Tải bản đầy đủ (.doc) (225 trang)

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỐI KHÍ HẬU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.21 MB, 225 trang )

i
MỤC LỤC

Chương I: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, CÁC KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TÁC
ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI
CỦA TỈNH QUẢNG NINH...........................................................................................12
Chương II: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH QUẢNG
NINH TRONG THỜI GIAN QUA VÀ ĐỊNH HƯỚNG TRONG GIAI ĐOẠN ĐẾN
2015 VÀ TẦM NHÌN 2020............................................................................................37
Chương III: NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH VỀ KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ỨNG
PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU....................................................................................64
Chương IV: XÂY DỰNG DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ỨNG PHÓ VỚI
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU...................................................................................................164
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................................202


i
DANH MỤC BẢNG
Bảng I.1: Đặc trưng nhiệt độ trung bình tỉnh Quảng Ninh từ năm 1980 ÷ 2010(0C)...12
Bảng I.2: Lượng mưa trung bình các tháng tại một số trạm trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh quan trắc trong nhiều năm.....................................................................................15
Bảng I.3. Số giờ nắng trung bình các tháng tại một số trạm trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh được quan trắc trong nhiều năm............................................................................17
Bảng I.4: Diến biến độ ẩm không khí trung bình các tháng tại một số trạm trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh được quan trắc trong nhiều năm.........................................................18
Bảng I.5: Các hồ có khả năng cấp nước sinh hoạt cho các đô thị và khu công nghiệp
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh..........................................................................................22
Bảng I.6: Trữ lượng nước dưới đất ở một số vùng của tỉnh Quảng Ninh.....................22
Bảng I.7: Mức tăng nhiệt độ TB năm (0C) so với thời kỳ 1980 ÷ 1999 theo kịch bản
phát thải thấp (B1)..........................................................................................................26
Bảng I.8: Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (0C) so với thời kỳ 1980 ÷ 1999 theo kịch


bản phát thải trung bình (B2)..........................................................................................27
Bảng I.9: Mức tăng nhiệt độ TB năm (0C) so với thời kỳ 1980 ÷ 1999 theo kịch bản
phát thải cao (A2)............................................................................................................27
Bảng I.10: Mức thay đổi lượng mưa năm (%) so với thời kỳ 1980 ÷ 1999 theo kịch
bản phát thải thấp (B1)....................................................................................................28
Bảng I.11: Mức thay đổi lượng mưa (%) so với thời kỳ 1980÷1999 theo kịch bản phát
thải trung bình (B2).........................................................................................................29
Bảng I.12: Mức thay đổi lượng mưa năm (%) so với thời kỳ 1980 ÷ 1999 theo kịch
bản phát thải cao (A2).....................................................................................................29
Bảng I.13: Mực NBD (cm) so với thời kỳ 1980 - 1999.................................................30
Bảng I.14: Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (0C) so với thời kỳ 1980 ÷ 1999 theo
kịch bản phát thải trung bình (B2) của tỉnh Quảng Ninh...............................................31
Bảng I.15: Nhiệt độ TB của tỉnh Quảng Ninh từ năm 2020 - 2100 (0C) so với thời kỳ
1980 - 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2).....................................................32
Bảng I.16: Mức thay đổi lượng mưa so với thời kỳ 1980 ÷ 1999 theo kịch bản phát
thải trung bình (B2) địa bàn tỉnh Quảng Ninh...............................................................32


ii
Bảng I.17: Lượng mưa TB của tỉnh Quảng Ninh từ năm 2020 ÷ 2100 so với thời kỳ
1980 - 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2).....................................................33
Bảng I.18: Mực NBD so với thời kỳ 1980 ÷ 1999 theo kịch bản phát thải trung bình
(B2) khu vực tỉnh Quảng Ninh.......................................................................................33
Bảng I.19: Phạm vi ngập theo kịch bản nước biển dâng ứng với các mức triều tại các
khu vực............................................................................................................................34
Bảng II.1: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (giá cố định 1994)................................38
Bảng II.2: Diễn biến sản xuất một số cây trồng chính giai đoạn 2005÷2010...............38
Bảng II.3: Diễn biến quy mô ngành chăn nuôi từ năm 2005-2010...............................39
Bảng II.4: Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản (ha)................................................40
Bảng II.5: Diễn biến sản xuất lâm nghiệp(giá cố định 1994)........................................41

Bảng II.6: So sánh cơ cấu các ngành công nghiệp tỉnh giai đoạn 2008 ÷ 2010............42
Bảng II.7: Một số chỉ tiêu cơ bản...................................................................................49
Bảng II.8: Tốc độ tăng trưởng (%).................................................................................50
Bảng II.9: Dự báo dân số, lao động đến năm 2020........................................................54
Bảng II.10: Cơ cấu sử dụng đất đến năm 2015..............................................................57
Bảng III.1: Tình hình nhiễm bệnh lùn sọc đen trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh vụ Đông
Xuân 2010.......................................................................................................................77
Bảng III.2: Số vụ cháy và diện tích rừng bị cháy qua các năm từ 2006 ÷ 2009...........78
Bảng III.3: Tổng hợp thiệt hại do bão và mưa lũ qua các năm từ 1999 ÷ 2009............79
Bảng III.4: Mạng lưới thuỷ điện và nhiệt điện tại Quảng Ninh.....................................82
Bảng III.5: Tổng hợp dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.....................................90
Bảng III.6: Tình hình mắc bệnh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.....................................90
Bảng III.7: Tổng hợp tình hình thiệt hại trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh từ năm 1999 2009.................................................................................................................................92
Bảng III.8: Các khu vực, lĩnh vực và đối tượng dễ bị tổn thương do tác động của
BĐKH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.............................................................................93
Bảng IV.1: Danh mục các hoạt động/chương trình/dự án ưu tiên ứng phó với BĐKH
lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường..............................................................................165


iii
Bảng IV.2: Danh mục các hoạt động/chương trình/dự án ưu tiên ứng phó với BĐKH
lĩnh vực Nông nghiệp....................................................................................................169
Bảng IV.3: Danh mục các hoạt động/chương trình/dự án ưu tiên ứng phó với BĐKH
lĩnh vực Khoa học và Công nghệ.................................................................................172
Bảng IV.4: Danh mục các hoạt động/chương trình/dự án ưu tiên ứng phó với BĐKH
lĩnh vực Năng lượng.....................................................................................................172
Bảng IV.5: Danh mục các hoạt động/chương trình/dự án ưu tiên ứng phó với BĐKH
lĩnh vực Y tế và Sức khỏe.............................................................................................173
Bảng IV.6: Danh mục các hoạt động/chương trình/dự án ưu tiên ứng phó với BĐKH
lĩnh vực Văn hóa, Thể thao và Du lịch.........................................................................174

Bảng IV.7: Danh mục các hoạt động/chương trình/dự án ưu tiên ứng phó với BĐKH
lĩnh vực Lao động việc làm, sinh kế của người dân và các lĩnh vực khác..................174
Bảng IV.8. Mức điểm đánh giá đối với các tiêu chí....................................................176
Bảng IV.9. Chấm điểm Hoạt động/Chương trình/Dự án.............................................177
Bảng IV.10. Biểu thời gian, kinh phí và nguồn lực cần thiết để triển khai thực hiện.186
các dự án ưu tiên...........................................................................................................186


i
DANH MỤC HÌNH
Hình I.1. Diễn biến nhiệt độ trung bình năm giai đoạn (1980 ÷ 2010) tại các trạm quan
trắc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh..................................................................................14
Hình I.2. Diễn biến thay đổi lượng mưa trung bình năm giai đoạn (1980-2010) tại các
trạm quan trắc trên địa bàn tỉnh quảng Ninh..................................................................17
Hình I.3. Kết quả tính toán xác định vùng ngập của tỉnh Quảng Ninh với kịch bản cao
.........................................................................................................................................34
Hình III.1. San hô bị chết ở Vịnh Hạ Long....................................................................74
Hình III.2. Tác động của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp....................................76
Hình III.3. Mưa lớn gây ngập úng tại.............................................................................87
thành phố Hạ Long..........................................................................................................87
Hình III.3. Tác động đến văn hóa xã hội từ việc di dân.................................................91
Hình III.4. Mô hình ao thu giữ nước lót HDPE (HDPE: High Density Polyethylen)...97
Hình III.5. Quy trình xử lý nước lợ theo công nghệ lọc RO.........................................98
Hình III.6. Hệ thống xử lý theo công nghệ lọc RO........................................................99
Hình III.7. Kỹ thuật tưới ướt - khô xen kẽ tiết kiệm nước cho lúa..............................101
Hình III.8. Bãi rừng ngập mặn trên vịnh Hạ Long.......................................................106
Hình III.9. Thiết lập vùng đệm cho rừng ngập mặn phát triển khi nước biển dâng....106
Hình III.10. Mô hình dùng lưới bao quanh các ô thủy sản..........................................108
Hình III.11. Khu neo đậu tàu, thuyền tránh bão tại Quảng Ninh.................................111
Hình III.12. Mô hình nhà tiêu tự hoại và nhà tiêu thấm dội nước vùng nông thôn.....114

Hình III.13. Quy trình công nghệ xử lý rác..................................................................115
Hình III.14. Cảng giao thông vận tải thủy tại Quảng Ninh..........................................126
Hình III.15. Phương án tái sử dụng nước mưa tại nguồn............................................130
Hình III.16. Nhân rộng mô hình cây xanh, thảm cỏ trên vỉa hè..................................131
Hình III.17. Mô hình vỉa hè xanh.................................................................................131
Hình III.18. Kiên cố hóa hệ thống kênh dẫn nước vừa sử dụng để thoát nước vừa phục
vụ tưới tiêu....................................................................................................................131
Hình III.19. Hồ điều tiết................................................................................................132


ii
Hình III.20. Mô hình Quy hoạch phát triển đô thị sinh thái chú trọng xây dựng hồ điều
tiết..................................................................................................................................132
Hình III.21. Các thiết bị lượng mặt trời........................................................................136
Hình III.22. Mô hình tua-bin phong điện tại Bình Thuận có thể áp dụng tại Quảng
Ninh...............................................................................................................................137
Hình III.23. Đèn năng lượng mặt trời đặt tại các công viên và vỉa hè........................138
Hình III.24. Kết hợp cả năng lượng gió và mặt trời trong chiếu sáng công cộng.......138
Hình III.25. Mô hình Biogas tại hộ chăn nuôi gia đình...............................................139
Hình III.26. Mô hình giếng đứng thu hồi khí mê tan...................................................140
Hình III.27. Mô hình giếng Gob thu hồi khí mê tan....................................................140
Hình III.28. Cấu trúc giếng ngang thu hồi khí trong các vỉa than...............................141
Hình III.29. Mạng lưới lỗ khoan ngang được bố trí trong các đường lò theo mô hình
giếng ngang...................................................................................................................141
Hình III.30. Mô hình hệ thống thủy điện Pico.............................................................142
Hình III.31. Hệ thống thu hồi khí metan để sử dụng năng lượng................................144
Hình III.32. Ngôi nhà xây dựng bằng ván ép từ rơm rạ và phế thải nông nghiệp.......146
Hình III.33. Thu hồi khí để làm nhiên liệu từ bãi rác..................................................146
Hình V.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban chỉ đạo ứng phó BĐKH của tỉnh Quảng Ninh. 197



i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BĐKH

: Biến đổi khí hậu

BOD

: Biochemical oxygen Demand

CCN

: Cụm công nghiệp

CHXHCN

: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

CN

: Công nghiệp

CNH

: Công nghiệp hóa

COD

: Chemical Oxygen Demand


CSSK

: Chăm sóc sức khỏe

CTMTQG

: Chương trình mục tiêu quốc gia

CTR

: Chất thải rắn

DO

: dissolved oxygen

DT

: Diện tích

DTGTCHN

: Diện tích gieo trồng cây hàng năm

DTNT

: Dân tộc nội trú

DTTN


: Diện tích tự nhiên

ĐTPT

: Đầu tư phát triển

GHCP

: Giới hạn cho phép

Giá CĐ

: Giá cố định

Giá HH

: Giá hiện hành

Giá SS

: Giá so sánh

Giá TT

: Giá thực tế

GPMB

: Giải phóng mặt bằng


GTSX

: Giá trị sản xuất

GTTT

: Giá trị tăng thêm

HĐH

: Hiện đại hóa


ii
HĐND

: Hội đồng nhân dân

HN&GDTX

: Hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên

HTX

: Hợp tác xã

IPCC

: International Panel on Climate Change


KCN

: Khu công nghiệp

KHHĐ

: Kế hoạch hành động

KHKT

: Khoa học kỹ thuật

KH&CN

: Khoa học và công nghệ

KTQD

: Kinh tế quốc doanh

KTTĐ

: Kinh tế trọng điểm

KT-XH

: Kinh tế - xã hội




: Lao động

LĐTB&XH

: Lao động thương binh và xã hội

LHQ

: Liên Hợp Quốc

LMLM

: Lở mồm long móng

NBD

: Nước biển dâng

NLN

: Nông lâm nghiệp

NN

: Nông nghiệp

NN&PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn


NS&VSMT

: Nước sạch và vệ sinh môi trường

NTTS

: Nuôi trồng thủy sản

PTNT

: Phát triển nông thôn

PT-TH

: Phát thanh truyền hình

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

QL

: Quốc lộ

RNM

: Rừng ngập mặn



iii
SNKT

: Sự nghiệp kinh tế

SS

: Suspended Solids

SUDS

: Sustainable urban drainage systems

SX

: Sản xuất

TB

: Trung bình

TCCP

: Tiêu chuẩn cho phép

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TDTT


: Thể dục thể thao

THCN

: Trung học chuyên nghiệp

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

TN

: Tự nhiên

TNMT

: Tài nguyên môi trường

TN&MT

: Tài nguyên và môi trường

TP

: Thành phố


TSS

: Total Suspended Solids

TTCN

: Tiểu thủ công nghiệp

TTTH

: Truyền thanh truyền hình

TX

: Thị xã

TW

: Trung ương

UBND

: Ủy ban nhân dân

ƯP

: Ứng phó

VH-TT-TDTT : Văn hóa- thông tin- thể dục thể thao

VHTT&DL

: Văn hóa thể thao và du lịch

XD

: Xây dựng

WHO

: World Health Organization


iv


1

A. PHẦN MỞ ĐẦU


2
MỞ ĐẦU
1. LỜI GIỚI THIỆU
Chúng ta đang sống trong một thế giới có nhiều biến động về chính trị, kinh tế,
xã hội và môi trường. Trong đó, biến đổi khí hậu (1) đang là vấn đề toàn cầu được loài
người quan tâm sâu sắc. Theo kết quả đánh giá của Chương trình Phát triển Liên Hợp
Quốc, Việt Nam nằm trong top 5 nước đứng đầu thế giới dễ bị tổn thương nhất trước
tác động của Biến đổi khí hậu. Nếu mực nước biển dâng cao lên 1 m, Việt Nam sẽ mất
5% diện tích đất đai, 11% người mất nhà cửa, giảm 7% sản lượng nông nghiệp và 10%

thu nhập quốc nội (GDP). Nước biển dâng 3÷5 m đồng nghĩa với một thảm họa có thể
xảy ra ở Việt Nam.
Biến đổi khí hậu đã và đang tác động mạnh mẽ đến nước ta mà điển hình là làm
cho các thiên tai, đặc biệt là bão lũ, ngập lụt, hạn hán ngày càng khốc liệt hơn. Khoảng
50 năm qua, nhiệt độ trung bình nước ta tăng khoảng 0,7°C; mực nước biển đã dâng
khoảng 20 cm. Trong khi đó, xu thế biến đổi của lượng mưa trung bình năm không rõ
rệt theo các thời kỳ và trên các vùng khác nhau: có giai đoạn tăng lên và có giai đoạn
giảm xuống. Lượng mưa năm giảm ở các vùng khí hậu phía Bắc và tăng ở các vùng
khí hậu phía Nam. Tính trung bình trong cả nước, lượng mưa năm đã giảm khoảng 2%
trong 50 năm qua. Số lượng những đợt không khí lạnh ảnh hưởng tới Việt Nam giảm
đi rõ rệt trong 2 thập niên gần đây, như năm 1994 và năm 2007 chỉ có 15 - 16 đợt
không khí lạnh (bằng 56% trung bình nhiều năm). Một biểu hiện dị thường gần đây
nhất về khí hậu trong bối cảnh BĐKH toàn cầu là đợt không khí lạnh gây rét đậm, rét
hại kéo dài 38 ngày trong tháng 1 và tháng 2-2008, gây thiệt hại lớn cho nông nghiệp.
Số lượng ngày mưa phùn trung bình năm ở Hà Nội giảm dần trong thập niên 1981 1990 và chỉ còn gần một nửa (15 ngày/năm) trong 10 năm gần đây. Đồng thời số cơn
bão có cường độ mạnh nhiều hơn, quỹ đạo bão dịch chuyển dần về các vĩ độ phía nam,
mùa bão kết thúc muộn hơn và nhiều cơn bão có quỹ đạo di chuyển dị thường hơn.
Sau bão thường là mưa lũ, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống(2).
Đứng trước yêu cầu cấp bách đó, ngày 02/12/2008, Thủ tướng Chính phủ
Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 158/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình mục
tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu”, với 9 nhiệm vụ và giải pháp.
Quyết định chỉ rõ ứng phó với biến đổi khí hậu được tiến hành trên nguyên tắc
phát triển bền vững, đảm bảo tính hệ thống, tổng hợp, liên ngành, liên vùng, bình
đẳng về giới, xóa đói giảm nghèo.
1()

Biến đổi khí hậu là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng
kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo hoặc đến hoạt động
của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người - Theo công ước chung của LHQ
về Biến đổi khí hậu)

2()

Nguồn: Kịch bản biến đổi khí hậu Việt Nam, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, 2011.


3
Theo Quyết định này, các Bộ, ngành, địa phương sẽ thực hiện việc đánh giá
mức độ của biến đổi khí hậu ở Việt Nam đối với các lĩnh vực, các ngành, các địa
phương trong từng giai đoạn, tích hợp vấn đề này vào các chiến lược, chương trình,
quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành và các địa phương.
Những nỗ lực ứng phó của nước ta sẽ là động thái tích cực trong công cuộc giảm nhẹ
biến đổi khí hậu, bảo vệ hệ thống khí hậu toàn cầu.
Là một tỉnh ven biển Việt Nam, trong những năm qua song song với những lợi
thế mà biển đem lại, Quảng Ninh đã phải gánh chịu không ít những tác động tiêu cực.
Dưới những biến động bất thưởng của Biến đổi khí hậu, Quảng Ninh sẽ gánh chịu
những ảnh hưởng rõ rệt do Biến đổi khí hậu gây ra.
Các tác động bất lợi từ Biến đổi khí hậu tới Quảng Ninh đang hiện hữu trước
mặt, các tác động này là không thể tránh khỏi và có tính tiềm tàng, lâu dài. Từ thực tế
đó, việc xây dựng kế hoạch ứng phó với Biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh là việc làm hết sức ý nghĩa, góp phần thực hiện thằng lợi Chương trình Mục tiêu
Quốc gia Ứng phó với Biến đổi khí hậu.
2. CƠ SỞ PHÁP LÝ
- Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu đã được chính phủ
Việt Nam phê chuẩn ngày 16 tháng 11 năm 1994;
- Nghị định thư Kyoto được phê chuẩn ngày 25 tháng 9 năm 2002;
- Luật Tài nguyên Nước năm 1998 được kỳ họp thứ 3, Quốc hội nước CHXHCN
Việt Nam khóa X thông qua ngày 20 tháng 05 năm 1998 và có hiệu lực thi hành từ
ngày 01/01/1999;
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được kỳ họp thứ 8, Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam khoá XI thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực thi

hành từ ngày 01/07/2006;
- Nghị quyết số 41/2004/NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị
về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước;
- Nghị quyết số 60/2007/NQ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ
“Giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan
xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia đối phó với việc biến đổi khí hậu toàn cầu,
kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế cho Chương trình này và trình Thủ tướng
Chính phủ trong quý II năm 2008”;
- Chỉ thị số 35/2005/CT-TTg ngày 17/10/2005 của Thủ tướng chính phủ về việc
tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc về
biến đổi khí hậu tại Việt Nam;
- Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và
định hướng đến năm 2020;
- Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2004 của Thủ tướng


4
Chính phủ về việc ban hành định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam;
- Quyết định số 34/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2005 của Thủ tướng Chính
phủ V/v Ban hành Các chương trình hành động của Chính phủ nhằm tổ chức thực hiện
triển khai Nghị quyết số 41 - NQ-TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị;
- Quyết định số 328/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ
V/v Phê duyệt Kế hoạch Quốc gia về kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm 2010;
- Quyết định số 204/2006/QĐ-TTg ngày 02 tháng 9 năm 2006 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành chương trình hành động quốc gia chống sa mạc hóa giai
đoạn 2006 ÷ 2010 và định hướng đến năm 2020;
- Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu;
- Quyết định số 447/2010/QĐ-TTg ngày 08 tháng 04 năm 2010 của Thủ tướng

Chính phủ về việc ban hành quy chế hoạt động của ban chủ nhiệm chương trình mục
tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu;
- Quyết định số 1781/QĐ-TTg ngày 24 tháng 9 năm 2010 Về việc bổ sung kinh phí
năm 2010 để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu;
- Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 20110 của Thủ tướng Chính
phủ Phê duyệt Tiêu chí đánh giá dự án ưu tiên theo Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến
đổi khí hậu (SP-RCC);
- Quyết định số 1819/QĐ-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ
TNMT “Thực hiện các hoạt động liên quan đến thích ứng với BĐKH”;
- Thông tư liên tịch 07/2010/TTLT-BTNMT-BTC-BKHĐT hướng dẫn quản lý,
sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng
phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2009 - 2015 do Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ
Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành;
- Công văn số 1754/VPCP-NN ngày 03 tháng 4 năm 2007 của Văn phòng chính
phủ thông báo Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng giao Bộ TN
& MT chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi, cập nhật và xử lý các
thông tin về BĐKH, nước biển dâng; đồng thời tăng cường hợp tác với các tổ chức thế
giới về BĐKH để nghiên cứu xây dựng chương trình hành động thích ứng với BĐKH
và nước biển dâng tại Việt Nam.
- Công văn số 3815/BTNMT-KTTVBĐKH ngày 13 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về Hướng dẫn xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi
khí hậu;
- Công văn 3939/BTNMT-KTTVBĐKH ngày 25 tháng 10 năm 2011 hướng dẫn
xây dựng đề xuất dự án ưu tiên theo Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu
(SP-RCC) do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành;
- Thông báo số 192/TB-BTC ngày 29 tháng 6 năm 2009 của Bộ Tài chính về


5
việc đề xuất nhu cầu kinh phí thực hiện Chương trình MTQG ứng phó với BĐKH năm

2010 và xây dựng phương án phân bổ kinh phí thực hiện Chương trình cho các Bộ, cơ
quan trung ương và các địa phương;
- Chương trình phối hợp hành động thực hiện Nghị quyết 41/2004/NQ/TW của
Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đối với các ngành tại địa phương;
- Quyết định số 291/QĐ-UBND ngày 26 tháng 01 năm 2011 của Ủy ban Nhân dân
tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Đề cương Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi
khí hậu tỉnh Quảng Ninh.
- Nghị quyết Đại hội đại biểu đảng bộ Quảng Ninh lần thứ XIII nhiệm kỳ 2010-2015.
- Kịch bản Biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam của Bộ Tài nguyên và
Môi trường ban hành vào tháng 9 năm 2009.
3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, XÃ HỘI
- Vị trí địa lý
Quảng Ninh có toạ độ địa lý khoảng từ 106°26' - 108°31' E và từ 20°40' - 21°40' B.

Hình 1: Bản đồ vị trí tỉnh Quảng Ninh
Phía Tây giáp tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Bắc Giang, phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ,
phía Tây Nam giáp tỉnh Hải Dương và Thành phố Hải Phòng, phía Bắc giáp
huyện Phòng Thành và thị trấn Đông Hưng (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) với cửa
khẩu Móng Cái và Trinh Tường. Đường biên giới với Trung Quốc dài 132,8 km.
Tổng diện tích đất tự nhiên của Quảng Ninh (theo Quyết định số 2097b/QĐBTNMT ngày 29 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về


6
phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích năm 2008) tính đến ngày 01 tháng 01
năm 2009 là 609,9 nghìn ha, trong đó đất nông nghiệp là 53,3 nghìn ha, đất lâm nghiệp
là 331,4 nghìn hà, đất chuyên dùng là 36,5 nghìn ha và đất ở là 9,5 nghìn hà.
Biển Quảng Ninh có trên 250km bờ biển và 2.077 hòn đảo, chiếm 2/3 số đảo cả
nước (2077/2779), trong đó có 1.030 đảo có tên. Tổng diện tích các đảo là 619,913
km². Một số hòn đảo thuộc tỉnh Quảng Ninh là: đảo Trần và quần đảo Cô Tô (thuộc

huyện Cô Tô). Vùng nội thuỷ từ bắc xuống nam có những đảo chính như đảo Vĩnh
Thực, đảo Miễu, đảo Cái Chiên, đảo Thoi Xanh, đảo Vạn Vược, đảo Thoi Đây, đảo
Sậu Nam, đảo Co Bầu, đảo Trà Ngọ, đảo Cao Lô, đảo Trà Bàn, đảo Chén, đảo Thẻ
Vàng, đảo Cảnh Cước, đảo Vạn Cảnh, đảo Cống Tây, đảo Phượng Hoàng, đảo Nấc
Đất, đảo Thượng Mai và đảo Hạ Mai cùng vô số những đảo nhỏ trong vịnh Bái Tử
Long và Hạ Long.
Duyên hải Quảng Ninh chạy dài gần 200 hải lí từ lãnh hải Trung Quốc ở phía
Đông đến địa giới thành phố Hải Phòng.
Quảng Ninh phần lớn là đồi núi cùng vị trí địa lí đáng ra phải được xếp vào vùng
núi và trung du phía Bắc nhưng do kinh tế đặc biệt phát triển và là 1 cực của tam giác
kinh tế nên chính phủ xếp Quảng Ninh vào nhóm các tỉnh đồng bằng sông Hồng.
- Kinh tế xã hội
Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm
phía Bắc đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với di sản
thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận về giá trị thẩm
mĩ và địa chất, địa mạo. Quảng Ninh có khu kinh tế Vân Đồn, và nhiều trung tâm
thương mại quy mô nhỏ tập chung tại Tp Hạ Long, Tp Móng Cái là đầu mối giao thương
giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc và các nước trong khu vực. Năm 2010, Quảng
Ninh là tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ 7 ở Việt Nam.
Quảng Ninh có 3 thành phố trực thuộc, 2 thị xã và 9 huyện; có 184 đơn vị hành
chính cấp xã gồm 112 xã, 62 phường và 11 thị trấn. Quảng Ninh là tỉnh có nhiều thành
phố và thị xã trực thuộc nhất của Việt Nam.
Dân số Quảng Ninh theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 là 1.144.381
người trong đó nữ là 558.793 người có tỉ lệ dân số sống ở thành thị cao thứ 3 Việt Nam
(sau thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng), dân số thành thị là 667.862 người (chiếm tỉ
lệ 58,1%). Quảng Ninh thuộc diện tỉnh có số dân trung bình trong cả nước. Tỷ lệ tăng
dân số bình quân từ năm 1999 đến 2009 là 1,3% (trung bình cả nước là 1,2%).
Quảng Ninh hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội quan
trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Là một tỉnh có nguồn tài
nguyên khoáng sản, (Về trữ lượng than trên toàn Việt Nam thì riêng Quảng Ninh đã

chiếm tới 90%.) nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, cung cấp vật tư, nguyên liệu
cho các ngành sản xuất trong nước và xuất khẩu, đóng góp quan trọng cho sự phát triển
kinh tế, tăng trưởng GDP của tỉnh Quảng Ninh. Quảng Ninh với di sản thiên nhiên thế
giới Vịnh Hạ Long 2 lần được Tổ chức UNESCO tôn vinh. Với di tích văn hóa Yên Tử,


7
bãi cọc Bạch Đằng, Đền Cửa Ông, Đình Quan Lạn, Đình Trà Cổ, núi Bài Thơ... thuận
lợi cho phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch thể thao, du lịch văn hóa tâm
linh. Quảng Ninh được xác định là 1 điểm của vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ, là cửa ngõ
quan trọng của hành lang kinh tế Nam Ninh-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh. Có hệ
thống cảng biển, cảng nước sâu có năng lực bốc xếp cho tàu hàng vạn tấn,... tạo ra nhiều
thuận lợi cho ngành vận tải đường biển giữa nước ta với các nước trên thế giới. Quảng
Ninh có hệ thống cửa khẩu phân bố trên dọc tuyến biên giới, đặc biệt cửa khẩu quốc tế
Móng Cái là nơi hội tụ giao lưu thương mại, du lịch, dịch vụ và thu hút các nhà đầu tư;
Là cửa ngõ giao dịch xuất nhập khẩu với Trung Quốc và các nước trong khu vực.
Quảng Ninh xếp thứ 5 cả nước về thu ngân sách nhà nước (2010) sau Tp.Hồ Chí
Minh, Hà Nội, Bà Rịa Vũng Tàu và Hải Phòng. Tính đến hết năm 2010 GDP đầu
người đạt 1.580 USD/năm.
4. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỐI KHÍ HẬU
Biến đổi khí hậu (viết tắt là BĐKH), mà trước hết là sự nóng lên toàn cầu và mực
nước biển dâng, là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ
21. Thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan khác đang gia tăng ở hầu hết các nơi
trên thế giới, nhiệt độ và mực nước biển trung bình toàn cầu tiếp tục tăng nhanh chưa
từng có và đang là mối lo ngại của các quốc gia trên thế giới.
BĐKH sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường tỉnh
Quảng Ninh; mực nước biển dâng cao gây ngập lụt, gây nhiễm mặn nguồn nước, ảnh
hưởng đến nông nghiệp, và gây rủi ro lớn đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế
xã hội trong tương lai. Các công trình hạ tầng được thiết kế theo các tiêu chuẩn hiện

tại sẽ khó giữ được an toàn và khả năng phục vụ phát triển kinh tế trong tương lai.
Ở Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng, trong khoảng 50 năm qua,
nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,7 0C, mực nước biển đã dâng khoảng 20 cm.
Hiện tượng El-Nino, La-Nina ngày càng tác động mạnh mẽ đến các vùng miền trên địa
bàn cả nước. BĐKH thực sự đã làm cho các thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày
càng ác liệt.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (2007), Việt Nam là một trong năm nước
sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng của BĐKH và nước biển dâng, trong đó tỉnh Quảng
Ninh cũng bị ảnh hưởng rất lớn do có bờ biển dài và có nhiều huyện đảo. Nếu mực
nước biển dâng 1m sẽ có rất nhiều người dân bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất.
Hậu quả của BĐKH đối với Quảng Ninh là nghiêm trọng và là một nguy cơ hiện
hữu cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu, các chương
trình là cần thiết để phát triển bền vững tỉnh.
Các lĩnh vực, ngành, địa phương dễ bị tổn thương và chịu tác động mạnh mẽ
nhất của biến đổi khí hậu là: tài nguyên nước, nông nghiệp và an ninh lương thực, sức


8
khoẻ; các vùng kinh tế, du lịch ven biển và các đảo dân sinh (Đảo Cô Tô, Đảo Trần,
Vân Đồn - khu vực tập trung dân số chủ yếu của tỉnh Quảng Ninh...
Trước tình hình đó, việc đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến từng khu vực
địa lý và các lĩnh vực kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thông qua xây dựng
kế hoạch hành động ứng phó với Biến đổi khí hậu cho tỉnh Quảng Ninh nhằm thích
ứng và giảm nhẹ tác động do biến đổi khí hậu trong giai đoạn 2011 ÷ 2015 tầm nhìn
2020 là việc hết sức cấp thiết.


9

B. MỤC TIÊU CỦA KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG


10
1. MỤC TIÊU CHUNG
Mục tiêu chiến lược của Kế hoạch hành động ứng phó với Biến đổi khí hậu là
nâng cao khả năng ứng phó với Biến đổi khí hậu của các sở ngành, lĩnh vực của
Quảng Ninh trong từng giai đoạn cụ thể nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của các
lĩnh vực và khu vực; bảo vệ cuộc sống của nhân dân, phòng, tránh và giảm thiểu
những hiểm họa của Biến đổi khí hậu. Qua đó đóng góp tích cực vào thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với Biến đổi khí hậu.
2. MỤC TIÊU CỤ THỂ
a. Đánh giá được mức độ tác động của Biến đổi khí hậu đối với các lĩnh vực, khu
vực do Sở, ban, ngành, địa phương quản lý trên cơ sở các kịch bản Biến đổi khí hậu do
Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố;
b. Xây dựng và lựa chọn các giải pháp cụ thể cho các Sở, ban, ngành, địa phương
ứng phó với Biến đổi khí hậu, bao gồm từ các chính sách, chủ trương đến chương
trình, dự án đầu tư;
c. Lồng ghép được các hoạt động tương ứng của Kế hoạch hành động vào các Kế
hoạch phát triển của các Sở, ban, ngành, địa phương;
d. Củng cố và tăng cường được năng lực tổ chức, thể chế, chính sách về Biến đổi
khí hậu;
e. Nâng cao được nhận thức, trách nhiệm tham gia của cộng đồng và từng bước
phát triển nguồn nhân lực ứng phó với biến đổi khí hậu;
f. Làm cơ sở cho việc tổng hợp xây dựng kế hoạch hành động ứng phó Biến đổi
khí hậu ở cấp quốc gia.


11


C. NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH
HÀNH ĐỘNG


12

Chương I: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, CÁC KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA TỈNH QUẢNG NINH
I.1. ĐIỀU KIỆN KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN TỈNH QUẢNG NINH
I.1.1. Nhiệt độ
Nhìn chung tỉnh Quảng Ninh có nền nhiệt không cao, chỉ có những khu vực có
độ cao dưới 200m mới có tổng nhiệt độ năm trên 8000 oC và nhiệt độ trung bình năm
trên 22oC. Các khu vực còn lại trong vùng (khu vực núi cao trên 200m thuộc cánh
cung Nam Châu Lĩnh - Yên Tử, khu vực đồi, núi khuất sau cánh cung này, một số núi
cao trên đảo và dọc bờ biển) đều có tổng nhiệt độ và nhiệt độ trung bình năm thấp hơn
giới hạn nói trên. Một số đỉnh núi cao trên 1.000m thì tổng nhiệt độ dưới 6.500 oC,
nhiệt độ trung bình năm dưới 18oC.
Thuộc vùng khí hậu Đông Bắc, tỉnh Quảng Ninh có sự thay đổi khác biệt giữa hai
mùa trong năm.
Mùa Đông trong khu vực bắt đầu từ tháng 11, kết thúc vào cuối tháng 3, nhiệt độ
trung bình dưới 20oC, số ngày có nhiệt độ không khí trung bình dưới 10 OC chỉ còn
xuất hiện vào tháng 1 và tháng 2, trung bình 0,5-2,5 ngày/năm. Do ảnh hưởng của
hoàn lưu cực đới, nhiệt độ mùa Đông ở Quảng Ninh khá thấp. Nhiệt độ trung bình
tháng 1 dưới 17oC, nhiệt độ cực tiểu ở đất liền và hải đảo có thể xuống thấp đến 5 0C,
một số nơi nhiệt độ có thể xuống đến 10C.
Mùa hè bắt đầu từ cuối tháng 4, đầu tháng 5 và kết thúc vào cuối tháng 9, đầu
tháng 10, số ngày có nhiệt độ không khí trung bình trên 30 OC (thời tiết “oi bức”) xuất
hiện nhiều hơn, trung bình tăng 4-6 ngày/năm. Nhiệt độ trung bình tháng 7 đều trên
28oC, Biên độ năm của nhiệt độ ở khu vực phía đông khoảng 12 - 13 oC, ở khu vực

phía tây khoảng 11 - 12oC.
Bảng I.1: Đặc trưng nhiệt độ trung bình tỉnh Quảng Ninh từ năm 1980 ÷ 2010(0C)
Trạm

T1

T2

T3

T4

T5

T6

T7

T8

T9

T10 T11 T12

TB năm

Bãi Cháy

16,4 17,3 19,6 23,5 26,8 28,6 28,7 28,1 27,2 25,1 21,6 18,0


23,4

Uông Bí

16,9 17,9 20,4 24,0 26,9 28,8 28,9 28,3 27,2 24,9 21,7 18,1

23,7

Cửa Ông

15,7 16,5 19,1 23,1 26,6 28,3 28,5 28,0 26,9 24,7 21,2 17,5

23,0

Tiên Yên

15,4 16,6 19,3 23,2 26,2 27,8 28,0 27,6 26,5 24,0 20,3 16,6

22,6

Móng Cái

15,3 16,7 19,2 23,4 26,5 28,1 28,4 28,0 27,1 24,8 20,7 17,0

22,9

Cô Tô

15,3 15,7 18,2 22,3 26,1 28,3 28,6 28,3 27,4 25,3 21,7 17,7


22,9

Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung Ương

Theo kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng ở Việt Nam trong nhiều năm


13
qua thì nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,2 0C qua mỗi thập kỷ. Nhiệt độ trung
bình một số tháng mùa hè tăng khoảng 0,1÷0,30C/thập kỷ.
Nhiệt độ vào tháng 7 (tháng đặc trưng cho mùa hè) nhiệt độ đã tăng lên đáng kể
và tháng 1 (tháng đặc trưng của mùa đông) nhiệt độ cũng giảm hơn so với nhiệt độ
trung bình nhiều năm các năm gần đây.


14

Hình I.1. Diễn biến nhiệt độ trung bình năm giai đoạn (1980 ÷ 2010) tại các trạm
quan trắc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Phân tích số liệu khí tượng thu thập tại 06 trạm khu vực Quảng Ninh (Trạm Bãi
Cháy, trạm Uông Bí, trạm Cửa Ông, trạm Tiên Yên, trạm Móng Cái và trạm Cô Tô)
trong 30 năm qua đã chỉ ra: Nhiệt độ trung bình năm của khu vực Quảng Ninh là
23,20C, nhiệt độ trung bình năm khu vực Quảng Ninh những năm 1980 khoảng 22,90C,
đến năm 2010 là khoảng 23,50C; như vậy nhiệt độ trung bình năm tăng 0,6 0C trong
vòng 30 năm qua (tăng khoảng 0,020C/năm). Xu thế này phù hợp với các dự báo nhiệt
độ của Kịch bản của biến đổi khí hậu, NBD cho Việt Nam với khu vực Đông Bắc Bộ.
Sự thay đổi nhiệt độ là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá sự biến đổi khí


15

hậu.
I.1.2. Mưa
Quảng Ninh được xem như một trong những vùng có mưa nhiều của miền Bắc
với lượng mưa trung bình 1600-2700 mm/năm nhưng phân bố theo không gian lãnh
thổ rất khác nhau.
Trung tâm mưa lớn của vùng là sườn đón gió của dãy Nam Châu Lĩnh - Yên Tử
và vùng đồng bằng duyên hải trước núi này (phía Bắc Cửa Lục thuộc huyện Hoành
Bồ, khu vực đồng bằng Yên Hưng) và khu vực Thành phố Móng Cái.
Số ngày mưa trung bình năm của các nơi nằm trong khoảng 90 ÷ 170 ngày. Khu
vực Nam Châu Lĩnh - Yên Tử và ngoại vi đều có trên 120 ngày mưa, vùng đồng bằng
Yên Hưng thời gian mưa trung bình năm không đến 100 ngày.
Mùa mưa ở Quảng Ninh kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 (lượng mưa lớn hơn 100
mm/tháng), mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa tập trung trong
mùa hè chiếm 75-85% lượng mưa trong năm.
Bảng I.2: Lượng mưa trung bình các tháng tại một số trạm trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh quan trắc trong nhiều năm
Đơn vị: mm
Trạm

T1

T2

T3

T4

T5

T6


T7

T8

T9

T10

T11

T12

Tổng

Bãi Cháy

25,3 23,4 49,5 76,6 175,6 274,1 343,7 403,8 277,6 141,4

33,0

14,9 1838,8

Uông Bí

24,1 23,7 52,2 77,7 186,4 268,4 311,6 348,1 208,1

90,0

35,0


22,7 1648,0

Cửa Ông

33,0 29,3 55,4 80,0 207,1 284,7 421,9 452,5 322,5 146,3

42,1

18,5 2093,2

Tiên Yên

37,2 41,5 65,7 96,1 239,8 351,5 478,0 393,8 300,7 150,0

46,3

25,6 2226,3

Móng Cái 41,8 32,3 66,8 93,1 251,3 471,5 689,4 514,1 277,7 109,9

88,1

33,1 2669,1

40,5

23,0 1706,4

Cô Tô


25,9 24,6 46,3 72,9 152,9 207,8 315,3 370,8 320,6 105,7

Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương


×