Kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng thành phố Đà Nẵng đến năm 2020
MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
A1. LỜI GIỚI THIỆU
A2. CƠ SỞ PHÁP LÝ
A3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI
A3.1. Điều kiện tự nhiên
A3.2. Phát triển kinh tế
A3.3. Điều kiện xã hội
A4. TÍNH CẤP THIẾT XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
B1. MỤC TIÊU CHÍNH
B2. MỤC TIÊU CỤ THỂ
C. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
C1. BĐKH, KỊCH BẢN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH
C1.1. BĐKH và những tác động hiện tại
C1.2. Kịch bản BĐKH và tác động của BĐKH trong tương lai
C2. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CỦA ĐÀ NẴNG
C2.1. Tình hình phát triển KT-XH của Đà Nẵng từ 1997÷2007
C2.2. Quy hoạch tổng thể KT-XH Đà Nẵng đến 2020
C3. ĐỊNH HƯỚNG CÁC HOẠT ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BĐKH
C4. CÁC GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI
C5. CƠ CẤU NGUỒN KINH PHÍ VÀ KINH PHÍ DỰ KIẾN
C6. CÁC DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT ƯU TIÊN ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐÀ NẴNG
C7. TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
C7.1. Khung tổ chức thực hiện kế hoạch
C7.2. Phân công nhiệm vụ
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1 – DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ THƯỜNG XUYÊN VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ LIÊN QUAN TRONG GIAI
ĐOẠN 2011-2015
PHỤ LỤC 2 – DANH MỤC ƯU TIÊN CÁC ĐỀ XUẤT ỨNG PHÓ VỚI BĐKH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN
2011-2020
PHỤ LỤC 3 - KỊCH BẢN PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH
PHỤ LỤC 4 - KỊCH BẢN BĐKH Ở VIỆT NAM
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
Kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng thành phố Đà Nẵng đến năm 2020
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ACCCRN : Mạng lưới các thành phố châu Á có khả năng chống chịu với BĐKH
AFD : Cơ quan phát triển Pháp
ATNĐ : Áp thấp nhiệt đới
BCĐ : Ban chỉ đạo
BĐKH : Biến đổi khí hậu
CCCO : Văn phòng thuộc BCĐ ứng phó BĐKH và NBD thành phố Đà Nẵng
CP : Chính phủ
CSHT : Cơ sở hạ tầng
ĐDSH : Đa dạng sinh học
ĐKTN : Điều kiện tự nhiên
DBTT : Dễ bị tổn thương
DL : Du lịch
GD : Giáo dục
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
GIZ : Tổ chức quốc tế Đức
GTVT : Giao thông vận tải
HTCN : Hạ tầng cấp nước
IPCC : Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu
KH&ĐT : Kế hoạch và đầu tư
KHCN : Khoa học Công nghệ
KH : Kế hoạch
KTTV : Khí tượng thủy văn
KT-XH : Kinh tế - Xã hội
NBD : Nước biển dâng
NĐ : Nghị định
NL : Năng lượng
NGO : Tổ chức phi chính phủ
NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức
QĐ : Quyết định
QLRRTT : Quản lý rủi ro thiên tai
QLTH : Quản lý tổng hợp
TBNN : Trung bình nhiều năm
TNMT : Tài nguyên môi trường
TTg : Thủ tướng
UBND : Ủy Ban Nhân Dân
YT : Y tế
2
Kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng thành phố Đà Nẵng đến năm 2020
DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG 1. MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ CHÍNH CỦA ĐÀ NẴNG (1997÷2008)
BẢNG 2. TỔNG HỢP THIÊN TAI Ở VIỆT NAM TỪ 1953-2007
BẢNG 3. 10 THIÊN TAI VÀ THIỆT HẠI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1953-2007
BẢNG 4. CÁC VỊ TRÍ VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY NGẬP ÚNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ
NẴNG
BẢNG 5. ĐẶC TRƯNG CHÍNH CỦA CÁC NHÓM KỊCH BẢN PHÁT TRIỂN
BẢNG 6. SỰ NÓNG LÊN TOÀN CẦU VÀ MỨC NƯỚC BIỂN TĂNG VÀO CUỐI THẾ KỶ 21
BẢNG 7. KỊCH BẢN NƯỚC BIỂN DÂNG Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2100
BẢNG 8. CÁC VỊ TRÍ VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY NGẬP LỤT TRÊN ĐỊA BÀN TP ĐÀ NẴNG ĐẾN
NĂM 2050
BẢNG 9. KỊCH BẢN BĐKH ĐỐI VỚI NHIỆT ĐỘ Ở ĐÀ NẴNG
BẢNG 10. KỊCH BẢN BĐKH ĐỐI VỚI LƯỢNG MƯA
BẢNG 11. KỊCH BẢN NƯỚC BIỂN DÂNG
BẢNG 12. TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH ĐẾN VÙNG ĐỊA LÝ, NGÀNH VÀ ĐỐI TƯỢNG DỄ BỊ TỔN
THƯƠNG
BẢNG 13. SO SÁNH TỐC ĐỘ TĂNG GDP CỦA MỘT SỐ THÀNH PHỐ Ở VIỆT NAM
BẢNG 14. DỰ TOÁN KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN GIAI ĐOẠN 2012-2015 VÀ NĂM
2012
BẢNG 15. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐANG THỰC HIỆN ỨNG PHÓ VỚI BĐKH Ở ĐÀ NẴNG GIAI
ĐOẠN 2011-2015
BẢNG 16. DANH MỤC CÁC ĐỀ XUẤT ƯU TIÊN CAO ỨNG PHÓ VỚI BĐKH Ở ĐÀ NẴNG GIAI
ĐOẠN 2011-2020
BẢNG 17. LƯỢNG PHÁT THẢI CO2 (TỶ TẤN) TOÀN CẦU ĐẾN 2100
BẢNG 18. LƯỢNG PHÁT THẢI CH4 (TRIỆU TẤN) TOÀN CẦU ĐẾN 2100
BẢNG 19. LƯỢNG PHÁT THẢI NO2 (TRIỆU TẤN) TOÀN CẦU ĐẾN 2100
BẢNG 20. LƯỢNG PHÁT THẢI SO2 (TRIỆU TẤN) TOÀN CẦU ĐẾN 2100
BẢNG 21. MỨC TĂNG NHIỆT ĐỘ (OC) SO VỚI THỜI KỲ 1980-1999 Ở CÁC VÙNG KHÍ HẬU
BẢNG 22. MỨC TĂNG LƯỢNG MƯA (%) SO VỚI THỜI KỲ 1980-1999 Ở CÁC VÙNG KHÍ HẬU
3
Kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng thành phố Đà Nẵng đến năm 2020
DANH MỤC CÁC HÌNH
HÌNH 1. BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH, SÔNG Ở ĐÀ NẴNG
HÌNH 2. BẢN ĐỒ RỪNG Ở ĐÀ NẴNG
HÌNH 3. THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHỦ YẾU CỦA ĐÀ NẴNG
HÌNH 4. GIA TĂNG NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TOÀN CẦU
HÌNH 5. BIẾN TRÌNH NHIỆT ĐỘ TRƯỢT 5 NĂM TỪ 1976÷2006 TẠI ĐÀ NẴNG
HÌNH 6. TỐC ĐỘ GIÓ MẠNH NHẤT Ở TRẠM ĐÀ NẴNG
HÌNH 7. ĐƯỜNG ĐI CỦA BÃO NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
HÌNH 8. ĐƯỜNG ĐI CỦA BÃO XANGSANE 2006
HÌNH 9. MÔ HÌNH DỰ BÁO SỰ ẤM LÊN CỦA BỀ MẶT ĐẤT – ĐẠI DƯƠNG
HÌNH 10. BẢN ĐỒ NỀN (TRÊN, TRÁI) VÀ NGẬP LỤT Ở ĐÀ NẴNG DO LŨ KẾT HỢP VỚI MỨC
NƯỚC BIỂN DÂNG 0,3M (TRÊN, PHẢI), 0,5M (DƯỚI, TRÁI) VÀ 1M (DƯỚI, PHẢI)
HÌNH 11. CƠ CẤU CHUYỂN KINH TẾ ĐÀ NẴNG 1997-2006
4
Kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng thành phố Đà Nẵng đến năm 2020
A. MỞ ĐẦU
A1. LỜI GIỚI THIỆU
Đà Nẵng là một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học và công nghệ của miền
Trung và Việt Nam
. Qua hơn 10 năm phát triển, Đà Nẵng đã tập trung đầu tư hạ tầng đô thị,
phát triển dịch vụ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Về kinh tế, tăng trưởng GDP bình quân trong giai đoạn 2006÷2010 đạt 11%; trong cơ cấu
GDP của Đà Nẵng, công nghiệp − xây dựng chiếm 46,5 %, dịch vụ chiếm 50,5 % và nông
nghiệp chiếm 3,0%
.
Về mặt xã hội, Đà Nẵng đã và đang tiếp tục nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân
thành phố thông qua các phong trào như “Vì một thành phố Xanh-Sạch-Đẹp", "Xây dựng
nếp sống văn minh đô thị", "Phòng chống tệ nạn xã hội" và qua các chương trình như
“Chương trình 5 không”, “Chương trình 3 có”,…
Về mặt môi trường và quản lý khai thác tài nguyên, thành phố đang nỗ lực thực hiện đề án
“Đà Nẵng − Thành phố Môi trường” vào năm 2020, khởi đầu bằng việc xóa bỏ các “điểm
nóng” ô nhiễm môi trường trong thành phố và triển khai các hoạt động thân thiện với môi
trường trong công nghiệp, dịch vụ, giáo dục và đào tạo, quản lý đô thị,… nhằm đạt được các
chỉ tiêu của thành phố môi trường.
Theo kịch bản BĐKH
3
cho Việt Nam đến năm 2100, ở vùng Nam trung bộ, nhiệt độ không
khí sẽ tăng thêm từ 0,3÷2,8°C; lượng mưa sẽ giảm từ 2,8÷18% vào mùa khô và tăng từ
0,8÷15,2% vào mùa mưa; mực nước biển sẽ dâng cao thêm từ 11÷100 cm.
Với những biến đổi của khí hậu như trên, tác động của BĐKH đến thành phố sẽ ngày càng
gia tăng. Vì thế, việc chủ động trong việc ứng phó với BĐKH sẽ là hành động cần thiết và
cấp bách nhằm giảm mức độ tác động bất lợi của BĐKH gây ra, đồng thời tăng cường khả
năng ứng phó với BĐKH cho thành phố nhằm đảm bảo thực hiện được các mục tiêu phát
triển của thành phố đã đề ra từ nay cho đến năm 2020.
Bản Kế hoạch ứng phó với BĐKH này được xây dựng dựa vào Chương trình mục tiêu quốc
gia ứng phó với BĐKH
; Kịch bản BĐKH cho Việt Nam; Khung hướng dẫn xây dựng Kế
hoạch hành động ứng phó với BĐKH
; Kết quả nghiên cứu của dự án ACCCRN; Quy hoạch
tổng thể phát triển KT-XH Đà Nẵng đến năm 2020; Niên giám thống kê của Đà Nẵng; kết
quả điều tra, khảo sát và tham vấn các tổ chức, cá nhân trong thành phố do Sở Tài nguyên và
Môi trường tổ chức thực hiện.
1
/>2
/>3
Bộ TNMT 2009, “Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt nam”
4
Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg v/v ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH
5
Công văn số 3815/BTNMT-KTTVBĐKH ngày 13 tháng 10 năm 2009 về Khung hướng dẫn xây dựng Kế hoạch hành
động ứng phó với biến đổi khí hậu
5
Kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng thành phố Đà Nẵng đến năm 2020
A2. CƠ SỞ PHÁP LÝ
Kế hoạch ứng phó với BĐKH của thành phố Đà Nẵng được xây dựng dựa trên các văn bản
pháp lý sau đây:
1) Điều 118 của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 có nêu “Chính phủ Việt Nam thực
hiện đầy đủ các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường đã ký”;
2) Mục 8 trong Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2008 của Thủ
tướng chính phủ về phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH có
nêu “…các Bộ, ngành và địa phương xây dựng kế hoạch hành động của mình để ứng
phó với biến đổi khí hậu…”;
3) Công văn số 3815/BTNMT-KTTVBĐKH ngày 1 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về hướng dẫn khung kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH
của các bộ, ngành, địa phương;
4) Quyết định số 308/QĐ-UBND ngày 11 tháng 1 năm 2011 của UBND thành phố Đà
Nẵng về việc ban hành chương trình công tác năm 2011, trong đó giao cho Sở
TNMT chủ trì xây dựng Kế hoạch hành động ứng với BĐKH của thành phố giai
đoạn 2011-2015, định hướng đến 2020
5) Quyết định 1719/QĐ-TTg ngày 4/10/2011 của Thủ Tướng chính phủ về việc phê
duyệt tiêu chí đánh giá dự án ưu tiên theo Chương trình hỗ trợ ứng phó với BĐKH
(SP-CRR).
A3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI
A3.1. Điều kiện tự nhiên
A3.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Đà Nẵng trải dài từ 15°15' đến 16°40' Bắc và từ 107°17' đến 108°20' Đông. Phía
Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp biển
Đông. Thủ đô Hà Nội cách Đà Nẵng 764 km về hướng Bắc, thành phố Hồ Chí Minh cách Đà
Nẵng 964 km về hướng Nam và cố đô Huế cách Đà Nẵng 108 km về hướng Tây-Bắc.
Thành phố có 8 quận, huyện, gồm: 6 quận nội thành: Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ
Hành Sơn, Liên Chiểu, Cẩm Lệ; 2 huyện ngoại thành: Hòa Vang và Hoàng Sa.
A3.1.2. Địa hình
Đà Nẵng có địa hình đồng bằng và địa hình đồi núi (hình 1). Đồi núi thường dốc (>40°), tập
trung ở phía Tây, Tây-Bắc và từ đó có các dãy núi lan ra, xen kẽ với đồng bằng hẹp ven
biển. Vùng núi, độ cao từ 700÷1.500 m, là nơi tập trung rừng đầu nguồn nên có giá trị cao về
mặt kinh tế, môi trường và sinh thái của thành phố. Núi Sơn Trà nằm phía Đông-Bắc tạo nên
lá chắn gió cho vùng đồng bằng sông Hàn.
Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của sông và biển, là nơi tập trung các
cơ sở kinh tế, xã hội như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, dân cư và các khu
chức năng khác của thành phố.
6
Kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng thành phố Đà Nẵng đến năm 2020
A3.1.3. Thủy văn
Vu Gia, Cu Đê và Phú Lộc là 3 hệ thống sông chính ở Đà Nẵng, trong đó sông Vu Gia lớn
nhất (hình 1). Chế độ thủy văn của sông Vu Gia bị chi phối mạnh bởi chế độ mưa trong lưu
vực, sự trao đổi nước với sông Thu Bồn ở Quảng Nam và các đập thủy điện ở thượng nguồn
sông Thu Bồn.
Hình 1. Bản đồ địa hình, sông ở Đà Nẵng
A3.1.4. Khí hậu
Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình: nền nhiệt độ cao và ít biến
động. Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam của Việt Nam với
tính trội là khí hậu miền Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8÷12 và
mùa khô từ tháng 1÷7. Mùa đông có nhiều đợt rét nhưng không đậm và không kéo dài.
Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9°C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8 với nhiệt độ
trung bình từ 28÷30°C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2 với nhiệt độ trung bình từ 18÷23°C.
Riêng vùng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500 m, nhiệt độ trung bình khoảng 20°C.
Độ ẩm không khí trung bình năm là 83,4%, cao nhất vào các tháng 10, 11: từ 85÷87%; thấp
nhất vào các tháng 6, 7: từ 76÷77%.
Lượng mưa trung bình năm trên 2.500 mm, lượng mưa tháng cao nhất vào các tháng 10, 11:
từ 550÷1.000 mm/tháng và thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4: từ 23÷40 mm/tháng.
Trong năm, bình quân có 2.156 giờ nắng, tháng 5, 6 có nhiều giờ nắng nhất: từ 234÷277
giờ/tháng và tháng 11, 12 có ít nhiều giờ nắng nhất: từ 69÷165 giờ/tháng.
7
Kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng thành phố Đà Nẵng đến năm 2020
A3.1.5. Tài nguyên
a) Đất
Đà Nẵng có 1.283,42 km² đất tự nhiên, trong đó đất lâm nghiệp 512,21 km², đất nông nghiệp
117,22 km², đất chuyên dùng 385,69 km², đất ở 30,79 km² và đất chưa sử dụng 207,62 km².
Đà Nẵng có các loại đất như cồn cát và đất cát ven biển, đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất
xám bạc màu và đất xám, đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn đỏ vàng,…
b) Rừng
Diện tích đất lâm nghiệp của Đà Nẵng là 67.148 ha, tập trung chủ yếu ở phía Tây và Tây-
Bắc thành phố (hình 2). Có 3 loại rừng là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất.
Tỷ lệ che phủ rừng là 49,6%, trữ lượng gỗ khoảng 3 triệu m³. Rừng ở Đà Nẵng có giá trị sinh
thái, cảnh quan, đa dạng sinh học và cung cấp nguyên liệu, dược liệu cho các ngành kinh tế
và nhu cầu dân dụng.
Hình 2. Bản đồ rừng ở Đà Nẵng
c) Biển
Ngư trường biển Đà Nẵng rộng trên 15.000 km² với trên 266 giống loài động vật biển phong
phú, trong đó có 16 loài hải sản có giá trị kinh tế cao. Tổng trữ lượng hải sản của ngư trường
Đà Nẵng trên 1,1 triệu tấn, có khả năng khai thác từ 15÷20 vạn tấn/năm.
Đà Nẵng có bờ biển dài với nhiều bãi tắm đẹp như Non Nước, Mỹ Khê, Thanh Khê, Nam
Ô, Vùng biển quanh bán đảo Sơn Trà và Nam Hải Vân có nhiều vũng nhỏ, nhiều khu vực
có san hô, thuận lợi cho phát triển các loại hình du lịch biển.
d) Khoáng sản
Ở Đà Nẵng có các loại khoáng sản: cát trắng, đá hoa cương, đá xây dựng, đá phiến lợp, cát,
cuội, sỏi xây dựng, laterit, vật liệu san lấp, đất sét, nước khoáng, đặc biệt là ở vùng thềm lục
địa có nhiều triển vọng về dầu khí.
8
Kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng thành phố Đà Nẵng đến năm 2020
A3.2. Phát triển kinh tế
Tốc độ tăng GDP bình quân trong giai đoạn 1997÷2008 đạt 12,47%, năm 2008 đạt 11,4%
(bảng 1). Cơ cấu kinh tế của thành phố đã chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công
nghiệp-xây dựng (47,59%), dịch vụ (49,4%) và giảm tỷ trọng nông nghiệp (3,01%).
Bảng 1. Một số chỉ tiêu kinh tế chính của Đà Nẵng (1997÷2008)
6
Chỉ số 1997 2000 2008
!"#$%&&'()* +& &
")#,-.$/%%&&'0 &
-.!1$%2"3'45 + &
-56"78$%&&'()* &+& +
-5679: 9;<$%&&'()* +
-56=>"?@$%&&'()* +
Tăng trưởng bình quân kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng 10,37%/năm trong giai đoạn
1997÷2006. Tổng kim ngạch xuất
khẩu năm 2008 đạt 905,11 triệu USD,
tăng 19,6% so với năm 2007. Mặt
hàng xuất khẩu chủ yếu của thành phố
gồm dệt may, hải sản, dăm gỗ, đồ chơi
trẻ em, thủ công mỹ nghệ,…
Sản phẩm của Đà Nẵng đã có mặt ở
hơn chín mươi quốc gia và vùng lãnh
thổ trên thế giới, trong đó có các quốc
gia nhập khẩu nhiều như Mỹ, Nhật,
Đài Loan và Đức
7
(hình 3).
Hình 3. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Đà Nẵng
Công nghiệp Đà Nẵng tăng trưởng bình quân 20%/năm. Các khu công nghiệp trên địa bàn
thành phố được xây dựng tương đối hoàn chỉnh với tổng diện tích hơn 2.158 ha, thu hút trên
360 dự án trong và ngoài nước, vốn đăng ký của các dự án đầu tư nước ngoài trong các khu
công nghiệp ước đạt 618 triệu USD, vốn trong nước đạt hơn 10.000 tỷ đồng. Tổng doanh thu
công nghiệp năm 2010 đạt 2.609 tỷ đồng và 188 triệu USD, trong đó nộp ngân sách khoảng
365 tỷ đồng, giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 200 triệu USD (chiếm trên 30% giá trị kim
ngạch xuất khẩu của thành phố). Trên toàn thành phố Đà Nẵng hiện có hơn 240.000 công
nhân đang làm việc trong hơn 10.000 doanh nghiệp. Đà Nẵng đang tìm kiếm cơ hội hợp tác
với các quốc gia, thành phố của Lào, Thái Lan và Myanma để khai thác tuyến Hành lang
kinh tế Đông-Tây cho phát triển kinh tế.
6
ẵng 2011, Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH thành phốẵng đến năm 2020.
7
ẵng 2011, Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH thành phốẵng đến năm 2020.
9
Kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng thành phố Đà Nẵng đến năm 2020
A3.3. Điều kiện xã hội
Dân số trung bình của Đà Nẵng năm 2010 là 926.017 người, trong đó nữ chiếm 51,3%. Mật
độ dân số trung bình của Đà Nẵng năm 2010 là 721,5 người/km
2
, tăng 207 người so với năm
2009. Mật độ dân số ở khu vực nội thành cao gấp 20 lần so với khu vực nông thôn, trong đó
mật độ dân số cao nhất ở quận Thanh Khê 19.065 người/km
2
.
Tính đến cuối năm 2009, ngành y tế có tỷ lệ giường/10.000 dân đạt 45,6; 100% xã/phường
có trạm y tế; 100% trạm y tế có hộ sinh, y tá, điều dưỡng. Có 05 bệnh viện tư với 326
giường bệnh, chiếm 10,3% tổng số giường bệnh của thành phố. Có 212.500 hộ có nhà vệ
sinh tự hoại, chiếm tỷ lệ 95,7% số hộ gia đình. Theo thống kê, cuối năm 2010 toàn thành phố
có 14.884 hộ nghèo.
Mạng lưới giao thông, các dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng đô thị đã và đang được xây
dựng, chỉnh trang giúp cho điều kiện sống ở thành phố trở nên tốt hơn lên. Những khu dân
cư được quy hoạch, những đường phố mới, công viên, bãi tập thể dục, siêu thị, trung tâm
thương mại, nơi dạo chơi hóng mát của người dân,… đã làm thay đổi cơ bản diện mạo của
thành phố theo hướng thân thiện với môi trường. Diện tích vườn hoa, thảm cỏ ở khu vực nội
thị ngày càng tăng, hàng ngàn cây xanh được trồng mới. Rác thải được thu gom, xử lý tốt.
Ngoài ra, giá cả sinh hoạt tại Đà Nẵng hiện chỉ ở mức trung bình so với cả nước. Giá trị văn
hóa, nghệ thuật truyền thống thường xuyên được gìn giữ và phát huy. Nhiều thiết chế văn
hoá, cơ sở giáo dục-đào tạo, y tế và vui chơi giải trí như trung tâm hội nghị - triển lãm, nhà
biểu diễn đa năng, trường học, bệnh viện, sân gôn,… đạt chuẩn quốc tế đã và đang được đầu
tư xây dựng.
Nói chung, Đà Nẵng là một trong những thành phố sạch, đẹp và an toàn nhất của Việt Nam.
Hơn nữa, ở Đà Nẵng, có sự kết hợp hài hòa giữa núi cao, rừng thẳm, biển rộng, sông sâu
đem lại cảm giác gần gũi với thiên nhiên, thanh bình, dễ chịu khác hẳn với các thành phố
khác ở Việt Nam. Ngoài ra, với sự kỳ vĩ, bí ẩn và nên thơ của đèo Hải Vân, khu bảo tồn
thiên nhiên Sơn Trà, Bà Nà - Suối Mơ,… cũng góp phần hấp dẫn du khách.
A4. TÍNH CẤP THIẾT XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
Việt Nam nằm trên bao lớn của Biển Đông thông ra Thái Bình Dương, với hơn 75% dân số
sống dọc theo bờ biển dài hơn 3.260 km và ở hai vùng châu thổ sông Hồng và sông Cửu
Long, do đó, Việt Nam thuộc vào nhóm các nước bị uy hiếp nhiều nhất bởi tác động của
BĐKH và mực nước biển dâng
8
.
Miền Trung Việt Nam là vùng duyên hải hẹp, dựa lưng vào dãy Trường Sơn, đối mặt với
biển Đông, đồng bằng ven biển lại bị chia cắt bởi nhiều nhánh núi bắt nguồn từ dãy Trường
Sơn nên miền Trung sẽ là vùng chịu tác động mạnh bởi tác động của BĐKH và nước biến
dâng. Mặt khác, địa mạo vùng duyên hải miền Trung đã bị biến đổi mạnh trong những năm
qua do mất rừng đầu nguồn phía Tây và do xâm thực bờ biển ở phía Đông. Điều này sẽ góp
8
2009, “ !"#$ậ%&'()*ình mu+,-./'0ộ1.
ệ23#4/5ệ6%#/”.
10
Kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng thành phố Đà Nẵng đến năm 2020
phần gia tăng tình trạng sạt lở ở vùng đồi núi, bờ sông và bờ biển; bồi lấp lòng sông, hồ và
đập; xói lở một số khu vực ven bờ biển
9
.
Biến đổi khí hậu sẽ làm cho môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực miền Trung
thay đổi lớn. Thành phố Đà Nẵng cũng không nằm ngoài những quy luật và ảnh hưởng
chung của khu vực, ảnh hưởng có thể của BĐKH đến thành phố gồm có:
- Nước biển sẽ dâng cao, làm ngập lụt, dẫn đến mất nhiều đất nông nghiệp tại các quận Liên
Chiểu, Ngũ Hành Sơn và Hòa Vang. Việc tiêu thoát nước mùa mưa lũ trong thành phố cũng
như nông thôn sẽ khó khăn hơn.
- Suy giảm tài nguyên nước sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, nghề cá,
giao thông, cấp nước và sức khỏe. Cơ sở hạ tầng, nhất là ở các quận ven biển như Sơn Trà,
Liên Chiểu, Thanh Khê sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Nước biển dâng cao cũng sẽ làm thay đổi môi trường sống của nhiều loài sinh vật biển. Các
khu vực nuôi trồng thủy sản có nguy cơ bị tác động nặng nề. Năng suất cây trồng, vật nuôi,
sản lượng sản phẩm nông nghiệp sẽ giảm sút.
- Hầu hết các KCN, khu du lịch, khu dân cư đều được bố trí ven bờ biển, ven sông hoặc ở
vùng hạ du sông nên đặc biệt nhạy cảm với những tác động của BĐKH và nước biển dâng.
Mặt khác, ở Đà Nẵng có hơn 19% của tổng số hộ dân là các hộ nghèo và đây là đối tượng
vừa chiếm tỷ lệ cao trong dân số địa phương vừa nhạy cảm và dễ bị tổn thương do BĐKH
gây ra trong tương lai.
Nhìn tổng thể, hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của toàn thành phố đều bị ảnh hưởng
lớn, đời sống của người dân bị xáo trộn. Vì vậy, nếu không có những giải pháp ngay từ bây
giờ thì hậu quả của BĐKH đối với Đà Nẵng là nghiêm trọng và là một nguy cơ hiện hữu cho
mục tiêu phát triển trở thành trung tâm kinh tế của khu vực.
BĐKH có thể gây ra rủi ro, thiệt hại lớn cho Đà Nẵng nhưng cũng đem lại tiềm năng phát
triển mới trong tương lai nếu thành phố biết cách ứng phó với những tác động của BĐKH.
Vì thế, bản kế hoạch ứng phó với BĐKH cần cung cấp: (1) Thông tin chính xác về tác động
đến phát triển kinh tế, xã hội để từ đó xác định được các ngành, lĩnh vực và địa phương cần
chú trọng trong việc ứng phó; (2) Xác định mức tổn thương của các ngành, các đối tượng
nhằm tìm ra các giải pháp ứng phó có hiệu quả giúp hạn chế các thiệt hại đồng thời có giải
pháp thích ứng tốt hơn với những tác động của BĐKH.
Chính vì vậy, để chủ động ứng phó với BĐKH, cần phải xây dựng và thực hiện Kế hoạch
ứng phó với BĐKH và nước biển dâng cho thành phố Đà Nẵng nhằm xác định rõ các nguy
cơ tiềm ẩn, các biện pháp khả thi để tạo điều kiện thực hiện được mục tiêu phát triển bền
vững đã đề ra, đảm bảo chất lượng cuộc sống của người dân Đà Nẵng.
9
778'9 !"#$ậ%&'()*ình mu+,-./'0ộ1.
ệ23#4/5ệ6%#/”.
11
Kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng thành phố Đà Nẵng đến năm 2020
B. MỤC TIÊU
B1. MỤC TIÊU CHÍNH
Mục tiêu chính của kế hoạch này là nâng cao năng lực ứng phó với BĐKH cho thành phố Đà
Nẵng thông qua: (1) đánh giá tính dễ bị tổn thương do BĐKH gây ra cho các ngành, các
quận/huyện, tài nguyên thiên thiên, môi trường, sinh thái, xã hội và các nhóm dân cư dễ bị
tổn thương; (2) xây dựng, thực hiện các chương trình, đề án, dự án ứng phó với BĐKH đang
và sẽ được thực hiện từ nay đến năm 2020 ở thành phố Đà Nẵng.
B2. MỤC TIÊU CỤ THỂ
1) Đánh giá tính dễ bị tổn thương do BĐKH đối với ngành dịch vụ, nông nghiệp, tài
nguyên và môi trường, khai thác và sử dụng năng lượng, giao thông vận tải, an toàn
sinh mạng và chăm sóc sức khỏe người dân thành phố;
2) Đánh giá tính dễ bị tổn thương do BĐKH đến các vùng nhạy cảm với tác động của
BĐKH như các vùng đất thấp trũng, vùng ven sông, ven biển, nông thôn, miền núi;
3) Đánh giá tính dễ bị tổn thương cho các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong thành
phố, đặc biệt các hộ nghèo, neo đơn và người lao động nhập cư, không có khả năng
ứng phó với BĐKH;
4) Ứng dụng các mô hình quản lý, cách tiếp cận, phương pháp kỹ thuật, giải pháp công
nghệ hiện đại, tiên tiến nhằm hạn chế tổn thất và/hoặc nâng cao năng lực ứng phó với
BĐKH cho các ngành, quận/huyện và các đối tượng dễ bị tổn thương;
5) Hoàn thiện thể chế, chính sách của thành phố nhằm củng cố và tăng cường sự phối
kết hợp các cơ quan, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong ứng phó với BĐKH;
6) Lồng ghép các nội dung, hoạt động ứng phó với BĐKH vào các quy hoạch, kế hoạch
phát triển KTXH của thành phố, của các ngành và các quận/huyện nhằm làm tăng
tính bền vững cho các quy hoạch, kế hoạch phát triển;
7) Tăng cường hợp tác, liên kết với các tổ chức BĐKH trong nước và quốc tế để trao
đổi, chia sẻ và hợp tác trong hoạt động ứng phó với BĐKH, qua đó mở rộng phạm vi
hợp tác và nâng cao năng lực ứng phó với BĐKH cho thành phố.
12
Kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng thành phố Đà Nẵng đến năm 2020
C. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
C1. BĐKH, KỊCH BẢN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH
Biến đổi khí hậu là sự thay đổi trạng thái của khí hậu được xác định bằng các giá trị trung
bình và/hoặc thay đổi các thuộc tính của khí hậu trong một thời gian dài, thường là hàng thập
kỷ hoặc lâu hơn
10
.
C1.1. BĐKH và những tác động hiện tại
C1.1.1. BĐKH và tác động trên toàn cầu
a) Những biểu hiện của BĐKH
Theo IPCC
11
, các biểu hiện chính của BĐKH toàn cầu đã quan sát được gồm:
1) Sự gia tăng nhiệt độ không khí trên biển và đất liền
12
(hình 4).
2) Sự tan chảy lan rộng
của băng tuyết
13
; ở Bắc
bán cầu, diện tích băng
phủ giảm đi 7% so với
năm 1900; nhiệt độ tại
đỉnh lớp bằng đã tăng
3°C so với năm 1982
14
;
3) Từ 1901÷2005, lượng
mưa tăng lên ở các đới
phía Bắc vĩ độ 30°N
nhưng lại giảm đi ở
vùng nhiệt đới
15
;
Hình 4. Gia tăng nhiệt độ không khí toàn cầu
4) Hạn hán ở Bắc bán cầu từ những năm 1950 và ở Nam bán cầu từ 1874÷1998
16
;
5) Thay đổi dòng chảy ở các hệ thống sông trên thế giới do thay đổi lượng mưa và/hoặc
do tăng nhu cầu sử dụng nước sông cho phát triển KT-XH
17
;
10
IPCC 2007, Climate change 2007: Synthesis report.
11
IPCC 2007, Climate change 2007: Synthesis report.
12
Hansen, J., Mki. Sato, R. Ruedy, K. Lo, D.W. Lea, and M. Medina-Elizade, 2006: Global temperature change. Proc.
Natl. Acad. Sci., 103, 14288-14293, doi:10.1073/pnas.0606291103.
13
Hansen, J., Mki. Sato, R. Ruedy, K. Lo, D.W. Lea, and M. Medina-Elizade, 2006: Global temperature change. Proc.
Natl. Acad. Sci., 103, 14288-14293, doi:10.1073/pnas.0606291103.
14
Nguyễn Văn Thắng và nnk 2010, Biến đổi khí hậu:!ộng ở Việt Nam, NXB KHKT.
15
Nguyễn Văn Thắng và nnk 2010, Biến đổi khí hậ:!ộng ở Việt Nam, NXB KHKT.
16
Nguyễn Văn Thắng và nnk 2010, Biến đổi khí hậ:!ộng ở Việt Nam, NXB KHKT.
17
Nguyễn Văn Thắng và nnk 2010, Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam, NXB KHKT.
13
Kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng thành phố Đà Nẵng đến năm 2020
6) Sự gia tăng mực nước biển trung bình toàn cầu do sự ấm lên trên toàn cầu: trung bình
là 1,8 mm/năm (1,3÷2,3 mm/năm) thời kỳ 1961÷2003, và 3,1 mm/năm (2,4÷3,8
mm/năm) trong thời kỳ 1993÷2003
18
.
b) Tác động của BĐKH toàn cầu
19
Các quan sát được về mặt vật lý, sinh học và mối quan hệ giữa các quan sát được với những
thay đổi khí hậu khu vực từ năm 1970 đến nay cho thấy, nhiều hệ thống tự nhiên đang bị ảnh
hưởng bởi BĐKH toàn cầu, đặc biệt là sự gia tăng nhiệt độ không khí:
− Thay đổi ở vùng cực (băng, tuyết và tầng đất đóng băng vĩnh cửu): sự mở rộng và gia
tăng số lượng các hồ băng; sự bất ổn trong tầng đất đóng băng vĩnh cửu và lở tuyết ở
vùng núi; sự thay đổi trong các quần xã và động vật ăn thịt cấp cao trong chuỗi thức
ăn hệ sinh thái ở Bắc Cực và Nam Cực;
− Thay đổi ở vùng ôn đới: gia tăng dòng chảy sông do tan băng; sự ấm lên của nước
hồ, sông; mùa xuân đến sớm hơn do sự ấm toàn cầu; tăng độ phong phú của tảo, sinh
vật phù du và cá ở đại dương vĩ độ cao; sự di cư sớm hơn của cá vào sông. Trong đại
dương và trên đất liền, độ che phủ tuyết và băng biển Bắc bán cầu đã mỏng hơn, mùa
đông lạnh và ngắn hơn, sông băng tan chảy, nếp gấp ở tầng đất đóng băng vĩnh cửu
và sự gia tăng mực nước biển.
Từ hơn 29.000 dữ liệu quan sát của 75 công trình nghiên cứu trên thế giới về các hệ thống
vật lý và sinh học cho thấy rằng 89% dữ liệu quan sát được xác định mối liên hệ giữa BĐKH
với sự thay đổi lớn trong hệ thống vật lý và sinh học trên trái đất.
C1.1.2. BĐKH ở Việt Nam
a) Những biểu hiện của BĐKH
Nhiệt độ không khí
Từ năm 1960, nhiệt độ không khí trung bình năm đã tăng từ 0,5÷0,7°C
7
và tốc độ tăng xảy
ra nhanh hơn vào mùa khô (tháng 11÷4) và nhiều hơn ở phía Nam của đất nước
21
. Nhiệt độ
không khí trung bình năm ở Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh của thập kỷ
1991÷2000 đều cao hơn trung bình của thập kỷ 1931÷1940 lần lượt là 0,8; 0,4 và 0,6°C
22
.
Số ngày “nóng” và đêm “nóng” trong mỗi mùa đều đã tăng lên kể từ năm 1960 đến nay, đặc
biệt là tăng số ngày “nóng” vào giữa tháng 9 và 11 và tăng số đêm “nóng” trong thời gian từ
tháng 6 đến tháng 8
23
. Tần số ngày và đêm “lạnh” trong năm đã giảm đáng kể
24
đặc biệt
giảm mạnh nhất trong thời gian từ tháng 12 đến tháng 2.
18
Hansen, J., Mki. Sato, R. Ruedy, K. Lo, D.W. Lea, and M. Medina-Elizade, 2006: Global temperature change. Proc.
Natl. Acad. Sci., 103, 14288-14293, doi:10.1073/pnas.0606291103.
19
IPCC 2007, Climate change 2007: Synthesis report.
20
Bộ TNMT 2009, “Kịch bản biến đổi khí hậ')ớc biển dâng cho Việt nam”.
21
UNDP 2009, Climate Change Country Profile for Vietnam.
22
Bộ TNMT 2009, “Kịch bản biến đổi khí hậ')ớc biển dâng cho Việt nam”.
;
<4=&/#7'>?/2@>=?/='A1#A?&4'/&B&//44(=2/?(/?
24
WorldClim 1960-1990 averages. Robert J. Hijmans, Susan Cameron, and Juan Parra, at the Museum of Vertebrate
Zoology, University of California, Berkeley, in collaboration with Peter Jones and Andrew Jarvis (CIAT), and with
Karen Richardson (Rainforest CRC).
14
Kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng thành phố Đà Nẵng đến năm 2020
Lượng mưa
Trong 9 thập kỷ vừa qua, biến đổi lượng mưa không theo quy luật rõ ràng: lượng mưa tăng
giảm khác nhau giữa các mùa mưa trong các năm; lượng mưa năm cũng tăng giảm thất
thường giữa các năm trong các thập kỷ. Nhìn chung, lượng mưa có xu hướng tăng ở các tỉnh
phía Bắc và giảm ở các tỉnh phía Nam trong 9 thập kỷ qua; tổng lượng mưa trung bình năm
trong 50 năm qua đã giảm khoảng 2%
25
.
Không khí lạnh
Giảm tổng số đợt không khí lạnh ảnh hưởng tới nước ta trong 2 thập kỷ vừa qua nhưng lại
xuất hiện một số đợt không khí lạnh kéo dài gây rét đậm, rét hại như đợt không khí lạnh kéo
dài 38 ngày trong các tháng 1 và 2 năm 2008
26
.
Bão
Quỹ đạo của bão đang dịch chuyển dần vào phía Nam và xuất hiện nhiều cơn bão dị
thường
27
và có cường độ rất mạnh
28
. Tháng cao điểm bão đổ bộ vào đất liền đã thay đổi vào
tháng 8 trong những năm 1950 thành tháng 11 trong những năm 1990
29
. Đã quan sát thấy
giảm tần số các cơn bão nhiệt đới hoạt động ở Biển Đông trong vài thập kỷ qua nhưng tần số
của các cơn bão nhiệt đới ảnh hưởng đến Việt Nam đã tăng 0,43 sau mỗi thập kỷ trong suốt
50 năm qua
30
.
Nước biển dâng
Ở nước ta, tốc độ gia tăng mực nước biển ≈ 3 mm/năm trong thời kỳ từ 1993÷2008 và tương
đương với tốc độ tăng trung bình của thế giới
31
. Các quan sát
32
cho thấy rằng mực nước biển
trung bình đã tăng 0,20 cm/năm (1965÷2006) tại trạm Hòn Dấu, 0,260 cm/năm (1978÷2006)
tại trạm Sơn Trà, và 0,398 cm/năm (1981÷2006) tại trạm Vũng Tàu.
b) Tác động của BĐKH
Việt Nam thường bị tác động bởi các thảm họa như hạn hán, dịch bệnh, lũ lụt và bão nhiệt
đới trong suốt thời gian từ 1953÷2007 (bảng 2).
Bảng 2. Tổng hợp thiên tai ở Việt Nam từ 1953-2007
33
Số vụ Số
người
Người
bị
Số người Số người bị
ảnh hưởng
Tổng số
người bị
Thiệt hại
(1000
25
Bộ TNMT 2009, “Kịch bản biến đổi khí hậ')ớc biển dâng cho Việt nam”
26
Bộ TNMT 2009, “Kịch bản biến đổi khí hậ')ớc biển dâng cho Việt nam”
27
Bộ TNMT 2009, “Kịch bản biến đổi khí hậ')ớc biển dâng cho Việt nam”
28
Vietnam 2nd National Communication to the UNFCCC (2010).
29
UNDP 2007/2008, Climate Change and Human Development: Vietnam, Human Development Report.
30
UNDP 2009, Climate Change Country Profile for Vietnam
31
Bộ TNMT 2009, “Kịch bản biến đổi khí hậ')ớc biển dâng cho Việt nam”
32
UNEP & IPONRE (2009)
33
Ms. Gabrielle Iglesias 2007, Promoting safer housing construction through CBDRM: Community-disigned safe
housing in Post-Xangsane Danang city, Safer City 19, PROMISE, pages 1-8
15
Kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng thành phố Đà Nẵng đến năm 2020
chết thương mất chỗ ở ảnh hưởng USD)
Hạn hán +
&
Trung bình/vụ 0 0 0 1.200.000 1.200.000 129.824
Dịch bệnh
+ +
Trung bình/vụ 118 0 0 2.875 2.875 0
Lũ lụt +
&+
++
++
+
&
+
Trung bình/vụ 97 26 7.366 472.069 479.461 30.984
Bão
+
&
&+++
+
+
Trung bình/vụ 382 141 54.380 519.190 573.711 34.101
Nguồn: CRED/EM-DAT; 26-10-2007.
Qua 55 năm, đã có 72 cơn bão, 51 trận lụt, 10 dịch bệnh và 5 lần hạn hán xảy ra ở nước ta
với tổng thiệt hại lên đến 4,24 tỷ USD. 10 thiên tai và thiệt hại lớn ở Việt Nam từ năm 1953-
2007 (bảng 3) bao gồm bão, hạn hán và lũ lụt, trong đó bão và lũ lụt thường gây thiệt hại
nặng cho Việt Nam. Cơn bão Xangsane gây ra mức thiệt hại cao nhất (624 triệu USD) và
tiếp đến là cơn bão Durian (456 triệu USD).
Bảng 3. 10 thiên tai và thiệt hại ở Việt Nam từ năm 1953-2007
C1.1.3. BĐKH ở
Đà Nẵng
34
a) Những biểu hiện của BĐKH
Hoàn lưu khí quyển có vai trò quan trọng trong việc hình thành khí hậu Đà Nẵng và là
nguyên nhân cơ bản làm cho các yếu tố khí hậu thay đổi theo mùa. Mùa mưa diễn ra từ
tháng 9 đến tháng 12, mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8.
Theo địa hình, Đà Nẵng có thể chia ra 2 vùng khí hậu: (1) vùng khí hậu đồng bằng ven biển,
(2) vùng khí hậu trung du, miền núi. Vùng (1) có nền nhiệt độ cao, khô hạn xảy ra từ tháng
34
IWE 2009, “Đánh giá tính dễ bị tổ)*&4CDở thành phốẵng”
16
Thiên tai Ngày xảy ra Thiệt hại (1.000 USD)
AB/ 9&9
AB/ 99 +
CD% 9&&
AB/ 99&&
EF:@ 9 +
EF:@ +99&&&
AB/ 9&9+ &+
AB/ 99&&
CD% +9
EF:@ 9&9&&
Nguồn: CRED/EM-DAT; 26-10-2007
Kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng thành phố Đà Nẵng đến năm 2020
2÷8 và mưa lớn diễn ra từ tháng 9÷12. Vùng (2) có nền nhiệt độ thấp hơn nhưng lượng mưa
nhiều hơn so với vùng (1) và là vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi lũ quét.
Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí trung
bình năm ở Đà Nẵng từ
25÷26°C. Mùa đông,
nhiệt độ trung bình ở
vùng đồng bằng ven biển từ
21,5÷22°C, ở vùng núi
cao từ 12÷19°C. Mùa hạ,
nhiệt độ không khí trung
bình 29°C ở vùng đồng
bằng ven biển và từ
19÷26°C ở vùng núi cao.
Hình 5. Biến trình nhiệt độ trượt 5 năm từ 1976G2006 tại Đà Nẵng
Phân tích số liệu nhiệt độ trung bình ở Đà Nẵng trong thời kỳ 1976÷2006 chúng tôi nhận
thấy có sự gia tăng đáng kể của nhiệt độ không khí trung bình trượt 5 năm (hình 5).
Tốc độ gió
Hướng gió thịnh hành ở Đà Nẵng: từ 9 đến tháng 3 là hướng Bắc, Đông và Tây−Bắc; từ
tháng 4 là hướng Đông; và từ
tháng 5 đến tháng 8 là
hướng Đông và Tây−Nam.
Tốc độ gió 20m/s và 40m/s
có tần suất tương ứng là 4%
và 2%. Từ 1976÷1995, có 3
lần tốc độ gió > 30m/s xảy ra
vào các năm 1986, 1996 và
2007. Từ 1996÷2006, mức
biến đổi tốc độ gió cao hơn so
với giai đoạn từ 1976÷1996
(hình 6).
Hình 6. Tốc độ gió mạnh nhất ở trạm Đà Nẵng
Lượng mưa
Mùa mưa diễn ra từ tháng 9÷12 với tổng lượng mưa năm từ 2.000÷2.700mm. Phân bố lượng
mưa không đều theo tháng (40÷60% lượng mưa năm tập trung vào các tháng 10 và 11) và
theo địa hình (đỉnh Bà Nà có lượng mưa 5.000 mm/năm). Mùa khô (tháng 1÷8) có lượng
mưa thay đổi theo thời gian: từ tháng 1÷4 có tổng lượng mưa rất nhỏ (8%); các tháng 5, 6 có
mưa tiểu mãn; tháng 7 và 8 ít mưa có gió Tây−Nam khô nóng nên đây là thời kỳ khô hạn
trong năm, đồng thời cũng là thời điểm xảy ra xâm nhập mặn ở các dòng sông.
17
Kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng thành phố Đà Nẵng đến năm 2020
Bão
Hàng năm, có 1 cơn bão hay áp thấp nhiệt đới có gió từ cấp 6 trở lên ảnh hưởng đến Đà
Nẵng. Đường đi của các cơn bão trong những năm gần đây
35
(hình 7) rất khó dự đoán.
Hình 7. Đường đi của bão những năm gần đây
Hình 8. Đường đi của bão Xangsane 2006
Ngày 01/10/2006, bão Xangsane (lớn nhất trong 70 năm qua) đã đi vào Đà Nẵng
36
(hình 8)
và tàn phá nhiều công trình, tổng thiệt hại lên đến 5.300 tỷ đồng, 35 người thiệt mạng, hơn
10.000 hộ gia đình (≈ 40.000 người) phải sơ tán ra khỏi nhà đến nơi trú ẩn an toàn.
Dòng chảy và lũ lụt
Dòng chảy trong năm tập trung trong mùa mưa (từ tháng 9÷12), trong đó dòng chảy lũ lại
tập trung chủ yếu trong tháng 10, 11 (tổng dòng chảy trong các tháng mùa lũ chiếm từ
70÷80% tổng lượng dòng chảy trong năm). Lũ thường xuất hiện vào các tháng 10, 11 với
cấp báo động 2, 3 chiếm 80% tổng số trận lũ năm. Trung bình mỗi năm, Đà Nẵng có 3 trận
lũ xảy ra trên các đoạn sông ở khu vực Tây−Nam của thành phố (khu vực tiếp giáp với
Quảng Nam có sông Yên đổ vào).
Triều cường
Thành phố Đà Nẵng chịu ảnh hưởng của nhật triều không đều. Thời gian nhật triều trong
tháng là khoảng 20 ngày với biên độ nhật triều từ 1,2÷1,5 m. Vào mùa mưa, các trận mưa
trùng với biên độ của triều cường có thể gây ra sự chênh lệch từ 0,4÷1.0 m giữa đỉnh triều
với mực nước sông cao nhất.
b) Tác động của BĐKH
Ngập úng
Trong khu vực nội thành, nhiều đường phố bị ngập úng khi có mưa to hay bão lụt (bảng 4)
gây ra nhiều trở ngại cho giao thông trong khu vực nội thành.
Bảng 4. Các vị trí và nguyên nhân gây ngập úng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
35
36
18
Kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng thành phố Đà Nẵng đến năm 2020
Quận Các đường giao thông bị ngập úng Nguyên nhân
Hải Châu
HIJKLM.I NFO"/%PQ
NNL.LR R"F/%O"PQ
NM"M<S5T RL)U"/%O"
Thanh Khê
ES9C/JC/L% *D"-%VWX
CJC<YNZKL
NFO"/%PQ
Sơn Trà
.LA%.3.[N\"R] RL"["/%O"
H<^R7\9H7K<_MKL8 NFO"/%PQ
Ngũ Hành Sơn
H<^< RL"["/%O"
` NFO"/%PQ
Liên Chiểu
7 C8 .D H 6T ED" E/ K
HL RL/ ) P"78CaL
`%
NFO"/%PQ
Hòa Vang
K":#b$RMNc'K":#A$RMEa
.d'
NL"7"M)
NNC& NFO"/%PQ
Thiệt hại kinh tế và sinh mạng
Một số cơn bão, mưa lớn ở Đà Nẵng trong những năm qua như sau:
− Bão Chan Chu (tháng 5/2006) đã chết 227 ngư dân Việt Nam (74 ngư dân của Đà
Nẵng);
− Bão Xangsane (2006) làm hư hỏng 810 tàu cá (Sơn Trà có 345 tàu, Cẩm Lệ 386 tàu,
Thanh Khê 79 tàu); 33 người chết, 289 người bị thương; 14.138 ngôi nhà bị sập hoàn
toàn, 42.691 ngôi nhà bị hư hỏng nặng;
− Lũ lớn năm 2007 làm mất 9.500 tấn lúa, 760 ha rau màu; hỏng các đường giao thông
(đường ĐT 602, ĐT 604, đường Âu Cơ), sạt lở cầu (Phú Lộc, ngầm Nà Gối), sạt lở
đường ven biển (Hoàng Sa, Nguyễn Tất Thành;
− Bão, lũ (Tháng 11/1998) làm mất rau màu trên 1.300 ha (quận Ngũ Hành Sơn: 520
ha; Hoà Vang: 780 ha); tàn phá 400 ha mía, 1.200 ha cây ăn quả ở huyện Hoà Vang;
mất trắng thủy sản nuôi trên diện tích 750 ha (Huyện Hoà Vang có 50 ha, quận Liên
Chiểu 150 ha, Hải Châu 100 ha, Ngũ Hành Sơn 150 ha và Sơn Trà có 300 ha).
Đối tượng dễ bị tổn thương - các hộ nghèo
Nông dân, ngư dân và người dân sống ven biển, bị đe dọa bởi thiên tai. Năm 2009, có 19,3%
(32.796 hộ/170.268 hộ) hộ nghèo (thu nhập dưới 500.000 đ/người-tháng khu vực nội thị và
400.000 đ/người-tháng khu vực nông thôn). Trong tổng số 32.796 hộ nghèo, có 1.000 hộ đặc
biệt khó khăn không thể thoát nghèo. Các hộ nghèo phân bố chủ yếu ở các quận, huyện như
sau: Sơn Trà (21,3%), Ngũ Hành Sơn (28,5%), Liên Chiểu (24,8%) và huyện Hòa Vang
(27,6%) và các địa bàn này cũng chính là nơi thường chịu tác động của thiên tai.
Sạt lở bờ biển
19
Kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng thành phố Đà Nẵng đến năm 2020
Trong những năm qua, gió mạnh kết hợp triều cường đã làm xói lở bờ biển, ăn sâu vào đất
liền đến 50m, làm sạt lở các đường giao thông ở nhiều quận như Liên Chiểu, Thanh Khê và
Sơn Trà. Riêng quận Liên Chiểu, sạt lở 400m đường bờ biển, vệt lở ăn sâu vào đất liền trên
100m thuộc các tổ dân phố số 29 và 30, khu vực dân cư phía Bắc ghềnh Nam Ô, làm mất
khu rừng cây phi lao ven biển, gần 40 ngôi mộ buộc phải di dời khẩn cấp trước khi bị nước
biển nhấn chìm, hơn 750 héc ta đất sản xuất và gần 100 hộ dân sống dọc biển Nam Ô luôn
phải sống trong nỗi ám ảnh bởi sự xâm thực của sóng biển, đất sinh hoạt của người dân nơi
đây đang ngày càng bị thu hẹp bởi biển ngày càng “ăn” sâu vào đất liền. Đoạn đê dài gần 2
km chạy dọc sông Cu Đê (đoạn cầu Nam Ô, thuộc phường Hòa Hiệp Bắc) cũng bị sạt lở
nghiêm trọng, đe dọa đến sự an toàn của cầu Nam Ô.
C1.2. Kịch bản BĐKH và tác động của BĐKH trong tương
lai
Kịch bản BĐKH toàn cầu trong tương lai được phát hành bởi IPCC vào các năm 1992, 1996,
2000 và 2007. Từ năm 2000, các kịch bản BĐKH được nhóm lại thành 4 nhóm kịch bản là
A
1
, A
2
, B
1
và B
2
. Theo IPCC (2007), quan hệ giữa mục tiêu phát triển kinh tế, bảo vệ môi
trường và gia tăng nhiệt độ không khí theo từng kịch bản được thể hiện ở bảng 5.
Bảng 5. Đặc trưng chính của các nhóm kịch bản phát triển
37
XU THẾ
KINH TẾ MÔI TRƯỜNG
Xu thế toàn cầu hóa
A1
,eL
,8)#fGgR
B1
AWh/J"M
,8)#fG&gR
Xu thế phát triển vùng
A2
,ec/P?2"
,8)#fG+gR
B2
_?i 7P?2"
,8)#fGgR
A
1
: tăng trưởng kinh tế rất nhanh chóng, dân số toàn cầu đạt cực đại vào giữa thế kỷ này và
nhiều công nghệ mới sử dụng nhiên liệu có hiệu quả hơn và giảm khí nhà kính hơn.
B
1
: dân số thế giới như A
1
, nhưng có nhiều thay đổi nhanh chóng trong cơ cấu kinh tế để
hướng tới nền kinh tế dịch vụ và thông tin.
B
2
: dân số ở mức trung bình, tăng trưởng kinh tế những vẫn chú trọng các giải pháp khu vực
để phát triển bền vững.
A
2
: tăng trưởng dân số cao, phát triển kinh tế chậm và ít thay đổi công nghệ.
C1.2.1. Kịch bản BĐKH toàn cầu
38
a) Kịch bản BĐKH toàn cầu
Mô hình dự báo sự ấm lên toàn cầu dựa trên các chính sách phát triển như hiện nay (hình 9)
cho thấy nhiệt độ không khí toàn cầu sẽ tiếp tục gia tăng trong vài thập kỷ tới.
37
IPCC 2007, Climate change 2007: Synthesis report.
38
IPCC 2007, Climate change 2007: Synthesis report.
20
Kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng thành phố Đà Nẵng đến năm 2020
Hình 9. Mô hình dự báo sự ấm lên của bề mặt đất – đại dương
Từ năm 2000 đến 2030, do nguồn năng lượng chính là nhiên liệu hóa thạch nên tổng phát
thải CO
2
sẽ từ 9,7 GtC năm 2000 tăng lên 36,7 GtC năm 2030 (tỷ lệ tương ứng với 40% và
110%); nhiệt độ không khí sẽ tăng thêm 0,2°C/thập kỷ và nếu nồng độ của tất cả các khí nhà
kính, các sol khí giữ cho không đổi như trong năm 2000 thì nhiệt độ không khí vẫn tăng
thêm ≈ 0,1°C/thập kỷ. Các kịch bản gia tăng nhiệt độ và mực nước biển được dự báo dựa
theo các kịch bản phát thải (bảng 6).
Bảng 6. Sự nóng lên toàn cầu và mức nước biển tăng vào cuối thế kỷ 21
39
Model-based range excluding future rapid dynamical changes in ice flow
Kịch bản
Tăng nhiệt độ không khí (°C) từ
2090-2099 (so với 1980-1999)
Tăng mực nước biển (m)
từ 2090-2099 (so với 1980-1999)
Trung bình Khoảng thay đổi Khoảng thay đổi
H*)#?J/, V& 9
`>"A
V& V
`>"b
V V+
`>"A
V V
`>"b
A V V
`>"b
V+ V+
`>"b
j
V V+&
BĐKH với những biểu hiện gồm sự ấm lên; thay đổi về gió và lượng mưa; các tình huống
khí hậu cực đoan và băng ở biển trong thế kỷ 21 được dự báo như sau:
− Sự ấm sẽ đạt mức lớn nhất trên đất liền và ở hầu hết các vùng có vĩ độ cao ở phía
Bắc, vùng biển phía Nam (gần Nam Cực) và phía bắc của Bắc Đại Tây Dương;
− Băng biển sẽ giảm ở cả Bắc cực và Nam cực trong tất cả các kịch bản và có thể sẽ
xảy ra tình trạng biến mất băng biển ở Bắc Cực vào các dịp cuối hè ở cuối thế kỷ 21;
Độ sâu lớp băng tan ở hầu hết các khu vực băng giá vĩnh cửu sẽ gia tăng;
− Các hình thái thời tiết cực đoan như ngày “nóng” và mưa rất to sẽ diễn ra với tần xuất
thường xuyên hơn;
− Bão sẽ trở nên khốc liệt hơn với tốc độ gió lớn hơn và lượng mưa lớn hơn có liên
quan đến sự gia tăng liên tục của nhiệt độ bề mặt của biển nhiệt đới;
39
IPCC 2007, Climate change 2007: Synthesis report.
21
Kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng thành phố Đà Nẵng đến năm 2020
− Sẽ tiếp tục diễn ra các cơn bão phi nhiệt đới, di chuyển hướng đến vùng cực với
những thay đổi về mô hình gió, lượng mưa và nhiệt độ giống như các thay đổi đã
quan sát được trong nửa thế kỷ qua;
− Mưa sẽ sự gia tăng ở vùng có vĩ độ cao nhưng giảm ở hầu hết các vùng cận nhiệt đới
với mức thay đổi lên đến 20% vào năm 2100.
b) Tác động của BĐKH đến toàn cầu
40
Tác động đến hệ sinh thái
Hệ sinh thái có thể bị tác động nặng nề do sự kết hợp các yếu tố như (1) BĐKH (lũ lụt, hạn
hán, cháy rừng), (2) sự phát triển mạnh của côn trùng, (3) quá trình axit hóa đại dương, (4)
thay đổi toàn cầu trong sử dụng đất thay đổi, (5) ô nhiễm và (6) khai thác tài nguyên. Kết
quả là sẽ có khoảng 20 đến 30% của các loài thực vật và động vật có nguy cơ tuyệt chủng
nếu tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu vượt quá 1,5 đến 2,5°C. Ngoài ra, khi nhiệt độ trung
bình toàn cầu gia tăng vượt quá 1,5 đến 2,5°C và nồng độ CO
2
trong khí quyển cao sẽ dẫn
đến thay đổi lớn trong cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái, ảnh hưởng lớn đến các loài
tương tác sinh thái và làm sự thay đổi phạm vi địa lý của loài. Điều này sẽ gây ra những tác
động mà phần lớn là tiêu cực đối với đa dạng sinh học và suy giảm các hệ sinh thái có tính
hàng hoá và dịch vụ như là nguồn cung cấp nước và thực phẩm cho nhân loại
41
.
Tác động đến sản xuất lương thực
Năng suất cây lương thực dự kiến sẽ tăng nhẹ ở vùng có vĩ độ cao và trung bình khi nhiệt độ
tăng từ 1÷3°C nhưng lại giảm đi ở vùng có vĩ độ thấp, đặc biệt vùng nhiệt đới gió mùa, khi
nhiệt độ tăng từ 1÷2°C.
Tác động đến đới bờ
Đới bờ sẽ chịu nhiều rủi ro hơn các đới khác do xói lở bờ biển. Hiệu ứng này sẽ trầm trọng
thêm khi con người khai thác, sử dụng quá mức ở các vùng bờ biển. Hàng trăm triệu người
sẽ chịu ngập lụt do nước biển dâng, nhất là các vùng thấp đông dân ở châu Phi, Á và các đảo
nhỏ. Các cộng đồng nghèo có thể đặc biệt dễ bị tổn thương.
Tác động đến công nghiệp và dân cư
Nhiều khu công nghiệp, đô thị ven biển và trên châu thổ các sông đặc biệt nhạy cảm với sự
gia tăng thời tiết cực đoan do BĐKH gây ra.
Nhiều cộng đồng nghèo, đặc biệt ở những vùng có nhiều thiên tai, có thể gặp nhiều rủi ro và
tổn thất nghiêm trọng.
Tác động đến sức khỏe
Tình trạng sức khỏe của hàng triệu người được dự báo là sẽ bị ảnh hưởng như gia tăng suy
dinh dưỡng, tăng tử vong, tăng bệnh tiêu chảy, tăng tần suất bệnh tim mạch - hô hấp do nồng
độ ozôn cao trên mặt đất ở các vùng đô thị và do thay đổi phân bố không gian của một số
40
Nguyễn Văn Thắng và nnk 2010, Biến đổi khí hậ:!ộng ở Việt Nam, NXB KHKT.
41
IPCC 2007, Climate change 2007: Synthesis report.
22
Kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng thành phố Đà Nẵng đến năm 2020
bệnh truyền nhiễm. Thay đổi khí hậu dự kiến sẽ mang lại một số lợi ích, chủ yếu ở các nước
đang phát triển, như giảm các trường hợp tử vong do lạnh, thay đổi phạm vi và khả năng
truyền bệnh sốt rét ở châu Phi.
Tác động đến nguồn nước
Tác động đến nguồn nước được xem là nghiêm trọng nhất trên quy mô toàn cầu do nó làm
tăng mức độ thiếu nước. Một số tác động chính đến nguồn nước như sau:
− Giảm độ che phủ băng tuyết ở vùng núi tuyết, sông băng dẫn đến giảm nguồn nước,
giảm tiềm năng thủy điện và thay đổi dòng chảy sông tại các vùng lấy nước từ băng
tan như Hindu-Kush, Himalaya, Andes (hơn 1/6 dân số thế giới đang sinh sống);
− Tăng dòng chảy sông từ 10÷40% vào giữa thế kỷ ở những vùng có vĩ độ cao và ở
một số vùng nhiệt đới ẩm ướt (Đông và Đông Nam Á).
− Giảm dòng chảy từ 10÷30% do giảm lượng mưa và tăng tỷ lệ bốc hơi ở một số khu
vực khô ráo ở vĩ độ trung bình và vùng nhiệt đới khô như Địa Trung Hải, phía tây
Hoa Kỳ, Nam Phi và đông bắc Brazil và dẫn đến hạn hán ở các vùng này.
− Mưa lớn ở nhiều khu vực trên thế giới sẽ làm tăng nguy cơ lũ lụt, thiệt hại cơ sở hạ
tầng và suy giảm chất lượng nước: có tới 20% dân số thế giới đến năm 2080 sẽ sống
trong các khu vực thường bị lũ lụt.
− Tại các khu vực ven biển, mực nước biển dâng sẽ làm trầm trọng thêm các hạn chế
tài nguyên nước do xâm nhập mặn vào nước ngầm.
C1.2.2. Kịch bản BĐKH ở Việt Nam
a) Kịch bản BĐKH ở Việt Nam
Kịch bản phát thải khí nhà kính dùng cho xây dựng kịch bản BĐKH cho Việt Nam gồm:
kịch bản phát thải thấp (B
1
), trung bình (B
2
) và cao (A
2
).
Bảy vùng khí hậu nước ta được dự báo kịch bản BĐKH, gồm các vùng Tây−Bắc,
Đông−Bắc, Đồng bằng Bắc bộ, Bắc trung bộ, Nam trung bộ, Tây nguyên và Nam bộ; so
sánh là khí hậu của thời kỳ 1980÷1999.
Nhiệt độ không khí
Kết quả xây dựng kịch bản BĐKH đối với nhiệt độ không khí ở nước ta, cho thấy:
− Nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hè ở tất cả vùng khí hậu;
− Nhiệt độ ở miền Bắc tăng nhanh hơn nhiệt độ ở miền nam;
− Mức tăng nhiệt độ trung bình năm so với thời kỳ 1980÷1999 theo các kịch bản phát
thải B
1
; B
2
; A
2
lần lượt là 0,3÷1,9°C; 0,3÷2,8°C; 0,3÷3,6°C.
− Theo 3 kịch bản phát thải, mức tăng nhiệt độ từ cao xuống thấp ở các vùng khí hậu
như sau: Bắc trung bộ − Bắc bộ − Nam trung bộ và Nam bộ − Tây nguyên.
Lượng mưa
Kết quả xây dựng kịch bản BĐKH đối với lượng mưa ở nước ta, cho thấy:
23
Kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng thành phố Đà Nẵng đến năm 2020
− Giảm lượng mưa mùa khô ở tất cả các vùng khí hậu của nước ta;
− Tăng lượng mưa mùa mưa, tổng lượng mưa năm ở tất cả các vùng khí hậu nước ta.
− Mức tăng lượng mưa năm (%) so với thời kỳ 1980÷1999 theo các kịch bản phát thải
B
1
; B
2
; A
2
lần lượt là 0,3÷5,2; 0,3÷7,9; 0,3÷10,1.
− Theo 3 kịch bản phát thải, mức gia tăng lượng mưa năm cao nhất ở các vùng khí hậu
phía Bắc nước ta và thấp hơn ở các vùng khí hậu phía Nam nước ta.
Nước biển dâng
Kịch bản phát thải dùng cho xây dựng kịch bản nước biển dâng ở Việt Nam gồm phát thải
thấp (B
1
), trung bình (B
2
) và cao nhất (A
1
F
1
).
Bảng 7. Kịch bản nước biển dâng ở Việt Nam đến năm 2100
Kịch bản phát thải
Mức nước biển dâng (cm) theo các thập kỷ của thế kỷ 21
2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100
Thấp (B
1
) + + + +
Trung bình (B
2
) + +
Cao nhất (A
1
F
1
) +
Kết quả tính kịch bản nước biển dâng (bảng 7) cho thấy đến năm 2050 nước biển có thể dâng
lên thêm 28÷32 cm và đến năm 2100 có thể dâng thêm từ 65÷100 cm so với mực nước biển
thời kỳ 1989-1999.
b) Tác động của BĐKH ở Việt Nam
Kinh tế - xã hội
Nhìn tổng thể, kinh tế - xã hội vùng duyên hải miền Trung sẽ chịu sự tác động trên các mặt:
− Biến động về mặt tự nhiên tác động lên kết cấu hạ tầng, lên kinh tế biển và du lịch,
dẫn đến giảm sức hút đầu tư cho tỉnh miền Trung;
− Tăng chi phí xây dựng, cải tạo và nâng cấp kết cấu hạ tầng;
− Dịch chuyển dân cư, lao động, các đô thị và cơ sở kinh tế trong nội vùng từ vùng
thấp lên vùng cao, và ra ngoài vùng dẫn đến tâm lý chưa “an cư” của người dân.
Những biến động sâu sắc về môi trường tự nhiên và về kinh tế-xã hội nêu trên không chỉ có
ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của vùng duyên hải miền Trung mà còn gián tiếp ảnh
hưởng tới cả nước do kết cấu hạ tầng nối liền Bắc-Nam hiện nay đều đi qua vùng này.
Ngập lụt
Đến năm 2050, nước biển sẽ dâng lên từ 0,25 đến 1 m tùy theo kịch bản phát thải. Điều này
dẫn đến tăng diện tích ngập lụt và số dân bị ảnh hưởng bởi ngập nước (bảng 8)
42
.
Bảng 8. Các vị trí và nguyên nhân gây ngập lụt trên địa bàn TP Đà Nẵng đến năm 2050
42
Nguyễn Văn Thắng và nnk 2010, Biến đổi khí hậ:!ộng ở Việt Nam, NXB KHKT.
24
Kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng thành phố Đà Nẵng đến năm 2020
Kịch bản nước biển dâng (m)
0,25 0,5 1
Diện tích ngập (km
2
) &
Tỷ lệ ngập/diện tích cả nước (%) & &
Tỷ số dân vùng ngập/tổng dân số (%) +
Theo các nghiên cứu gần đây
43
, Dasgupta xếp Việt Nam nằm trong số năm quốc gia hàng
đầu bị ảnh hưởng nhiều nhất tăng mực nước biển: nếu mức tăng nước biển lên 1 mét sẽ tác
động đến 10,79% dân số, thiệt hại 10,21% GDP và 10,74% diện tích đô thị và 28,67% đất
nông nghiệp sẽ bị ngập nước. Vùng bị ngập do nước biển dâng gồm Nam bộ, đồng bằng Bắc
bộ và đồng bằng ven biển miền Trung. Tác động thứ cấp của việc ngập nước do nước biển
dâng ở đồng bằng sông Cửu Long là tình trạng khan hiếm nguồn nước ngọt và thay đổi chế
độ thủy văn, thủy lực và tình trạng bồi xói bờ sông, cù lao, cồn bãi, bồi lắng phù sa trên các
hệ thống sông. Ở miền Trung, lũ lụt gia tăng sẽ dẫn đến thay đổi bờ sông, tăng xâm nhập
mặn và gây ra thiệt hại cho nông nghiệp; giảm sự ổn định của địa mạo vùng ven bờ dẫn đến
tăng mức độ xâm thực bờ biển và gây thiệt hại các công trình ven biển.
Nông nghiệp
44
Sản xuất lúa gạo ở Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng từ biến
đổi khí hậu dựa trên nghiên cứu BĐKH và ảnh hưởng của nó đến sản xuất cây trồng. Một số
dự báo tác động của BĐKH đến nông nghiệp nước ta như sau:
− Giảm 2,7 triệu tấn lúa gạo vào năm 2050 do sự BĐKH;
− Suy giảm nông sản từ 4,3-8,3% ở đồng bằng sông Cửu Long và 7,5-19,1% ở đồng
bằng sông Hồng vào năm 2050; sự suy giảm năng suất cây trồng lớn nhất ở Tây
Nguyên theo cả hai kịch bản BĐKH khô và ướt.
C1.2.3. Kịch bản BĐKH ở Đà Nẵng
a) Kịch bản BĐKH ở Đà Nẵng
Đà Nẵng thuộc vùng khí hậu Nam trung bộ nên chúng tôi sử dụng kịch bản BĐKH ở Việt
nam
45
(vùng khí hậu Nam trung bộ) làm kịch bản BĐKH cho thành phố Đà Nẵng.
Nhiệt độ không khí
Mức gia tăng nhiệt độ không khí ở Đà Nẵng sẽ cao hơn ở Tây nguyên, ngang bằng với mức
gia tăng nhiệt độ ở Nam bộ và thấp hơn mức gia tăng ở các vùng khác ở nước ta
46
.
43
Susmita Dasgupta at all 2007, The Impact of Sea Level Rise on Developing Countries: A Comparative Analysis, World
Bank Policy Research Working Paper 4136.
EF77'G2/14H(=2/?(/?4B=?/&I4=J41H4B&//4@?(/1?4H>?/2'
G??4/=K44&I4=A?1?/G1?.
45
Bộ TNMT 2009, “Kịch bản biến đổi khí hậ')ớc biển dâng cho Việt nam”.
46
Bộ TNMT 2009, “Kịch bản biến đổi khí hậ')ớc biển dâng cho Việt nam”.
25