Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Bài thi liên môn giải nhì quốc gia hoạt đồng của nguyễn ái quốc 1911 1930 (1) (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.84 MB, 61 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Thực hiện cuộc vận động của Bộ Giáo Dục và Đào tạo về dạy
học theo chủ đề tích hợp trong ngành giáo dục, bản thân tôi thấy đây
là một chủ trương đúng đắn nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng dạy
học theo tinh thần Nghị quyết TW 9 – khóa XI. Hưởng ứng cuộc vận
động đó, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm trong quá
trình dạy học, học hỏi từ đồng nghiệp, tìm hiểu qua sách báo, tài liệu,
để từ đó xây dựng nên chủ đề “Hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái
Quốc từ năm 1911 đến năm 1930” và tiến hành dạy thực nghiệm ở
trường tôi công tác. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi, các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong bài viết hoàn
toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công
trình nào khác. Nếu phát hiện có sự sao chép của một cá nhân nào đó,
tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỉ luật trước
Hội đồng chấm thi.

TÁC GIẢ

1


PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC
I. LÝ DO CHỌN CHỦ ĐỀ
Trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay, do nhu cầu đổi mới về
phương pháp dạy học, sự thay đổi về chương trình, sách giáo khoa cho phù hợp
với mục tiêu đào tạo đã có tác động rất lớn đến đội ngũ giáo viên. Đa số các thầy
cô giáo đã có ý thức đổi mới giảng dạy theo tinh thần Nghị quyết TW 9 – Khóa
XI về đổi mới căn bản và toàn diện Giáo Dục và Đào tạo. Tuy nhiên bên cạnh
đó trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông còn những tồn tại và hạn chế đó là
nội dung bài giảng lịch sử còn khô khan, chưa tạo được hứng thú đối với học
sinh. Học sinh nắm kiến thức lịch sử một cách rời rạc, không xác định được mối


liên hệ giữa các tri thức lịch sử và khả năng vận dụng kiến thức liên môn trong
giải quyết các tình huống.
Dạy học theo chủ đề tích hợp là một nguyên tắc quan trọng trong dạy học
nói chung và dạy học lịch sử nói riêng, đây được coi là một quan niệm dạy học
hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất
lượng giáo dục. Dạy học tích hợp trong bộ môn lịch sử giúp học sinh nhận thức
được sự phát triển xã hội một cách liên tục, thống nhất và mối quan hệ biện
chứng giữa các lĩnh vực trong đời sống của xã hội loài người.
Khóa trình lịch sử Việt Nam từ năm 1911 đến năm 1930, là thời kì quan
trong của lịch sử dân tộc, vì đây là thời kì diễn ra các phong trào đấu tranh sôi
nổi của giai cấp tư sản, tiểu tư sản và phong trào công nhân. Đặc biệt là hoạt
động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc dẫn tới thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam, chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối cứu nước kéo dài ở Việt Nam.
Xuất phát từ thực trạng và tầm quan trọng đó, tôi đã xây dựng chủ đề “Hoạt
động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1930”, thông qua
việc vận dụng kiến thức liên môn Lịch sử, Địa lý, Văn học, Âm nhạc, GDCD và
ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy nhằm giúp cho học sinh học tập
Lịch sử một cách say mê, hứng thú. Đồng thời làm cho các em hình dung được
một cách chân thực, sinh động về những hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái
Quốc từ năm 1911 đến năm 1930. Qua đó giáo dục cho các em thái độ biết ơn,
2


quý trọng đối với Bác và nổ lực học tập, rèn luyện theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh.
II. TÊN HỒ SƠ DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỨU NƯỚC CỦA NGUYỄN
ÁI QUỐC TỪ NĂM 1911 ĐẾN NĂM 1930
III. MỤC TIÊU DẠY HỌC:

1. Kiến thức

1.1 Kiến thức Lịch sử:
- Giúp học sinh nắm được tiểu sử của Bác và hoàn cảnh Bác ra đi tìm
đường cứu nước. Sự khác nhau trong quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn
Ái Quốc so với các bậc tiền bối.
- Nêu được những hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911
đến năm 1930. Ý nghĩa của những hoạt động đó đối với quá trình chuẩn bị về
chính trị, tổ chức tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Hiểu được công lao của Nguyễn Ái Quốc đối với các mạng Việt Nam
trong giai đoạn 1911 – 1930.
1.2 Kiến thức Âm nhạc: Thông qua nghe bài hát “Thăm bến nhà Rồng” của
nhạc sĩ Trần Hoàn do ca sỹ Thái Bảo thể hiện, bằng cách gợi lại âm hưởng của
hò Nam Bộ kết hợp với lời ca “Lúc cập thuyền ai đưa tiễn Người đi. Hay chỉ
một mình Bác khăn gói biệt ly…” khắc sâu cho học sinh hình ảnh người thanh
niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước và đã được hiển
hiện trước một không gian buồn xa vắng, sâu lắng. Hình ảnh anh thanh niên
Nguyễn Tất Thành đã in đậm vào trong trí nhớ của những người con đất Việt,
Bác vĩ đại thanh tao nhưng rất gần gũi với nhân dân.
1.3 Kiến thức Địa lí: Giúp học sinh biết và hiểu được các vùng, các nước,
các châu lục mà Bác đã đến trong quá trình hoạt động cứu nước giai đoạn 1911
– 1930. Ngoài ra còn giúp các em có kiến thức vẽ lược đồ, biểu đồ về quá trình
tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc.
1.4 Kiến thức Văn học:
- Giúp học sinh hiểu được tinh thần vượt khó quyết tâm ra đi tìm đường cứu
nước của Nguyễn Tất Thành, về lối sống có hoài bão, có lý tưởng yêu nước sâu
3


sắc, là tinh thần vượt khó để thực hiện được những hoài bão lớn lao ấy của Bác
thông qua tìm hiểu câu chuyện “Đôi bàn tay”.
- Đoạn đầu của bài thơ “Người đi tìm hình của Nước” của nhà thơ Chế Lan

Viên, giúp học sinh hiểu được nỗi niềm, tình cảm, sự tự hào, hãnh diện, kính
trọng và biết ơn công lao trời bể của nhà thơ nói riêng và nhân dân Việt Nam nói
chung đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh trong hành trình suốt cuộc đời phấn đấu vì
một lý tưởng cao đẹp, từ ngày ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911). Đó là hình
ảnh của một chàng trai yêu nước tên Ba, tuổi mười tám đôi mươi đã quyết tâm
ra đi tìm con đường cứu nước, trên con tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin tại bến
cảng Sài Gòn. Với niềm xúc động chân thành, nhà thơ Chế Lan Viên đã cảm
nhận sâu sắc nỗi lòng của Người trong những ngày tháng lênh đênh trên đại
dương bao la, xa lạ. Bác đã quyết chí ra đi tìm ánh sáng cho dân tộc giữa mùa
bão tố tháng sáu với một trái tim vĩ đại mang trọn tình yêu quê hương đất nước.
1.6 Kiến thức môn Giáo dục công dân:
- Học sinh hiểu được trong chặng đường buôn ba tìm đường cứu nước, Bác đã
chọn con đường cách mạng vô sản, vì chỉ có chủ nghĩa xã hội mới thật sự coi
con người là mục tiêu phát triển của xã hội, sự phát triển của xã hội phải vì hạnh
phúc của con người.
- Qúa trình chuyển từ chủ nghĩa yêu nước chân chính sang chủ nghĩa cộng sản
trong hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc; hiểu về lí luận về chủ nghĩa
Mác –Lênin, tinh thần đoàn kết dân tộc và tinh thần đoàn kết quốc tế là sức
mạnh to lớn để chiến thắng mọi thế lực ngoại xâm.
2. Kĩ năng
2.1 Môn Lịch sử:
- Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy.
- Năng lực chuyên biệt: tái hiện kiến thức, đánh giá sự kiện lịch sử, phân
tích, vận dụng kiến thức liên môn để thấy được công lao to lớn của Nguyễn Ái
Quốc đối với cách mạng Việt Nam giai đoạn 1911- 1930.

4


- Rèn luyện kĩ năng sử dụng SGK, tài liệu tham khảo, quan sát tranh ảnh,

lược đồ, xem video, đóng kịch, thuyết trình… để hiểu và nhận thức được các sự
kiện lịch sử về hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc giai đoạn 1911 – 1930.
2.2. Môn Âm nhạc:
- Kĩ năng nghe và phân biệt tên các tác phẩm, tác giả, thể loại âm nhạc
thông qua nghe bài hát “ Thăm bến Nhà Rồng” của nhạc sỹ Trần Hoàn do ca sỹ
Thái Bảo thể hiện.
- Hát đúng giai điệu và lời bài hát “ Thăm bến Nhà Rồng” của nhạc sỹ Trần
Hoàn, thể hiện đúng những chỗ đảo phách có trong bài hát. Luyện tập cách hát
hòa giọng, hát lĩnh xướng.
2.3. Môn Địa lí: Qua bài học giúp học sinh có kĩ năng quan sát, kĩ năng vẽ
lược đồ, biểu đồ, kĩ năng thuyết trình các sự kiện lịch sử về hoạt động cứu nước
của Nguyễn Ái Quốc trên lược đồ.
2.4. Môn Văn học:
- Giúp cho học sinh có kĩ năng đọc, hiểu và cảm thụ văn học thông qua tìm
hiểu đoạn thơ đầu trong bài thơ“Người đi tìm hình của nước” của nhà thơ Chế
Lan Viên.
- Kĩ năng tóm tắt nội dung cốt chuyện, phân biệt thể loại, từ đó phân tích cốt
chuyện, nhân vật trong câu chuyện “Đôi bàn tay”, để thể hiện kĩ năng đóng vai
đúng phong cách và trạng thái, biểu cảm của các nhân vật trong câu chuyện.
2.5. Môn Giáo Dục công dân: Hình thành cho học sinh hành vi đạo đức theo
tấm gương của Bác, nhận thức đúng đắn trong việc tôn trọng, giữ gìn và phát
huy những phẩm chất, đạo đức của Bác. Biết quan sát, tìm hiểu, bước đầu phân
tích những hành vi ứng xử của bản thân đối với những người xung quanh trong
cuộc sống hằng ngày so với các chuẩn mực đạo đức của Bác.
3. Thái độ, tư tưởng
3.1 Môn Lịch sử
- Giáo dục cho học sinh tin tưởng vào đường lối cứu nước theo con đường
cách mạng vô sản mà Bác đã lựa chọn, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng

5



Cộng sản Việt Nam đối với công cuộc đổi mới và xây dựng Tổ quốc Việt Nam
XHCN hiện nay.
- Biết quý trọng với những cống hiến to lớn của Bác đối với cách mạng
Việt Nam. Tự hào về những di sản tư tưởng, văn hóa, lịch sử… mà Bác đã để lại
cho thế hệ trẻ hôm nay.
3.2 Môn Âm nhạc: Thông qua nghe bài hát “ Thăm Bến Nhà Rồng” giáo dục
cho các em học sinh lòng kính yêu và khâm phục về ý chí ra đi tìm đường cứu
nước của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành. Từ đó các em có tinh
thần yêu nước, tinh thần xung kích của tuổi trẻ trong việc tham gia các hoạt
động của nhà trường và địa phương nhằm làm nhiều việc tốt theo gương của
Bác.
3.3 Môn Địa lí: Giáo dục cho học sinh có ý thức trách nhiệm trong việc giữ
gìn và bảo vệ cương vực lãnh thổ trên đất liền, trên biển và vùng trời của Tổ
quốc; ý thức bảo vệ, dìn giữ các di tích lịch sử văn hóa, danh thắng, bảo tàng
lịch sử gắn liền với cuộc đời và hoạt động cách mạng của Bác.
3.4 Môn Văn học:
Giáo dục cho học sinh tinh thần vượt khó, lối sống có hoài bão, có lý
tưởng theo gương Bác Hồ.
Lòng tự hào, hãnh diện, kính trọng và biết ơn công lao trời bể của Chủ tịch
Hồ Chí Minh với cách mạng Việt Nam.
3.5 Môn Giáo dục công dân: Hình thành cho học sinh thái độ tôn trọng đạo
đức của Bác, ý thức giữ dìn và phát huy tư tưởng đạo đức của Bác, đặc biệt là
hưởng ứng thực hiện cuộc vận động học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh theo Chỉ thị 03- CT/TW của Bộ Chính trị và Kế hoạch 03- KH/TW của
Ban Bí thư khóa XI, chủ đề năm 2015 là học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh: về trung thực, trách nhiệm; gắn bó với Nhân dân; đoàn kết, xây
dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Từ đó các em vận dụng các vấn đề đã học
vào trong thực tiễn cuộc sống, hình thành hành vi và thói quen phù hợp với

những giá trị đạo đức xã hội; thống nhất giữa nhận thức và hành vi, phát triển ở
các em những tình cảm, niềm tin, biết yêu cái tốt, cái đẹp; không đồng tình với
6


các hành vi, việc làm tiêu cực.
2. Học sinh cần vận dụng kiến thức những môn học sau để giải quyết các
nội dung của chủ đề
2.1. Môn Lịch sử:
- Học sinh phải có năng lực tái hiện kiến thức, đánh giá, phân tích các sự kiện
lịch sử thông qua học mục III.2. Buổi đầu họat động của Nguyễn Ái Quốc
(1911-1918) - bài 24 - Lịch sử lớp 11(chương trình chuẩn); mục II.3. Hoạt động
của Nguyễn Ái Quốc - Bài 12, mục I.1 Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên,
mục II.2. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam - Bài 13 - Lịch sử lớp 12
(chương trình chuẩn) và các tài liệu Lịch sử khác viết về Bác để nắm được tiểu
sử, hoàn cảnh Bác ra đi tìm đường cứu nước; quá trình chuẩn bị về chính trị, tổ
chức và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Học sinh vận dụng năng lực tư duy để đánh giá, nhận xét, bình luận… những
sự kiện lịch sử mà các em được nghe giảng và thông qua các câu hỏi của giáo
viên để thấy được vai trò của Bác đối với cách mạng Việt Nam giai đoạn 1911 –
1930.
2.2. Môn Văn học:
- Học sinh phải vận dụng năng lực bộ môn thông qua học bài “Một số thể loại
văn học: Thơ, truyện”; bài “Một số thể loại văn học: Kịch, nghị luận” – Lớp
11(chương trình chuẩn) để nắm được nội dung cốt chuyện, thể loại chuyện, từ
đó phân tích và hiểu được trạng thái nhân vật trong câu chuyện “Đôi bàn tay”,
trích Thư ký Bác Hồ kể chuyện trang 380, 381, tác giả Vũ Kỳ, NXB chính trị
Quốc gia. Để tham gia đóng vai thể hiện đúng phong cách và trạng thái, biểu
cảm của các nhân vật trong câu chuyện.
- Học sinh phải hiểu được bối cảnh sáng tác, nội dung bài thơ “Người đi tìm

hình của Nước” của nhà thơ Chế Lan Viên đặc biệt là 8 khổ thơ đầu, từ đó các
em vận dụng năng lực phân tích, đánh giá để thấy được nỗi niềm, tình cảm, sự
tự hào, hãnh diện, kính trọng và biết ơn công lao trời bể của nhà thơ nói riêng và
nhân dân Việt Nam nói chung đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh trong hành trình ra
đi tìm đường cứu nước.
7


2.3. Môn Âm nhạc: Học sinh phải vận dụng năng lực nghe và cảm thụ thể loại
âm nhạc cách mạng để từ đó thuộc lời ca khúc “Thăm Bến Nhà Rồng” của nhạc
sĩ Trần Hoàn do ca sĩ Thái Bảo thể hiện nhằm khắc sâu hình ảnh của người
thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
2.4. Môn Địa lí: Học sinh phải vận dụng kiến thức bộ môn cụ thể là ở Bài 3 –
tiết 3 - Thực hành vẽ lược đồ; Bài 13 - Đọc bản đồ địa hình, điền vào lược đồ
trống - Địa lí lớp 12 (chương trình chuẩn) để biết được kí hiệu, tỉ lệ, cách thuyết
trình trên lược đồ đặc biệt các em cần vận dụng kĩ năng vẽ lược đồ để thực hành
vẽ lược đồ thế giới nằm ngang bằng hệ thống ô vuông và các điểm, các đường
tạo khung về hành trình cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm
1930.
2.5. Môn GDCD:
- Học sinh vận dụng năng lực tư duy biện chứng thông qua học bài 9:“Con
người là chủ thể của lịch sử và là mục tiêu phát triển xã hội”; bài 14: Công dân
với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc – Lớp 10 (chương trình chuẩn) để
phân tích, đánh giá con đường cách mạng vô sản mà Bác đã lựa chọn khác so
với con đường cách mạng tư sản như thế nào, từ đó các em tin tưởng theo con
đường cách mạng vô sản.
- Vận dụng kỹ năng trình bày nói và viết, đặc biệt là kỹ năng thực hành, vận
dụng các vấn đề đã học vào trong thực tiễn thực để hưởng ứng thực hiện cuộc
vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh phù hợp với lứa
tuổi.

IV. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC:
Mô tả về đối tượng học sinh
Đối tượng dạy học là học sinh khối 12 gồm các lớp 12A2, 12A3, 12A4
Lớp
12A2
12A3
12A4

Sỹ số
45
45
45

Giỏi
3
6
2

Học lực thuộc bộ môn Lịch sử
Khá
TB
Yếu
17
20
5
19
17
3
16
20

7

Kém
0
0
0

8


Với đối tượng học sinh như trên tôi vận dụng phương pháp giảng dạy
phù hợp với trình độ của từng đối tượng cụ thể như sau:
Đối với học sinh khá, giỏi: Tôi tạo cho các em một tâm thế hứng khởi khi
vào giờ học để kích thích sự tích cực, hào hứng, thoải mái trong học tập. Lựa
chọn những kiến thức cơ bản, cốt lõi và phân tích một cách sâu sắc để giúp học
sinh nhận thức tốt. Mở rộng, nâng cao một số kiến thức cơ bản để làm phong
phú thêm nội dung bài học, đặt ra những câu hỏi, những bài tập có độ khó để
kích thích học sinh tìm tòi, sfuy nghĩ. Rèn luyện cho các em phương pháp tự
học, tự nghiên cứu.
Với học sinh trung bình và yếu, kém: Không đưa ra những kiến thức khó,
phức tạp, rườm rà. Phải tìm những phương pháp tối ưu trong việc giúp học sinh
lĩnh hội kiến thức. Cố gắng khơi dậy sự tự tin trong mỗi em học sinh. Không đặt
ra những câu hỏi quá khó. Cần đưa ra những câu hỏi nhẹ nhàng, đơn giản để
khuyến khích học sinh trả lời và tích cực học tập.
V. Ý NGHĨA CỦA BÀI HỌC
Giúp học sinh tích lũy được vốn kiến thức phong phú, sinh động về những
hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1930, thông qua
những kiến thức liên môn Lịch sử, Địa lí, Văn học, Âm nhạc, GDCD trong
chương trình giáo dục THPT.
Hình thành ở các em thái độ biết ơn, quý trọng đối với Bác, từ đó giúp các

em nổ lực trong học tập, rèn luyện, để trở thành những công dân phát triển toàn
diện, đóng góp sức mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Thông qua giảng dạy chủ đề nhằm lồng gép tuyên truyền cho học sinh hưởng
ứng thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh theo Chỉ thị 03- CT/TW của Bộ Chính trị và Kế hoạch 03- KH/TW của
Ban Bí thư khóa XI, chủ đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh năm 2015 hướng vào 3 nội dung lớn là: trung thực, trách nhiệm; gắn bó
với Nhân dân; đoàn kết, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh với những công
việc cụ thể thiết thực như tham gia các phong trào đền ơn đáp nghĩa, phong trào
9


tình nguyện, hoạt động tuyên truyền về chủ quyền biển đảo quê hương, phong
trào “góp đá xây Trường Sa”…để từ đó các em nổ lực phấn đấu được đứng vào
hàng ngũ của Đảng.
VI. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
- Hình ảnh về ngôi nhà của gia đình Bác ở Nghệ An, chân dung cụ
Nguyễn Sinh Sắc, bà Hoàng Thị Loan nhằm giúp học sinh nắm được tiểu sử của
Bác.
- Hình ảnh Bến cảng Nhà Rồng, tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin, lớp Huấn
luyện đào tạo cán bộ, Hội nghị thành lập Đảng… nhằm giúp học sinh hiểu được
nơi Bác ra đi tìm đường cứu nước, quá trình chuẩn bị về tổ chức và thành lập
Đảng CSVN.
- Chân dung lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Lược đồ “Quá trình hoạt động của
Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 – 1930” nhằm giúp học sinh nắm được các vùng,
các địa điểm, các châu lục mà Nguyễn Ái Quốc đã đến trong quá trình hoạt động
cứu nước.
- Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 11, lớp 12 (chương trình chuẩn); tài

liệu chuẩn kiến thức kĩ năng môn Lịch sử lớp 11, lớp 12 (chương trình chuẩn);
Sách giáo khoa môn GDCD lớp 10 (chương trình chuẩn); tài liệu chuẩn kiến
thức kĩ năng môn GDCD lớp 10 (chương trình chuẩn); Sách giáo khoa môn Ngữ
văn – Lớp 11 (chương trình chuẩn); tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ
văn lớp 11 (chương trình chuẩn); Sách giáo khoa môn Địa lí lớp 12 (chương
trình chuẩn); tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng môn Địa lí lớp 12 (chương trình
chuẩn) để làm rõ lòng yêu nước nồng nàn, ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu
nước, những hoạt động cứu nước và vai trò của Bác đối với đối với cách mạng
Việt Nam từ năm 1911 đến năm 1930.
- Tài liệu tham khảo các môn Lịch sử, Địa lí, Văn học, Âm nhạc, GDCD có
liên quan nhằm làm phong phú, sinh động nội dung bài giảng.
- Tài liệu Chỉ thị 03- CT/TW của Bộ Chính trị và Kế hoạch 03- KH/TW của
Ban Bí thư khóa XI về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:
10


trung thực, trách nhiệm; về gắn bó với Nhân dân; về đoàn kết, xây dựng Đảng
trong sạch, vững mạnh. Nhằm lồng gép giáo dục cho học sinh hưởng ứng thực
hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo
chủ đề năm 2015 đó là: trung thực, trách nhiệm; gắn bó với Nhân dân; đoàn kết,
xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
- Ứng dụng công nghệ thông tin được thể hiện qua việc sử dụng nguồn tài liệu
trên các trang web, chủ yếu là trang wikipedia về các hình ảnh, video cuộc đời
và thân thế, sự nghiệp hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh phần một; video bài
hát Thăm bến Nhà Rồng do ca sỹ Thái Bảo thể hiện được trình chiếu trên phần
mềm PowerPoint; video học sinh đóng vai dựa theo nội dung câu chuyện “Đôi
bàn tay” nhằm giúp học sinh thấy được lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh cho
độc lập tự do của Bác Hồ kính yêu để từ đó các em nổ lực trong học tập và rèn
luyện theo tấm gương đạo đức của Bác. Ứng dụng phần mềm iMinMap 5 để vẽ
sơ đồ tư duy nhằm củng cố nội dung chủ đề.

2. Đối với học sinh:
- Vở để ghi chép nội dung bài giảng; sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 11, lớp 12
(chương trình chuẩn); Sách giáo khoa môn GDCD lớp 10 (chương trình chuẩn);
Sách giáo khoa môn Ngữ văn – Lớp 11 (chương trình chuẩn); Sách giáo khoa
môn Địa lí lớp 12 (chương trình chuẩn) để hoàn thành các nội dung học tập.
- Tài liệu tham khảo các môn Lịch sử, Địa lí, Ngữ văn, GDCD, Âm nhạc theo
giới thiệu của gáo viên để xây dựng bài học, đóng vai, thảo luận nhóm; phiếu
học tập do giáo viên phát nhằm hoàn thành các nội dung học tập theo yêu cầu
của giáo viên.
VII. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Mục tiêu
- Giúp học sinh hiểu được tiểu sử của Bác và hoàn cảnh Bác ra đi tìm đường
cứu nước.

11


- Nêu được những hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911
đến năm 1930. Ý nghĩa của những hoạt động đó đối với quá trình chuẩn bị về
chính trị và tổ chức tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Hiểu được vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với các mạng Việt Nam trong
giai đoạn 1911 – 1930. Sự khác nhau trong quá trình tìm đường cứu nước của
Nguyễn Ái Quốc so với các bậc tiền bối.
2. Bảng mô tả phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
Mức độ
nhận thức

Kiến thức, kĩ năng

PP/KT dạy học


- Vài nét về tiểu sử và hoàn
cảnh Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm - GV sử dụng
phương pháp
đường cứu nước.
thuyết trình, sử
- Trình bày được cuộc hành trình
Nhận biết
dụng đồ dùng trực
cứu nước của Nguyễn Ái Quốc
quan, thảo luận cả
từ năm 1911 đến năm 1930 và ý
lớp
nghĩa của những hoạt động đó.

- Hiểu được những kết luận của
Nguyễn Ái Quốc trong quá trình
hoạt động cứu nước giai đoạn
1911 – 1917.
Thông
hiểu

- Qúa trình chuẩn bị về chính trị
tổ chức và thành lập Đảng Cộng
sản Việt Nam.

GV nêu vấn đề, tổ
chức HS thảo luận
theo nhóm, hướng
dẫn hiểu vấn đề,

mối liên hệ giữa
các sự kiện lịch sử,
lí giải vấn đề đặt
ra.

Hình
thức dạy
học

Hoạt
động cá
nhân

Hoạt cả
lớp, động
nhóm

Giải thích được nét độc đáo nét GV nêu vấn đề,
độc đáo trong hoạt đông cứu hướng dẫn phân
tích vấn đề, biết so
Vận dụng nước của Nguyễn Ái Quốc so
sánh các sự kiện
với các bậc tiền bối.
thấp
lịch sử, rèn luyện
HS phương pháp tự
học.

Hoạt
động cả

lớp

Vận dụng - Đánh giá được vai trò to lớn GV nêu vấn đề, tổ
cao
của Nguyễn Ái Quốc đối với chức cho cả lớp

Hoạt
động
12


Mức độ
nhận thức

Kiến thức, kĩ năng

PP/KT dạy học

thảo luận, hướng
cách mạng Việt Nam giai đoạn dẫn HS đánh giá
vấn đề, biết đưa ra
1911 đến năm 1930.
đánh giá, liên hệ
- Lý giải được công lao nào to
thực tiễn quan
lớn nhất. Vì sao?
điểm, hướng dẫn
HS phương pháp tự
học.


Hình
thức dạy
học

nhóm, cả
lớp

3. Tiến trình dạy học
3.1. Ổn định tổ chức lớp
3.2. Kiểm tra bài cũ:
Giáo viên đặt câu hỏi: Nêu tình hình phân hóa xã hội Việt Nam trong
Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914 – 1918).
Đáp án: Chính sách cai trị và những biến động về kinh tế ở Việt Nam
trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất đã đẩy nhanh sự phân hóa xã hội
cụ thể là:
+ Nông dân bị kiệt quệ, bần cùng…
+ Tầng lớp tiểu tư sản thành thị tăng nhanh về số lượng nhưng bị chèn ép,
bạc đãi, nguy cơ bị thất nghiệp…
+ Tư sản Việt Nam phát triển cả về số lượng và thế lực kinh tế…
+ Giai cấp công nhân tăng nhanh về số lượng, vừa ra đời công nhân Việt
Nam đã tiếp thu truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất của dân tộc…
- Sau khi HS trả lời, GV nhận xét cho điểm và chuyển sang nội dung bài
mới.
3.3. Dạy bài mới:
Giáo viên dẫn dắt: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp
đã tác động lớn đến tình hình kinh tế đặc biệt thúc đẩy sự phân hóa xã hội Việt
Nam ngày càng sâu sắc. Trong bối cảnh đó phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta
tiếp tục phát triển theo nhiều con đường khác nhau. Đến khi Nguyễn Ái Quốc
tìm ra con đường cứu nước cho nhân dân Việt Nam thì lịch sử bước sang một
trang mới, đánh dấu những thắng lợi quan trọng của cách mạng. Vậy quá trình

tìm đường cứu nước, sự chuẩn bị về chính trị, tổ chức và tiến tới thành lập Đảng
Cộng sản Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc đã diễn ra như thế nào? Nguyễn Ái
Quốc có vai trò như thế thế nào đối với cách mạng Việt Nam giai đoạn từ năm
1911 đến năm 1930? Chúng ta cùng đi vào tìm hiểu chủ đề: Hoạt động cứu
nước của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1930.

13


Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân

Chuẩn kiến thức cần đạt
1. Qúa trình tìm đường

- GV chiếu hình ảnh ngôi nhà của Bác ở Nghệ An cứu nước của Nguyễn Ái
trên màn hình (xem ở phụ lục 1) và đặt câu hỏi: Quốc từ 1911 đến 1920
Em có biết gì về ngôi nhà trên?

* Vài nét về tiểu sử:

- Sau khi HS trả lời. GV kết luận: Đây là ngôi nhà
của gia đình Bác ở Nghệ An và trong ngôi nhà + Nguyễn Ái Quốc hồi còn
tranh đơn sơ nhưng rất ngăn nắp, một con Ngưới nhỏ tên là Nguyễn Sinh
lớn có trái tim bao la đã ra đời đó là Chủ tịch Hồ Cung, sinh ngày 19/5/1890
Chí Minh của chúng ta. Đến đây GV hỏi: Vậy em trong một gia đình trí thức
hãy nêu những hiểu biết của mình về Chủ tịch Hồ yêu nước.
Chí Minh
- HS theo dõi SGK và dựa vào những hiểu biết
của mình để trả lời.

- GV trình chiếu hình ảnh Nguyễn Ái Quốc trên
màn hình và thuyết trình: Nguyễn Ái Quốc tên
thật là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19/5/1890 tại
Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. Cha là Nguyễn
Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan. Sinh ra trong

+ Quê hương: Kim Liên,
Nam Đàn, Nghệ An - một
vùng quê có truyền thống
đấu tranh.

một gia đình nhà Nho yêu nước, lớn lên tại một
miền quê có truyền thống đấu tranh cách mạng.
+ Cha là Nguyễn Sinh Sắc,
Sau đó GV chiếu hình ảnh cụ Nguyễn Sinh Sắc,

mẹ là bà Hoàng Thị Loan

bà Hoàng Thị Loan trên màn hình (xem ở phụ lục
1) và giới thiệu đôi nét về tiểu sử cụ Nguyễn Sinh
Sắc, bà Hoàng Thị Loan.
- HS nghe và ghi những ý chính.

→ Người sớm có tinh thần
yêu nước và ý chí cứu
nước.

Hoạt động 2: Cả lớp và cá nhân
14



- GV hỏi: Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu * Hoàn cảnh Người ra đi
nước trong hoàn cảnh nào?

tìm đường cứu nước

- HS dựa vào những gợi ý của giáo viên và SGK
để trả lời câu hỏi.
- Sau khi HS trả lời GV nhận xét và chốt ý: Năm
1858, thực dân Pháp nổ tiếng súng đầu tiên ở Đà + Năm 1858, thực dân Pháp
Nẵng báo hiệu thời kì xâm lược nước ta. Trước nổ súng xâm lược nước ta.
tình hình đó triều Nguyễn đi từ nhượng bộ này Triều Nguyễn đi từ nhượng
đến nhượng bộ khác rồi lần lượt chấp nhận sự cai bộ này đến nhượng bộ khác
trị của thực dân Pháp trên đất nước ta. Tuy vậy, rồi lần lượt chấp nhận sự
nhân dân ta vẫn luôn đứng lên đấu tranh chống cai trị của thực dân Pháp
thực dân Pháp xâm lược, tiêu biểu cho là phong trên đất nước ta.
trào Cần Vương; phong trào của các văn thân, sĩ
phu yêu nước đầu thế kỉ XX theo khuynh hướng
dân chủ tư sản, nhưng đều bị thất bại. Cách mạng
Việt Nam đang bị khủng hoảng về đường lối cứu
nước. Đứng trước hoàn cảnh nước mất nhà tan lại
được chứng kiến những cuộc đấu tranh yêu nước
của các bậc tiền bối bị thất bại, Nguyễn Ái Quốc
đã quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước cho dân
tộc Việt Nam.
- Để khắc sâu cho HS thấy được lòng yêu nước
nồng nàn và quyết chí ra đi tìm đường cứu nước
của Nguyễn Ái Quốc. GV yêu cầu HS vận dụng
kiến thức Văn học thông qua học bài “Một số thể
loại văn học: Thơ, truyện”; bài “Một số thể loại

văn học: Kịch, nghị luận” – Lớp 11(chương trình
chuẩn) để tham gia đóng vai theo nội dung câu
chuyện “Đôi bàn tay”
GV phân công nhiệm vụ cho 3 HS:

+ Nhân dân ta đứng lên đấu
tranh chống thực dân Pháp
xâm lược. Tiêu biểu là
phong trào Cần Vương cuối
thế kỉ XIX. Nhưng cuối
cùng phong trào Cần
Vương thất bại.

+ Tiếp theo là phong trào
của các văn thân, sĩ phu yêu
nước đầu thế kỉ XX theo
khuynh hướng dân chủ tư
sản, cũng bị thất bại.
15


+ Một HS trong vai trò là người dẫn chuyện

+ Cách mạng Việt Nam

+ Một HS đóng vai anh Văn Ba

đang bị khủng hoảng về

+ Một HS đóng vai anh Tư Lê.


đường lối cứu nước.

Việc phân công đóng vai, GV tiến hành sau khi
học xong nội dung bài trước để HS về nhà tóm tắt
nội dung câu chuyện, đọc lời thoại, thể hiện hành
động, biểu cảm của các nhân vật.
- Nội dung câu chuyện và sự phân công đóng vai
như sau:
+ HS trong vai trò là người dẫn chuyện: Năm
1911, năm ấy Bác còn trẻ lắm khoảng 21 tuổi.
Một hôm anh Ba – tên của Bác hồi ấy, cùng với
một người bạn đi dạo khắp thành phố Sài Gòn.
Rồi bỗng đột nhiên anh Ba hỏi anh Lê

+ Trong bối cảnh đó,
Nguyễn Ái Quốc quyết định
đi sang phương Tây tìm
đường cứu nước.

+ HS đóng vai anh Văn Ba: Anh Lê, anh có yêu
nước không?
+ HS đóng vai anh Tư Lê: Tất nhiên là có chứ!
+ HS đóng vai anh Văn Ba: Anh có thể giữ bí mật
không?
+ HS đóng vai anh Tư Lê: Có
+ HS đóng vai anh Văn Ba: Tôi muốn đi ra nước
ngoài, xem nước Pháp và các nước khác họ làm
cách mạng như thế nào? Sau khi xem xét họ, Tôi
sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng đi một

mình, thật ra cũng có nhiều mạo hiểm, ví như đau
ốm… Anh muốn đi với tôi không?
+ HS đóng vai anh Tư Lê: Nhưng bạn ơi! Chúng
ta lấy đâu ra tiền mà đi?
+ HS đóng vai anh Văn Ba: Đây, tiền đây – anh
Ba vừa nói vừa giơ hai bàn tay. Chúng ta sẽ làm
16


việc, chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì mà sống và để
đi. Anh cùng đi với tôi chứ?
+ HS trong vai trò là người dẫn chuyện: Bị lôi
cuốn vì lòng hăng hái của Bác, người bạn đồng ý. + Ngày 5/6/1911, Nguyễn
Nhưng khi suy nghĩ kĩ về cuộc đi có vẽ phiêu lưu, Ái Quốc rời cảng Nhà Rồng
anh Lê không có đủ can đảm để giữ lời hứa. Còn ra đi tìm đường cứu nước.
Bác đã ra đi nước ngoài tìm đường cứu nước
bằng chính đôi bàn tay của mình.
Lưu y: Xem HS đóng vai câu chuyện “Đôi bàn
tay” ở thư mục video
Sau khi HS hoàn thành nội dung đóng vai trước
lớp. GV gọi 1 đến 2 HS nhận xét. GV nhận xét
cho điểm và đặt câu hỏi: Em có cảm nhận như thế
nào sạu khi xem xong vỡ kịch “Đôi bàn tay”?
- Sau khi HS trả lời GV chốt ý: Câu chuyện thể
hiện tinh thần quyết chí, không sợ gian lao vất
vã của anh Văn Ba khi đi ra nước ngoài tìm
đường cứu nước.
- GV chiếu ảnh con tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rêvin và Bến cảng Nhà Rồng trên màn hình và
giới thiệu đôi nét về con tàu Đô đốc La-tu-sơ
Tơ-rê-vin và Bến cảng Nhà Rồng nơi Bác ra

đi tìm đường cứu nước (xem ở phụ lục 2)
- Để học sinh thấy được nỗi niềm, tình cảm, sự
kính trọng và biết ơn của nhân dân ta đối với Bác
khi ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc, GV tiếp
tục vận dụng kiến thức môn Ngữ văn bằng cách
gọi 1 HS đọc 8 khổ thơ đầu trong bài thơ: “Người
đi tìm hình của nước” của nhà thơ Chế Lan Viên
cho cả lớp nghe:
17


Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi
Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác
Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất
Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre
Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ
Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương
Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở
Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương

* Qúa trình tìm đường cứu
nước

18


- Sau đó GV hỏi: Em có cảm nhận như thế nào
khi nghe xong đoạn thơ của nhà thơ Chế Lan Viên
đã viết về Bác?


- Năm 1911 - 1917, Người
bôn ba qua nhiều nước, làm
nhiều nghề, tiếp xúc với
nhiều người.

Sau khi HS trả lời GV kết luận: Đoạn thơ nhằm
khắc sâu hình ảnh của một chàng trai yêu nước tên
Ba, tuổi mười tám đôi mươi đã quyết tâm ra đi tìm - Người khẳng định ở đâu
bọn đế quốc cũng tàn bạo,
con đường cứu nước, trên con tàu Đô đốc La-tusơ Tơ-rê-vin tại bến cảng Sài Gòn. Với niềm xúc

độc ác; ở đâu người lao

động chân thành, nhà thơ Chế Lan Viên đã cảm

động cùng bị áp bức, bóc

nhận sâu sắc nỗi lòng của Người trong những

lột dã man.

ngày tháng lênh đênh trên đại dương bao la, xa lạ.

Hoạt động 3: Cả lớp và cá nhân
- GV sử dụng phiếu học tập (theo mẫu) và yêu cầu
HS đọc SGK để hoàn thành các nội dung theo
phiếu học tập
Thời gian

Sự kiện


1917
6/1919
7/1920
12/1920
- Sau khi HS hoàn thành nội dung, GV gọi HS
trình bày. Yêu cầu HS khác nhận xét.
- Sau đó GV sử dụng lược đồ giáo khoa điện tử
soạn trên phần mềm PowerPoint về “Hành trình
tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ năm
1911 đến năm 1930”, nhằm hệ thống kiến thức.
19


(xem ở phụ lục 3)
- Để khai thác kiến thức trên lược đồ GV yêu cầu
học sinh vận dụng kiến thức môn Địa lí thông qua
học bài 13 - Đọc bản đồ địa hình, điền vào lược
đồ trống - Địa lí lớp 12 (chương trình chuẩn) như
sau:
+ GV chiếu lược đồ trên màn hình, yêu cầu HS
quan sát lược đồ, chú giải các ký hiệu, màu sắc, tỉ
lệ và giới thiệu khái quát lược đồ.
+ Sau đó yêu cầu HS dựa vào kiến thức ở SGK,
nội dung tóm tắt theo phiếu học tập. Hãy trình
bày những hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái
Quốc từ năm 1911 đến năm 1920 trên lược đồ.
+ GV gọi 1 HS lên bảng thuyết trình kết hợp với
chỉ trên lược đồ.
+ Gọi các HS khác nhận xét phần trình bày của

bạn, bổ sung những nội dung còn thiếu.
- Sau đó GV chốt ý kết hợp chỉ trên lược đồ: Năm
1912, Nguyễn Tất Thành rời Pháp đi vòng Châu
Phi trên một chuyến tàu chở hàng. Một lần tàu ghé
Đeca (Dakar) thủ đô nước Xênêgan (Sénégal) ở
phía tây Châu Phi, vào lúc đó sóng biển dữ dội,
tàu vật lộn mãi với sóng gió vẫn không vào được
bờ và cũng không thể thả ca nô xuống được. Bọn
chủ tàu đứng trên bờ bắt người da đen bản xứ thay - Năm 1917, Nguyễn Ái
nhau nhảy xuống biển, bơi ra để liên lạc với tàu.

Quốc trở lại Pháp. Tại đây,

Họ đã bị sóng biển cuốn trôi một cách tàn nhẫn.

Người tích cực hoạt động tố

Nguyễn Tất Thành rất xúc động và khóc trước

cáo thực dân Pháp và tuyên

cách đối xử dã man của bọn thực dân da trắng đối

truyền cho cách mạng Việt

với người dân thuộc địa. Nguyễn Tất Thành tiếp

Nam, tham gia vào phong
20



tục đi Máctiních (Martinique) (Trung Mỹ),

trào công nhân Pháp.

Urugoay và Áchentina (Nam Mỹ), và dừng chân
lại ở Mỹ vào cuối năm 1912. Tại đây, Nguyễn Tất
Thành có dịp tìm hiểu cuộc đấu tranh giành độc
lập của nhân dân Mỹ, đọc bản Tuyên ngôn độc lập
nổi tiếng của nước Mỹ. Giữa năm 1913, Nguyễn
Tất Thành theo con tàu rời Mỹ trở về Lơhavơ đi
Anh. Những năm tháng sống ở nước Anh, Nguyễn
Tất Thành đã tích lũy được thêm những hiểu biết

- Ngày 18/6/1919, Người

về chế độ chính trị của xã hội tư sản, trang bị cho

thay mặt những người Việt

mình một kiến thức khá vững vàng về tiếng Anh – Nam yêu nước gửi đến Hội
một công cụ quan trọng trong giao tiếp và đấu

nghị Vécxai bản yêu sách

tranh chính trị. Cuối năm 1917, Nguyễn Tất

của nhân dân An Nam đòi

Thành trở lại nước Pháp và cư trú ở Paris, Nguyễn các quyền tự do, dân chủ,

Tất Thành tham gia hoạt động trong phong trào

nhưng không được chấp

công nhân và tham gia Đảng xã hội.

nhận.

- GV nhấn mạnh nước Pháp là nơi mà Bác đã lâu
lại và hoạt động nhiều nhất trong giai đoạn này.
Đến đây GV đặt câu hỏi: Vì sao trong gian đoạn

- Tháng 7/1920, Nguyễn Ái

này Nguyễn Ái Quốc chủ yếu hoạt động ở Pháp?

Quốc đọc bản sơ thảo luận

Sau khi HS trả lời. GV chốt ý: Vì nước Pháp là cương về vấn đề dân tộc và
nơi diễn ra cuộc CMTS năm 1789 với khẩu hiệu thuộc địa của Lênin. Người
nổi tiếng: Tự Do - Bình Đẳng – Bác Ái; nơi có tìm ra con đường cho cách
phong trào công nhân phát triển; là nước thực dân mạng Việt Nam đó là con
xâm lược Việt Nam…

đường cách mạng vô sản

Sau đó GV nhấn mạnh các sự kiện cơ bản sau:
- Nguyễn Ái Quốc gửi Bản yêu sách của nhân dân
An Nam tới Hội nghị Vécxai: Bản yêu sách của
nhân dân thuộc địa không được hội nghị chấp

nhận, Người nhận ra rằng “muốn được giải phóng
21


các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào lực lượng
của bản thân mình”.
- Phân tích những cảm xúc của Nguyễn Ái Quốc
khi đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương
về vấn đề dân tộc và thuộc địa” (7/1920) của
Lênin: “Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi
một mình trong buồng mà tôi nói to như đang nói
trước quần chúng đông đảo – Hỡi đồng bào bị
đọa đầy, đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng
ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”.
- GV hỏi: Sự kiện Nguyễn Ái Quốc đọc bản sơ
thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa
của Lênin có ý nghĩa như thế nào?

- Tháng 12/1920, Nguyễn

- Sau khi HS trả lời. GV chốt ý: Người đã tìm ra Ái Quốc dự Đại hội lần thứ
con đường cho cách mạng Việt Nam đó là con XVIII của Đảng xã hội
đường cách mạng vô sản. Sau đó GV yêu cầu HS Pháp ở Tua. Người bỏ
vận dụng kiến thức môn GDCD thông qua học bài phiếu tán thành Quốc tế
9: “Con người là chủ thể của lịch sử và là mục Cộng sản, gia nhập Đảng
tiêu phát triển xã hội” – Lớp 10 (chương trình cộng sản pháp, trở thành
chuẩn) để giải thích vì sao Bác lại chọn con người cộng sản Việt Nam
đường CMVS?

đầu tiên.


Sau khi HS trả lời. GV chốt ý: Xã hội loài người
đã trải qua 5 chế độ xã hội, nhưng chỉ có chủ
nghĩa xã hội mới thật sự coi con người là mục tiêu
phát triển của xã hội. Xây dựng một xã hội theo
mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân
chủ, văn minh”, mọi người có cuộc sống ấm no, tự
do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá
nhân là mục tiêu cao cả của chủ nghĩa xã hội ở
nước ta hiện nay.
22


- Sự kiện tháng 12/1920, Nguyễn Ái Quốc dự Đại
hội lần thứ XVIII của Đảng xã hội Pháp ở Tua.
Người bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản, gia
nhập Đảng cộng sản pháp, trở thành người cộng
sản Việt Nam đầu tiên.
- GV hỏi: Vì sao nói sự kiên nay đánh dấu
Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước chân
chính sang chủ nghĩa cộng sản
- GV gợi ý HS vận dụng kiến thức môn GDCD ở
bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo 2. Sự chuẩn bị về chính
vệ Tổ quốc – lớp 10 (chương trình chuẩn) để làm trị, tổ chức và thành lập
rõ khái niệm chủ nghĩa yêu nước chân chính và Đảng Cộng sản Việt Nam
CNCS cụ thể:

từ năm 1921 đến năm

- Lòng yêu nước là gì?


1930

- Chủ nghĩa quốc tế cộng sản thể hiện như thế
nào?
Sau khi HS trả lời GV chốt ý: Lòng yêu nước là

- Năm 1921, Nguyễn Ái

tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn Quốc cùng với một số
sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích người yêu nước của các
của Tổ quốc. Còn Chủ nghĩa quốc tế cộng sản thể nước trong khối thuộc địa
hiện thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế của Người Pháp thành lập "Hội liên
trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù.

hiệp thuộc địa" ở Pari nhằm

- GV kết luận: Hoạt động cứu nước của Nguyễn tập hợp những người dân
Ái Quốc từ năm 1911 - 1920 vừa nhằm tố cáo tội thuộc địa sống trên đất
ác của thực dân Pháp ở Việt Nam, vừa tìm tòi để Pháp, cơ quan ngôn luận
xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân của hội là báo Người cùng
tộc Việt Nam đó là con đường cách mạng vô sản.

khổ do chính Người làm

Hoạt động 4: Cả lớp và cá nhân

chủ biên kiêm chủ bút.

- GV tiếp tục sử dụng lược đồ soạn trên phần mềm

PowerPoint về“Hành trình tìm đường cứu
23


nước của Nguyễn Ái Quốc” từ năm 1911 –

- Người còn viết bài cho

1930, (xem ở phụ lục 3)

nhiều báo: Nhân đạo, Đời

- Để khai thác kiến thức và sử dụng lược đồ GV

sống công nhân và đặc biệt

yêu cầu HS vận dụng kiến thức môn Địa lí thông

là cuốn Bản án chế độ thực

qua học bài 13 - Đọc bản đồ địa hình, điền vào

dân

lược đồ trống - Địa lí lớp 12 (chương trình chuẩn)

Nguyễn Ái Quốc đã xây

như sau:


dựng hệ thống quan điểm lí

+ GV chiếu lược đồ trên màn hình, yêu cầu HS

luận về Cách mạng giải

tiếp tục quan sát lược đồ.

phóng dân tộc, được truyền

+ Sau đó yêu cầu HS dựa vào kiến thức ở SGK,

bá vào Việt Nam

Pháp

(1925).



nội dung đã chuẩn bị theo đề cương ở nhà. Hãy
trình bày những hoạt động cứu nước của Nguyễn
Ái Quốc từ năm 1921 đến năm 1925 trên lược đồ.

- Tháng 6/1923, Nguyễn Ái

+ GV gọi 1 HS lên bảng thuyết trình kết hợp với

Quốc bí mật sang Liên Xô


chỉ trên lược đồ.

dự đại hội Quốc tế Nông

+ Gọi các HS khác nhận xét phần trình bày của

dân (10/1923) và được bầu

bạn, bổ sung những nội dung còn thiếu.

vào Ban chấp hành của hội.

- Sau đó GV chỉ lược đồ và chốt ý: Nǎm 1921,
Nguyễn Ái Quốc cùng với một số người yêu
nước của các thuộc địa Pháp thành lập “Hội

- Người viết bài cho báo Sự

liên hiệp thuộc địa” nhằm tổ chức và lãnh đạo

thật của Đảng Cộng sản

phong trào cách mạng giải phóng dân tộc và

Liên Xô, tạp chí Thư tín

viết bài cho các tờ báo ở Pháp. Tháng 6 nǎm

quốc tế của Quốc tê Cộng


1923, được sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản

sản.

và Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc rời
nước Pháp sang Liên Xô. Đến ngày 11 tháng

- Cuối năm 1924, Nguyễn

11 nǎm 1924 Nguyễn Ái Quốc đến Quảng

Ái Quốc về Quảng Châu

Châu (Trung Quốc).

(Trung Quốc). Người lựa

- HS nghe và ghi ý chính

chọn một số thanh niên tích
cực trong nhóm Tâm tâm
24


Hoạt động 5 Thảo luận nhóm

xã, lập ra Cộng sản đoàn.

- GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm 15 em, cử


- Tháng 6/1925, Nguyễn Ái

4 em HS giỏi làm nhóm trưởng để thảo luận

Quốc

thành

lập

Hội

các nội dung sau:

VNCMTN để tổ chức, huấn
luyện họ, chuẩn bị thành lập

- Nhóm 1: Tìm hiểu quá trình Nguyễn Ái Quốc

Đảng.

chuẩn bị về chính trị cho sự thành lập Đảng Cộng
sản Việt Nam từ năm 1921 – 1924.
- Nhóm 2: Tìm hiểu quá trình Nguyễn Ái Quốc
chuẩn bị về tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng
sản Việt Nam từ năm 1924 – 1925.
- Nguyễn Ái Quốc trực tiếp
- Nhóm 3: Tìm hiểu về vai trò của Nguyễn Ái

mở các lớp giảng dạy ở


Quốc trong Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản

Quảng Châu để truyền bá

Việt Nam.

chủ nghĩa Mác-Lênnin cho
các học viên.

Nhóm 4: Tìm hiểu về ý nghĩa của việc thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930.
- HS làm việc theo nhóm trong thời gian 5 phút,
trong quá trình các nhóm thảo luận GV quan sát,
theo dõi và đưa ra các gợi ý cho các nhóm.
- Hết thời gian, GV yêu cầu đại diện từng nhóm
trình bày, các nhóm khác lắng nghe và có thể nêu
thắc mắc để nhóm trình bày giải thích rõ hơn.
Để tạo không khí học tập và khuyến khích tính
tích cực của HS, sau khi đại diện từng nhóm trình
bày, GV phát cho các nhóm phiếu đánh giá chéo
nhau. Đại diện nhóm nào trình bày tốt, GV sẽ - Xuất bản báo “Thanh
25


×