Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

Khủng hoảng tâm lý ở thanh thiếu niên việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 56 trang )

Khủng hoảng tâm lý ở thanh thiếu niên Việt Nam

LỜI GIỚI THIỆU
Chúng ta đang sống trong thời đại mới - thời đại văn minh, khoa học, nhất là
sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin; nó đã làm cho cuộc sống con
người ngày được nâng cao. Đáng tiếc thay giá trị đạo đức đang bị xói mòn bởi chủ
nghĩa thực dụng, duy vật chất, kéo theo đó là cả một hệ lụy. Hơn nữa, giới trẻ ngày
nay chạy theo lối sống hưởng thụ, mà họ cho là hợp thời, sành điệu; họ bỏ qua những
giá trị đạo đức là nền tảng cốt yếu của con người. Vấn đề này đang là thách đố cho
các nhà giáo dục cũng như những người có trách nhiệm.
“Giới trẻ là tương lai của nhân loại”. Đó là câu khẳng định nhiều người đã
biết. Nhưng đối diện với thực tế thì ai cũng thấy lo lắng cho cái “tương lai” ấy. Liệu
nó có tốt đẹp như người ta tưởng không? Cứ như thực tế hiện nay thì nhân loại sẽ đi
tới đâu, khi các thanh thiếu niên, những người đang nắm vận mệnh của đất nước,lại
đang rơi vào tình trạng khủng hoảng tâm lí trầm trọng?
Ai cũng biết, giai đoạn thanh thiếu niên là một giai đoạn quan trọng của đời
người, nó quyết định được cả nhân cách và tương lai của ta sau này. Đây là một giai
đoạn chuyển tiếp của sự phát triển từ tuổi thơ sang người lớn, giai đoạn đặc biệt, duy
nhất của cuộc sống vì xảy ra đồng thời một loạt những thay đổi, bao gồm : Sự chín
muồi về thể chất ; sự điều chỉnh tâm lý ; và sự biến đổi các quan hệ xã hội nhằm đáp
ứng các yêu cầu và nhiệm vụ phát triển. Đây cũng là giai đoạn phát triển có nhiều
khó khăn, thậm chí khủng hoảng, so với các lứa tuổi khác do những biến đổi dữ dội
về tâm lý về cả phạm vi và mức độ, đến mức nhiều người xem đó như một “giai đoạn
khủng hoảng” đầu đời.
Những công trình nghiên cứu sự phát triển tâm sinh lý của lứa tuổi thanh thiếu
niên gần đây quan niệm : Lứa tuổi này như là một giai đoạn phát triển đi qua một loạt
những lớp sự kiện, những kinh nghiệm, sự trải nghiệm, hay những nhiệm vụ phát
triển được xác định về mặt xã hội. Những diễn biến phức tạp về tâm lý là một trong
những nguyên nhân khiến trẻ em khó kiểm soát được hành động, lời nói, thậm chí
tình cảm của mình. Mặt khác, việc thế giới đang phát triển với tốc độ chóng mặt
khiến người trẻ, luôn trong tâm lí mình là người tầm thường, không xứng đáng với xã


hội. Đó có thể là một điều tốt, vì đó chính là động lực để thanh thiến niên luôn cố
gắng để khẳng định mình, tuy nhiên, một số khác luôn lấy điều đó như sự giằng xé
trong tâm can, khiến các bạn trẻ luôn sống dưới áp lực, lâu dần sẽ thành bệnh tâm lí.
Khi tâm lí đã thực sự khủng hoảng, giới trẻ khó lòng đối mặt với những khó khăn, rắc
rối trong cuộc sống, từ đó dễ bị ức chế và dẫn đến những triệu chứng trầm cảm, tự
Trang 1


Khủng hoảng tâm lý ở thanh thiếu niên Việt Nam

hủy hoại bản thân, thậm chí tự tử. Tệ hơn nữa, thanh thiếu niên dễ nổi loạn, thực hiện
những hành vi bất thường, hành vi xấu trong xã hội : uống rượu, cờ bạc, nghiện
hút,đối xử bạo lực với mọi người rồi từ đó đánh mất cả tương lai khi rơi vào vòng lao
lí ...Các hiện tượng này gây nhiều lo ngại cho các bậc cha mẹ, nhà giáo dục và xã hội.
Thiết nghĩ, giới trẻ bị khủng hoảng tâm lí dẫn đến những sai phạm, và ngày
càng nhúng sâu vào vũng lầy tội lỗi đã gióng lên một hồi chuông báo động cho xã hội
Việt Nam ta. Vì thế, chúng tôi, với những hiểu biết của mình, đã soạn ra bài báo cáo
này, để mọi người hiểu hơn về tình trạng khủng hoảng tâm lí ở giới trẻ Việt Nam hiện
nay, để giới trẻ biết thêm về nó để tìm cách đề phòng, hoặc xử lí. Và chúng tôi mong
rằng, bài báo cáo cũng như một lời nhắc nhở, nhắc cha, nhắc mẹ, nhắc anh chị, nhắc
nhà trường, nhắc toàn thể xã hội đừng lơ là mải mê lo cho kinh tế nước nhà, mà hãy
thật sự quan tâm, lo lắng đến giới trẻ, vì chính bộ phận ấy, sẽ đứng lên xây dựng đất
nước sau này.
Thành phố Hồ Chí Minh, 22/02/2011

Trang 2


Khủng hoảng tâm lý ở thanh thiếu niên Việt Nam


Chương 1: Đặc điểm tình hình
I.

Đặc điểm dân cư:

VN là nước đông dân, đến năm 2009, dân số nước ta là 85,7 triệu người, đứng
hàng thứ ba ở Đông Nam Á và thứ 13 trên thế giới. Dân số Việt Nam tăng nhanh, là
dân số trẻ. Cứ mỗi năm, dân số lại tăng thêm 1 triệu người, tạo sức ép lớn lên phát
triển kinh tế, bảo vệ tài nguyên môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống.


Dân số từ 15-59 tuổi chiếm trên 65% dân số (năm 2007): lực lượng lao động
trẻ, năng động nhưng khó khăn trong giải quyết việc làm.

Mật độ dân số là 260 người/km2 nhưng phân bố không đồng đều, tập trung chủ
yếu ở đồng bằng, ven biển, thưa thớt ở vùng núi.
II.

Đặc điểm kinh tế:

Việt Nam là nước đang phát triển, có nền kinh tế lớn thứ 60 trong các nền kinh
tế thành viên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế xét theo quy mô tổng sản phẩm nội địa danh
nghĩa năm 2009 và đứng thứ 133 xét theo tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa bình
quân đầu người. Năm 2007, Việt nam chính thức gia nhập WTO – “Tổ chức thương
mại thế giới”, có thể xóa bỏ các rào cản thương mại để tiến đến tự do thương mại với
các nước, hội nhập với quốc tế.
III.

Đặc điểm xã hội:


Nền kinh tế đang trên đà phát triển, nhu cầu đời sống con người cũng ngày
càng tăng, con người quan tâm hơn đến việc làm để đáp ứng các nhu cầu của mình.
Trong bộ phận người Việt Nam, trình độ dân trí vẫn chưa cao, ý thức người dân còn
kém dẫn đến các tệ nạn xã hội. Ngoài ra, với một chỉ tiêu cao trong giáo dục, kinh tế,
bệnh thành tích xuất hiện và dần ăn sâu vào ý thức của con người Việt Nam, khiến
các thành tích trong những năm gần đây trở nên “ảo” và không đánh giá đúng năng
lực con người.
Trang 3


Khủng hoảng tâm lý ở thanh thiếu niên Việt Nam
IV.

Đặc điểm thanh thiếu niên Việt Nam:

Tuổi thiếu niên là lứa tuổi thể hiện sự chuyển tiếp từ trẻ con bước vào thế giới
người lớn. Giai đoạn này còn được các nhà nghiên cứu gọi là “tuổi khủng hoảng”,
“khủng hoảng tuổi dậy thì”. Tâm lí thay đổi dựa trên những mối quan hệ trong cuộc
sống mà rõ nhất là quan hệ với cha mẹ, bạn bè. Ở lứa tuổi này, các bạn thiếu niên đã
có ý thức về bản thân nên hẳn việc làm nũng, đòi đi chơi với bố mẹ là không còn nữa.
Mang tâm lí “muốn làm người lớn”, “coi mình là người lớn”, các bạn thích được tự
do chọn bạn, tự do đi chơi. Và quan hệ với bố mẹ thay đổi. Ít tâm sự với bố mẹ hơn,
đó là biểu hiện rõ nhất. Bên cạnh đó, các bạn ở lứa tuổi này cũng tánh mình ra khỏi
sinh hoạt chung của gia đình. Nhưng về khía cạnh bạn bè, nhu cầu giao lưu phát triển,
quan hệ được mở rộng ra nhiều. Các bạn làm quen dần với cuộc sống xã hội, giao
tiếp với mọi người và bạn bè trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Ở
lứa tuổi này, ý thức về giới tính của các bạn trở nên rõ ràng hơn, chăm chút đến ngoại
hình hơn. Quan hệ giữa bạn trai và bạn gái trở nên ngại ngùng, bâng khuâng hơn chứ
không còn vô tư như trước nữa. Một cách tự nhiên, bạn bắt đầu để ý đến người khác
giới. Thậm chí có những bạn như “trúng phải mũi tên của thần Cupid” mà ham mê

tình cảm mới mẻ này quá khiến các bạn trở nên thẫn thờ và tệ hơn là bỏ bê, sao nhãng
học tập. Trong cuộc sống, các bạn cảm thấy nhàm chán với những công việc thường
ngày hay những việc hỏ mà bố mẹ giao cho, chỉ đón nhận chúng với tâm trạng uể oải.
Còn với những công việc nặng nề và mang tính thử thách hơn, các bạn lại hào hứng,
thích thú và có quyết tâm hơn. Đời sống tinh thần của lứa tuổi này rất phong phú, các
bạn đã tự tì cho mình những thần tượng đáng ngưỡng mộ và học tập. Tuy nhiên việc
thích bắt chước giống thần tượng đôi khi cũng hơi quá lố và không gây được thiện
cảm cho người khác.
Tóm lại, tâm lí thiếu niên ở độ tuổi này rất phong phú và sinh động, phát triển
mạnh mẽ và đi vào “bược ngoặt lịch sử” của cuộc đời.

Trang 4


Khủng hoảng tâm lý ở thanh thiếu niên Việt Nam

Chương 2: Thực trạng
Biểu hiện:
Hội chứng trầm cảm:
I.

1.

Cảm xúc buồn là một phần trong cuộc sống của con người, là một phản ứng tự
nhiên với những hoàn cảnh mất mát, đau đớn, phiền muộn.
Trong chúng ta ai cũng có thể đã hoặc sẽ trải qua tâm trạng buồn bã ở một số
thời điểm trong cuộc sống của mình. Những nỗi buồn đến và rồi sẽ đi, hoặc sẽ nguôi
ngoai theo thời gian. Nhưng trầm cảm thì khác. Nó là một căn bệnh với nhiều biểu
hiện triệu chứng thể chất, có ảnh hưởng nhiều hơn đến cuộc sống, sức khỏe của một
con người so với tâm trạng không vui.

Ở độ tuổi học đường, tương đương với độ tuổi vị thành niên tính theo pháp luật
và độ tuổi dậy thì tính theo sinh học chính là độ tuổi mà các stress tâm lý xảy ra nhiều
nhất. sở dĩ có hiện tượng như vật là do đây chính là khoạng thời gian mà teen đối
diện với các thay đổi cuộc sống nhiều nhất. Thực tế, mặc dù teen không phải đối diện
với những áp lực mà người lớn hay phải trải nghiệm như căng thẳng liên quan đến
công việc hay áp lực tài chính... nhưng cũng không có nghĩa là teen không cảm thấy
chán nản, hay rơi vào trạng thái trầm cảm. Mỗi teen lại phải trải nghiệm những khó
khăn riêng mà đôi khi người lớn ít nhận thấy ở các em như: bị bạn bè bắt nạt, sợ bị cô
lập khỏi nhóm bạn, hay một trạng thái lo lắng mơ hồ trước sự bất hòa của bố mẹ...
Nguyên nhân gây trầm cảm ở trẻ vị thành niên là áp lực của học tập như kết
quả thi kém, không thi đậu được vào trường như mong muốn, hoàn cảnh gia đình khó
khăn… Đa số trẻ muốn thoát khỏi sự bảo hộ của bố mẹ, muốn độc lập nhưng lại mâu
thuẫn với khả năng có hạn của mình. Sự quan tâm của bố mẹ bị giảm sút cũng làm trẻ
thêm hoang mang. Một số yếu tố ảnh hưởng:


Tổn thất tình cảm như người thân qua đời, quan hệ bố mẹ căng thẳng, li thân, li
hôn, hay bố mẹ mắc trầm cảm, gia đình ít tham gia hoạt động xã hội.



Lòng tự trọng bị tổn thương: kết quả học không tốt, tướng mạo không như ý, bị
miệt thị hoặc bị bỏ rơi.



Tính cách cô độc, hướng nội, xa lánh mọi người hoặc yêu quá sớm dễ dẫn tới
trầm cảm nghiêm trọng, tự sát hoặc giết người.

Trang 5



Khủng hoảng tâm lý ở thanh thiếu niên Việt Nam


Tính công kích: một trẻ vị thành niên mất đi sự tự tin hoặc bị dày vò về tâm
hồn sẽ thể hiện tính công kích nhưng không thể hiện được. Khi đó trẻ lại biến
những xung đột đó thành trầm cảm, càng muốn công kích trầm cảm càng nặng.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, bệnh trầm cảm cướp đi mỗi năm trung bình
850.000 mạng người, đến năm 2020 trầm cảm là căn bệnh xếp hạng 2 trong số những
căn bệnh phổ biến toàn cầu với 121 triệu người mắc bệnh. Nhưng chỉ khoảng 25 %
trong số đó được điều trị kịp thời và đúng phương pháp.
Những dấu hiệu của bệnh trầm cảm là:
1 - Mất ngủ: khó vào giấc ngủ, hay thức giấc giữa đêm không ngủ được nữa,
hoặc thức dậy từ 2 - 3 giờ sáng kèm theo bồn chồn khó chịu (có khi ngủ nhiều quá
mức).
2 - Chán ăn: ăn ít, ăn không ngon, không thích ăn, sợ ăn (có khi ăn nhiều quá
mức), không ăn, sút cân.
3 - Ngại giao tiếp với người khác, trở nên ít nói bất thường, lười vận động.
4 - Cảm thấy bốn chồn lo âu, đứng ngồi không yên, đau đầu, đau mỏi toàn
thân, đau ngực, táo bón, sợ lạnh.
5 - Cảm thấy mệt mỏi, suy nghĩ chậm chạp, buồn rầu, mất hứng thú làm việc,
mất hứng thú giải trí hàng ngày (thể thao, xem tivi, sách báo, phim...). Cảm thấy xung
quanh buồn rầu ảm đạm, thời gian kéo dài lê thê.
6 - Bi quan lo lắng về tương lai cho bản thân và gia đình, sợ điều xấu xảy ra
cho bản thân và gia đình.
7 - Nghĩ rằng mình không xứng đáng với bản thân và xung quanh. Cho rằng
mình phạm nhiều khuyết điểm, tội lỗi, không muốn tiếp xúc với ai.
8 - Nghĩ rằng mình không xứng đáng được ăn, không xứng đáng được sống,

cho rằng mình là gánh nặng cho mọi người.
9 - Có ý nghĩ chết chóc, muốn tự sát bằng thuốc ngủ, treo cổ, nhảy lầu, đâm
vào xe... hay đã có lần tự sát.
Trầm cảm sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập, hành động cũng như suy nghĩ tiêu
cực. Ở mức độ trầm cảm nặng, người bệnh luôn bị ám ảnh bởi cái chết (có người rất
sợ chết) và họ luôn nghĩ cách để tự sát.
Bố mẹ mải làm ăn, gửi sang nhà bác từ nhỏ nên Minh Hương(17 tuổi) quen
sống tự do và không quan tâm đến ai. Khi 15 tuổi, được bố mẹ đón về và ép vào
khuôn khổ, Từ đó Hương liên tục cãi lời và em thường bị bố mẹ mắng chửi.
Từ khó chịu, Hương phản kháng rồi bất mãn. Cuộc sống gia đình đối với Minh
Hương ngày càng bức bách, ngột ngạt. Hương học giỏi Văn nhưng bố mẹ lại ép cô bé
thi vào lớp 10 chuyên Toán và dùng tiền để chạy chọt cho con.
Trang 6


Khủng hoảng tâm lý ở thanh thiếu niên Việt Nam

Học không giỏi lại bị trầm uất nên Hương học ngày càng sa sút, rồi sinh ra tâm
lý chán nản, co mình trong vỏ bọc, không dám chơi với ai vì mặc cảm. Thế nhưng bố
mẹ Hương vẫn không hiểu ra, mắng chửi con và tiếp tục chạy chọt xin xỏ điểm để
con mình vẫn được tiếng học giỏi.
Hương phải sống trong sự mâu thuẫn về tâm lý: mặc cảm, xấu hổ vì biết là
mình không giỏi nhưng lại vẫn sống trong cái hào quang bố mẹ “mua” cho mình nên
ai hơn là ganh ghét.
Hương không có bạn, không chơi với ai, lầm lỳ ít nói ít cười, suốt ngày tự giam
mình trong phòng, gương mặt buồn bã. Rồi đến khi bị bạn bè phát hiện ra sức học
thật của mình, gièm pha, chế nhạo thì Hương suy sụp hoàn toàn và cô bé đã nảy ra ý
định tự tử. Thấy con bị như vậy, bố mẹ Hương thay đổi một thời gian nhưng rồi đâu
lại vào đấy, lại tiếp tục dồn ép con học, tiếp tục mắng chửi. cô bé này đã quyết định
làm náo động cả khu nhà mình ở (tỉnh Hòa Bình) khi leo lên tầng 4, nằm trên mái nhà

đòi tự tử sau khi để lại thư tuyệt mệnh. Sau khi được tư vấn tâm lý, Hương đã vượt
qua được hố sâu cảm xúc của mình nhưng tâm trạng cô không bao giờ còn được vui
vẻ như ngày trước nữa.
2.

Hành xác bản thân:

Trước đây, nóng nhất trên mạng thường là những màn "show hàng", chat sex
thì nay nhiều teen còn kháo nhau chuyện "rạch chát" (tức là vừa chat vừa rạch tay rồi
gửi webcam cho bạn chát xem để chứng tỏ bản lĩnh của mình.
Đây có thể coi là một trong những kiểu hành xác ghê rợn nhất. Người ta gọi
những biểu hiện này là hội chứng self-cut Self-cut là một dạng của self-abuse (tự
ngược đãi bản thân) hay self-injury (tự làm đau bản thân).
Hiện tượng self - cut của giới trẻ Việt Nam ngày nay là một hành động bắt
nguồn từ trào lưu Emo (sống theo cảm xúc - viết tắt của Emotion) trong giới trẻ
phương Tây và du nhập vào nước ta qua internet. Nhìn chung, những bạn trẻ thích
dùng dao lam hoặc các vật sắc nhọn rạch lên cơ thể.. chia làm 4 nhóm chính:
Nhóm 1: “Đàn ông con trai mà tay chân mịn màng không xây xước gì cả thì
chẳng đàn ông tí nào”. Hoặc “Mình không thích kiểu con gái uỷ mị tiểu thư đài các
mình muốn là một cô gái thật “độc” nên thỉnh thoảng lấy con dao Thái rạch vài
đường trên cổ tay với cổ chân cho nó cá tính”. Đây là kiểu những bạn trẻ thích “có
sẹo”, thích một dáng vẻ thật “ngầu”.
Nhóm 2: Nhiều bạn trẻ rạch tay để thể hiện tinh thần dũng cảm và bản lĩnh,
chấp nhận mọi đau đớn. Giống như Samurai tự rạch bụng hay dũng sĩ ngày xưa cắt
Trang 7


Khủng hoảng tâm lý ở thanh thiếu niên Việt Nam

tay ăn thề. Vết rạch càng sâu, vết sẹo càng chi chít thì “đẳng cấp” càng cao. Vết xăm

càng “hoàng tráng” thì hình ảnh càng “hot”. Đây là kiểu bạn trẻ thích tự khẳng định
bản thân trong mắt mọi người.
Nhóm 3: Khắc lên tay, xăm lên mình để thể hiện tình yêu. Tên “bồ” được
khắc”vĩnh hằng” trên cơ thể có nghĩa là “mình đây rất ư là chung thủy với ấy”.
Nhóm 4: Các bạn trẻ dùng nỗi đau của thể xác để làm dịu cái đau của tinh thần.
Đây là dạng “đậm” nhất và nguy hiểm nhất
Đây là biểu hiện trạng thái sức khỏe tâm thần của cả người lớn và vị thành
niên, thanh niên. Tuy nhiên hiện tượng này thường xảy ra trong nhóm vị thành niên
và có xu hướng ngày càng tăng. Kết quả điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh
niên Việt Nam lần thứ 2 được thực hiện vào cuối năm 2008 cho thấy có hơn 7,5%
người được hỏi cho biết từng tự gây thương tích. Trong đó, cao nhất là nhóm các em
nam tuổi từ 14 đến 17. Nghiên cứu này có sự tham gia của hơn hơn 10.000 người ở
độ tuổi 14-25. Theo tiến sĩ Hương, so với cuộc điều tra cách đây 5 năm thì tỷ lệ vị
thành niên và thanh niên tự ý gây thương tích đã tăng gấp 2 lần (trước kia tỷ lệ này là
2,8%) . Đây là một vấn đề cần đáng chú ý. Trẻ tự gây thương tích cho bản thân
nhưng không nhằm tự tử, tuy nhiên đây lại là nhóm có nguy cơ cao dẫn đến hành vi
tự tử.
Các bạn trẻ xem cơ thể mình như là nơi trút giận cho hả hê, thậm chí có nhiều
người thành nghiện hành hạ mình. Mỗi ngày không dùng dao lam rạch một vài đường
vào tay cho máu chảy ra thì thấy bứt dứt, khó chịu.

Trang 8


Khủng hoảng tâm lý ở thanh thiếu niên Việt Nam

“Em bắt đầu self-cut từ năm lớp 10. bắt đầu là từ một số cảm xúc bồng bột của
trẻ con mới lớn. Em cô độc và khép kín mình, tự mình loay hoay khám phá thế giới
bắt đầu với những mối quan hệ mới. Em thấy cuộc sống cứ biến động không ngừng,
phức tạp quá mà em lại không thể chia sẻ cùng ai và sau đó em lại gặp thêm cú shock

trong chuyện tình cảm nên self-cut nhiều hơn. Mỗi lần self - cut, nhìn thấy máu chảy,
em cảm thẩy thoải mái nhẹ nhõm hơn rất nhiều. Dần dần em nghiện cảm giác đó,
tuần nào em cũng self- cut, có khi em rạch vài lần một tuần. Có thể sẽ có người nói
rằng trẻ con như tụi em thì biết gì, phải vô tư thế này thế kia nhưng cứ ở trong trường
hợp của bọn em lúc đó và cảm nhận nỗi bức bách đó mới biết nó khủng khiếp như thế
nào và self - cut khi đó đúng là một liều thuốc hữu hiệu” - N.V.H, Hà Nội bộc bạch.
Sống trong cảnh bố mẹ thường xuyên cãi vã, đánh lộn với nhau khiến B.N.T từ
chỗ là một cậu bé hồn nhiên trở nên buồn chán, ít nói. Không biết chia sẻ cùng ai, dần
dần, em rơi vào trạng thái trầm cảm và tìm cách lấy dao lam tự rạch tay mình, có khi
thì cấu véo chân tay đến chảy máu để giải tỏa. T. cho biết, mỗi lần làm vậy em thấy
trong người dễ chịu hơn, nếu không em phát điên…

Các em thường tìm cảm giác mạnh như cắt tay, chân, rạch cơ thể. (Ảnh minh họa)
Trong số những trường hợp cắt da thịt, có người chỉ thuần túy muốn thử qua thú chơi
này do bắt chước trào lưu sống theo cảm xúc của phương tây nhưng cũng có những
trường hợp bị bệnh lý về thần kinh. Cụ thể họ bị rối loạn tinh thần do những cú sốc
tâm lý không được giải tỏa. Đây là hội chứng mà nhiều nước đang lo ngại mức độ lây
Trang 9


Khủng hoảng tâm lý ở thanh thiếu niên Việt Nam

lan bởi có thể phát triển như một căn bệnh gây nghiện mà người lớn cũng có thể bị.
Một số nghiên cứu cho thấy, khi phải chịu đau đớn về thể chất, cơ thể sẽ tiết ra một
loại chất làm giảm cơn đau và nó giúp cho người ta quên đi những chán chường, thất
vọng. Nếu người cắt da thịt nhận ra được những dấu hiện này, họ sẽ dễ dàng nghĩ đến
nó khi gặp những chuyện thất vọng khác
Nguyễn Văn H. (20 tuổi, Từ Liêm, Hà Nội) sinh ra trong một gia đình khá giả,
bố làm trưởng phòng đối ngoại, mẹ làm kế toán, bố mẹ thuê mọi dịch vụ để chăm sóc
cậu con quý tử.

H. ngày càng chán nản, cứ đi học về cậu lại lên cửa phòng đóng chặt và ngồi
bên chiếc máy tính, chán chơi game, cậu lại vào các diễn đàn dành cho teen, bố mẹ
cậu cũng chẳng để ý cậu đi ngủ lúc mấy giờ. Khoảng cách giữa H. và bố mẹ chỉ cách
vài bước chân nhưng cậu cảm thấy còn xa hơn vài trăm cây số.
Cậu bắt đầu đua đòi với một số đứa bạn sống theo cảm xúc, ban đầu với H. chỉ
là những cái rạch tay nhẹ cho máu ứa ra, cái cảm giác hơi đau rát làm cậu thấy vui,
nhìn những giọt máu đỏ tươi của mình, H. mới biết mình là một sinh vật sống. Dần
dần H. tìm đến cảm giác mạnh hơn. Cậu cầm con dao và chặt đứt ngón tay trỏ của
mình. Khi bố mẹ cậu phát hiện ra thì mọi chuyện đã quá muộn.
Gia đình đã đưa H. đi cấp cứu, sau khi lành vết thương ở ngón tay, cậu được
chuyển sang Viện Sức khỏe Tâm thần, Hà Nội điều trị tâm lý vì lúc nào cậu cũng
thấy chán đời và muốn tìm cảm giác mạnh hơn nữa là tự sát. Nhìn gương mặt xanh
xao, gày đét của H, ít ai nghĩ rằng cậu là một quý tử con nhà giàu. H. than thở, cậu
thấy chán xã hội này, nhiều khi chìm trong game cậu thấy thèm cuộc sống trong đó.
Khi hỏi đến bố mẹ cậu chỉ im lặng không nói gì.
Nhân dịp sinh nhật lần thứ 20, thay vì tặng cho mình một chiếc bánh, cô gái
dưới đây đã biến ngày đặc biệt đó trở nên ghê rợn và đau đớn. Cô đã cắm 20 chiếc
kim lên tay, sau đó đặt những ngọn nến lên đó. Cô chỉ chịu rút những cây kim ra khi
đã thổi hết những ngọn nến.

Trang 10


Khủng hoảng tâm lý ở thanh thiếu niên Việt Nam

Cô gái này đã biến ngày sinh nhật của mình thành một ngày ghê rợn và đau đớn

Nến cháy, sáp chảy xuống làm phỏng tay cô

Trang 11



Khủng hoảng tâm lý ở thanh thiếu niên Việt Nam

Khi rút kim, máu tươi ở tay chảy ra không ngừng.
Trong số những trường hợp cắt da thịt, có người chỉ thuần túy muốn thử qua
thú chơi này do bắt chước trào lưu sống theo cảm xúc của phương tây nhưng cũng có
những trường hợp bị bệnh lý về thần kinh. Cụ thể họ bị rối loạn tinh thần do những
cú sốc tâm lý không được giải tỏa. Đây là hội chứng mà nhiều nước đang quan ngại
mức độ lây lan bởi có thể phát triển như một căn bệnh gây nghiện mà người lớn cũng
có thể bị. Một số nghiên cứu cho thấy, khi phải chịu đau đớn về thể chất, cơ thể sẽ
tiết ra một loại chất làm giảm cơn đau và nó giúp cho người ta quên đi những chán
chường, thất vọng. Nếu người cắt da thịt nhận ra được những dấu hiện này, họ sẽ dễ
dàng nghĩ đến nó khi gặp những chuyện thất vọng khác. Và sự việc mới thực sự
“bùng nổ” khi các bạn tự chụp ảnh, tung lên blog để được sẻ chia. Bạn này này học
bạn kia. Sự việc này lan truyền nhanh hơn bất kỳ một loại virut nguy hiểm nào. Một
bạnem gái được hỏi qua chat đã trả lời: "Nếu có khả năng, cứ cắt chơi thấy cũng...
sảng khoái lắm. Bạn tớ còn thể hiện bản lĩnh của mình vì dám dùng dao tự cắt. Bọn
tớ thực sự thấy thỏa mãn vì mình đã chịu đau đớn mà không hề rên lên một tiếng nào
gọi là có. Sướng thật!".
3.

Tự tử:

Chuyện thanh thiếu niên tự tử mấy năm gần đây không còn là việc quá mới mẻ
và đang có chiều hướng gia tăng. Trên các báo và phương tiện thông tin đại chúng
Trang 12


Khủng hoảng tâm lý ở thanh thiếu niên Việt Nam


trong vòng 2 năm qua có thể tổng kết được hàng chục vụ tự sát của các teen theo
nhiều cách: tự tử tập thể hoặc tự tử một mình. Thậm chí, theo một số teen, ở bất cứ
trường nào cũng có giai thoại về chuyện anh bạn A., cô bạn C. tự tử (có thể chết hoặc
chưa chết) vì thất tình, học kém, buồn chuyện gia đình và vô vàn lý do khác mà đa số
người lớn, những người từng ý thức được rõ ràng ý nghĩa của sự sống và cái chết đôi
khi cảm thấy... không hiểu nổi.
"Nếu bố mẹ không cho con chuyển giới thành con trai, con sẽ tự tử. Con sẽ
nhảy xuống sông, bố mẹ chỉ việc nói là con đi bơi chết đuối, hoặc con lao vào ôtô, bố
mẹ có thể nói với mọi người là con bị tai nạn giao thông. Con sẽ chết mà bố mẹ
không bị mang tiếng đâu", Phương, 16 tuổi, "mặc cả" với bố mẹ.Thấy cô con gái
đang tuổi lớn tự dưng khăng khăng đòi bố mẹ cho đi chuyển đổi giới tính thành con
trai để được "là chính mình" bố mẹ Phương đau đầu nhức óc suốt mấy tháng trời.
Cảm giác bị sốc nặng khi thấy đứa con gái xinh xắn từ bé đã quen mặc váy, buộc nơ
của mình giờ đây đòi "cãi lại tạo hóa" khiến bố mẹ em sau không ít lần khuyên nhủ
bất thành đã không kiềm chế được đã mắng mỏ, dọa nạt. Đỉnh điểm của sự mâu thuẫn
là khi Phương dõng dạc liệt kê ra cho bố mẹ thấy tất cả những cách mà cô sẽ chọn để
hủy hoại cuộc sống vì không đạt được điều mình muốn.
Gây sốc nhất có thể kể đến vụ trầm mình tập thể của 5 nữ sinh lớp 7 trường
THCS Phượng Hoàng, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương ngày 24/5/2006, tại đoạn
sông chảy qua địa phận xã. 5 cô bé từng làm lễ ăn thề, kết nghĩa chị em, từng bỏ nhà
ra đi vì cảm thấy bị "bất công". Với những chiếc khăn quàng buộc chặt tay nhau, các
cô bé nhảy xuống sông sau khi để lại 5 bức thư gửi cho gia đình và nhà trường, xin
vĩnh biệt thày giáo, bạn bè vì bị gia đình mắng mỏ và bị phân biệt đối xử nam nữ. Cái
chết của những đứa trẻ trong một phút nông nổi đã phủ trắng tang thương lên cả một
xã.
Vì học kém, sợ bố mẹ mắng, ngày 7/10/2005, 3 học sinh 12 tuổi ở Trường
THCS thị xã Bến Tre (tỉnh Bến Tre) cũng tự tử bằng thuốc ngủ sau khi được giáo
viên chủ nhiệm yêu cầu làm bản tự kiểm điểm về kết quả học tập không tốt và buộc
phải đưa cho phụ huynh ký tên vào. Các em không dám mang về cho bố mẹ xem và

tìm đến cái chết.
Cũng vì lý do tương tự, ngày 16/2/2006, 9 học sinh nữ (trường THCS Cổ Nhuế
A, Từ Liêm, Hà Nội), 14 tuổi, vốn chơi với nhau rất thân, chỉ vì một vài bạn trong
nhóm bị bố mẹ trách mắng vì học kém đã cùng nhau pha 100 viên thuốc ngủ vào cốc
cà phê và uống. May mắn chỉ có 5 bạn phải phải nhập viện do hôn mê sâu.

Trang 13


Khủng hoảng tâm lý ở thanh thiếu niên Việt Nam

Một lý do khác khiến khá nhiều teen tìm đến cái chết là vì yêu. Tháng 4/2005,
cậu học sinh lớp 10 Nguyễn Phương Nam, Trường THPT Vũ Văn Hiếu, TP Hạ Long
đã thắt cổ trên một cành cây ven đường. Lá thư tuyệt mệnh Nam để lại có yêu cầu
"báo cho người yêu" cậu biết về cái chết này. Vài tháng sau, dân teen ở Hà Nội lại
xôn xao vì vụ tử tử... suýt thành của đôi tình nhân học chung trường cấp 2 ở quận
Long Biên.
Trường hợp của Hiếu lại có nguyên nhân khác. Bố mẹ cậu đều ngỡ ngàng khi
cậu con trai hiền lành, ngoan ngoãn của mình bỗng cầm dao cắt cổ tay mình. Sau khi
được cứu sống, cậu nói cậu cắt tay mình như thế vì thấy thương một cụ bà hàng xóm
sống cô độc, nghèo khổ không ai chăm sóc, nhìn bà cụ, cậu thấy cuộc đời chỉ toàn
khổ đau.
Rất hoang mang, bố mẹ đưa Hiếu đến phòng khám Tuna, chuyên về các vấn đề
rối nhiễu tâm lý của Tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa II tâm thần học Lã Thị Bưởi. Qua
thăm khám, trò chuyện, các chuyên gia tâm lý xác định nguyên nhân gây nên trạng
thái stress đến mức có hành vi tự sát ở Hiếu chủ yếu do vấn đề nội sinh, yếu tố bệnh
lý tiềm ẩn trong cậu bé, đến lứa tuổi dậy t hì mới bắt đầu bộc lộ ra.
Kỳ vọng của cha mẹ đối với nhiều teen cũng là một áp lực mà không phải bạn
nào cũng có thể vượt qua. Thủy, một học sinh giỏi có tiếng ở Hải Phòng, cùng lúc
được chọn vào cả ba đội tuyển Sinh, Văn, Anh Văn. Mẹ của Thủy là một cô giáo,

niềm tự hào về cô con gái học giỏi khiến cho chị luôn muốn con cố gắng, cố gắng
hơn nữa. Sức ép thành tích khiến cho Thủy từ một học sinh giỏi, Thủy học dần mất
tập trung. Ở trường về, cô bé luôn ở trong trạng thái bị kích động, luôn chỉ muốn lao
ra đường, bắt bố phóng xe thật nhanh hoặc lao vào chơi những game điện tử có tính
kích động để xả bớt stress. Cô bé đã đôi lần bộc lộ ý nghĩ tự tử. Linh Nga, cử nhân
tâm lý của Phòng khám Tuna, đã tìm hiểu trường hợp của Thủy và nhận ra cô bé
thường lấy những hành động mạnh để giải toả những căng thẳng tâm lý của mình, vô
tình lại làm cho mình bị stress nhiều hơn.
Sự cô đơn, ít bạn bè cũng là một lý do dẫn đường cho nhiều teen đến tự sát.
Kiều Oanh, một học sinh giỏi trường Chu Văn An (Hà Nội), được bố mẹ đưa đến
chuyên gia tư vấn tâm lý vì những biểu hiện trầm cảm đến mức không thiết sống của
cô bé. Nguyên nhân chỉ vì Kiều Oanh học giỏi nhưng thiếu kỹ năng giao tiếp, kết
bạn. Oanh không thể chơi với ai, không tìm được bạn bè và bạn thân để chia sẻ,
chuyện trò. Oanh cô độc trong thế giới của chính mình, đến mức, cô bé hoảng loạn
trong ý nghĩ: mình là ai? mình sống để làm gì?

Trang 14


Khủng hoảng tâm lý ở thanh thiếu niên Việt Nam

Đối với nhiều thanh thiếu niên có ý tưởng hoặc hành vi tự sát, chữ "chết" đôi
khi rất nhẹ nhàng, đơn giản như là một trong số các cách giải quyết vấn đề mà teen
gặp phải. Lứa tuổi teen vốn rất nhạy cảm, lãng mạn, những cảm xúc tiêu cực và tích
cực đều có thể bị đẩy đi quá xa. Bây giờ, điều kiện vật chất tốt hơn, nhưng môi
trường cũng nhiều sức ép của việc học hành và các mối quan hệ xã hội phức tạp,
trong khi đó, chương trình giáo dục hiện nay lại thiên về dạy kiến thức chứ không
dạy nhiều kỹ năng sống. Vì thế, nhiều teen không biết cách đối đầu với những căng
thẳng, bị mất phương hướng, suy nghĩ tiêu cực và tìm đến cái chết. Thêm vào đó, các
phương tiện thông tin cũng bộc lộ mặt trái của nó khi giúp teen dễ dàng tiếp xúc với

những thông tin tiêu cực, ví dụ như những diễn dàn dạy cách tự tử. Trong một phút
không làm chủ được bản thân, teen có thể sẽ làm theo những gì đọc được.

Giáo trình dạy tự tử tràn lan trên mạng Internet.
Cần phải có sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý nếu nhận thấy teen có thái độ
khác thường đã kéo dài vài tuần liền. Đừng chờ đợi! Sau đây là những dấu hiệu cảnh
báo:
• Xa lánh gia đình và bạn bè.
• Không thể tập trung vào việc gì cả.
Trang 15


Khủng hoảng tâm lý ở thanh thiếu niên Việt Nam

• Ngủ li bì hoặc khó ngủ.
• Hay nói về tự vẫn.
• Thay đổi về hình dáng bên ngoài đột ngột.
• Chẳng quan tâm đến điều gì, ngay cả những hoạt động teen ưa thích.
• Thể hiện sự tuyệt vọng, bất lực hoặc phạm tội.
• Có hành vi tự hủy hoại bản thân (như lái xe ẩu, lạm dụng thuốc, quan hệ tình
dục bừa bãi, hay lẫn lộn…)
• Có vẻ như lo lắng về cái chết.
• Để lại những vật sở hữu mà teen yêu thích.
Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ của chuyên gia
càng sớm càng tốt một khi teen đề cập đến
chuyện tự tử trong một dịp nào đó. Hãy chú ý
khi teen thốt lên nhưng câu tương tự như “Vô
ích thôi. Con muốn chết quách cho xong”.
Cũng nên chú ý khi teen đang buồn bã trong
nhiều ngày bỗng nhiên vui vẻ khách thường và

trà n đầy hy vọng. Sự thay đổi tâm trạng nhanh
như vậy cho thấy teen nghĩ rằng tự vẫn là một
lốt thoát cho vấn đề của nó.
4.

Sử dụng thuốc lá, rượu bia, ma tuý:

Tình trạng khủng hoảng tâm lí ở giới trẻ ngày càng nghiêm trọng, khi không
kiểm soát được bản thân, họ có thể tìm đến những biện pháp khác, như hút thuốc,
uống rượu, sử dụng chất gây nghiện... Những việc làm này là vô cùng nguy hiểm, vì
nó không chỉ phá hoại nghiêm trọng bản thân họ, mà còn gây ảnh hưởng không nhỏ
đến xã hội.
4.1

Thuốc lá:

Hiện nay, hút thuốc lá là nguyên nhân của khoảng
10% số ca tử vong của người trưởng thành trên thế giới.
Tỷ lệ hút thuốc lá ở Việt Nam khá cao, hiện tượng học
sinh, nhà giáo, cán bộ, công nhân viên ngành giáo dục
hút thuốc lá trong khu vực trường học, nơi làm việc và
nơi công cộng còn khá phổ biến. Không ít bạn trẻ, đặc
biệt là các bạn nam thường biết hút thuốc từ khi còn ngồi
trên ghế nhà trường.

Trang 16


Khủng hoảng tâm lý ở thanh thiếu niên Việt Nam


Thuốc lá được bày bán tự nhiên trên khắp các đại lý, quán internet, đặc biệt là
ở các quán nước vỉa hè xung quoanh trường học. Chủ hiệu sẵn sàng chiều lòng
“thượng đế” bởi rất nhiều loại thuốc khác nhau, giá cả phải chăng.
Gia đình Đức Quân (17 tuổi – Trương Định – Hà Nội) có bố nghiện thuốc lá,
mẹ lại là chủ một đại lý chuyên bán thuốc lá, nên Quân quen với mùi thuốc từ nhỏ.
Từ lớp 7, Quân đã bắt đầu tập tành hà hơi với khói thuốc. Lên lớp 9, Quân đã “tự
hào” khoe với bạn bè rằng mình có thể phân biệt được nhiều loại thuốc lá khác nhau
chỉ qua… ngửi khói!
Khói thuốc theo các nam sinh từ nhà tới tận trường học. Thường gặp nhất là
trong các giờ nghỉ giải lao, các bạn thường tập trung lại các “tụ điểm” như căng tin,
WC nam, sân sau trường… để “hít hà”. Có những trường hợp còn ngang nhiên hút
trong lớp, mặc cho những cái nhìn khó chịu của những người xung quanh, đặc biệt là
các bạn nữ.
Lâm Khanh (16 tuổi - Cầu Giấy- Hà Nội) biết hút thuốc từ khi mới học lớp 6.
Là công tử con nhà giàu, bố mẹ bận bịu với công việc kinh doanh nên không thể quản
lý nổi quí tử. Khanh đi từ tò mò thử theo bạn bè, đến nghiện thuốc lá nặng, đến giờ,
mỗi ngày cậu đốt gần một bao thuốc.
4.2

Rượu bia:

Bên cạnh hút thuốc lá, việc uống rượu của giới trẻ hiện nay cũng là vấn đề
đáng được mọi người quan tâm. Nhiều thanh thiếu niên vẫn còn mù mờ về những tác
hại của rượu với bản thân chúng ta. Điều này thật là nguy hiểm.
Một nghiên cứu cho thấy, giới trẻ thế giới bắt đầu biết đến rượu vào độ tuổi 13,
và số tuổi ở Việt Nam cao hơn một chút. Song nhiều bạn trẻ biết uống rượu từ rât
sớm do thói quen uống bia rượu và hệ thống nấu rượu tư nhân tự phát trong dân
chúng. Mỗi dịp hội hè, cưới hỏi ở nông thôn hay thành thị, việc uống rượu của người
trẻ tuổi phổ biến và được coi như là hiển nhiên. Tâm lý uống rượu bia giỏi đã trở
thành đẳng cấp của một bạn trẻ trước người khác. Điều này hình thành tâm lý tập

uống rượu và uống nhiều lần.

Trang 17


Khủng hoảng tâm lý ở thanh thiếu niên Việt Nam

Uống rượu bia với lượng vừa phải là có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên đại đa số
chúng ta không bao giờ dừng lại ở cái ngưỡng an toàn đó. Và hậu quả gây ra thật
khủng khiếp. Theo bộ y tế, năm 2009, gần 5% người dân cả nước phải gánh chịu các
hậu quả bệnh tật từ việc uống nhiều rượu bia, đặc biệt là các bệnh liên quan đến thần
kinh, gan, phổi...
Mặt khác khi có bia rượu vào, bản năng tình dục của con người sẽ trỗi dậy và
mất kiểm soát. Tại nước Mỹ, 12% thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 17 tuổi đã
có quan hệ tình dục không an toàn sau khi uống rượu. Nhiều teen đã phải bỏ học sớm
vì mang thai do quan hệ tình dục không an toàn sau khi uống rượu. Việc uống rượu
bia đã làm tăng tị lễ hiếp dâm, cưỡng dâm trong giới trẻ. Có thể chỉ qua một đêm
ngây ngất men rượu, các cô gái đã không còn trong trắng.
Không chỉ vậy bạn có thể gây ra
tai nạn giao thông. Theo thống kê ở
nước ta năm 2009, trong số các bệnh
nhân phải nhập viện do tai nạn giao
thông, 56,4% trường hợp có nồng độ
cồn trong máu khi tham gia giao thông,
trong đó 33, 4% có nồng độ cồn vượt
mức cho phép. Khi uống rượu bia, bạn
có thể mắc nhiều sai lầm: bất hiếu với
bề trên, cha mẹ, làm sứt mẻ tình bạn,
làm tổn thương bản thân và người khác,
có nhiều quyết định không chính xác.

Trang 18


Khủng hoảng tâm lý ở thanh thiếu niên Việt Nam

Cụ thể hơn vào trung tuần tháng 7/2008, tại ấp Bào Gốc, xã Bình Mỹ, Tân
Uyên, tỉnh Bình Dương đã xảy ra một vụ án mạng đau lòng.Chỉ vì thấy anh Trần Văn
Thi, 21 tuổi, ngụ tại xã Bình Mỹ không uống rượu nữa, ra võng nằm, mà Bùi Văn
Thương (trú cùng xã với anh Thi) sau khi lời qua tiếng lại đã dùng dao đâm chết ngay
chính bạn nhậu với mình. Sau khi bị bắt, Thương đã tỏ ra vô cùng ân hận về hành
động của mình trước đó. Tuy nhiên, dù có nhận ra sai lầm của mình thì cũng đã quá
muộn...
Hay như trường hợp của một sinh viên Trường Đại học GTVT đã bị tử vong tại
Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai sau khi uống hết 3 chai Vodka nhỏ (loại
330ml) trong vòng 10 phút.
4.3

Ma tuý:

Tệ nạn nghiện ma túy
và các chất gây nghiện đang
gây khủng hoảng toàn thế
giới và riêng ở nước ta, tệ
nạn này đang phát triển theo
chiều hướng rất xấu trong
một bộ phận thanh thiếu niên
tạo sự lo lắng cho toàn xã
hội. Không chỉ tác hại do gây
ra sự nghiện ngập và dẫn đến
tội ác làm băng hoại thế hệ

trẻ mà chính phương cách sử
dụng ma túy chủ yếu qua con đường tiêm chích làm cho sự lây nhiễm HIV/AIDS có
nguy cơ lan truyền rất rộng. Tính đến cuối năm 2009 cả nước có trên 146.000 người
nghiện ma túy, và cứ 100 người nghiện ma túy có 70 người trong độ tuổi thanh niên.
Ma túy là các chất gây nghiện mà khi vào cơ thể (đường hút, uống, ngậm,
chích) gây ức chế hay kích thích hệ thần kinh trung ương, làm giảm đau, gây ảo giác,
sảng khoái, gây cho người nghiện ham muốn không kìm chế được, phải tăng liều để
thoả mãn cơn thèm.
Đó là: thuốc phiện (là nhựa lấy từ quả cây thuốc phiện), morphine (là chất
được trích ra từ thuốc phiện), heroin (còn gọi là bạch phiến, là chất được bón tổng
hợp từ morphine), cocain (là chất được trích từ lá coca), là một số thuốc tổng hợp có
tác dụng tương tự morphine được sử dụng trong điều trị y tế nhưng nếu người nghiện

Trang 19


Khủng hoảng tâm lý ở thanh thiếu niên Việt Nam

lạm dụng thì cũng được xem là ma túy, đó là pethidine (tên biệt dược: Dolosal,
Dolargan) v.v...
Ngoài những chất được xếp vào loại ma túy thật sự kể trên, còn có những chất
gây nghiện khác cũng gây tác hại không kém nếu bị lạm dụng do hiểu lầm là ít hoặc
không gây tác hại, gồm có:








Cần sa mà tiếng lóng hiện nay gọi là bồ đà, được hút giống như hút
thuốc lá.
Các thuốc an thần gây ngủ như: Seduxen, Séconal (tiếng lóng là "sì cọt")
Iménoctal (tiếng lóng là "im mê") Rohypnol (tiếng lóng là "rô hồng", "rô

cam").
Các thuốc kích thích loại amphetamin, ectasy (ma tuý tổng hợp) mà báo
chí gần đây có đề cập: ma tuý “đá”, “tài mà”,…
Người sử dụng chất gây nghiện cần phải tăng liều sử dụng lên mới đạt
được tác dụng mong muốn. Ví dụ, lúc đầu chỉ cần hút một hai điếu cần
sa trong ngày là thấy đủ, nhưng dần dần phải hút một hai chục điếu cần
sa trở lên mới thấy đủ hay nói theo người nghiện là mới thấy "phê".
Không những thế, người nghiện không chỉ tăng liều mà còn thay đổi
chất gây nghiện, thay đổi phương cách sử dụng để tăng cảm giác khoái
cảm. Và đây chính là mối nguy hại luôn chờ đón người tập tành sử dụng
chất gây nghiện. Như lúc đầu chỉ hút vài điếu cần sa, sử dụng vài viên
thuốc an thần gây ngủ loại Seduxen gọi là để nếm "cảm giác lạ", nhưng
dần dà khi quen dùng, người nghiện sẽ đi đến sử dụng ma túy loại mạnh
như heroin. Rồi từ phương cách sử dụng chỉ là hút, hít, uống, người
Trang 20


Khủng hoảng tâm lý ở thanh thiếu niên Việt Nam

nghiện sẽ đi đến sử dụng phương cách tiêm chích, vì tiêm chích là cách
đạt đến cảm giác "phê" nhanh và mạnh nhất.
Tệ nạn ma túy và chất gây nghiện không chỉ tác hại khu trú ở cá nhân mà có
tác động đến toàn xã hội. Chỉ cần có một người nghiện trong gia đình thì gia đình đó
xem như gánh chịu một thảm họa. Không những thế, người nghiện rất dễ phạm tội ác,
có thể làm bất cứ điều gì phương hại đến an ninh trật tự xã hội miễn sao có tiền để

tiêm chích, hút sách thỏa mãn cơn nghiện.
Trần Thị Vân Anh (SN 1987, quê ở thị xã Phú Thọ), sinh viên Trường Trung
học Văn hoá nghệ thuật tỉnh Phú Thọ bị bắt về hành vi mua bán và tổ chức sử dụng
trái phép ma túy tổng hợp (MTTH) trong khi chỉ còn hai tháng nữa là tốt nghiệp, trở
thành cô giáo dạy nhạc, hoạ.Bố mẹ bỏ nhau nhưng mẹ Vân Anh là giáo viên nên cô
có được một sự giáo dục cơ bản ngay từ bé, là niềm tự hào của mẹ bởi năng khiếu ca
hát bộc lộ ngay từ nhỏ. Không thi đỗ đại học, cô đi lấy chồng. Khi cả hai vợ chồng
đều không có việc làm, cô ly hôn, bỏ chồng về quê với mẹ. Quyết tâm làm lại cuộc
đời, Vân Anh miệt mài ôn lại kiến thức và thi đỗ vào Khoa Sư phạm Nhạc Trường
Văn hóa nghệ thuật tỉnh Phú. Sau đó Vân Anh vô tình quen Nguyễn Toàn Thắng –
một tay chơi có tiếng ở thị xã Phú Thọ. Choáng ngợp trước những bộ cánh đắt tiền
của Thắng, Vân Anh mê mẩn anh ta. Trong một lần cùng Thắng và nhóm bạn của anh
ta đi chơi, Vân Anh được anh ta rủ cắn thuốc lắc. Lúc đầu ngần ngại nhưng Vân Anh
vẫn nghe theo. Lần đầu sử dụng cô thấy tâm trạng phấn khích rồi cảm giác bay bổng
ấy cứ bám riết lấy cô theo số lần sử dụng. Dù lý trí mách bảo phải dừng lại nhưng
trước lời chào mời ngon ngọt của Thắng, trước sự mê hoặc của ma túy, Vân Anh đã
không đủ can đảm từ chối. Sau vài lần được Thắng cho dùng “khuyến mãi”, bốn lần
sau cô tự bỏ tiền ra mua thuốc lắc của bọn Thắng, khi thì vài viên, có lúc gần chục
viên để dùng dần. Mỗi khi mua về, Vân Anh lại rủ các về phòng trọ của mình sử
dụng cho kín đáo. Lệ thuộc vào ma túy lại không đủ bản lĩnh dứt bỏ, Vân Anh trở
thành cái bóng của Thắng, bị tên này dùng thuốc lắc sai khiến. Tháng 6-2008, Vân
Anh có tên trong danh sách được nhà trường chọn đi biểu diễn nghệ thuật ở Tuần
Châu, Quảng Ninh thì cô bị bắt về tội tổ chức sử dụng ma túy.
5.

Bạo lực học đường:

Chốn học đường thường được xem là môi trường an toàn nhưng giờ đây đã bị
ảnh hưởng nghiêm trọng. Ai cũng tưởng rằng học sinh là tuổi ăn, tuổi lớn, các em chỉ
biết học và chơi nhưng sự thật không hề đơn giản, tình trạng bạo lực, ngỡ như chỉ xảy

ra trong phim ảnh, đã len lỏi vào giới học đường đã khiến cho toàn thể học sinh, và
phụ huynh lo lắng.

Trang 21


Khủng hoảng tâm lý ở thanh thiếu niên Việt Nam

Một hiện tượng bạo lực khá phổ biến trong giới học đường, đặc biệt ở các
trường tiểu học và THCS, đó là nạn “bảo kê”, trấn lột (tiền bạc, xe đạp, thức ăn, đồ
chơi…) của bạn học.
Tại một số trường tiểu học, các em HS ngoan hiền, yếu ớt thường bị các “đại
ca” (là những em có thể hình khỏe mạnh, thích đánh nhau…) bắt nạt. Muốn không bị
hiếp đáp, các em phải đưa tiền cho các “đàn anh”.
Có “đại ca” bắt kẻ yếu làm bài tập giúp hoặc còng lưng đưa đón mỗi ngày. Hễ có
món đồ gì đẹp, giá trị (bút viết, cặp, mũ, đồ chơi…) mà “đàn anh” thích thì phải cắn
răng “cống nạp”. Ngoài ra, để khỏi bị kẻ khác ăn hiếp, nhiều em phải “chung” thêm
những khoản khác để được “bảo kê”, che chở.
Sáng 19-11-2007, N., HS một trường THCS ở Tân Bình, đang mếu máo đứng
bên hông trường. Hỏi ra mới biết em vừa bị mấy anh lớp trên lấy cặp nên không dám
về. N. thường xuyên bị mấy anh “trấn” tiền ăn sáng để đi uống cà phê. Hôm nào
không có tiền “chung chi” thì vui lòng để lại sách vở, balô… cho “đàn anh”… giữ
giùm. Chừng nào có tiền thì chuộc lại.
Quang Huy (lớp 12 trường TKN) thì bị bắt nạt suốt cả 3 năm học cấp 3 chỉ vì 1
lần không nhắc bài cho 1 thành viên trong nhóm “Crazy boy” (nhóm gồm những
chàng trai nhà giàu, có tiền và thích đua xe).
Ngày nào Huy cũng bị tụi trong nhóm nhái giọng “Quãng Ngãi” để làm trò cười cho
cả lớp, ngồi ăn trong căng tin của trường thì bị tụi “Crazy boy” đi ngang qua, hất cả
tô hủ tiếu vào người.
Cũng có mấy lần Huy muốn đứng lên chống cự lại nhưng rồi lại sợ bị đánh, rồi

nghĩ mình nhỏ bé làm sao chống lại cả 1 đám như vậy.Bạn bè trong lớp thì: “Việc
của người khác tốt nhất đừng dính vào, thân mình còn lo chưa xong, thời gian đâu mà
lo chuyện của thiên hạ?”
Không dừng lại ở các bạn nam,1 số bạn nữ cũng lấy việc đi bắt nạt người khác
là 1 “trò chơi” vô cùng thú vị?!!Nhưng khác ở các bạn nam ,các bạn nữ thường
không bắt nạt bằng hành động mà lại hay bắt nạt bằng những lời nói làm cho đối
phương phải phát khóc.Trường hợp của Khánh Ngọc (lớp 10 trường LDC) là 1
trường hợp đau buồn như thế.
Khánh Ngọc không phải là 1 cô gái xinh đẹp lại sở hữu 1 trọng lượng thừa cân
nên bị các bạn nữ trong lớp gọi là: “con heo xấu xí”. Khi biết được Ngọc thầm thích 1
anh chàng hot boy trong trường, cả lớp lại được dịp có 1 trận cười thỏa thích. Đi đâu
Ngọc cũng “được” nghe những lời nói tát thẳng vào mặt mình như: “xấu và mập như
Trang 22


Khủng hoảng tâm lý ở thanh thiếu niên Việt Nam

mày mà cũng đòi thích hotboy hả? Không biết an phận thủ thường ở nhà làm con heo
đi”.
Đôi khi thì khủng khiếp hơn: “Nói thiệt với mày nha Ngọc, tao mà xấu như
mày,tao không dám sống nữa đâu. Xấu hổ chết đi được..”. Còn anh chàng hotboy kia:
“Đừng thích mình nha bạn, mình không muốn có 1 bạn gái xấu và mập như bạn đâu.”
Và cứ thế,ngày này qua ngày khác, Ngọc cứ phải bước vào lớp với 1 tâm trạng “nặng
như chì” .
Với 1 thời gian dài bị bắt nạt như vậy,các nạn nhân trong tất cả các trường hợp
bị bắt nạt đều lâm vào tình cảnh bị khủng hoảng về tâm lý. Tất cả đều mất đi vẻ hồn
nhiên, vui vẻ và hoạt bát của mình.Chẳng những thế, kết quả học tập của Quang Huy
thì ngày càng sút giảm còn Khánh Ngọc -1 lần không kiềm được bản thân bạn ấy đã
uống thuốc ngủ tự tử,cũng may là gia đình cấp cứu kịp thời.
Đáng buồn là đa số các trường hợp ấy đều không được gia đình hay nhà trường

biết đến, bởi lẽ nó không ầm ĩ như các vụ đánh nhau trong trường và cũng bởi vì
không ai dám nói, ai cũng nghĩ nó chỉ là “trò đùa” của học sinh mà thôi.
Không chỉ dừng lại ở việc “bảo kê”, trấn lột, hay bắt nạt hình ảnh học sinh đã thật sự
bị “biến dạng” bởi tình trạng học sinh xử nhau theo kiểu xã hội đen. Những cuộc ẩu
đả xảy ra ngày càng nhiều, đâu đâu cũng nghe thấy người ta bàn tán, rồi lo sợ cho
giới trẻ ngày nay. Với những nguyên nhân rất nhỏ, thậm chí vô cùng vớ vẩn, những
cô cậu học sinh đã dễ dàng “động tay, động chân”.
Mới đi làm về nhà, chị N.M.Chinh, ngụ Gò Vấp, hốt hoảng khi thấy trên cánh
tay trái của cô con gái mới học lớp 8 của mình bầm tím một cục rất lớn. Tưởng con bị
té, chị lấy dầu xoa cho con. Vừa xoa dầu, chị Chinh vừa hỏi con bị té làm sao mà ra
nông nỗi này thì cô bé nhất quyết không nói, cứ đòi mẹ xin chuyển đi trường khác.
Dò hỏi mãi con bé mới cho biết bị bạn học cùng trường đánh khi vừa tan học ra khỏi
cổng trường vài bước. Nguyên nhân cô bé này bị đàn chị lớp trên đánh là vì thấy cô
bé nhí nhảnh nhảy nhót trong các buổi sinh hoạt văn nghệ của trường nên thấy ghét.
Chị Chinh đã báo việc này với nhà trường nhờ can thiệp, nhưng bên cạnh đó, hằng
ngày, vợ chồng chị phải thay phiên nhau đưa đón con để cháu yên tâm học tập, không
phải lo lắng “bị trả thù” vì đã mách bố mẹ việc bị đánh.
Đầu năm học 2007-2008, thầy cô trường THCS Trần Phú (P.15, Q.10,
TP.HCM) nhận được thông tin có một nhóm HS trong trường tổ chức trò chơi “bốc
thăm” đánh nhau. Nếu HS nào có mã số trùng với lá thăm sẽ bị... đánh.

Trang 23


Khủng hoảng tâm lý ở thanh thiếu niên Việt Nam

Nếu “nạn nhân” là nam thì bị các “đàn anh” đánh, nếu “nạn nhân” là nữ sẽ bị
“đàn chị” xử. Nhiều nạn nhân bị đánh vô cớ, tức tưởi theo kiểu “hên xui may rủi”.
Có em đang ngồi học thì có tin nhắn ra ngoài nói chuyện. Nạn nhân vừa bước
ra khỏi lớp liền bị “đánh hội đồng” tối tăm mặt mày. Nhiều em HS nhận được lời đe

dọa sẽ bị đánh lo sợ đến mất ăn mất ngủ.
Ngày 9-11, em T.T.A. đang đứng trước cổng trường Trần Phú thì bị một nhóm
HS đến hỏi: “Mày có phải tên là A. không?”. A. nói phải, lập tức bị nhóm HS đánh
tơi bời. Hung bạo hơn, một HS dùng cục đá to đập vào mặt A. khiến em bị chấn
thương vùng mặt.
Nhiều phụ huynh cho biết họ phải thu xếp thời gian để đưa đón con em vì lo
ngại nạn bạo hành, đánh nhau. Nhà trường nhiều lần nhắc nhở, răn đe trước cờ về
“trò chơi” bốc thăm nhưng đâu lại vào đấy.
Một “trò chơi” quái gỡ khác đang được “nhân rộng” trong giới HS đó là bốc
thăm... tụt quần. Để “tiêu khiển”, một nhóm nữ sinh của một trường thuộc quận nội
thành đã có “sáng kiến” bốc thăm hễ nam sinh nào có mã số trên bảng tên trùng với
lá thăm thì trước sau gì cũng bị “tồng ngồng” giữa bàn dân thiên hạ. Có nạn nhân bị
xấu hổ quá phải xin chuyển trường.

Mặc dù hầu hết các trường đều đưa ra các mức kỷ luật rất nặng như đuổi học,
ghi học bạ... nếu phát hiện đánh nhau trong trường, nhưng không vì thế mà bạo lực
học đường thuyên giảm. Trong cặp sách của nhiều HS có cả dao, côn, ống nước,
gươm, kiếm. Để tránh sự kỷ luật của nhà trường, nhiều HS đã đợi đến lúc tan học, ra
ngoài cổng trường rồi mới lao vào ẩu đả.

Trang 24


Khủng hoảng tâm lý ở thanh thiếu niên Việt Nam

Không chỉ túm tóc, đấm đá thời gian gần đây học sinh đã dùng hung khí tấn
công nhau (ảnh minh họa)
Mấy ngày qua, dư luận xôn xao về một vụ bạo hành học đường xảy ra tại một
trường THCS ở Hóc Môn, TPHCM. Hai nữ sinh đã hành hung bạn một cách dã man
bằng việc dùng dao lam rạch nhiều đường trên mặt bạn. Chỉ vì một mâu thuẫn nhỏ

mà K. – một nữ sinh lớp 9 đã bị hai nữ sinh là N.T.M.T (16 tuổi, học sinh lớp 9) và
L.Q.P (14 tuổi, học sinh lớp 8) hăm dọa “xử lý”. Lời hăm dọa đã thành sự thật khi hai
hôm sau, K. đến trường thì bị hai nữ sinh này đến tận lớp kêu ra để nói chuyện. Vừa
bước ra khỏi lớp, K. đã bị T. tát hai cái nảy lửa. Tan học, vừa ra khỏi cổng trường, K.
bị hai nữ sinh này lấy đá chọi vào đầu, sau đó P. dùng dao lam rạch vào mặt K. làm
K. ngã quỵ. Biết hai nữ sinh này rất hung dữ, nhiều bạn không thể vào can ngăn vì sợ
bị trả thù.
Hôm đó, mẹ của K. khi biết tin con mình bị hăm dọa đã đến trường đón con
nhưng đã muộn. Sau khi đưa vào bệnh viện Hóc Môn cấp cứu và khâu hơn hai mươi
mũi trên mặt, đầu và cổ, K. đã xuất viện về nhà tiếp tục điều trị.
Không chỉ dừng lại ở việc đấm đá, những kẻ côn đồ núp bóng học sinh còn tụ
tập “băng đảng” dùng đến cả hung khí để chém giết bạn.
Sau nhiều lần đánh bạn, nữ sinh lớp 11 tên Thắm, trường THPT Đức Trí huyện
Thuận An, Bình Dương đã bị nhà trường kỷ luật buộc thôi học. Cay cú vì bị đuổi học,
Thắm chặn đường nữ sinh Trần Như Huỳnh, học sinh lớp 8 trường THCS Đức Trí để
trả thù.
Trang 25


×