Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

ĐỒ án hệ THỐNG điện GIỚI THIỆU về các NGUỒN NĂNG LƯỢNG mới ĐANG và sẽ áp DỤNG tại VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.84 KB, 9 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ
BỘ MÔN KỸ THUẬT ĐIỆN
------ o0o ------

BÁO CÁO
ĐỒ ÁN HỆ THỐNG ĐIỆN

GIỚI THIỆU VỀ CÁC NGUỒN NĂNG LƯỢNG
MỚI ĐANG VÀ SẼ ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM

Cán bộ hướng dẫn:
Nguyễn Nhựt Tiến

Sinh viên thực hiện:
Trần Trí Thức – B1204878
Lớp: TC1261A1

Tháng 08-2015


ĐỒ ÁN HỆ THỐNG ĐIỆN

CBHD: NGUYỄN NHỰT TIẾN

Lời mở đầu
Năng lượng là một trong những yếu tố thiết yếu để tồn tại và cho sự phát triển
của xã hội cũng như duy trì mọi sự sống trên trái đất. Trong nhiều năm qua, nhu cầu sử
dụng nguồn năng lượng ngày càng tăng do sự phát triển của xã hội, nền kinh tế, quân
sự, nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên chiếm phần lớn nguồn năng
lượng tiêu thụ Do sự khai thác và sử dụng mạnh mẽ, nguồn năng lượng hoá thạch quý


giá, nguồn năng lượng hóa thạch đang cạn dần, dẫn đến nguy cơ mất an ninh năng
lượng ở nhiều quốc gia, khu vực và quốc tế. Việc phát triển nguồn năng lượng mới
trong đó khai thác năng lượng tái tạo là một hướng đi quan trọng và rất được quan tâm
trên thế giới và Việt Nam.
Nhiều năm qua, Việt Nam quan tâm đầu tư cao nhất cho ngành năng lượng so
với các ngành công nghiệp khác. Các doanh nghiệp điện, dầu khí, than đá có đóng góp
lớn để đảm bảo năng lượng cho phát triển kinh tế và sinh hoạt nhân dân. Tuy nhiên,
hiện tại đã có những cảnh báo về mất an ninh năng lượng. Nếu ngành năng lượng nước
ta không phát triển và tìm ra nhiều nguồn năng lượng mới thì việc đáp ứng đủ năng
lượng cho nền kinh tế, nước ta khó trở thành nước công nghệp vào năm 2020. Nếu chỉ
dựa vào năng lượng hóa thạch như hiện nay mà không quan tâm phát triển các dạng
năng lượng sạch, tái tạo thì cũng khó đảm bảo an ninh năng lượng dài hạn khi nguồn
năng lượng hóa thạch đang cạn dần. Hơn nữa, nếu sử dụng quá nhiều năng lượng
khoáng sẽ gây ô nhiễm lớn. Việt Nam là nước được đánh giá rất dồi dào tiềm năng về
năng lượng tái tạo (như năng lượng gió, thuỷ điện, mặt trời...). Năng lượng tái tạo có
thể tạo ra nguồn điện ngoài lưới tại chỗ, rẻ tiền, góp phần đảm bảo an ninh năng
lượng. Nếu được đầu tư phát triển nguồn năng lượng tái tạo đúng hướng, nguồn năng
lượng này có thể góp phần quan trọng vào giải quyết vấn đề năng lượng, khai thác hợp
lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, góp phần đảm bảo sự phát triển kinh tế
bền vững của Việt Nam. Em xin được chọn đề tài “Giới thiệu về nguồn năng lượng
mới đang và sẽ áp dụng tại Việt Nam” để nói lên tình hình về nguồn năng lượng mới ở
Việt Nam và những chính sách nhà nước để phát triển nguồn năng lượng đáp ứng cho
nhu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa ngày càng phát triển.
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG VỀ NGUỒN NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
TRONG NHỮNG THỜI GIAN VỪA QUA.
1.1. Tình hình năng lượng Việt Nam vừa qua
Nguồn năng lượng Việt Nam chủ yếu sử dụng từ các nhiên liệu hóa thạch như:
than đá, dầu thô, khí đốt... và thủy điện, ngày càng cạn kiệt.
Trong thế kỷ XX và thập niên đầu của thế kỷ XXI, nguồn năng lượng này đã cơ
bản đáp ứng nhu cầu sử dụng và sản xuất cho đến năm 2030, Việt Nam sẽ không còn

tiềm năng thủy điện lớn vì đã khai thác một cách triệt để. Trữ lượng than đá cũng đang
cạn dần. Năm 2015, khả năng khai thác than đá đáp ứng từ 96%- 100% nhu cầu sử
dụng. Năm 2020, khả năng khai thác chỉ đáp ứng được 60% và đến 2035, tỉ lệ này chỉ
còn 34%.
Quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng khiến nguồn cung năng lượng đã không
bắt kịp cầu. Dự báo, nhu cầu năng lượng của Việt Nam các năm 2015- 2020- 2030
tăng từ 89.000 MTOE (Hệ số quy đổi năng lượng sang TOE, ta có 1kWh = 0.0001543
TOE) lên 150.000 MTOE và 256.000 MTOE, trong khi khả năng cung ứng chỉ nhích
từng chút một: 91.000- 96.000- 113.000 MTOE.

Trần Trí Thức

2


ĐỒ ÁN HỆ THỐNG ĐIỆN

CBHD: NGUYỄN NHỰT TIẾN

Từ một nước xuất khẩu năng lượng, chúng đã phải nhập khẩu năng lượng vì
không đáp ứng đủ nhu cầu. Nguy cơ không đảm bảo an ninh năng lượng, giảm năng
lực cạnh tranh và tụt hậu so với các nước trong khu vực ngày càng cao.
Nguồn nhiên liệu hóa thạch cạn kiệt trong tình trạng nhu cầu năng lượng ngày
càng cao, nên việc tìm kiếm một nguồn năng lượng mới là một trong những vấn đề cấp
thiết hiện tại ở Việt Nam.
2.1. Tình hình và sự phát triển nguồn năng lượng tái tạo ở Việt
Nam
Việt Nam là một nước có tiềm năng phát triển nguồn năng lượng tái tạo. Theo
Phó Vụ trưởng Vụ Năng lượng (Bộ Công thương) Lê Tuấn Phong, mỗi năm Việt Nam
có khoảng 2.000-2.500 giờ nắng với mức chiếu nắng trung bình khoảng 150kCal/cm 2,

tương đương với tiềm năng khoảng 43,9 triệu tấn dầu qui đổi/năm. Trong khi đó năng
lượng gió cũng khá hấp dẫn, có thể đạt công suất phát điện khoảng 800-1.400
kwh/m2/năm trên đất liền, từ 500-1.000 kwh/m2/năm tại các khu vực bờ biển, Tây
Nguyên và phía Nam và dưới 500 kwh/m2/năm ở các khu vực khác. Năng lượng sinh
khối qui đổi cũng vào khoảng 43-46 triệu tấn dầu trong đó 60% đến từ các phế phẩm
gỗ và 4% đến từ phế phẩm nông nghiệp.
Riêng vùng Đồng bằng sông Hồng, nơi vốn bị hạn chế về nguồn năng lượng gió
và năng lượng mặt trời bởi yếu tố khí hậu thì các nghiên cứu cho thấy năng lượng địa
nhiệt lại tương đối ấn tượng. Nhóm nghiên cứu gồm các Tiến sĩ Đoàn Văn Tuyến,
Đinh Văn Toàn và Nguyễn Đức Lợi thuộc Viện Địa chất (Viện Khoa học và Công
nghệ Việt Nam) cho biết các dấu hiệu địa nhiệt khá phong phú, gồm bồn địa nhiệt
vùng Đông Nam-Tây Bắc với nhiệt độ đạt tới 160 0C tại độ sâu 4km (có khả năng sinh
điện vào khoảng 1,16% tổng sản lượng điện của Việt Nam sản xuất năm 2006), đới địa
nhiệt đứt gãy Sông Lô-Vĩnh Ninh có nhiệt độ trung bình khoảng 114oC, các nguồn
nước địa nhiệt 40-500C ở các điểm Hưng Hà, Phù Cừ, Hải Dương, Ba Vì (Hà Nội)...
Theo tính toán của các nhà khoa học, chỉ riêng sử dụng bơm địa nhiệt dùng cho
điều hòa không khí ở Hà Nội cũng sẽ tiết kiệm được khoảng 800 tỉ đồng/năm về mặt
kinh tế và hơn thế nữa là giảm mức phát thải CO 2 ở mức tương đương với 252.000 tấn
do sử dụng khí thiên nhiên. Bên cạnh đó, việc khai thác và sử dụng nước nóng ở vùng
đồng bằng sông Hồng với nhiệt độ 40-50 oC là hoàn toàn khả thi trong các qui hoạch
xây dựng đô thị mới, công viên du lịch và khu vui chơi, nghỉ dưỡng...
Hiện trạng tổng nguồn năng lượng tái tạo của Việt Nam hiện đạt khoảng 15,6
triệu TOE, chiếm 25% tổng tiêu thụ năng lượng sơ cấp.
Việc phát triển và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo sẽ giảm việc sử dụng và phụ
thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch, chủ trương này đã được chính phủ quan tâm và
việc hình thành các cơ chế, chính sách phục vụ thị trường năng lượng tái tạo cũng
được đẩy mạnh tiến độ triển khai.

Trần Trí Thức


3


ĐỒ ÁN HỆ THỐNG ĐIỆN

CBHD: NGUYỄN NHỰT TIẾN

CHƯƠNG 2: LỢI ÍCH SỬ DỤNG, HẠN CHẾ VÀ SƠ ĐỒ VỀ CÁC
NGUỒN NĂNG LƯỢNG MỚI.
1.1. Năng lượng thủy triều
1.1.1. Lợi ích sử dung
− Năng lượng thủy triều là nguồn năng lượng sạch đối với môi trường. Không
thải ra bất cứ khí thải nào ảnh hưởng tới môi trường.
− Có thể xây dựng cầu kết hợp với đập thủy triều ở những nơi có ít hoặc không
tàu có kích thước lớn qua lại thuận tiện cho việc lưu thông xe.
− Bảo vệ đường bờ biển khỏi những mối nguy hại từ bão.
− Giá thành chi phí để lắp đặt khá rẻ, chỉ có chi phí bảo trì trong thời gian hoạt
động, một con đập thủy triều khi xây dựng và đưa vào sử dụng có tuổi thọ 100
năm do đó chi phí tính theo thời gian thì khá rẻ
1.1.2. Hạn chế
− Xây dựng các đạp chắn thủy triều tại các sông là thay đổi mực thủy triều ở lưu
vực sông.
− Chi phí ban đầu khá cao, giá điện cao.
− Ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái ( quá trình di cư của sinh vật, nơi ở và nguồn
thức ăn của sinh vật), chất thải tích tụ ở khu vực đập
1.1.3. Sơ đồ

Trần Trí Thức

4



ĐỒ ÁN HỆ THỐNG ĐIỆN

CBHD: NGUYỄN NHỰT TIẾN

1.2. Năng lượng gió
Năm 2007, EVN ( Tập đoàn Điện lực Việt Nam) tiến hành nghiên cứu đánh giá tiềm năng
gió cho sản xuất điện. Nghiên cứu đã xác định được các vùng thích hợp cho phát triển điện
gió với tổng công suất kỹ thuật khoảng 1.785 MW. Trong đó, miền Trung nơi được xem là
tiềm năng gió lớn nhất trên cả nước với khoảng 880 MW tập chung chủ yếu ở hai tỉnh
Quảng Bình và Bình Định, tiếp đến vùng có tiềm năng thứ 2 là miền Nam khoảng 885MW,
tập trung chủ yếu ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.
Bảng tiềm năng kỹ thuật của năng lượng gió tại Việt Nam
STT Miền
Tiềm năng kỹ thuật (MW)
1
Bắc
50
2
Trung
880
3
Nam
885
1785
Tổng
Các dự án tập trung chủ yếu ở những vùng ven biển phía nam đặc biệt là tỉnh Bình Thuận,
Ninh Thuận và Bạc Liêu. Trong năm 2010, có 37 dự án điện gió trên khu vực này, thuộc 31
chủ đầu tư và đang ở giai đoạn triển khai khác nhau với tổng công suất 3387 MW.

Bảng tóm tắt các dự án điện gió của 11 tỉnh ( cập nhật đến 6/2010)

Các dự án điện gió nối lưới vẫn còn khá mới mẻ ở Việt nam. Các dự án điện gió nối lưới tập trung chủ yếu ở
những vùng ven biển phía nam, đặc biệt ở hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận. Trong năm 2010, có 37 dự
án điện gió trên khu vực này, thuộc về 31 chủ đầu tư và đang ở trong các giai đoạn triển khai khác nhau với
tổng công suất đăng ký là 3.837 MW. Hiện nay, có một dự án đang trong giai đoạn triển khai đầu tiên (với

Trần Trí Thức

5


ĐỒ ÁN HỆ THỐNG ĐIỆN

CBHD: NGUYỄN NHỰT TIẾN

công suất là 7,5 MW), hai dự án đang ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật, và 12 dự án đang trong giai đoạn hoàn
thiện báo cáo khả thi (Nguyễn Hoàng Dũng, 2010). Tóm tắt các dự án điện gió ở 11 tỉnh thành miền trung và
miền nam cập nhật đến tháng 6 năm 2010 được trình bày trong bảng bên dưới:
Bảng 4: Các dự án điện gió đang được triển khai ở 11 tỉnh/ thành phố (cập nhật đến 6/2010)

No.

Province/City

Capacity (MW)

No. of investors

No. of projects


1

Ninh Thuan

1,068

9

13

2

Binh Thuan

1,541

10

12

3

Ba Ria – Vung Tau

6

1

1


4

Ho Chi Minh City

5

Tien Giang

100

1

1

6

Ben Tre

280

2

2

7

Tra Vinh

93


1

1

8

Soc Trang

350

4

4

9

Bac Lieu

99

1

1

10

Ca Mau

300


2

2

11

Kien Giang
3,837

31

37

Total
Nguồ

Dự án điện gió ở việt nam bao gồm các dự án lai ghép tua bin gió và máy phát điện diesel
công suất 2- 3kW, tua bin quy mô hộ gia đình với công suất khoảng 150- 200kW tại những
khu vực không nối lưới như vùng hải đảo, và dự án điện gió nối lưới trên quy mô công
nghiệp. Có khoảng 42 dự án điện gió với quy mô công suất 6MW đến 150MW đang trong
giai đoạn triển khai khác nhau. Tuy nhiên, chỉ có duy nhất một dự án điện gió đấu nối lưới
điện quốc gia với chủ đầu tư là công ty Cổ phần Năng lượng Tái tạo Việt Nam (REVN) tại
xã Bình Thuận, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận là nhà máy điện gió Tuy phong. Dự án
đã lắp đặt thành công 20 tua bin điện gió với công suất 1.5 MW/tua bin và đã được đấu nối
thành công hoàn toàn vào hệ thống lưới điện quốc gia tháng 3 năm 2011, Tiếp theo là dự án
nhà máy điện gió ở Thành phố Bạc Liêu ( Xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu,Tỉnh
Bạc Liêu) do công ty TNHH Công Lý khởi công xây dựng các trụ móng tua bin điện gió,
chiếm tổng diện tích 500 ha được chia làm 2 giai đoạn để xây dựng nhà máy, khi hoàn thành
toàn bộ 62 tua bin tổng công suất đạt được là 99,2MW và mỗi năm phát lên lưới điện quốc

gia khoảng 320 triệu kWh. Giai đoạn 1 thi công vào 09/09/2010 đến ngày 29/05/2013, 10
tua bin gió đầu tiên với công suất 16MW, sản lượng điện năng khoảng 56 triêu kWh/năm đã
được hòa vào lưới điện, giai đoạn 2 thi công 52 tua bin còn lại và sẽ hòa vào lười điện quốc
gia cuối năm 2015.

Trần Trí Thức

6


ĐỒ ÁN HỆ THỐNG ĐIỆN

CBHD: NGUYỄN NHỰT TIẾN

1.2.1. Sơ đồ

1.3. Năng lượng sinh khối
1.3.1. Lợi ích sử dung
1.3.2. Hạn chế
1.3.3. Sơ đồ

1.4.

Trần Trí Thức

Năng lượng mặt trời
7


ĐỒ ÁN HỆ THỐNG ĐIỆN


CBHD: NGUYỄN NHỰT TIẾN

1.4.1. Lợi ích sử dung
1.4.2. Hạn chế
1.4.3. Sơ đồ

1.5. Năng lượng địa nhiệt
1.5.1. Lợi ích sử dung
1.5.2. Hạn chế
1.5.3. Sơ đồ

1.6.

Trần Trí Thức

Nguồn năng lượng hạt nhân
8


ĐỒ ÁN HỆ THỐNG ĐIỆN

CBHD: NGUYỄN NHỰT TIẾN

1.6.1. Lợi ích sử dung
1.6.2. Hạn chế
1.6.3. Sơ đồ

CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG
MỚI Ở VIỆT NAM

3.1. Chính sách hỗ trợ của chính phủ
3.2. Định hướng phát triển
3.3. Giải quyết những khó khăn
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN

Trần Trí Thức

9



×