Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Tìm hiểu vấn đề sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường hiện nay dưới quan điểm của chủ nghĩa mác – lênin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (561.86 KB, 30 trang )

1

Mục lục
Lời cám ơn............................................................................................................................3
PHẦN A - MỞ ĐẦU...........................................................................................................4
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................4
2. Phương pháp nghiên c ứu ................................................................................................5
3. Cấu trúc bài tiểu luận ......................................................................................................5
PHẦN B – NỘI DUNG CHÍNH .......................................................................................6
1. Cơ sở lý luận ....................................................................................................................6
1.1. Phép biện chứng là gì ..............................................................................................6
1.2. Khái quát lịch sử phát triển của phép biện chứng................................................6
1.2.1. Phép biện chứng mộc mạc, chất phát thời cổ đại.........................................6
1.2.2. Phép biện chứng duy tâm trong triết học cổ điển Đức (cuối thế kỷ XVIII,
đầu thế kỷ XIX) ...............................................................................................................7
1.2.3. Phép biện chứng duy vật .................................................................................8
1.3. Nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật ....................................................9
1.3.1. Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật ................................................9
1.3.2. Các cặp phạm trù cơ bản của biện chứng duy vật .................................... 10
1.4. Mối quan hệ biện chứng của cặp phạm trù “Nguyên nhân – kết quả”........... 14
1.4.1. Khái niệm nguyên nhân và kết quả............................................................. 14
1.4.2. Phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ và điều kiện ................................. 14
1.4.3. Phân lo ại nguyên nhân ................................................................................. 14
1.4.4. Tính khách quan và tính phổ biến của mối quan hệ nhân quả ................ 15
1.4.5. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả............................ 16
1.4.6. Ý nghĩa phương pháp luận........................................................................... 18
1.5. Mối quan hệ biện chứng của cặp phạm trù “Bản chất – Hiện tượng” ........... 18
1.5.1. Khái niệm bản chất và hiện tượng .............................................................. 18


2


1.5.2. So sánh bản chất với cái chung và quy luật ............................................... 18
1.5.3. Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng ............................. 19
1.5.4. Một số ý nghĩa phương pháp luận .............................................................. 21
2. Thực trạng sinh viên thất nghiệp hiện nay ................................................................ 22
2.1. Thực trạng.............................................................................................................. 22
2.2. Nguyên nhân.......................................................................................................... 23
3.3. Giải pháp ................................................................................................................ 26
PHẦN C – KẾT LUẬN CHUNG .................................................................................. 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 29


3

Lời cám ơn
Tôi xin chân thành cám ơn các thầy TS.GVC. Lê Ngọc Triết, TS.GVC. Đinh Ngọc
Quyên, TS.GVC. Lê Duy Sơn đã trực tiếp giảng dạy môn Triết học. Các thầy đã giúp
tôi thấy được những điều cần thiết của môn học này. Đồng thời các thầy đã truyền đạt
những kiến thức cần thiết giúp tôi hoàn thành bài tiểu luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và người thân đã quan tâm, động viên
và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành bài tiểu luận.
Cần Thơ, ngày 8 tháng 6 năm 2014
Học viên

Tô Anh Hoàng Nam


4

PHẦN A - MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

a. Những đường lối, chính sách về đổi mới toàn diện đất nước đã được Đảng và
Nhà nước ta đề ra tại Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI năm 1986, sau đó
tiếp tục được chỉnh sửa, bổ sung tại các kỳ đại hội tiếp theo. Thực hiện tốt các đường
lối đổi mới này, đất nước ta đã từng bước khắc phục được cuộc khủng hoảng kinh tế
xã hội từ thời kỳ bao cấp và có những bước tiến lớn trên con đường xây dựng xã hội
chủ nghĩa.
Trong các đường lối đổi mới này, mô hình xây dựng nền kinh tế thị trường theo
định hướng xã hội chủ nghĩa là một sự sáng tạo của Đảng ta. Đây là mô hình kinh tế
mới mẻ chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Mô hình này giúp đất nước ta có những
bước nhảy vọt về phát triển kinh tế mà điểm sáng là ngày 7 tháng 11 năm 2006, đất
nước ta đã được kết nạp là thành viên thứ 150 của tổ chức kinh tế thế giới (WTO).
Việc trở thành thành viên của tổ chức này đã mang lại nhiều cơ hội để Việt Nam tiếp
tục phát triển đất nước theo con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên bên cạnh đó, việc gia nhập WTO cũng mang lại nhiều thách thức cho đất
nước ta trong việc ổn định các mặt về môi trường, an sinh xã hội… Một trong số các
thực trạng này là vấn đề thất nghiệp của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Vấn đề này đã và
đang được Đảng và Nhà nước cũng như toàn thể xã hội hết sức quan tâm để tìm giải
pháp khắc phục. Như Đảng ta đã xác định, thế hệ thanh thiếu niên sẽ là những người
chủ tương lai, là nguồn nhân lực chính để tiếp tục con đường phát triển đất nước trong
tương lai. Tuy nhiên, hiện nay có một lượng không nhỏ sinh viên sau khi tốt nghiệp
không tìm việc làm. Điều này vừa gây lãng phí sức người, sức của trong quá trình đào
tạo, vừa gây ra một gánh nặng về mọi mặt cho xã hội. Đó là hiện tượng nhất thời hay
là vấn đề có tính bản chất? Và đâu là nguyên nhân của thực trạng này?
b. Triết học Mác – Lênin là thế giới quan và phương pháp luận của giai cấp vô sản.
Triết học Mác – Lênin cung cấp những hiểu biết về các quy luật chung nhất của hiện
thực khách quan qua đó giúp cho các khoa học cụ thể nghiên cứu có hiệu quả các quy
luật đặc thù. Thực tế đã cho thấy việc vận dụng sáng tạo nội dung lý luận, thế giới
quan và phương pháp luận triết học Mác – Lênin là cơ sở để giải quyết đúng quy luật



5
những vấn đề đặt ra của thời đại hiện nay. Đảng ta đã “khẳng định lấy chủ nghĩa Mác
– Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động là
bước phát triển quan trọng trong nhận thức và tư duy lý luận của Đảng ta”.
Trong triết học Mác – Lênin, phép biện chứng duy vật có sự thống nhất giữa nội
dung thế giới quan và phương pháp luận. Do đó nó không dừng lại ở sự giải thích thế
giới mà còn là công cụ để nhận thức thế giới và cải tạo thế giới. Với tư cách là khoa
học về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, phép biện chứng khái quát những mối
liên hệ phổ biến nhất, bao quát các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, và tư duy vào các cặp
phạm trù cơ bản.
Vì vậy để tìm hiểu về các vấn đề xã hội, ta cần tìm hiểu vấn đề đó trên nền tảng của
triết học Mác – Lênin, mà cụ thể là dự trên phép biện chứng duy vật và các cặp phạm
trù cơ bản có liên quan. Thực hiện tinh thần này, trong nội dung bài tiểu luận, tôi sẽ
tìm hiểu thực trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi tốt nghiệp hiện nay dưới quan
điểm của cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả và cặp phạm trù bản chất – hiện tượng.
Từ những luận cứ trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu cho bài tiểu luận này là:
“Tìm hiểu vấn đề sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường hiện nay dưới quan điểm
của chủ nghĩa Mác – Lênin, qua nội dung của cái cặp phạm trù: bản chất – hiện
tượng, nguyên nhân – kết quả”.
Qua bài nghiên cứu này, tôi hy vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc tìm ra những
nguyên nhân cũng như giải pháp cho thực trạng có không ít sinh viên sau khi tốt
nghiệp lại thất nghiệp hiện nay.

2. Phương pháp nghiên cứu
Bài tiểu luận này chủ yếu nghiên cứu dựa trên phương pháp phân tích – tổng hợp và
phương pháp nghiên cứu lý luận.

3. Cấu trúc bài tiểu luận
Bài tiểu luận được chia thành 3 phần lớn: phần mở đầu, phần nội dung chính và
phần kết luận. Trong phần nội dung chính sẽ được chia thành 2 phần nhỏ là: phần tìm

hiểu cơ sở lý luận và phần tìm hiểu thực trạng đang nghiên cứu.


6

PHẦN B – NỘI DUNG CHÍNH
1. Cơ sở lý luận
1.1. Phép biện chứng là gì
Thuật ngữ biện chứng có gốc từ Hy Lạp là dialektica (nghĩa là nghệ thuật đàm
thoại, tranh luận). Theo nghĩa này, biện chứng là nghệ thuật tranh luận nhằm tìm ra
chân lý bằng cách phát hiện các mâu thuẫn trong lập luận của đối phương và nghệ
thuật bảo vệ những lập luận của mình. Người Hy Lạp cổ cho rằng, đã là tri thức đúng
thì không thể có mâu thuẫn trong tri thức đó và quá trình đi tới chân lý là quá trình giải
quyết những mâu thuẫn trong quá trình lập luận.
Trong triết học Mác, thuật ngữ biện chứng được dùng đối lập với siêu hình. Đó là lý
luận đồng thời là phương pháp xem xét sự vật trong trạng thái liên hệ, tác động qua lại
lẫn nhau, ràng buộc lẫn nhau và trong quá trình vận động, phát triển không ngừng.
Phương pháp đó không chỉ thấy những sự vật cá biệt, mà còn thấy mối quan hệ lẫn
nhau giữa chúng; không chỉ thấy sự tồn tại của sự vật, mà còn thấy cả sự sinh thành và
tiêu vong của sự vật; không chỉ thấy trạng thái tĩnh, mà còn thấy cả trạng thái động của
sự vật; không chỉ thấy cây mà còn thấy cả rừng.
Theo Ph.Ăngghen, phương pháp biện chứng “xem xét những sự vật và những phản
ánh của chúng trong tư tưởng, trong mối quan hệ qua lại lẫn nhau của chúng, trong sụ
ràng buộc, sự vận động, sự phát sinh và sự tiêu vong của chúng”. Phương pháp đó
mềm dẻo, linh hoạt, thừa nhận tron những trường hợp nhất định, bên cạnh cái “hoặc
là… hoặc là”, còn có “cả cái này lẫn cái kia” nữa.
1.2. Khái quát lịch sử phát triển của phép biện chứng
Phép biện chứng xuất hiện từ thời cổ đại và từ đó đến nay, lịch sử phát triển của nó
đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, gắn liền với sự phát triển của khoa học và thực
tiễn

1.2.1. Phép biện chứng mộc mạc, chất phát thời cổ đại.
Phép biện chứng cổ đại thể hiện rõ nét trong triết học Ấn Độ, Trung Quốc và Hy
Lạp cổ đại. Đặc trưng cơ bản chung của phép biện chứng cổ đại là tính tự phát, ngây


7
thơ. Các nhà triết học cổ đại nghiên cứu sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng
trong bức tranh chung, chỉnh thể về thế giới. Do trình độ còn thấp kém về khoa học,
nên phép biện chứng cổ đại mới chỉ là những quan điểm biện chứng mộc mạc, mang
tính suy luận, phỏng đoán trên cơ sở những kinh nghiệm trực giác, mà chưa được minh
chứng bằng các tri thức khoa học. Cho dù còn nhiều hạn chế, nhưng nhìn chung, phép
biện chứng cổ đại đã coi thế giới là chỉnh thể thống nhất; giữa các bộ phận của thế giới
có mối liên hệ qua lại, thâm nhập, tác động và quy định lẫn nhau; thế giới không
ngừng vận động, biến đổi. Những nội dung tư tưởng cơ bản của phép biện chứng Hy
Lạp cổ đại là cơ sở để phép biện chứng pháp triển lên các hình thức cao hơn, “triết học
hiện đại chỉ tiếp tục cái công việc do Hêraclit và Arixtốt đã mở đầu mà thôi”.
1.2.2. Phép biện chứng duy tâm trong triết học cổ điển Đức (cuối thế kỷ XVIII,
đầu thế kỷ XIX)
Phép biện chứng này được khởi đầu từ Căntơ, qua Phíchtơ, Sêlinh và phát triển đỉnh
cao trong phép biện chứng duy tâm của Hêghen. Ph.Ăngghen khẳng định “hình thức
thứ hai của phép biện chứng, hình thức quen thuộc nhất với các nhà khoa học tự nhiên
Đức, là triết học cổ điển Đức từ Căntơ đến Hêghen”.
Các nhà biện chứng cổ điển Đức, mà Hêghen là điển hình, đã áp dụng phép biện
chứng vào nghiên cứu các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Qua đó đã xây
dựng được hệ thống phạm trù, quy luật chung, thống nhất, có logic chặt chẽ của nhận
thức tinh thần, và trong một ý nghĩa nào đó, là của cả hiện thực vật chất. Mặc dù có
nhiều “hạt nhân hợp lý” và “lấp lánh mầm mống phôi thai của chủ nghĩa duy vật”
nhưng phép biện chứng duy tâm trong triết học cổ điển Đức còn mắc phải những hạn
chế nhất định. Phép biện chứng duy tâm trong triết học cổ điển Đức đã hoàn thành
cuộc cách mạng về phương pháp, nhưng cuộc cách mạng đó lại ở tận trên trời, chứ

không phải ở dưới trần gian, trong cuộc sống hiện thực của loài người, và do vậy, phép
biện chứng đó cũng “không tránh khỏi tính chất gò ép, giả tạo, hư cấu, tóm lại là bị
xuyên tạc”. Do vậy, học thuyết của Hêghen đã để một khoảng đất rộng cho các quan
điểm thực tiễn có tính chất đảng phái và hết sức khác nhau.
Theo V.I.Lênin, cống hiến lớn nhất của phép biện chứng duy tâm trong triết học cổ
điển Đức, đặc biệt là Hêghen đã trở lại phép biện chứng, coi nó như một phương pháp
xem xét đối lập với phương pháp siêu hình thế kỷ XVII, XVIII. Nếu phép biện chứng


8
cổ đại chủ yếu được đút kết từ kinh nghiệm cuộc sống hàng ngày, thì phép biện chứng
duy tâm trong triết học cổ điển Đức đã thành một hệ thống lý luận tương đối hoàn
chỉnh và trong một chừng mực nhất định, đã trở thành một phương pháp tư duy triết
học phổ biến. Lần đầu tiên phép biện chứng thể hiện với tư cách là logic biện chứng,
khắc phục một số hạn chế của logic hình thức. V.I.Lênin còn cho rằng, phép biện
chứng duy tâm trong triết học cổ điển Đức đã tạo ra bước quá độ chuyển biến về thế
giới quan và lập trường từ chủ nghĩa duy vật siêu hình sang thế giới quan khoa học
duy vật biện chứng. Tuy nhiên, với những hạn chế cũng phép biện chứng duy tâm
trong triết học cổ điểm Đức, khi khoa học tự nhiên phát triển sang giai đoạn tổng quát,
nghiên cứu quá trình phát sinh, phát triển của sự vật, hiện tượng trên quan điểm duy
vật, thì tất yếu nó sẽ bị phủ định và thay thế bằng phép biện chứng duy vật.
1.2.3. Phép biện chứng duy vật
Ph.Ăngghen định nghĩa “Phép biện chứng là khoa học về sự liên hệ phổ biến” và
“Phép biện chứng (…) là môn khoa học về những quy luật về những quy luật phổ biến
của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”.
V.I.Lênin viết “Phép biện chứng, tức là học thuyết về sự phát triển, dưới hình thức
hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện, học thuyết về tính tương đối của nhận
thức của con người, nhận thức này phản ánh vật chất luôn luôn phát triển không
ngừng”. Hồ Chí Minh đánh giá “Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc
biện chứng”. Có thể hiểu phép biện chứng duy vật là khoa học về mối liên hệ phổ biến

và sự phát triển; về những quy luật chung nhất của sự vận động, phát triển của tự
nhiên, xã hội và tư duy.
C.Mác và Ph.Ăngghen đã kế thừa và phát triển sáng tạo những “hạt nhân hợp lý”
trong lịch sử tư tưởng triết học nhân loại; mà trực tiếp là phép biện chứng duy tâm của
Hêghen và đặt nó trên nền tảng duy vật. Phép biện chứng duy vật là sự thống nhất hữu
cơ giữa thế giới quan duy vật với phương pháp biện chứng; giữa lý luận nhận thức với
logic biện chứng. Sự ra đời của phép biện chứng duy vật là cuộc cách mạng trong
phương pháp tư duy triết học; là phương pháp tư duy khác về chất so với các phương
pháp tư duy trước đó; là “phương pháp mà điều căn bản là nó xem xét những sự vật và
những phản ánh của chúng trong tư tưởng, trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau của
chúng, trong sự ràng buộc, sự vận động, sự phát sinh và sự tiêu vong của chúng”.


9
Phép biện chứng duy vật có khả năng đem lại cho con người tính tự giác cao trong
mọi hoạt động. Mỗi luận điểm của phép biện chứng duy vật là kết quả của sự nghiên
cứu rút ra từ tự nhiên, cũng như lịch sử xã hội loài người. Mỗi nguyên lý, quy luật,
phạm trù của phép biện chứng đều được khái quát và luận giải trên cơ sở khoa học.
Chính vì vậy, phép biện chứng duy vật đã đưa phép biện chứng từ tự phát đến tự giác.
Theo Ph.Ăngghen, “Biện chứng gọi là khách quan thì chi phối toàn bộ giới tự nhiên,
còn biện chứng gọi là chủ quan, tức là tư duy biện chứng, thì chỉ phản ánh sự chi phối
trong toàn bộ giới tự nhiên, của sự vận động thông qua những mặt đối lập, tức là
những mặt, thông qua sự đấu tranh thường xuyên của chúng và sự chuyển hóa cuối
cùng từ mặt đối lập này thành mặt đối lập kia, tương tự với những hình thức cao hơn,
đã quy định sự sống của giới tự nhiên”.
1.3. Nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật
Sự phong phú và đa dạng của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, tư duy
quy định nội dung phép biện chứng duy vật. Nội dung của phép biện chứng duy vật
bao gồm nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển. Đây là các
nguyên lý có ý nghĩ khái quát nhất. Các phạm trù, các quy luật cơ bản của phép biện

chứng duy vật là sự cụ thể hóa các nguyên lý trên. Nghiên cứu và làm sáng tỏ các
nguyên lý, các phạm trù, quy luật cơ bản đó là nhiệm vụ của phép biện chứng duy vật.
1.3.1. Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật
a. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
Trong phép biện chứng duy vật, mối liên hệ phổ biến dùng để khái quát mối liên hệ,
sự tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt,
các giai đoạn phát triển của một sự vật, hiện tượng. Cơ sở của mối liên hệ phổ biến là
tính thống nhất vật chất của thế giới, theo đó, các sự vật, hiện tượng trong thế giới dù
có đa dạng, có khác nhau đến thế nào đi chăng nữa, thì cũng chỉ là những dạng cụ thể
khác nhau của một thế giới vật chất. Các mối liên hệ có tính khách quan, phổ biến và
đa dạng, chúng giữ những vai trò khác nhau quy định sự vận động, phát triển của sự
vật, hiện tượng. Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, không nên tuyệt
đối hóa mối liên hệ nào và cũng không nên tách rời mối liên hệ này khỏi các mối liên
hệ khác bởi trên thực tế, các mối liên hệ còn phải được nghiên cứu cụ thể trong sự biến
đổi và phát triển của chúng.


10
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến khát quát bức tranh toàn cảnh về thế giới trong
các mối liên hệ chằng chịt giữa các sự vật, hiện tượng của nó. Tính vô hạn của thế giới
khách quan, tính hữu hạn của sự vật, hiện tượng trong thế giới đó chỉ có thể giải thích
được trong mối liên hệ phổ biến và được quy định bằng nhiều mối liên hệ có hình
thức, vai trò khác nhau. Từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, con người rút ra được
những quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.
b. Nguyên lý về sự phát triển
Trong phép biện chứng duy vật, phát triển dùng để khái quát quá trình vận động đi
lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
Quá trình đó vừa diễn ra dần dần, vừa nhảy vọt làm cho sự vật, hiện tượng cũ mất đi,
sự vật, hiện tượng mới về chất ra đời. Phát triển là tự thân. Động lực của sự phát triển
là mâu thuẫn giữa các mặt đối lập bên trong sự vật, hiện tượng. Phát triển đi theo

đường “xoáy ốc”, cái mới dường như lặp lại một số đặc trưng, đặc tính của cái cũ
nhưng trên cơ sở cao hơn; thể hiện tính quanh co, phức tạp, có thể có những bước thụt
lùi tương đối trong sự phát triển.
Phát triển là một trường hợp đặc biệt của vận động. Trong quá trình phát triển, sự
vật, hiện tượng chuyển hóa sang chất mới, cao hơn, phức tạp hơn; làm cho cơ cấu tổ
chức, phương thức vận động và chức năng của sự vật ngày càng hoàn thiện hơn. Phát
triển có tính khách quan, phổ biến, đa dạng. Từ nguyên lý về sự phát triển, con người
rút ra được những quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động
thực tiễn.
1.3.2. Các cặp phạm trù cơ bản của biện chứng duy vật
a. Định nghĩa phạm trù và phạm trù triết học
Phạm trù là những khái niệm rộng nhất phản ánh những mặt, những thuộc tính,
những mối liên hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật và hiện tượng thuộc một lĩnh vực
nhất định.
Mỗi bộ môn khoa học có hệ thống phạm trù riêng của mình, phản ánh những mối
liên hệ cơ bản và phổ biến thuộc phạm vi khoa học đó nghiên cứu.
Ví dụ, toán học có các phạm trù “đại lượng”, “hàm số”; “điểm”; “đường thẳng”,…
Trong kinh tế chính trị có các phạm trù “hàng hoá”, “giá trị”, “giá trị trao đổi”,…


11
Phạm trù triết học là những khái niệm chung nhất, rộng nhất phản ánh những mặt,
những mối liện hệ bản chất của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
Ví dụ, phạm trù “vật chất”, “ý thức”, “vận động”, “đứng im”,… phản ánh những
mối liên hệ phổ biến không chỉ của tự nhiên mà cả xã hội, tư duy của con người. Phạm
trù triết học khác phạm trù của các khoa học khác ở chỗ, nó mang tính quy định về thế
giới quan và tính quy định về phương pháp luận. Phạm trù triết học là công cụ của
nhận thức, đánh dấu trình độ nhận thức của con người.
b. Bản chất của phạm trù
Trong lịch sử triết học có nhiều quan điểm khác nhau về bản chất của phạm trù. Có

nhà triết học coi phạm trù là có sẵn, có trước con người như I.Cantơ - nhà triết học
người Đức. Các nhà triết học thuộc phái duy thực cho những khái niệm (phạm trù) có
trước các sự vật riêng lẻ, cá biệt và quy định các sự vật riêng lẻ, cá biệt đó. Các nhà
duy danh ngược lại cho rằng, những khái niệm (phạm trù) chỉ là tên gọi, không có nội
dung, chỉ có những sự vật riêng lẻ, cá biệt là tồn tại thực,… Những quan niệm trên đều
chưa đúng. Theo triết học duy vật biện chứng, phạm trù không có sẵn bẩm sinh, mà
được hình thành trong quá trình nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người, bằng
con đường khái quát hoá, trừu tượng hoá những thuộc tính, những mối liên hệ vốn có
bên trong bản thân sự vật. Do vậy, nguồn gốc, nội dung phạm trù là khách quan. Mặc
dù hình thức thể hiện của nó là chủ quan.
c. Phạm trù có các tính chất sau:
Tính khách quan. Mặc dù phạm trù là kết quả của tư duy, song nội dung mà nó phản
ánh là khách quan, do hiện thực khách quan mà nó phản ánh quy định. Nghĩa là phạm
trù khách quan về nguồn gốc, về cơ sở, nội dung, còn hình thức thể hiện của phạm trù
là chủ quan.
Tính biện chứng. Thể hiện ở chỗ, nội dung mà phạm trù phản ánh luôn vận động,
phát triển cho nên các phạm trù cũng luôn vận động, thay đổi không đứng im. Các
phạm trù có thể thâm nhập, chuyển hoá lẫn nhau. Tính biện chứng của bản thân sự vật,
hiện tượng mà phạm trù phản ánh quy định biện chứng của phạm trù. Điều này cho
chúng ta thấy rằng, cần phải vận dụng, sử dụng phạm trù hết sức linh hoạt, uyển
chuyển, mềm dẻo, biện chứng.


12
d. Các cặp phạm trù cơ bản của biện chứng duy vật bao gồm:
 Cái riêng, cái chung và cái đơn nhất.
 Nguyên nhân và kết quả.
 Tất nhiên và ngẫu nhiên.
 Nội dung và hình thức.
 Bản chất và hiện tượng.

 Khả năng và hiện thực.
Các cặp phạm trù này được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động nhận
thức, hoạt động cải tạo tự nhiên, xã hội.
Các phạm trù cái riêng, cái chung, cái đơn nhất; tất nhiên và ngẫu nhiên; bản chất
và hiện tượng là cơ sở phương pháp luận của các phương pháp phân tích và tổng hợp;
diễn dịch và quy nạp; khái quát hóa, trừu tượng hóa để từ đó nhận thức được toàn bộ
cái mối liên hệ theo hệ thống.
Các phạm trù nguyên nhân và kết quả; khả năng và hiện thực là cơ sở phương pháp
luận chỉ ra các mối liên hệ và sự phát triển của các sự vật, hiện tượng là một quá trình.
Các phạm trù nội dung và hình thức là cơ sở phương pháp luận để xây dựng các
hình thức tồn tại trong sự phụ thuộc vào nội dung, phản ánh tính đa dạng của các
phương pháp nhận thức và thực tiễn.
Các cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật không phải là hệ thống bất biến, mà
phát triển cùng với sự phát triển của khoa học và thực tiễn. Mối quan hệ giữa các
phạm trù của các ngành khoa học với các phạm trù của phép biện chứng duy vật là mối
quan hệ giữa cái chung và cái riêng. Do vậy khi nghiên cứu các phạm trù cần liên hệ
chúng với nhau và với các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, bởi dùng
quan trọng đến mấy, chỉ riêng các phạm trù hoặc các quy luật cơ bản của phép biện
chứng duy vật cũng không phản ảnh đầy đủ các mối liên hệ của thế giới.
e. Một số quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
Bên cạnh các cặp phạm trù, phép biện chứng duy vật còn bao hàm ba quy luật phổ
biến về sự vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy. Đó là:


13
Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và
ngược lại. Quy luật này chỉ ra cách thức vận động và phát triển của sự vận, hiện tượng.
Nắm được nội dung của quy luật này sẽ tránh nôn nóng, đốt cháy giai đoạn tích lũy về
lượng; đồng thời tránh tư tưởng tuyệt đối hóa sự thay đổi về lượng, không kịp thời
chuyển những thay đổi về lượng sang những thay đổi về chất, từ những thay đổi mang

tính tiến hóa sang những thay đổi mang tính cách mạng và ngược lại không biết sử
dụng chất mới để thúc đẩy lượng tiếp tục phát triển.
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Quy luật này là “hạt nhân”
của phép biện chứng duy vật, nó chỉ ra nguồn gốc động lực của sự vận động, phát
triển. Quy luật này có ý nghĩa phương pháp luận to lớn trong việc phát hiện và phân
tích mâu thuẫn của sự vật; cũng như tìm ra con đường đúng đắn để giải quyết mâu
thuẫn nhằm thúc đẩy sự vật phát triển.
Quy luật phủ định của phủ định. Quy luật này chỉ ra khuynh hướng phát triển của
sự vật. Quy luật có một ý nghĩa phương pháp luận to lớn trong quá trình thay thế cái
cũ bằng cái mới. Nó đòi hỏi phải xuất phát từ những điều kiện khách quan cho phép,
phải tạo điều kiện, tiền đề cho cái mới chiến thắng cái cũ, phải biết kế thừa và phát
triển sáng tạo những cái tích cực đã đạt được từ cái cũ; đồng thời phải thấy được tính
chất quanh co, phức tạp trong quá trình ra đời cái mới.
Trong phép biện chứng duy vật, nếu quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về
lượng dẫn đến những sự thay đổi về chất và ngược lại chỉ ra cách thức của sự phát
triển; quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập chỉ ra nguyên nhân và
động lực bên trong của sự phát triển thì quy luật phủ định của phủ định chỉ ra khuynh
hướng, hình thức và kết quả của sự phát triển đó. Các quy luật cơ bản của phép biện
chứng duy vật định hướng việc nghiên cứu những quy luật đặc thù của các khoa học
chuyên ngành và đến lượt mình, các quy luật cơ bản về sự phát triển của thế giới chỉ
có tác dụng trên cơ sở và trong sự gắn bó với những quy luật đặc thù. Mối quan hệ qua
lại giữa các quy luật cơ bản với các quy luật đặc thù tạo nên cơ sở khách quan của mối
liên hệ giữa chủ nghĩa duy vật biện chứng với các khoa học chuyên ngành.


14
1.4. Mối quan hệ biện chứng của cặp phạm trù “Nguyên nhân – kết quả”
1.4.1. Khái niệm nguyên nhân và kết quả
Nguyên nhân là sự tương tác qua lại giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng hoặc
giữa các sự vật, hiện tượng với nhau gây nên những biến đổi nhất định.

Kết quả những biến đổi xuất hiện do sự tương tác qua lại giữa các mặt trong một sự
vật, hiện tượng hoặc giữa sự vật hiện tượng với nhau.
1.4.2. Phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ và điều kiện
Nguyên cớ là một sự kiện nào đó trực tiếp xảy ra trước kết quả, có liên hệ với kết
quả nhưng chỉ là liên hệ bên ngoài không bản chất.
Điều kiện là tổng hợp những hiện tượng không phụ thuộc vào nguyên nhân nhưng
lại có tác dụng biến khả năng chứa đựng trong nguyên nhân thành kết quả, thành hiện
thực. Vì vậy, điều kiện là cái không thể thiếu được cho sự xuất hiện kết quả.
1.4.3. Phân loại nguyên nhân
Căn cứ vào tính chất và vai trò của nguyên nhân đối với sự hình thành kết quả, có
thể phân các nguyên nhân ra thành hai nhóm:
a. Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu
Nguyên nhân chủ yếu là nguyên nhân mà không có nó thì kết quả không thể xuất
hiện. Nó quyết định những đặc trưng tất yếu của sự vật, hiện tượng.
Nguyên nhân thứ yếu là nguyên nhân chỉ quyết định những mặt, những đặc điểm
nhất thời, tác động có giới hạn và có mức độ vào việc sản sinh ra kết quả.
Ví dụ: Nguyên nhân chủ yếu của khủng hoảng kinh tế dưới chế độ tư bản chủ nghĩa
là mâu thuẫn giữa lao động có tính chất xã hội với chiếm hữu có tính chất cá nhân.
Còn nguyên nhân thứ yếu ở đây là sự giảm nhu cầu đối với một mặt hàng nào đó, sự
phá sản của một nhà băng nào đó gây nên sự khánh kiệt của một số xí nghiệp có liên
quan với nhà băng này.


15
b. Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài
Nguyên nhân bên trong là nguyên nhân tác dụng ngay bên trong sự vật, được chuẩn
bị và xuất hiện trong tiến trình phát triển của sự vật, phù hợp với đặc điểm về chất của
nó.
Nguyên nhân bên ngoài là sự tác động giữa các sự vật khác nhau đem lại sự biến
đổi nhất định giữa các sự vật đó.

Nguyên nhân bên trong bao giờ cũng quyết định sự hình thành, tồn tại và phát triển
của các kết cấu vật chất. Còn nguyên nhân bên ngoài chỉ phát huy được tác dụng thông
qua những nguyên nhân bên trong.
Ví dụ: Năng suất cây trồng là do nguyên nhân bên trong (giống) là quyết định, còn
các điều kiện khác như nước, phân, sự chăm bón là quan trọng không thể thiếu được.
c. Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân khách quan là nguyên nhân xuất hiện và tác động độc lập đối với ý
thức của con người, của các giai cấp, các chính đảng.
Nguyên nhân chủ quan là nguyên nhân xuất hiện và tác động phụ thuộc vào ý thức
của con người trong lĩnh vực hoạt động của các cá nhân, các giai cấp, các chính
đảng… nhằm thúc đẩy hay kìm hãm sự xuất hiện, phát triển... của các quá trình hiện
thực.
Ví dụ: Cách mạng tháng Tám nổ ra và thành công là kết quả tổng hợp giữa các
nguyên nhân khách quan (Pháp bị Nhật đảo chính, Nhật đầu hàng đồng minh...) và
nguyên nhân chủ quan là có sự lãnh đạo đúng đắn và sáng tạo của Đảng, có khối đại
đoàn kết toàn dân, tinh thần yêu nước và cách mạng của quần chúng nhân dân.
1.4.4. Tính khách quan và tính phổ biến của mối quan hệ nhân quả
a. Tính khách quan: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, mối liên hệ
nhân quả là mối liên hệ khách quan của bản thân các sự vật. Nó tồn tại ngoài ý muốn
của con người, không phụ thuộc vào việc ta có nhận thức được nó hay không. Nó là
mối liên hệ của bản thân sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất không do ai sáng tạo
ra, con người chỉ có thể tìm ra mối liên hệ nhân quả ấy trong giới tự nhiên khách quan,
chứ không phải tạo ra nó từ trong đầu óc.


16
b. Tính phổ biến: Tất cả mọi hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội đều được
gây ra bởi những nguyên nhân nhất định. Mọi hiện tượng đều có nguyên nhân. Không
có hiện tượng nào không có nguyên nhân cả. Chỉ có điều nguyên nhân ấy đã được phát
hiện hay chưa được phát hiện mà thôi.

c. Tính tất yếu: Thực tiễn cho thấy một nguyên nhân nhất định trong hoàn cảnh nhất
định chỉ có thể gây ra kết quả nhất định. Điều đó chứng tỏ mối liên hệ nhân quả trong
những điều kiện nhất định có tính tất yếu. Ví dụ, nước ở áp suất 1 átmốtphe luôn luôn
sôi ở

C… Chính nhờ có tính tất yếu này của mối liên hệ nhân quả mà hoạt động

thực tiễn của con người mới có thể tiến hành được. Ta biết rằng trong thiên nhiên
không thể có những sự vật hoàn toàn giống nhau. Vì vậy, khái niệm nguyên nhân như
nhau trong những hoàn cảnh hoàn toàn như nhau bao giờ cũng cho kết quả y hệt nhau
ở mọi nơi, mọi lúc là một khái niệm trừu tượng.
Tuy nhiên, có những sự vật, những hiện tượng về cơ bản là giống nhau thì trong
hoàn cảnh tương đối giống nhau sẽ gây nên những kết quả giống nhau về cơ bản. Thóc
gieo xuống một mảnh ruộng, hoặc nhiều mảnh ruộng khác nhau, gieo ở những thời vụ
khác nhau thì vẫn sẽ cho lúa chứ không cho ngô, khoai… Nếu tính đến tình hình này
thì tính tất yếu của mối liên hệ nhân quả phải được hiểu như sau: nếu các nguyên nhân
và hoàn cảnh càng ít khác nhau bao nhiêu thì các kết quả do chúng gây nên cũng càng
ít khác nhau bấy nhiêu..
1.4.5. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
Nguyên nhân sinh ra kết quả. Vì vậy, nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết quả,
còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau nguyên nhân, khi nguyên nhân đã xuất hiện, đã
bắt đầu tác động.
Tuy nhiên, không phải mọi sự nối tiếp nhau về mặt thời gian của sự vật, hiện tượng
cũng là biển hiện của mối liên hệ nhân quả. Ngày luôn luôn “đến sau” đêm, nhưng
đêm không phải là nguyên nhân của ngày, vì nguyên nhân của nó là sự tự quay quanh
trục của trái đất, mà luôn luôn có nửa phần trái đất phô ra ánh sáng mặt trời và nửa
phần trái đất bị che khuất. Hoặc sấm luôn luôn “đến sau” chớp, nhưng chớp không
phải là nguyên nhân của sấm, mà là do sự phóng điện rất mạnh của các đám mây tích
điện; tốc độ lan truyền của ánh sáng lớn hơn tốc độ lan truyền của âm thanh nên ta



17
thường thấy chớp trước khi nghe tiếng sấm… Những hiện tượng nối tiếp trên không
nằm trong mối liên hệ nhân quả với nhau, mà chỉ đơn thuần là quan hệ nối tiếp nhau
về mặt thời gian. Như vậy, khi xem xét mối liên hệ nhân - quả mà chỉ chú ý đến tính
liên tục về thời gian thôi thì chưa đủ. Cái quan trọng nhất, cái để phân biệt quan hệ
nhân quả với quan hệ nói tiếp nhau về mặt thời gian là ở chỗ quan hệ nhân quả bao giờ
cũng là quan hệ sản sinh, trong đó nguyên nhân phải sinh ra kết quả.
Trong hiện thực, mối quan hệ nhân quả biểu hiện hết sức phức tạp. Một kết quả
thường không phải do một nguyên nhân mà do nhiều nguyên nhân gây ra, chẳng hạn
vật thể nóng lên có thể do bị đốt nóng, có thể do cọ sát với vật thể khác, có thể do mặt
trời chiếu vào… Đồng thời một nguyên nhân cũng có thể sản sinh ra nhiều kết quả,
chẳng hạn phẩm chất đạo đức của một học sinh vừa là kết quả phấn đấu của bản thân,
vừa là kết quả giáo dục phối hợp của cả gia đình, nhà trường và xã hội.
Khi các nguyên nhân tác động cùng một lúc lên sự vật thì hiệu quả tác động của
từng nguyên nhân tới sự hình thành kết quả sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào hướng tác
động của nó. Nếu các nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo cùng một
hướng thì chúng sẽ gây ra nên ảnh hưởng cùng chiều với sự hình thành kết quả. Ngược
lại, nếu các nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo các hướng khác nhau thì
chúng sẽ làm suy yếu, thậm chí hoàn thành triệt tiêu các tác dụng của nhau.
Tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân và sự chuyển hóa của nguyên
nhân kết quả: Mối quan hệ nhân quả có tính chất tác động qua lại lẫn nhau, trong đó
không những nguyên nhân sinh ra kết quả mà kết quả còn tác động trở lại đối với
nguyên nhân đã sinh ra nó, làm cho những nguyên nhân cũng biến đổi bởi vì nguyên
nhân sinh ra kết quả bao giờ cũng là một quá trình. Sự tác động trở lại của kết quả đối
với nguyên nhân chính là sự ảnh hưởng thường xuyên lẫn nhau giữa nguyên nhân và
kết quả, gây nên sự biến đổi giữa chúng.
Nguyên nhân và kết quả thường xuyên chuyển hóa lẫn nhau, nên “cái bây giờ ở đây
là kết quả thì ở chỗ khác, lúc khác lại trở thành nguyên nhân và ngược lại”.
Trong thế giới vô tận, nguyên nhân sinh ra kết quả, đến lượt nó, kết quả chuyển hóa

thành nguyên nhân mới và sinh ra kết quả mới… Chính vì thế, trong thế giới ta không
thể chỉ ra được đâu là nguyên nhân đầu tiên và đâu là kết quả cuối cùng.


18

1.4.6. Ý nghĩa phương pháp luận
Mối quan hệ nhân quả đã vạch rõ nguồn gốc của các hiện tượng cụ thể, riêng biệt.
Vì vậy nó là cơ sở để đánh giá kết quả của sự nhận thức thế giới, hiểu rõ con đường
phát triển của khoa học, khắc phục tính hạn chế của các lý luận hiện có và là công cụ
lý luận cho hoạt động thực tiễn để cải tạo tự nhiên và xã hội.
Hiện tượng nào cũng có nguyên nhân, nên muốn hiểu đúng một hiện tượng thì phải
hiểu nguyên nhân xuất hiện của nó, hoặc muốn xóa bỏ một hiện tượng thì phải xóa bỏ
nguyên nhân sản sinh ra nó.
Nếu nguyên nhân chỉ sinh ra kết quả trong những điều kiện nhất định thì phải
nghiên cứu điều kiện để thúc đẩy hay kìm hãm sự ra đời của kết quả. Phải có quan
điểm toàn diện và cụ thể khi nghiên cứu hiện tượng chứ không được vội vàng kết luận
về nguyên nhân của hiện tượng đó.
1.5. Mối quan hệ biện chứng của cặp phạm trù “Bản chất – Hiện tượng”
1.5.1. Khái niệm bản chất và hiện tượng
Bản chất là phạm trù triết học chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ
tất nhiên tạo thành một thể thống nhất hữu cơ bên trong, quy định sự vận động và phát
triển của sự vật. Hiện tượng là phạm trù triết học dùng để chỉ sự biểu hiện ra bên ngoài
những mặt, những mối liên hệ đó.
Bản chất chính là mặt bên trong, mặt tương đối ổn định của hiện thực khách quan.
Nó ẩn dấu đằng sau cái vẻ bề ngoài của hiện tượng và biểu lộ ra ngoài những hiện
tượng ấy. Còn hiện tượng là mặt bên ngoài, mặt di động và biến đổi hơn của hiện thực
khách quan.
1.5.2. So sánh bản chất với cái chung và quy luật
a. Phạm trù bản chất gắn bó hết sức chặt chẽ với phạm trù cái chung. Cái tạo nên

bản chất của một lớp sự vật nhất định cũng đồng thời là cái chung của các sự vật đó.
Tuy nhiên, không phải cái chung nào cũng là cái bản chất vì bản chất chỉ là cái
chung tất yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển của sự vật.


19
Chẳng hạn, bản chất của con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội. Điều đó
đúng với tất cả mọi con người không trừ một ai. Như vậy, cái bản chất ở đây cũng
đồng thời là “cái chung”.
Nhưng những thuộc tính “có đầu, mình và chân tay” là thuộc tính chung của mọi
người, nhưng thuộc tính chung đó không phải là bản chất của con người.
b. Bản chất cũng đồng thời là cái có tính quy luật. Nói đến bản chất của sự vật là
nói đến những quy luật quyết định sự vận động và phát triển của nó. Vì vậy, bản chất
là phạm trù cùng bậc với phạm trù quy luật. Tuy nhiên chúng không hoàn toàn đồng
nhất với nhau. Quy luật là mối liên hệ tất nhiên, phổ biến, lặp đi lặp lại và ổn định giữa
các hiện tượng hay giữa các mặt của chúng. Còn bản chất ngoài những mối quan hệ tất
nhiên, phổ biến, chung cho nhiều hiện tượng, nó còn bao gồm cả những mối quan hệ
không phổ biến, cá biệt nữa. Vì vậy, phạm trù bản chất rộng hơn và phong phú hơn
phạm trù quy luật.
1.5.3. Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng
a. Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng
Bản chất và hiện tượng liên hệ hữu cơ, gắn bó chặt chẽ với nhau. Sự vật nào cũng là
sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng. Sự thống nhất đó thể hiện trước hết ở chỗ
bản chất bao giờ cũng bộc lộ ra qua hiện tượng, còn hiện tượng bao giờ cũng là biểu
hiện của bản chất. Không có bản chất nào tồn tại một cách thuần túy, không cần có
hiện tượng. Ngược lại, cũng không có hiện tượng nào lại không phải là sự biểu hiện
của một bản chất nhất định. Lênin viết : “Bản chất hiện ra. Hiện tượng là có tính chất
bản chất”.
Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng còn thể hiện ở chỗ: bất kỳ bản chất nào
cũng được bộc lộ qua những hiện tượng tương ứng, và bất kỳ hiện tượng nào cũng là

sự bộc lộ của bản chất ở mức độ nào đó (hoặc nhiều hoặc ít). Tóm lại: bản chất và hiện
tượng về căn bản phù hợp với nhau.
Như vậy, bản chất bao giờ cũng tự bộc lộ ra thông qua những hiện tượng nhất định.
Bản chất khác nhau sẽ bộc lộ ra thành những loại hiện tượng khác nhau. Bản chất nào
thì có hiện tượng đó. Khi bản chất thay đổi thì hiện tượng biểu hiện nó cũng thay đổi


20
theo. Khi bản chất biến mất thì hiện tượng biểu hiện nó cũng biến mất. Bản chất mới
ra đời thì hiện tượng mới cũng ra đời.
b. Tính mâu thuẫn của sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng
Bản chất và hiện tượng tuy thống nhất với nhau, nhưng đó là sự thống nhất biện
chứng, nghĩa là trong sự thống nhất ấy đã có bao hàm sự khác biệt. Nói cách khác, tuy
bản chất và hiện tượng thống nhất với nhau, về căn bản phù hợp với nhau nhưng
chúng không bao giờ phù hợp hoàn toàn. Bởi vì hiện tượng không bao giờ trùng khớp
hoàn toàn với bản chất. Sự không hoàn toàn trùng khớp đó khiến cho sự thống nhất
giữa bản chất và hiện tượng là một sự thống nhất mang tính mâu thuẫn.Tính mâu
thuẫn của sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng được thể hiện ở chỗ:
Thứ nhất: bản chất phản ánh cái chung tất yếu, cái chung quyết định sự tồn tại và
phát triển của sự vật, còn hiện tượng phản ánh cái cá biệt. Hiện tượng không những bị
quy định bởi bản chất mà còn bởi sự tương tác với các sự vật khác. Vì vậy, cùng một
bản chất có thể được biểu hiện ở nhiều hiện tượng khác nhau tuỳ theo hoàn cảnh cụ
thể.Chính vì thế, hiện tượng phong phú hơn bản chất; ngược lại, bản chất sâu sắc hơn
hiện tượng.
Thứ hai:Bản chất là mặt bên trong ẩn giấu sâu xa của hiện tượng khách quan, còn
hiện tượng là mặt bên ngoài của hiện thực khách quan ấy.Về cơ bản, hiện tượng phù
hợp với bản chất, nhưng không bao giờ phù hợp hoàn toàn. Chúng biểu hiện bản chất
không dưới dạng y nguyên như bản chất vốn có mà dưới hình thức cải biến, nhiều khi
xuyên tạc nội dung thực sự của bản chất.
Bản chất tương đối ổn định, biến đổi chậm còn hiện tượng không ổn định, nó luôn

luôn trôi qua, biến đổi nhanh hơn so với bản chất. Có tình hình đó là do nội dung của
hiện tượng được quyết định không chỉ bởi bản chất của sự vật mà còn bởi những điều
kiện tồn tại bên ngoài của nó, bởi tác động qua lại của nó với sự vật xung quanh. Các
điều kiện tồn tại bên ngoài này cũng như sự tác động qua lại của sự vật này đối sự vật
khác xung quanh lại thường xuyên biến đổi. Vì vậy, hiện tượng cũng thường xuyên
biến đổi trong khi đó bản chất vẫn giữ nguyên. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là
từ lúc ra đời cho đến khi mất đi, bản chất vẫn giữ nguyên như cũ. Bản chất cũng thay
đổi. Chỉ có điều là bản chất biến đổi chậm hơn hiện tượng. Trong toàn bộ sự thay đổi,
phát triển của sự vật, các hiện tượng luôn luôn biến đổi, còn bản chất về căn bản vẫn


21
giữ nguyên như cũ. Nó có thay đổi, nhưng thay đổi ít hơn, chậm hơn so với hiện
tượng.

1.5.4. Một số ý nghĩa phương pháp luận
Vì bản chất là cái tất nhiên, tương đối ổn định ở bên trong sự vật, quy định sự vận
động và phát triển của sự vật, còn hiện tượng là sự biểu hiện của bản chất ra bên ngoài,
là cái không ổn định và biến đổi nhanh hơn so với bản chất, nên trong nhận thức, để
hiểu đầy đủ và đúng đắn về sự vật, không nên dừng lại ở hiện tượng mà phải đi sâu tìm
hiểu bản chất của nó. Còn trong hoạt động thực tiễn cần dựa vào bản chất chứ không
phải dựa vào hiện tượng.
Nếu trong hoạt động nhận thức và hoạt động cải tạo thực tiễn cần nắm được bản
chất và dựa vào bản chất của sự vật, thì nhiệm vụ của nhận thức nói chung và của nhận
thức khoa học nói riêng là phải vạch ra được cái bản chất đó.
Vì bản chất tồn tại khách quan ngay ở trong bản thân sự vật nên chỉ có thể tìm ra
bản chất của sự vật ở trong chính sự vật chứ không thể ở ngoài nó, và khi kết luận về
bản chất của sự vật cần tránh những nhận định chủ quan, tùy tiện.
Vì bản chất không tồn tại dưới dạng thuần tuý mà bao giờ cũng bộc lộ ra ngoài
thông qua các hiện tượng tương ứng của mình nên chỉ có thể tìm ra cái bản chất trên

cơ sở nghiên cứu các hiện tượng.
Nhưng vì hiện tượng bao giờ cũng biểu hiện bản chất dưới dạng đã cải biến, nhiều
khi xuyên tạc bản chất, nên trong quá trình nhận thức bản chất của sự vật phải xem xét
rất nhiều hiện tượng khác nhau, và từ nhiều góc độ khác nhau. Nhưng trong cùng một
hoàn cảnh và một phạm vi thời gian nhất định không bao giờ có thể xem xét hết được
mọi hiện tượng biểu hiện bản chất của sự vật. Do vậy, phải ưu tiên cho việc xem xét
trước hết các hiện tượng điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Dĩ nhiên, kết quả của
một sự xem xét như vậy chưa thể phản ánh đầy đủ bản chất của sự vật, mà chỉ mới
phản ánh một cấp độ nhất định của nó. Quá trình đi vào nắm bắt các cấp độ tiếp theo,
ngày càng sâu sắc hơn trong bản chất của sự vật là một quá trình hết sức khó khăn, lâu
dài, công phu, không có điểm dừng.


22

2. Thực trạng sinh viên thất nghiệp hiện nay
2.1. Thực trạng
Từ khi Đảng và Nhà nước ta thực hiện các đường lối, chính sách đổi mới đất nước ,
xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đất nước ta đã đạt
được những bước tiến đáng kể về tất cả mọi mặt trong đời sống xã hội:
 Cuộc khủng hoảng kinh tế bị đẩy lùi, đời sống người dân ngày càng được nâng cao.
 Gia nhập được tổ chức Thương mại thế giới (WTO)
 Trình độ dân trí cũng không ngừng được nâng cao…
Ngoài ra trong số các mặt tích cực đó, một điều mà ta có thể nhận thấy một cách rõ
ràng đó là thế hệ thanh niên ngày nay bên cạnh việc có trình độ tri thức cao hơn thì
cũng ngày càng tự tin, năng động, sáng tạo hơn. Thế hệ này tích cực, chủ động giao
lưu, học hỏi nhằm nâng cao trình độ của bản thân để có thể đáp ứng những nhu cầu,
những đòi hỏi ngày càng cao của xã hội. Không chỉ thế, họ còn rất tích cực kêu gọi
nhau tham gia các công tác xã hội. Nhiều chương trình đã được đưa ra như: Mùa hè
xanh,… Đây là những điểm sáng mà Đảng và Nhà nước ta cần có những chính sách

thỏa đáng để khuyến khích và phát huy nhân rộng. Bởi đây là một sự chuyển biến tích
cực phù hợp với xu thế chung của xã hội hiện tại.
Sự mở rộng việc phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa
đã mang lại nhiều cơ hội việc làm cho các sinh viên có khả năng, có thực tài. Tuy
nhiên, bên cạnh đó thì nền kinh tế thị trường bản thân nó tồn tại tính hai mặt. Nền kinh
tế này không chỉ tạo ra các cơ hội việc làm cho những ai có thực tài, có đủ năng lực
mà nó còn không ngừng đào thải và đóng sập cánh cửa cho những ai không có đủ khả
năng, không có thái độ làm việc chuyên nghiệp và không có ý chí cầu tiến, sự ham học
hỏi để tự nân cao năng lực bản thân nhằm có thể đáp ứng những yêu cầu ngày càng
khắc nghiệt do nền kinh tế thị trường đặt ra.
Điều này dẫn đến một thực trạng đáng báo động: trong những năm gần đây, dù trình
độ của lao động nói chung và của sinh viên nói riêng không ngừng được cải thiện; hệ
thống giáo dục – đào tạo không ngừng được mở rộng nhưng số lượng người thất


23
nghiệp vẫn tiếp tục gia tăng. Trong số đó phần đông là lực lượng sinh viên mới tốt
nghiệp từ các trường đại học – cao đẳng chính quy trong cả nước. Thực tế là ngày nay
nhiều sinh viên phải chấp nhận làm những việc không phù hợp với bằng cấp, chuyên
môn được đào tạo. Đáng buồn hơn, có rất nhiều trường hợp sinh viên mới tốt nghiệp
phải đi làm công nhân hay làm những việc không cần đến trình độ của bậc cao đẳng –
đại học.
Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam số 1 năm 2014 (do Bộ LĐ-TB&XH
vừa công bố) phần nào nói lên bức tranh của thị trường lao động. Báo cáo nhấn mạnh,
tỷ lệ thất nghiệp rất cao ở những người có trình độ chuyên môn, theo đó:
+ Ở nhóm lao động có trình độ cao đẳng nghề, tỷ lệ thất nghiệp là 7,68%, tăng 1,3
lần so với quý I năm 2012.
+ Tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm lao động có trình độ cao đẳng là 6,74% (tăng 1,3 lần).
Tỷ lệ thất nghiệp của nhóm lao động có trình độ đại học trở lên là 4,25% (tăng 1,7
lần). Nghĩa là đã có thêm 72000 lao động thuộc nhóm này bị thất nghiệp so với số thất

nghiệp được báo cáo ở quý IV năm 2012.
+ Đặc biệt, nhóm thanh niên từ 20-24 tuổi tốt nghiệp cao đẳng và đại học trở lên
(sinh viên mới ra trường) có tỷ lệ thất nghiệp rất cao, lên tới 20,75%...
Đó thật sự là những con số đáng báo động. Vậy giải pháp nào để khắc phục và giải
quyết được tình trạng này?
2.2. Nguyên nhân
Qua nghiên cứu triết học Mác – Lênin, ta đã biết các mối quan hệ xã hội không tách
rời nhau, không cô lập nhau, mà chúng có mối quan hệ qua lại, có mối quan hệ biện
chứng với nhau. Do đó, khi nghiên cứu các vấn đề xã hội thì ta không thể chỉ xét đến
một mặt, một khía cạnh mà phải đặt vấn đền đó trong một tổng thể, phải xét vấn đề đó
dưới góc nhìn của nhiều mặt, nhiều khía cạnh, nhiều góc độ có tính chọn lọc.
Vì lẽ đó, khi xem xét thực trạng sinh viên thất nghiệp nay, ta không thể khẳng định
ngay tác động tiêu cực từ mặt trái của nền kinh tế thị trường (như đã nói ở trên) là
nguyên nhân gây ra thực trạng này. Khi ta đặt thực trạng này trong một tổng thể thì có
vẻ như tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường chỉ là bề nổi của tảng băng mà ẩn
sâu trong đó vẫn còn những nguyên nhân sâu xa khác.


24
Vận dụng các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, khi nguyên cứu kỹ thực
trạng sinh viên thất nghiệp hiện nay dưới nhiều góc độ, nhiều khía cạnh, ta có thể đưa
ra một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng này:
Thứ nhất, do tác động từ nền kinh tế - xã hội. Từ khi đất nước ta thực hiện chính
sách mở cửa, xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội, vấn đề việc làm
đã trở nên bức bách hơn trước. Không còn được bao cấp từ “bầu sữa ngân sách Nhà
nước”, nhiều doanh nghiệp phải tự lo cho mình nhiều hơn, phải tính việc cân bằng thu
– chi nhiều hơn. Hơn thế nữa nền kinh tế thế giới đang lâm vào khủng hoảng, lạm phát
tăng cao, Việt Nam tất nhiên không tránh khỏi những hệ lụy từ cuộc khủng hoảng đó.
Vì những nguyên do này, nhiều doanh nghiệp đã cơ cấu lại bộ máy tổ chức, cắt giảm
nhân sự và chỉ tuyển thêm những lao động có tay nghề, có chuyên môn hoặc những

lao động có kinh nghiệm làm việc nhằm giảm quỹ lương nhưng vẫn đảm bảo chất
lượng làm việc. Thêm vào đó, dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, không ít
doanh nghiệp đã phải đóng cửa, nhiều người phải mất công ăn việc làm. Những điều
này khiến cho những sinh viên mới ra trường, vốn chỉ có kiến thức từ sách vở chưa có
kinh nghiệm làm việc thực tế gặp nhiều khó khăn trong việc tìm công việc phù hợp
chuyên môn của bản thân.
Thứ hai, do các cơ sở giáo dục đại học, tổ chức đào tạo chưa có sự liên kết chặt chẽ
với thị trường lao động, chưa nắm bắt được nhu cầu tuyển dụng nhân lực. Điều này
dẫn đến việc học sinh sinh lớp 12 thiếu thông tin dự báo nguồn nhân lực, thông tin về
thị trường lao động… Mặt khác, cũng còn không ít phụ huynh còn quan niệm bắt buộc
con theo học những ngành nghề “nóng” như bác sỹ, kỹ sư… cho “bằng anh bằng chị”
và hậu quả là cán cân cung – cầu ngày càng lệch, những ngành nghề “nóng” thì ngày
càng thừa lao động trong khi những ngành ít “nóng” hơn thì lại thiếu lao động.
Thứ ba, do những chính sách về đào tạo và điều phối lao động chưa được thực hiện
triệt để. Thời gian qua, các trường đại học, cao đẳng liên tục được xây dựng mới.
Những trường đại học, cao đẳng này vì muốn hoàn thành chỉ tiêu tuyển sinh nên tuyển
sinh ồ ạt mà không quan tâm đến nhu cầu lao động. Bên cạnh đó việc cơ cấu lao động
giữa các vùng miền chưa được thực hiện tốt. Nhà nước còn thiếu những chế độ đãi ngộ
thỏa đáng để thu hút lao động về làm việc tại vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải
đảo. Trong khi nhiều sinh viên vẫn còn quan niệm làm việc ở các thành phố lớn mới


25
có tương lai nên sau khi tốt nghiệp vẫn kiên quyết bám trụ tại các thành phố lớn để tìm
việc. Điều này khiến cho việc cạnh tranh việc làm ở các thành phố lớn lúc nào cũng
nóng, trong khi ở các tỉnh nhỏ, ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo luôn trong
tình trạng thiếu lao động.
Thứ tư, do chất lượng đào tạo. Hiện nay ở nhiều trường đại học, cao đẳng, chất
lượng đào tạo và thực tế còn có khoảng cách khá xa, những gì sinh viên được học chưa
đủ để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc. Có một thực tế là chương trình

đào tạo chưa thay đổi kịp so với tốc độ thay đổi của nền kinh tế dẫn đến lạc hậu. Hơn
nữa, chương trình đào tạo ở nước ta phần lớn vẫn còn nặng về tính lý thuyết mà không
chú trọng nhiều đến thực hành. Hậu quả là sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học,
cao đẳng bị các nhà tuyển dụng “chê” bởi thực tiễn xã hội hiện nay đòi hỏi người lao
động phải biết ứng dụng chuyên môn trong công việc. Nhiều doanh nghiệp sau khi
tuyển dụng sinh viên mới ra trường phải bỏ ra thời gian, tiền bạc để đào tạo lại nằm
đáp ứng được yêu cầu chuyên môn. Bởi vậy, ngày nay, các doanh nghiệp ưu tiên
những người có kinh nghiệm lao động thực tế hơn là những sinh viên mới ra trường
chỉ có kiến thức chuyên môn từ sách vở.
Thứ năm, do chính bản thân sinh viên. Nhiều sinh viên trước khi chọn ngành nghề
để theo học, họ không tìm hiểu kỹ về nhu cầu lao động, không tìm hiểu kỹ khả năng
của bản thân để chọn ngành nghề phù hợp mà đăng ký theo ngành “nóng”, đăng ký
theo bạn bè. Một số lại quan niệm bằng đại học là giấy thông hành để bước vào đời đã
dẫn đến tư tưởng muốn làm thầy chứ chẳng ai đi làm thợ. Thậm chí, nhiều sinh viên
chỉ cốt lấy cái bằng đại học, còn công việc thì để sau khi ra trường mới tính. Sau khi
vào được đại học, cao đẳng, ngoài một số lượng ít sinh viên có ý thức tốt, không
ngừng tự nổ lực để nâng cao trình độ bản thân thì phần lớn sinh viên chưa nhận thức
được nền kinh tế của nước ta đang đòi hỏi chất lượng lao động ngày càng cao hơn. Do
đó, họ không tích cực học tập, không tự giác nghiên cứu sâu về ngành nghề của mình
và đưa đến hệ lụy là sau khi ra trường, họ bị các nhà tuyển dụng từ chối vì không đảm
bảo chuyên môn. Bên cạnh đó như đã nói ở trên, nhiều sinh viên ở tỉnh lẻ sau khi tốt
nghiệp vẫn quyết bám trụ tại thành phố lớn nhằm tìm công việc tốt, có tương lai, có
mức lương cao.


×