Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Phân tích những nội dung pháp lý của vấn đề thẩm quyền trọng tài quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.97 KB, 16 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM SỐ 2
MÔN

TRỌNG TÀI QUỐC TẾ
Đề bài: Phân tích những nội dung pháp lý của vấn đề
thẩm quyền trọng tài quốc tế.

LỚP
NHÓM

: QT33A
: QT33A 2

\

Hà Nội, 2012


Bài tập nhóm môn Trọng tài quốc tế số 2

Nhóm 2 – QT33A


Bài tập nhóm môn Trọng tài quốc tế số 2

MỤC LỤC
LỜI MỞĐẦU........................................1
I.KHÁI QUÁT CHUNG.................................................................................1


II.NHỮNG TRANH CHẤP TTQT CÓ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT.......2
1.Tranh chấp giữa thương nhân với thương nhân.....................................2
2.Tranh chấp giữa một bên là Nhà nước ..................................................2

KẾT LUẬN............................................7

Nhóm 2 – QT33A


Bài tập nhóm môn Trọng tài quốc tế số 2

LỜI MỞ ĐẦU
Trong số những phương thức giải quyết
tranh chấp kinh doanh – thương mại thì giải
quyết tranh chấp bằng con đường trọng tài là
phương thức không còn xa lạ gì với các doanh
nghiệp, thương nhân. Tuy nhiên, do những hạn
chế về mặt kiến thức pháp lý cũng như kinh
nghiệm thực tiễn thì không phải ai hay doanh
nghiệp nào cũng hiểu rõ về phương thức giải
quyết tranh chấp này. Trong khi đó, hiểu về pháp
luật trọng tài, quá trình tố tụng trọng tài ... là một
yếu tố rất quan trọng để các bên sử dụng hiệu
quả phương thức này khi có tranh chấp xảy ra,
đặc biệt là khi cần sử dụng đến trọng tài quốc tế
(TTQT). Vấn đề đầu tiên mà các bên cần nắm rõ
là TTQT được quyền xét xử những vụ việc như
thế nào và trong quá trình tiến hành tố tụng trọng
tài, TTQT có những quyền gì? Hay nói cách
khác chính là thẩm quyền của TTQT - một trong

những nội dung pháp lý quan trọng của pháp luật
về TTQT.

Nhóm 2 – QT33A


Bài tập nhóm môn Trọng tài quốc tế số 2
I. KHÁI QUÁT CHUNG.
Vấn đề thẩm quyền là một trong những vấn đề cơ bản của pháp luật trọng
tài quốc tế song lại là một vấn đề có nội dung pháp lý rất rộng. Để hiểu được
rõ về thẩm quyền của TTQT thì cần làm rõ những khái niệm: trọng tài,
TTQT, thẩm quyền. Tuy nhiên, do dung lượng bài viết có hạn nên trong bài
viết này nhóm em chỉ xin trình bày những vấn đề cơ bản nhất.
Khái niệm thẩm quyền là một khái niệm được sử dụng rất nhiều trong khoa
học pháp lý, nhưng cho đến hiện nay chưa có một văn bản chính thức nào quy
định thế nào là thẩm quyền. Thuật ngữ "thẩm quyền" bắt nguồn từ tiếng la
tinh "competentia" có hai nghĩa là: 1) Phạm vi các quyền hạn của cơ quan
hoặc người có chức vụ nào đó; 2) Phạm vi những kiến thức và kinh nghiệm
mà ai đó có1. Theo quan điểm của nhóm, trong khái niệm thẩm quyền của
TTQT thì thẩm quyền được hiểu theo nghĩa thứ nhất, có nghĩa là phạm vi các
quyền hạn của TTQT. Hay nói rõ hơn, thẩm quyền của TTQT có thể hiểu là
TTQT sẽ được xét xử những vụ việc nào và trong quá trình xét xử, tiến hành
tố tụng TTQT được làm những gì, đó chính là thẩm quyền của TTQT.
Theo pháp luật quốc tế cũng như pháp luật Việt Nam, TTQT có thẩm
quyền xét xử những tranh chấp phát sinh từ những quan hệ có bản chất
thương mại, phát sinh giữa thương nhân với thương nhân hoặc giữa thương
nhân với Nhà nước khi có thỏa thuận trọng tài. Điều này có thể hiểu là, pháp
luật trao cho TTQT nói chung thẩm quyền giải quyết những tranh chấp phát
sinh trong lĩnh vực thương mại nói chung nhưng cụ thể TTQT nào có thẩm
quyền giải quyết vụ tranh chấp nào thì điều đó lại được quyết định bởi thỏa

thuận trọng tài.
Khái quát chung, trong quá trình tiến hành tố tung trọng tài, TTQT có thẩm
quyền quyết định một số vấn đề mà các bên không có thỏa thuận (như vấn đề
pháp luật áp dụng với nội dung tranh chấp, vấn đề địa điểm, ngôn ngữ, chỉ
1

http://vietnamese-law consultancy.com/vietnamese/content/browse.php?
action=shownews&category=&id=56&topicid=373 – Tài liệu đã dẫn.

Nhóm 2 – QT33A

1


Bài tập nhóm môn Trọng tài quốc tế số 2
định trọng tài viên...); thẩm quyền xét xử và thẩm quyền trong một số hoạt
động cụ thể như thu thập chứng cứ, sử dụng biện pháp tạm thời...
II. NHỮNG TRANH CHẤP TTQT CÓ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT.
TTQT có thẩm quyền giải quyết một tranh chấp khi:
- Là tranh chấp phát sinh trong quan hệ có bản chất thương mại.
- Có thỏa thuận trọng tài quốc tế.
- Phát sinh giữa: thương nhân với thương nhân hoặc giữa thương nhân với
một bên là Nhà nước.
1. Tranh chấp giữa thương nhân với thương nhân.
Đây là loại tranh chấp phổ biến nhất bởi lẽ thương nhân là chủ thể tham gia
vào quan hệ thương mại tích cực nhất. Tranh chấp giữa thương nhân với
thương nhân thuộc thẩm quyền giải quyết của TTQT. Vấn đề về tư cách pháp
lý của thương nhân thì do pháp luật quốc gia quy định.
Trường hợp tranh chấp xảy ra có một bên không phải là thương nhân,
TTQT có thể vẫn có thẩm quyền giải quyết, phụ thuộc vào quy định của quốc

gia sở tại có cụ thể Luật Mẫu và cho phép TTQT xét xử hay không. Theo
pháp luật Việt Nam, căn cứ Điều 2 Luật TTTM năm 2010, khoản 2 thì trọng
tài có thẩm quyền xét xử tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất
một bên có hoạt động thương mại. Nghĩa là nếu một bên không phải là
thương nhân thì theo pháp luật Việt Nam, trọng tài vẫn có thẩm quyền giải
quyết.
2. Tranh chấp giữa một bên là Nhà nước
Những tranh chấp này thường xảy ra trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài.
Phần lớn trong những dự án đầu tư không có chuyện nhà đầu tư nước ngoài
ký hợp đồng với Nhà nước, vì họ thực hiện theo luật đầu tư. Trừ trường hợp
Nhà nước đứng ra cam đoan về điều khoản trọng tài, thường được ghi nhận
trong các công ước, hiệp định liên quan đến vấn đề đầu tư. Ví dụ như trong
Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa kỳ (Điều 7 khoản 2) Bởi vậy khi phát
Nhóm 2 – QT33A

2


Bài tập nhóm môn Trọng tài quốc tế số 2
sinh tranh chấp, cần xem xét xem có điều ước quốc tế nào mà Nhà nước ấy
tham gia cho phép đưa tranh chấp ra TTQT hay không. Trường hợp khác là
TTQT có thẩm quyền giải quyết tranh chấp khi có công ước mà Nhà nước sở
tại và Nhà nước của nhà đầu tư cùng tham gia quy định việc sẽ giải quyết
tranh chấp bằng TTQT thì TTQT có thẩm quyền giải quyết. Ví dụ như trong
khối Asean có ký điều ước về bảo hộ đầu tư (hiệp định đầu tư toàn diện
Asean – ACIA), nhà đầu tư của nước này sang đầu tư ở nước khác cùng khối
thì khi có tranh chấp, họ được phép đưa ra TTQT để giải quyết.
Trên thực tế ở nước ta đã có trường hợp tranh chấp giữa Nhà nước với
thương nhân được đưa ra giải quyết tại TTQT. Gần đây nhất là vụ việc công
ty South Fork (Mỹ) kiện Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận đòi bổi thường vì

cho rằng tỉnh đã cấp phép cho người khác khai thác titan trong dự án du lịch
(từ tháng 9/2010). Sau quá trình hòa giải không thành, vụ việc đã được đưa ra
giải quyết bằng TTQT với các trọng tài viên gồm: ông John Y. Gotanda, Chủ
nhiệm, GS luật ĐH Luật Villanova (Mỹ); GS Campell McLachlan, ĐH Luật
Victoria ở Wellington (New Zealand) và ông Neil Kaplan, cố vấn Trọng tài
Quốc tế ở Hong Kong.
III. THẨM QUYỀN CỦA TTQT QUY ĐỊNH THẨM QUYỀN XÉT
XỬ CỦA MÌNH.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của luật Mẫu, thẩm quyền xét xử của
HĐTT được quyết định bởi chính HĐTT (xem ở phần phụ lục). Theo đó, luật
mẫu quy định rõ rằng thẩm quyền xét xử của HĐTT trong các vụ việc thuộc
thẩm quyền giải quyết của HĐTT theo quy định của pháp luật là phụ thuộc
vào chính quyết định của HĐTT. HĐTT có thể tự quyết định thẩm quyền xét
xử của mình dù thoả thuận trọng tài không được bảo đảm về mặt pháp lý, có
nghĩa là dù thoả thuận trọng tài trong hợp đồng có sự bất đồng giữa các bên
hoặc bị phản đối khi trọng tài tham gia giải quyết tranh chấp của các bên thì
trọng tài vẫn có thể tiến hành quá trình tố tụng như bình thường và đưa ra
Nhóm 2 – QT33A

3


Bài tập nhóm môn Trọng tài quốc tế số 2
quyết định chứ không bị bắt buộc phải dừng lại ngay lập tức. Quá trình tố
tụng này chỉ được dừng lại khi các bên đã thực hiện theo các bước quy định
tại khoản 3 của Điều 16 để khiếu nại về vấn đề thẩm quyền xét xử của trọng
tài đối với vụ việc.
Như vậy, trong phạm vi quy định của pháp luật, HĐTT vẫn có một sự tự do
nhất định trong việc quyết định thẩm quyền xét xử của chính mình chứ không
phải chịu sự ràng buộc tuyệt đối của pháp luật như tòa án.

Khi có sự khiếu nại về thẩm quyền giải quyết tranh chấp, sự khác biệt giữa
tòa án và TTQT như sau:
Tòa án
Tòa án đang thụ lí ra

TTQT
HĐTT xem xét đơn yêu cầu về việc HĐTT

quyết định chuyển hồ sơ không có thẩm quyền giải quyết vụ việc. Nếu
cho tòa án có thẩm quyền HĐTT giải quyết như là một vấn đề mở đầu là ủy
và xóa sổ thụ lý và gửi ban có thẩm quyền xét xử, thì bất kỳ bên nào
quyết định cho các bên cũng có thể, trong vòng 30 ngày sau khi nhận
liên quan.

được thông báo về quyết định này, đề nghị toà án
được xác định tại điều 6 luật mẫu quyết định vấn

đề này, quyết định này không bị kháng án.
Tòa án đang thụ lý vụ
Trong khi yêu cầu xem xét thẩm quyền xét xử
việc sẽ ngừng ngay quá của HĐTT đang chờ giải quyết thì HĐTT vẫn có
trình tố tụng khi có đơn thể tiếp tục tiến hành quá trình tố tụng và đưa ra
yêu cầu xem xét thẩm quyết định. Điều này nhằm đảm bảo quá trình tố
quyền xét xử của tòa án.

tụng được diễn ra liên tục, không bị trì trệ bởi các

lý do không rõ ràng.
Sự khác biệt nói trên là do tòa án hoạt động tuyệt đối theo quy định của
pháp luật quốc gia trong khi TTQT lại hoạt động theo tiêu chí của pháp luật

đặt ra nhưng vẫn có các quy chế hoạt động của riêng mình. Thẩm quyền xét
xử của tòa án được quy định chi tiết tại bộ luật quốc gia trong khi thẩm quyền
xét xử của TTQT lại được quy định chung tại luật mẫu, chính vì vậy TTQT có
Nhóm 2 – QT33A

4


Bài tập nhóm môn Trọng tài quốc tế số 2
sự tự do trong khuôn khổ pháp luật rộng hơn so với tòa án, thể hiện ở việc nó
có thể tự quyết định thẩm quyền xét xử của mình.
IV. THẨM QUYỀN CỦA TTQT TRONG VIỆC THU THẬP CHỨNG
CỨ VÀ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI.
1. Thẩm quyền của HĐTT trong việc thu thập chứng cứ.
Thẩm quyền của HĐTT trong việc thu thập chứng cứ được quy định cụ thể
tại Điều 24 Quy tắc tố tụng trọng tài của ủy ban pháp luật thương mại quốc tế
của Liên Hợp Quốc (UNCITRAL). So sánh với hoạt động thu thập chứng cứ
của tòa án, ta thấy có những điểm khác biệt cơ bản như sau:
Tiêu chí
HĐQT
Tòa án
Cơ sở
Được quy định tài Điều 24 Quy tắc Được quy định tại Điều 6 và
pháp lý

tố tụng trọng tài của ủy ban pháp luật Điều 7 Luật tố tụng dân sự
thương mại quốc tế của Liên Hợp Việt Nam 2005.

Trách


Quốc (UNCITRAL).
Trách nhiệm chứng minh thuộc hoàn Trách nhiệm chứng minh

nhiệm

toàn về các bên tranh chấp. HĐTT chủ yếu thuộc về các bên

chứng

chỉ xem xét các chứng cứ để sử dụng tranh chấp, tòa án chỉ tiến

minh

để đưa ra phán quyết chứ không có hành xác minh, thu thập
trách nhiệm chứng minh trong mọi chứng
trường hợp.

cứ

trong

những

trường hợp do luật tố tụng

dân sự Việt Nam quy định.
Sự khác biệt này xuất phát từ sự khác nhau về bản chất của HĐTT và tòa
án. Về bản chất, tòa án là một cơ quan công quyền được nhà nước lập ra để
phục vụ người dân giải quyết câc tranh chấp trong xã hội trong khi TTQT lại
là một tổ chức độc lập, hoạt động vì lợi ích của chính mình. Chính vì vậy,

trong việc thu thập chứng cứ để giải quyết vụ việc tranh chấp, trách nhiệm
chứng minh các chứng cứ không thuộc về HĐTT mà hoàn toàn thuộc về các
bên tranh chấp, trong khi đối với tòa án, khi các bên tranh chấp có yêu cầu,
tòa án sẽ phải xem xét chứng minh các chứng cứ đó. Bên cạnh đó, cũng là do
Nhóm 2 – QT33A

5


Bài tập nhóm môn Trọng tài quốc tế số 2
tính chất cưỡng chế của tòa án cao hơn của HĐTT rất nhiều, vậy nên nhiệm
vụ chứng minh, xác thực các chứng cứ đối với tòa án thuận lợi để thực hiện
hơn HĐTT.
2. Thẩm quyền của HĐTT trong việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp
tạm thời.
Theo quy định của Luật mẫu (Điều 17) thì trừ khi các bên có thỏa thuận
khác, HĐTT sẽ ra biện pháp khẩn cấp tạm thời khi: một bên có yêu cầu và
HĐTT thấy việc đó là cần thiết cho việc giải quyết tranh chấp. HĐTT có thể
yêu cầu bên có yêu cầu phải có sự đảm bảo rằng việc áp dụng đó là cần thiết.
Nếu việc áp dụng không hợp lý mà gây thiệt hại thì bên có yêu cầu phải bồi
thường.
Tuy nhiên, khác với Tòa án – tự mình áp dụng, việc áp dụng các biện pháp
tạm thời của trọng tài cần có sự hỗ trợ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
vì cần có sự cưỡng chế.
HĐTT có thể yêu cầu bên có yêu cầu phải có sự đảm bảo rằng việc áp dụng
đó là cần thiết. Nếu việc áp dụng không hợp lý mà gây thiệt hại thì bên có yêu
cầu phải bồi thường.

Nhóm 2 – QT33A


6


Bài tập nhóm môn Trọng tài quốc tế số 2

KẾT LUẬN
Qua những phân tích trên đây có thể thấy pháp luật quốc tế đã quy định khá
đầy đủ những vấn đề cơ bản về thẩm quyền của TTQT. Tuy nhiên, những vấn
đề này chỉ mang tính khái quát, dẫn đường chứ không chi tiết, cụ thể. Việc
quy định chi tiết, cụ thể những vấn đề này sẽ được thể hiện ở pháp luật mỗi
quốc gia, tùy thuộc vào những nguyên tắc, chính sách cũng như bộ máy Nhà
nước riêng của mỗi quốc gia. Đây là một điều rất hợp lý.
Đối với Việt Nam, Luật TTTM năm 2010 cũng quy định khá rõ ràng về
vấn đề này, không những tuân thủ đúng tinh thần của luật mẫu mà còn được
mở rộng và chi tiết. Tuy nhiên, thực tế chứng minh hiệu quả làm việc của
TTQT ở Việt Nam còn chưa cao. Việt Nam hiện nay có 3 Trung tâm TTQT
thì hầu như chỉ trung tâm TTQT VIAC là hoạt động. Trong khi đó, số lượng
các vụ việc được giải quyết cũng không cao. Bằng chứng là theo thống kê của
Trung tâm trọng tài quốc tế bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam (VIAC), trong năm 2007 TAND Thành phố Hà nội đã xử gần 9.000 vụ
án trong đó có khoảng 300 vụ tranh chấp kinh tế và TAND Tp. Hồ Chí Minh
xử gần 42.000 vụ án, trong đó có 1000 vụ tranh chấp kinh tế thì VIAC với tư
cách là tổ chức trọng tài lớn nhất Việt Nam cũng chỉ tiếp nhận 30 vụ tranh
chấp trong năm 2007 và 58 vụ trong năm 2008. Trong khi mỗi thẩm phán ở
Toà kinh tế Hà Nội phải xử trên 30 vụ một năm, ở Toà kinh tế Tp. Hồ Chí
Minh xử 50 vụ một năm thì mỗi trọng tài viên của VIAC chỉ xử 0,25 vụ một
năm. Thực trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có việc chưa
có cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động của trọng tài cũng như tâm lý e
ngại về giá trị phán quyết của trọng tài.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động của TTQT ở Việt Nam, pháp luật Việt

Nam về trọng tài cần được hoàn thiện hơn nữa, đặc biệt trong việc tạo địa vị
pháp lý vững chắc, đẩy mạnh thẩm quyền xét xử cho TTQT. Hiện nay, có ý
kiến cho rằng cần mở rộng thẩm quyền trọng tài sang cả những vụ việc dân sự
Nhóm 2 – QT33A

7


Bài tập nhóm môn Trọng tài quốc tế số 2
nếu các bên có yêu cầu. Đây cũng là một ý kiến nên được tham khảo. Tuy
nhiên, theo quan điểm của nhóm, trước hết cần chú trọng việc nâng cao năng
lực xét xử cho trọng tài. Khi năng lực giải quyết vụ việc của các trọng tài viên
được nâng cao rồi mới có thể đảm đương được việc giải quyết tranh chấp
trong nhiều lĩnh vực và kết quả giải quyết có tính thuyết phục.

Nhóm 2 – QT33A

8


Bài tập nhóm môn Trọng tài quốc tế số 2
PHỤ LỤC
Luật Mẫu về trọng tài thương mại quốc tế
Điều 16. Thẩm quyền của hội đồng trọng tài qui định thẩm quyền xét xử
của mình:
1. Hội đồng trọng tài có thể quyết định về thẩm quyền xét xử của chính
mình, kể cả những ý kiến phản đối về sự tồn tại hoặc giá trị pháp lý của thoả
thuận trọng tài. Vì mục đích này, điều khoản trọng tài trở thành bộ phận của
hợp đồng sẽ được coi là thoả thuận độc lập với các điều khoản khác của hợp
đồng. Quyết định của hội đồng trọng tài về hợp đồng bị vô hiệu không làm

cho điều khoản trọng tài bị vô hiệu theo.
2. Đơn yêu cầu về việc hội đồng trọng tài không có thẩm quyền sẽ phải đưa
ra không muộn hơn với việc nộp bản biện hộ. Không thể ngăn cản bên đưa ra
đơn yêu cầu này chỉ vì đã chỉ định trọng tài viên hoặc tham gia việc chỉ định
trọng tài viên. Đơn yêu cầu về việc hội đồng trọng tài vượt quá phạm vi được
ủy quyền phải được đưa ra ngay khi nhận thấy sự kiện được cho là vượt quá
thẩm quyền của hội đồng trọng tài nảy sinh trong quá trình tố tụng trọng tài.
Một trong hai trường hợp này, hội đồng trọng tài có thể chấp nhận đơn yêu
cầu sau nếu hội đồng xét thấy sự trì hoãn này là hợp lý.
3. Hội đồng trọng tài có thể quyết định về đơn yêu cầu chỉ ra ở khoản 2 của
điều này như là vấn đề mở đầu hoặc giải quyết tại quyết định về nội dung
tranh chấp. Nếu hội đồng trọng tài giải quyết như là một vấn đề mở đầu là ủy
ban có thẩm quyền xét xử, thì bất kỳ bên nào cũng có thể, trong vòng 30 ngày
sau khi nhận được thông báo về quyết định này, đề nghị toà án được xác định
tại điều 6 quyết định vấn đề này, quyết định này không bị kháng án; trong khi
yêu cầu đó đang chờ giải quyết thì hội đồng trọng tài vẫn có thể tiếp tục tiến
hành quá trình tố tụng và đưa ra quyết định.
Điều 17: Thẩm quyền của hội đồng trọng tài ra các biện pháp tạm thời
Trừ khi các bên có thoả thuận khác, hội đồng trọng tài có thể theo yêu cầu
của một bên buộc bất kỳ bên nào phải tiến hành biện pháp bảo vệ tạm thời khi
hội đồng trọng tài thấy cần thiết đối với nội dung tranh chấp. Hội đồng trọng
tài có thể yêu cầu bất kỳ phía nào đưa ra sự bảo đảm thích hợp về biện pháp
trên.
Điều 23. Đơn kiện và đơn biện hộ
1. Trong thời gian do các bên thoả thuận hoặc do hội đồng trọng tài quyết
định, nguyên đơn sẽ nêu rõ các sự việc chứng minh cho đơn kiện của mình,
những điểm của tranh chấp, những thiệt hại và những yêu cầu của nguyên
đơn, và bị đơn sẽ trình bày bản tự bào chữa về những điểm cụ thể này, trừ khi
các bên có thoả thuận khác về những điểm cần cho những văn bản này. Các
bên có thể nộp bản giải trình của mình cùng với các chứng từ mà họ cho là có

liên quan hoặc có thể bổ sung việc dẫn chiếu đến những chứng từ hoặc chứng
cứ khác mà các bên đưa ra.

Nhóm 2 – QT33A

9


Bài tập nhóm môn Trọng tài quốc tế số 2
Quy tắc tố tụng trọng tài của ủy ban pháp luật thương mại quốc tế của
Liên Hợp Quốc (UNCITRAL).
Điều 24.
1. Mỗi bên có nghĩa vụ chứng minh các sự việc mà dựa vào đó để biện
minh cho đơn kiện hoặc bản tự bảo vệ của mình.
2. Hội đồng trọng tài có thể, nếu thấy phù hợp, yêu cầu một bên gửi cho hội
đồng và bên kia, trong thời hạn mà hội đồng trọng tài sẽ quyết định, một bản
tóm tắt các tài liệu và bằng chứng khác mà bên đó định xuất trình để chứng
minh cho các sự việc được nêu tại đơn kiện hoặc bản tự bảo vệ của mình.
3. Tại bất cứ thời điểm nào trong quá trình tố tụng trọng tài, hội đồng trọng
tài có thể yêu cầu các bên xuất trình tài liệu, vật chứng hoặc bằng chứng khác
trong thời hạn mà hội đồng sẽ xác định.
Luật tố tụng dân sự Việt Nam.
Điều 6. Cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự
1. Các đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Toà án và
chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng
minh như đương sự.
2. Toà án chỉ tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường
hợp do Bộ luật này quy định.

Điều 7. Trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức
có thẩm quyền
Cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có
trách nhiệm cung cấp đầy đủ cho đương sự, Toà án chứng cứ trong vụ án mà
cá nhân, cơ quan, tổ chức đó đang lưu giữ, quản lý khi có yêu cầu của đương
sự, Toà án; trong trường hợp không cung cấp được thì phải thông báo bằng
văn bản cho đương sự, Toà án biết và nêu rõ lý do của việc không cung cấp
được chứng cứ.
Điều 37. Chuyển vụ việc dân sự cho Toà án khác, giải quyết tranh chấp
về thẩm quyền
1. Vụ việc dân sự đã được thụ lý mà không thuộc thẩm quyền giải quyết
của Toà án đã thụ lý thì Toà án đó ra quyết định chuyển hồ sơ vụ việc dân sự
cho Toà án có thẩm quyền và xoá sổ thụ lý. Quyết định này phải được gửi
ngay cho đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan.
Đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan có quyền khiếu nại quyết
định này trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định.
Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Chánh án
Toà án đã ra quyết định chuyển vụ việc dân sự phải giải quyết khiếu nại.
2. Tranh chấp về thẩm quyền giữa các Toà án nhân dân cấp huyện trong
cùng một tỉnh do Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh giải quyết.
Nhóm 2 – QT33A

10


Bài tập nhóm môn Trọng tài quốc tế số 2
3. Tranh chấp về thẩm quyền giữa các Toà án nhân dân cấp huyện thuộc
các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau hoặc giữa các Toà án
nhân dân cấp tỉnh do Chánh án Toà án nhân dân tối cao giải quyết.
Hiệp định quan hệ thương mại Việt – Mỹ.

Điều 7: Tranh chấp Thương mại
Theo Chương I của Hiệp định này:
1. Công dân và công ty của mỗi Bên được dành sự đối xử quốc gia trong
việc tiếp cận tất cả các toà án và cơ quan hành chính có thẩm quyền tại lãnh
thổ của Bên kia, với tư cách là nguyên đơn, bị đơn hoặc những người liên
quan khác. Họ không được quyền đòi hoặc được hưởng quyền miễn bị kiện
hoặc miễn thực hiện quyết định của toà án, thủ tục công nhận và thi hành các
quyết định trọng tài, hoặc nghĩa vụ pháp lý khác trên lãnh thổ của Bên kia liên
quan tới các giao dịch thương mại. Họ cũng không được đòi hoặc hưởng
quyền miễn thuế đối với các giao dịch thương mại trừ khi được quy định
trong các hiệp định song phương khác.
2. Các Bên khuyến khích việc sử dụng trọng tài để giải quyết các tranh
chấp phát sinh từ các giao dịch thương mại được ký kết giữa các công dân và
công ty của Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và các công dân và công ty
của Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ. Việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài như
vậy có thể được quy định bằng các thoả thuận trong các hợp đồng giữa các
công dân và công ty đó hoặc bằng văn bản thoả thuận riêng rẽ giữa họ.
3. Các bên trong các giao dịch này có thể quy định việc giải quyết tranh
chấp bằng trọng tài theo bất kỳ quy tắc trọng tài nào đã được quốc tế công
nhận, kể cả các Quy tắc của UNCITRAL ngày 15 tháng 12 năm 1976 và mọi
sửa đổi của các qui tắc này, trong trường hợp này các bên cần xác định một
Cơ quan Chỉ định theo những quy tắc nói trên tại một nước không phải là
Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hoặc Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ.
4. Các bên tranh chấp, trừ trường hợp có thoả thuận khác, cần cụ thể hoá
địa điểm trọng tài tại một nước không phải là Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam hoặc Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ và nước đó là thành viên tham gia
Công ước New York ngày 10 tháng 6 năm 1958 về Công nhận và Thi hành
các phán quyết trọng tài nước ngoài.
5. Không có quy định nào trong Điều này được hiểu là ngăn cản, và các
Bên không ngăn cấm các bên tranh chấp thoả thuận về bất cứ hình thức trọng

tài nào khác, hoặc về luật được áp dụng trong giải quyết trọng tài, hoặc những
hình thức giải quyết tranh chấp khác mà các Bên cùng mong muốn và cho là
phù hợp nhất cho các nhu cầu cụ thể của mình.
6. Mỗi Bên bảo đảm tại lãnh thổ của mình có một cơ chế hiệu quả để công
nhận và thi hành các phán quyết trọng tài.

Nhóm 2 – QT33A

11


Bài tập nhóm môn Trọng tài quốc tế số 2
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Mẫu về trọng tài thương mại quốc tế (Tài liệu số A/40/17, phụ
lục I của Liên Hợp Quốc) được ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật thương
mại quốc tế thông qua ngày 21 tháng 06 năm 1985;
2. Quy tắc tố tụng trọng tài của ủy ban pháp luật thương mại quốc tế
của Liên Hợp Quốc (UNCITRAL);
3. Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010;
4. Luật Tố tụng dân sự Việt Nam 2005;
5. Hiệp định quan hệ thương mại Việt – Mỹ 2001;
6. Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài và vai trò của Tòa án trong quá
trình tố tụng trọng tài, Đào Trí Úc, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học
26, 2010, 270-276;
7. />hp?action=shownews&category=&id=56&topicid=373;
8. />
Nhóm 2 – QT33A




×