy định trị giá hàng hóa dùng để khuyến mại
không được vượt quá 30% giá của hàng hóa, dịch vụ trước thời gian khuyến mại
(sau này, Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 4/4/2006 quy định chi tiết Luật
Thương mại về xúc tiền thương mại sửa đổi hạn mức này thành 50% và chia ra
mức tính theo đơn giá dịch vụ và theo tổng giá trị đợt khuyến mại). Cũng thời điểm
đó, tức là khi đang trong thời gian khuyến mại, OIC không thừa nhận vi phạm theo
kết luận của bộ thương mại vì cho rằng họ chỉ miễn phí cuộc gọi đến 20 quốc gia
đã xác định trong thời gian khuyến mại, các hướng dẫn vẫn thu tiền theo bảng giá
hiện hành (tối thiểu 1540 đồng/phút), trị giá đợt khuyến mại này không vượt quá
30% tổng doanh thu bán ra.
Đặc trưng của dịch vụ là tiêu dùng ngay, do đó khi chưa hết thời hạn khuyến
mại, chỉ có thể ước tính giá trị các cuộc gọi miễn phí và tổng giá trị cuộc gọi của
khách hàng trong thời gian đó. Nếu như áp dụng các quy định hiện hành về hạn

mức tối đa giá trị dịch vụ dùng để khuyến mại (50%), sẽ vẫn gặp phải những
vướng mắc tương tự khi giải quyết vụ việc này. Ngược lại, nếu đợi hết thời gian


khuyến mại mới các định vi phạm để xử lý thì mục đích chống bán phá giá và đảm
bảo cạnh tranh lành mạnh khi ban hành điều luật lại không thực hiện được.
Trường hợp thương nhân thực hiện nhiều hình thức khuyến mại trong một
chương trình khuyến mại, việc xác định hạn mức giá trị dùng để khuyến mại cũng
không đơn giản do còn thiếu cơ sở pháp lý để tính toán cụ thể. Viettel là thương
nhân thường xuyên kết hợp thực hiện nhiều hình thức khuyến mại ttrong một
chương trình khuyến mại.
Chương trình “Những số 6 may mắn” của Viettelmobile được thực hiện từ
26/3/2006 đến 26/5/2006 với nội dung các thuê bao được tham gia rút thăm trúng
thưởng 6 xe Innova, tặng ngay 60% cước hòa mạng và miễn phí 6 tháng cước thuê
bao cho khác hàng trả sau, tặng 60% giá trị bộ hòa mạng và 25% giá trị thẻ nạp
tiền đầu tiên cho khách hàng trả trước khóa 2 chiều trước ngày 26/3/2006.
Trong chương trình này, Viettelmobile đã thực hiện các hình thức: Bán
hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủ
(rút thăm trúng thưởng 6 xe Innova); Giảm giá 60% cước hòa mạng, 60% giá trị bộ
hòa mạng và 25% mệnh giá thẻ nạp tiền; Tặng quà bằng 6 tháng cước thuê bao.
Theo quy định hiện hành, việc xem xét chương trình khuyến mại này có nôi dung
nào vi phạm hay không sẽ gặp khá nhiều vướng mắc, đó là:
- Khó có thể xác định được tổng giá trị của hàng hóa, dịch vụ được khuyến
mại, làm cơ sở xác định tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại có vượt
quá 50% tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ dugnf để khuyến mại hay không, vì mỗi
hình thức khuyến mại trong chương trình lại có đối tượng khách hàng khác nhau:
Việc rút thăm trúng thưởng dành cho tất các các thuê bao đã hòa mạng từ trước đến
nay, việc giảm giá, tặng quà lại chỉ dành cho các thuê bao hòa mạng trong thời
gian khuyến mại.
- Việc xác định hạn mức giá trị vật chất tối đa dùng để khuyến mại sẽ xác

định trên cơ sở sự tổng hợp các ba hình thức hay xác định riêng cho từng hình
thức? Pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về vấn đề này.
- Chỉ có thể tính chính xác giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại sau
khi kết thúc đợt khuyến mại trên cơ sở xác định được số thuê bao hòa mạng mới,


số thẻ được bán ra, thời gian cụ thể không thu cước thuê bao mà khách hàng sử
dụng trên thực tế.
- Đối với việc tặng 60% cước hòa mạng và 60% giá trị bộ hòa mạng và
Viettel thông báo, sẽ có ý kiến khác nhau về xác định hình thức khuyến mại: Là
tặng quà hay là giảm giá? Nếu là hình thức giảm giá thì phải thực hiện thêm quy
định hạn mức giá trị vật chất dùng để khuyến mại cho một đơn vị hàng hóa, dịch
vụ không được vượt quá 50% đơn giá của hàng hóa, dịch vụ trước thời gian
khuyến mại. Mặc dù thông báo là “tặng 60%” nhưng thức chất phải coi đây là
giảm giá cước hòa mạng cho mỗi thuê bao (đơn giá hòa mạng cho mỗi thuê bao là
179.000 đồng). Nếu tính riêng hình thức này trong chương trình khuyến mại thì
mức giảm giá trên đây vượt quá hạn mức tối đa mà pháp luật hiện hành cho phép.
Ngoài ra, riêng đối với hình thức giảm giá, thời gian giảm giá tối đa cho một
loại nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ là 90 ngày/năm; mỗi đợt giảm giá không quá 45
ngày. Các hình thức khuyến mại khác không bị hạn chế về thời gian thực hiện. Đợt
khuyến mại của Viettel diễn ra trong 60 ngày, nếu thực hiện đúng quy định pháp
luật, sẽ rất phức tạp nếu như từ này thứ 46, Viettel không giảm giá phí hòa mạng
cho khách hàng, ngoài các lợi ích khác vẫn giữ nguyên theo cam kết.
Liên quan đến quy định về hạn mức giá trị và thời gian khuyến mại, ở góc
độ điều chỉnh hành vi cạnh tranh, pháp luật cạnh tranh chỉ cấm doanh nghiệm độc
quyền, doanh nghiệm và nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thực
hiện hành vi “bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ
đối thủ cạnh tranh”. Việc giảm giá dưới 50% giá hàng hóa, dịch vụ trước thời gian
khuyến mại có thể đồng thời ở mức dưới “giá thành toàn bộ” của sản phẩm. Tuy
vậy, pháp luât cạnh tranh chỉ coi là hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh bị cấm thực

hiện khi hành vi đó được thực hiện bởi doanh nghiệp độc quyền, doanh nghiệp và
nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường. Trong khi đó, mọi hành vi giảm
giá vi phạm các quy định về hạn mức trên đây của mọi doanh nghiệp đều bị coi là
hành vi vi phạm pháp luật về xúc tiến thương mại. Đây là sự khác biệt không cần
thiết trong luật thương mại và luật cạnh tranh.
Các phân tích trên đây cho ta thấy, quy định về hạn mức giá trị vật chất dùng
để khuyến mại và thời gian khuyến mại không những khó thực hiện được mục đích
chống cạnh tranh không lành mạnh (vì việc này luật cạnh tranh đã làm) mà còn gây


cản trở cho thương nhân trong việc thực hiện quyền tự do hoạt động xúc tiến
thương mại và quyền tự do cạnh tranh.
2. Bất cập về quyền và nghĩa vụ của thương nhân trong hoạt động
khuyến mãi.
Thứ nhất, mặc dù mới được ban hành nhưng một số quy định về khuyến mại
đã gây phản ứng trong giới thương nhân. Nhiều thương nhân cho rằng quy định tại
Khoản 4 Điều 96 Luật Thương mại là không đảm bảo quyền lợi của thương nhân
hoạt động khuyến mại. Đối với hình thức khuyến mại bán hàng, cung ứng dịch vụ
kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi mà việc tham gia
chương trình gắn liền với việc mua hàng hóa, dịch vụ và việc trúng thưởng dựa
trên sự may mắn của người tham gia thể lệ và giải thưởng đã công bố, thương nhân
phải trích 50% giá trị giải thưởng đã công bố vào ngân sách nhà nước trong trường
hợp không có người trúng thưởng. Mục đích ban hành quy định này là nhằm hạn
chế tình trạng khuyến mại gian dối, thiếu trung thực của thương nhân nhưng có
nhược điểm là không phù hợp lợi ích của doanh nhân. Về lý thuyết cũng như thực
tế, số hàng hóa khuyến mại sẽ tương ứng với lượng hàng hóa cần tiêu thụ. Khi
doanh số bán hàng không đạt dự kiến mà thương nhân lại mất chi phí dành cho
khuyến mại thì rõ rang lợi ích kinh doanh của họ đã không được đảm bảo. Ngoài
ra, nhiều rắc rối khác cũng nảy sinh, như hàng hóa khuyến mại là hiện vật, nộp
ngân sách lại tính bằng giá trì. Giá mua vào, giá bán hiện vật đó sẽ khác nhau chưa

kể chi phí cần thiết cho việc mua, việc bán đó.
Thứ hai, quy định pháp luật về trách nhiệm của thương nhân khuyến mại
chưa thật sự đầy đủ để đảm bảo lợi ích của khách hàng. Trong thực tế, khách hàng
là người phải chịu thiệt thòi do những gian lận trong khuyến mại, do các sai sót kỹ
thuât trong in ấn tem, phiếu, vật phẩm có chứa đựng thông tin về lợi ích vật chất
mà khách hàng được hưởng trong đợt khuyến mại. Một khách hàng của công ty
Sữa Hanoimilk đã mua sản phẩm sữa IZZI trong đợt khuyến mại từ 15/4 đến
15/8/2005 với một thẻ cào có thông tin trúng thưởng 30.000.000 đồng (sau khi cào
phần nhũ bạc). Khi liên hệ với công ty để nhận giải thưởng, khách hàng nhận được
trả lời:”phiếu cào đó không hợp lệ”. Sau khi sự việc xảy ra, công ti TNHH Sáng
Tạo (đơn vị thực hiện in ấn toàn bộ thẻ cào của đợt khuyến mại theo hợp đồng đã
kí với Hanoimilk) đã thừa nhận lỗi sai sót kỹ thuật. Lợi ích mà khách hàng nhận
được trong trường hợp này chỉ là lời xin lỗi của Hanoimilk, bởi vì không tìm thấy


quy định cụ thể trong pháp luật hiện hành làm cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi
của họ trong trường hợp này.
Thứ ba, để đảm bảo sự trung thực của thương nhân về giải thưởng trong các
chương trình khuyến mại mang tính may rủi, pháp luật quy định “thương nhân có
nghĩa vụ thực hiện đúng chương trình khuyến mại đã thông báo và cam kết với
khách hàng” (Khoản 3 Điều 96 Luật thương mại 2005) là chưa đủ. Thực tiễn cho
thấy, trong chương trình “bật nắp chai trúng thưởng” với cơ cấu 200.000 giải
thưởng, trong đó có 6 xe ô tô BMW của một công ty bia, không ai có thể chắc chắn
rằng có đủ 200.000 giải thưởng với 6 nắp chai in hình xe BMW trong số sản phẩm
được bán trong đợt khuyến mãi? Theo ông Đỗ Thắng Hải, Phó cục trưởng Cục
Xúc tiến thương mại (Bộ Thương mại), trong tổng số 215 tỷ đồng giá trị hàng hóa,
dịch vụ dùng để khuyến mại mà cách thương nhân đăng kí chương trình khuyến
mại với Cục xúc tiến thương mại, tổng số giá trị giải thưởng đã trao rất thấp, chỉ
đạt hơn 6 tỷ đống, chiếm 3% tổng số tiền dánh cho khuyến mại đã đăng ký. Trong
khi thương nhân vẫn tiêu thụ được hàng hóa mà số lượng giải thưởng đã trao quá ít

như vậy, chắc chắn có sự vi phạm nghĩa vụ thực hiện đúng chương trình khuyến
mại đã thông báo. Làm thế nào để kiểm soát tính trung thực của thương nhân khi
thực hiện khuyến mại bằng hình thức này, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh và quyền
lợi của khách hàng là một vấn đề khó mà pháp luật hiện hành về xúc tiến thương
mại vẫn chưa làm được.
3. Bất cập về trình tự, thủ tục thực hiện khuyến mại
Điều cần bàn tronng quy định hiện hành về vấn đề này là pháp luật không
quy định các điều kiện cần đáp ứng để thương nhân được sự xác nhận của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền và quyền của thương nhân khi bị từ chối xác nhận việc
đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại. Thiếu sót này biến thủ tục “đăng kí”
thành thủ tục “xin phép” và dẫn đến tình trạng tùy tiện, thiếu cơ sở của cơ quan
công quyền khi thực hiện quyền hạn của mình và quyền tự do hoạt động khuyến
mại của thương nhân khó được thực hiện một cách đầy đủ. Thiếu sót này cũng có
thể là một trong nhiều nguyên nhân của việc nhiều chương trình khuyến mại được
thực hiện khi chưa làm thủ tục đăng kí.

III. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN


1. Nên hủy bỏ quy định nghĩa vụ nộp 50% giá trị giải thưởng đã
công bố vào ngân sách Nhàn ước trong trường hợp không có người trúng
thưởng.
Về lý thuyết cũng như trên thực tế, số hàng hóa dùng để khuyến mại sẽ
tương ứng với lượng hàng hóa cần tiêu thụ. Khi doanh số bán hàng không đạt dự
kiến mà thương nhân lại mất chi phí dành cho khuyến mại thì rõ ràng lợi ích kinh
doanh của họ đã không được đảm bảo. Ngoài ra, nhiều rắc rối khác cũng nảy sinh,
như hàng hóa khuyến mại là hiện vật, nộp ngân sách lại tính bằng giá trị. Giá mua,
giá bán lại hiện vật đó sẽ khác nhau, chưa kể chi phsi cần thiết cho việc mua, việc
bán, quản lý hàng hóa đó.
Xét về ưu điểm của quy định này, các nhà làm luật cho rằng việc buộc

thương nhân nộp 50% giá trị giải thưởng đã công bố vào ngân sách Nhà nước
trong trường hợp không có người trúng thưởng là giải pháp hạn chế tình trạng
khuyến mại gian dối, thiếu trung thực của thương nhân về cơ cấu, số lượng giải
thưởng và sự phân phối giải thưởng đến khách hàng. Tuy nhiên, không phải mọi
thương nhân đều có hành vi gian lận, thiếu trung thực về giải thưởng, khi sự trúng
thưởng của khách hàng dựa trên sự may rủi thì việc còn lại giải thưởng sau khi thời
gian khuyến mại hay chưa hết thời gian khuyến mại, mà toàn bộ giải thưởng đã có
khách hàng trúng thưởng cũng là tất yếu. Do vậy, trong quá trình thực thi pháp
luật, cơ quan quản lý nhà nước về thương mại cấn có biện pháp để phát hiện, ngăn
ngừa tình trạng gian lận về giải thưởng, kể các việc đề xuất mức xử lý vi phạm
thích đáng đối với người vi phạm. Trên cơ sở cân nhắc lợi ích và hạn chế mà điều
luật mang lại, việc quy định nghĩa vụ nộp 50% giá trị giải thưởng đã công bố vào
ngân sách Nhà nước trong trường hợp không có người trúng thưởng không phải là
giải pháp phù hợp và hiệu quả, nên bãi bỏ.
2. Nên hủy bỏ các quy định về hạn mức tối đa giá trị hàng hóa dịch
vụ dùng để khuyến mại, hạn mức về thời gian thực hiện khuyến mại
Khi khuyến mại mang lại lợi ích cho người tiêu dùng và không gây nguy
hại, đe dọa dâu nguy hại cho bất cứ tổ chức, cá nhân nào thì nhà nước không cần
phải quy định những khuôn khổ thực hiện quá chật hẹp. Về lý luận, nhà nước chỉ
quy định cấm đoán, hạn chế đối với hành vi của thương nhân khi hành vi đó có ảnh
hưởng tiêu cực đến lợi ích của các chủ thể khác. Các quy định ngăn cấm khôgn cần


thiết sẽ là yếu tố cản trở tự do thương mại, không thúc đẩy, khuyến khích cạnh
tranh.
Xuất phát từ phân tích trên, thì các quy định về hạn mức tối đa giá trị dùng
để khuyến mại và thời gian thực hiện khuyến mại là không cần thiết, cần được bãi
bỏ. Để ngăn ngừa hành vi cạnh tranh không lành mạnh, chỉ cần thực hiện theo quy
định của luật cạnh tranh là đủ. Việc hủy bỏ quy định này vừa có ý nghĩa ghi nhận
đầy đủ hơn quyền tự do hoạt động xúc tiến thương mại vừa góp phần tạo ra sự

thống nhất của Luật Thương mại và Luật Cạnh tranh trong điều chỉnh pháp luật đối
với hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân.
3. Bổ sung quy định về trách nhiệm cá nhân của thương nhân hoặc
người đại diện hợp pháp của thương nhân và trách nhiệm cá nhân của người
được giao tổ chức chương trình khuyến mại.
Pháp luật hiện hành đã quy định nghĩa vụ trung thực của thương nhân trong
hoạt động khuyến mại, tuy nhiên tình trạng thiếu khách quan hay gian lận trong
việc chọn người trúng thưởng vẫn xảy ra.
Bên cạnh nghĩa vụ tôn trọng nguyên tắc trung thực, pháp luật quy định việc
bốc thăm, trao giải phải được thực hiện với sự có mặt của đại diện cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền. Những quy định này nếu được thực hiện tốt cũng chỉ có thể
đảm bảo tính khách quan khi chọn người trúng thưởng.
Với thực tế này, ngoài việc quy định các nghĩa vụ của thương nhân, pháp
luật cần bổ sung quy định buộc thương nhân hoặc người đại diện hợp pháp của
thương nhân, người được giao trách nhiệm tổ chức chương trình khuyến mại phải
chịu trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự về những hành vi gian lận, lừa
dối khách hàng trong chương trình khuyến mại. Mặc dù chưa phải là giải pháp triệt
để nhưng khi cá nhân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với những gian lận
về giải thưởng khuyến mại, nguyên tắc trung thực trong hoạt động khuyến mại sẽ
được đảm bảo thực hiện tốt hơn.
4. Quy định nhằm tránh sự nhầm lẫn 2 hình thức “hàng mẫu” và
“tặng quà”.
Ở điều 7 và 8 Nghị định 37/2006/NĐ-CP đã quy định về hai hình thức này.
Tuy nhiên, quy định của 2 điều luật này có bản chất gần giống nhau. Do vậy, nên
đưa ra các quy định cụ thể hơn để giúp thương nhân dễ phân biệt hai hình thức


này. Có thể như: sử dụng hình thức hàng mẫu hay tặng quà khi nào? ở đâu? sự
khác nhau về hàng hóa, dịch vụ dùng để tặng và dùng để là hàng mẫu…


KẾT LUẬN
Từ sự phân tích ở trên, có thể đưa ra kết luận, khuyến mại là một hoạt động
xúc tiến thương mại bằng cách mang lại cho khách hàng những lợi ích nhất định.
Pháp luật hiện hành đã quy định các hình thức khuyến mại rất cụ thể giúp các
thương nhân có thể dễ dàng thực hiện. Nếu thực hiện đúng đắn sẽ đem lại hiệu quả
rất lớn cho các doanh nghiệp, người tiêu dùng và cả xã hội, tuy nhiên nó cũng có
thể gây phản hồi tiêu cực tới chính các đối tượng này. Thực tế đã chứng minh điều
này, hiện nay khi thực hiện hình thức khuyến mại đã có rất nhiều vấn đề bất cập.
Vì vậy, cần nghiên cứu và hoàn thiện pháp luật khuyến mại để đáp ứng thực tế
hiện nay.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thương mại tập 2 , Hà Nội, năm
2008, Nxb CAND.
2. Luật Thương Mại năm 2005.
3. Luật Cạnh Tranh năm 2004.
4. Nghị định của Chính phủ số 37/2006/NĐ-CP ngày 4 tháng 4 năm 2006 quy
định chi tiết Luật Thương Mại về hoạt động xúc tiến thương mại.
5. Nguyễn Thị Dung - Luận văn tiến sỹ luật học, Pháp luật về xúc tiến thương mại
trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam – Lý luận, thực tiễn và giải pháp hoàn
thiện. Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2006.
6. Nguyễn Thị Thu Hồng - Khóa luận tốt nghiệp, Khuyến mại – Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn. Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2007.
7.

Bùi Thanh Tú - Khoá luận tốt nghiệp, Tìm hiểu pháp luật về khuyến mại ở Việt
Nam, Người hướng dẫn: ThS. Đoàn Trung Kiên. Trường Đại học Luật Hà Nội,
năm 2009.


8.

/>

9.

.



×