Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Nghiên cứu nghị quyết MEPC 201(62) về sửa đổi bổ sung công ước marpol 7378 nhằm ngăn ngừa ô nhiễm do rác thải từ tàu đối với đội tàu hàng việt nam hoạt động tuyến vận tải biển nội địa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCM
--------- oOo --------

PHẠM QUANG HOÀ BÌNH

NGHIÊN CỨU NGHỊ QUYẾT MEPC.201(62) VỀ SỬA
ĐỔI BỔ SUNG CÔNG ƯỚC MARPOL 73/78 NHẰM
NGĂN NGỪA Ô NHIỄM DO RÁC THẢI TỪ TÀU ĐỐI
VỚI ĐỘI TÀU HÀNG VIỆT NAMHOẠT ĐỘNG
TUYẾN VẬN TẢI BIỂN NỘI ĐỊA

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC HÀNG HẢI
MÃ SỐ: 60840106

LUẬN VĂN THẠC SĨKỸ THUẬT
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN XUÂN PHƯƠNG

TP HỒ CHÍ MINHTHÁNG 10 NĂM 2014


LUẬN VĂN ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS Nguyễn Xuân Phương

Cán bộ chấm nhận xét 1 : TS. Nguyễn Xuân Thành


Cán bộ chấm nhận xét 2 :TS. Chu Xuân Nam

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Giao thông vận tải Tp. HCM
ngày 31tháng 10 năm 2014
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1.
2.
3.
4.
5.

PGS.TS Trần Cảnh Vinh
TS. Nguyễn Xuân Thành
TS. Chu Xuân Nam
TS. Nguyễn Phước Quý Phong
TS. Nguyễn Phùng Hưng

Chủ tịch Hội đồng;
Ủy viên, phản biện;
Ủy viên, phản biện;
Ủy viên, thư ký;
Ủy viên.

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn và Trưởng Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa.
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA HÀNG HẢI

PGS.TS Trần Cảnh Vinh


TS. Nguyễn Phùng Hưng


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCM
--------- oOo --------

PHẠM QUANG HOÀ BÌNH

NGHIÊN CỨU NGHỊ QUYẾT MEPC.201(62) VỀ SỬA
ĐỔI BỔ SUNG CÔNG ƯỚC MARPOL 73/78 NHẰM
NGĂN NGỪA Ô NHIỄM DO RÁC THẢI TỪ TÀU ĐỐI
VỚI ĐỘI TÀU HÀNG VIỆT NAMHOẠT ĐỘNG
TUYẾN VẬN TẢI BIỂN NỘI ĐỊA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

TP HỒ CHÍ MINH THÁNG 10 NĂM 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi làPhạmQuang HòaBìnhhiện là họcviêncaohọcngànhkhoahọchànghải,
trườngĐạiHọcGiaoThôngVậnTảiThànhPhốHồChí
Minh.Tôixincamđoanvàhoàntoànchịutráchnhiệmvềlờicamđoannày:
 Luậnvănđượctrìnhbàydựatrênsựthuthậpdữliệutừnhucầuvàhoạtđộngthảirá

cthựctếcủađộitàuhàngViệt Nam hoạtđộngtuyếnvậntảinộiđịa,từNghịquyết
MEPC.201(62) vàcácCôngước,

Nghịquyếtliênquando

tổchứcHànghảithếgiới ban hành.
 Toànluậnvăn là do tôithựchiệndướisựhướngdẫnnhiệttìnhcủa
TS.NguyễnXuânPhương.
 Kếtquảphântíchđánhgiávàthông tin tìmhiểunghiêncứuhoàntoànchânthực.
 Cácgiảipháp,

kiếnnghịđượcrút

ra

trongquátrìnhtìmhiểunghiêncứuthựctiễnvàchưađượccôngbốtrongbấtcứcô
ngtrìnhnào.

ThànhPhốHồChí Minh, Ngày 31Tháng 10Năm 2014
Ngườicamđoan

Phạm Quang HòaBình


MỤC LỤC
TRANG BÌA PHỤ
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC.............................................................................................................Trang 1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................Trang 5
DANH MỤC CÁCHÌNH.....................................................................................Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................Trang 7
MỞ ĐẦU................................................................................................................Trang 8
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................Trang 8
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài....................................................................Trang 9
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................Trang 10
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................Trang 10
5. Ý nghĩa khoa học thực tiễn..........................................................................Trang 11
6. Kết cấu đề tài...............................................................................................Trang 11
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT.................................Trang 12
1.1 Tổng quan của đề tài.............................................................................Trang 12
1.2 Cơ sở pháp lý...........................................................................................Trang 14
1.3 Cơ sở lý thuyết..........................................................................................Trang 16
1.4 Kết luận....................................................................................................Trang 22
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ NGĂN NGỪA Ô NHIỄM RÁC THẢI TRÊN
ĐỘI TÀU HÀNG HOẠT ĐỘNG TUYẾN VẬN TẢI BIỂN NỘI
ĐỊA......................................................................................................................Trang 23
2.1 Đội tàu hàng Việt Nam và tuyến vận tải biển nội địa......................Trang23
2.1.1Đội tàu hàng Việt Nam...............................................................Trang 23
2.1.2

Tuyến vận tải biển nội địa..........................................................Trang 26

2.2 Phân loại rác thải...................................................................................Trang 31


2.2.1

Nhựa.......................................................................................................Trang 31

2.2.2


Rác thực phẩm........................................................................................Trang 32

2.2.3

Rác thải sinh hoạt...................................................................................Trang 33

2.2.4

Dầu ăn.....................................................................................................Trang 33

2.2.5

Tro lò đốt................................................................................................Trang 34

2.2.6

Rác thải hoạt động..................................................................................Trang 34

2.2.7

Dư lượng hàng hóa.................................................................................Trang 35

2.2.8

Xác động vật...........................................................................................Trang 36

2.2.9

Ngư cụ....................................................................................................Trang 36


2.3 Các nguồn tạo rác thải trên tàu............................................................Trang 37
2.3.1

Rác thải trong hoạt động hàng ngày của thuyền viên...........................Trang 37

2.3.2

Rác thải do hoạt động làm hàng.............................................................Trang 37

2.3.3

Rác thải do vận hành, bảo dưỡng trang thiết bị....................................Trang 38

2.4 Hiện trạng quản lý rác thải trên các đội tàu hàng............................Trang 38
2.5 Kết luận..................................................................................................Trang 42
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA Ô NHIỄM DO RÁC THẢI
TỪ TÀU..............................................................................................................Trang 43
3.1

Xây dựng Quy trình quản lý rác thải phù hợp với Nghị quyết
MEPC.201(62).......................................................................................Trang 43

3.1.1

Giới thiệu................................................................................................Trang 43

3.1.2

Quy định bắt buộc..................................................................................Trang 44


3.1.2.1 Theo Nghị quyết MEPC.201(62)...........................................................Trang 44
3.1.2.2 Các quy định bắt buộc khác...................................................................Trang 46
3.1.3

Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường do rác..................................................Trang 47

3.1.3.1 Giảm thiểu rác thải.................................................................................Trang 47
3.1.3.2 Nhật ký rác và ghi nhận rác lưu trữ.......................................................Trang 48


3.1.3.3 Áp phích và thông tin.............................................................................Trang 49
3.1.4

Nội dung Quy trình quản lý rác...............................................................Trang 49

3.1.4.1 Người được chỉ định thực hiện...............................................................Trang 49
3.1.4.2 Xử lý rác trên tàu.....................................................................................Trang 50
3.1.4.3 Xử lý rác..................................................................................................Trang 54
3.1.4.4 Lưu trữ các loại rác có thể tái sử dụng hoặc tái chế...............................Trang 57
3.1.4.5 Thải rác....................................................................................................Trang 58
3.1.5

Đào tạo và huấn luyện.............................................................................Trang 62

3.1.5.1 Làm quen thu thập rác thải......................................................................Trang 62
3.1.5.2 Làm quen xử lý rác thải..........................................................................Trang 63
3.1.5.3 Làm quen lưu giữ rác thải.......................................................................Trang 63
3.2Xây dựng một số biểu mẫu Quản lý rác thải phù hợp với Nghị quyết
MEPC.201(62).......................................................................................Trang 64

3.3Áp dụng các trang thiết bị xử lý rác thải hiện đại thân thiện với môi trường
.................................................................................................................Trang 75
3.3.1

Lò đốt rác..................................................................................................Trang 75

3.3.2

Máy nén rác..............................................................................................Trang 80

3.3.3

Máy nghiền rác.........................................................................................Trang 82

3.3.4

Một số loại máy xử lý rác khác................................................................Trang 84

3.4Huấn luyện thuyền viên làm quen với Quy trình ngăn ngừa ô nhiễm rác thải
phù hợp với Nghị quyết MEPC.201(62).............................................Trang 85
3.5 Kết luận Trang 86
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................Trang 87
Kết luận.................................................................................................................Trang 87


Kiến nghị..............................................................................................................Trang 88
Tài liệu tham khảo................................................................................................Trang 90

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tên viết tắt Tên đầy đủ tiếng Anh


Tên đầy đủ tiếng Việt

GT

Gross tonnage

Tổng dung tích

IMO

International Maritime

Tổ chức Hàng hải thế giới

Organization
IMCO

Intergovernmental Maritime

Tổ chức Tư vấn Hàng hải Liên


MARPOL

MEPC

Consultative Organization

Chính phủ


International Convention for the

Công ước quốc tế về Ngăn

Prevention of Pollution From Ships

ngừa ô nhiễm biển từ tàu

Marine Environment Protection

Uỷ ban Bảo vệ Môi trường biển

Committee
SOLAS

International Convention for

Công ước Quốc tế về An toàn

the Safety of Life At Sea

sinh mạng trên biền

DANH MỤC CÁC HÌNH
Danh mục

Tên hình

Trang


Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 2.4
Hình 2.5

Bản đồ vị trí các cảng biển chủ yếu
Hình ảnh nhựa thải trên biển
Rác thải thực phẩm trong khu vực nhà bếp
Dầu ăn
Tro lò đốt

Trang 30
Trang 32
Trang 33
Trang 34
Trang 34

Hình 2.6

Hình ảnh chèn lót hàng hóa

Trang 35

Hình 2.7
Hình 2.8
Hình 2.9
Hình 2.10


Dư lượng hàng hóa trên tàu
Lưới bắt cá trên biển
Hình ảnh hoạt động xếp dỡ hàng hóa trên tàu
Hình ảnh thùng đựng rác trên tàu

Trang 36
Trang 36
Trang 37
Trang 39


Hình 2.11
Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 3.3
Hình 3.4
Hình 3.5
Hình 3.6

Hình ảnh khu vực sau lái tàu vận tải nội địa
Hình ảnh tổng quan lò đốt rác
Lò đốt rác thải SANKYO (Thái Lan)
Lò đốt rác thải ATLAS (Nauy)
Hình các loại máy nén rác
Máy nghiền kính thủy tinh, loại U-80
Hệ thống và máy xử lý thức ăn thừa IMC

Trang 41
Trang 76
Trang 77

Trang 77
Trang 81
Trang 83
Trang 84

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1

Bảng thống kê số lượng tàu biển năm 2013 và tháng
Trang 24
2/2014

Bảng 2.2

Danh mục cảng biển Việt Nam

Trang 27

Bảng 2.3

Kế hoạch Quản lý rác thải trên tàu

Trang 40

Bảng 3.1

Bảng hướng dẫn thải rác

Trang 58


Bảng 3.2

Mẫu báo cáo thiếu phương tiện tiếp nhận rác thải

Trang 65

Bảng 3.3

Mẫu vị trí tiếp nhận, thu thập và phân loại rác
thải

Trang 66

Bảng 3.4

Mẫu trang bị và dụng cụ xử lý rác thải

Trang 67

Bảng 3.5

Mẫu bổ nhiệm người được chỉ định và chịu trách
nhiệm vận hành thiết bị xử lý rác thải

Trang 68

Bảng 3.6

Áp phích hướng dẫn thải rác xuống biển


Trang 72

Bảng 3.7

Bảng lựa chọn đốt các loại rác thải trên tàu

Trang 78

Bảng 3.8

Bảng lựa chọn nén cho các loại rác khác nhau

Trang 82


MỞĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển chiếm gần 80% tổng lượng
hàng hóa vận chuyển trên toàn thế giới. Để đạt được mục tiêu tăng lượng hàng hóa vận
chuyển bằng đường biển vào các năm sau thì bắt buộc phải tăng số lượng tàu hoặc tăng
trọng tải trong việc đóng các con tàu mới. Việc tăng số lượng tàu sẽ dẫn đến lượng rác
thải, khí thải, nước thải... từ tàu ra môi trường biển sẽ tăng theo.
Nhận thấy những quy định tại phụ lục V công ước Marpol 73/78 không còn phù
hợp với xu thế phát triển của đội tàu trong khu vực và trên thế giới cùng với mục tiêu
bảo vệ môi trường. Do đó tại khóa họp thứ 62(tháng 07 năm 2011), Ủy ban bảo vệ môi
trường biển (MEPC) của tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) đã thông qua nghị quyết
MEPC.201(62) sửa đổi, bổ sung đối với phụ lục V “Quy định về ngăn ngừa ô nhiễm do
rác thải từ tàu” của công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra (MARPOL).
Sửa đổi, bổ sung này sẽ có hiệu lực áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.Những sửa
đổi bổ sung này có tiêu chí và điều khoản ngày càng nghiêm ngặt hơn để hạn chế số

lượng các loại rác được thải xuống biển và chỉ cho phép các loại rác phân hủy nhanh
được phép thải xuống biển. Đồng thời để thực hiện được điều đó thì yêu cầu các nhà
quản lý, các nhà khai thác tàu phải lập ra những kế hoạch quản lý rác phù hợp với điều
kiện hoạt động và khai thác của đội tàu mình. Những kế hoạch này phải lập theo sự
hướng dẫn và theo quy định của nghị quyết MEPC.201(62).
Như vậy, từ ngày 01 tháng 01 năm 2013, trên tàu phải sử dụng sổnhật ký rác, kế
hoạch quản lý rác và hướng dẫn thải rác phù hợp với nghị quyết MEPC.201(62).


Tuy nhiên các tổ chức, cá nhân và các đơn vị quản lý vận tải biển ít chú trọng đến
vấn đề rác thải trên tàu. Thuyền viên đối với vấn đề nhận thức về ô nhiễm môi trường
do việc thải rác xuống biển vẫn chưa được rõ ràng.
Việc áp dụng nghị quyết là hoàn toàn bắt buộc với các đội tàu quốc gia tham gia
thành viên của tổ chức hàng hải thế giới IMO trong đó có Việt Nam. Mặc dù nghị quyết
đã được áp dụng từ đầu năm 2013nhưng thực tại đối với đội tàu vận tải hàng rời trong
nước vẫn chưa hiểu rõ và quán triệt một cách triệt để. Nhiều tàu vẫn không thực hiện và
thuyền viên vẫn không biết về nghị quyết này. Vì vậy thông qua đề tài: "NGHIÊN
CỨU NGHỊ QUYẾT MEPC.201(62) VỀ SỬA ĐỔI BỔ SUNG CÔNG ƯỚC MARPOL
73/78 NHẰM NGĂN NGỪA Ô NHIỄM DO RÁC THẢI TỪ TÀU ĐỐI VỚI ĐỘI TÀU
HÀNG VIỆT NAM HOẠT ĐỘNG TUYẾN VẬN TẢI BIỂN NỘI ĐỊA"sẽ góp phần
đưa nghị quyết đến gần hơn với các tổ chức quản lý vận tải biển trong nước, các đội ngũ
thuyền viên trên tàu. Giúp thuyền viên nâng cao ý thức trong công tác bảo vệ môi
trường biển nhằm góp phần thực hiện nghị quyết một cách triệt để.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Hiện nay ô nhiễm môi trường đang là vấn đề rất được các tổ chức trong và ngoài
nước quan tâm. Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng không nhỏ dến cuộc sống cũng như sức
khỏe của con người. Vấn đề ô nhiễm ngày càng trở nên nghiêm trọng dẫn đến xuất hiện
hàng loạt những hệ lụy của nó điển hình như tình trạng biến đổi khí hậu và trái đất dang
nóng dần lên...
Đối với môi trường biển cũng bị ảnh hưởng ngiêm trọng do chất thải từ các đội tàu

vận tải(nước thải, rác thải…). Lượng rác thải ngày càng tăng lên do nhu cầu phát triển
của ngành vận tải đường biển. Điều này khiến cho những quy định về việc thải rác theo
phụ lục V của công ước Marpol 73/78 không còn phù hợp.
Vì vậy ủy ban bảo vệ môi trường biển (MEPC) của tổ chức hàng hải quốc tế
(IMO) đã thông qua nghị quyết MEPC.201(62) sửa đổi, bổ sung đối với phụ lục V “Quy
định về ngăn ngừa ô nhiễm do rác thải từ tàu” nhằm hạn chế sự ô nhiễm do các đội tàu
vận tải gây ra.


Việc nghiên cứu nghị quyết MEPC.201(62) của tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) về
sửa đổi bổ sung công ước Marpol 73/78 góp phần đưa nghị quyết vào áp dụng cho các
đội tàu hàng Việt Nam trên tuyến vận tải biển nội địa nhằm ngăn ngừa ô nhiễm do rác
thải từ tàu đối với môi trường biển nước ta. Hạn chế tình trạng ô nhiễm ven bờ đang
ngày càng diễn ra nghiêm trọng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Nghị quyết MEPC.201(62) của tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) về sửa đổi bổ
sung công ước Marpol 73/78.
- Nghị quyết MEPC.219(63) Hướng dẫn về việc thực hiện phụ lục V Marpol.
- Nghị quyết MEPC.220(63) Hướng dẫn về việc triển khai Kế hoạch quản lý rác
thải.
- Đội tàu hàng Việt Nam vận tải tuyến nội địa.
- Xây dựng biểu mẫu và kế hoạch quản lý rác chung cho các đội tàu phù hợp yêu
cầu nghị quyết MEPC.201(62).
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phântích tổng hợp: Phân tích tổng hợp nhu cầu xả rác của các đội tàu vận tải biển
nội địa.
- Thống kê: Thống kê các loại rác thải phát sinh trên tàu, và từ nhu cầu xả rác của
các đội tàu ta sẽ biết được lượng rác thải thực tế ra biển để lên phương án tiếp nhận
và xử lý.


5. Ý nghĩa khoa học thực tiễn
o Ý nghĩa khoa học:
Đây là hướng nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở của nghị quyết MEPC.201(62)
do ủy ban bảo vệ môi trường biển của tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) ban hành.


Đề tài đưa ra những hướng dẫn cơ bản và cần thiết theo yêu cầu kiểm tra của các
cấp có thẩm quyền trong việc thực hiện việc thải rác theo tiêu chuẩn của phụ lục V công
ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm biển (Marpol 73/78).
o Ý nghĩa thực tiễn:
Đề xuất quy trình quản lý và xử rác thải trên tàu mang tính thống nhất, phù hợp
với đội tàu vận tải Việt Nam thỏa mãn theo yêu cầu của phụ lục V công ước Marpol
73/78.
Giúp thuyền viên Việt Nam nâng cao nhận thức trong công tác bảo vệ môi trường
và làm quen với một số thiết bị xử lý rác mới thân thiện với môi trường.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận thì luận văn bao gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan và cơ sở lý thuyết
Chương II: Phân tích vấn đề ngăn ngừa ô nhiễm rác thải trên đội tàu hàng hoạt động
tuyến vận tải biển nội địa
Chương III: Giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm do rác thải từ tàu

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 TỔNG QUAN CỦA ĐỀ TÀI
Tổ chức hàng hải quốc tế viết tắt là IMO (International Maritime Organization)là
một thể chế do liên hiệp quốc thành lập, hiện có 170 quốc gia thành viên; đặt quan hệ
chính thức với 51 tổ chức liên chính phủ, 66 tổ chức phi chính phủ. Khẩu hiệu hành
động của IMO là: “Vì sự an toàn, an ninh và hiệu quả hoạt động vận tải biển trên các đại



dương sạch”. Để thực hiện thành công sứ mệnh quan trọng này, từ khi thành lập đến
nay, IMO đã ban hành 47 công ước và nghị định thư cũng như hàng trăm bộ quy tắc và
hướng dẫn thực hành được áp dụng rộng rãi trong ngành vận tải biển thế giới nhằm
giảm lượng khí và các loại ô nhiễm khác thải ra từ các đội tàu biển hoạt động tại tất cả
các vùng biển trên thế giới.
Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) từ khi thành lập đã từng bước tiến hành thiết lập
các quy định bảo vệ môi trường trong hoạt động vận tải biển. Khi còn là tiền thân
IMCO(Intergovernmental Maritime Consultative Organization : Tổ chức tư vấn liên
chính phủ về hàng hải),trong công ước đưa vào thực thi năm 1958 đã xác định mục tiêu
của tổ chức là “Cung cấp bộ máy hợp tác giữa các chính phủ trong lĩnh vực hướng dẫn
và quy định về các vấn đề kỹ thuật có tác động đến ngành vận tải biển trong lĩnh vực
thương mại quốc tế; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông qua các tiêu
chuẩn thực hành về các vấn đề liên quan đến an toàn hàng hải, nâng cao hiệu quả việc
điều khiển tàu biển và kiểm soát cũng như phòng tránh ô nhiễm hàng hải của đội tàu”.
Từ đó, tổ chức này được trao quyền để thực thi các vấn đề pháp lý và cơ chế nhằm hoàn
thành mục tiêu mà dấu ấn đầu tiên đánh giá các nỗ lực cao là thông qua phiên bản mới
về Công ước quốc tế về bảo đảm an toàn sinh mạng con người trên biển (SOLAS) năm
1960, có ý nghĩa quan trọng nhất trong tất cả các hiệp ước đối phó với vấn đề an toàn
hàng hải. Bên cạnh các vấn đề khác như thúc đẩy giao thương hàng hải quốc tế, phân
luồng vận tải, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm..., IMO luôn đặt trách nhiệm cao nhất
vào việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là an toàn. Tuy nhiên một vấn đề vô cùng
nghiêm trọng là ô nhiễm môi trường biển phát sinh khi tốc độ và lượng dầu vận chuyển
trên biển của các loại tàu dầu tăng lên rất nhanh, đánh dấu bởi thảm họa tàu Torrey
Canyon mắc cạn ở bờ biển nước Anh vào năm 1967 làm tràn 120.000 tấn dầu, gây thiệt
hại nặng nề, lâu dài đối với môi trường biển. Do vậy, trong các năm sau đó, IMO chỉ thị
một loạt biện pháp khắt khe để ngăn chặn các tai nạn tàu dầu và giảm tối đa hậu quả của
chúng. Và một trong những nỗ lực cao nhất của IMO được đánh dấu bằng sự ra đời của
công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển 1973 và nghị định thư Marpol
73/78 được triển khai áp dụng suốt những năm 80, mà ý nghĩa quan trọng nhất là đề ra



các biện pháp đo lường kỹ thuật vận hành tàu biển, không chỉ giới hạn ở các tai nạn và ô
nhiễm của dầu mà còn cả các loại ô nhiễm phổ biến khác về hóa chất, hàng hóa chuyên
chở, nước thải, rác thải và không khí trong vận hành. Năm 1997, IMO thông qua phụ
lục VI theo nghị định thư (1991) về hiệp định bảo vệ môi trường tại vùng biển Nam Cực
(1959) nhằm gia tăng trách nhiệm đối với tình trạng khẩn cấp về ô nhiễm môi trường.
Nhưng hiện nay do nhu cầu phát triển của nền kinh tế khu vực cũng như thế giới
nên kéo theo sự phát triển ồ ạt của các đội tàu dẫn đến lượng rác thải ra biển ngày càng
lớn. Nếu không có chính sách phát triển hợp lý cũng như những nghị quyết bổ sung vào
những yêu cầu cần phát triển thêm của công ước Marpol 73/78 thì tình trạng ô nhiễm
biển cũng như ô nhiễm ven bờ sẽ ngày càng nghiêm trọng. Trước yêu cầu thiết thực
đó,Ủy ban bảo vệ môi trường biển viết tắt là MEPC (Marine Environment Protection
Committee) của tổ chức hàng hải quốc tế (IMO)tại khóa họp thứ 62 (tháng 07 năm
2011), đã thông qua nghị quyết MEPC.201(62) sửa đổi, bổ sung đối với phụ lục V “Quy định về ngăn ngừa ô nhiễm do rác thải từ tàu” của công ước quốc tế về ngăn ngừa
ô nhiễm do tàu gây ra (MARPOL). Sửa đổi, bổ sung này sẽ có hiệu lực áp dụng từ ngày
01 tháng 01 năm 2013.
Việc áp dụng nghị quyết này vào đội tàu vận tải biển nội địa đã và đang được các
cơ quan quản lý cũng như các tổ chức chính quyền liên quan từng bước triển khai áp
dụng. Nhưng do điều kiện hoạt động cũng như ý thức của thuyền viên Việt Nam vẫn
chưa nhận thấy sự quan trọng của việc hạn chế rác thải xuống biển, việc bảo vệ môi
trường biển và mối liên quan giữa môi trường biển và cuộc sống con người. Vì vậy
chúng ta cần phải có một hướng triển khai hợp lý nhằm nâng cao ý thức của thuyền viên
Việt Nam góp phần tuân thủ theo những công ước, nghị quyết mà tổ chức hàng hải quốc
tế đưa ra nhằm góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường biển mà điển hình là nghị quyết
MEPC.201(62).
Nghị quyết này đã phần nào khẳng định sự chung tay bảo vệ môi trường của các tổ
chức chính phủ, liên chính phủ cũng như phi chính phủ của các quốc gia trên thế giới
nhằm giúp ngăn chặn sự nóng dần lên và sự biến đổi khí hậu của trái đất mà nguyên



nhân chính là do sự ô nhiễm môi trường. Hướng tới mục tiêu vì một trái đất xanh, sạch,
đẹp và phát triển bền vững.
1.2 CƠ SỞ PHÁP LÝ
Sửa đổi phụ lục V Marpol có hiệu lực ngày 1 tháng 1 năm 2013, nghiêm cấm việc
thải tất cả các loại rác thải xuống biển, nếu được phép một cách rõ ràng theo phụ lục.
Theo yêu cầu mới được đưa ra trong nghị quyết MEPC.201(62) sửa đổi bổ sung phụ
lục V công ước Marpol 73/78 thì có một số thay đổi đáng chú ý sau:
Đưa ra các định nghĩa mới: xác súc vật, dầu ăn, cặn hàng và chất thải sinh hoạt.
Tất cả các tàu có tổng dung tích từ 100trở lên hoặc được chứng nhận chở trên 15
người phải được trang bịkế hoạch quản lý rác (lưu ý: không quy định việc phê duyệt kế
hoạch này).
Tàu có chiều dài từ 12 mét trở lên và các công trình biển cố định hoặc nổi phải
niêm yết bảng thông báo cho thuyền viên và hành khách về các yêu cầu của phụ lục V,
công ước Marpol 73/78.
Tàu có tổng dung tích từ 400 trở lên và các công trình biển cố định hoặc nổi phải
có sổ nhật ký rác theo mẫu được quy định tại phụ lục V, công ước Marpol 73/78.
Cấm thải bất kỳ loại rác nào từ công trình biển cố định hoặc nổi, và từ bất kỳ tàu
nào đang cập vào hoặc trong phạm vị 500 mét tính từ công trình biển cố định hoặc nổi.
Đồ ăn thải có thể được thải từ công trình biển cố định hoặc nổi, với điều kiện công trình
này cách bờ trên 12 hải lý và đồ ăn thải được đưa qua máy nghiền hoặc máy xay sao cho
chúng có thể lọt qua tấm lưới sàng với kích thước lỗ không lớn hơn 25 milimét.
Cấm thải rác xuống biển, trừ những trường hợp cụ thể được nêu dưới đây và việc
thải này chỉ được phép thực hiện khi tàu đang hành trình:
Ở ngoài vùng đặc biệt


Đồ ăn thải có thể được thải cách bờ trên 3 hải lý nếu đồ ăn thải đó được đưa qua
máy nghiền hoặc máy xay. Đồ ăn thải sau khi được nghiền hoặc xay như vậy phải có thể
lọt qua tấm lưới sàng với kích thước lỗ không lớn hơn 25 milimét.

Đồ ăn thải có thể được thải cách bờ trên 12 hải lý nếu đồ ăn thải đó không được
đưa qua máy nghiền hoặc máy xay như nêu trên.
Cặn hàng không bao gồm các chất được phân loại là độc hại đối với môi trường
biển có thể được thải cách bờ trên 12 hải lý.
Các chất tẩy rửa trong hầm hàng, nước rửa boong và các bề mặt bên ngoài có thể
được xả ra biển nếu chúng không độc hại đối với môi trường biển.
Xác súc vật có thể được thải càng cách xa bờ càng tốt và phải được xử lý trước khi
thải phù hợp với quy định của IMO.
Ở trong vùng đặc biệt
Đồ ăn thải có thể được thải càng cách xa bờ càng tốt, nhưng không được dưới 12
hải lý tính từ bờ hoặc dải băng gần nhất.
Cặn hàng có thể được thải với điều kiện: Các chất tẩy rửa hầm hàng, nước rửa
boong và các bề mặt bên ngoài không độc hại đối với môi trường biển. Cả cảng rời và
cảng đến tiếp theo của tàu đều ở trong vùng đặc biệt và tàu không di chuyển ra ngoài
vùng đặc biệt khi hành trình giữa các cảng này. Không có phương tiện tiếp nhận thích
hợp tại các cảng nói trên. Việc thải nước rửa hầm hàng có cặn hàng được thực hiện càng
cách xa bờ hoặc dải băng gần nhất càng tốt, và không được dưới 12 hải lý tính từ bờ gần
nhất hoặc dải băng gần nhất.
Các chất tẩy rửa trong hầm hàng, nước rửa boong và các bề mặt bên ngoài có thể
được xả ra biển nếu chúng không độc hại đối với môi trường biển.
Một số loại rác (sản phẩm giấy, thủy tinh, kim loại, chai lọ, vật liệu bao gói, ..)
hiện tại được phép thải xuống biển ngoài vùng đặc biệt, thì từ ngày 01 tháng 01 năm
2013 sẽ không được phép thải xuống biển, ngoại trừ thức ăn thải vẫn được phép thải.


Như vậy, từ ngày 01 tháng 01 năm 2013, trên tàu phải sử dụng sổnhật ký rác, kế
hoạch quản lý rác và hướng dẫn thải rác phù hợp với nghị quyết MEPC.201(62).
1.3 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Theo yêu cầu của nghị quyết MEPC.201(62) thì cần phải hiểu rõ và xem xét lại các
khái niệm, định nghĩa về rác và các phần liên quan đến rác, các quy định, hướng dẫn

cho việc thực hiện nghị quyết để có phương hướng triển khai đúng và phù hợp theo yêu
cầu nghị quyết. Các khái niệm yêu cầu thuyền viên, các nhà quản lý, các nhà khai thác
tàu phải nắm vững như sau:
Rác (Garbage): có nghĩa là tất cả các loại chất thải thực phẩm, rác thải sinh hoạt và
rác thải hoạt động, tất cả nhựa, dư lượng hàng hóa, dầu ăn, ngư cụ, và xác động vật tạo
ra trong hoạt động bình thường của tàu và được xử lý liên tục hoặc định kỳ trừ những
chất được xác định hoặc được liệt kê trong Phụ lục khác của Công ước này.Rác không
bao gồm cá tươi và các bộ phận được tạo ra như là kết quả của đánh bắt cá và các hoạt
động thực hiện trong chuyến đi, cũng như là kết quả của việc nuôi trồng và vận chuyển
thủy sản từ cơ sở đến nơi chế biến.
Xác động vật (Animal carcasses): có nghĩa là thân thể của bất kỳ động vật được
vận chuyển trên tàu như hàng hóa và đã chết hoặc được để cho chết trong hành trình.
Dư lượng hàng hóa (Cargo residues): có nghĩa là những tàn tích của bất kỳ hàng
hóa mà không được bao phủ bởi thứ khác và nó vẫn còn trên boong hoặc hầm hàng sau
xếp dỡ, bao gồm bốc xếp dư thừa hoặc bị đổ, cho dù trong điều kiện ẩm ướt hoặc khô
hoặc bị cuốn theo nước rửa nhưng không bao gồm bụi hàng hóa còn lại trên boong tàu
sau khi quét bụi trên bề mặt bên ngoài của tàu.
Dầu ăn (Cooking oil): có nghĩa là bất kỳ loại dầu hoặc chất béo động vật ăn được
được sử dụng hoặc dự định sử dụng để chuẩn bị hoặc nấu thức ăn, nhưng không bao
gồm các thực phẩm tự nó được chuẩn bị sử dụng như các loại dầu.


Rác thải sinh hoạt (Domestic wastes): có nghĩa là tất cả các loại rác thải không bao
gồm bởi phụ lục khác được tạo ra trong không gian nơi ăn nghỉ trên tàu. Rác thải sinh
hoạt không không bao gồm nước màu xám.
Trên đường đi (En route): có nghĩa là các tàu đang được hành trình trên biển trên
một hướng hoặc nhiều hướng, bao gồm cả đi chệch tuyến đường trực tiếp ngắn nhất,
cũng như mục đích hành hải thực tế.
Ngư cụ (Fishing gear): có nghĩa là bất kỳ thiết bị vật lý hoặc một phần hoặc kết
hợp các vật phẩm có thể được đặt trên hoặc trong nước hoặc trên đáy biển với mục đích

dự định bắt, hoặc kiểm soát để bắt tiếp theo hoặc thu hoạch sinh vật biển, nước ngọt.
Giàncố định hoặcgiàn nổi (Fixed or floating platforms):nghĩa là các cấu trúc cố
định hoặc nổinằmtrên biểnmàđượctham gia vào việcthăm dò,khai thác, chế biếnở ngoài
khơiliên quancủatài nguyên khoáng sảnđáy biển.
Chất thải thực phẩm (Food wastes): có nghĩa là bất kỳ loại thực phẩm hư hỏng
hoặc chưa hư hỏng và bao gồm trái cây,rau, sản phẩm sữa, thịt gia cầm, sản phẩm thịt
và thức ăn thừa được tạo ra trên tàu.
Tro lò đốt (Incineratorashes): làtrovànhững thành phần giống tro lấytừ lò đốt rác
trên tàusauquá trình đốtrác thải.
Bờ gần nhất (Nearest land): Thuật ngữ "từ bờ gần nhất" có nghĩa là từ đường cơ sở
mà từ đó lãnh hải của lãnh thổ được lập theo luật pháp quốc tế.
Rác thảihoạt động (Operational wastes):có nghĩa làtất cả cácchất thảirắn (kể
cảbùn)không được bao gồm trongphụ lục khácđược thu thậptrên tàutrong thời gianbảo
trìbình thường hoặchoạt động của mộttàu,hoặcsử dụng đểxếphàng hóavà xử lý.Chất
thảihoạt độngcũng bao gồmchất làm sạchvàcác chất phụ giachứa tronghầm hàngvànước
rửabên ngoài. Chất thảihoạt độngkhông bao gồmnướcmàu xám,nướcđáy tàu,hoặc các
loại nước thải tương tựkháccần thiết chohoạt động củatàu.
Nhựa (Plastic): là một vật liệu rắn, trong đó có chứa một hoặc nhiều polyme khối
lượng phân tử cao như là một thành phần thiết yếu và được hình thành trong thời gian


sản xuất polymer hoặc chế tạo thành một sản phẩm hoàn chỉnh bởi nhiệt hoặc áp suất.
Nhựa có tính chất vật liệu khác nhau, từ cứng và dễ vỡ đến mềm và đàn hồi. Theo mục
đích của phụ lục này, "tất cả các sản phẩm nhựa" có nghĩa là tất cả các rác bao gồm
nhựa dưới mọi hình thức, bao gồm cả dây tổng hợp, các loại lưới cá tổng hợp, túi rác
nhựa và tro lò đốt từ sản phẩm nhựa.
Khu vực đặc biệt (Special area):là khu vựcbiểnnơi được thừa nhận lý do kỹ
thuậtliên quan đếnđiều kiệnhải dương họcvàsinh tháicủa nóvàcácký tự đặc biệtcủa tình
trạng giao thôngthông quacác phương phápbắt buộcđặc biệtđể ngăn ngừaô nhiễm
biểnbởirác thảilà cần thiết.

Nước rửa (Dishwater): có nghĩa là lượng dư thừa từ việc rửa bằng tay hoặc tự
động các đĩa và đồ dùng nấu ăn đã được làm sạch trước đến mức mà không ảnh hưởng
vào hoạt động của máy rửa bát tự động.
Nước màu xám (Grey water): có nghĩa là hệ thống thoát nước từ nước rửa chén,
vòi hoa sen, máy giặt, bồn tắm và chậu rửa mặt. Nó không bao gồm hệ thống thoát nước
từ nhà vệ sinh, bệ tiểu, bệnh viện, và không gian động vậtvà nó không bao gồm hệ
thống thoát nước từ không gian vận chuyển hàng hóa. Nước màu xám không được coi là
rác thải trong phụ lục V.
Tái chế (Recycling):là hoạt động phân ly và phục hồi các thành phần và vật liệu tái
chế.
Sử dụng lại (Reuse):là hoạt động phục hồi các thành phần và vật liệu để sử dụng
tiếp mà không cần tái chế.
Định nghĩa của "chất thải sinh hoạt" (quy định 1.12 của MARPOL Phụ lục V)
không bao gồm nước màu xám, nước la canh, hoặc chất thải tương tự khác cần thiết cho
sự hoạt động của một con tàu.

"Chất thải tương tự khác” cần thiết cho sự hoạt động

của một con tàu bao gồm nhưng không giới hạn: Nước nồi hơi, nước xả đáy, nước xả từ
động cơ, nước xả từ hầm lỉn, chân vịt biến bước, dầu thủy lực bánh lái, và các loại dầu
khác, nước chưng cất, nước muối bị thẩm thấu , nước thang máy, hệ thống nước cứu


hỏa, nước ngọt tích trữ, nước rửa turbine, nước từ động cơ xăng và các loại nước thải bù
khác, nước rửa máy móc, nước hồ bơi, nước xông hơi hay các hoạt động giải trí khác,
nước từ hệ thống năng lượng mặt trời, nước thải từ trên boong tàu.
Tuân thủ các quy định của phụ lục V liên quan đến việc lập kế hoạch cẩn thận bởi
các chủ tàu và người khai thác và điều hành riêng bởi thuyền viên cũng như người đi
biển khác. Các tiến trình thích hợp nhất để xử lý và lưu trữ rác thải trên tàu có thể thay
đổi tùy thuộc vào các yếu tố như loại và kích thước của con tàu, địa bàn hoạt động (ví

dụ như khu vực đặc biệt, khoảng cách từ đất gần nhất), thiết bị xử lý rác thải trên tàu và
không gian lưu trữ, số lượng thuyền viên, hành khách, thời gian chuyến đi, và quy tắc và
các phương tiện tiếp nhận tại các cảng đến. Tuy nhiên, theo quan điểm về chi phí liên
quan đến việc chọn lựa các phương pháp xử lý rác thải khác nhau, đó là thuận lợi về
kinh tế đầu tiên, giới hạn số lượng tài liệu có thể trở thành rác thải và thứ hai,tách riêng
rác thải có thể thải ra biển và các rác thải khác không được thải vào biển. Quản lý hợp lý
các container, vật liệu đóng gói trên tàu, xếp dỡ và lưu trữ hợp lý có thể giảm thiểu
không gian lưu trữ đòi hỏi và tăng hiệu quả chuyển giao rác thải đến các cơ sở tiếp nhận
của cảng để xử lý phù hợp hoặc xử lý trên bờ.
Mỗi tàu có tổng dung tích từ 100 trở lên, và mỗi tàu được chứng nhận để thực hiện
chở 15 người trở lên, và các giàn cố định và các giàn nổi được yêu cầu phải có một kế
hoạch quản lý rác thải có quy trình cụ thể đảm bảo xử lý và lưu trữ rác hiệu quả. Một kế
hoạch quản lý rác thải cần được phát triển có thể được đưa vào sổ hướng dẫn hoạt động
của thuyền viên và tàu. Hướng dẫn này phải xác định trách nhiệm thuyền viên (bao gồm
sỹ quan về môi trường) và tiến trình từ mọi góc độ về việc xử lý và lưu trữ rác thải trên
tàu. Tiến trình xử lý rác thải tàu được chia thành bốn giai đoạn: thu thập, xử lý, lưu trữ,
và thải rác. Một kế hoạch quản lý rác thải tổng quát để xử lý và lưu trữ tàu tạo ra rác thải
phù hợp.
Khi tàu trên một hành trình không thường xuyên lớn hơn 100 nm từ đất gần nhất,
việc lưu giữ xác trên tàu trong điều kiện nhiệt độ cao và độ ẩm cao có thể tạo thành một
mối đe dọa đối với sức khỏe và sự an toàn của con người hoặc các động vật sống còn


lại. Trong những trường hợp như vậy thuyền trưởng tàu xác định có mối đe dọa sức
khỏe và an toàn tồn tại,việc thải xuống biển có thể tại những vị trí lớn hơn 12 nm từ đất
gần nhất. vị trí thải xác động vật tại biển xảy trong trường hợp này, phải được ghi vào
nhật ký tàu bao gồm vị trí, và những chú ý của những trường hợp này.
Xác động vật nên được chia nhỏ hoặc xử lý trước khi thải ra biển. tiến hành xử lý
phải tính đến việc đảm bảo sức khỏe và an toàn của thuyền viên và vật nuôi khác. Xử lý
nên tạo thuận lợi cho sự chìm hoặc phân tán của xác khi nó được thải ra biển.

Chính phủ cần xây dựng một chiến lược để đánh giá hay kiểm tra các cơ sở cảng
tiếp nhận thuộc thẩm quyền của họ. Ở mức tối thiểu, kiểm tra định kỳ các cơ sở tiếp
nhận được đề nghị và xem xét nên thiết lập một hệ thống tài liệu (ví dụ như thư hoặc
giấy chứng nhận) rằng cơ sở vật chất đầy đủ có sẵn để nhận rác thải từ tàu.
Việc tăng thêm các cơ sở tiếp nhận rác ở cảng để phục vụ cho tàu không bị chậm
trễ hoặc bất tiện thì có thể kêu gọi vốn đầu tư từ cảng hoặc người khai thác cũng như
công ty quản lý rác thải ở cảng đó. Chính phủ đang khuyến khích đánh giá phương tiện
thuộc thẩm quyền của họ để giảm bớt tác động này, qua đó giúp đảm bảo rác gửi đến
cảng thực sự được nhận và xử lý đúng cách với chi phí hợp lý hoặc không tính phí cho
tàu cá.
Giảm thiểu việc đóng gói và lắp đặt trên tàu thực hiện quản lý rác thải và thiết bị
chế biến sẽ tạo điều kiện tuân thủ phụ lục V và giảm bớt gánh nặng vào các cơ sở tiếp
nhận cảng để xử lý rác thải. Do đó, các chính phủ có thể xem xét các hành động để
khuyến khích việc giảm đóng gói và việc cài đặt của một số loại thiết bị xử lý rác thải
trên tàu hoạt động theo chính quyền tàu treo cờ.
Chính phủ được khuyến khích xem xét các quy định tác động kinh tế trong nước
nhằm đảm bảo phù hợp với phụ lục V công ước Marpol. Do bản chất khai thác và đặc
điểm tàu khác nhau, cần xem xét các quy định trong nước để cho phép tàu có các tùy
chọn trong phạm vi lớn nhất cho việc tuân thủ các quy định của phụ lục V. Tuy nhiên,
bất kỳ các lựa chọn cần phải phù hợp và nên tạo điều kiện cho việc thực hiện và tuân thủ
các quy định của phụ lục V.


1.4 KẾT LUẬN
Theo như nghị quyết MEPC.201(62) đưa ra để bổ sung thêm vào phần phụ lục V
công ước quốc tế ngăn ngừa ô nhiễm biển(MARPOL 73/78) thì các tiêu chuẩn thải rác
sẽ nghiêm ngặt hơn.Cần giảm thiểu việc đóng gói và lắp đặt trên tàu, thực hiện quản lý
rác thải và các thiết bị chế biến trên tàuđểhạn chế bớt rác thải phát sinh khi tàu hoạt
động khai thác và giảm bớt gánh nặng vào các cơ sở cảng tiếp nhận và xử lý rác thải. Vì
vậy, để đảm bảo cho đội tàu nội địa Việt Nam thực hiện tốt công ước thì trên tàu cần

phải trang bị các phương tiện xử lý rác hiện đại, thân thiện với môi trường song song
với việc tuyên truyền, nâng cao ý thức của thuyền viên trong việc bảo vệ môi trường
biển. Chính quyền các cấp cũng cần phải thường xuyên kiểm tra, kiểm soát việc thực
hiện xử lý rác dưới tàu và lập thêm các cơ sở tiếp nhận rác thải để đưa lên bờ xử lý phù
hợp với nhu cầu của đội tàu biển hoạt động trong khu vực.
Công nhận rằng việc thực thi trực tiếp các quy định phụ lục V, đặc biệt trên biển là
thực hiện khó khăn, chính phủ khuyến khích xem xét không chỉ hạn chế và có biện pháp
trừng phạt với luật pháp quốc tế mà còn loại bỏ bất kì việc không khuyến khích. Tạo ra
các ưu đãi và các sáng kiến tích cực để tạo điều kiện tuân thủ hiệu quả hơn, phát triển
các biện pháp tự nguyện trong cộng đồng quy định khi phát triển các chương trình pháp
luật trong nước để đảm bảo phù hợp với phụ lục V Marpol.
Chính phủ có thể xem xét các hành động để khuyến khích việc giảm đóng gói và
việc cài đặt của một số loại thiết bị xử lý rác thải trên tàu. Ví dụ, các chương trình để hỗ
trợ giảm bớt chi phí cho chủ tàu để mua và cài đặt thiết bị như vậy, hoặc thay đổi các
yêu cầu tuỳ chọn thành bắt buộc cho việc cài đặt máy ép, lò đốt và máy nghiền rác trong
việc đóng các tàu mới.
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ NGĂN NGỪA Ô NHIỄM RÁC THẢI TRÊN ĐỘI TÀU
HÀNG HOẠT ĐỘNG TUYẾN VẬN TẢI BIỂN NỘI ĐỊA
2.1 ĐỘI TÀU HÀNG VIỆT NAM VÀ TUYẾN VẬN TẢI NỘI ĐỊA
i.

Đội tàu hàng Việt Nam


Theo số liệu thống kê của Cục Ðăng kiểm Việt Nam, tại thời điểm 30/11/2011,
Việt Nam có 867 chủ tàu quản lý khai thác 1.633 tàu treo cờ Việt Nam với tổng trọng tải
7,4 triệu DWT, trong đó 57 chủ tàu lớn (có tổng dung tích đội tàu trên 14.000 GT) quản
lý khai thác 493 tàu với tổng trọng tải 5,3 triệu DWT và 810 chủ tàu nhỏ (có tổng dung
tích đội tàu dưới 14.000 GT) quản lý khai thác 1.140 tàu với tổng trọng tải 2,1 triệu

DWT. Ðó là chưakể 65 tàu treo cờ nước ngoài với tổng trọng tải 1,3 triệu DWT do các
doanh nghiệp Việt Nam mua và quản lý khai thác.
Theo số liệu thống kê từ Cục Hàng Hải Việt Nam, tính đến cuối năm 2013, đội tàu
vận tải biển Việt Nam có 1.788 tàu các loại, với tổng dung tích 4,3 triệu GT và tổng
trọng tải khoảng 6,9 triệu DWT, đứng thứ 5/10 các nước ASEAN. ngoài ra, Việt Nam
còn sở hữu 80 tàu mang cờ quốc tịch nước ngoài với tổng trọng tải 1,1 triệu DWT,
chiếm khoảng 15% tổng trọng tải đội tàu quốc gia. Thế nhưng, trọng tải bình quân của
tàu Việt Nam tương đối thấp (3.960 DWT/tàu), xếp hạng 9/10 các nước ASEAN. Tàu có
trọng tải dưới 5 vạn DWT chiếm gần 80%, tàu 5-15 vạn chiếm khoảng 17%, tàu trên 15
vạn chỉ có 2 tàu, chiếm 3,3%. Sở hữu đội tàu đó là khoảng 600 chủ tàu thuộc mọi thành
phần kinh tế, trong đó chỉ có 33 chủ tàu lớn sở hữu đội tàu có tổng trọng tải trên 1 vạn
DWT, còn lại là đội tàu nhỏ thuộc các thành phần kinh tế tư nhân, nhỏ lẻ tại các địa
phương Hải Phòng, Thanh Hóa, Thái Bình, Nam Định...Trong số 33 chủ tàu lớn có đến
25 chủ tàu thuộc các tập đoàn kinh tế lớn: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines),
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro-VietNam), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam
(Petrolimex).
Bảng 2.1.Bảng thống kê số lượng tàu biển năm 2013 và tháng 2/2014
(Nguồn: "Đăng kiểm Việt Nam")
Nội dung

Đội tàu treo cờ việt Nam
Năm 2013
2/2014
Cấp NN
Cấp VR
Tổng
Các chủ tàu lớn:53 (chủ tàu có tổng dung tích đội tàu từ 14000 trở lên)
Số lượng Tàu
458
9

447
456
Tổng dung tích

3,130,735

176,364

2,943,250

3,119,614


×