Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

sự lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.67 KB, 3 trang )

SỰ LỰA CHỌN MÔ HÌNH KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH
HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
PGS,TS Nguyễn Đình Kháng
Viện kinh tế Chính trị, Học viện CT – HCQGHCM
Kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế phản ảnh trình độ phát triển
nhất định của kinh tế hàng hóa, của thành tựu chung văn minh nhân loại, là mô
hình kinh tế phổ biến của thế giới hiện nay. Đây là thành tựu chung của văn
minh nhân loại chứ không phải là sản phẩm mang tính đặc thù của chủ nghĩa tư
bản, mặc dù kinh tế thị trường tồn tại và phát triển chủ yếu dưới chủ nghĩa tư
bản là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển thích nghi, kéo dài của chủ
nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư bản đã lợi dụng tối đa ưu thế của kinh tế thị trường
để phục vụ cho mục tiêu phát triển tiềm năng kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận.
Sự vận hành cơ chế thị trường đã tạo nên động lực khách quan, thúc đẩy lực
lượng sản xuất của xã hội phát triển mạnh mẽ. Việc áp dụng và thực hiện mô
hình kinh tế thị trường trên thế giới rất phong phú, đa dạng, trải qua nhiều giai
đoạn thăng trầm khác nhau, gắn với sự phát triển của lực lượng sản xuất và các
quan hệ kinh tế, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật và công
nghệ. Qua quá trình vận động của thực tiễn, mô hình kinh tế thị trường đã có
những biến đổi, thích nghi để tồn tại và phát triển, hình thành nên các mô hình
kinh tế thị trường khác nhau ở các quốc gia, như: Kinh tế thị trường “phân tán”
(tiêu biểu là Mỹ); kinh tế thị trường xã hội (tiêu biểu là Đức); kinh tế thị trường
xã hội “thương lượng” (như Thụy Điển); kinh tế thị trường Nhà nước phúc lợi
chung (Đan Mạch); kinh tế thị trường cộng đồng hay kinh tế thị trường “phối
hợp”, “hiệp đồng” (Nhật Bản), hoặc như nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa
mang đặc sắc Trung Quốc,…
Cho đến nay, chưa thể khẳng định mô hình nào là khuôn mẫu chung cho tất
cả các nước khác nhau trên thế giới, mặc dù mô hình kinh tế thị trường kiểu Mỹ
đang được khuyếch trương rộng rãi nhờ vào sức mạnh kinh tế, quân sự, khoa


học – công nghệ của Mỹ cùng sự thao túng ủng hộ của IMF, WB, WTO,… Mặc


khác, trong những năm gần đây, các mô hình kinh tế thị trường của Đức, Nhật
Bản, Thụy Điển và Đông Á tuy có nhiều sự chú ý, điều chỉnh nhưng đều có
những biểu hiện trì trệ, khủng hoảng. Trên thực tế hầu hết các nước đang phát
triển đều thực hiện đường lối phát triển kinh tế thị trường, đã có những thành
công hay thất bại khác nhau: một số nước thành công, đạt được sự tăng trưởng
kinh tế nhanh, ổn định như các nước công nghiệp mới ở Đông Á (NICs) và các
nền kinh tế công nghiệp hóa mới (NIEs). Nhưng nhiều nước lại thất bại: kinh tế
tăng trưởng chậm, luôn bị khủng hoảng, thậm chí bị suy thoái như các nước ở
SNG thuộc CCCP (cũ), Đông Âu, Châu Phi và Mỹ La Tinh.
Sự sụp đỗ của Liên Xô và các nước XHCN khác ở Đông Âu vào cuối
những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ XX đã bộc lộ rõ những khuyết tật
của mô hình kinh tế cứng nhắc phi thị trường, kế hoạch hóa tập trung. Nhưng
sau đó, việc áp dụng máy móc, rập khuôn trong quá trình tiến hành chuyển đổi
từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường ở Liên Bang
Nga và nhiều nước XHCN Đông Âu cũng đã có những thất bại với hậu quả
nghiêm trọng. Việc chuyển đổi và cải cách mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập
trung sang mô hình kinh tế thị trường XHCN mang đặc sắc Trung Quốc ở Việt
Nam với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đã thu được những thành tựu
to lớn, nhưng cũng phải trả giá không nhỏ.
Thực tế trên cho thấy, thực tiễn và lý luận về mô hình kinh tế thị trường rất
phong phú, đa dạng và phức tạp, không thể áp dụng máy móc mô hình kinh tế
thị trường của nước này cho nước khác, mà phải chủ động nghiên cứu tìm tòi để
sáng tạo, quyết định và thực hiện mô hình kinh tế thị trường phù hợp với điều
kiện hoàn cảnh cụ thể của từng nước cụ thể.
Đảng Cộng sản Việt Nam trên cơ sở nhận thức tính quy luật phát triển của
thời đại, đúc rút từ kinh nghiệm phát triển các mô hình kinh tế thị trường thế
giới và từ thực tiễn xây dựng CNXH ở Việt Nam đã đưa ra chủ trương phát triển
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhằm sử dụng kinh tế thị trường để
thực hiện mục tiêu từng bước quá độ lên CNXH. Kinh tế thị trường định hướng



XHCN được xác định là mô hình kinh tế tổng quát trong thời ký quá độ đi lên
CNXH. Đây có thể coi là một mô hình kinh tế thị trường mới trong lịch sử phát
triển kinh tế thế giới, vừa có tính chất chung của kinh tế thị trường, lại vừa có
tính chất đặc thù, phù hợp với điều kiện và đặc điểm cụ thể của Việt Nam.
Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở đây không phải là kinh tế thị
trường được gọi là tự do theo kiểu TBCN, cũng không phải là kinh tế bao cấp,
quản lý theo kiểu tập trung quan liêu và cũng chưa hoàn toàn là kinh tế thị
trường XHCN, bởi Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ lên CNXH, vừa có vừa
chưa có đầy đủ các yếu tố của CNXH. Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở
Việt Nam cũng không phải là sự gán ghép chủ quan giữa kinh tế thị trường và
CNXH, mà là sự nắm bắt và vận dụng xu thế khách quan của kinh tế thị trường
trong thời đại ngày nay, thể hiện tư duy, quan niệm của Đảng ta về sự phù hợp
của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất trong thời
kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam. Đại hội lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt
Nam đã chỉ rõ: Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là một kiểu tổ
chức kinh tế vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường vừa dựa trên cơ
sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của CNXH, thể hiện
trên cả ba mặt: sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối. Nói cách khác, kinh tế thị
trường định hướng XHCN chính là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận
động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước XHCN nhằm mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh ./.



×