Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

A chuong 2(phân phối dòng chảy)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.5 KB, 10 trang )

76

sổ tay KTTL * Phần 1 - cơ sở kỹ thuật thủy lợi * Tập 4

Chương 2

.v
n

Tính toán dòng chảy năm và phân phối dòng chảy
trong năm thiết kế
2.1. Yêu cầu tính toán

co
ld

Trong tính toán thiết kế công trình cần biết lượng nước đến, dạng phân phối trong
năm và sự thay đổi nhiều năm của lượng dòng chảy tại một mặt cắt sông nào đó, tùy
từng công trình cụ thể mà có những yêu cầu nội dung khác nhau. Thí dụ: hồ điều tiết
năm (mùa) yêu cầu lượng dòng chảy năm và phân phối dòng chảy trong năm tại tuyến
công trình phù hợp tần suất thiết kế. Đối với hồ điều tiết nhiều năm còn cần tìm hiểu
đặc trưng dòng chảy của nhóm năm nhiều nước, nhóm năm ít nước. Những công trình
dẫn nước, cấp nước hoặc thủy điện không có tính năng điều tiết thì cần biết thời gian
duy trì lưu lượng ở một cấp lưu lượng nào đó.

.v
n

2.2. Chỉnh Lý tài liệu dòng chảy cơ bản

w



1. Bổ sung kéo dài
Chuỗi dòng chảy năm hoặc chuỗi dòng chảy thời khoảng cần đủ tính đại biểu tức
là yêu cầu chuỗi số liệu một chu kỳ hoàn chỉnh gồm những năm nước lớn, nước trung
bình và năm ít nước. Vì chuỗi số liệu dòng chảy thực đo ở một số sông ngắn hoặc thiếu
đo nên cần phải kéo dài bổ sung. Các phương pháp bổ sung kéo dài số liệu hiện nay có:

w

a. Phương pháp tương quan dòng chảy
Lập quan hệ tương quan dòng chảy giữa dòng chảy trạm nghiên cứu với dòng
chảy ở các trạm thượng hạ lưu hoặc lưu vực lân cận. Điều kiện chọn trạm tham khảo là:

w

1) Trạm nghiên cứu và trạm tham khảo có cùng thời gian đồng bộ quan trắc dài và
trạm tham khảo có số liệu của những năm cần bổ sung hoặc có số liệu dài hơn.
2) Quan hệ tương quan tốt.

b. Phương pháp tương quan mưa - dòng chảy
Lập quan hệ tương quan giữa mưa bình quân lưu vực với dòng chảy để tìm dòng
chảy của năm thiếu đo. Phương pháp này dùng nhiều cho những lưu vực vừa và nhỏ.
Cần kiểm tra tính hợp lý của đường tương quan mưa rào - dòng chảy theo nguyên
nhân vật lý, nhất là phần kéo dài.


77

a - tính toán thủy văn


n

co
ld

ổF ử
Wa = ỗ a ữ Wb
ố Fb ứ

.v
n

c. Phương pháp tương tự thủy văn
Xuất phát từ việc phân tích tính tương tự của điều kiện địa lý và khí hậu của dòng
chảy, dùng một số phương pháp tương đối đơn giản để bổ sung kéo dài chuỗi dòng chảy
tại mặt cắt thiết kế.
1) Phương pháp mượn trực tiếp, khi mặt cắt thiết kế gần với trạm trên hoặc trạm dưới
và nhập lưu khu giữa có tỷ lệ không lớn (nhỏ hơn 5%), có thể sử dụng trực tiếp tài
liệu dòng chảy của trạm trên hoặc trạm dưới. Thí dụ: tại tuyến thiết kế chỉ có tài
liệu mực nước mà không có tài liệu lưu lượng thì có thể lập trực tiếp quan hệ giữa
mực nước của trạm thiết kế với lưu lượng của trạm trên hoặc trạm dưới, từ đó tìm
ra lưu lượng ứng với mực nước tương ứng.
2) Theo tỷ lệ diện tích. Khi mặt cắt thiết kế cách trạm thượng hạ lưu xa hoặc lượng
nhập khu giữa lớn có thể tìm lượng dòng chảy của trạm theo công thức hiệu
chỉnh sau:
(2-1)

trong đó:
n - chỉ số kinh nghiệm xác định theo tài liệu thực đo của khu vực;


Wa, Wb - lượng dòng chảy của lưu vực thiết kế và lưu vực tương tự;

.v
n

Fa, Fb - diện tích của lưu vực thiết kế và lưu vực tương tự.

w

w

w

2. Tính toán hoàn nguyên
Khi phía trên mặt cắt thiết kế có công trình trữ nước và dẫn nước hoặc đ phát
sinh những trường hợp như vỡ đê, vỡ đập và đổi dòng... làm thay đổi lượng dòng chảy
tự nhiên hoặc quá trình dòng chảy thì phải tính toán hoàn nguyên để bảo đảm cho tài
liệu có tính đồng nhất. Tài liệu dòng chảy về nguyên tắc cần hoàn nguyên về trạng thái
tự nhiên sau đó mới phân tích.
Phương pháp hoàn nguyên tùy tình hình cụ thể mà chọn, chủ yếu dựa vào nguyên
lý cân bằng nước.
1) Sau khi xây dựng kho nước do tác dụng điều tiết của kho nước làm thay đổi quá
trình phân phối trong năm hoặc nhiều năm của dòng chảy, khi đó có thể cộng
lượng dòng chảy tại trạm vào hồ chứa với lượng dòng chảy khu giữa từ trạm vào
hồ tới tuyến đập để tính lượng dòng chảy tại tuyến đập. Nếu không có trạm vào
hồ hoặc tài liệu dòng chảy khu giữa cũng có thể sử dụng lượng nước xả của kho
nước và số liệu về trữ nước của kho để tính lượng dòng chảy tại tuyến đập. Nếu
lượng tổn thất bốc hơi mặt hồ, thấm v.v... lớn thì khi hoàn nguyên cần tính thêm
các mục này.
2) Khi thượng lưu có vỡ đê, phân lũ... thì có thể lấy lượng dòng chảy thượng lưu

điểm phân lũ cộng với lượng dòng chảy khu giữa để tìm lượng dòng chảy tại mặt
cắt thiết kế.


78

sổ tay KTTL * Phần 1 - cơ sở kỹ thuật thủy lợi * Tập 4

.v
n

3. Phân tích tính đại biểu
Phân tích tính đại biểu thường tiến hành theo các cách sau:
1) So sánh chuỗi ngắn chuỗi dài: Nếu thượng lưu, hạ lưu hoặc vùng phụ cận có chuỗi
dòng chảy dài hơn chuỗi dòng chảy trạm thiết kế thì có thể so sánh các đặc trưng
của chuỗi dài và chuỗi ngắn (bằng chuỗi số liệu của trạm thiết kế), phân tích tính
đại biểu của chuỗi ngắn. Nếu lưu vực thiết kế có chuỗi mưa dài hơn chuỗi dòng
chảy cũng có thể so sánh chuỗi dài, chuỗi ngắn của số liệu mưa để phân tích tính
đại biểu của chuỗi số liệu ngắn. Cơ sở của phương pháp này cho rằng chuỗi số
liệu dài có tính đại biểu cao hơn.
Nội dung của phương pháp là so sánh trị số bình quân của 2 chuỗi ngắn và dài,
tỷ lệ dòng chảy mùa lũ, mùa cạn so với lượng dòng chảy toàn năm và trong chuỗi có
năm đặc biệt nhiều nước, đặc biệt ít nước không?

co
ld

2) So sánh tài liệu đồng bộ với lưu vực lân cận: Đối với lưu vực vừa và nhỏ, nếu
trong miền đồng nhất khí hậu có lưu vực nào đó có điều kiện mặt đệm đồng nhất
với lưu vực thiết kế, ta có thể so sánh chuỗi dòng chảy đồng bộ của lưu vực thiết

kế với lưu vực tham khảo để xem tình hình thiên lớn hoặc thiên nhỏ của đặc trưng
dòng chảy lưu vực thiết kế.

w

.v
n

3) Điều tra tình hình lũ lịch sử: Thông qua điều tra tình hình lũ, hạn lịch sử của lưu
vực thiết kế và lưu vực lân cận; phân tích quy luật xuất hiện năm nhiều nước, năm
ít nước và chu kỳ xuất hiện của chúng để nhận xét tính đại biểu của lưu vực thiết
kế. Với hồ chứa điều tiết nhiều năm sự xuất hiện của nhóm năm ít nước và chu kỳ
của nó rất quan trọng đối với việc phán đoán tính đại biểu. Nếu tài liệu thực đo
hoặc có bổ sung kéo dài nhưng vẫn ngắn thì khó có thể phân tích chu kỳ xuất hiện
của nhóm năm ít nước, khi đó việc phân tích tài liệu điều tra là rất quan trọng.

2.3. Tính toán tần suất dòng chảy năm và thời khoảng

w

w

1. Chọn mẫu
Đối với dòng chảy năm thời khoảng là một năm. Do có năm lịch và năm thủy lợi
nên thời gian bắt đầu và kết thúc năm có khác nhau. Năm lịch có thể theo số liệu thủy
văn đ chỉnh biên, năm thủy lợi được xác định theo yêu cầu điều tiết dòng chảy (theo
khả năng điều tiết của kho nước và nhiệm vụ cấp nước...). Trong thực tế lấy thời gian
cuối của tháng cuối thời kỳ cấp nước làm phân giới.
Phương pháp chọn mẫu của lượng dòng chảy các thời khoảng trong năm là cố
định thời khoảng (như 1, 3, hoặc 5 tháng) mà không cố định thời gian bắt đầu và kết

thúc. Hàng năm lấy lượng dòng chảy của thời khoảng kiệt nhất làm mẫu. Khi chọn mẫu
không xem xét các thời khoảng có bao nhau hay không chỉ chọn mẫu của thời khoảng
liên tục kiệt nhất.


79

a - tính toán thủy văn

2.4. Tính toán l-u l-ợng kiệt

.v
n

2. Tính toán tần suất
Trong tính toán dòng chảy năm thiết kế, dạng phân phối Pearson III thường phù
hợp hơn vì - 3CV Ê CS Ê 3CV. Hơn nữa bài toán tính tần suất thiết kế dòng chảy năm là
bài toán nội suy trong chuỗi số thực đo, các dạng đường cho giá trị không sai khác lớn
nên thường ít được quan tâm. Nếu đường tần suất không thật thích hợp toàn bộ các
điểm tần suất kinh nghiệm thì nên ưu tiên phần tần suất lớn. Trong thực tế vì mẫu
thường có dung lượng nhỏ người ta chỉ ước lượng trị bình quân và CV, còn CS xác định
theo mCV.

co
ld

Lưu lượng kiệt là lưu lượng kể từ khi dòng chảy mặt giảm nhỏ, dòng chảy ngầm
cung cấp cho lượng dòng chảy sông ngòi. Trong thiết kế thường quan tâm lưu lượng
nhỏ nhất của năm, tháng, thời kỳ kiệt:


w

w

.v
n

1. Phân tích tần suất l-u l-ợng nhỏ nhất
Khi có tài liệu đo đạc liên tục trên 20 năm thì có thể tính toán tần suất chuỗi lưu
lượng nhỏ nhất để xác định lưu lượng kiệt ứng với các tần suất thiết kế.
1) Chọn mẫu chuỗi lưu lượng nhỏ nhất: Từ bảng lưu lượng bình quân ngày của niên
giám thủy văn có thể chọn chuỗi lưu lượng nhỏ nhất năm hoặc nhỏ nhất của một
số tháng làm mẫu thống kê.
2) Điều tra lưu lượng nhỏ nhất: Nếu chung quanh có cảng, bến qua sông và nơi lấy
nước dễ dàng điều tra được mực nước thấp nhất lịch sử (hoặc độ sâu nhỏ nhất), thì
phải cố gắng điều tra để kéo dài tài liệu.
Dựa vào kết quả thực đo và điều tra để tính toán tần suất sẽ tìm được lưu lượng
nhỏ nhất ứng với tần suất thiết kế.
Đường tần suất lý luận chuỗi số lưu lượng nhỏ nhất thường dùng dạng phân bố
Pearson III. Nhiều sông vùng ven biển miền Trung thường cho hệ số biến đổi của dòng
chảy kiệt khá lớn CV 0,50 và hệ số không đối xứng thường là dương.

w

2. Các ph-ơng pháp khác để tính l-u l-ợng nhỏ nhất
Tính toán lưu lượng nhỏ nhất còn có các phương pháp khác như: phương pháp
công thức kinh nghiệm, phương pháp đường đẳng trị và phương pháp tương tự thủy văn.
Phương pháp tương tự thủy văn sử dụng trong trường hợp không có số liệu hoặc
số liệu rất ít. Để sử dụng tốt phương pháp này cần có tài liệu phân vùng địa chất thủy
văn nhằm lựa chọn được lưu vực có điều kiện địa chất thủy văn tương tự, trong đó chú

trọng vào diện tích tập trung nước, địa hình, thổ nhưỡng, độ phủ rừng, độ ao hồ... tương
tự nhau.


80

sổ tay KTTL * Phần 1 - cơ sở kỹ thuật thủy lợi * Tập 4

Q0 ~ Q1, Q1 ~ Q2, ..., Qn1 ~ Qn,

.v
n

2.5. Đ-ờng duy trì l-u l-ợng
Các công trình nhà máy thủy điện điều tiết ngày, các công trình lấy nước, vận tải
thủy hạ lưu v.v... cần biết số ngày duy trì lưu lượng lớn hơn một giá trị nào đó trong
năm là bao nhiêu? khi đó cần vẽ đường duy trì lưu lượng.
Đường duy trì lưu lượng được vẽ từ tài liệu thực đo theo cách sau:
Theo bảng lưu lượng bình quân ngày ta chia các số liệu của năm cần nghiên cứu
thành một số cấp lưu lượng và xếp từ lớn đến nhỏ là
thống kê số ngày xuất hiện lưu lượng trong từng cấp t1, t2, ..., tn, tính số ngày tích lũy
của từng cấp lưu lượng
n

(i = 1, ..., n)

co
ld

ồ t i = t1 + t 2 + ... + t n

i =1

sau đó tính số thời gian (%) duy trì lưu lượng bằng hoặc lớn hơn một lưu lượng Qi
nào đó
n

Pi =

ồ ti
i =1

365

100%

.v
n

Đường quan hệ Qi ~ Pi là đường duy trì lưu lượng bình quân ngày của năm đó
(hình 2-1).
50
45

w

40
35

Q(m3/s)


30

w

w

25
20
15
10

5
P

0
0

10

20

30

40

50

60

70


80

90

100

Hình 2-1. Đường duy trì lưu lượng bình quân ngày

Có khi phải vẽ đường duy trì lưu lượng của một mùa hoặc của một thời khoảng
nhất định, nghĩa là coi số ngày của mùa hoặc của thời khoảng đó là 100% và cũng cách
làm như trên ta sẽ được đường duy trì lưu lượng của mùa hoặc thời khoảng.


81

a - tính toán thủy văn

Khi chia cấp lưu lượng cần xét tới yêu cầu sử dụng, thí dụ khi cần tìm công suất
bảo đảm của trạm thủy điện từ lưu lượng bảo đảm tra trên đường duy trì lưu lượng vì
mức bảo đảm của thủy điện cao nên phần lưu lượng nhỏ cần phân cấp nhỏ hơn phần lưu
lượng lớn.
Trong trường hợp không có chuỗi lưu lượng bình quân ngày, có thể biểu thị
đường cong duy trì lưu lượng bằng hàm mũ có dạng:
b

trong đó:
Kn - hệ số mođuyn lưu lượng ngày;

Kn =


Q ni
Qn

K n max =

,

co
ld

Knmax - hệ số mođuyn lưu lượng ngày lớn nhất;

(2-2)

.v
n

K n = K n max e -ap

Q n max

(2-3)

Qn

Qni - lưu lượng trung bình ngày thứ i;

Qnmax - lưu lượng trung bình ngày lớn nhất trong n năm tính toán;


.v
n

Q n - lưu lượng trung bình ngày bình quân n năm;
a = ln

Q n max
Q n min

(2-4)

Qnmin - lưu lượng trung bình ngày nhỏ nhất trong n năm;
l n K n max
a
lgp*

w

lg

b=

(2-5)

w

p - tần suất thời gian duy trì lưu lượng ngày

w


p=

T
365

p* =

T*
365

(2-6)
(2-7)

T* - thời gian mùa lũ xác định theo tiêu chí vượt trung bình;

T - thời gian duy trì lưu lượng ngày.
Qnmax, Q n , Qnmin - được xác định theo các phương pháp tính toán trong trường hợp
không có chuỗi quan trắc dòng chảy.


82

sổ tay KTTL * Phần 1 - cơ sở kỹ thuật thủy lợi * Tập 4

2.6. tính phân phối dòng chảy trong năm
Sau khi tìm được lượng dòng chảy (hoặc lưu lượng bình quân) của năm và thời
khoảng ứng với tần suất thiết kế W(t) ta sẽ tìm quá trình phân phối dòng chảy trong
năm thiết kế. Quá trình phân phối dòng chảy trong năm thiết kế thường thu phóng theo
dạng của năm điển hình chọn từ trong chuỗi số liệu thực đo.


co
ld

.v
n

1. Nguyên tắc chọn quá trình phân phối năm điển hình
1) Năm có tài liệu đáng tin cậy.
2) Lượng dòng chảy năm và thời khoảng của điển hình xấp xỉ lượng dòng chảy thiết
kế tương ứng.
3) Dạng phân phối bất lợi đối với công trình, thí dụ thời kỳ kiệt dài, phân phối trong
thời kỳ kiệt không đều.

2. Ph-ơng pháp thu phóng
Thường dùng hai phương pháp sau:
1) Phương pháp cùng tỷ số. Tùy theo tính chất và yêu cầu của công trình như vận tải
thủy, điều tiết... khống chế Q(t) - lưu lượng trung bình của một thời khoảng nào
đó, lấy tỷ số giữa trị số thiết kế Q(t)p với trị số điển hình Q(t)d thu phóng quá

.v
n

trình điển hình ta được quá trình phân phối thiết kế:
Q i,p =

trong đó:

Q(t)p

Q(t)d


Q i,d

(2-8)

w

Qi,d - lưu lượng bình quân của thời khoảng i của quá trình điển hình;
Qi,p - lưu lượng bình quân của thời khoảng i của quá trình thiết kế.

w

w

2) Phương pháp cùng tần suất. Trong thiết kế công trình nhiều khi tính toán thủy lợi
với các phương án khác nhau thường yêu cầu phân phối trong năm của các thời
khoảng đều phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế. Khi đó có thể dùng phương pháp thu
phóng theo nhiều tỷ số khống chế các thời khoảng trong năm cùng tần suất để tìm
phân phối dòng chảy trong năm thiết kế. Thí dụ yêu cầu lượng dòng chảy 3 tháng,
5 tháng và cả năm đều phù hợp với tần suất thiết kế p, khi đó tỷ lệ thu phóng của
các thời khoảng là:
3 tháng nhỏ nhất:
K (3) =

W(3)p
W(3)d

(2-9)



83

a - tính toán thủy văn

2 tháng trong 5 tháng nhỏ nhất:
W(5)p - W(3)p

K (5-3) =

(2-10)

W(5)d - W(3)d

7 tháng còn lại:
W(12)p - W(5)p

(2-11)

W(12)d - W(5)d

.v
n

K (12-5) =
trong đó:

W(t) = Q(t) t

(2-12)


co
ld

Thí dụ tính toán:

Tính toán phân phối dòng chảy năm thiết kế tại tuyến đập BĐ trên sông
Srepok. Sau khi phân tích chọn năm 1977 á 1978 làm năm đại biểu kiệt (p = 85%)
thu phóng theo phương pháp cùng tỉ số và phương pháp cùng tần suất (khống chế
tần suất 3 thời khoảng 3, 5, 12 tháng, W(3)p = 143 m3/s.tháng, W(5)p = 291 m3/s.tháng,
W(12)p = 2044 m3/s.tháng) ghi ở bảng (2-1). Mùa lũ từ tháng VII đến tháng XII. Mùa
kiệt từ tháng I đến tháng VI hàng năm.

w

w

.v
n

Sau khi thu phóng theo phương pháp cùng tần suất, kiểm tra lại xem lượng dòng
chảy của thời khoảng khống chế có phù hợp với trị số thiết kế không? Nếu phát hiện
thấy lượng dòng chảy của 5 tháng nhỏ nhất không phù hợp do thời gian bắt đầu và kết
thúc của 5 tháng nhỏ nhất không đồng nhất thì cần phải hiệu chỉnh. Cách hiệu chỉnh là
cộng thêm hay bớt đi lượng nước tháng đầu hay cuối của 5 tháng nhỏ nhất làm sao tạo
thời khoảng 5 tháng nhỏ nhất của năm thiết kế trùng với 5 tháng nhỏ nhất năm điển
hình. Lượng nước thêm vào hay bớt đi đó được bớt đi hay thêm vào một tháng nào đó
trong 7 tháng còn lại sao cho tổng lượng nước 12 tháng không đổi. Phần hiệu chỉnh
được ghi vào hàng cuối cùng trong bảng 2-1 (mục "sau hiệu chỉnh").

w


Bảng 2-1. Phân phối lượng dòng chảy tháng trong năm kiệt
Lượng dòng chảy thời khoảng
(m3/s.tháng)

Lưu lượng nước các tháng (m3/s)
VI

12
tháng

5
tháng

3
tháng

Năm
điển Lưu
144 140 514 384 224 112 76,0 53,6 44,7 43,0 100 111
hình lượng
nước
(77-78)

VII-VI
1946,3

I-V
317,3


II-IV
141,3

Tháng

VII

VIII

IX

X

XI

XII

I

II

III

IV

V


84


sổ tay KTTL * Phần 1 - cơ sở kỹ thuật thủy lợi * Tập 4
Lượng dòng chảy thời khoảng
(m3/s.tháng)

Lưu lượng nước các tháng (m3/s)
Tháng

VII

VIII

IX

X

XI

XII

I

II

III

IV

V

VI


K

3
tháng

VII-VI
2044

I-V
333,2

II-IV
148,4

VII-VI
2044

I-V
291

II-IV
143

1,076 1,076 1,076 1,076 1,076 1,076 0,84 1,01 1,01 1,01 0,84 1,076

Lưu
lượng 154,9 150,6 553,1 413,2 241,0 120,5 63,8 54,1 45,1 43,4 84,0 119,4
nước


co
ld

Năm
thiết kế
p = 85%
Phương
pháp
cùng
tần suất

5
tháng

.v
n

Năm
thiết kế K 1,05 1,05 1,05 1,05 1,05 1,05 1,05 1,05 1,05 1,05 1,05 1,05
p = 85%
Phương
pháp Lưu
cùng lượng 151,2 147 539,7 403,2 235,2 117,6 79,8 56,3 46,9 45,2 105 116,6
tỉ số nước

12
tháng

Sau
hiệu

chỉnh

2.7. -ớc tính dòng chảy năm khi thiếu tài liệu đo đạc

.v
n

Trường hợp lưu vực thiếu tài liệu đo đạc dòng chảy mà cần nghiên cứu sơ bộ hay
quy hoạch thì có thể sử dụng bản đồ đẳng trị dòng chảy năm.

w

w

w

ở nước ta, các tỉnh, các vùng hầu hết đ vẽ bản đồ đẳng trị dòng chảy năm trong
các cuốn Đặc điểm thủy văn Tỉnh... hay tập Atlat tỉnh (Daklak) thành phố (Hà Nội),
Atlat quốc gia, Chương trình nghiên cứu KC12... Có thể chia chúng thành 2 loại: một là
đường đẳng trị các thông số thống kê của dòng chảy năm như trị bình quân dòng chảy
năm (thường biểu thị độ sâu dòng chảy y0 hay moduyn dòng chảy M0 (l/skm2), hệ số
biến đổi CV, còn CS/CV thì phân khu; một dạng khác là vẽ đường đẳng trị dòng chảy
năm theo tần suất thiết kế (p = 10, 20, 50, 75, 90%...). Để thỏa mn yêu cầu thiết kế của
các công trình thủy lợi - thủy điện, các tỉnh, các cơ quan nghiên cứu và sản xuất đ vẽ
các bản đồ đẳng trị của các đặc trưng thủy văn với các thời khoảng khác nhau như
lượng dòng chảy năm, mùa lũ, mùa cạn, 1, 3, 5 tháng nhỏ nhất.

1. Các b-ớc và ph-ơng pháp sử dụng đ-ờng đẳng trị tính toán l-ợng dòng chảy năm
1) Theo yêu cầu của công trình, xác định thời khoảng t và tần suất thiết kế p. Từ vị
trí và hình dạng của lưu vực thiết kế, xác định trọng tâm của lưu vực. Tìm trọng

tâm của lưu vực có thể bằng phương pháp đơn giản là từ các hướng khác nhau vẽ
các đường cắt lưu vực thành 2 phần diện tích bằng nhau, giao điểm của các đường
đó chính là vị trí cần tìm.


85

a - tính toán thủy văn

2) Tra bản đồ đẳng trị. Từ các tần suất đ cho tra trực tiếp trên đường đẳng trị dòng
chảy năm... ta được trị số thiết kế hoặc tra các thông số thống kê trên bản đồ đẳng
trị tương ứng sau đó tính được các giá trị thiết kế.

m=

.v
n

Khi tra đường đẳng trị, nếu lưu vực nhỏ và đường đẳng trị phân bố đều trên lưu
vực có thể xác định trực tiếp từ đường đẳng trị đi qua trọng tâm lưu vực, hoặc nội suy từ
hai đường đẳng trị chạy sát trọng tâm lưu vực. Nếu lưu vực lớn hoặc đường đẳng trị
phân bố không đều thì phải dùng phương pháp bình quân có trọng số để tính đặc trưng
thiết kế từ các diện tích bộ phận.
1 ộ1
1
1
( m1 + m2 ) f1 + ( m2 + m3 ) f2 + ... + ( m n-1 + m n ) fn-1 ựỳ (2-13)

F ở2
2

2


trong đó:
F - diện tích lưu vực;

co
ld

f1, f2, ..., fn-1 - diện tích bộ phận kẹp giữa 2 đường đẳng trị.

.v
n

2. Chú ý khi dùng đ-ờng đẳng trị
1) Khi sử dụng đường đẳng trị cần tìm hiểu phương pháp vẽ chúng và số liệu sử
dụng khi vẽ, nếu có một vài bản đồ đẳng trị với ngày vẽ khác nhau thì nên chọn
bản đồ có ngày vẽ gần nhất.
2) Khi lưu vực không khép kín hoặc có điều kiện địa chất đặc biệt thì không nên sử
dụng bản đồ đẳng trị.
mi+3

w

mi
C

mi+2

w


mi+1

fi+1

mi+3

w

mi+2

m3

mi+1
m2

mi

m1

f1

m3

C
m2

m1

Hình 2-2. Xác định đặc trưng m theo bản đồ đường đẳng trị m




×