Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Ảnh hưởng của mùa vụ tới khả năng sản xuất của gà isabrown giai đoạn hậu bị nuôi trong chuồng kín tại đồng hỷ thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.57 KB, 51 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------

----------

PHẠM VĂN BẮC
Tên đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA MÙA VỤ TỚI KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA
GÀ ISABROWN GIAI ĐOẠN HẬU BỊ NUÔI CHUỒNG KÍN
TẠI ĐỒNG HỶ, THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Chăn nuôi - Thú y

Khoa:

Chăn nuôi - Thú y

Khóa học:

2011 - 2015


Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------

----------

PHẠM VĂN BẮC
Tên đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA MÙA VỤ TỚI KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA
GÀ ISABROWN GIAI ĐOẠN HẬU BỊ NUÔI CHUỒNG KÍN
TẠI ĐỒNG HỶ, THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Chăn nuôi - Thú y

Khoa:

Chăn nuôi - Thú y


Khóa học:

2011 - 2015

Giảng viên hướng dẫn:

TS. Nguyễn Thị Thúy Mỵ

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------

----------

PHẠM VĂN BẮC
Tên đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA MÙA VỤ TỚI KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA
GÀ ISABROWN GIAI ĐOẠN HẬU BỊ NUÔI CHUỒNG KÍN
TẠI ĐỒNG HỶ, THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy


Chuyên ngành:

Chăn nuôi - Thú y

Khoa:

Chăn nuôi - Thú y

Khóa học:

2011 - 2015

Giảng viên hướng dẫn:

TS. Nguyễn Thị Thúy Mỵ

Thái Nguyên, năm 2015


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1. Lịch tiêm vắc-xin phòng bệnh cho gà ............................................ 29
Bảng 4.2. Kết quả công tác phục vụ sản xuất ................................................. 31
Bảng 4.3. Tỷ lệ nuôi sống của gà qua các tuần tuổi (%)................................. 32
Bảng 4.4. Khối lượng cơ thể của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (gam) ...... 34
Bảng 4.5. Tỷ lệ đồng đều(%) và điều chỉnh lượng thức ăn cho gà thí nghiệm.....36
Bảng 4.6. Khả năng sử dụng thức ăn của 1 gà thí nghiệm giai đoạn hậu bị (g) ... 37
Bảng 4.7. Tình hình nhiễm một số bệnh ở gà thí nghiệm ............................... 38

Bảng 4.8. Chi phí trực tiếp cho 1 gà sinh sản ................................................. 40


iii

DANH MỤC CÁC TỪ, CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Cs:

Cộng sự

Nxb:

Nhà xuất bản

STT:

Số thứ tự

TĂ:

Thức ăn

TB:

Trung bình

TS:

Tiến sĩ


TT:

Tuần tuổi


iv

MỤC LỤC

Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.4.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 2
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 2
Phần 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học và của đề tài...................................................................... 4
2.1.1. Đặc điểm giải phẫu cơ quan sinh sản gia cầm ........................................ 4
2.1.2. Giới thiệu về gà thí nghiệm.................................................................... 7
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng khả năng sản xuất của gia cầm .......... 11
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .............................................. 15
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................... 15
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ...................................................... 17
2.3. Đặc điểm của gà Isabrown ....................................................................... 19
2.4. Đặc điểm của phương thức nuôi chuồng kín ........................................... 20
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 22
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 22
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 22

3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 22
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ................................... 22
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 22
3.4.2. Phương pháp theo dõi ........................................................................... 22
3.5. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 24


v

Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 26
4.1. Công tác phục vụ sản xuất ....................................................................... 26
4.1.1. Công tác chăn nuôi ................................................................................ 26
4.1.2. Công tác thú y ....................................................................................... 28
4.1.3. Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh ..................................................... 30
4.2. Kết quả nghiên cứu .................................................................................. 32
4.2.1. Tỉ lệ nuôi sống ....................................................................................... 32
4.2.2. Khối lượng gà thí nghiệm qua các tuần tuổi ......................................... 33
4.2.3. Tỷ lệ đồng đều và kỹ thuật điều chỉnh .................................................. 35
4.2.4. Khả năng sử dụng thức ăn của gà thí nghiệm ....................................... 37
4.2.5. Tình hình nhiễm một số bệnh ở gà thí nghiệm ..................................... 38
4.2.7. Chi phí trực tiếp cho 1 gà hậu bị ........................................................... 40
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 41
5.1. Kết luận .................................................................................................... 41
5.1.1. Bài học kinh nhiệm ............................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 42


1

Phần 1

MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Từ trước đến nay ngành chăn nuôi gà mang ý nghĩa quan trọng trong cơ
cấu kinh tế của ngành nông nghiệp. Ngành chăn nuôi gà đã đem lại lợi ích
kinh tế rõ rệt cho người chăn nuôi, đã có nghiều người giàu lên nhờ chăn
nuôi gà (ngành chăn nuôi gà đã góp một phần vào: giải quyết việc làm cho
một bộ phận người lao động, xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người
dân,….), ngành chăn nuôi gà của nước ta hiện nay không chỉ cung cấp đáp
ứng được nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu đã đem lại một nguồn thu
ngoại tệ cho lớn cho nền kinh tế nước ta. Qua số liệu năm 2009 nước ta có
200 triệu con gà với sản lượng 40 triệu tấn với doanh thu đạt 70,8 triệu USD.
Theo thống kê của Tổ chức lương thực thế giới (FAO), Việt Nam là
một nước nuôi nhiều gà, đứng hàng thứ 13 thế giới và vị trí hàng đầu khu vực
Đông Nam Á. Với nền kinh tế Việt Nam hiện nay thì ngành nông nghiệp vẫn
chiếm một vị trí quan trong trong lền kinh tế nước ta hiện nay.
Trong những năm gần đây với mục tiêu thực hiện công nghiệp- hóa
hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn theo chủ trương của Đảng và Nhà Nước,
ngành chăn nuôi đã có được sự đầu tư về khao học kỹ thuật, vốn, đưa giống
mới có năng suất, chất lượng hiệu quả cao vào sản xuất góp phần vào thay đổi
bộ mặt kinh tế nông thôn. Với những chính sách thuận lợi và phù hợp của nhà
nước, nên ngành chăn nuôi gà đã và đang phát triển mạnh mẽ với rất nhiều
trại nuôi gà với nhiều quy mô. Đứng trước nhu cầu về con giống của nhân
dân, nước ta đã cho nhập hàng loạt giống gà lông màu như: Tam Hoàng,
Lương Phượng, Kabir, Ai Cập,… Trong đó có giống gà Isabrown được nhập
về nước ta từ Pháp, cũng đang được phát triển với nhiều quy mô trang trại
lớn. Đây là giống gà cho sản lượng trứng cao, với tỷ lệ đẻ cao mang lại hiệu


i


LỜI CẢM ƠN
Sau hơn 4 năm học tập, rèn luyện tại trường và thực tập tốt nghiệp tại cơ sở,
nay em đã hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp.
Nhân dịp này em xin bày tỏ lòng biết ơn sự kính trọng sâu sắc tới:
Ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Ban lãnh đạo, Cán bộ xã Khe Mo huyện Đồng Hỷ.
Cùng tập thể các thầy cô giáo Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã
tạo mọi điều kiện cho em hoàn thành bản khóa luận này.
Em xin cảm ơn gia đình ông Phạm Đức Thắng đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em
trong quá trình thực tập tại trại gà xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, chỉ bảo và hướng dẫn tận
tình của cô giáo hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thúy Mỵ trong suốt quá trình nghiên
cứu để hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp này.

Thái Nguyên, ngày 24 tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Phạm Văn Bắc


3

- Góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi gà Isabrown bằng việc chăm
sóc nuôi dưỡng hợp lý.
- Các hộ nông dân có thể ứng dụng kết quả để sản xuất, kinh doanh
mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.


4


Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học và của đề tài
Trong chăn nuôi để đánh giá được hiệu quả kinh tế, năng suất của vật
nuôi ta cần đưa ra một số chỉ tiêu như: nguồn gốc của gà, bản chất di chuyền
các tính trạng sản xuất, sức sống và khả năng chống đỡ bệnh tật, đặc biệt là
khả năng sinh trưởng, khả năng sử dụng và chuyển hóa thức ăn, vai trò của
một số chất dinh dưỡng trong thức ăn, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng
sinh trưởng và cho thịt của gia cầm.
2.1.1. Đặc điểm giải phẫu cơ quan sinh sản gia cầm
* Buồng trứng:
Buồng trứng là nơi hình thành lòng đỏ - tế bào trứng. Tế bào trứng rất giàu
chất dinh dưỡng, có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển của phôi thai.
Các bộ phận khác của trứng như: lòng trắng, màng vỏ, vỏ cứng là do ống dẫn
trứng tạo ra (Ngô Giản Luyện và cs, 1994) [9]. Trong thời kỳ đầu ấp trứng, cả hai
buồng trứng trái và phải đều hình thành phát triển. Nhưng ngày ấp trứng thứ 5 đến
7, buồng trứng trái phát triển lớn hơn buồng trứng bên phải, đến khi gia cầm
trưởng thành, chỉ có một buồng trứng và ống dẫn trứng trái phát triển và hoạt động
chức năng. Còn buồng trứng và ống dẫn trứng bên phải không phát triển.
Số lượng tế bào trứng trong buồng trứng rất lớn, buồng trứng gà có
khoảng 586 - 3605 tế bào trứng ở các giai đoạn phát triển khác nhau và trọng
lượng buồng trứng thay đổi theo trạng thái chức năng (tuổi) (Trần Thanh Vân
và cs, 2015) [8].
* Ống dẫn trứng:
Theo đặc điểm hình thái và chức năng sinh lý, ống dẫn trứng được chia
làm 5 phần: loa kèn, phần tiết lòng trắng, phần eo, tử cung và âm đạo. Ống
dẫn trứng của gà dài khoảng 10 - 20 cm, đường kính 0,3 - 0,8 mm, khi đẻ


5


trứng với cường độ cao có thể dài 40 - 60 cm, đường kính khoảng 1 mm (Trần
Thanh Vân và cs, 2015)[8]
* Sơ lược cấu tạo trứng và sự hình thành trứng:
Trứng gia cầm là một loài tế bào sinh sản khổng lồ bao gồm: vỏ cứng,
màng vỏ, lòng trắng và lòng đỏ.
Vỏ trứng bao bọc bên ngoài lòng trắng, lòng đỏ. Phía ngoài cùng của vỏ
trứng được phủ một lớp keo dính do âm đạo tiết ra, có tác dụng làm giảm ma sát,
tạo điều kiện dễ dàng cho việc đẻ trứng và ngăn chặn sự xâm nhập tạp khuẩn vào
trứng, đồng thời cũng có tác dụng làm giảm sự bốc hơi nước của trứng gà.
Thành phần chủ yếu của vỏ trứng là vỏ cứng, độ dầy trung bình 0,2 0,6 mm và không đều: dày nhất ở phần đầu nhỏ, giảm dần tới thành bên và
mỏng nhất ở phần đầu to của quả trứng. Trên bề mặt của vỏ trứng có nhiều lỗ
khí. Dưới lớp vỏ là hai lớp màng đàn hồi đều có tính truyền khí, có ý nghĩa
quan trọng trong quá trình trao đổi khí giúp phôi phát triển. Tỷ lệ phần vỏ,
màng vỏ so với khối lượng trứng chỉ chiếm 10 - 20%.
Lòng trắng chiếm 56% gồm 4 lớp thành phần và tỷ lệ: lớp loãng ngoài
23%, lớp đặc giữa 57%, lớp loãng giữa 17%, lớp đặc trong 3%, những chỉ số
này dao động phụ thuộc vào đặc điểm giống loài và cá thể.
Lòng đỏ là tế bào trứng của gia cầm, có dạng hình cầu, đường kính
khoảng 35 - 40 cm, khối lượng chiếm 32% so với khối lượng trứng. Lòng đỏ
có cấu tạo bao gồm: màng nguyên sinh chất và nhân. Màng tế bào mỏng, dao
động trong khoảng 16 - 20 µ, có tính đàn hồi và thẩm thấu chọn lọc. Nguyên
sinh chất chứa bào quan: ty thể, lạp thể, lưới golgi, trung tâm tế bào, thể vùi,
các axit amin, protein, gluxit, lipit, phức hợp liporotein. Trung tâm nguyên
sinh chất có hốc lòng đỏ - là nơi thu hút, tập trung chất dinh dưỡng để phôi
phát triển giai đoạn đầu. Nhân tế bào hình tròn, màu nhạt hơn nguyên sinh


6


chất và nằm trên nguyên sinh chất. Trong nhân chứa ADN, ARN và các đôi
nhiễm sắc thể.
* Sơ lược cấu tạo trứng và sự hình thành trứng:
Trứng gia cầm là một loài tế bào sinh sản khổng lồ bao gồm: vỏ cứng,
màng vỏ, lòng trắng và lòng đỏ.
Vỏ trứng bao bọc bên ngoài lòng trắng, lòng đỏ. Phía ngoài cùng của vỏ
trứng được phủ một lớp keo dính do âm đạo tiết ra, có tác dụng làm giảm ma sát,
tạo điều kiện dễ dàng cho việc đẻ trứng và ngăn chặn sự xâm nhập tạp khuẩn vào
trứng, đồng thời cũng có tác dụng làm giảm sự bốc hơi nước của trứng gà.
Thành phần chủ yếu của vỏ trứng là vỏ cứng, độ dầy trung bình 0,2 0,6 mm và không đều: dày nhất ở phần đầu nhỏ, giảm dần tới thành bên và
mỏng nhất ở phần đầu to của quả trứng. Trên bề mặt của vỏ trứng có nhiều lỗ
khí. Dưới lớp vỏ là hai lớp màng đàn hồi đều có tính truyền khí, có ý nghĩa
quan trọng trong quá trình trao đổi khí giúp phôi phát triển. Tỷ lệ phần vỏ,
màng vỏ so với khối lượng trứng chỉ chiếm 10 - 20%.
Lòng trắng chiếm 56% gồm 4 lớp thành phần và tỷ lệ: lớp loãng ngoài
23%, lớp đặc giữa 57%, lớp loãng giữa 17%, lớp đặc trong 3%, những chỉ số
này dao động phụ thuộc vào đặc điểm giống loài và cá thể.
Lòng đỏ là tế bào trứng của gia cầm, có dạng hình cầu, đường kính
khoảng 35 - 40 cm, khối lượng chiếm 32% so với khối lượng trứng. Lòng đỏ
có cấu tạo bao gồm: màng nguyên sinh chất và nhân. Màng tế bào mỏng, dao
động trong khoảng 16 - 20 µ, có tính đàn hồi và thẩm thấu chọn lọc. Nguyên
sinh chất chứa bào quan: ty thể, lạp thể, lưới golgi, trung tâm tế bào, thể vùi,
các axit amin, protein, gluxit, lipit, phức hợp liporotein. Trung tâm nguyên
sinh chất có hốc lòng đỏ - là nơi thu hút, tập trung chất dinh dưỡng để phôi
phát triển giai đoạn đầu. Nhân tế bào hình tròn, màu nhạt hơn nguyên sinh


7

chất và nằm trên nguyên sinh chất. Trong nhân chứa ADN, ARN và các đôi

nhiễm sắc thể.
* Sự hình thành trứng trong ống dẫn trứng:
Quá trình hình thành trứng là một quá trình sinh lý phức tạp, có sự điều
chỉnh hoocmon. Tế bào trứng thành thục tách khỏi buồng trứng, chuyển vào
túi lòng đỏ hoặc trực tiếp vào loa kèn. Lòng đỏ dừng lại ở loa kèn khoảng 20
phút, sau đó di chuyển xuống dưới và dần dần hình thành dây chằng lòng đỏ.
Lòng đỏ tiếp tục di chuyển xuống phần tiết lòng trắng và ở đây khoảng 2,5 - 3
giờ, phía ngoài được bao bọc bởi một lòng trắng đặc (gọi là lớp trong lòng
trắng đặc), có tác dụng cố định hình dạng lòng đỏ. Phần tiết lòng trắng của
ống dẫn trứng tiếp tục hình thành lớp lòng đỏ trắng loãng và hoàn chỉnh khi
trứng đến phần eo. Khi trứng di chuyển qua phần tiết lòng trắng thì chỉ có 40 60% lòng trắng được hình thành. Phần eo tiết lòng trắng dạng hạt kiểu keratin
- đây chính là thành phần hình thành màng trong dưới vỏ cứng. Trứng dừng
lại ở phần eo mất khoảng 70 phút. Trứng tiếp tục qua phần tử cung mất
khoảng 19 - 20 giờ. Tại đây các tế bào biểu mô tử cung tiết ra chất tiết tạo
thành một lớp màng vỏ ngoài cứng, không màu và óng ánh. Trứng ra âm đạo
rất nhanh và ra ngoài lỗ huyệt. Tổng thời gian hình thành trứng trong toàn bộ
các thành phần của ống dẫn trứng mất khoảng 23,5 - 24 giờ.
2.1.2. Giới thiệu về gà thí nghiệm
Gà Isa brown có khả năng thích nghi tốt với nhiều vùng khí hậu khác
nhau, đây là giống gà chuyên trứng dễ nuôi ở các điều kiện nóng ẩm, sức
chống chịu bệnh tốt, không những cho sản lượng trứng cao mà chất lượng
cũng rất thơm ngon.
- Nguồn gốc:
Gà Isa brown có nguồn gốc từ Pháp do hãng Hubbard sản xuất, đây là
kết quả lai chéo giữa gà Rhode Island Red lông màu đỏ và Rhode Isaland


8

White lông màu trắng. giống gà này mới được nhập vào nước ta năm 1998, so

với các giống gà chuyên trứng khác như Goldine54 nhập năm 1990 từ Hà
Lan, Brown nick nhập từ Mỹ năm 1993, Hysex Brown nhập từ Mỹ năm 1996
thì hiện nay giống gà này là sự lựa chọn hàng đầu và đang rất phát triển trong
các trang trại chăn nuôi nước ta.
- Đặc điểm về ngoại hình:
Chúng có kích thước trung bình, lông màu nâu đỏ, đuôi và phía sau
lông trắng.
- Đặc điểm về sinh trưởng:
Gà sinh trưởng nhanh, đây là gà sinh sản nên cần phải cho ăn khống
chế khối lượng.
Theo Trần Đình Miên và cs (1975) [7] sinh trưởng là quá trình tích lũy
chất hữu cơ cho quá trình đồng hóa và dị hóa, sự tăng về chiều cao, chiều dài
bề ngang, khối lượng các bộ phận, toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở tính di
truyền từ đời trước.
Chambers, (1990) [17] định nghĩa: sinh trưởng là quá trình tích lũy các
bộ phận trên cơ thể như thịt, xương, da những bộ phận này không những khác
nhau về tốc độ sinh trưởng mà còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng.
Sinh trưởng gắn liền với phát dục. Đó là quá trình thay đổi về chất lượng,
là sự tăng và hoàn chỉnh thêm về chức năng hoạt động các bộ phận, cơ quan.
Sinh trưởng và phát dục có mối quan hệ mật thiết, không tách rời nhau
mà ảnh hưởng lẫn nhau, là quá trình diễn ra trên cùng một cơ thể làm cho con
vật ngày càng hoàn chỉnh.
Sự sinh trưởng, phát dục của gia súc, gia cầm luôn tuân theo quy luật
nhất định, đó là quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn, quy luật sinh
trưởng phát dục không đều và quy luật tính chu kỳ.
Tính toàn giai đoạn của sinh trưởng biểu hiện dưới hình thức khác


9


nhau. Theo Nguyễn Ân, (1983) [2] thời gian của các giai đoạn dài hay ngắn,
số lượng giai đoạn sự đột biến trong sinh trưởng của từng giống từng cá thể
có sự khác nhau. Sự sinh trưởng và phát dục không đồng đều được thể hiện sự
thay đổi rõ rệt về tốc độ sinh trưởng và cường độ tăng trong của cơ thể con
vật ở từng lứa tuổi. Sự sinh trưởng không đều con biểu hiện ở từng cơ quan
bộ phận: mô cơ, xương… có bộ phận ở thời kỳ phát triển này nhanh nhưng ở
thời kỳ khác lại phát triển chậm.
Đứng về phía cạnh sinh học các nhà khoa học cho rằng sự sinh trưởng
được xem như là sự tổng hợp protein, nên người ta thường lấy việc tăng khối
lượng cơ thể làm chỉ tiêu tăng trưởng. Tuy nhiên, tăng trưởng không đồng nghĩa
với tăng khối lượng, sự tăng trưởng thực sự là sự tăng lên về khối lượng, số
lượng và các chiều của các tế bào mô cơ (Nguyễn Thu Quyên, 2008 [12]).
Theo Trần Đình Miên và cs, (1975) [7] phát hiện ra quy luật ưu tiên các
chất dinh dưỡng đối với sự phát triển của các cơ quan tiêu hóa, tổ chức cơ, tổ
chức mỡ, sau khi thừa các chất dinh dưỡng mới cho tích lũy mỡ.
Sinh trưởng là quá trình sinh lý phức tạp kéo dài từ lúc trứng được thụ
tinh đến khi con vật trưởng thành. Việc đánh giá chính xác toàn bộ quá trình sinh
trưởng là một công việc khó khăn phức tạp. Ngày nay các nhà chọn giống vật
nuôi có khuynh hướng sử dụng các phương pháp đơn giản và thực tế. Đó là, xác
định khả năng sinh trưởng theo ba hướng: chiều cao, thể tích và khối lượng.
Khối lượng cơ thể : Về mặt sinh học sinh trưởng được coi như là quá trình
tổng hợp tích lũy dần các chất mà chủ yếu là protein. Do vậy, có thể lấy việc
tăng khối lượng làm chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng của gia súc, gia cầm.
Khối lượng cơ thể gia cầm là một tính trạng di truyền số lượng. Tính trạng
này có hệ số di truyền khá cao và phụ thuộc nhiều vào đặc điểm của giống, loài.
Còn theo Branch và Bilechel, (1972) [14] thì hệ số di truyền là 40-60%.
Ngoài ra, tính trạng khối lượng cơ thể còn liên quan và phụ thuộc vào


10


tính biệt, tuổi, hướng sản xuất, đồng thời biến đổi mạnh dưới tác động của
ngoại cảnh, môi trường.
Khối lượng cơ thể còn tương quan với khối lượng trứng cũng như kích
thước tất cả các phần của cơ thể ở 8 tuần tuổi. Giữa khối lượng cơ thể và sức
đẻ có mối tương quan âm.
- Các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng:
Theo Trần Đình Miên và cs, (1975) [7] tốc độ sinh trưởng là cường độ
tăng của các chiều của cơ thể trong khoảng thời gian nhất định. Trong chăn
nuôi gia cầm người ta thường sử dụng hai chỉ số để mô tả tốc độ sinh trưởng:
sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối.
Sinh trưởng tuyệt đối là sự tăng lên về khối lượng kích thước và thể
tích cơ thể lúc kết thúc khảo sát ( Tiêu chuẩn Việt Nam 2 , 39. 77) [13].
Sinh trưởng tuyệt đối thường được tính bằng gam/con/ngày. Đồ thị sinh
trưởng tuyệt đối có dạng parabol, giá trị sinh trưởng tuyệt đối càng cao thì
hiệu quả kinh tế càng lớn.
Sinh trưởng tương đối là tỷ lệ phần trăm tăng lên về khối lượng, kích
thước và thể tích cơ thể lúc kết thúc kháo sát (Tiêu chuẩn Việt Nam 2, 40. 77)
[13]. Đường biểu diễn sinh trưởng tương đối có dạng hypebol cao ở giai đoạn
sau sơ sinh và giảm dần về giai đoạn trưởng thành. Sinh trưởng tương đối tính
bằng đơn vị %.
- Đặc điểm về sinh sản
Giống gà Isa Brown có sản lượng trứng trung bình từ 250-270
quả/mái/năm, giống gà này được tạo từ Pháp, mới được nhập khẩu vào nước ta
trong những năm gần đây. Sản lượng trứng 280 quả/mái/năm. Khối lượng trứng
58 - 60 gam. Vỏ trứng màu nâu. Gà bắt đầu đẻ bói ở tuần tuổi 18. Thời gian đẻ
kéo dài cho đến 76 tuần tuổi (Nguyễn Duy Hoan và cs, 2015[8]).
Theo Trần Thị Hoài Anh, (2004) [1] cho biết gà Isa brown nuôi tại Bắc



11

Ninh có tỷ lệ đẻ là 33,04% ở 21 tuần tuổi, 54% ở 22 tuần tuổi và đạt đỉnh cao
96,34% ở tuần tuổi 30.
Với khả năng đáp ứng được yêu cầu về sức sản xuất cũng như khả năng
thích nghi chống đỡ bệnh tật và đặc biệt được thị trường Việt Nam rất ưa
chuộng. Trong những năm tới, việc phát triển chăn nuôi gà chuyên trứng theo
hướng công nghiệp thì đây sẽ là giống gà được nhân rộng và phát triển mạnh
hơn trong các trang trại chăn nuôi gà ở Việt Nam.
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng khả năng sản xuất của gia cầm
2.1.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sản xuất trứng của gia cầm
Sức sản xuất trứng là đặc điểm phức tạp và biến động, nó chịu ảnh
hưởng bởi tổng hợp yếu tố bên trong và bên ngoài.
• Ảnh hưởng của cá yếu tố bên trong
- Giống, dòng
Ảnh hưởng đến sức sản xuất một cách trực tiếp. Cụ thể giống Leghorn
trung bình có sản lượng 250 – 270 trứng/ năm. Về sản lượng trứng, những dòng
chọn lọc kỹ thường đạt chỉ tiêu cao hơn những dòng chưa được chọn lọc kỹ
khoảng 15 % - 30 % về sản lượng (Trần Thanh Vân và cs, 2015) [8]
- Ảnh hưởng của tuổi gia cầm
Tuổi của gia cầm có liên quan chặt chẽ tới sự đẻ trứng của nó. Như một
quy luật, ở gà sản lượng trứng giảm dần theo tuổi, trung bình năm thứ hai
giảm 15 – 20 % so với năm thứ nhất, còn vịt thì ngược lại, năm thứ hai cho
sản lượng trứng cao hơn 9 – 15 %.
- Tuổi thành thục sinh dục
Tuổi thành thục về tính của gia cầm có ảnh hưởng rõ rệt đến sản lượng
trứng trong chu kỳ đẻ đầu và các chu kỳ đẻ tiếp theo. Theo Chamber (1990)
[17] thì gà thành thục về tính sớm sẽ đẻ nhiều trứng hơn trong một năm sinh
học. Nhưng nếu gà thành thục về tính quá sớm sẽ đẻ trứng nhỏ kéo dài.



12

- Ảnh hưởng của sự thay lông đến sản lượng trứng
Sự thay lông là một quá trình sinh lý học tự nhiên. Ở gia cầm hoang thì
thời gian thay lông thường phụ thuộc vào mùa. Thông thường, chúng thay lông
vào mùa thu. Thời gian thay lông càng dài thì sản lượng trứng càng thấp. Ở
điều kiện bình thường, thay lông lần đầu tiên là những điểm quan trọng để đánh
giá gia cầm đẻ tốt hay xấu. Gà thường ngừng đẻ khi thay lông cánh, nhưng vẫn
có khả năng tiếp tục đẻ trong khi thay lông ở các phần khác của cơ thể.
- Ảnh hưởng của bệnh tật đến sản lượng trứng của gia cầm thông qua
việc làm giảm đầu con, giảm khả năng đẻ trứng.
• Ảnh hưởng của môi trường bên ngoài
- Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sản lượng trứng
Nhiệt độ ảnh hưởng tới sản lượng trứng thông qua mức độ tiêu tốn thức
ăn. Ở điều kiện nước ta nhiệt độ chăn nuôi thích hợp với gia cầm đẻ trứng là
14 – 220 C. Nếu nhiệt độ dưới giới hạn thấp thì gia cầm phải huy động năng
lượng chống rét, tiêu tốn thức ăn cho việc sản xuất một quả trứng cao. Nhiệt
độ cao sẽ làm giảm mức tiêu thụ thức ăn, lượng thức ăn ăn vào không đáp
ứng đủ nhu cầu sản xuất và như vậy sản lượng trứng sẽ bị giảm.
- Ảnh hưởng của độ ẩm đến sản lượng trứng của gia cầm
Khi độ ẩm quá cao làm cho chất độn chuồng bị ướt, tạo thành một lớp
hơi nước bao phủ không gian của chuồng nuôi. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ
ảnh hưởng đến sự hô hấp của gia cầm và làm ảnh hưởng đến năng suất và tiêu
tốn thức ăn. Độ ẩm quá thấp (< 31%) sẽ làm cho gia cầm mổ lông và rỉa thịt
nhau, ảnh hưởng đến tỷ lệ hao hụt và khả năng sản xuất.
- Ảnh hưởng của mùa vụ và ánh sáng đến sản lượng trứng
Mùa vụ ảnh hưởng tới sức đẻ trứng rõ rệt. Ở nước ta, về mùa hè sức đẻ
trứng giảm xuống rất nhiều so với mùa xuân và đến mùa thu lại tăng lên.



13

Trong tất cả các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sản lượng trứng thì yếu tố
về thời gian chiếu sáng đóng một vai trò quan trọng. Nó được xác định qua thời
gian chiếu sáng và cường độ chiếu sáng. Yêu cầu của gà đẻ thời gian chiếu sáng
12 – 16 h/ngày, có thể sử dụng ánh sáng tự nhiên, ánh sáng nhân tạo để đảm bảo
giờ chiếu sáng và cường độ chiếu sáng 3 – 3,5 w/m2. Theo Letner và Taylor
(1987) [18], thời gian gà đẻ trứng thường từ 7 – 17 giờ, nhưng đa số đẻ vào buổi
sáng. Cụ thể số gà đẻ 7 – 9 giờ đạt 17,7 % so với tổng gà đẻ trong ngày. Ở nước ta
do khí hậu khác với các nước, cho nên cường độ đẻ trứng ở gà cao nhất là khoảng
từ 8 – 12 giờ chiếm 60 % gần 70 % so với gà đẻ trứng trong ngày.
- Ảnh hưởng của yếu tố dinh dưỡng đến sản lượng trứng
Đối với giống gà nội thì ảnh hưởng của yếu tố dinh dưỡng là không lớn
lắm nhưng đối với gà nuôi nhốt thì nhu cầu dinh dưỡng lại cần được quan tâm
chú ý. Nhu cầu dinh dưỡng của gà nuôi nhốt phải tăng gấp đôi về protein,
cacbonhydrate, lipit và phải bổ sung thêm khoáng so với gà chăn thả. Tác giả
cũng cho biết hàm lượng protein, Ca, P và lipit trong máu gà đang đẻ trứng cao
gấp 2, 3 thậm chí đến 4 lần so với trong máu gà không đẻ trứng. Sự tăng lên về
hàm lượng các chất này trong máu chứng tỏ gà cần protein để tạo noãn hoàng.
Khi gà ngừng đẻ thì hàm lượng các chất này trong máu lại giảm đi. Tỷ lệ Ca/P
thích hợp ở gà đẻ là: 5/1.
Ngoài các yếu tố ảnh hưởng trên thì phương thức chăn nuôi khác nhau
cũng cho sản lượng trứng khác nhau. Gà nuôi chuồng lồng thì sản lượng trứng
đạt 223 quả/năm, trong khi đó đối với gà nuôi nền chỉ đạt 201 trứng/năm, còn
gà nuôi chăn thả chỉ đạt 170 trứng/năm.
2.1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của gia cầm
- Ảnh hưởng của di truyền: Sinh trưởng của gia cầm phụ thuộc vào
dòng, giống, loài, cá thể.
Theo Nguyễn Mạnh Hùng và cs, (1994) [6] thì sự sai khác về khối



14

lượng giữa các giống gia cầm rất lớn, giống gà kiêm dụng nặng hơn gà hướng
trứng từ 13 - 38%.
- Ảnh hưởng bởi tính cá biệt: Ở gia cầm giữa hai tính biệt có sự khác
nhau về trao đổi chất, đặc điểm sinh lý, tốc độ sinh trưởng và khối lượng cơ
thể. Theo North, (1990) [20] chứng minh gà trống lớn hơn gà mái trong cùng
thời gian và chế độ thức ăn. Lúc mới nở gà trống nặng hơn gà mái 1%, tuổi
càng tăng sự khác nhau càng lớn; ở 3 tuần tuổi là >11%, 7 tuần tuổi là > 23%,
8 tuần tuổi là > 27%.
- Ảnh hưởng của dinh dưỡng.
Dinh dưỡng là yếu tố ảnh hưởng lớn tới khả năng sinh trưởng, phát
dục. Không chỉ cần đủ mà còn phải cân đối tỷ lệ các chất thì khả năng tiêu
hóa hấp thu mới tốt.
Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận, (1995) [9] chỉ ra rằng muốn phát huy
được khả năng sinh trưởng của gia cầm thì phải cung cấp thức ăn với đầy đủ
chất dinh dưỡng được cân bằng protein, axit amin và năng lượng trao đổi,
cũng như các vitamin, khoáng, chất kích thích sinh trưởng.
- Ảnh hưởng của tốc độ mọc lông.
Theo Brandsch và Bilchel, (1972) [14] tốc độ mọc lông cũng là một
đặc tính di truyền. Đây chính là tính trạng liên quan đến đặc điểm trao đổi
chất, sinh trưởng và phát triển của gia cầm, và là một chỉ tiêu đánh giá sự
thuần thục sinh dục. Gia cầm có tốc độ mọc lông nhanh thì sự thành thục về
thể trọng sớm và chất lượng thịt tốt hơn gia cầm mọc lông chậm.
Theo tài liệu tổng hợp của Kushner, (1969) [15] thì tốc độ mọc lông
quan hệ chặt chẽ với sinh trưởng, thường thì gà lớn nhanh thì mọc lông nhanh
hơn gà mọc lông chậm.
- Ảnh hưởng của điều kiện môi trường và kỹ thuật nuôi dưỡng

+ Độ thông thoáng:


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1. Lịch tiêm vắc-xin phòng bệnh cho gà ............................................ 29
Bảng 4.2. Kết quả công tác phục vụ sản xuất ................................................. 31
Bảng 4.3. Tỷ lệ nuôi sống của gà qua các tuần tuổi (%)................................. 32
Bảng 4.4. Khối lượng cơ thể của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (gam) ...... 34
Bảng 4.5. Tỷ lệ đồng đều(%) và điều chỉnh lượng thức ăn cho gà thí nghiệm.....36
Bảng 4.6. Khả năng sử dụng thức ăn của 1 gà thí nghiệm giai đoạn hậu bị (g) ... 37
Bảng 4.7. Tình hình nhiễm một số bệnh ở gà thí nghiệm ............................... 38
Bảng 4.8. Chi phí trực tiếp cho 1 gà sinh sản ................................................. 40


16

suất sử dụng thức ăn, quy trình nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh, nuôi thích
nghi, tạo giống, dòng lai có năng suất cao, chất lượng tốt hơn…
Nước ta nhập gà Isa brown năm 1998 từ nước Cộng hòa Pháp, đây là
giống gà chuyên trứng. Đến nay sau hơn chục năm, giống gà này đã thể hiện
được tính ưu việt về năng suất và chất lượng, được người chăn nuôi ưa chuộng.
Theo kết quả nghiên cứu của Trần Thị Hoài Anh, (2004) [1] gà Isa
brown nuôi tại Bắc Ninh có tỷ lệ đẻ cao, tuổi đạt đỉnh cao là 30 tuần tuổi với
tỷ lệ đẻ 96,34%.
Theo Nguyễn Nhật Xuân Dung và cs, (2010) [5] khi tiến hành đánh giá
ảnh hưởng của kiểu nuôi chuồng kín thông gió và chuồng hở trên khẩu phần
bổ sung 1% và 3% dầu đậu nành được tiến hành trên 140 gà mái giống Isa

brown có tuổi đẻ là 43 tuần cho thấy chỉ tiêu về chất lượng trứng như khối
lượng trứng, chỉ số hình dạng, chỉ số lòng trắng đặc, tỷ lệ vỏ, tỷ lệ lòng đỏ,
lòng trắng và đơn vị Haugh của gà nuôi chuồng hỏ tốt hơn chuồng kín thông
gió (P<0,01). Bổ sung 1 % dầu đậu nành cũng có chất lượng trứng tốt hơn bổ
sung 3%. Gà nuôi chuồng kín thông gió mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn
nhưng vốn đầu tư ban đầu cao hơn.
Theo hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam, đàn gia cầm ước tính
đến 31/12/2011 có khoảng 325 triệu con tăng 8,2 % so với cùng kì; sản
lượng thịt của gia cầm khoảng 708 nghìn tấn, tăng 15 %; sản lượng trứng
đạt 6,34 tỷ quả, tăng 8 %, cả nước có 6,5 triệu hộ chăn nuôi gia cầm và
thủy cầm (Báo cáo tại Hội nghị chuyên đề chăn nuôi).
Nhiều công trình nghiên cứu khoa học để chọn ra những giống gia cầm
nhập nội, năng suất chất lượng cao như gà công nghiệp, gà chăn thả, vịt siêu
thịt, vịt siêu trứng, ngan Pháp, chim bồ câu Pháp, đà điểu; đã được đưa vào
ứng dụng rộng rãi trong thực tế.


17

2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Chăn nuôi gia cầm thế giới được phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và
chất lượng đặc biệt từ thập kỷ 40 trở lại đây. Đến năm 2013, Thế giới có
23.928,55 triệu gia cầm, trong đó gà là chủ yếu (21.744,60 triệu con), vịt có
1.335,312 triệu con, gà tây có 459,419 triệu con và ngỗng là 389,456 triệu con.
Châu Á có số lượng gia cầm nhiều nhất thế giới 13.942,577 triệu con,
chiếm 58,27 % của toàn thế giới, ít nhất là Châu Phi, chỉ có 1.901,061 triệu
con, chiếm 7,94 % của thế giới.
Trong 10 nước đứng đầu thế giới về số lượng gà thì Châu Á có 5
nước: Trung Quốc đứng thứ nhất (1), Indonesia (3), Ấn Độ (5), Iran (6), Nhật
Bản (10). Trong 10 nước có số lượng vịt nhiều nhất thế giới thì Châu Á có tới

8 nước, trong đó Trung Quốc đứng thứ nhất, Việt Nam đứng thứ 2.
Sản lượng thịt gia cầm của thế giới: Đến năm 2012, Thế giới sản xuất
ra 105,512 triệu tấn thịt gia cầm, trong đó thịt gà là chủ yếu (97,731 triệu tấn),
gà tây có 5,634 triệu tấn, vịt có 3,643 triệu tấn và ngỗng là 2,79 triệu tấn.
Châu Mỹ có sản lượng thịt gia cầm nhiều nhất thế giới: 43,609 triệu tấn, tiếp
đến là Châu Á: 37,82 triệu tấn, ít nhất là Châu Phi, chỉ có 4,87 triệu tấn.
Sản lượng trứng gia cầm của thế giới năm 2012 thì là 6.785,432 triệu
quả. Châu Á có sản lượng trứng cao nhất: 4.351,154 triệu quả, tương ứng với
64,13 % của toàn thế giới. Trung Quốc là nước có sản lượng trứng cao nhất
thế giới: 2.620 triệu quả, tương ứng với 38,61% của sản lượng trứng gia cầm
toàn thế giới (dẫn theo Trần Thanh Vân và cs (2015).
Theo Van Hone P, 1991 [20] khi chăn nuôi gà ở mật độ cao thì hàm
lượng NH3, CO2, H2S được sinh ra trong đất độn chuồng cao. Vì khi mật độ
gà đông thì bài tiết chất thải ra nhiều hơn, trong khi đó gà cần tăng cường trao
đổi chất nên lượng nhiệt thải ra cũng nhiều, do đó nhiệt độ chuồng nuôi tăng,
ảnh hưởng đến việc tăng khối lượng gà và làm tăng tỷ lệ chết khi mật độ


18

chuồng nuôi khá cao cùng nhiệt độ không khí cao
Pháp là một trong những nước tạo ra nhiều giống gà thả vườn để đáp
ứng nhu cầu chăn nuôi gà thả vườn:
+ Công ty Shaver tạo ra giống gà Troicbro: Có sức chịu nóng và chịu
ẩm độ cao, lông màu vàng nâu, chân vàng. Công ty còn tạo ra giống Redbo:
Lông màu đỏ, ngoại hình đẹp, da, chân đều vàng.
+ Năm 1978, hãng Sasso ở Pháp đã tiến hành nhân giống, chọn lọc, lai
tạo ra giống gà Sasso gồm 18 dòng gà trống và 6 dòng gà mái với mục đích sử
dụng khác nhau. Giống gà này có khả năng thích nghi cao, dễ nuôi ở các điều
kiện nóng ẩm, sức kháng bênh tốt, chất lượng thịt thơm ngon.

+ Hãng ISA đã lai tạo ra giống gà S457 nuôi thả vườn rất tốt, lông màu
vàng hoặc trắng nâu, chân vàng. Hãng Hubbard ISA Pháp năm 2002 đã sử
dụng trống dòng S44 x mái dòng JA57 tạo ra con lai ở 63 ngày có khối lượng
cơ thể 2209 g, tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng 2,24 – 2,30 kg.
Ở Isarel, công ty Kabir đã tạo ra giống gà Kabir từ con lai của giống gà
địa phương Sinai có sức chịu nóng cao với gà Whiter Leghorn, Plymouth.
Hiện nay công ty Kabir đã tạo ra 28 dòng gà chuyên thịt lông trắng và lông
màu, trong đó có 13 dòng nổi tiếng bán ra khắp thế giới là dòng trống K100,
K100N, K400, K400N, K666, K666N, K368 và K66; dòng mái gồm K44,
K25, K123 (lông trắng) và K156 (lông nâu).
Ở Trung Quốc: Công ty gia cầm Bạch Vân đã sử dụng giống gà trống
Thạch Kỳ gốc Quảng Đông cho phối với gà mái Kabir lông màu trắng tạo
ra giống Thạch Kỳ tạp, từ gà Thạch Kỳ tạp cho phối với gà Giang Thôn
thành gà Tam Hoàng, gà Tam Hoàng có sức sinh trưởng và hiệu quả sử
dụng thức ăn cao, chịu đựng về stress tốt, thích hợp với nuôi nhốt và chăn
thả ở nhiều quy mô khác nhau. Gà Tam Hoàng có bộ lông màu vàng sáng,


×