Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Bình giảng bài thơ chiều tối của hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.57 KB, 3 trang )

Bình giảng bài thơ Chiều tối của Hồ
Chí Minh

Posted in : Văn mẫu lớp 11 on Tháng Tám 7, 2015 by : admin
Binh giang bai tho chieu toi – Đề bài: Bình giảng bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh văn học
lớp 11
Thiên nhiên là một đề tài trở đi trở lại trong thơ ca không biết bao nhiêu lần và với mỗi một nhà thơ
thì nó lại được khám phá từ những góc nhìn khác nhau để rồi trở nên đẹp toàn diện. Có biết bao
nhiêu bóng chiều ngả xuống nền văn chương của Việt nam nếu như Nguyễn Du đã từng khám phá
buổi chiều bằng những câu thơ: “Buồn trông cửa bể chiều hôm/ Chân mây mặt đất một màu xanh
xanh” thì Hồ Chí Minh lại góp cho nền văn học Việt nam một áng chiều trong bài thơ Chiều Tối.


Bài thơ được viết trong một khoảng thời gian Bác bị giải từ nhà lao này sang nhà lao khác. Trong
hoàn cảnh khó khăn như thế nhưng Bác không nản lòng hay thất vọng trước hoàn cảnh của mình
mà ngược lại Bác lại đắm mình vào thiên nhiên. Bài thơ chỉ có bốn câu thế nhưng tất cả những vẻ
đẹp của thiên nhiên hùng vĩ miền sơn cước đã hiện lên thật rõ nét. Đồng thời qua những câu thơ
ngắn gọn nhưng chứa đầy nỗi niềm ấy ta thấy được sự yêu đời, yêu thiên nhiên của Hồ Chí Minh.
Bài thơ mở đầu bằng hai câu thơ vẽ lên cảnh tượng chiều tối miền sơn cước. Đó là một cảnh đẹp
nhưng lại mang một nỗi buồn lớn hay phải chăng là một tiếng thở dài ngao ngán của chính nhà thơ:
“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không”
(Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,
Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không;)
Trong hai câu thơ ấy ta thấy được tình và cảnh được phản quang qua ánh mắt của người tù lạc
quan và không bao giờ hết niềm tin hy vọng vào cuộc sống.
Trước hết là cảnh, chiều tối được vẽ lên với hình ảnh của cánh chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ và
chòm mây trôi nhẹ nhàng. Chính những không gian ấy đã làm cho nhà thơ dâng lên niềm cảm xúc.
Cánh chim kia như chở bao nhiêu là nắng chiều. Hình ảnh cánh chim là một hình ảnh cổ điển trong
thơ ca của ta và giờ đây lại được thơ Bác truyền tải tiếp. Cánh chim kia chỉ có một mình và nó đang
mỏi mệt bay về phía rừng để kết thúc một ngày kiếm ăn mệt mỏi. và dường như ta thấy cánh chim


kia như được nhân hóa lên mang tâm trạng mang nỗi niềm cô đơn. Trên bầu trời của chốn sơn
cước ấy là hình ảnh mây cô độc một mình. Trong bản dịch từ “cô vân” là chòm mây không sát với ý
nghĩa của hai chứ “cô vân”. Chòm mây không gợi được lên sự cô đơn của cảnh vật. Phải chăng mọi
thứ nơi đây đang trôi một cách lững lờ chậm chạp? Và cái sự chậm chạp ấy đã làm cho nhà thơ
cảm nhận được và bật lên thành những câu thơ. Tuy là cảnh chiều tối bao giờ cũng buồn tàn tạ thế
nhưng ta vẫn thấy được sự hướng về cuộc sống của thơ Bác. Cánh chim kia chỉ là mỏi và về rừng
tìm chỗ nghỉ chân để ngày mai khi nắng lên lại bắt đầu một ngày kiếm ăn mới chứ không phải là bay
vào cõi vĩnh hằng như thơ Lý Bạch từng nói.
Và trước thiên nhiên ấy tâm hồn con người như được thể hiện. Nói cách khác giữa thiên nhiên và
con người có sự đồng điệu hay chính tâm trạng của con người đã nhìn cảnh vật cũng nhuốm màu
tâm trạng ấy. Sự lạc lõng cô đơn buồn của cảnh vật cũng chính là tâm trạng của nhà thơ. Người
buồn vì cứ phải chịu cảnh tù đầy trong khi nhân dân đang cần Bác về dẫn đường chỉ lối, Bác cũng
cô đơn vì chỉ có một mình sống trong cảnh đất khách quê người, không ai thân thích. Tuy buồn như
thế nhưng nhà thơ lại không mất niềm tin vào cuộc sống. Bác vẫn nhìn theo chiều hướng tích cực,
Bác tuy buồn về hoàn cảnh của mình nhưng lại vẫn lạc quan và nghĩ về một ngày nào đó sẽ thoát
khỏi cảnh tượng này. Đồng thời qua bức tranh thiên nhiên chiều tối ấy ta cũng thấy được tâm hồn
yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, lạc quan yêu đời của Hồ Chí Minh.
Đến hai câu thơ sau Bác chuyển mắt nhìn sang cảnh sinh hoạt đời sống của con người. Nếu như
thơ xưa sau bức tranh của cánh chim ngàn mây nổi xuất hiện những đạo sĩ, thơ hiện đại thì xuất
hiện những người con gái xinh đẹp mĩ miều thì trong thơ Bác lại xuất hiện cảnh lao động vô cùng
bình thường của người dân:


“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng.”
(Cô em xóm núi xay ngô tối,
Xay hết, lò than đã rực hồng.)
Hai câu thơ cũng phân thành tình và cảnh mà trong đó cảnh ở đây là hình ảnh của người con gái
sơn cước say ngô buổi tối. Hình ảnh cô em chăm chỉ cần mẫn xay ngô cho ta thấy vẻ đẹp của con
người lao động. Con người ấy đẹp trong sự cần mẫn chăm chỉ và đặc biệt đó là mang lại hình ảnh

lò than đã rực hồng. Từ “hồng” giống như thi nhãn của bài thơ vậy. Chúng ta không thể nào phủ
nhận hết được cái hay và ý nghĩa của từ “hồng” ấy. Nó như làm nổi bật trong bức tranh tối ấy. Đặc
biệt là điệp từ “Ma bao túc” và “bao túc ma hoàn” thể hiện những vòng quay nhịp nhàng đều đặn
của cối xay ngô. Điều đó lại một lần nữa thể hiện sự chăm chỉ cần mẫn của con người trong lao
động.
Cái tình trong hai câu thơ này là niềm yêu cuộc sống yêu những con người lao động của nhà thơ.
Bác từng nói rằng “lao động là vinh quang” và chính vì thế mà Bác đã không để ý gì nữa đến hoàn
cảnh bị áp giải của mình để thả hồn vào thiên nhiên cuộc sống con người. Đồng thời qua đó ta thấy
được niềm khát khao tự do của Bác, Hình ảnh lò than rực hồng kia đã thể hiện được nguyện vọng
làm cho nhân dân ta có đủ cơm ăn áo mặc hay chính là sự tự do ấm nồng. Phải chăng Bác đang
nhớ thương sự ấm áp của quê hương mình?.
Thơ Bác không thiếu những bóng chiều thế nhưng Chiều tối vẫn cứ đứng trong danh sách được
người đọc yêu thích. Bài thơ với cảnh thiên nhiên chiều tối nơi miền sơn cước vừa mang nét cổ
điển lại vừa mang tính hiện đại. Đồng thời qua bức tranh ấy chúng ta hiểu thêm phần nào về tâm
hồn của nhà thơ. Một con người không bao giờ đầu hàng trước số phận dù sống trong cảnh khó
khăn mất tự do nhưng Bác vẫn không bao giờ mất niêm tin yêu cuộc sống, con người và quê
hương đất nước.



×