Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Chế độ tài sản ước định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.82 KB, 11 trang )

A.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong quan hệ vợ chồng, bên cạnh đời sống tình cảm, tình yêu thương
lẫn nhau không thể không quan tâm tới đời sống vật chất. Quan hệ tài sản
giữa vợ chồng là một vấn đề hết sức quan trọng, nó là một trong những tiền
đề giúp cho vợ chồng xây dựng cuộc sống hạnh phúc, đáp ứng những nhu
cầu về vật chất, tinh thần cho gia đình. Luật Hôn nhân và Gia đình Việt
Nam không dự liệu về chế độ tài sản ước định, chế độ tài sản của vợ
chồng chỉ do pháp luật quy định. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của xã
hội, chế độ tài sản vợ chồng của Việt Nam đang có những sự thay đổi
đáng kể. Dưới đây là một số hiểu biết của em về “Chế độ tài sản ước
định”.

B.
I.
1.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG.
Khái niệm.
Chế độ tài sản của vợ chồng là tổng hợp các quy phạm pháp luật
điều chỉnh về (sở hữu) tài sản của vợ chồng, bao gồm các quy định về căn
cứ xác lập tài sản, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung,
tài sản riêng; các trường hợp và nguyên tắc chia tài sản giữa vợ và
chồng theo luật định.

2.


3.

Đặc điểm.
- Về chủ thể của quan hệ sở hữu trong chế độ tài sản: các bên phải có
quan hệ hôn nhân hợp pháp với tư cách là vợ chồng của nhau (đặc
điểm đặc trưng chỉ tồn tại trong loại chế độ tài sản này)
- Nhà nước bằng pháp luật khi quy định về chế độ tài sản của vợ
chồng đều xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng của gia đình đối với
sự tồn tại và phát triển của xã hội. Từ đó đưa ra các quy định có mục
đích trước hết và chủ yếu nhằm bảo đảm quyền lợi của gia đình,
trong đó có lợi ích cá nhân của vợ, chồng.
- Căn cứ xác lập, chấm dứt chế độ tài sản này phụ thuộc vào sự phát
sinh và chấm dứt của quan hệ hôn nhân, nói cách khác, chế độ tài
sản của vợ chồng thường chỉ tồn tại trong thời kì hôn nhân.
- Chế độ tài sản của vợ chồng cũng mang những đặc thù riêng trong
việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ thể.
Phân loại
[1]


Về hình thức pháp lí, chế độ tài sản của vợ chồng có thể được xác định:
Chế độ tài sản ước định – Chế độ tài sản của vợ chồng được xác định
trên cơ sở hôn ước (sự thỏa thuận).
- Chế độ tài sản pháp định – Chế độ tài sản của vợ chồng được xác
định theo các căn cứ pháp luật.
+ Chế độ tài sản cộng đồng.
+ Chế độ phân sản.
Vai trò, ý nghĩa của chế độ tài sản của vợ chồng.
- Vai trò:
+ Chế độ tài sản của vợ chồng được pháp luật ghi nhận nhằm điều chỉnh

quan hệ tài sản giữa vợ và chồng, tạo điều kiện để vợ chồng có những
cách thức xử sự theo yêu cầu của pháp luật và phù hợp với đạo đức xã
hội;
+ Thực hiện và áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng góp phần củng cố, bảo
đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ chồng với nhau
và giữa các thành viên trong gia đình;
+ Chế độ tài sản của vợ chồng góp phần điểu tiết, ổn định quan hệ tài sản
trong giao lưu dân sự, kinh tế, thương mại.
- Ý nghĩa:
-

4.

+ Chế độ tài sản của vợ chồng với ý nghĩa là một chế định trong pháp luật
về hôn nhân gia đình được Nhà nước quy định dựa trên sự phát triển của
các điều kiện kinh tế - xã hội. Nó thể hiện tính giai cấp, bản chất của chế
độ chính trị - xã hội cụ thể.
+ Chế độ tài sản của vợ chồng được quy định trong pháp luật có ý nghĩa
nhằm xác định các loại tài sản trong quan hệ giữa vợ chồng và gia đình.
+ Việc phân định các loại tài sản trong quan hệ giữa vợ chồng của chế độ
tài sản còn nhằm xác định các quyền và nghĩa vụ của các bên vợ, chồng
đối với các loại tài sản của vợ chồng (tài sản chung hay tài sản riêng của
vợ hoặc chồng).
+ Chế độ tài sản của vợ chồng được sử dụng với ý nghĩa là cơ sở pháp lý
giải quyết các tranh chấp, nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng về tài sản
giữa vợ chồng với nhau hoặc với những người khác trong thực tế.
CHẾ ĐỘ TÀI SẢN ƯỚC ĐỊNH – CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG
ĐƯỢC XÁC ĐỊNH TRÊN CƠ SỞ HÔN ƯỚC.
Hôn ước là văn bản do hai bên nam nữ lập trước khi kết hôn theo thể thức
nhất định trong đó ghi nhận sự thỏa thuận của họ về chế độ tài sản vợ


II.


[2]




chồng được áp dụng trong thời kì hôn nhân và chỉ phát sinh hiệu lực trong
thời kì hôn nhân.
Đặc điểm hôn ước:
- Về chủ thể: Hôn ước chỉ phát sinh hiệu lực giữa những người có
quan hệ hôn nhân hợp pháp (có làm các thủ tục cần thiết để đăng kí
kết hôn với cơ quan có thẩm quyền).
- Về mục đích: Hôn ước tạo điều kiện cho vợ chồng tự chủ hơn trong
việc quản lí tài chính, hoạch định tương lai.
- Về hình thức: Hôn ước buộc phải được lập bằng văn bản có chữ kí
của hai bên nam nữ sắp thành vợ chồng.
- Về nội dung: Vợ chồng tối thiểu phải thỏa thuận về phương thức hay
quy định về việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của mình, thỏa
thuận không được trái đạo đức xã hội. Trong hôn ước, vợ chồng chỉ
có thể thỏa thuận về quan hệ tài sản chứ không được thỏa thuận về
quan hệ nhân thân.
- Về hiệu lực: Hôn ước phải lập trước khi kết hôn theo thể thức nơi vợ
chồng cư trú, có quốc tịch hoặc nơi lập hôn ước quy định. Hôn ước
phát sinh hiệu lực kể từ khi hai bên nam nữ trở thành vợ chồng hợp
pháp.
- Về vấn đề sửa đổi, hủy bỏ: Trước đây hôn ước là bất di bất dịch, tuy
nhiên quy định này đã lỗi thời, hiện nay các quốc gia cho phép vợ

chồng thay đổi hoặc hủy bỏ hôn ước với điều kiện đi kèm.
Chế độ tài sản ước định được ghi nhận trong hầu hết các Bộ luật
Dân sự của Nhà nước tư sản phương Tây. Xuất phát từ quan niệm của
nhà làm luật ở các nước phương Tây, tài sản của vợ chồng được xác định
dựa trên cơ sở hôn ước. Theo đó, hôn nhân thực chất là một loại hợp
đồng dân sự, được xác lập trên nguyên tắc tự do, tự nguyện. Các quyền
và nghĩa vụ của vợ chồng được phát sinh và thực hiện trong thời kì hôn
nhân cũng giống các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia giao kết
hợp đồng. Cần phải tôn trọng các quyền tự do cá nhân của công dân, vợ
chồng khi thiết lập quan hệ hôn nhân, trong đó có quan hệ tài sản giữa
vợ chồng. Vì vậy pháp luật cho phép trước khi kết hôn, vợ chồng hoàn
toàn có quyền tự do lập hôn ước để quy định chế độ tài sản của họ, pháp
luật chỉ can thiệp và quy định chế độ tài sản của vợ chồng khi họ không
lập hôn ước.
Vợ chồng có thể thỏa thuận chế độ tài sản trên cơ sở lựa chọn theo
một chế độ tài sản được quy định trong luật, có thể lựa chọn chế độ tài
sản của vợ chồng theo chế độ tài sản cộng đồng (có tài sản chung) hay
[3]


chế độ phân sản (không có tài sản chung giữa vợ và chồng) hoặc lựa
chọn một chế độ tài sản riêng biệt hoàn toàn độc lập với chế độ tài sản
theo quy định của pháp luật.
Các thỏa thuận của vợ chồng trong hôn ước mang tính ổn định cao.
Về nguyên tắc, sau khi kết hôn việc thực hiện hôn ước là bất di bất dịch
có nghĩa là không được thay đổi hôn ước sau khi đã xác lập và phải đảm
bảo thực hiện nó trong suốt thời kỳ hôn nhân. Khi có tranh chấp xảy ra,
Tòa án sẽ dựa vào hôn ước để giải quyết.
Ngày nay do sự thay đổi của các điều kiện kinh tế - xã hội và thực tế
cuộc sống giữa vợ chồng, tính bất di bất dịch của chế độ tài sản ước định

trong hôn nhân đã được hạn chế. Hiện nay nhiều quốc gia có chế độ tài
sản ước định đã cho phép vợ chồng có thể thay đổi chế độ tài sản đã được
kí kết trước khi kết hôn nhưng thường quy định những thủ tục và đặt
điều kiện pháp lý chặt chẽ đi kèm.
Việc thừa nhận các thỏa thuận trong hôn nhân đã tạo cho vợ chồng
quyền chủ động hơn trong việc lựa chọn chế độ tài sản của mình. Tuy
nhiên, chế độ tài sản ước định cũng có những hạn chế nhất định khi nó
quá chú trọng tới lợi ích cá nhân của vợ chồng mà xem nhẹ lợi ích của
gia đình dẫn đến mâu thuẫn bản chất của hôn nhân là tính chất cộng
đồng. Vì vậy, từ năm 1945 đến nay, chế độ tài sản ước định không được
ghi nhận trong hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình của Việt Nam.
III.

1.
1.1.

KHÁI QUÁT VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN – CHẾ ĐỘ TÀI SẢN ƯỚC ĐỊNH
TRONG PHÁP LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ
NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI.
♦ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG TRONG PHÁP LUẬT HÔN
NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM
Chế độ tài sản của vợ chồng trước cách mạng tháng Tám (1945).
Chế độ tài sản của vợ chồng trong Cổ luật Việt Nam.
Quốc triều hình luật được ban hành dưới triểu Lê trong khoảng niên
hiệu Hồng Đức (1470 – 1497) và Bộ Hoàng Việt luật lệ ban hành dưới
triều Nguyễn (1812) đều có các quy định về vấn đề hôn nhân và gia đình
nhưng những quy định về chế độ tài sản của vợ chồng chưa được quy
định như một chế định riêng rẽ và cụ thể, mới chỉ dự liệu trong một số
trường hợp riêng rẽ. Qua nghiên cứu của các nhà khoa học về vấn đề tài
sản trong Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ có thể thấy rằng: Chế

độ tài sản của vợ chồng trong Cổ luật Việt Nam là chế độ cộng đồng pháp
[4]


định. Đây là chế độ tài sản duy nhất được áp dụng cho mọi quan hệ hôn
nhân. Chế độ tài sản ước định (hôn ước) không được thừa nhận trên cả
hai phương diện tục lệ và pháp lý. Việc thỏa thuận chỉ được đặt ra khi
hai bên có địa vị pháp lý bình đẳng với nhau, nhưng những người vợ
trong pháp luật phong kiến được coi là “vô năng lực về mặt pháp lí” thì
việc thỏa thuận với chồng là không thể có. Chế độ cộng đồng pháp định
được ghi nhận trong Cổ luật Việt Nam là chế độ cộng đồng toàn sản –
Mọi tài sản vợ chồng có trước hoặc trong thời kì hôn nhân đều là tài sản
chung của vợ chồng.
1.2.

Chế độ tài sản của vợ chồng trong thời kỳ Pháp thuộc.
Với chính sách chia để trị, thực dân Pháp đã chia nước ta thành ba
miền, ban hành và cho áp dụng các bộ luật riêng để điều chỉnh các quan
hệ hôn nhân gia đình, trong đó có chế độ tài sản của vợ chồng.
Ở Bắc kì áp dụng Bộ luật Dân sự 1931 (Dân luật Bắc Kì)
Ở Trung kì áp dụng Bộ luật Dân sự năm 1936 (Dân luật Trung Kì)
Ở Nam kì cho ban hành tập Dân luật giản yếu năm 1883 (Dân luật
giản yếu Nam Kì)
Trong thời kì này, các nhà làm luật đã phỏng theo Bộ luật Dân sự
Pháp (1804) khi quy định về chế độ hôn nhân và gia đình, trong đó có chế
độ tài sản của vợ chồng.
Tại Bắc Kì và Trung Kì, ảnh hưởng của Bộ luật Dân sự Pháp thể hiện
trong việc nhà làm luật dự liệu chế độ tài sản ước định và áp dụng
nguyên tắc bất di bất dịch của chế độ tài sản của vợ chồng theo hôn ước
(hôn ước được ghi nhận trong hai Bộ luật của thời kì này). Việc thừa

nhận hôn ước trong thời kì này lần đầu tiên được quy định trong pháp
luật Việt Nam, tuy nhiên do không phù hợp với tình hình xã hội, tục lệ
truyền thống của gia đình Việt Nam (mọi tài sản đều là tài sản chung và
đều để giành cho con cháu) thêm vào đó việc các nhà làm luật cũng chỉ
quy định một cách lấy lệ nên hôn ước nhìn chung không đươc thực tiễn
chấp nhận, các cặp vợ chồng cũng không thỏa thuận lựa chọn chế độ tài
sản ước định. Trong trường hợp các cặp vợ chồng không lập hôn ước thì
trong Dân luật Bắc Kỳ và Dân luật Trung Kỳ chỉ quy định một loại chế độ
tài sản pháp định để áp dụng: chế độ cộng đồng toàn sản.
[5]


Khác với hai Bộ luật trên, Bộ Dân luật giản yếu Nam Kỳ không có
quy định về chế độ tài sản của vợ chồng, chế định này được xác định
thông qua án lệ. Theo đó người vợ không có tài sản riêng nên không thể
có cộng đồng tài sản giữa vợ và chồng. Mặt khác, trong thời kì hôn nhân
cũng như sau khi người vợ chết, toàn bộ tài sản trong gia đình đều thuộc
quyền sở hữu và quản lí của người chồng. Chế độ tài sản của vợ chồng
thời kì Pháp thuộc rất bất công đối với người vợ.
2.
2.1.

Chế độ tài sản của vợ chồng từ sau cách mạng tháng Tám (1945)
đến nay.
Chế độ tài sản của vợ chồng trong thời kì tiến hành cách mạng dân tộc,
dân chủ nhân dân (1945 – 1954).
Cách mạng tháng Tám (1945) thành công đã đưa nước ta sang một
kỷ nguyên mới, kỷ nguyên tự do và dân chủ. Năm 1950, Nhà nước ta đã
ban hành hai Sắc lệnh đầu tiên về hôn nhân và gia đình, Sắc lệnh 97 – SL
ngày 22/05/1950 sửa đổi một số quy lệ và chế định trong Dân luật và

Sắc lệnh 159 – SL ngày 17/11/1950 về vấn đề ly hôn với mục đích xây
dựng chế độ hôn nhân và gia đình mới. Sắc lệnh 97 – SL chưa có quy định
cụ thể về căn cứ xác định tài sản của vợ chồng. Tuy nhiên, căn cứ vào một
số điều luật, các luật gia đã kết luận rằng chế độ cộng đồng toàn sản đã
bước đầu được ghi nhận.

2.2.

Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật hôn nhân gia đình dưới thời
chế độ Cộng hòa Ngụy quyền ở miền Nam Việt Nam (1954 – 1975)
Thời kì này, đất nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền: miền Bắc
được giải phóng bước vào thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội,
miền Nam tiếp tục tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ. Trong giai
đoạn này, ở miền Nam, chế độ Ngụy quyền Sài Gòn đã cho ban hành và
áp dụng ba văn bản pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và
gia đình thời kì này:
Luật Gia đình ngày 02/01/1959 dưới chế độ Ngô Đình Diệm gồm 135
điều chia làm bốn thiên.
Sắc luật số 15/64 ngày 23/7/1964 dưới chế độ Nguyễn Khành, quy
định về giá thú, tử hệ và tài sản cộng đồng, Sắc lệnh gồm ba chương và
158 Điều
Bộ luật Dân sự ngày 20/12/1972 dưới chế độ Nguyễn Văn Thiệu.
[6]


Các văn bản này đều có khuynh hướng dân luật hóa các quan hệ hôn
nhân và gia đình trong đó có chế độ tài sản của vợ chồng mặc dù nó đã
được quy định riêng trong hai văn bản luật. Cả ba văn bản luật trên đều
dự liệu về chế độ tài sản ước định, cho phép vợ chồng kí với nhau một
hôn ước thỏa thuận về vấn đề tài sản từ trước khi kết hôn, miễn là sự

thỏa thuận đó không trái với trật tự công cộng, thuần phong mỹ tục và
quyền lợi của con cái. Trong trường hợp vợ chồng không lập hôn ước,
thỏa thuận về chế độ tài sản, những văn bản luật trên đây đều dự liệu
một chế độ tài sản áp dụng cho vợ chồng. Với Luật Gia đình 1959 là chế
độ cộng đồng toàn sản còn Sắc lệnh số 15/64 và Bộ luật Dân sự 1972 thì
đó là chế độ cộng đồng động sản và tạo sản.
2.3.

Chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật hôn nhân gia đình ở miền
Bắc (1954 – 1975) và của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ
năm 1976 đến nay.
Sau Hiệp định Giơnevơ (1954) miền Bắc hòa bình bước vào thời kỳ
quá độ tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hai Sắc lệnh 97 – SL và 159 –
SL tuy đã góp phần xóa bỏ chế độ hôn nhân gia đình phong kiến và tạo
tiền đề cho việc xây dựng chế độ hôn nhân gia đình mới nhưng đến đây
nó không còn đáp ứng được tình hình phát triển của đất nước nữa.
Ngày 29/12/1959, Quốc hội khóa II đã thông qua Luật Hôn nhân và
Gia đình 1959 với hai nhiệm vụ cơ bản: Tiếp tục xóa bỏ những tàn tích
của chế độ hôn nhân lạc hậu và xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình
mới xã hội chủ nghĩa. Luật Hôn nhân và gia đình 1959 không còn thừa
nhận chế độ tài sản ước định (quy định về hôn ước không còn tồn tại
trong pháp luật Việt Nam) mà chỉ thừa nhận chế độ tài sản pháp định là
chế độ cộng đồng toàn sản, dựa trên nguyên tắc bình đẳng về quyền và
nghĩa vụ tài sản giữa vợ và chồng. Chế độ tài sản này hoàn toàn phù hợp
với tình hình kinh tế xã hội lúc bấy giờ.
Sau khi nước nhà thống nhất (1975), hoàn cảnh xã hội nước ta cũng
có những chuyển biến khác về căn bản so với thời kì ban hành Luật Hôn
nhân và gia đình năm 1959, đặc biệt là trong cuối những năm 1980 khi
nền kinh tế thị trường bắt đầu được xác lập và phát triển. Sự thay đổi đã
đặt ra việc nếu tiếp tục duy trì chế độ cộng đồng toàn sản thì sẽ tạo ra kẽ

hở trong pháp luật. Vì vậy kế thừa các nguyên tắc dân chủ và tiến bộ của
Luật Hôn nhân và gia đình 1959 cùng với việc tiếp thu những quy định
tiến bộ về quyền bình đằng trong Hiến pháp 1980, ngày 29/12/1986
[7]


Quốc hội khóa VII đã thông qua Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 (có
hiệu lực từ ngày 3/1/1987). Luật này không ghi nhận nguyên tắc tự do
thỏa thuận về chế độ tài sản, tự do lập hôn ước mà tiếp tục thừa nhận
chế độ tài sản pháp định làm căn cứ duy nhất xác định tài sản của vợ
chồng. Việc ghi nhận chế độ cộng đồng tạo sản một mặt không phá vỡ
chế độ tài sản chung của vợ chồng mặt khác nó còn tạo điều kiện thuận
lợi cho vợ chồng có thể chủ động trong việc định đoạt tài sản thuộc sở
hữu riêng của mình. Tuy nhiên qua 14 năm thi hành, mặc dù phát huy
được hiệu lực trong đời sống xã hội nhưng vẫn còn bộc lộ nhiều vấn đề
cần sửa đổi và bổ sung.
Ngày 9/6/2000, Quốc hội khóa X nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã
thông qua Luật Hôn nhân và gia đình 2000 có hiệu lực kể từ ngày
1/1/2001 kèm theo đó là Nghị định số 70/2001/NĐ-CP. Chế độ tài sản
của vợ chồng trong bộ luật này được quy định dựa trên cơ sở cụ thể hóa
Hiến pháp 1992. Giống với Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986, Luật
Hôn nhân và gia đình 2000 cũng không dự liệu về chế độ tài sản ước
định giữa vợ và chồng. Loại chế độ tài sản này không phù hợp với tập
quán truyền thống của gia đình Việt Nam. Chế độ cộng đồng tài sản pháp
định mà luật này quy định là chế độ cộng đồng tạo sản. So với Luật Hôn
nhân và gia đình 1986, chế độ tài sản theo Luật Hôn nhân và gia đình
2000 đã có nhiều sự đổi mới về cả kĩ thuật lập pháp và nội dung.


CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG TRONG PHÁP LUẬT HÔN

NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI.

Nhà làm luật ở mỗi quốc gia khi dự liệu về chế độ tài sản của vợ
chồng đều xuất phát từ các điều kiện kinh tế xã hội, truyền thống và tập
quán xã hội nhằm đảm bảo lợi ích chung của gia đình và lợi ích riêng của
cá nhân vợ chồng. Ở các nước phương Tây, xuất phát từ sự đề cao quyền
tự do cá nhân, tự do thỏa thuận và quyền tự định đoạt của các chủ thể
trong quan hệ hôn nhân và gia đình. Tự do lập hôn ước đã trở thành giải
pháp đầu tiên và chế độ tài sản của vợ chồng, trước hết phải do chính
bản thân vợ chồng lựa chọn và thỏa thuận. Pháp luật chỉ quy định một
chế độ tài sản cho họ khi họ không thỏa thuận được chế độ tài sản cho
mình. Có thể thấy rõ quan niệm này trong quy định tại Điều 755, 756 Bộ
luật Dân sự Nhật Bản, Điều 1465 Bộ luật Dân sự và thương mại Thái
Lan, Điều1387 Bộ luật Dân sự Cộng hòa Pháp (Luật số 65-570 ngày
13/7/1965). Khác với quan điểm của các nhà làm luật tư sản, nhà làm
[8]


luật các nước xã hội chủ nghĩa không quan niệm hôn nhân là một hợp
đồng dân sự mà quan niệm hôn nhân là sự liên kết tình cảm đặc biệt, sự
liên kết này không phụ thuộc vào tính toán vật chất mà dựa trên cơ sở
tình yêu. Vì vậy chế độ tài sản ước định không được thừa nhận trong
pháp luật hôn nhân và gia đình của các nước xã hội chủ nghĩa, chỉ có một
hình thức chế độ tài sản duy nhất được thừa nhận là chế độ tài sản pháp
định. Điều này được ghi nhận trong Luật Hôn nhân và gia đình của Liên
Xô (cũ), Cộng hòa Cu-ba, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa….
ĐÁNH GIÁ VỀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ TÀI SẢN ƯỚC ĐỊNH
TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI.
Chế độ tài sản ước định là xu hướng chung của thế giới.


IV.
1.

Trong các điều ước quốc tế về chế độ tài sản của vợ chồng, không
thể không kể đến công ước Lahay về lựa chọn áp dụng với chế độ tài sản
của vợ chồng năm 1987. Điều 3 Công ước ghi rằng : “Chế độ tài sản của
vợ chồng được quy định bởi luật của quốc gia mà vợ chồng đã lựa chọn
trước khi kết hôn”, Điều 11: “ Việc lựa chọn luật áp dụng phải được xác
định một cách rõ ràng hoặc quy định trong các điều khoản của hôn ước”.
Như vậy có thể thấy trong tư pháp quốc tế luôn ưu tiên việc áp dụng chế
độ tài sản theo thỏa thuận trong hôn ước
Phần lớn pháp luật của các nước trên thế giới đều thừa nhận quyền
tự do thỏa thuận của vợ chồng về chế độ tài sản. Chế độ tài sản do pháp
luật dự liệu chỉ có hiệu lực trong trường hợp vợ chồng không lập ra hôn
ước hoặc hôn ước được lập ra vô hiệu. Hiện nay chỉ có một sô nước trong
hệ thống xã hội chủ nghĩa như Bungari, Hungari, Roumani, Arhentina,
Trung Quốc, Việt Nam….là còn duy trì duy nhất một chế độ tài sản pháp
định đối với vợ chồng.
2.

Chế độ tài sản ước định phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội
Việt Nam hiện nay.
Kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay đã có rất nhiều thay đổi so với thời
kỳ những năm 80-90. Gia đình không còn bó hẹp với chức năng duy trì
cuộc sống của các thành viên, mà thực sự đã tham gia tích cực vào nền
kinh tế xã hội. Vấn đề bình đẳng giới được chú trọng đề cao, người phụ
nữ cũng bắt đầu bước ra xã hội để khẳng định mình, tinh thần dân chủ
được nâng cao trong mọi lĩnh vực. Những quan hệ kinh tế đòi hỏi vợ,
chồng phải có những quyết định nhanh nhạy, nhưng muốn vậy họ phải
[9]



chủ động về tài sản. Nếu thực hiện đúng theo quy định pháp luật, trong
nhiều trường hợp, họ sẽ bỏ lỡ những cơ hội làm ăn. Mặt khác, việc đưa
những tài sản chung của vợ chồng vào các hoạt động sản xuất, kinh
doanh cũng hàm chứa những rủi ro và có thể dẫn đến nguy cơ tiêu tán
tài sản của gia đình, đặt cuộc sống gia đình vào trong tình trạng bấp
bênh. Vì thế, ở những nước mà luật pháp thừa nhận chế độ tài sản ước
định, những người vợ, chồng làm nghề kinh doanh thường nghĩ đến một
chế độ tách riêng tài sản. Chế độ đó vừa tạo điều kiện cho họ chủ động
trong hoạt động kinh doanh, vừa tránh được những rủi ro có thể xảy đến
cho cuộc sống gia đình.
Theo quan niệm của nhiều người trong cuộc sống hôn nhân mà quá
rõ ràng về tiền bạc có thể làm giảm đi tình cảm lãng mạn của vợ chồng
song thật sự là chúng lại khiến cho hôn nhân trở nên bền vững hơn.
Trong thời gian gần đây, nhu cầu được chủ động quản lí tiền và tự do
hoạch định về tài chính của các cặp vợ chồng có xu hướng tăng. Tuy
nhiên điều này lại không phù hợp với pháp luật.
Theo kết quả điều tra gia đình Việt Nam 2010, số vụ li hôn ngày càng
tăng. Trong hôn nhân mọi người thường hay nói “của chồng cũng là của
vợ” và ngược lại nhưng đến khi ly hôn thì sao? Đã có những vụ li hôn đầy
đắng cay và nước mắt khi người vợ chỉ nhận được 1/10 khối tài sản mà
mình đã chung tay tạo dựng lên, có những vụ li hôn bạc tỉ khiến người
tham dự phiên tòa phải kinh hãi vì mức độ cạn nghĩa cạn tình. Theo lời
khuyên của các chuyên gia, để tránh những rắc rối sau hôn nhân và bảo
vệ quyền lợi hợp ích cho chính bản than mình, tốt nhất là cả hai vợ chồng
nên ý thức được việc thỏa thuận về tài sản ngay từ đầu.
Trên lí thuyết, pháp luật Việt Nam đã thừa nhận chế độ tài sản ước
định trong một số trường hợp.


C.

KẾT BÀI

Chế độ tài sản ước định của vợ chồng không phải là một điều mới lạ
đối với xã hội Việt Nam, thậm chí nó đã từng được thực hiện trong một
thời gian khá dài (nhất là ở Miền nam). Do không phù hợp với tình hình
kinh tế xã hội Việt Nam nên nó đã không được các nhà làm luật dự liệu.
[10]


Tuy nhiên đến giai đoạn hiện nay, với sự thay đổi của xã hội Việt Nam,
Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam nên tổ chức các chế độ tài sản của
vợ chồng theo hướng thừa nhận quyền tự do thỏa thuận của vợ chồng
trong việc lựa chọn chế độ tài sản áp dụng bên cạnh chế độ tài sản pháp
định của vợ chồng.

[11]



×