Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

PHÂN TÍCH NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT QUỐC TỊCH NĂM 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.18 KB, 10 trang )

MỤC LỤC
PHÂN TÍCH NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA
LUẬT QUỐC TỊCH NĂM 2008
A. ĐẶT VẤN ĐỀ …………..………………………………………………………………………….1
B. NỘI DUNG
I. Những vấn đề cơ bản trong pháp luật quốc tịch Việt Nam hiện hành.
1. Khái niệm quốc tịch……………………………………………………………………………..1
2. Sự hình thành và phát triển của pháp luật quốc tịch Việt Nam từ năm 1945 đến
1998………………………………………………………………………………………………1
3. Sự cần thiết sửa đổi luật quốc tịch Việt Nam năm 1998……………………………………2
II. Những nội dung cơ bản của luật quốc tịch Việt Nam 2008.
1. Nguyên tắc một quốc tịch……………………………………………………………………...3
2. Có quốc tịch Việt Nam………………………………………………………………………….4
3. Nhập quốc tịch Việt Nam……………………………………………………………………….5
4. Trở lại quốc tịch Việt Nam……………………………………………………………………...6
5. Mất quốc tịch Việt Nam…………………………………………………………………………6
6. Thay đổi quốc tịch của người chưa thành niên và của con nuôi…………………………..7
7. Thẩm quyền và thủ tục giải quyết các vấn đề về quốc tịch…………………………………7
C.KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………….8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………….9
Bài tập lớn học kì – Phân tích những nội dung cơ bản của Luật quốc tịch Việt Nam 2008

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Quốc tịch được coi là chế định có tính chất tiền đề, có ý nghĩa quyết định của luật Hiến pháp về địa
vị pháp lí của người công dân. Chỉ trên cơ sở đã xác định được quốc tịch của một cá nhân mới có thể
xác định được rõ ràng, đầy đủ các quyền và nghĩa vụ công dân của họ, bởi lẽ không phải ai sống trên
lãnh thổ một quốc gia đều là công dân của nhà nước đó. Giữa những người là công dân và những người
không phải là công dân của nhà nước thì có sự khác nhau căn bản về quyền và nghĩa vụ. Đặc trưng của
quốc tịch là người có quốc tịch của một nhà nước thì được hưởng các quyền và phải thực hiện các
nghĩa vụ do pháp luật của nhà nước đó quy định đồng thời phải chịu sự chi phối và quản lí về mọi mặt
của nhà nước. Vậy, ai là người được hưởng các quyền và nghĩa vụ công dân, ai phải chịu sự chi phối


toàn diện bởi chủ quyền của một nhà nước, điều đó chỉ có thể được xác định trên cơ sở đã xác định
được quốc tịch của họ. Vì vậy, ngay điều đầu tiên trong chương “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công
dân” của Hiến pháp năm 1992 (Điều 49) đã quy định vấn đề quốc tịch : “Công dân nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam”. Việc quy định này cho thấy tầm quan trọng
đặc biệt của quốc tịch đối với việc xác định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Chính vì lí do đó mà em đã chọn đề tài “Những nội dung cơ bản của Luật quốc tịch năm 2008”
cho bài tập lần này.
Bài viết của em còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô để bài viết của
em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
B. NỘI DUNG
I. Những vấn đề cơ bản trong pháp luật quốc tịch Việt Nam hiện hành.
1. Khái niệm quốc tịch.
Quốc tịch là chế định cơ bản của luật hiến pháp về địa vị pháp lí của công dân, là tiền đề pháp lí bắt
buộc để cá nhân có thể được hưởng các quyền và nghĩa vụ công dân của nhà nước.
Nói đến quốc tịch là nói đến tư cách công dân của nhà nước độc lập, có chủ quyền. Nội dung quốc
tịch thể hiện mối quan hệ pháp lí – chính trị giữa cá nhân cụ thể với chính quyền nhà nước nhất định.
Quốc tịch thể hiện mối quan hệ có tính ổn định rất cao, bền vững về mặt thời gian. Mối quan hệ
này không dễ dàng bị thay đổi mà chỉ có thể thay đổi trong những trường hợp đặc biệt, với những điều
kiện hết sức khắt khe.
Quốc tịch cũng thể hiện mối quan hệ hoàn toàn không bị giới hạn về mặt không gian. Khi đã là
công dân của một nhà nước, người đó phải chịu sự chi phối và tác động mọi mặt bởi chính quyền nhà
nước, dù người đó ở bất kì nơi nào, trong nước hay ở nước ngoài.
Từ sự phân tích trên, có thể đưa ra định nghĩa về quốc tịch như sau: Quốc tịch là mối quan hệ
pháp lí – chính trị có tính chất lâu dài, bền vững, ổn định cao về mặt thời gian, không bị giới hạn
về mặt không gian giữa cá nhân cụ thể với chính quyền nhà nước nhất định.
2. Sự hình thành và phát triểu của pháp luật quốc tịch Việt Nam từ năm 1945 đến 1998.
Dưới chế độ thực dân nửa phong kiến, nước ta không có độc lập, dân ta không có tự do và không
có chủ quyền. Do không có Nhà nước Việt Nam độc lập, có chủ quyền nên cũng không có quốc tịch Việt
Nam.

Với thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Để
khẳng định và thực hiện chủ quyền của Nhà nước, để ghi nhận về mặt pháp lí địa vị xã hội thực tế mới
của nhân dân Việt Nam, Hồ Chí Minh đã thay mặt Nhà nước ta kí một số sắc lệnh quy định vấn đề
quốc tịch Việt Nam. Đó là Sắc lệnh số 53 – SL ngày 20/10/1945, Sắc lệnh số 73-SL ngày 07/12/1045,
Sắc lệnh số 25-SL ngày 25/12/1946, Sắc lệnh số 215-SL ngày 20/10/1948, Sắc lệnh số 05-SL ngày
12/12/1959. Về sau pháp luật quốc tịch Việt Nam được bổ sung bởi nghị quyết số 1013 NQ/TVQH ngày
08/12/1971 của Quỷ ban thường vụ Quốc hội.
2
Bài tập lớn học kì – Phân tích những nội dung cơ bản của Luật quốc tịch Việt Nam 2008

Các văn bản pháp luật quốc tịch nêu trên đã đáp ứng một cách kịp thời, thiết thực yêu cầu chính trị
là xác định được quốc tịch của công dân Nhà nước ta, làm cơ sở và tạo điều kiện đảm bảo cho công dân
được hưởng các quyền về mọi mặt đồng thời làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước. Tuy nhiên, do điều kiện
lúc đó, các quy định trên còn tản mạn, thiếu hệ thống và chưa hoàn chỉnh.
Khi đất nước hoàn toàn giải phóng, những vấn đề có tính chất hạn chế trên đã được Nhà nước ta
đặt vấn đề giải quyết. Ngày 28/6/1988, tại kì họp thứ 3, Quốc hội khóa VIII đã thông qua Luật quốc tịch
Việt Nam – đạo luật đầu tiên của Nhà nước ta về quốc tịch. Sau gần 10 năm thực hiện, Luật quốc tịch
Việt Nam năm 1988 đã phát huy những hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, do được ban hành vào những
năm đầu của sự nghiệp đổi mới, kinh nghiệm lập pháp tích lũy chưa nhiều, các quy định của Luật quốc
tịch Việt Nam còn mang tính chất luật khung, khái quát, chưa cụ thể và khó áp dụng trong thực tế,…
Quá trình tổng kết thực tiễn gần 10 năm thực hiện cho thấy cần phải nghiên cứu sửa đổi, bổ sung
Luật quốc tịch năm 1988, nhằm đảm bảo Luật quốc tịch phù hợp với Hiến pháp 1992, tạo cơ chế đồng
bộ thực hiện nguyên tắc một quốc tịch, giải quyết tồn tại về hai quốc tịch, tăng cường quản lí về quốc tịch
và bổ sung các vấn đề mới chưa được quy định. Trước những đòi hỏi như vậy, tại kì họp thứ 3, Quốc hội
khóa X đã thông qua Luật quốc tịch Việt Nam 1998, có hiệu lực từ 01/01/1999.
3. Sự cần thiết phải sửa đổi luật quốc tịch Việt Nam năm 1998.
Sau hơn 9 năm thực hiện, Luật quốc tịch 1998 đã thực sự đi vào cuộc sống, phát huy vai trò là cơ
sở pháp lý quan trọng trong việc xác định người có quốc tịch Việt Nam, cho nhập, cho thôi, cho trở lại
quốc tịch Việt Nam, thực hiện chính sách bảo hộ của Nhà nước ta đối với công dân Việt Nam ở nước
ngoài… Luật quốc tịch 1998 đã góp phần quan trọng vào việc hình thành mối quan hệ gắn bó giữa công

dân Việt Nam với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Vậy vì sao cần phải ban hành luật mới
thay thế Luật quốc tịch 1998?
Là bởi, Luật quốc tịch Việt Nam bên cạnh những mặt tích cực, cũng đã bộc lộ một số điểm hạn chế,
bất cập sau đây:
Một là, nguyên tắc một quốc tịch quy định tại Điều 3 là cứng nhắc, bất cập so với yêu cầu hội nhập
quốc tế, chưa thật phù hợp với nguyện vọng của kiều bào ta ở nước ngoài và thực sự khó khăn trong
triển khai thực hiện trên thực tế.
Điều 3 Luật quốc tịch 1998 quy định: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận
công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam”. Tuy nhiên, do thiếu cơ chế bảo đảm thực
hiện nguyên tắc này (cơ chế đương nhiên mất quốc tịch Việt Nam khi đương sự chọn hoặc nhập quốc
tịch nước ngoài) nên đã nảy sinh hệ quả là công dân Việt Nam định cư ở một số nước mà pháp luật của
nước sở tại không bắt buộc phải thôi quốc tịch Việt Nam dẫn đến một số lượng đông người Việt Nam
định cư ở nước ngoài vừa có quốc tịch nước sở tại, vừa có quốc tịch Việt Nam. Thêm vào đó, trong khi
Việt Nam quy định nguyên tắc xác định quốc tịch theo huyết thống thì luật quốc tịch một số nước lại xác
định quốc tịch theo nơi sinh, sự xung đột pháp lý này cũng là lý do làm tăng thêm số người Việt Nam
định cư ở nước ngoài có hai hay nhiều quốc tịch. Điều này đã làm cho các cơ quan nhà nước Việt Nam
gặp nhiều khó khăn, lúng túng, thậm chí bị bó tay khi giải quyết các vụ việc cụ thể có liên quan đến quốc
tịch. Hơn nữa, nguyên tắc một quốc tịch theo Luật quốc tịch 1998 thực sự chưa phản ánh đúng nguyện
vọng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài là được gắn bó với quê hương nên không muốn bị mất
quốc tịch Việt Nam khi nhập quốc tịch nước sở tại.
Hai là, Luật quốc tịch 1998 chưa có cơ chế hữu hiệu, khả thi để thực hiện một chủ trương quan
trọng là hạn chế tình trạng không quốc tịch ở nước ta.
Thực tế hiện nay số công dân nước ngoài, người không quốc tịch, người không rõ quốc tịch cư trú
trên lãnh thổ nước ta là tương đối nhiều, việc giải quyết quốc tịch cho họ gặp rất nhiều khó khăn và trong
nhiều trường hợp không thể giải quyết được. Ngoài ra, việc hoạch định lại biên giới giữa Việt Nam và
các nước láng giềng trong những năm qua cũng dẫn đến hệ quả là một bộ phận khá lớn dân cư dọc biên
giới tuy đã cư trú ổn định trên lãnh thổ Việt Nam nhưng chưa được nhập quốc tịch Việt Nam. Lý do là,
phần lớn trong số họ không có giấy tờ tuỳ thân để xác định tình trạng quốc tịch, trình độ văn hoá rất thấp
thậm chí không biết chữ, điều kiện kinh tế lại khó khăn, do đó nếu cứ buộc họ làm thủ tục nhập quốc tịch
theo đúng quy định của Luật quốc tịch 1998 là không khả thi.

Ba là, cơ chế quản lý nhà nước về quốc tịch còn bất cập, hiệu lực, hiệu quả quản lý chưa cao.
3
Bài tập lớn học kì – Phân tích những nội dung cơ bản của Luật quốc tịch Việt Nam 2008

Theo quy định của Luật quốc tịch 1998, có nhiều cơ quan khác nhau có thẩm quyền tham gia vào
quá trình giải quyết vấn đề quốc tịch, nhưng việc phân định trách nhiệm và quyền hạn có nhiều điểm
chưa cụ thể, thiếu cơ chế phối hợp chặt chẽ dẫn đến tình trạng chậm trễ trong giải quyết các việc về
quốc tịch, chia cắt về thông tin, yếu kém về thống kê quốc tịch. Đến nay chưa lập được cơ sở giữ liệu
quốc gia về quốc tịch là một thiếu sót lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý nhà nước về quốc
tịch. Mặt khác, đối với những người Việt Nam định cư ở nước ngoài do thiếu cơ chế đăng ký quốc tịch
nên thực sự chúng ta chưa nắm được tình trạng quốc tịch của hơn 3 triệu người Việt Nam định cư ở
nước ngoài để có chính sách quản lý và bảo hộ.
II. Những nội dung cơ bản của Luật quốc tịch Việt Nam 2008.
Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 gồm 6 chương, 44 điều, cụ thể là:
Chương I: Những quy định chung (từ Điều 1 đến Điều 12).
Chương II: Có quốc tịch Việt Nam (từ Điều 13 đến Điều 25)
Chương III: Mất quốc tịch Việt Nam (từ Điều 26 đến Điều 34)
Chương IV: Thay đổi quốc tịch của người chưa thành niên và của con nuôi (từ Điều 35 đến 37)
Chương V: Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước về quốc tịch (từ Điều 38 đến Điều 41)
Chương VI: Điều khoản thi hành (từ Điều 42 đến Điều 44)
Phân tích toàn bộ các chương và điều của Luật quốc tịch năm 2008, chúng ta thấy luật này
có những nội dung cơ bản sau đây:
1. Nguyên tắc một quốc tịch
Cùng với việc khẳng định mọi cá nhân ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều có quyền
có quốc tịch (Điều 2), Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 tiếp tục khẳng định nguyên tắc một quốc tịch đã
được ghi nhận trong Luật quốc tịch Việt Nam năm 1988 và tại điều 3 Luật quốc tịch Việt Nam năm
1998.Việc làm này nhằm để đảm bảo tính xuyên suốt, truyền thống của nguyên tắc một quốc tịch, đồng
thời khắc phục những mâu thuẫn trong Luật hiện hành, giải quyết được những vướng mắc trong thực
tiễn. Chính vì vậy, so với 2 bộ luật trước, Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 có sự khác biệt cơ bản là :
Nếu như luật quốc tịch năm 1988 và 1998 được xây dựng trên nguyên tăc một quốc tịch triệt để thì Luật

quốc tịch Việt Nam năm 2008 được xây dựng trên nguyên tắc một quốc tịch mềm dẻo.
Điều 4. Nguyên tắc quốc tịch
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc
tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp luật này có quy định khác.
So sánh với nguyên tắc “Công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch Việt Nam” của Luật
quốc tịch Việt Nam năm 1988: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ công nhận công dân
Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam.”(Điều 3) và “ Nguyên tắc một quốc tịch” của Luật
quốc tịch Việt Nam năm 1998: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt
Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam” (Điều 3), có thể thấy nguyên tắc quốc tịch năm 2008 có sự
mềm dẻo hơn rất nhiều.
Về mặt hình thức, nếu như ở Luật năm 1988 có ghi rõ ràng là “Công nhận công dân Việt Nam có
một quốc tịch Việt Nam” thì đến Luật năm 1998 có sửa đổi thành “Nguyên tắc một quốc tịch” và đến năm
2008 thì đã bỏ từ “một” chỉ còn “Nguyên tắc quốc tịch”.
Về mặt nội dung, ngoài nội dung cơ bản đã quy định trong Luật quốc tịch 1998 : “Nhà nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt
Nam”, Luật năm 2008 còn bổ sung thêm “trừ trường hợp Luật này có quy định khác”. Như vậy, Luật năm
1998 không quy định về các trường hợp ngoại lệ có thể có hai quốc tịch (mặc dù trên thực tế vẫn có
nhiều trường hợp được mang hai quốc tịch) thì đến Luật năm 2008 đã quy định rõ những trường hợp
này. Những trường hợp ngoại lệ có thể có hai quốc tịch là những trường hợp được Chủ tịch nước cho
phép giữ quốc tịch nước ngoài khi được nhập quốc tịch Việt Nam (khoản 3 Điều 19), được trở lại quốc
tịch Việt Nam (khoản 5 Điều 23); trường hợp quốc tịch của trẻ em là con nuôi (Điều 37) và trường hợp
người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã nhập quốc tịch nước ngoài nhưng vẫn có nguyện vọng giữ
quốc tịch Việt Nam (khoản 2 Điều 13).
4
Bài tập lớn học kì – Phân tích những nội dung cơ bản của Luật quốc tịch Việt Nam 2008

Việc khẳng định một số ngoại lệ có thể có hai quốc tịch không có nghĩa là từ bỏ nguyên tắc một
quốc tịch mà chỉ là sửa đổi nguyên tắc này cho mềm dẻo hơn, phù hợp với chính sách của Nhà nước ta
về hội nhập quốc tế, đại đoàn kết dân tộc và chính sách đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Có thể nói vậy là bởi trong Luật năm 2008 vẫn quy định những điều kiện cụ thể nhằm hạn chế tình trạng

hai hay nhiều quốc tịch như sau:
- Thứ nhất, khi quy định các điều điều kiện để nhập quốc tịch Việt Nam, khoản 3 điều 19 nêu rõ : “
Người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những quy định tại khoản
2 Điều này, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép”. Điều đó có nghĩa, về
nguyên tắc, công dân nước ngoài khi nhập quốc tịch Việt Nam thì buộc phải từ bỏ quốc tịch nước ngoài.
Trừ những trường được quy định tại khoản 2 điều 19 ( a)“Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ để hoặc con đẻ của
công dân Việt Nam”, b) “Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam”; c) “Có lợi cho nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”) hay trường hợp đặc biệt được Chủ
tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho phép, người đó mới được giữ quốc tịch nước ngoài.
Trong luật năm 1998 chỉ cho phép giữ quốc tịch nước ngoài với trường hợp có tính chất đặc biệt được
Chủ tịch nước cho phép. Điều đó cho thấy tính chất mềm dẻo mà vẫn đảm bảo nguyên tắc một quốc tịch
của Luật năm 2008.
- Thứ hai, Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 cũng quy định cụ thể những trường hợp mặc nhiên
mất quốc tịch Việt Nam. Đó là: Trường hợp trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em dưới 15 tuổi (được tìm thấy trên
lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai thì đương nhiên có quốc tịch Việt Nam) nếu tìm thấy cha mẹ
mà cha mẹ chỉ có quốc tịch nước ngoài hoặc chỉ tìm thấy cha hoặc mẹ mà người đó chỉ có quốc tịch
nước ngoài thì đứa trẻ đó đương nhiên mất quốc tịch Việt Nam (Điều 18); Trường hợp cả cha và mẹ có
sự thay đổi quốc tịch do được thôi quốc tịch Việt Nam thì con chưa thành niên sinh sống cùng cha mẹ
cũng được thay đổi theo quốc tịch của họ, tức là mặc nhiên mất quốc tịch Việt Nam (Khoản 1 Điều 35).
Bên cạnh đó, do công nhận thực trạng một số công dân có hai hay nhiều quốc tịch nên Luật quốc
tịch Việt Nam năm 2008 đã bổ sung thêm 1 điều quy định về việc giải quyết vấn đề phát sinh từ tình
trạng công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài. Theo quy định tại Điều 12, vấn đề phát sinh
từ tình trạng trên được giải quyết theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, trường hợp chưa có
điều ước quốc tế thì được giải quyết theo tập quán và thông lệ quốc tế. Điều 12 cũng xác định nhiệm vụ
của Chính phủ là kí kết hoặc đề xuất việc kí kết, quyết định gia nhập điều ước quốc tế để giải quyết vấn
đề phát sịnh từ tình trạng công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài. Một số điều ước quốc
tế đa phương về vấn đề quốc tịch như Công ước La Haye năm 1930 về một số vấn đề xung đột quốc
tịch, công ước năm 1963 về việc giảm các trường hợp nhiều quốc tịch và về nghĩa vụ quân sự trong
trường hợp nhiều quốc tịch, Công ước châu Âu năm 1997 về quốc tịch.
2. Có quốc tịch Việt Nam

Theo khoản 1 Điều 13 Luật quốc tịch năm 2008 thì những người có quốc tịch Việt Nam là những
người đang có quốc tịch Việt Nam cho đến ngày Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 có hiệu lực và những
người có quốc tịch Việt nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008.
Điều 13. Người có Quốc tịch Việt Nam
1. Người có quốc tịch Việt Nam bao gồm người đang có quốc tịch Việt Nam cho đến ngày
Luật này có hiệu lực và người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật này.
Trên cơ sở các quy định của Khoản 1 Điều 13 này có thể chia thành các trường hợp cụ thể sau:
Thứ nhất, là những người đang có quốc tịch Việt Nam cho đến ngày Luật quốc tịch Việt Nam năm
2008 có hiệu lực.
Trường hợp này bao gồm tất cả những ai hiện đang là công dân Việt Nam, không phụ thuộc vào
việc họ được xác định hoặc công nhận như thế nào. Còn từ ngày Luật quốc tịch Việt Nam 2008 có hiệu
lực thì phải căn cứ theo các quy định của Luật quốc tịch Việt Nam 2008.
Thứ hai, là những người có quốc tịch Việt Nam do sinh ra.
Việc xác định quốc tịch do sinh ra là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong pháp luật về quốc tịch. Có
nhiều nước xác định quốc tịch của đứa trẻ mới sinh ra theo tiêu chí huyết thống nhưng nhiều nước lại
xác định theo tiêu chí nơi sinh. Điều này phụ thuộc vào lịch sử hình thành dân cư và truyền thống của
từng quốc gia cụ thể. Đối với Nhà nước ta, với mục đích bảo vệ quyền lợi của trẻ em, việc xác định quốc
5

×