Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Sử dụng enzym tiêu hóa trong chăn nuôi lợn rừng lai giai đoạn sau cai sữa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 64 trang )

1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRIỆU HỒNG QUYẾT

Tên đề tài:
SỬ DỤNG ENZYM TIÊU HÓA TRONG CHĂN NUÔI LỢN RỪNG LAI GIAI ĐOẠN
SAU CAI SỮA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
: Chính quy Chuyên
ngành
: Chăn nuôi Thú y Lớp :
K43 - CNTY Khoa
: Chăn nuôi Thú y Khóa
học
: 2011 - 2015
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. Trần Văn Phùng

Thái Nguyên, 2015


i
LỜI CẢM ƠN
Để góp phần tổng hợp lại kiến thức đã học và bước đầu làm quen với thực tiễn,
được sự nhất trí của Nhà trường và Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi thú y - trường
Đại học Nông lâm Thái Nguyên, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Sử dụng
enzym tiêu hóa trong chăn nuôi lợn rừng lai giai đoạn sau cai sữa”.


Trong quá trình học tập tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và thực
hiện đề tài này em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ phía Nhà trường,
thầy cô giáo trong khoa Chăn nuôi thú y. Em xin được bày tỏ lòng biết ơn các thầy
giáo trong Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa và toàn thể các thầy cô giáo đã dạy bảo,
giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trường.
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của
thầy PGS. TS. Trần Văn Phùng, em đã hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp của
mình. Qua đây em xin chân thành cảm ơn thầy đã giúp đỡ em và truyền đạt cho em
những kinh nghiệm quý báu trong quá trình nghiên cứu khoa học.
Em xin cảm ơn các bạn đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ em hoàn thành đề tài
tốt nghiệp.
Do trình độ bản thân có hạn nên bản khóa luận của em không tránh khỏi những
thiếu sót. Em kính mong các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến để
bản khóa luận của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 5 năm
Sinh viên

Triệu Hồng Quyết

2015


3
3
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Diện tích đất đai của xã Tức Tranh ............................................ 16

Bảng 4.1: Kết quả công tác tiêm phòng ...................................................... 36
Bảng 4.2: Kết quả công tác điều trị bệnh .................................................... 38
Bảng 4.3: Tình hình mắc bệnh của lợn con thí nghiệm .............................. 39
Bảng 4.4: Kết quả nghiên cứu tỷ lệ nuôi sống lợn con qua các giai đoạn ......... 41
Bảng 4.5: Khối lượng lợn con thí nghiệm .................................................. 42
Bảng 4.6: Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm (g/con/ngày) ............. 45
Bảng 4.7: Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm ................................. 47
Bảng 4.8: Tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng lợn con thí nghiệm.......... 48
Bảng 4.9: Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng lợn con thí nghiệm ............ 49


4
4
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Biểu đồ sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm .............................43
Hình 2.2: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn con .................................. 45
Hình 2.3: Biểu đồ sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm ..................... 47


5
5
MỤC LỤC

Phần 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề...............................................................................................1
1.2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................2
1.3. Ý nghĩa của đề tài...................................................................................2
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................3
2.1. Cơ sở khoa học.......................................................................................3
2.1.1. Đặc điểm sinh trưởng của lợn con giai đoạn sau cai sữa....................3

2.1.2. Đặc điểm tiêu hóa của lợn con giai đoạn sau cai sữa. ........................4
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa của lợn con..................6
2.1.4. Enzym tiêu hóa và ứng dụng trong chăn nuôi ....................................7
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ..........................................13
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước......................................................13
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới....................................................14
2.2.3. Một vài nét về cơ sở thực tập tốt nghiệp...........................................15
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU..................................................................................................24
3.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................24
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................24
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................24
3.3.1. Công tác phục vụ sản xuất ................................................................24
3.3.2. Chuyên đề nghiên cứu.......................................................................24
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu nghiên cứu...........................25
3.4.1. Phương pháp nghiên cứu...................................................................25
3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi..........................................................................26
3.4.3. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu ....................................................27
3.4.4. Xử lý số liệu ......................................................................................29
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .........................31
4.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất.......................................................31


6
6

4.1.1. Công tác giống ..................................................................................31
4.1.2. Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn ...........................................32
4.1.3. Công tác thú y ...................................................................................35
4.1.4. Công tác khác ....................................................................................38

4.2. Kết quả nghiên cứu ..............................................................................39
4.2.1. Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của việc bổ sung Enzym đến tình hình
mắc bệnh tiêu chảy và sinh trưởng của lợn F2 {Đực
rừng x Nái F1 (Đực rừng x nái ĐP)}.................................................39
4.2.1.1. Kết quả nghiên cứu về tình hình nhiễm bệnh tiêu chảy của lợn
con thí nghiệm...................................................................................39
4.2.1.2. Kết quả nghiên cứu tỷ lệ nuôi sống lợn con thí nghiệm ................40
4.2.1.3. Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng của lợn thí nghiệm .................42
4.2.2. Kết quả nghiên cứu hiệu quả sử dụng enzyme trong chăn nuôi lợn
con sau cai sữa ..................................................................................48
4.2.2.1 Tiêu tốn thức ăn/ kg lợn con thí nghiệm .........................................48
4.2.2.2. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng lợn con thí nghiệm ................49
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .........................................................51
5.1. Kết luận ................................................................................................51
5.2. Đề nghị .................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................53


7
7
DANH MỤC CÁC CỤM, TỪ VIẾT TẮT

ĐC

: Đối chứng

NC&PT

: Nghiên cứu và phát triển


Nxb

: Nhà xuất bản

PTNT

: Phát triển nông thôn

TN

: Thí nghiệm

UBND

: Ủy ban nhân dân


8

Phần 1
2
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề

Ở lợn con giai đoạn sau cai sữa, bộ máy tiêu hóa phát triển chưa hoàn

thiện, sự bài tiết các enzym nội sinh còn hạn chế. Lợn con cùng một lúc chịu tác động
bởi nhiều yếu tố như stress dinh dưỡng (do thay đổi thức ăn), stress sinh lý (do thay đổi
môi trường sống và tập tính) (Fraser, 1998 ; Cromwell, 2000 ; Kiarie , 2007), nên đã

làm giảm tỷ lệ tiêu hóa, giảm hoạt tính của các enzym nội sinh, tăng khả năng nhiễm các
vi sinh vật có hại dẫn đến làm mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột làm cho lợn con
bị tiêu chảy, chậm lớn. Chính vì vậy, việc bổ sung multi-enzym và probiotic vào thức
ăn chăn nuôi sẽ góp phần nâng cao năng suất thông qua việc tăng sức đề kháng, đặc biệt
là giai đoạn non, ảnh hưởng tốt đến tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng, tăng sinh
trưởng và giảm chi phí thức ăn cho một đơn vị sản phẩm. Kết quả nghiên cứu của các
tác giả Officer (2000) [12]; Lã Văn Kính và cs, (2001) [2], Đỗ Văn Quang và cs,
(2005) [7]; Hồ Trung Thông và cs, (2008) [10]; Trần Quốc Việt (2010) đã cho thấy điều
đó.
Khi sử dụng enzym cho lợn con có tác dụng làm tăng tỷ lệ tiêu hoá thức ăn và
tăng sinh trưởng là do những chất này kết hợp với enzym nội sinh phân giải các hợp
chất thành những chất dễ hấp thu và làm giảm được độ nhớt sinh ra trong quá trình tiêu
hoá thức ăn, đặc biệt là các khẩu phần chứa nhiều polysaccarit không phải tinh bột (non
- starch polysaccarit - NSP). Nên người ta thường bổ sung vào khẩu phần những chế
phẩm đa enzym (multi-enzym) để phân giải đồng thời nhiều hợp chất hữu cơ (Vũ Duy
Giảng, 2004).
Lợn rừng giai đoạn sau cai sữa, cũng giống như lợn nhà, khả năng tiêu hóa
thức ăn do con người cung cấp còn thấp, hơn nữa là giống nguyên thủy chưa được cải
tạo, khả năng sử dụng thức ăn do con người cung cấp từ


sớm còn rất hạn chế. Khi sử dụng thức ăn bổ sung, rất dễ dẫn đến việc lợn con bị tiêu
chảy, mà chủ yếu là do không tiêu hóa được thức ăn, ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng
của lợn con và hiệu quả chăn nuôi.
Đối với thức ăn cho lợn con giai đoạn sau cai sữa, nguồn cung cấp protein và
năng lượng chủ yếu có nguồn gốc thực vật, trong khi khả năng tiêu hoá các loại thức
ăn này của lợn con còn kém. Khi thiếu các enzym tiêu hoá như proteaza, amylaza
trong phần đầu của đường tiêu hoá sẽ giảm khả năng tiêu hóa protein và tinh bột có
nguồn gốc thực vật. Vì vậy việc bổ sung thêm multi-enzym vào khẩu phần lợn con giai
đoạn này là cần thiết.

Xuất phát từ vấn đề đó, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Sử dụng enzym tiêu
hóa trong chăn nuôi lợn rừng lai giai đoạn sau cai sữa”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định được ảnh hưởng của việc sử dụng enzym tiêu hóa bổ sung vào khẩu
phần ăn đến sinh trưởng và hiệu quả chăn nuôi lợn rừng giai đoạn sau cai sữa, góp phần
phát triển chăn nuôi lợn rừng tại khu vực miền núi phía Bắc.
- Rèn luyện, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Xác định được ảnh hưởng của việc bổ sung enzym tiêu hóa
đến sinh trưởng và tình hình cảm nhiễm bệnh đường tiêu hóa của lợn con giai đoạn
sau cai sữa. Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho việc sử dụng enzym tiêu hóa trong chế biến
thức ăn cho lợn rừng giai đoạn sau cai sữa.
- Ý nghĩa thực tiễn: Sử dụng men tiêu hóa trong khẩu phần ăn cho lợn con
giai đoạn sau cai sữa, góp phần giải quyết được khó khăn trong chăn nuôi lợn nái
sinh sản của những người chăn nuôi lợn rừng Việt Nam, đẩy mạnh hiệu quả chăn nuôi,
tạo ra một hướng đi mới cho đồng bào khu vực miền núi phía Bắc.


10

Phần 2
4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Đặc điểm sinh trưởng của lợn con giai đoạn sau cai sữa
Theo Trần Văn Phùng và cs, (2004) [6] đặc điểm của lợn con giai đoạn sau cai
sữa là tế bào cơ xương phát triển mạnh mẽ. Nhu cầu về protein lúc này là cao
nhất trong toàn bộ chu trình sinh trưởng. Nhu cầu về protein và chất khoáng phải đầy đủ
để đảm bảo cân bằng trao đổi chất, vì trong giai đoạn này cường độ trao đổi chất khá

cao. Khả năng tiêu hóa các loại thức ăn thô của lợn còn kém. Tỉ lệ các loại thức ăn
trong khẩu phần cần chiếm 80-85%. Nếu dùng dưới dạng hạt nên chế biến như ngâm,
rang nghiền… là tốt nhất. Đối với thức ăn xanh nên dùng loại tươi non, giàu vitamin
tránh lãng phí để đảm bảo sinh thưởng nhanh.
Giai đoạn sau cai sữa lợn con cần nhiều protein, khoáng, vitamin cho phát triển
cơ, xương. Tuy nhiên, lợn con sau khi cai sữa khả năng tiêu hoá còn yếu, lượng ăn
mỗi lần còn ít, vì vậy cần cho ăn nhiều bữa/ngày, mỗi ngày cho ăn 4-5 bữa
trong giai đoạn đầu. Khoảng cách giữa các bữa ăn phải chia đều, nên cho ăn
thức ăn tinh trước, thô xanh sau. Không cho ăn các loại thức ăn kém phẩm chất,
thối mốc, hư hỏng vì dễ gây cho lợn bị ỉa chảy.
Đồng thời, người ta cũng thấy rằng lợn con sinh trưởng nhanh, nhưng
không đồng đều qua từng giai đoạn tuổi. Trong 21 ngày đầu sau khi sinh, lợn sinh
trưởng nhanh, sau đó giảm dần, mà nguyên nhân chủ yếu do lượng sữa mẹ cung cấp
không đủ nhu cầu, thời gian giảm sinh trưởng kéo dài khoảng 2 tuần, thời kỳ này được
gọi là giai đoạn khủng hoảng của lợn con. Đó là do ảnh hưởng bất lợi của môi trường
sống và thay đổi về dinh dưỡng. Sự thay đổi thức ăn từ sữa của lợn mẹ sang thức ăn
do con người


11

Phần 2
4
cung cấp là nguyên nhân chính dẫn đến giảm tốc độ sinh trưởng trong tuần đầu tiên sau
cai sữa. Để hạn chế khủng hoảng này người ta phải tập cho lợn con ăn sớm (Võ Trọng
Hốt, 2000).
Để đẩy nhanh tốc độ sinh trưởng, nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi
lợn con sau cai sữa, cần tìm hiểu và nắm vững đặc điểm sinh trưởng cũng như sinh
lý tiêu hóa của lợn để tác động các biện pháp kỹ thuật nuôi dưỡng và phương pháp chế
biến thức ăn cho lợn phù hợp. Trong đó, nghiên cứu tạo ra các thức ăn phù hợp về

sinh lý tiêu hóa và sinh trưởng của lợn con thực sự rất quan trọng. Thực tế cho thấy,
những khẩu phần ăn có tỷ lệ các chất dinh dưỡng cao, đặc biệt protein thường giúp cho
lợn con sinh trưởng nhanh, nhưng rất dễ gây bệnh tiêu chảy mà nguyên nhân chủ yếu
là do khả năng tiêu hóa của lợn con còn hạn chế. Ngoài ra, việc dư thừa các chất dinh
dưỡng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, một mối quan ngại trong giai đoạn
hiện nay của xã hội.
2.1.2. Đặc điểm tiêu hóa của lợn con giai đoạn sau cai sữa.
Tiêu hoá là quá trình phân giải thức ăn bằng các tác động cơ học, hóa học và sinh
vật học để biến những hợp chất hữu cơ phức tạp của thức ăn thành những chất đơn giản,
mà cơ thể động vật có thể hấp thu và sử dụng được (Nguyễn Thiện, 1998). Đối với lợn
con, cơ quan tiêu hóa phát triển nhanh nhưng chưa hoàn thiện. Sự phát triển đó thể hiện
ở sự tăng nhanh về dung tích dạ dày, ruột non và ruột già. Dung tích dạ dày của lợn con
lúc 10 ngày tuổi có thể tăng gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc 20 ngày tuổi tăng gấp 8 lần và 60
ngày tuổi tăng gấp 60 lần (dung tích dạ dày lúc sơ sinh khoảng 0,03 lít). Dung tích ruột
non của lợn con lúc 10 ngày tuổi có thể tăng gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc 20 ngày tuổi tăng
gấp 6 lần và 60 ngày tuổi tăng gấp 50 lần (dung tích ruột non lúc sơ sinh khoảng 0,11
lít). Dung tích ruột già của lợn con lúc 10 ngày tuổi có thể tăng gấp 1,5 lần lúc sơ sinh, ở
20 ngày tuổi tăng


12

6

gấp 2,5 lần và 60 ngày tuổi tăng gấp 50 lần (dung tích ruột già lúc sơ sinh khoảng 0,04
lít) (Hoàng Toàn Thắng và cs, 2006 [9]; Trương Lăng, 2004.
Cơ quan tiêu hóa của lợn con chưa hoàn thiện còn thể hiện ở chỗ lượng dịch
phân tiết và hoạt tính của enzyme tiêu hóa còn kém, nhất là ở 3 tuần đầu, sau đó hoàn
thiện dần. Nếu không cho lợn con ăn sớm thì khoảng
25 ngày đầu sau khi đẻ, pepsin trong dạ dày lợn con chưa có khả năng tiêu hóa protein

của thức ăn, vì lúc này dịch vị dạ dày chưa có HCl tự do nên chưa hoạt hóa pepsinogen
thành pepsin để tiêu hóa protein. Do thiếu HCl nên lợn con rất dễ bị vi khuẩn có hại xâm
nhập vào đường tiêu hóa gây bệnh. Để khắc phục tình trạng này nên tập cho lợn con ăn
sớm vào lúc 7 - 8 ngày tuổi, để kích thích tế bào vách dạ dày lợn con tiết ra HCl tự do
sớm hơn.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu lợn con được tách mẹ thì amylaza trong nước
bọt có hoạt tính cao nhất vào ngày thứ 14, nếu còn bú sữa mẹ thì hoạt tính này đến
ngày thứ 21 mới có hiệu quả cao, cho nên khả năng tiêu hóa tinh bột của lợn con còn
kém, chỉ tiêu hóa được khoảng 50 % lượng tinh bột ăn vào, vì vậy cần tập cho lợn
con ăn sớm kết hợp cai sữa sớm và chế biến thức ăn thật tốt trước khi cho lợn con ăn
(Đào Trọng Đạt và cs, 1995) [1]. Dịch tụy của ruột non có ý nghĩa quan trọng đối
với sự tiêu hóa. Trong dịch tụy có chứa các enzyme (trypsin, cacboxypeptidaza,
elactaza, dipeptidaza, nucleaza .v.v..) có tác dụng phân giải từ 60 - 80 % protein, gluxit
và lipit của thức ăn. Hoạt tính của các enzyme thay đổi từ sơ sinh đến trưởng thành.
Như vậy, để tăng tỷ lệ tiêu hóa và làm giảm tỷ lệ tiêu chảy ở lợn con, trong sản xuất
thức ăn cho lợn con giai đoạn tập ăn và sau cai sữa chúng ta nên sử dụng các loại thức
ăn dễ tiêu hóa như sữa bột, đường lactoz, thức ăn hạt cần được rang chín và nghiền nhỏ,
đồng thời bổ sung thêm một số axit vô cơ như axit lactic.
Giai đoạn sau cai sữa lợn con cần nhiều protein, khoáng, vitamin cho phát triển
cơ, xương. Tuy nhiên, lợn con sau khi cai sữa khả năng tiêu hoá


13

6

còn yếu, lượng ăn mỗi lần còn ít, vì vậy cần cho ăn nhiều bữa/ngày, mỗi ngày cho ăn 45 bữa trong giai đoạn đầu. Khoảng cách giữa các bữa ăn phải chia đều, nên cho ăn
thức ăn tinh trước, thô xanh sau. Không cho ăn các loại thức ăn kém phẩm chất, thối
mốc, hư hỏng vì dễ gây cho lợn bị ỉa chảy.
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa của lợn con

Loại thức ăn: các loại thức ăn khác nhau ảnh hưởng không giống nhau đến
quá trình tiết dịch tiêu hóa. Thức ăn nhiều nước sẽ giảm tiết nước bọt và dich vị. Theo
(Trần Cừ, 1964) nếu cho lợn ăn cám gạo, khoai lang và rau muống thì cám gạo có tác
dụng tăng tiết dich vị nhiều nhất. Còn nếu ta pha thức ăn với nước theo tỷ lệ 1:3 thì
nước bọt hầu không tiết.
Kỹ thuật chế biến thức ăn: kỹ thuật chế biến thức ăn khác nhau (như lên men,
ủ chua rang chín...) thì khả năng tiết dịch khác nhau. Thức ăn được rang chín dịch
vị tiết nhiều hơn thức ăn không rang chín.
Tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong khẩu phần: khi khẩu phần thức ăn không cân
bằng sẽ gây ra sự căng thẳng của cơ quan tiêu hóa, từ đó dẫn đến hiện tượng giảm
đồng hóa thức ăn. Trong khẩu phần có hàm lượng protein cao thì lượng dịch tụy tiết
ra càng nhiều để tiêu hóa thức ăn.
Phương pháp cho ăn, uống: Cách cho ăn cũng làm ảnh hưởng đến sự tiêu hóa
thông qua lượng dịch tiêu hóa tiết ra bị thay đổi. Nếu cho ăn nhiều bữa và cho ăn nhiều
thức ăn khô sẽ làm tăng tiết dich tiêu hóa. Ngoài ra, Nhiệt độ thức ăn và nước uống
cũng ảnh hưởng đến khả năng tiết dịch tiêu hóa. Theo Bakeeva lợn sau khi uống nước
có nhiệt độ 5 - 8o C thì lượng dịch tiêu hóa tiết ra chỉ bằng 20% so với lợn uống
nước ở nhiệt độ thường
20- 25o C.
Ngoài ra, còn có các yếu tố khác ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêu hóa thức
ăn của lợn con như:


14

8

Các yếu tố về điều kiện môi trường cũng ảnh hưởng đến sinh lý tiêu hóa ở lợn.
Khi nhiệt độ môi trường cao hoạt đông tiêu hóa bị ức chế, sự tiết dịch tiêu hóa giảm
Vận động không những làm tăng tính thèm ăn mà còn thúc đẩy sự phát triển

của cơ quan vận động, tăng cường hoạt động trao đổi chất, từ đó tăng khả năng tiêu hóa
thức ăn.
Vỏ não có tác dụng rất lớn cho hoạt động tiêu hóa. Cho nên cần thành lập các
phản xạ có điều kiện để nâng cao chức năng tiêu hóa như tập ăn cho lợn đúng giờ giấc.
Có thể dùng tín hiệu báo chuẩn bị cho ăn...
2.1.4. Enzym tiêu hóa và ứng dụng trong chăn nuôi
* Giới thiệu về enzyme
- Khái niệm về enzyme
Enzyme là chất xúc tác sinh học có thành phần cơ bản là protein. Trong
cuộc sống sinh vật xảy ra rất nhiều phản ứng hóa học, với một hiệu suất rất cao, mặc
dù ở điều kiện bình thường về nhiệt độ, áp suất, pH do có sự hiện diện của chất xúc tác
sinh học được gọi chung là enzyme.
Như vậy, enzyme là các protein xúc tác các phản ứng hóa học. Trong các phản
ứng này, các phân tử lúc bắt đầu của quá trình được gọi là cơ chất, enzyme sẽ biến đổi
chúng thành các phân tử khác nhau. Tất cả các quá trình xảy ra trong tế bào đều cần
enzyme. Enzyme có tính chọn lọc rất cao đối với cơ chất của nó. Hầu hết phản ứng
được xúc tác bởi enzyme đều có tốc độ cao hơn nhiều so với khi không được xúc
tác. Có trên 4000 phản ứng sinh hóa được xúc tác bởi enzyme.
- Cấu tạo hóa học của enzyme
+ Bản chất hóa học của enzyme chỉ được xác định đúng đắn từ sau khi kết
tinh được enzyme. Enzyme đầu tiên nhận được ở dạng tinh thể là urease của đậu tương
(Summner, 1926), tiếp theo là pepsin và tripsin (Northrop và Kuritz, 1930, 1931). Sau
đó một số nhà nghiên cứu khác đã


15

8

và có đủ bằng chứng xác nhận các tinh thể protein nhận được chính là các enzyme.

+ Phần lớn enzyme có dạng hạt như các protein hình hạt, tỷ lệ giữa trục dài và
trục ngắn của phân tử vào khoảng 1 - 2 hoặc 4 - 6. Các enzyme cũng có khối lượng phân
tử lớn, enzyme có khối lượng phân tử bé nhất là ribonuclease (12700 đalton). Đa số
enzyme có khối lượng phân tử từ 20000 đến 90000 hoặc vài trăm nghìn, một số có khối
lượng phân tử đến một triệu hoặc lớn hơn.
+ Giống với các protein hình hạt khác, các enzyme có thể hòa tan trong
nước, trong dung dịch muối loãng nhưng không tan trong dung môi không phân cực.
Dung dịch enzyme có tính chất của dung dịch keo ưa nước, khi hòa tan enzyme vào
nước, các phân tử nước lưỡng cực sẽ kết hợp với các ion, các nhóm ion hoặc các nhóm
phân cực trong phân tử enzyme tạo thành lớp vỏ hidrate. Lượng nước hidrate này có vai
trò quan trọng đối với các phản ứng sinh hóa.
+ Enzyme được tạo ra từ các L – axit amin kết hợp với nhau qua liên kết peptit.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy các enzyme cũng bị thủy phân dưới tác dụng của các
peptit – hidrolase, axit hoặc kiềm. Khi enzyme bị thủy phân hoàn toàn tạo thành các
L – axit amin, trong nhiều trường hợp ngoài axit amin còn nhận được các chất khác.
Trong trường hợp thứ nhất enzyme là một protein đơn giản, gọi là enzyme một thành
phần. Trường hợp thứ hai enzyme là một protein phức tạp gọi là enzyme hai thành
phần. Phân tử enzyme hai thành phần (holoenzyme), bao gồm phần protein
(apoenzyme) kết hợp với một nhóm khác không phải protein gọi là nhóm ngoại hoặc
coenzyme. Một coenzyme khi kết hợp với các apoenzyme khác nhau, tạo thành các
holoenzyme khác nhau, xúc tác cho quá trình chuyển hóa các chất khác nhau nhưng
không giống nhau về kiểu phản ứng. Apoenzyme quyết định tính đặc hiệu cao của
enzyme và làm tăng hoạt tính


16

10
xúc tác của coenzyme. Coenzyme quyết định kiều phản ứng mà enzyme xúc tác,
trực tiếp tham gia trong phản ứng và làm tăng độ bền của apoenzyme đối với các yếu tố

gây biến tính. Các coenzyme thường là dẫn xuất của các vitamin hòa tan trong nước.
Đa số enzyme thuộc loại enzyme
2 thành phần. Đến nay người ta cũng đã xác định được rằng phần lớn các enzyme trong
tế bào là những protein có cấu trúc bậc 4, ở những điều kiện thích hợp, các phần dưới
đơn vị lại có thể kết hợp lại với nhau và hoạt động xúc tác của enzyme được hồi phục.
Trong tế bào còn tồn tại hệ thống nhiều enzyme (multienzyme): bao gồm các
enzyme xúc tác cho dây chuyền phản ứng của một quá trình trao đổi chất xác định,
trong đó sản phẩm của phản ứng do một enzyme xúc tác là cơ chất của enzyme xúc tác
cho phản ứng tiếp theo. Ví dụ: hệ thống gồm
3 enzyme E1, E2, E3 xúc tác cho dây chuyền phản ứng như sau: A→ B→
C→D
E1

E2

E3

Trong sơ đồ trên, B là sản phẩm của phản ứng do E1 xúc tác nhưng lại là cơ
chất của phản ứng do E2 xúc tác.
Các enzyme trong hệ thống nhiều enzyme có thể tồn tại riêng lẻ ở dạng hòa tan,
không liên kết với nhau hoặc có thể kết tụ với nhau, liên kết với nhau khá bền tạo
thành phức hệ nhiều enzyme. Khi tách riêng khỏi phức hệ enzyme sẽ mất hoạt
tính xúc tác. Ngoài ra, một số hẹ thống enzyme có thể liên kết với các màng, cơ
quan tử của tế bào (màng ti thể, riboxom…).
- Enzyme amylase
Theo Nguyễn Thị Liên và cs, (2000) [3] các chế phẩm enzyme amylase kỹ thuật
và tinh chế được sản xuất ở dạng dịch đặc nồng độ chất khô trên 50% hoặc ở dạng bột
với màu trắng, xám hay vàng với hoạt độ enzyme tiêu chuẩn.



17

10
Amylase là hệ thống enzyme thủy phân có ứng dụng rộng rãi nhất. Chế phẩm
sản xuất bánh mì, bánh ngọt, rượu, bia, tinh bột…), trong công nghiệp nhẹ (rũ hồ
vải…), trong công nghiệp sản xuất thức ăn gia súc, trong y học thực hành (làm thuốc
tiêu hóa, thức ăn kiêng…), trong bào chế dược phẩm (sắc thuốc đông y…).
Amylase có tác dụng thủy phân tinh bột thành đường và các hợp chất trung gian.
Tinh bột là một phức hợp polyme của α – glucose gồm: amylose (20-20%) và
amylopectin (70-80%). Đây là hai α – polysacarit. Chúng đều do các gốc α – D-glucose
tạo nên, nhưng tính chất lý hóa học lại khác nhau.
Amylose có trọng lượng phân tử tương đối thấp (từ 50000 đến
160000), có khoảng 2000-1000 gốc D – glucose. Những gốc này liên kết với nhau
nhờ mối α – 1,4 – glucozit. Amylose là một mạch xoắn dài, không phân nhánh, tác dụng
với Iod cho màu xanh.
Amylopectin có trọng lượng phân tử từ 400.000 đến hàng triệu hoặc cao
hơn nữa, gồm từ 600 đến 6000 gốc D – glucose liên kết bằng mối α – 1,4 –
glucozit và α – 1,6 – glucozit ở chỗ mạch nhánh, khi tác dụng với Iod màu tím đỏ.
Đồng phân với amylase gồm các enzyme: α – amylase, β – amylase,
γ– amylase (glucoamylase).
+ α – amylase: Enzyme này thủy phân liên kết α – 1,4 – glucozit trong
polysacarit của tinh bột; glycogen và các polysacrit đồng loại. Các liên kết bị đứt
không có thứ tự xác định. Trong phân tử α – amylase có ion canxi – chất ổn định
enzyme.
+ α – amylase có tác dụng lên amylose và amylopectin khác nhau, vì nó không
phá hủy được liên kết α – 1,6 – glucozit ở chỗ mạch nhánh trong phân tử amylopectin.
Vì vậy α – amylase chỉ thủy phân tinh bột chủ yếu thành các dextrin có phân tử lượng
thấp và một đường maltose.



18
18
+ β – amylase: Enzyme này thủy phân mối liên kết β – 1,4 – glucozit trong phân
tử tinh bột, glycogen và các polysaccarit cùng loại, tạo thành đường maltose cùng
với dextrin có phân tử cao.
+ γ– amylase hay Glucoamylase: Glucoamylase thủy phân liên kết α – 1,4 –
glucozit và α – 1,6 – glucozit trong tinh bột, glucozen và các loại polysaccarit, đồng loại
cũng như izomaltose, maltose, các dextrin, cuối cùng tới thẳng glucose mà không cần sự
tham gia của các enzyme amylase khác.
- Enzyme protease
Protease là nhóm enzyme thủy phân các liên kết (- CO- NH-) trong phân tử
protein hoặc các chuỗi polypeptit. Những enzyme này có ý nghĩa to lớn đối với phát
triển hóa sinh protein và enzyme học, cũng như trong thực tế chế biến thực phẩm và
chăn nuôi.
Protease xúc tác phản ứng thủy phân protein thành các peptid và các axit amin.
Vì vậy, protease gồm có peptidase và proteinase. Tùy theo khoảng pH môi trường
có tác dụng tối ưu đến độ hoạt động của enzyme, người ta lại chia protease thành:
protease thành: protease trung tính hoạt động mạnh ở vùng pH: 6 - 7; protease kiềm hoạt
động mạnh ở vùng pH: 8 - 11; và protease axit hoạt động mạnh ở vùng pH: 2,5 - 3.
Proteinase phân hủy phân tử protein thành polypeptit, pepton. Chúng có tính đặc
hiệu tương đối rộng. Tiếp theo đó là sự phân hủy các peptit có phân tử nhỏ này (pepton
và polypeptit) thành các axit amin tự do dưới tác động của peptidase. Các peptidase có
tính đặc hiệu hẹp hơn, chúng chỉ có tác dụng lên các liên kết peptit ở những vị trí nhất
định (Lương Đức Phẩm (1998) [4].
Proteinase tác dụng phối hợp với peptidase, dipeptidase sẽ cho sản phẩm chủ yếu
là các peptit có trọng lượng phân tử thấp và các axitamin.


19
19

* Ứng dụng của enzyme trong chăn nuôi lợn
Một trong những biện pháp nâng cao năng suất chăn nuôi lợn là việc sử dụng
hiệu quả các chất dinh dưỡng của thức ăn. Để giải quyết nhiệm vụ này người ta có thể
dùng chế phẩm enzyme bổ sung vào khẩu phần nuôi lợn, và các enzyme này cùng
với các enzyme có sẵn trong đường tiêu hóa sẽ chế biến các chất dinh dưỡng của thức
ăn, giúp con vật tiêu hóa được tốt hơn, và sử dụng được nhiều hơn.
Trước đây muốn nâng cao hiệu suất tiêu hóa của lợn người ta dùng những biện
pháp như ủ men, nấu thức ăn hoặc nghiền nhỏ thức ăn. Những biện pháp này không cho
hiệu quả lớn, hoặc không đáp ứng được yêu cầu chăn nuôi tập trung, và những yêu cầu
cao về biện pháp kỹ thuật. Ngày nay người ta dùng các chế phẩm enzyme protease,
amylase, lipase từ vi sinh vật vào mục đích này.
Công thức chế biến thức ăn cho lợn được cân bằng nhờ việc cung cấp đủ
chất dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể, nhưng cần
hạn chế tới tối thiểu sự bài tiết các chất dinh dưỡng của lợn. Những chất dinh dưỡng dư
thừa ở phân, đặc biệt là N và P có thể hại cho môi trường. Bằng việc khắc phục những
yếu tố kháng dinh dưỡng, thì enzyme là chất làm tăng khả năng tận dụng và hấp thu các
chất dinh dưỡng trong khẩu phẩn ăn của lợn.
Enzyme có tiềm năng làm tăng việc tận dụng sử dụng những ngũ cốc có chất
lượng dinh dưỡng khác nhau. Những thông tin hiện đại chỉ ra rằng: mặc dù có sự khác
nhau trong chất lượng của những ngũ cốc được sử dụng trong khẩu phần ăn của lợn,
nhưng khi sử dụng enzyme bổ sung vào khẩu phần ăn thì kết quả tăng khối lượng và
phát triển của lợn là tương đương nhau.
Trong tương lai việc cấm sử dụng các chất kháng sinh có thể xảy ra, giống như
cộng đồng châu Âu, những enzyme có thể làm vai trò chất kích thích và hết sức có ích
trong việc giữ gìn sự lành mạnh của bộ phận ruột


20
20
trong lợn con. Các yếu tố kháng dinh dưỡng không được hấp thu. Như đã đề cập ở

trên, việc sử dụng, bổ sung enzyme có thể làm mất tác dụng của những yếu tố kháng
dinh dưỡng. Những con lợn con có bộ máy tiêu hóa khỏe mạnh thì ít mắc những bệnh
giống như ỉa chảy sau khi thôi bú bởi E.coli gây bệnh.
Đối với hệ vi sinh vật đường ruột, enzyme tiêu hóa có tác dụng làm giảm khả
năng tiêu hóa ở ruột non. Do vậy làm giảm quá trình lên men vi sinh vật ở ruột già,
duy trì quá trình thẩm thấu khi lợn con bị tiêu chảy. Ngoài ra enzyme tiêu hóa bổ
sung còn thấy có tác dụng làm giảm độ chênh lệch, khối lượng giữa các vật nuôi trong
đàn.
Ảnh hưởng của enzyme đã làm tăng khả năng tiêu hóa hấp thu các chất dinh
dưỡng ở bề mặt ruột nhờ vào sự giảm chất nhầy và khả năng giữ nước trong đường tiêu
hóa. Điều này có ảnh hưởng tích cực đến lượng ăn vào cũng như sự tăng nhanh lượng vi
khuẩn đường ruột.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Trong những năm gần đây có nhiều công trình nghiên cứu về việc bổ sung các
chế phẩm enzyme cho lợn con giai đoạn sau cai sữa được công bố.
Đào Trọng Đạt và cs, (1995) [1] cho biết: khi sử dụng chế phẩm trợ sinh học bổ
sung cho lợn thấy vừa có khả năng phòng bệnh tiêu hóa vừa có khả năng chống rối loạn
sinh trưởng rất tốt.
(Nguyễn Lệ Hoa, 1994) đã dùng enzyme bổ sung vào thức ăn cho lợn con
thấy enzyme có tác dụng giảm tỷ lệ lợn con mắc bệnh tiêu chảy, khả năng sinh
trưởng tương đối tốt. Lô thí nghiệm có bổ sung enzyme tăng từ 0,2 - 3,0 kg so với lô
đối chứng không bổ sung enzyme, mức sai khá rõ rệt (P<0,01).


21
21
Tác giả Phạm Thế Sơn và cs, (2008) [8] đã so sánh tác dụng chế
phẩm EM - TK21 và kháng sinh spectinomycin. Thí nghiệm được tiến hành
3 lô trên lợn con, 1 lô sử dụng thức ăn trộn EM - TK21, 1 lô trộn kháng sinh

spectinomycin và 1 lô không trộn EM-TK21 và kháng sinh. Kết quả cho thấy rằng: tỷ lệ
bảo hộ trung bình đạt 81,3% không có sự sai khác đáng kể giữa hai lô sử dụng EM TK21 và kháng sinh. Sử dụng EM - TK21 tỷ lệ bảo hộ từ 74-92%, sử dụng kháng sinh
bảo hộ từ 76%-98% không mắc bệnh tiêu chảy, trong khi lô đối chứng tỷ lệ bảo hộ là
53%.
Nguyễn Như Pho và cs, (2003) [5] bước đầu thông báo các kết quả sử dụng
chế phẩm probiotics (Oragnic Green) trong phòng ngừa tiêu chảy cho lợn con giai đoạn
theo mẹ và giai đoạn sau cai sữa, cho thấy tỷ lệ tiêu chảy giảm 1,5 - 3% trên lợn con
theo mẹ và giàm 1,5 - 5,7% trên lợn con cai sữa; tỷ lệ chết giảm 2 - 6% trên lợn con
theo mẹ.
Hồ Trung Thông và Đặng Văn Hồng (2008) [10] tiến hành nghiên cứu bổ
sung chế phẩm enzyme chứa protease, amylase và phytase vào khẩu phần đến tỷ lệ tiêu
hóa các chất dinh dưỡng của lợn F1 (Landrace x Yorkshire). Kết quả nghiên cứu cho
thấy, đối với lợn F1 có khối lượng bình quân 43,2 kg/con; các chỉ tiêu như tỷ lệ tiêu
hóa protein tổng số, chất hữu cơ tổng số, năng lượng và photpho tổng số không có
sự thay đổi khi bổ sung thêm enzyme protease, amylase và phytas. Như vậy việc bổ
sung các men tiêu hóa này vào khẩu phần cơ sở được thiết lập trên ngô, cám gạo, bột
sắn, khô đậu nành và bột cá đã không cải thiện được tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến của protein
tổng số, chất hữu cơ, năng lượng và photpho tổng số của lợn giai đoạn sinh trưởng.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới có rất nhiều các tác giả nghiên cứu về bổ sung enzyme cho lợn con
giai đoạn sau cai sữa như:


22
22
Theo Sand và cs, (2001) [13] đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của mức bổ
sung 600UI phytase/kg thức ăn cho lợn con có khối lượng khi bắt đầu thí nghiệm là 9,2
kg/con. Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung phytase vào khẩu phần được thiết lập
chủ yếu dựa trên bột ngô bình thường và cải thiện tỷ lệ tiêu hóa photpho đối với ngô có
hàm lượng photpho tiêu hóa cao.

Officer và cs, (2000) [12] thấy khi kết thúc 23 thí nghiệm nghiên cứu về bổ sung
enzyme chứa protease, amylase và phytase vào khẩu phần ăn cho lợn được tiến hành
từ 1978 đến 1993 thì thấy có 4 thí nghiệm cải thiện được tốc độ sinh trưởng của lợn con.
Theo Scheuermann (1993) [14] bổ sung probiotic trong thức ăn của lợn con sẽ
cải thiện được tỷ lệ tiêu hóa protein từ 5 - 6%.
Các hỗn hợp gồm các men cellulase, hemi-cellulase, protease bổ sung vào
thức ăn nhằm tăng tỷ lệ tiêu hóa của các phức hợp carbohydrate và protein. Chúng
được sử dụng phổ biến hơn ở châu Âu vì ở đó dùng nhiều loại nguyên liệu khác
với Bắc Mỹ, nơi khẩu phần chủ yếu dựa trên ngô, lúa, miến và đậu tương (Wenk, 1992).
2.2.3. Một vài nét về cơ sở thực tập tốt nghiệp
? Điều kiện tự nhiên của cơ sở thực tập tốt nghiệp
Trại chăn nuôi động vật hoang dã của Chi nhánh nghiên cứu & Phát triển động
thực vật bản địa được xây dựng trên địa bàn xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh
Thái Nguyên. Đây là xã thuộc phía nam của huyện Phú Lương có các điều kiện tự nhiên
như sau:
Về vị trí địa lý, xã Tức Tranh thuộc huyện Phú Lương là một xã trung du miền núi
của tỉnh Thái Nguyên, nằm ở phía Nam của huyện cách trung tâm thành phố 30km, với
tổng diện tích là 2559,35 ha. Vị trí địa lí của xã như sau:


23
23
Phía Bắc giáp xã Phú Đô và xã Yên Lạc Phía
Đông giáp xã Minh Lập và Phú Đô Phía Tây
giáp xã Yên Lạc và xã Phấn Mễ
- Phía Nam giáp xã Vô Tranh
Xã Tức Tranh bao gồm 24 xóm và chia thành 4 vùng.
- Vùng phía Tây bao gồm 5 xóm: Tân Thái, Bãi Bằng, Khe Cốc, Minh
Hợp, Đập Tràn.
- Vùng phía đông bao gồm 7 xóm: Gốc Lim, Đan Khê, Thác Dài, Gốc

Gạo, Ngoài Tranh, Đồng Lòng.
- Vùng tâm bao gồm 7 xóm: Cây Thị, Khe Xiêm, Sông Găng, Đồng
Danh, Đồng Hút, Quyết Thắng, Quyết Tiến.
- Vùng phía bắc gồm 5 xóm: Gốc Cọ, Gốc Mít, Đồng Lường, Đồng
Tâm, Đồng Tiến.
Xã Tức Tranh có tổng diện tích là 2559,35 ha, trong đó diện tích đất sử dụng là
2254,35 ha, chiếm 99,8% đất chưa sử dụng là 5 ha chiếm 0,2% tổng diện tích đất tự
nhiên của xã, diện tích đất chưa sử dụng chiếm tỷ lệ rất nhỏ, đó là những vùng đất ven
đường, ven sông.

Bảng 1.1: Diện tích đất đai của xã Tức Tranh
Diện tích
Tỷ lệ
Loại đất
đất
(%)
(h
Tổng diện tích đất tự nhiên
2559,35
100
Đất nông nghiệp

1211,3

47,33

Đất lâm nghiệp

766,67


29,96

Đất ở

423,3

16,54

Đất xây dựng các công trình phúc lợi xã hội

153,08

5,98

Đất chưa sử dụng

5
(Nguồn: UBND xã Tức Tranh)

0,
2


24
24

Mặc dù là xã sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên diện tích đất bình quân
đầu người của xã rất nhỏ, chỉ có 0,15 ha/người trong đó đất trồng lúa chỉ có
0,03 ha/ người, đất trồng hoa màu 0,008 ha/người.
Diện tích đất mặt nước của xã tương đối ít chủ yếu là sông, suối, ao,

đầm. Diện tích đất mặt nước là 43,52 ha vừa có tác dụng nuôi trồng thuỷ
sản vừa phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt xã có khoảng 3km
dòng sông Cầu chảy qua với 3 đập ngăn nước phục vụ cho việc tưới tiêu.
Đất đai của xã chủ yếu là đất đồi, diện tích đất ruộng ít, thuộc loại
đất cát pha thịt, đất sỏi cơm, diện tích đất sỏi cơm chiếm tỷ lệ lớn nhất so
với các loại đất khác nhìn chung đất có độ màu mỡ cao thích hợp cho nhiều
loại cây trồng lâu năm đặc biệt là cây chè. Toàn xã trồng được 1011,3 ha
chè, bình quân đạt 0,111 ha chè/ người.
Địa hình của xã tương đối phức tạp, nhiều đồi núi hẹp và những cánh
đồng xen kẽ, địa hình còn bị chia cắt bởi các dòng suối nhỏ, đất đai thường
xuyên bị rửa trôi.
* Điều kiện khí hậu thủy văn
Xã Tức Tranh nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, dao
động về nhiệt độ trong năm tương đối cao, thể hiện rõ ở bốn mùa. Mùa hè
kéo dài từ tháng 4 đến tháng 8, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ trung
bình 25oC buổi trưa nhiệt độ có khi lên tới 37 – 38o C. Độ ẩm từ 75 – 82 %, trời nắng
gắt, thường xuyên có mưa giông và gió lốc. Mùa Đông kéo dài từ cuối tháng 10 đến
tháng 2 năm sau, với những đợt gió mùa đông bắc, nhiệt độ thấp, độ ẩm không khí thấp,
lượng mưa không đáng kể, hay xuất hiện sương muối, rét đậm rét hại gây nhiều khó
khăn cho ngành trồng trọt, chăn nuôi của xã và sinh hoạt của người dân. Mùa xuân
trời thường ấm, mưa phùn kéo dài, độ ẩm không khí cao tạo điều kiện cho các vi sinh
vật gây bệnh dịch cho cây trồng và vật nuôi. Khí hậu mùa thu ôn hòa, mát mẻ
thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.


25
25
Điều kiện khí hậu của xã rất đa dạng là điều kiện thuận lợi để phát triển cây
trồng vật nuôi, tuy nhiên cũng gây những khó khăn không nhỏ cho sản xuất nông
nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.

Xã Tức Tranh có sông Cầu chảy qua, có độ dài khoảng 3km, chỉ chảy qua
vành đai của xã. Xã có nhiều suối nhỏ nhưng phân bố không đều, làm cho công tác thủy
lợi không thuận tiện gặp nhiều khó khăn. Phần lớn lượng nước tưới của xã phụ thuộc
vào lượng nước mưa dẫn đến sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn.
Để phục vụ cho nhu cầu sản xuất nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất nông
nghiệp của người dân, xã đã xây dựng một trạm bơm nước cung cấp nước cho
mùa khô, nâng cao năng xuất cây trồng, cải thiện đời sống nhân dân.
? Điều kiện kinh tế - xã hội
Tức Tranh là một xã có cơ cấu kinh tế đa dạng bao gồm nhiều thành phần kinh
tế cùng hoạt động.
Về sản xuất nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp chiếm một tỷ
trọng lớn, đem lại thu nhập chính cho người dân. Trong xã có tới hơn
80% số hộ tham gia sản xuất nông nghiệp. Việc kết hợp chặt chẽ giữa trồng trọt và
chăn nuôi đã nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần tăng thu nhập cho người dân.
Về lâm nghiệp: do là một xã vùng núi có nhiều đồi nên việc trồng cây lâm
nghiệp cũng được chính quyền và nhân dân trong xã quan tâm thực hiện.
Về dịch vụ: với đặc tính dân cư thưa, đời sống thấp nên dịch vụ mới đây mới
được phát triển, chủ yếu là các hàng tạp hóa phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Tuy
nhiên hiện nay dịch vụ đang có sự phát triển đáng kể góp phần đem lại bộ mặt mới cho
xã.


×