Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phân tích ý nghĩa tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn vợ nhặt của kim lân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.11 KB, 3 trang )

Phân tích ý nghĩa tư tưởng và đặc sắc
nghệ thuật trong truyện ngắn Vợ nhặt
của Kim Lân

Posted in : Văn mẫu lớp 12 on Tháng Bảy 24, 2015 by : admin
Đề bài: Phân tích ý nghĩa tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim
Lân
Kim Lân một cây bút văn xuôi viết về người nông dân vô cùng sâu sắc. Cuộc đời khốn khổ của
người nông dân trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp được nhà văn miêu tả lại,
thuật lại đầy chân thực. Ngoài truyện ngắn Làng với nhân vật ông Hai thì ta còn biết đến một tác
phẩm cũng hay không kém đó là Vợ Nhặt. Có thể nói qua tác phẩm ấy ta thấy được những ý nghĩa
tư tưởng và đặc biệt là truyện ngắn có những đặc sắc nghệ thuật hấp dẫn.
Trước hết là ý nghĩa tư tưởng thì Kim Lân đã nêu lên hai ý nghĩa tư tưởng trong truyện.
Thứ nhất ông phơi bày nạn đói năm 1945, đồng thơi cũng là tố cáo tội ác của bọn thực dân Pháp đã
làm cho nhân dân ta phải rơi vào tình cảnh không có cơm ăn.
Mở đầu tác phẩm là hình ảnh của nạn đói năm 1945, những hình ảnh hiện lên hết sức thương tâm.
Có thể nói nhà văn đã miêu tả thật sát cái cảnh tượng của những năm tháng kinh hoàng ấy. Nạn đói
đã đến gần với xóm ngụ cư nơi Tràng và người mẹ già là bà cụ Tứ đang ở. Sáng sớm ra đường
thấy mấy cái xác nằm quằn queo, những con người đội chiếu lũ lượt dắt díu bồng bế nhau xuống
trong người xanh xám như những bóng ma. Thế rồi đến khi trưa chiều đi về thì những con người
bán sáng vẫn còn thoi thóp đã trở thành những xác chết. Có thể nói ngay mở đầu tác giả đã cho
chúng ta thấy được cảnh tượng kinh khủng chết chóc của nạn đói năm 1945. Đó là những gì thực tế
tố cáo bản mặt vô nhân đao của thực dân Pháp. Cả không gian ấy tràn ngập khí vẩn hôi tanh của
xác chết. Âm thanh của những con quạ kêu thảm thiết làm sao.
Trong nạn đói ấy xuất hiện những con người tiêu biểu như Tràng, người vợ nhặt, bà cụ Tứ. Chính
họ là hiện thân để phản ánh cái đói nghèo năm ấy. Tràng là một anh kéo xe bò thuê lên tỉnh. Công
việc hàng ngày của anh là kéo xe thóc lên tỉnh. Và những ngày lên tỉnh ấy anh đã gặp được một cô
gái.


Đó chính là người vợ nhặt. Chính vì hoàn cảnh của nạn đói ấy mà hai người thành duyên thành nợ


với nhau. Nhà anh Tràng cũng chỉ có anh và mẹ già, bà cụ Tứ tuy đã già nhưng bà vẫn phải nay đây
mai đó kiếm cơm ăn cho nhà. Còn cô gái kia không cha không mẹ lang thang với những cô gái
khác. Hai người gặp nhau khi đó và anh Tràng có lỡ hứa rằng sẽ cho cô gái đó ăn cơm trắng với
giò. Số phận của cái nghèo như đẩy anh và thị gặp lại nhau. Chỉ có mấy ngày không gặp nhau thế
mà nhìn thị khác hẳn. Cái đói hiện rõ lên khuôn mặt của thị. Khuôn mặt ấy giống như một cái lưỡi
cày.
Tràng cũng đãi cho thị ăn bốn bát bánh đúc. Thực ra thì Tràng đâu có giàu có gì nhưng nhìn thấy thị
như thế với lời hứa Tràng đã chót nói ra thì Tràng cũng để cho thị ăn. Thế là thị theo Tràng về nhà
thôi. Tràng nghĩ thân mình chưa lo xong lại còn đèo bòng nhưng rồi Tràng cũng chẳng muốn đuổi thị
đi đâu cả. cái tặc lưỡi của Tràng không phải là Tràng không nghĩ đến cái đói mà nó thể hiện tấm
lòng vàng của anh. Ngay cả bà cụ Tứ khi biết chuyện thì bà cũng tỏ ra ái ngại nhưng nghĩ thế nào
bà lại chấp nhận cho hai người thành vợ thành chồng. Điều đó cho ta thấy được trong cái đói ấy
con người nông dân Việt nam vẫn dang tay cưu mang lấy cuộc đời của nhau. Đó là phẩm chất tốt
đẹp của nhân dân ta. Và phải chăng đó chính là ý nghĩa tư tưởng của nhà văn?
Không chỉ vậy mà dẫu cuộc sống có nhiều phong ba gian nan khổ cực Tràng và Thị vẫn mong muốn
có một sự đổi đời. Chính vì thế mà Thị mới tin tưởng Tràng là người giàu có mà theo về chứ. Hay
nhân dân trong xóm ngụ cư cũng thế nhìn thấy vợ chồng Tràng thì họ thấy ái ngại cho tình cảnh
nhưng họ cũng vẫn vui cho anh Tràng có vợ. Bà cụ Tứ con người trải đời nhiều nhất thì cũng không
vứt bỏ người phụ nữ kia mà gieo vào họ một niềm tin vào ngày mai tươi sáng hơn “Không ai giàu
ba họ không ai khó ba đời”. Niềm tin ấy càng được thể hiện rõ hơn khi buổi sáng hôm sau, mẹ
chồng nàng dâu bắt tay vào sửa sang lại căn nhà ấy. Tổ ấm thật sự là đây họ mang cho nhau niềm
vui buổi sáng và mỗi người như nhận thấy trách nhiệm của bản thân mình với ngôi nhà này đặc biệt
là Tràng – một người đàn ông trụ cột. Họ vẫn sống như thế nhưng ngay khi ngậm miếng cám chát lè
trong miệng thì họ vẫn tin vào tương lai tươi sáng hơn sẽ đến.
Đặc biệt là hình ảnh mà người vợ nhặt nhắc đến trong bữa ăn ấy. Đó là hình ảnh những người đi
trên đê bột cướp xe thóc của Nhật và hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng phấp phới. Có thể nói rằng chính
hình ảnh ấy mang đầy những ý đồ nghệ thuật cũng như tư tưởng của tác phẩm. Nó thể hiện quy
luật đến với cách mạng đến với đấu tranh của những người nông dân.
Nội dung hay đến mấy nhưng nếu không biết cách thể hiện thì cũng khó có thể làm nên thành công
cho tác phẩm được. Ở đây nhà văn Kim lân cũng đã thành công với những đặc sắc nghệ thuật có

giá trị cao trong việc truyền đạt nội dung tư tưởng của tác phẩm.
Thứ nhất đó chính là cốt truyện. Truyện được xây dựng trên nền cảnh của nạn đói với tình huống
anh Tràng vu vơ hát để cho người con gái kia đến đẩy xe bò với anh. Vậy là số phận đã đẩy hai
người với nhau. Anh Tràng nhận được vợ và họ đưa nhau về nhà trong cái nạn đói ấy. Chỉ qua nghệ
thuật ấy thôi mà ta thấy được số phận con người trong thời kì ấy giống như ngọn cỏ cọng rơm có
thể nhặt bất kì lúc nào cũng được. Đồng thời nó cho ta thấy những tình cảm tốt đẹp của con người
Việt Nam dù cho hoàn cảnh có khó khăn vẫn phát huy truyền thống “Lá lành đùm lá rách”.
Không những thế đặc sắc nghệ thuật của truyện còn là xây dựng những nhân vật điển hình. Đó là
những người con trai con gái, những bà mẹ Việt nam nghèo khổ nhưng chất phát và giàu tình


thương. Không những thế qua truyện ta thấy được biệt tài miêu tả tâm lý nhân vật của Kim Lân đặc
biệt là tâm lý, nột tâm nhân vật bà cụ Tứ. lời văn bình dị gần gũi với cuộc sống hàng ngày.
Như vậy ta có thể thấy được những ý nghĩa tư tưởng mà Kim Lân đã dày công xây dưng trong tác
phẩm của mình. Đó chính là trong nạn đói con người Việt Nam vẫn cưu mang lấy nhau trao cho
nhau những niềm yêu thương và niềm tin vào một tương lai tươi sáng. Truyện trở nên hấp dẫn
người đọc hơn nhờ những đặc sắc nghệ thuật mà Kim Lân đã sử dụng.

Bài văn liên quan



×