Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Cách làm đề nghị luận xã hội về 2 bản tin trái ngược

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.25 KB, 3 trang )

Cách làm đề ngh ị lu ận xã h ội v ề2 b ản tin
trái ng ược
Đọc hai bản tin sau và trả lời câu hỏi
+Thời gian gần đây, ở Việt Nam đã xảy ra không ít vụ hôi của đầy “trắng trợn” của
người dân trong các sự cố về giao thông. Vụ việc xảy ra lúc 14g ngày 4-12 ở khu vực
vòng xoay Tam Hiệp, TP Biên Hòa (Đồng Nai), trước sự bất lực và gào khóc đến
khản cổ của tài xế Hồ Kim Hậu (30 tuổi, quê tỉnh Bình Định), người điều khiển chiếc
xe bị nạn chở khoảng 1.500 thùng bia Tiger. Những người dân chứng kiến vụ việc
bức xúc nói nhìn cảnh tượng này chẳng khác gì một vụ “cướp của”. Những người
“hôi của” tranh nhau giành giật các thùng bia còn nguyên bị rớt xuống đường và thu
gom các lon bia văng ra khỏi thùng. Trong đó, nhiều người lấy cả những thùng bia
còn nguyên vẹn, một số người thì lấy túi đựng số lon bia lẻ…Điều đáng nói, hầu hết
trong những vụ lật xe, tài xế đều “bất lực” trước hành vi hôi của của người dân, dù đã
hết lòng khẩn nài, van xin họ giúp đỡ. Thậm chí, thực trạng này diễn ra ngày càng phổ
biến khiến không ít người lo lắng.

Hiện trường vụ hôi bia
Cách làm đề nghị luận xã hội về 2 bản tin trái ngược
(Theo báo Tuổi trẻ online)
+Sáng 21/4/2015, tại khu vực ngã ba Tân Vạn (Bình Dương), một chiếc xe tải chở bia
đang đi thì bị tai nạn khiến hàng chục thùng bia trên xe rơi xuống đường. Nhiều người
dân quanh đó đã đến giúp tài xế thu gom bia. Không hề có hiện tượng hôi của như
năm 2013.Địa điểm xảy ra vụ tai nạn này chỉ cách nơi xảy ra vụ vụ hôi bia năm
2013 khoảng 7km.
(theo vnexpress)
Suy nghĩ của anh/ chị về hai bản tin trên
HƯỚNG DẪN
Cùng 1 hiện tượng xảy ra nhưng có 2 cách ứng xử khác nhau của người Việt Nam
mình.Mục đích của tôi khi biên soạn đề thi này là giúp các em có cái nhìn toàn diện
và sâu sắc về hiện tượng hôi của ở người Việt Nam.
Tôi đề xuất cách làm bài như sau:


I. MỞ BÀI


+Giới thiệu hiện tượng được đề cập đến trong đề bài:
-Đọc mẩu tin trên mạng, ta không khỏi chạnh lòng và đau đớn, xấu hổ vì hành động
vô cảm, vô nhân đạo của những kẻ “hôi của” trong vụ chiếc xe tải bị đổ xuống đường
trưa ngày 4 tháng 12 năm 2013 tại thành phố Biên Hoà, Đồng Nai.
-Tuy nhiên bên cạnh đó còn có nhiều người tốt, giúp đỡ tài xế thu gom bia rơi trên
đường.
II. THÂN BÀI
Bước 1: mô tả hiện tượng
1. Trước hết ta cần nhận định hiện tượng trên:
-Hôi của là một hành vi lấy cắp đồ của người khác do nhiều người thực hiện cùng
lúc. Hành vi xấu này xảy ra khi chủ tài sản không đủ khả năng bảo vệ tài sản của
mình trước số đông nhiều người.
-Hiện tượng hôi của được nêu trong bản tin 1 là một hiện tượng xấu cho thấy sự vô
cảm, vô nhân đạo, vô lương tâm một cách đáng báo động. Hình ảnh này cho thấy sự
xuống cấp trầm trọng của đạo đức, nhân cách của một bộ phận con người trong xã hội
ta.
2. Nhưng khi đọc bản tin thứ 2, ta lại cảm thấy ngưỡng mộ và tôn trọng những người
đã nhiệt tình giúp đỡ tài xế thu gom bia.
Bước 2. Bàn luận về hiện tượng trên
1.Bàn luận về tác hại của hiện tượng ở bản tin 1:
+ Việc “hôi của” được nêu trong bản tin 1 là một hành động cho thấy sự xuống cấp
đạo đức trầm trọng. Hành động ấy đi ngược lại với truyền thống nhân đạo cao đẹp của
con người Việt Nam.
+ Họ vô cảm trước nỗi đau của người khác. Mặc dù tài xế Hồ Kim Hậu đã van xin
khẩn thiết nhưng đoàn người vẫn ồ ạt, tranh giành nhau để lấy bia. Thậm chí còn trèo
lên cả thùng xe để cướp. Số tài sản bị mất lên đến 310 triệu đồng. Nếu không có tiền
để trả, dứt khoát anh Hậu phải ngồi tù.

+ Việc làm của những kẻ hôi của là hạ thấp nhân cách của mình, tạo nên một hình ảnh
xấu về con người VN trong mắt bạn bè quốc tế.
+ Lên án, phê phán mạnh mẽ hành động trên của những kẻ hám lợi cho bản thân mà
quên đi nỗi đau của người khác. Cần có sự can thiệp của pháp luật để răn đe, giáo dục
những kẻ tham gia trong hành động trên.
2. Bàn luận về bản tin thứ 2
– Bên cạnh việc hôi của đáng tiếc ở trên, chúng ta cũng thấy nhiều hình ảnh đẹp đối
ngược: vụ lật xe bia tại khu vực ngã ba Tân Vạn (Bình Dương), nhưng người dân lại
ra bảo vệ cho tài xế, giúp tài xế thu dọn hàng hoá trong trật tự và bảo đảm tài sản
không mất cắp. Nhiều trang mạng xã hội và báo Tuổi trẻ đã đăng tải thông tin về vụ
việc này
So sánh về 2 bản tin:
-Tuy nhiên , cách ứng xử phổ biến của người Việt vẫn là lợi dụng lúc người khác gặp
khó khăn hoạn nạn để a dua chuộc lợi.Những người ôm bia, lấy gạo, lấy thức ăn đã


được người khác ghi hình lại. Tuy nhiên, trong đời thường, có nhiều và rất nhiều
người cũng hôi của của người khác nhưng không ai thấy để ghi hình, để chỉ trích.
-Cách ứng xử văn minh ở bản tin thứ 2 vẫn chưa nhiều.
Bước 3: Chỉ ra nguyên nhân:
-Vì sao có hiện tượng hôi của?Căn nguyên của tệ nạn hôi của cũng như nhiều vấn nạn
khác, là trách nhiệm cá nhân đã bị coi nhẹ trong cộng đồng, tâm lý đám đông đã ngấm
vào máu. Tính cách tham lam của một bộ phận người dân nước ta
-Vì sao vẫn có nhiều người tốt bụng nhặt bia giúp tài xế? Bắt nguồn từ truyền thống
tương thân tương ái của người Việt, Thương người như thể thương thân.
Bước 4: Nêu giải pháp và Bài học cho bản thân:
+Nhận thức việc làm của những kẻ hôi của là xấu, bản thân cần tránh những hành
động trên.
+Ra sức học tập và rèn luyện, bồi dưỡng nhân cách cho bản thân, sống biết yêu
thương, sẻ chia với những khó khăn của người khác.

+Bài học cho cộng đồng: cộng đồng cần lên án mạnh mẽ hành động hôi của ở người
Việt, tăng cường tuyên truyền, nêu gương những hành động đúng đắn, xây dựng nếp
sống lành mạnh, văn minh. Xử lí nghiêm khắc những người vi phạm
III. KẾT BÀI
– Đánh giá lại vấn đề.



×