BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
KHOA CHÍNH SÁCH CÔNG
BÁO CÁO TỔNG HỢP
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Cơ sở thực tập: Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Phạm Quý Thọ
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hạnh
Khóa: II ( 2011 – 2015)
Hà Nội - Năm 2015
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... 4
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................... 6
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... 7
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 8
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ
TRUNG ƯƠNG VÀ BAN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ NĂNG LỰC
CẠNH TRANH........................................................................................................... 10
VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG ...................... 10
I.
1.1.
Thông tin chung................................................................................................ 10
1.2.
Lịch sử hình thành ........................................................................................... 10
1.3.
Một số đóng góp chính của Viện: .................................................................... 11
1.3.1. Về công tác nghiên cứu, tham mưu về cơ chế chính sách. ....................... 11
1.3.2. Về công tác nghiên cứu khoa học............................................................... 12
1.3.3. Về công tác đào tạo cán bộ: ........................................................................ 13
1.3.4. Về hợp tác quốc tế. ...................................................................................... 14
1.4.
Cơ cấu tổ chức và Chức năng, nhiệm vụ của Viện nghiên cứu Quản lý kinh
tế Trung ương .................................................................................................................. 14
1.4.1. Cơ cấu tổ chức ............................................................................................. 14
1.4.2. Chức năng ................................................................................................... 16
1.4.3. Nhiệm vụ và quyền hạn............................................................................... 17
1.5.
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban nghiệp vụ ..................................... 17
1.5.1. Hội đồng khoa học: ..................................................................................... 18
1.5.2. Ban thể chế kinh tế: .................................................................................... 18
1.5.3. Ban môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh: .............................. 19
1.5.4. Ban cải cách và phát triển Doanh nghiệp:................................................. 19
1.5.5. Ban chính sách phát triển Nông thôn: ....................................................... 20
1.5.6. Ban Chính sách Dịch vụ công: ................................................................... 20
1.5.7. Ban chính sách Kinh tế vĩ mô:.................................................................... 21
1.5.8. Ban Chính sách Đầu tư: ............................................................................. 21
1
1.5.9. Trung tâm tư vấn quản lý và đào tạo: ........................................................ 21
1.5.10. Trung tâm thông tin tư liệu: ....................................................................... 22
1.5.11. Tạp chí quản lý kinh tế: .............................................................................. 22
1.5.12. Văn phòng viện: .......................................................................................... 23
1.6.
Cơ cấu nhân sự ................................................................................................. 23
1.6.1. Số lượng cán bộ của Viện ........................................................................... 23
1.6.2. Chất lượng cán bộ của Viện: ...................................................................... 25
I.
BAN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH .... 25
1.1.
Chức năng, lĩnh vực hoạt động ........................................................................ 25
1.2.
Cơ cấu tổ chức. ................................................................................................. 26
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA BAN MÔI TRƯỜNG KINH
DOANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH.............................................................. 26
I.
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA BAN MÔI
TRƯỜNG KINH DOANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH ............................... 26
1.1.
Về công tác nghiên cứu: ................................................................................... 26
1.2.
Về công tác tham gia soạn thảo luật:............................................................... 27
1.3.
Về tổ chức Hội thảo về tham vấn và vận động chính sách: ............................ 29
1.4.
Về xuất bản các Ấn phẩm và các tài liệu nghiên cứu: .................................... 31
1.5.
Về quá trình rà soát sơ điều kiện kinh doanh: ................................................ 31
1.6.
Về công tác nâng cao năng lực cán bộ nghiên cứu của Ban trong năm 2010:
32
1.7.
II.
Về phương hướng hoạt động năm 2015: ......................................................... 32
PHÂN TÍCH VÀ NHẬN XÉT CÔNG VIỆC CỦA BAN TRONG QUÁ
TRÌNH THỰC TẬP:.................................................................................................. 33
2.1.
Mô tả một số công việc chủ yếu: ...................................................................... 33
2.2.
Nhận xét về tình hình hoạt động của Ban Môi trường kinh doanh và năng
lực cạnh tranh .................................................................................................................. 34
2.3.
Một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban môi trường
kinh doanh và năng lực cạnh tranh................................................................................ 36
2
III.
NHẬN XÉT THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC
CẠNH TRANH QUỐC GIA. .................................................................................... 37
1.1.
Thực trạng tình hình nghiên cứu năng lực cạnh tranh Quốc gia: ................ 37
1.2.
Ưu điểm và hạn chế: ......................................................................................... 37
1.2.1. Ưu điểm: ...................................................................................................... 37
1.2.2. Hạn chế: ...................................................................................................... 38
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ....................... 39
1.1.
Lý do chọn đề tài:.............................................................................................. 39
1.2.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................... 41
1.3.
Phương pháp nghiên cứu. ................................................................................ 41
1.5.
Kết cấu của khóa luận. ..................................................................................... 42
1.6.
Đề cương sơ bộ. ................................................................................................ 43
KẾT LUẬN.................................................................................................................. 46
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................... 48
3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu, chữ viết tắt Nội dung diễn giải
1
NĐ
Nghị định
2
CP
Chính phủ
3
TT
Thông tư
4
QĐ
Quyết định
5
TTg
Thủ tướng Chính phủ
6
TW
Trung ương
7
QH
Quốc hội
8
NNL
Nguồn nhân lực
9
CIEM
10
M&A
11
APEC
12
Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung
ương
Mua bán và sát nhập
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình
Dương
KH&ĐT, BKH&ĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư
13
MTKD&NLCT
14
DNNN
15
UNDP
16
SIDA
17
DANIDA
Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh
tranh
Doanh nghiệp Nhà nước
Chương trình hợp tác phát triển Liên hợp
quốc
Cơ quan hợp tác phát triển Thụy Điển
Cơ quan hợp tác phát triển Quốc tế Đan
Mạch
4
18
WB
Ngân hàng Thế giới
19
GIZ
Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức
20
JICA
Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản
21
KT – XH
Kinh tế - Xã hội
5
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Tên
Trang
Sơ đồ 1: Quá trình hình thành và phát triển của CIEM
11
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức của CIEM
15
Bảng 1.1: Cơ cấu cán bộ trong Viện phân theo các phòng ban
24
Bảng 1.2: Cơ cấu cán bộ Viên nghiên cứu Kinh tế quản lý
Trung ương phân theo trình độ chuyên môn
25
6
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là báo cáo tổng hợp thực tập tốt nghiệp của
riêng tôi, các nội dung nghiên cứu, phân tích, đánh giá, các số liệu và kết
quả thể hiện trong báo cáo là những số liệu trung thực, được tổng hợp từ
tài liệu tham khảo thu thập được trong quá trình thực tập tại Ban Môi
trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh và một số tài liệu khác được
nêu trong phần tài liệu tham khảo. Tôi đã hoàn thành báo cáo tổng hợp
thực tập tốt nghiệp dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Phạm Quý Thọ và
sự hỗ trợ của Tiến sỹ Trần Toàn Thắng – phó trưởng Ban
MTKD&NLCT, Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước Khoa Chính sách công và giảng
viên hướng dẫn về sự cam đoan này.
Sinh viên
Nguyễn Thị Hạnh
7
LỜI MỞ ĐẦU
Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương là đơn vị sự nghiệp
thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư có nhiệm vụ và chức năng cơ bản là nghiên
cứu xây dựng và phát triển khoa học quản lý Kinh tế ở Việt Nam, là cơ
quan tư vấn kinh tế quan trọng của Đảng, Nhà nước và Chính Phủ Trong
đó, Ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh có vai trò quan
trọng trong nghiên cứu về năng lực cạnh tranh quốc gia, nghiên cứu và
hoàn thiện các chính sách về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh
tranh
Là một Sinh viên khoa Chính sách Công, em rất vinh dự được thực
tập tại Ban môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh. Trong quá
trình thực tập, em đã có cơ hội tiếp xúc và tìm hiểu về các nhân tố tác
động đến môi trường kinh doanh trong nước và năng lực cạnh tranh quốc
gia.
Nhờ sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của Tiến Sỹ Trần Toàn Thắng
cùng sự giúp đỡ của các chuyên viên Ban Môi trường kinh doanh và năng
lực cạnh tranh em đã được tiếp cận, tìm hiểu về chức năng nhiệm vụ cũng
như cơ cấu tổ chức và tình hình hoạt động của Ban Môi trường kinh
doanh và năng lực cạnh tranh Trên cơ sở đó, em xin trình bày báo cáo
thực tập với bố cục như sau:
Chương I: Tổng quan về Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế
Trung ương và Ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh
Chương II: Thực trạng hoạt động của Ban Môi trường kinh
doanh và Năng lực cạnh tranh
Chương III: Đề xuất phương án nghiên cứu.
8
Mục tiêu Báo cáo:
-
Trên cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn thu thâp được
trong quá trình thực tập tại Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương,
bài Báo cáo tổng hợp lại thực trạng hoạt động của Ban Môi trường Kinh
doanh và Năng lực cạnh tranh Từ đó đưa ra được các giải pháp, khuyến
nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban, tạo dựng môi trường
kinh doanh … và nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc gia trong bối cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng
Nhiệm vụ của báo cáo:
-
Hệ thống hóa các lý luận cơ bản liên quan đến cơ sở thực tập.
-
Đánh giá thực trạng hoạt động của Ban Môi trường kinh doanh
và Năng lực cạnh tranh nói riêng và Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế
Trung ương nói chung.
-
Đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
của Ban môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh.
-
Từ các kiến thức và thông tin thu thập được trong quá trình thực
tập nêu ra định hướng nghiên cứu và đề cương sơ bộ cho khóa luận tốt
nghiệp.
Trong một khoảng thời gian thực tập ngắn, báo cáo của em có thể
không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em hy vọng sẽ nhận được
những ý kiến đóng góp tích cực của quý thầy cô để hoàn thiện báo cáo và
khóa luận sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!
9
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ
KINH TẾ TRUNG ƯƠNG VÀ BAN MÔI TRƯỜNG KINH
DOANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
I. VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG
1.1. Thông tin chung
Một số thông tin chung về Viện như sau:
Tên: Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương
Địa chỉ: 68 Phan Đình Phùng - Ba Đình - Hà Nội – Việt Nam
Số điện thoại liên hệ: 84-4-38437461
Fax: 84-4-38456795
Email: tttl@mpigovvn
Người đại diện chính thức: Viện trưởng TS. Nguyễn Đình Cung
1.2. Lịch sử hình thành
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương được thành lập theo
Quyết định số 209 NQ-NS/TW ngày 14/07/1977 do Bộ Chính trị ban
hành, có nhiệm vụ giúp Trung ương Đảng và Chính phủ nghiên cứu về
công tác quản lý kinh tế theo Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ IV.
Năm 1992, Chính phủ ban hành Nghị định số 07-CP ngày
27/10/1992 giao Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu
tư) phụ trách Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.
Trải qua 38 năm thàng lập và trưởng thành, với những nỗ lực phát
triển không ngừng, khởi điểm chỉ với hơn 20 cán bộ, hiện nay Viện đã có
10
một đội ngũ cán bộ gần 100 người, trong đó 89% số lượng cán bộ có
trình độ từ đại học trở lên, trong đó có 1 Phó Giáo sư, 17 tiến sĩ, 36 thạc sĩ
và 35 trình độ đại học.
1992 – nay
1977
Thành lập Viện nghiên
Chuyển về Bộ Kế Hoạch đầu tư làm cơ quan
cứu quản kinh tế của
chủ quản
Trung ương Đảng
Sơ đồ 1: Quá trình hình thành và phát triển của CIEM
Kể từ khi thành lập và trưởng thành, mặc dù có nhiều thay đổi về cơ
quan quản lý nhưng chức năng và vai trò của Viện về cơ bản không hề
thay đổi; Viện vẫn luôn là cơ quan tham vấn, nghiên cứu, xây dựng và
phát triển khoa học quản lý kinh tế ở Việt Nam. Là cơ quan có nhiều đóng
góp trong hoạt động nghiên cứu kinh tế, là cơ quan tư vấn kinh tế quan
trọng và đáng tin cậy cho Đảng, Nhà nước và Chính phủ.
1.3. Một số đóng góp chính của Viện:
1.3.1. Về công tác nghiên cứu, tham mưu về cơ chế chính sách.
Chỉ tính riêng từ năm 2008 đến nay, Viện đã chủ trì thực hiện hơn
100 đề án, báo cáo, dự thảo và các Văn bản quy phạm pháp luật trình
BKH&ĐT, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Thực hiện tốt các công tác tham mưu, đóng góp nhiều ý kiến có giá
trị cao và kịp thời trong việc ban hành chính sách ổn định kinh tế vĩ mô,
chỉ đạo điều hành kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ như:
Xây dựng đề án “ Những đề án, chính sách để nâng cao chất lượng
tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế”, đây là đề án
11
đánh giá chất lượng tăng trưởng của Việt Nam đến năm 2010 và đã góp
phần đưa ra một số hướng phát triển bền vững.
Xây dựng đề án “ Tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình
tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh
tranh của nền kinh tế giai đoạn 2011 – 2020”. Đề án này đã đề xuất các
chính sách thúc đẩy chuyển đổi và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phân
bổ, sủ dụng hợp lý, tiết kiệm các nguồn lực, cải thiện năng suất và năng
lực cạnh tranh.
Xây dựng đề án chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong
khuôn khổ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn
2030. Chiến lược đã đóng góp vào phát triển một số ngành công nghiệp
Việt Nam có tiềm năng thông qua thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài có
chất lượng, trước hết từ Nhật Bản, thúc đẩy quá trình chuyển giao công
nghệ và liên kết sản xuất trong nước.
Nghiên cứu, đánh giá các tác động của hội nhập và khủng hoảng
kinh tế thế giới và đề xuất các chính sách thích ứng nhằm đối phó với
tình hình bất ổn kinh tế vĩ mô.
Dự thảo nhiều nghị định liên quan đến quản lý, giám sát hoạt động
của DNNN và các tập đoàn kinh tế; chính sách phát triển các thành phần
kinh tế và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Nghiên cứu, kiến nghị một số giải pháp sắp xếp lại DNNN, nâng
cao cạnh tranh của DNNN trong điều kiện hội nhập đặc biệt là trước yêu
cầu của tình hình thực tiễn trong nước; đẩy mạnh công tác quản lý và
giám sát nhằm đưa hoạt động của các tập đoàn kinh tế Nhà nước theo
hướng hiệu quả hơn.
1.3.2. Về công tác nghiên cứu khoa học.
12
Viện đã tổ chức hội đồng khoa học với các thành viên do Hội nghị
cán bộ nghiên cứu bầu ra, có chức năng tư vấn về khoa học quản lý kinh tế
cho Viện trưởng và lãnh đạo Viện.
Trong các năm qua, Viện đã thực hiện hàng trăm đề tài nghiên cứu
khoa học cấp Viện, cấp Bộ và hàng chục nghiên cứu cấp Nhà nước. Từ
năm 2010 – 2013, Viện đã trúng thầu thêm 6 đề tài khoa học cấp Nhà nước.
Ngoài ra, các cán bộ trong Viện cũng tự tìm hiểu, nghiên cứu thêm các đề
tài khác có giá trị cao, các đề tài đều nhằm phục vụ các nhiệm vụ chính trị
do cấp trên giao phó.
1.3.3. Về công tác đào tạo cán bộ:
Viện khá chú trọng vào công tác đào tạo tiến sỹ và đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ chuyên ngành quản lý kinh tế; mở các lớp đào tạo ngắn hạn
nhằm phổ biến, tuyên truyền pháp luật kinh tế và các lớp chuyên đề về kinh
doanh, cơ chế chính sách và quản lý kinh tế cho cán bộ, lãnh đạo cũng như
Doanh nghiệp trong nước.
Tổ chức tuyển sinh các khóa đào tạo tiến sỹ; chuẩn bị tài liệu cho
khóa tập huấn của cán bộ trung, cao cấp cán bộ cho một số nước trong khu
vực.
Tổ chức các khóa tập huấn về đổi mới kinh tế và quản lý kinh tế cho
lãnh đạo các cấp từ trung ương đến địa phương.
Tổ chức các hội đồng chấm bảo vệ Tiến sỹ; hợp tác với các tổ chức,
các đơn vị trong và ngoài nước để tổ chức các hội thảo kinh tế, hội thảo
nghiên cứu khoa học về quản lý kinh tế.
Khuyến khích, động viên các cán bộ trong Viện đi tu nghiệp ở nước
ngoài, tham gia các khóa học do các đơn vị đào tạo trong và ngoài nước có
13
uy tín tổ chức. Cấp học bổng cho toàn phần và bán phần cho nhiều cán bộ
có thành tích tốt và có tâm huyết với nghề.
1.3.4. Về hợp tác quốc tế.
Viện đã phối hợp với nhiều tổ chức trong và ngoài nước để tiến
hành nhiều hoạt động nghiên cứu và các hoạt động mang tầm quốc tế như:
chương trình hợp tác phát triển Liên hợp quốc (UNDP); Tổ chức hợp tác
kỹ thuật Đức (GIZ); cơ quan hợp tác phát triển quốc tế DANIDA do Đan
Mạch tài trợ; Ngân hàng thế giới (WB); Cơ quan hợp tác phát triển Thụy
Điển (SIDA); …..
Nhiều dự án hợp tác nghiên cứu quốc tế mang lại giá trị thực tiễn
cao và được thế giới công nhận như: “ Tầm nhìn thể chế đến 2020”; tham
gia nhiều hoạt động của Ủy ban Kinh tế, tập trung vào các nội dung cải
cách cơ cấu mới của APEC và nhóm công tác về Luật và quản trị Doanh
nghiệp, hợp tác với Đại sứ quán Nhật Bản và JICA trong việc xây dựng đề
án Chiến lược công nghiệp hóa trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam – Nhật
Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030,…
1.4. Cơ cấu tổ chức và Chức năng, nhiệm vụ của Viện nghiên cứu
Quản lý kinh tế Trung ương
Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Viện nghiên cứu Quản lý
Kinh tế Trung ương được quy định rõ tại Quyết định số 117/2009/QĐTTg ngày 29/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
1.4.1. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Viện bao gồm các Ban, văn phòng, hội đồng khoa
học, tạp chí và các trung tâm thông tin tư liệu, trung tâm tư vấn quản lý và
đào tạo và một số đơn vị hành chính.
Dưới đây là sơ đồ cơ cấu tổ chức của Viện:
14
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức của CIEM
Nguồn: Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương
15
Trong đó, các đơn vị nghiên cứu bao gồm:
Ban thể chế kinh tế
Ban môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh
Ban cải cách và phát triển doanh nghiệp
Ban Chính sách phát triển nông thôn
Ban chính sách Dịch vụ công
Ban Chính sách Kinh tế vĩ mô
Ban Chính sách Đầu tư
Hội đồng Khoa học
Đơn vị thực hiện chức năng đào tạo và tư vấn:
Trung tâm tư vấn quản lý và Đào tạo
Đơn vị thực hiện chức năng quản lý và tổng hợp thông tin:
Trung tâm thông tin tư liệu
Đơn vị thực hiện công tác hành chính, tổ chức cán bộ:
Ban lãnh đạo
Văn phòng Viện
1.4.2. Chức năng
Chức năng của Viện nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương được
quy định tại Điều 1 Quyết định số 117/2009/QĐ-TTg ngày 29/9/2009 của
Thủ tướng Chính phủ Theo đó, Viện có chức năng nghiên cứu cơ chế, chính
sách quản lý kinh tế, phát triển môi trường kinh doanh, cung ứng dịch vụ
công trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên
ngành, đề xuất các chính sách đổi mới cơ chế quản lý kinh tế phù hợp với
16
tình hình thực tiễn và sự phát triển trong từng thời kỳ và thực hiện hoạt động
tư vấn về chiến lược, quy hoạch phát triển theo quy định của pháp luật
1.4.3. Nhiệm vụ và quyền hạn
Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương thực hiện các nhiệm vụ
và quyền hạn theo Điều 2 Quyết định số 117/2009/QĐ-TTg ngày 29/9/2009
của Thủ tướng Chính phủ Cụ thể:
-
Nghiên cứu và đề xuất cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết
định các dự thảo, lộ trình, kế hoạch xây dựng, sửa đổi các cơ chế, chính
sách quản lý kinh tế vĩ mô, phát triển môi trường kinh doanh và những vấn
đề quản lý kinh tế liên ngành khác;
-
Tổng kết các kinh nghiệm thực tiễn trong nước, kinh nghiệm
quốc tế và đề xuất thí điểm áp dụng cơ chế, chính sách kinh tế mới;
-
Nghiên cứu các lý luận, phương pháp luận về khoa học quản lý
kinh tế ở Việt Nam;
-
Nghiên cứu, tham gia đóng góp ý kiến về cơ chế, chính sách
quản lý kinh tế do các cơ quan, tổ chức khác ban hành;
-
Xây dựng hệ thống thông tin quản lý kinh tế và cung cấp thông
tin cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;
-
Thực hiện cung ứng các Dịch vụ công như các chương trình
nghiên cứu khoa học về quản lý kinh tế, phát triển môi trường kinh doanh,
các hoạt động tư vấn về quản lý kinh tế; đào tạo và bồi dưỡng các cán bộ
chuyên ngành; biên soạn và xuất bản các ấn phẩm, công trình nghiên cứu
khoa học theo quy định của pháp luật;
-
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư
giao và theo quy định của pháp luật.
1.5. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban nghiệp vụ
17
1.5.1. Hội đồng khoa học:
Hội đồng khoa học của Viện là tổ chức tư vấn giúp Viện trưởng tổ
chức các công tác về nghiên cứu khoa học cũng như đánh giá các kết quả
nghiên cứu khoa học trong Viện Cụ thể:
-
Dự thảo các kế hoạch nghiên cứu khoa học ngắn hạn và dài hạn
của Viện, bao gồm cả vấn đề hợp tác nghiên cứu với các tổ chức trong và
ngoài nước;
-
Xem xét, tư vấn, góp ý về việc tham gia và nghiên cứu đề tài
khoa học cấp cơ sở, cấp Bộ và cấp Nhà nước;
-
Đánh giá chất lượng về mặt khoa học của các đề tài nghiên cứu
khoa học cấp Viện;
-
Đề nghị khên thưởng các công trình nghiên cứu khoa học xuất
sắc, có đóng góp thực tiễn thuộc phạm vi quyền hạn của Viện;
-
Các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Viện trưởng.
1.5.2. Ban thể chế kinh tế:
Thực hiện các chức năng nghiên cứu liên quan đến các cơ chế,
chính sách quản lý kinh tế hiện nay:
-
Nghiên cứu vai trò, chức năng, nhiệm vụ, bộ máy tổ chức của
Nhà nước và các vấn đề trong phân cấp quả lý kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa;
-
Nghiên cứu các vấn đề về thể chế kinh tế;
-
Nghiên cứu các vấn đề về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế
vùng và các khu kinh tế;
18
-
Nghiên cứu đổi mới công tác kế hoạch hóa, chủ trì tổng hợp cơ
chế chính sách phục vụ xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
hàng năm và các giai đoạn 5 năm;
-
Nghiên cứu các vấn đề khác liên quan đến thể chế kinh tế.
1.5.3. Ban môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh:
Ban môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh thực hiện các chức
năng chủ yếu liên quan đến phát triển môi trường đầu tư trong nước và các
vấn đề liên quan đến năng lực cạnh tranh quốc gia;
-
Nghiên cứu các chính sách, quy định về điều kiện kinh doanh và
cải cách các thủ tục hành chính cho Donh nghiệp;
-
Nghiên cứu và đề xuất các chính sách nhằm cải thiện môi trường
kinh doanh và môi trường đầu tư trong nước;
-
Nghiên cứu các chính sách về tăng trưởng, chất lượng tăng
trưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, ngành và doanh nghiệp;
-
Nghiên cứu các vấn đề khác liên quan đến môi trường kinh
doanh và năng lực cạnh tranh.
1.5.4. Ban cải cách và phát triển Doanh nghiệp:
Là một đơn vị nghiên cứu thuộc Viện, thực hiện chức năng chính sau đây:
-
Nghiên cứu chính sách phát triển các loại hình Doanh nghiệp; hỗ
trợ phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ;
-
Nghiên cứu cơ chế, chính sách đổi mới và nâng cao hiệu quả
hoạt động của Doanh nghiệp Nhà nước;
-
Nghiên cứu về quản trị Doanh nghiệp, nghiên cứu về mô hình tổ
chức quản lý, các hình thức liên kết kinh tế, liên kết Doanh nghiệp; các
cơ chế chính sách mua, bán, sát nhập các loại hình Doanh nghiệp;
19
-
Nghiên cứu cơ chế, chính sách quản lý Nhà nước đối với các
loại hình Doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu;
-
Nghiên cứu những vấn đề khác về cải cách và phát triển Doanh
nghiệp
1.5.5. Ban chính sách phát triển Nông thôn:
Ban chính sách và phát triển Nông thôn thực hiện chủ yếu các chức
năng, nhiệm vụ sau:
-
Nghiên cứu các chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp, nông
thôn;
-
Nghiên cứu các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, mô hình
hợp tác trong nông thôn;
-
Nghiên cứu các chính sách giảm nghèo trong nông thôn;
-
Nghiên cứu các vấn đề khác liên quan đến chính sách phát triển
nông thôn.
1.5.6. Ban Chính sách Dịch vụ công:
-
Nghiên cứu các chính sách phát triển thị trường tài nguyên, thị
trường lao động, thị trường khoa học công nghệ;
-
Nghiên cứu các cơ chế, chính sách phát triển các loại hình dịch
vụ; dịch vụ môi trường, dịch vụ khoa học công nghệ, dịch vụ xã hội;
-
Nghiên cứu các vấn đề về phát triển bền vững;
-
Nghiên cứu các mô hình tổ chức và quản lý hoạt động cung ứng
Dịch vụ công phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa;
-
Nghiên cứu những vấn đề khác liên quan đến chính sách quản lý
và cung ứng Dịch vụ công;
20
1.5.7. Ban chính sách Kinh tế vĩ mô:
Đây là đơn vị nghiên cứu các vấn đề tổng quan đến kinh tế vĩ mô và
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, cụ thể:
-
Nghiên cứu các chính sách kinh tế vĩ mô và dự báo ngắn hạn,
dài hạn kinh tế vĩ mô;
-
Nghiên cứu các chính sách thương mại và các vấn đề liên quan
đến chính sách thương mại;
-
Nghiên cứu các chính sách về hội nhập kinh tế quốc tế;
-
Nghiên cứu các vấn đề về phát triển thị trường tài chính và hệ
thống tài chính;
-
Nghiên cứu các vấn đề khác liên quan đến chính sách kinh tế vĩ
mô và hội nhập kinh tế quốc tế.
1.5.8. Ban Chính sách Đầu tư:
-
Là đơn vị chủ yếu thực hiện các chức năng nghiên cứu về cơ
chế, chính sách quản lý nhà nước về đầu tư;
-
Nghiên cứu các cơ chế, chính sách và các hoạt động về đầu tư
công;
-
Nghiên cứu các cơ chế, chính sách về quá trình thu hút và sử
dụng vốn đầu tư xã hội;
-
Nghiên cứu các cơ chế, chính sách về cơ cấu đầu tư;
-
Nghiên cứu các vấn đề khác liên quan đến chính sách đầu tư
1.5.9. Trung tâm tư vấn quản lý và đào tạo:
-
Chịu trách nhiệm tổ chức, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý
kinh tế và đây cũng là đầu mối thực hiện công tác đào tạo sau Đại học
theo đúng quy định của pháp luật;
21
-
Tổ chức, thực hiện hoạt động tư vấn về quản lý kinh tế theo yêu
cầu của các đơn vị, các tổ chức trong và ngoài nước;
-
Nghiên cứu các vấn đề thực tiễn phục vụ cho công tác tư vấn và
đào tạo về quản lý kinh tế;
-
Thực hiện những nhiệm vụ khác liên quan đến hoạt động tư vấn
về quản lý và đào tạo.
1.5.10.
Trung tâm thông tin tư liệu:
Trung tâm thông tin – tư liệu là một đơn vị trực thuộc Viện nghiên cứu
quản lý kinh tế Trung ương, được thành lập năm 1985 và thực hiện các
chức năng sau:
-
Thu thập và xử lý thông tin phục vụ công tác nghiên cứu của
Viện đáp ứng nhu cầu thông tin kinh tế cho các tổ chức, cá nhân, các cơ
quan trong và ngoài nước thực hiện chức năng quản lý Nhà nước; và cung
cấp cho các Doanh nghiệp, các cá nhân có nhu cầu;
-
Tổ chức biên soạn và xuất bản các ấn phẩm thông tin;
-
Thực hiện hoạt động của một thư viện chuyên ngành về kinh tế;
xây dựng và phát triển các cơ sở dữ liệu điện tử;
-
Quản lý và phát triển các hoạt động của cổng thông tin kinh tế
Việt Nam; Website của Viện; Hợp tác trong và ngoài nước về các hoạt
động liên quan đến thông tin – tư liệu;
-
Thực hiện các chức năng nhiệm vụ khác liên quan đến thu thập,
xử lý, quản lý và sử dụng các thông tin – tư liệu.
1.5.11.
-
Tạp chí quản lý kinh tế:
Xuất bản và phát hành: tạp chín quản lý kinh tế bằng tiếng Việt
và tiếng Anh, các bản tin, phụ trương quản lý kinh tế và các ấn phẩm, tài
liệu khác có liên quan tới quản lý kinh tế theo quy định của pháp luật;
22
-
Tổ chức các hội nghị, hội thảo để trao đổi những vấn đề lý luận
và thực tiễn về đổi mới quản lý kinh tế theo thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và phù hợp với các nguyên tắc hội nhập kinh tế quốc tế;
-
Quản lý đội ngũ cán bộ, nhân viên, phóng viên thuộc biên chế,
hợp đồng của Tạp chí theo Luật bao chí; quản lý tài chính, tài sản theo
quy định của pháp luật và theo quyết định của Viện trưởng Viện nghiên
cứu Quản lý kinh tế Trung ương.
1.5.12.
-
Văn phòng viện:
Tổng hợp, xây dựng chương trình, kế hoạch công tác và nghiên
cứu khoa học của Viện; đôn đốc và chuẩn bị báo cáo cơ quan lãnh đạo
cấp trên về kết quả thực hiện các nhiệm vụ của Viện;
-
Thực hiện các công tác hành chính, văn thư, lưu trữ thông tin nội
bộ, quản trị, lễ tân; thực hiện các công tác tổ chức và nhân sự;
-
Quản lý tài chính, tranh thiết bị kỹ thuật, cơ sở vật chất của
Viện;
-
Làm đầu mối cho các công tác đối ngoại, phối hợp với các đơn
vị tổ chức, các cuộc họp, hội thảo cho Viện.
1.6. Cơ cấu nhân sự
1.6.1. Số lượng cán bộ của Viện
Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương có tổng cộng 93 nhân sự
bao gồm cán bộ, công chức trong Viện.
Có tổng số 83 Cán bộ, công chức: trong đó có 37 nữ, 46 nam Trong đó:
Lãnh đạo Viện: 4 người
23
Bảng 1.1: Cơ cấu cán bộ trong Viện phân theo các phòng ban
Phòng
Nhân sự Nam
Nữ
(người)
Ban lãnh đạo Viện
4
3
1
Hội đồng khoa học
15
9
6
Ban thể chế Kinh tế
7
4
3
Ban môi trường kinh doanh và năng lực 9
4
5
cạnh tranh
Ban cải cách và phát triển Doanh nghiệp
8
5
3
Ban Chính sách Phát triển Nông thôn
7
4
3
Ban Dịch vụ công
6
4
2
Ban Chính sách Kinh tế vĩ mô
10
6
4
Ban Chính sách đầu tư
9
5
4
Trung tâm tư vấn quản lý và đào tạo
6
3
3
Trung tâm thông tin tư liệu
6
2
4
Tạp chí quản lý Kinh tế
6
1
5
24