Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Một số vấn đề lý luận (vai trò, mục đích, ý nghĩa) và các quy định hiện hành về phí bảo vệ môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.97 KB, 12 trang )

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại nền kinh tế thị trường phát triển như hiện nay, các nguồn tài
nguyên thiên nhiên ngày càng bị khai thác vượt mức cho phép. Chính vì thế bảo vệ
môi trường ngày nay đã trở thành một trong những chính sách quan trọng của
Đảng và Nhà nước ta. Bằng những biện pháp và chính sách khác nhau, Nhà nước
ta đang can thiệp mạnh mẽ vào các hoạt động của cá nhân, tổ chức trong xã hội để
bảo vệ các yếu tố của môi trường, ngăn chặn việc gây ô nhiễm, suy thoái và sự cố
môi trường. Trong những biện pháp mà nhà nước sử dụng trong lĩnh vực này, các
công cụ kinh tế trong đó có phí bảo vệ môi trường (BVMT) đóng vai trò đặc biệt
quan trọng. Và sau đây trong bài viết này em sẽ trình bày các vấn đề về phí BVMT
ở Việt Nam qua đề tài “ Một số vấn đề lý luận (vai trò, mục đích, ý nghĩa) và các
quy định hiện hành về phí bảo vệ môi trường”.

NỘI DUNG
1. Một số vấn đề lý luận về phí bảo vệ môi trường.
1.1 Khái niệm.


Luật Môi trường
Theo quan niệm của Việt Nam hiện nay “phí môi trường là các khoản thu
nhằm bù đắp chi phí của nhà nước cho việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi
trường”(1). Đây là những khoản thu bắt buộc những người được hưởng dịch vụ
phải đóng góp vào cho nhà nước hoặc cho tổ chức quản lý làm dịch vụ đó, trực tiếp
phục vụ lại cho người đóng phí.
Như vậy, phí môi trường là những khoản tiền mà người được hưởng những
lợi ích từ môi trường phải trả cho việc sử dụng môi trường. Thực hiện nguyên tắc
“người sử dụng phải trả tiền” nhiều nước quy định thu phí và lệ phí tùy theo mục
đích sử dụng và hoàn cảnh như: phí vệ sinh thành phố, phí nuôi và giết mổ gia súc
trong các đô thị, phí cung cấp nước cho sinh hoạt và tưới tiêu trên đồng ruộng, lệ


phí đường phố, lệ phí sử dụng bờ biển, danh lam, thắng cảnh...Ở Việt Nam thu phí
BVMT còn là một vấn đề khá mới mẻ cho nên vẫn còn nhiều vấn đề về lý luận
chưa được rõ ràng trong chính sách này của nhà nước. Tuy nhiên qua thực tế hiện
nay chúng ta có thể thấy phí BVMT ở nước ta gồm những loại sau:
*) Phí đánh vào nguồn ô nhiễm: là loại phí đánh vào các chất gây ô nhiễm
được thải ra môi trường nước, khí quyển, đất hoặc gây tiếng ồn, ảnh hưởng tới môi
trường xung quanh. Phí đánh vào nguồn gây ô nhiễm được sử dụng rộng rãi nhất là
các chất gây ô nhiễm nguồn nước mặn. Ngoài ra, tại một số nước, phí này còn
được dùng để đánh vào chất gây ô nhiễm không khí, tác nhân gây ra tiếng ồn( máy
bay)..Tuy nhiên việc áp dụng loại phí này đối với chất gây ô nhiễm không khí có
phần phức tạp do rât khó kiểm soát lượng ô nhiễm thải ra để tính mức thu phí. Và
ở Việt Nam cũng chưa áp dụng hình thức thu phí gây ô nhiễm không khí này do
công cụ kiểm soát của chúng ta còn kém hiệu quả.
*) Phí đánh vào người sử dụng: Là tiền phải trả của cá nhân hay tổ chức do
được sử dụng các hệ thống công cộng xử lý và cải thiện chất lượng môi trường như
hệ thống thoát nước, thu gom rác thải... Các khoản thu từ loại phí này được dùng
để góp phần bù đắp chi phí bảo đảm cho hệ thống này hoạt động. Loại phí này chủ
yếu được áp dụng đối với các loại chất thải có thể kiểm soát. Chính vì vậy có 2
cách thu chủ yếu là thu theo số lượng và chất lượng chất thải; và thu theo mức cố
định đối với tổ chức cá nhân( hiện nay phí này được gọi là phí vệ sinh môi trường).
*) Ngoài ra trên thế giới còn có loại phí đánh vào sản phẩm nhưng ở nước ta
thì loại phí này còn chưa được tính đến.
1.2 Vai trò.
1)

Quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế - Trần Thanh Lâm.

Đặng Thị Thắm – KT33C 054

2



Luật Môi trường
Thứ nhất, tăng hiệu quả chi phí: Nếu như chỉ quản lý môi trường bằng các
phương pháp mệnh lệnh truyền thống thì khó có thể kiểm soát được hết các vi
phạm mà lại tốn kém chi phí của Nhà nước. Trong khi đó, nếu chúng ta sử dụng
công cụ phí BVMT này có hiệu quả thì không những góp phần làm giảm thiểu các
hành vi vi phạm mà còn giúp tăng tích lũy cho ngân sách Nhà nước. Những khoản
chi của Nhà nước để BVMT sẽ được bù đắp thông qua việc nhà nước thu phí.
Thứ hai, giúp tăng hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên và bảo vệ môi
trường: Do tác động đến quyền lợi kinh tế của các cá nhân hay doanh nghiệp, do
vậy người ta phải tính đến việc sử dụng nguồn tài nguyên như thế nào là tiết kiệm
và hiệu quả nhất để không ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận. Như vậy, các
nguồn tài nguyên sẽ được sử dụng có hiệu quả hơn, tiết kiệm và được sử dụng
đúng mục đích hơn từ đó sẽ bảo vệ được môi trường tốt hơn.
Thứ ba, có tác dụng điều chỉnh hành vi của người gây ô nhiễm: Phí BVMT
đánh vào nguồn gây ô nhiễm và hành vi gây ô nhiễm của con người. Nếu gây ô
nhiễm ở cả hai loại hay một trong hai càng lớn thì sẽ phải nộp phí càng lớn trong
khi đó nguồn kinh phí trang trải cho hoạt động BVMT không được nhà nước cung
cấp mà phải tự bỏ ra do có hành vi gây ô nhiễm. Vì thế, để không phải nộp phí
nhiều, tự thân những người có hành vi gây ô nhiễm sẽ có giải pháp điều chỉnh
hành vi của mình để hạn chế gây ô nhiễm. Còn với doanh nghiệp: họ sẽ điều chỉnh
hành vi của mình thông qua việc dùng máy móc để hạn chế gây ô nhiễm. Việc đưa
các chi phí về môi trường vào hạch toán kinh tế sẽ buộc nhà sản xuất kinh doanh,
dịch vụ luôn phải tiếp cận “sản xuất sạch hơn” tức là luôn tìm cách sử dụng tiết
kiệm và tối ưu các đầu vào của hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, tối ưu hóa
máy móc, công nghệ, nguyên vật liệu để ít chất thải, tái sử dụng.
Thứ tư, hành động nhanh chóng và mềm dẻo hơn: việc thu phí BVMT là
một trong những công cụ có tác động đến kinh tế của các chủ thể trong xã hội. Nếu
như nhà nước xử phạt hành chính sẽ phải dùng đến những thủ tục rất rườm rà, hơn

nữa lại có tiêu cực vì thế hiệu quả không cao. Trong khi đó, nếu chúng ta tiến hành
thu phí BVMT thì sẽ rất nhanh chóng – gây tác hại cho môi trường bao nhiêu thì sẽ
thu phí bấy nhiêu.
Thứ năm, phí BVMT có vai trò tạo nguồn thu: trong tình trạng nguồn tài
chính cho hoạt động BVMT ở nước ta còn ít, thiếu kinh phí xây dựng hệ thống
thoát nước, trạm xử lý nước thải. Hằng năm kinh phí cho hoạt động BVMT của các
địa phương chủ yếu được lấy trong vốn sự nghiệp Khoa học và công nghệ. Thì giờ
Đặng Thị Thắm – KT33C 054

3


Luật Môi trường
đây với việc thu phí BVMT, nguồn kinh phí dành cho hoạt động BVMT này sẽ
được tăng lên để từ đó lại quay trở lại giúp BVMT một cách tốt hơn.
Thứ sáu, góp phần khuyến khích nhiều hơn cho việc đổi mới: phí BVMT là
một trong những công cụ kinh tế giúp nhà nước quản lý tốt hơn vấn đề BVMT.
Việc nhà nước thu phí với hoạt động môi trường giúp tăng ngân sách nhà nước từ
đó sẽ mở ra cánh cửa đầu tư rộng lớn hơn từ chính phía nhà nước với các loại hình
thu phí khác để giúp bảo vệ môi trường một cách tốt hơn nữa.
Ngoài những vai trò nêu trên, phí BVMT còn có những vai trò khác trong
việc thúc đẩy định hướng hành động ngày càng thân thiện hơn với môi trường
trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra thường xuyên đây là yếu tố rất quan
trọng liên quan đến công cụ giáo dục và nâng cao nhận thức quản lý nguồn tài
nguyên và bảo vệ môi trường nhằm hướng tới một sự phát triển có tính bền vững.
1.3 Mục đích.
Như vậy, việc thực hiện phí môi trường cần phải đạt được hai mục đích cơ
bản: làm thay đổi hành vi của người gây ô nhiễm và tăng thêm nguồn thu cho ngân
sách nhà nước để đầu tư, khắc phục cải thiện môi trường. Hiện nay nước thải, khí
thải và các loại chất thải rắn của các cơ sở sản xuất kinh doanh, nhà hàng... đang là

nguồn gây ô nhiễm chính môi trường đất, nước, không khí. Để có vốn đầu tư, khắc
phục và cải thiện môi trường cũng như khuyến khích và cải thiện môi trường cũng
như khuyến khích các đối tượng gây ô nhiễm có biện pháp kiểm soát và giảm thiểu
ô nhiễm, Nhà nước ta đã xây dựng chương trình thu phí bảo vệ môi trường như
một giải pháp sử dụng các
công cụ kinh tế bảo vệ môi trường...
1.4 Ý nghĩa.
Thứ nhất, phí BVMT thể hiện sự quan tâm của nhà nước đến lĩnh vực môi
trường, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới:
Hiện nay trên toàn thế giới, môi trường đang là vấn đề nóng bỏng nên cần quan
tâm. Việt Nam là nước đang phát triển, đã và đang tham gia nhiều công ước quốc
tế và tổ chức quốc tế về môi trường. Chính vì vậy, bảo vệ môi trường ngày nay trở
thành chính sách quan trọng của Đảng và nhà nước ta. Bằng nhiều biện pháp khác
nhau, nhà nước đã can thiệp, ngăn chặn việc gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi
trường trong đó có pháp luật nên xuất hiện nhiều quy định pháp luật về môi trường
trong đó có phí BVMT.
Thứ hai, thể hiện sự chặt chẽ giữa môi trường với phát triển bền vững:
Đặng Thị Thắm – KT33C 054

4


Luật Môi trường
Quản lý nhà nước về BVMT là một quá trình hoạt động mang tính lâu dài,
thường xuyên, liên tục chứ không chỉ mang tính thời điểm trong đó chủ thể quản lý
là nhà nước, đối tượng quản lý là hoạt động của con người trong sự tác động tới
chất lượng môi trường, mục đích quản lý là nhằm hài hòa mối quan hệ giữa môi
trường và xã hội tức là quản lý nhà nước về BVMT không chỉ nhằm BVMT mà
nhằm BVMT trong quan hệ với sự phát triển kinh tế xã hội, vừa BVMT vừa tạo
điều kiện phát triển kinh tế xã hội.

Phát triển bền vững là phạm trù được hình thành do nhu cầu của BVMT.
Thực chất của phát triển bền vững là sự kết hợp giữa phát triển trong việc duy trì
môi trường, hay nói cách khác là yếu tố cơ bản của phát triển bền vững là quyền
phát triển và sự cần thiết phải chăm sóc môi trường. Mặc dù chưa có định nghĩa
toàn diện và thống nhất về phát triển bền vững song thực chất đó là mối liên kết
không thể tách rời giữa phát triển và BVMT. Phí BVMT lại là một công cụ giúp
Nhà nước quản lý tốt hơn vấn đề về môi trường và góp phần bảo vệ môi trường.
Do đó, phí BVMT và vấn đề phát triển bền vững có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau.
Thứ ba, góp phần giáo dục, phát triển ý thức với BVMT.
Mặc dù là một công cụ quản lý của nàh nước, mang tính cưỡng chế nhưng
việc thu phí BVMT cũng vẫn có tác dụng tích cực trong việc giáo dục và phát triển
ý thức với BVMT thể hiện ở chỗ: người sử dụng mỗi khi phải nộp phí BVMT là đã
biết mức độ gây ô nhiễm do hành vi của mình gây ra, từ đó nhất định sẽ có những
tác động nhất định trong ý thức của họ về những hành vi gây ô nhiễm mà họ đã
gây ra.
2. Các quy định hiện hành về phí BVMT.
2.1 Các quy định của pháp luật hiện hành về phí BVMT.
Trước tiên chúng ta cần khẳng định rằng, ở Việt Nam các quy định về phí
BVMT chưa được ghi nhận thành một văn bản Luật riêng, mà mới chỉ dừng lại ở
các quy định dưới luật là chủ yếu. Cụ thể các quy định về phí BVMT gồm có
những quy định sau:
* Trong văn bản Luật của chúng ta mới chỉ có một điều luật ghi nhận về vấn
đề phí BVMMT này đó là điều 113 Luật BVMT năm 2005.
* Trong các văn bản dưới Luật thì ta có thể kể ra đây một số văn bản quy
định về vấn đề phí BVMT này như sau:
Đặng Thị Thắm – KT33C 054

5



Luật Môi trường
• Phí bảo vê môi trường đối với nước thải được quy định theo Nghị định số
67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003; được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số
04/2007/NĐ-CP ngày 08/11/2007 và hiện nay được sửa đổi bởi Nghị định
26/2010/NĐ-CP.
• Nghị định 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 về phí BVMT đối với chất
thải rắn.
• Nghị định số 63/2008/NĐ-CP ngày 13/5/2008 về phí bảo vệ môi trường đối
với khai thác khoáng sản
• Thông tư 39/2008/TT-BTC của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện Nghị
định số 174/2007/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn.
• Thông tư số 67/2008/TT-BTC ngày 21/7/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn
thực hiện Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 về phí bảo vệ môi
trường đối với chất thải rắn.
• Thông tư liên tịch số 107/2010/TTLT-BTC-BTNMT sửa đổi, bổ sung
Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/12/2003 và Thông tư
liên tịch số 106/2007/TTLT-BTC-BTNMT ngày 06/9/2007 hướng dẫn về phí bảo
vệ môi trường đối với nước thải.
• Và có một số quyết định của Ủy ban nhân dân các tỉnh thành quy định về
việc thu phí BVMT, như: Hà Nội , thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ,
Quảng Bình, Lạng Sơn,...
2.2 Những ưu điểm của các quy định hiện hành về phí bảo vệ môi trường.
Thứ nhất, về số lượng văn bản: chúng ta đã xây dựng được khá nhiều
VBPL về việc thu phí BVMT trong các lĩnh vực bao gồm: Phí BVMT với nước
thải, với khai thác khoáng sản và với chất thải rắn được ban hành dưới các hình
thức chính là nghị định, thông tư và quyết định của UBND các tỉnh.
Thứ hai, về tính phù hợp: Những văn bản pháp luật quy định về phí BVMT
hiện nay đều có thời gian ban hành rất gần với thời điểm hiện tại. Điều đó chứng tỏ
pháp luật về vấn đề này đã tiếp cận rất sát với thực tiễn, vì thế có tính phù hợp cao,

đem lại tính khả thi cao trong quá trình thực hiện. Những văn bản pháp luật trước
đó đều đã không còn phù hợp với sự thay đổi của tình hình mới. Chúng ta đã rất
kịp thời ban hành nhiều văn bản để thay thế cho phù hợp với hoàn cảnh mới như:
Nghị định 137/2005 quy định về phí BVMT đối với khai thác khoáng sản thì hiện
nay đã được thay bằng nghị định 63/2008; Phí bảo vê môi trường đối với nước thải
Đặng Thị Thắm – KT33C 054

6


Luật Môi trường
được quy định theo Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 hiện nay đã
được sửa đổi bởi Nghị định 26/2010/NĐ-CP…kèm theo đó là một số thông tư
hướng dẫn cũng thay đổi theo như: thông tư số 107/2010/TTLT-BTC-BTNMT
hướng dẫn thực hiện quy định về phí BVMT với nước thải được ban hành để thay
thế cho 2 thông tư trước đó là thông tư 125/2003/TTLT-BTC-BTMT và thông tư
106/2007/TTLT-BTC-BTNMT
Hơn nữa sự phù hợp này còn được thể hiện qua việc, các văn bản pháp luật
ban hành sau sẽ có ưu điểm nhiều hơn như: nghị định 63/2008/NĐ-CP về phí
BVMT với khai thác khoáng sản có ưu điểm hơn nghị định 137/2005 nhất là về
quy định về đối tượng chịu phí. Theo Điều 2 Nghị định 63/2008/NĐ-CP thì, đối
tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản là: đá, fenspat, sỏi,
cát, đất, than, nước khoáng thiên nhiên, sa khoáng than (ilemenit), các loại khoáng
sản kim loại, quặng apatit, dầu thô và khí thiên nhiên. Với quy định này, đối tượng
chịu phí đã được mở rộng hơn so với quy định tại Nghị định số 137/2005/NĐ-CP
phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản. Có thể nói, việc mở rộng đối
tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản như vậy
đã bao quát hết các loại khoáng sản đang được phép khai thác ở Việt Nam. Điều đó
sẽ tạo sự công bằng đối với tất cả các chủ thể tiến hành khai thác khoáng sản vì họ
đều phải thực hiện nghĩa vụ nộp phí tài nguyên.(2)

Thứ ba, hiệu quả của các văn bản về thu phí môi trường ở một số địa
phương đó là các địa phương: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Quảng Bình, Lạng
Sơn…với những quyết định của UBND hay nghị quyết của HĐND về việc triển
khai thu phí BVMT tại địa phương mình.
2.3 Những tồn tại về các quy định của pháp luật về phí BVMT.
Thứ nhất, văn bản pháp luật quy định về vấn đề này còn chưa điều chỉnh
được hết các lĩnh vực: Như trên đã liệt kê, chúng ta mới ban hành được các văn
bản điều chỉnh được ba lĩnh vực trong bảo vệ môi trường đó là: nước thải, chất thải
rắn và khai thác khoáng sản còn các lĩnh vực khác của vấn đề BVMT còn chưa có
quy định phải thu phí như: thu phí với việc xả khí thải, tiếng ồn, làm ô nhiễm đất…
Trong những năm qua, đã có dự thảo về việc thu phí BVMT với khí thải, nhưng do
2)

theo tin từ: />
bao-ve-moi-truong-cua-chu-the-khai-thac-khoang-san

Đặng Thị Thắm – KT33C 054

7


Luật Môi trường
trình độ khoa hoạc kỹ thuật của chúng ta còn hạn chế nên rất khó để tính toán được
lượng khí thải ra môi trường vì thế mặc dù đã triển khai hành động nhưng đến thời
điểm hiện tại chúng ta vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào chính thức quy định
về việc thu phí BVMT với khí thải.
Thứ hai, việc ban hành các văn bản hướng dẫn còn chưa cụ thể: như đã
phân tích, chúng ta chưa hề có một Luật riêng để quy định việc thu phí BVMT mà
chỉ có các Nghị định, thông tư ban hành để triển khai quy định tại điều 113 Luật
BVMT 2005 quy định về Phí bảo vệ môi trường. Tuy nhiên trên thực tế, các văn

bản dưới luật này, nhất là các thông tư còn thiếu quy định chi tiết, cụ thể nên dẫn
đến tình trạng việc triển khai không đạt kết quả tốt. Ở nhiều địa phương, mặc dù
Sở Tài nguyên và Môi trường đã trình đề án thu phí, song HĐND và UBND cấp
tỉnh vẫn chưa ban hành Quyết định cho phép triển khai thực hiện, đặc biệt là đối
với nước thải sinh hoạt. Lãnh đạo các địa phương này vẫn còn e ngại trong việc thu
phí nước thải sinh hoạt đối với các hộ gia đình, do đó vẫn còn trì hoãn việc thu phí.
Đối với việc thu phí nước thải công nghiệp, vướng mắc lớn nhất là Thông tư
hướng dẫn tính toán khối lượng các chất gây ô nhiễm chưa được ban hành cụ thể
và hợp lý để giúp các Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định tờ khai của các
doanh nghiệp. Việc thẩm định tờ khai của các doanh nghiệp chỉ dựa trên ước
lượng, chưa có cơ sở khoa học, đặc biệt là các cơ sở sản xuất theo thời vụ rất khó
thẩm định tờ khai. Mặt khác, các Sở Tài nguyên và Môi trường còn gặp nhiều khó
khăn trong việc phổ biến, hướng dẫn và triển khai và thực hiện Nghị định đến cộng
đồng doanh nghiệp. Phương pháp thu phí rườm rà, chưa xác định được lưu lượng
và nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải. Bên cạnh đó, mức phí thải công
nghiệp quá thấp làm giảm vai trò, ý nghĩa của phí BVMT đối với nước thải.
Thứ ba, quy định còn thiếu các biện pháp hỗ trợ: Trong các nghị định và
thông tư quy định về vấn đề này chúng ta đều thấy chỉ có các quy định hướng dẫn
việc phải thu phí như thế nào, cách thu phí, còn các biện pháp hỗ trợ để giúp ích
cho công tác thu phí thì chưa được quy định trong luật. Điều này dẫn đến tình trạng
đùn đẩy trách nhiệm cho nhau.
Thứ tư, Nhà nước cũng chưa có các biện pháp chế tài đủ mạnh để cưỡng
chế các doanh nghiệp trây ỳ không chịu nộp phí. Ví dụ như: Tại Thành phố Hồ Chí
Minh, công ty cấp nước đã thu được gần 17 tỉ đồng tiền phí BVMT của nước thải
sinh hoạt. Trong khi đó, số tiền thu được từ phí BVMT của nước thải công nghiệp
chỉ gần 500 triệu đồng. Một khó khăn khác cho việc thu phí của cơ quan chức năng
Đặng Thị Thắm – KT33C 054

8



Luật Môi trường
là hầu hết các doanh nghiệp không thực hiện khai đúng, khai đủ (về nồng độ và lưu
lượng nước thải) nên số tiền thu được trước mắt chỉ là tiền tạm thu dựa trên nội
dung tờ kê khai của các doanh nghiệp. Thông qua việc kiểm tra của Chi cục
BVMT tại 180 đơn vị sản xuất thuộc diện phải nộp phí BVMT thì hầu hết họ đều
kê khai hàm lượng và nồng độ các chất gây ô nhiễm thấp hơn so với thực tế. Trong
khi đó đối với một số chất gây ô nhiễm nặng như thủy ngân, chì, arsen do có mức
phí phải nộp rất cao từ 30.000 đồng đến 20.000.000 đồng/kg nên hầu như các
doanh nghiệp đều từ chối không kê khai. (3)
Thứ năm, cách tính để thu phí: có sự hạn chế nhất định ở cách thu phí với
hoạt động khai thác khoáng sản, cụ thể:
- Có sự không tương đồng về đơn vị tính đối với đá làm vật liệu xây dựng
thông thường trong các văn bản pháp luật. Theo Điều 5 Luật Thuế tài nguyên thì
chỉ có đối với nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, nước thiên nhiên
dùng cho mục đích công nghiệp thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định
bằng mét khối (m3) hoặc lít (l) và trên thực tế áp dụng tại các cơ quan thuế thì đơn
vị tính đối với đá làm vật liệu xây dựng thông thường là tấn nhưng tại Điều 2 Nghị
định 63/2008/NĐ-CP lại quy định đơn vị tính là m3. Sự không tương đồng này gây
khó khăn cho chủ thể tiến hành khai thác khoáng sản trong việc kê khai thuế tài
nguyên và phí bảo vệ môi trường, đồng thời cũng gây khó khăn cho cơ quan thuế
trong việc xác định mức thu thuế và phí. Vì vậy, cần phải rà soát lại các văn bản
pháp luật có liên quan về vấn đề này để thống nhất đơn vị tính đối với loại tài
nguyên là đá xây dựng.
- Trong trường hợp khoáng sản khai thác phải qua sàn tuyển, chế biến trước
khi bán ra, căn cứ điều kiện thực tế khai thác và công nghệ chế biến khoáng sản
trên địa bàn để quy định tỷ lệ quy đổi từ số lượng khoáng sản thành phẩm tiêu thụ
ra số lượng khoáng sản nguyên khai để làm căn cứ tính phí bảo vệ môi trường đối
với từng loại khoáng sản cho phù hợp. Tuy nhiên, tỷ lệ quy đổi như thế nào thì
pháp luật lại chưa quy định về mặt nguyên tắc, điều này sẽ dẫn đến tình trạng mỗi

địa phương làm một cách khác nhau, không có sự thống nhất trên phạm vi cả nước.
Nó cũng dẫn đến tình trạng do không biết cách tính tỷ lệ quy đổi; từ đó để đơn giản
hóa việc tính phí, cơ quan thuế nhiều nơi sẽ thực hiện việc ấn định sản lượng từng
3)

theo tin từ: />
nuoc-thai-o-viet-nam-hien-nay/

Đặng Thị Thắm – KT33C 054

9


Luật Môi trường
loại khoáng sản khai thác; và như vậy sẽ không xác định chính xác số phí phải thu,
hoặc là thất thu tiền phí hoặc là thu vượt mức. Vì vậy, Bộ Tài chính cần sớm ban
hành văn bản hướng dẫn cách tính tỷ lệ quy đổi.(4)
Thứ sáu, có sự chồng chéo trong quy định của pháp luật nên dẫn đến tình
trạng nộp phí hai lần với hoạt động khai thác khoáng sản: hiện nay, ngoài việc
nộp phí bảo vệ môi trường theo quy định tại Nghị định 63/2008/NĐ-CP thì tổ
chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản còn phải nộp phí bảo vệ môi trường
đối với nước thải theo Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ
về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLTBTC-BTNMT ngày 18/12 /2003 giữa Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và môi
trường hướng dẫn thực hiện Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 về phí bảo
vệ môi trường đối với nước thải quy định, một trong những đối tượng chịu phí bảo
vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp là cơ sở khai thác, chế biến khoáng
sản. Như vậy, với hành vi khai thác khoáng sản thì tổ chức, cá nhân phải đồng thời
nộp hai loại phí. Đây là hiện tượng “phí trùng phí”. Trong khi đó, như phần mục
đích của việc thu phí BVMT mà chúng ta đã phân tích thì cả phí bảo vệ môi trường
đối với nước thải và phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản đều là

khoản thu ngân sách để thu cho địa phương nhằm sử dụng cho việc bảo vệ môi
trường tại địa phương - nơi diễn ra hoạt động khai thác khoáng sản. Vì vậy, nếu
chủ thể khai thác khoáng sản đã phải nộp phí bảo vệ môi trường theo Nghị định
63/2008/NĐ-CP thì không cần phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. (5)

KẾT LUẬN.
Một lần nữa chúng ta cần khẳng định rằng phí BVMT là một trong những
công cụ kinh tế rất hữu hiệu, có vai trò rất to lớn để giúp nhà nước quản lý toàn
diện hơn các mặt của đời sống xã hội và giúp bảo vệ môi trường. Tuy nhiên với
4)

theo tin từ: />
phi-bao-ve-moi-truong-cua-chu-the-khai-thac-khoang-san

5)

theo tin từ />
bao-ve-moi-truong-cua-chu-the-khai-thac-khoang-san

Đặng Thị Thắm – KT33C 054

10


Luật Môi trường
những ưu điểm và hạn chế đã phân tích ở trên của các quy định pháp luật về phí
BVMT thì chúng ta cần nghiêm túc nhìn nhận, đánh giá vấn đề để hoàn thiện pháp
luật trong lĩnh vực này hơn nữa. Không những vậy, chúng ta còn phải kết hợp tốt
hơn với vấn đề Khoa học kỹ thuật để có thể kết hợp với pháp luật quản lý các lĩnh
vực trong đó có vấn đề về môi trường một cách tốt hơn nữa.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Giáo trình Luật Môi trường – đại học Luật Hà Nội.
2. Luật bảo vệ môi trường năm 2005.
3. />4. />5. />
Đặng Thị Thắm – KT33C 054

11


Luật Môi trường

Đặng Thị Thắm – KT33C 054

12



×