Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Nội dung ôn tập môn triết học cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.71 KB, 53 trang )

CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ THẾ GIỚI

1. Triết học là gì? Phân tích vấn đề cơ bản của triết học?
1. Khái niệm triết học:
“Triết” theo nguyên chữ Hán có nghĩa là trí (bao gồm sự hiểu biết sâu rộng
về vũ trụ và nhân sinh), theo chữ Hy Lạp là “yêu mến sự thông thái”. Khái niệm
“triết học” có những biến đổi nhất định trong lịch sử, nhưng lúc nào cũng bao
hàm: yếu tố nhận thức (sự hiểu biết về vũ trụ, về con người và sự giải thích bằng
hệ thống tư duy) và yếu tố nhận định (đánh giá về đạo lý để con người có thái độ
và hành động).
Theo quan điểm mácxít, triết học là một trong những hình thái ý thức xa
hội; là học thuyết về những nguyên tắc chung nhất của tồn tại, của nhận thức và
của thái độ con người đối với thế giới; là khoa học về những quy luật chung nhất
của tự nhiên, xa hội và tư duy.
Đặc điểm nổi bật của triết học là cách nhìn chung về thế giới, là sự nghiên
cứu thế giới xét như một chỉnh thể, cho nên tri thức triết học trước hết là những tri
thức phổ quát. Từ cách xem xét đó, triết học có vai trò giải thích bản chất, nguyên
nhân và những quy luật phát triển của thế giới; vừa có vai trò vạch ra con đường,
những phương tiện để nhận thức và cải tạo thế giới.
Triết học chỉ xuất hiện khi có hai điều kiện: Về mặt nhận thức, triết học
xuất hiện khi năng lực tư duy trừu tượng của con người đạt đến trình độ nhất định,
cho phép họ tổng kết và khái quát những tri thức riêng lẻ thành hệ thống quan
niệm, quan điểm chung. Về mặt xa hội, triết học xuất hiện khi sản xuất vật chất
của loài người phát triển đến trình độ làm nảy sinh quá trình phân công lao động
trí óc và lao động chân tay; nhưng quá trình phân công lao động này trong thực tế
chỉ diễn ra khi lịch sử nhân loại bước vào giai đoạn có phân chia giai cấp.
2. Vấn đề cơ bản của triết học


Theo Ăngghen, vấn đề cơ bản của triết học là vấn đề về mối quan hệ giữa
tồn tại và tư duy, hay là vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Vấn đề


này có hai mặt:
- Mặt thứ nhất, đó là vấn đề giữa ý thức và vật chất, cái nào có trước? cái
nào quyết định cái nào? Tùy theo cách giải quyết vấn đề này mà triết học chia
thành hai trào lưu chính: chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.
Chủ nghĩa duy vật cho rằng bản chất của thế giới là vật chất, nên vật chất
có trước, tồn tại độc lập với ý thức và quyết định ý thức; còn ý thức là thuộc tính,
là sự phản ánh vật chất. Chủ nghĩa duy vật trải qua nhiều giai đoạn phát triển với
năm hình thức lịch sử cơ bản: duy vật cổ đại (mộc mạc, chất phác), duy vật tầm
thường thế kỷ V-XV, duy vật cơ học máy móc thế kỷ XVII-XVIII, duy vật siêu
hình thế kỷ XIX và duy vật mác-xít (biện chứng).
Chủ nghĩa duy tâm cho rằng ý thức (tinh thần) là bản chất của thế giới, nên
ý thức là cái có trước và quyết định vật chất; còn vật chất là cái có sau, là sự “biểu
hiện” của ý thức. Chủ nghĩa duy tâm có hai hình thức cơ bản: duy tâm chủ quan
(coi ý thức là bản chất của thế giới, nhưng đó là ý thức của con người nằm trong
con người) và duy tâm khách quan (cũng coi ý thức là bản chất của thế giới,
nhưng đó là một thực thể tinh thần tồn tại bên ngoài con người và độc lập với con
người).
Nguồn gốc của chủ nghĩa duy vật: là sự phát triển của tri thức, của khoa
học; là lợi ích và cuộc đấu tranh của các giai cấp, các lực lượng xa hội tiến bộ,
cách mạng ở mỗi giai đoạn phát triển của lich sử. Nguồn gốc của chủ nghĩa duy
tâm: là sự tuyệt đối hóa một hình thức hay một giai đoạn của quá trình nhận thức
dẫn đến tách nhận thức và ý thức khỏi thế giới hiện thực khách quan; thông
thường là lợi ích và sự phản kháng của các giai cấp, các lực lượng bảo thủ trước
tiến bộ xa hội.
- Mặt thứ hai, là vấn đề về khả năng nhận thức của con người.
Toàn bộ các nhà triết học duy vật và đa số những nhà triết học duy tâm đều
thừa nhận rằng thế giới có thể nhận thức được. Nhưng các nhà duy vật cho rằng,


nhận thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan trong bộ óc con người. Còn

các nhà duy tâm thì cho rằng, nhận thức chỉ là sự ý thức về bản chất ý thức.
Trả lời vấn đề này còn có những nhà triết học theo nguyên tắc bất khả tri
(không thể biết). Những người này xuất phát từ việc tuyệt đối hóa tính tương đối
của tri thức dẫn đến phủ nhận khả năng nhận thức của con người.
- Bên cạnh những nhà triết học nhất nguyên (duy vật và duy tâm) giải thích
thế giới từ một bản nguyên, hoặc vật chất hoặc tinh thần, còn có những nhà triết
học nhị nguyên luận. Nhị nguyên luận cho rằng thế giới được sinh ra từ hai bản
nguyên độc lập với nhau, bản nguyên vật chất sinh ra các hiện tượng vật chất, bản
nguyên tinh thần sinh ra các hiện tượng tinh thần. Nhị nguyên luận thể hiện lập
trường dung hòa giữa duy vật và duy tâm, đó chỉ là khuynh hướng nhỏ trong lịch
sử triết học và trong cuộc đấu tranh triết học nó càng trở nên gần với chủ nghĩa
duy tâm.

2: Phân tích sự đối lập giữa phương pháp siêu hình và phương
pháp biện chứng
- Phương pháp triết học là phương pháp nhận thức thế giới nói
chung, là hệ thống những nguyên tắc dùng để nghiên cứu thế giới xét như một
chỉnh thể. Trong lịch sử triết học có hai phương pháp cơ bản đối lập nhau:
phương pháp siêu hình và phương pháp biện chứng.
Thuật ngữ “siêu hình” (metaphysics), đầu tiên được Aristote dùng để
chỉ bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống triết học của mình. Theo đó, nó được
hiểu là học thuyết về những gì vượt ra ngoài giới hạn của “kinh nghiệm”, về
những đối tượng đằng sau các sự vật hữu hình. Vì vậy, cho đến thời Phục hưng
người ta vẫn coi siêu hình học đồng nghĩa với triết học. Đến thế kỷ XVII-XVIII,
sự phát triển của khoa học tự nhiên đòi hỏi phải phân chia giới tự nhiên thành
những lĩnh vực riêng biệt để nghiên cứu. Chính cách nghiên cứu ấy đa đem lại
cho các nhà khoa học một thói quen, xét sự vật và quá trình trong trạng thái cô lập
ở ngoài mối liên hệ, vận động và phát triển của chúng. Khi cách xem xét này
được các nhà duy vật đưa vào triết học thì nó đa tạo ra phương pháp siêu hình.



Như vậy, thuật ngữ “phương pháp siêu hình” được dùng để chỉ phương pháp triết
học đặc trưng cho chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII-XVIII. Phương pháp siêu hình
là cách xem xét thế giới trong sự cô lập tác biệt lẫn nhau hoặc không vận động,
hoặc không phát triển, hoặc vận động và phát triển theo chu kỳ khép kín.
Thuật ngữ “biện chứng” (dialectics), đầu tiên được Platon dùng để
chỉ một nghệ thuật trong tranh luận, theo đó nó được hiểu là những thủ đoạn biện
bác chủ quan. Tuy vậy ở thời cổ đại đa có những tư tưởng biện chứng khách quan
(triết học Hêraclít), nhưng vẫn còn mang tính tự phát và chưa trở thành hệ thống.
Đến thế kỷ XVIII, những tư tưởng biện chứng được phục hồi và được xây dựng
thành hệ thống, đặc biệt là ở trong các học thuyết của những nhà triết học duy tâm
cổ điển Đức. Từ lúc này những tư tưởng biện chứng mới hợp thành một phương
pháp triết học đối lập với phương pháp siêu hình. Đến giữa thế kỷ XIX, khái quát
hiện thực xa hội, tổng kết những thành quả lý luận và khoa học, Mác và Ăngghen
xây dựng lại phương pháp biện chứng trên lập trường duy vật đa sáng tạo ra
phương pháp biện chứng mácxít. Phương pháp biện chứng là cách xem xét thế
giới trong mối liên hệ phổ biến quy định ràng buộc nhau và luôn vận động và
luôn phát triển.
- Sự đối lập giữa phương pháp siêu hình và phương pháp biện chứng
diễn ra trong cách giải quyết mọi vấn đề triết học, song có thể khái quát ở những
nội dung chính sau đây:
Thứ nhất: Phương pháp siêu hình xem xét thế giới trong trạng thái cô
lập của các sự vật hiện tượng; cái này được xét tách rời cái kia mà không thừa
nhận rằng giữa chúng có sự ràng buộc lẫn nhau. Vì vậy phương pháp siêu hình
chỉ nhìn thấy tính cá biệt mà không nắm được mối liên hệ, thấy được sự khác biệt
mà không nắm được sự thống nhất giữa các sự vật hiện tượng; chỉ thấy cái bộ
phận, cái đơn nhất, cái riêng mà không nắm được cái toàn thể, cái phổ biến, cái
chung. Trái lại, phương pháp biện chứng xem xét thế giới trong mối liên hệ, ràng
buộc giữa các yếu tố của nó và với cái khác. Vì vậy, phương pháp biện chứng
nhìn nhận sự vật toàn diện hơn, thấy được cả sự khác biệt và sự thống nhất giữa



các sự vật, hiện tượng, nắm được cả cải bộ phận và cái toàn thể, cái đơn nhất và
cái phổ biến, cái riêng và cái chung.
Thứ hai: Phương pháp siêu hình xem xét thế giới trong trạng thái
tĩnh; sự vật hiện tượng chỉ được xét như cái gì ổn định nằm ngoài sự vận động và
phát triển của chúng. Cách xem xét này cho phép phương pháp siêu hình nắm
được tính xác định và ổn định của sự vật, hiện tượng, nhưng mặt khác cũng dẫn
đến những sai lầm nghiêm trọng: đó là quan điểm phủ nhận sự vận động, phát
triển của thế giới; là quan điểm cho rằng thế giới có sự tăng giảm về lượng, sự lặp
lại, mà không có sự chuyển hóa về chất, không có sự xuất hiện cái mới thay thế
cái cũ, cái lạc hậu. Vì vậy phương pháp siêu hình không thể vạch ra được bản chất
thật sự của mọi sự vật, hiện tượng; không vạch ra được nguồn gốc, động lực, quy
luật và xu hướng vận động phát triển của chúng. Trái lại, phương pháp biện chứng
xem xét thế giới trong trạng thái vận động, chuyển hóa không ngừng; sự vật, hiện
tượng nào cũng được xét như một quá trình, trong sự tự vận động, tự phát triển
của nó. Thừa nhận sự phát triển, phương pháp biện chứng cho rằng: không chỉ có
sự tăng giảm về lượng mà còn có sự phát triển về chất; có sự ra đời của cái mới
thông qua phủ định cái cũ; nguồn gốc, động lực của mọi sự phát triển là cuộc đấu
tranh giữa các mặt đối lập của sự vật, hiện tượng. Nhờ cách xem xét ấy, phương
pháp biện chứng, vạch ra được bản chất đích thực của sự vật, hiện tượng; nắm bắt
được nguồn gốc và động lực bên trong của mọi sự vận động, phát triển.
Vì vậy, Lênin nhận xét rằng chỉ có quan điểm biện chứng về sự phát triển
là sâu sắc, sinh động và chỉ có phép biện chứng mới là chìa khóa để nghiên cứu
sự phát triển.
Tuy nhiên, không được tuyệt đối hóa phép biện chứng mà phủ nhận vai trò
của phép siêu hình. Trong thực tế, có những mối liên hệ, có những mặt, có những
lúc đặc biệt lại rất cần đến phép siêu hình.

3. Nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và ý nghĩa phương pháp luận ?



Trong hệ thống của phép biện chứng duy vật, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
là một trong hai nguyên lý cơ bản. Nguyên lý này đa trả lời một cách khoa học những
câu hỏi đa được đặt ra về mối liên hệ giữa các sự vật trong thế giới là:
Thế giới được tạo thành từ những sự vật, những hiện tượng, những quá trình khác
nhau. Vậy giữa chúng có mối liên hệ qua lại với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau hay chúng
tồn tại biệt lập, tách rời nhau? Nếu chúng tồn tại trong sự liên hệ qua lại, thì nhân tố nào
quy định sự liên hệ đó?
Trong lịch sử triết học đa từng tồn tại nhiều quan điểm khác nhau thậm chí đối
lập nhau khi nhận thức về thế giới, về mối liên hệ của các sự vật trong thế giới.
Những quan điểm duy tâm về mối liên hệ trong thế giới, mặc dù thừa nhận sự tồn
tại của các mối liên hệ. Nhưng họ cho rằng: Cơ sở của sự liên hệ, sự tác động qua lại
của các sự vật, hiện tượng, quá trình là ở các lực lượng siêu tự nhiên hay ở ý thức, cảm
giác của con người.
Quan điểm siêu hình cho rằng: trong thế giới, các sự vật, hiện tượng tồn tại tách rời, cô
lập nhau, giữa chúng không có những mối liên hệ ràng buộc, qua lại với nhau. Nếu có thì chỉ
có những mối liên hệ hời hợt bên ngoài mà không có mối liên hệ bên trong.
Như vậy, các quan điểm duy tâm và siêu hình đa không thể nhận thức hoặc
không muốn thừa nhận tính khách quan của mối liên hệ trong thế giới.
Quan điểm duy vật biện chứng khẳng định rằng: các sự vật, hiện tượng trong
thế giới liên hệ với nhau một cách phổ biến, tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau
trong một thể thống nhất. Không có sự vật, hiện tượng nào tồn tại một mình, riêng
rẽ, mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều phụ thuộc lẫn nhau trong sự vận động
chuyển hoá chung của thế giới vật chất.
Theo quan điểm duy vật biện chứng: mối liên hệ phổ biến là phạm trù dùng để
chỉ sự tác động, liên hệ, ràng buộc và chuyển hoá lẫn nhau giữa các mặt các yếu tố
trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.
- Mối liên hệ nói trên là phổ biến vì: mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại trong những
mối liên hệ, tác động và không loại trừ một lĩnh vực nào (cả ba lĩnh vực tự nhiên, xa hội

và tư duy). Nhờ có mối liên hệ mà có sự vận động và do đó, mới có sự tồn tại của vật
chất, hay nói cách khác mối liên hệ là phổ biến, là hiện thực, là cái vốn có của mọi sự vật
hiện tượng, thể hiện tính khách quan, tính thống nhất vật chất của thế giới. Mối liên hệ đó
chẳng những diễn ra ở mọi sự vật và hiện tượng ở mọi lĩnh vực mà còn diễn ra đối với các
mặt, các yếu tố, các quá trình của mỗi sự vật và hiện tượng.
Ví dụ:
Trong giới tự nhiên, giữa động vật và thực vật (loài thực vật, động vật này là thức
ăn cho loài động vật khác), giữa cơ thể sống và môi trường có quan hệ với nhau.
Trong đời sống xa hội, giữa các cá nhân, giữa các tập đoàn người, giữa các quốc
gia có quan hệ với nhau.


Trong lĩnh vực nhận thức, giữa các hình thức của nhận thức, giữa các giai đoạn
nhận thức cũng có quan hệ với nhau (quan hệ giữa nhận thức cảm tính - trực quan sinh
động và nhận thức lý tính – tư duy trừu tượng),…
- Mối liên hệ phổ biến đó là khách quan: Các sự vật trong thế giới vật chất rất đa
dạng nên mối liên hệ giữa chúng cũng đa dạng, phổ biến nhưng đều mang tính khách
quan chứ không do thần linh, nó bắt nguồn từ tính đồng nhất vật chất của thế giới; thế
giới dù đa dạng và phong phú như thế nào chăng nữa nhưng bản chất của nó là vật chất.
Có mối liên hệ giữa các hiện tượng vật chất với hiện tượng tinh thần, song, những mối
liên hệ tinh thần chỉ là sự phản ánh và là sản phẩm của các mối liên hệ vật chất.
- Mối liên hệ đó là đa dạng và nhiều vẻ: nghiên cứu hiện thực khách quan,
chúng ta có thể phân chia chúng thành từng loại tuỳ theo tính chất phức tạp hay đơn
giản, phạm vi rộng hay hẹp, trình độ nông sâu, vai trò trực tiếp hay gián tiếp,… Vì thế,
chúng ta có thể khái quát chúng thành nhiều mối liên hệ: Bên trong – bên ngoài, trực
tiếp – gián tiếp, cơ bản – không cơ bản, Chủ yếu - thứ yếu,…
- Sự phân loại các liên hệ như trên chỉ mang tính tương đối, vì mỗi loại liên hệ
chỉ là một hình thức, một bộ phận, một mắt khâu của mối liên hệ phổ biến nói chung.
Các loại liên hệ khác nhau có thể chuyển hóa lẫn nhau. Sự chuyển hóa như vậy
có thể diễn ra hoặc do thay đổi phạm vi bao quát khi xem xét, hoặc do kết quả vận động

khách quan của chính sự vật và hiện tượng.
Tuy nhiên, vẫn phải phân loại các mối liên hệ, vì vị trí của từng mối liên hệ trong
việc quy định sự vận động và phát triển của sự vật hiện tượng không hoàn toàn như
nhau.
Ý nghĩa phương pháp luận:
- Khi xem xét và nghiên cứu sự vật, hiện tượng phải có quan điểm toàn diện.
+ Theo quan điểm này, khi xem xét sự vật, hiện tượng phải xem xét tất cả các
mặt, tất cả các mối liên hệ của sự vật hiện tượng, kể cả các mắt, khâu trung gian.
+ Tuy nhiên, không được xem xét riêng rẽ, biệt lập từng mặt, cũng không được
xem xét tất cả các mặt một cách tràn lan, ngang nhau, mà phải bao quát được tất cả các
mặt để rút ra mặt chủ yếu. Đồng thời phải nghiên cứu sự tác động qua lại của sự vật đó
với các sự vật khác.
+ Đối lập với quan điểm toàn diện là phương pháp tư duy siêu hình phiến diện,
một chiều, cục bộ, tuyệt đối hay tách rời sự vật khỏi mối liên hệ phổ biến. Phương pháp
này sẽ dẫn tới việc đánh giá sai sự vật, dẫn tới thái độ cứng nhắc và bệnh dập khuôn
trong suy nghĩ và hành động.
+ Quan điểm toàn diện vừa khác với Chủ nghĩa chiết trung và khác với Thuật
ngụy biện.
Chủ nghĩa chiết trung tuy cũng tỏ ra chú ý tới nhiều mặt khác nhau, nhưng lại kết
hợp một cách vô nguyên tắc những cái hết sức khác nhau thành một hình ảnh không
đúng về sự vật.


Thuật ngụy biện cũng để ý đến nhiều mặt, nhiều mối liên hệ khác nhau của sự
vật, nhưng lại đưa cái không cơ bản thành cái cơ bản, cái không bản chất thành cái bản
chất.
+ Tuy nhiên, quan điểm toàn diện cũng không đồng nghĩa với phương pháp xem
xét sự vật một cách chung chung, hời hợt, qua loa, đại khái, không nắm vững các chi tiết
và không tính đến các điều kiện cụ thể. Bởi vậy, quan điểm toàn diện phải gắn liền và
bao hàm quan điểm lịch sử cụ thể.

+ Quan điểm lịch sử cụ thể, phải nghiên cứu tỉ mỉ, cụ thể, cặn kẽ từng mặt, từng
mối liên hệ của sự vật. Phải nghiên cứu toàn bộ quá trình vận động của nó trong quá
khứ, hiện tại và phải dự đoán tương lai của nó nữa, để từ đó có thể rút ra được những kết
luận cụ thể về tính chất và phương hướng cải tạo sự vật hiện tượng.
Ví dụ: Đánh giá mô hình hợp tác hóa nông nghiệp ở miền Bắc những năm 60 –
70 của thế kỷ XX. Nếu chúng ta không đặt nó vào trong hoàn cảnh lịch sử - cụ thể của
miền Bắc lúc đó. Thì chúng ta, một là không thấy được một số giá trị tích cực của nó
trong điều kiện lịch sử lúc đó; hai là, sẽ không thấy được hết những nguyên nhân bên
trong và bên ngoài dẫn đến việc duy trì quá lâu cách làm ăn như vậy, khi hoàn cảnh đất
nước đa thay đổi.
Từ những điều vừa trình bày trên đây có thể rút ra kết luận rằng, quá trình hình
thành quan điểm toàn diện đúng đắn với tư cách là nguyên tắc phương pháp luận để
nhận thức sự vật sẽ phải trải qua các giai đoạn cơ bản là: đi từ ý niệm ban đầu về cái
toàn thể -> đến nhận thức một mặt, một mối liên hệ nào đó của sự vật -> đến nhận thức
nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật đó -> và cuối cùng, khái quát những tri thức
phong phú đó để rút ra tri thức về bản chất của sự vật.
- Trong hoạt động thực tiễn, để cải tạo sự vật chúng ta phải bằng hoạt động thực
tiễn làm biến đổi những mối liên hệ nội tại của chính sự vật cũng như mối liên hệ qua lại
giữa các sự vật đó với sự vật khác. Đồng thời, phải sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp,
nhiều phương tiện khác nhau.
- Các mối liên hệ có vai trò không giống nhau, do đó, để thúc đẩy sự vật phát
triển phải phân loại được các mối liên hệ; nhận thức được các mối liên hệ cơ bản quy
định bản chất của sự vật và giải quyết mối liên hệ đó.
Vận dụng quan điểm toàn diện vào hoạt động thực tiễn cũng đòi hỏi chúng ta
phải kết hợp chặt chẽ giữa “chính sách dàn đều” và “chính sách có trọng điểm”
(V.I.Lênin). Chính từ đó Đảng ta đa xác định, trong quá trình đổi mới thì phải đổi mới
toàn diện, trọng tâm là đổi mới kinh tế, trước hết là đổi mới tư duy về kinh tế.

4. Nội dung của nguyên lý về sự phát triển và ý nghĩa phương pháp luận.
Nguyên lý về sự phát triển là một trong hai nguyên lý cơ bản của phép biện

chứng duy vật. Nguyên lý này đa chỉ rõ, sự phát triển diễn ra như thế nào, bằng cách
nào? Nguồn gốc của sự phát triển là gì?


Khi xem xét trả lời câu hỏi trên, trong lịch sử triết học cũng xuất hiện sự đối lập
về thế giới quan, phương pháp luận: có quan điểm duy vật và duy tâm, có quan điểm
biện chứng và siêu hình về sự phát triển.
1. Khi trả lời câu hỏi “Sự phát triển diễn ra như thế nào, bằng cách nào?” Đa làm
nảy sinh quan điểm siêu hình và quan điểm biện chứng.
1.1. Quan điểm siêu hình về con đường, cách thức của sự phát triển cho rằng:
- Phát triển chỉ là sự tăng lên hay giảm đi đơn thuần về lượng, không có sự thay
đổi về chất. Tất cả tính muôn vẻ của các sự vật và hiện tượng trên thế giới là sự nhất
thành bất biến trong toàn bộ quá trình tồn tại của nó.
- Sự phát triển chỉ là thay đổi số lượng của từng loại đang có, không có sự nảy
sinh những loại mới với những tính quy định mới về chất, có thay đổi về chất chăng nữa
thì đó cũng chỉ diễn ra theo một vòng tròn khép kín.
- Quan điểm siêu hình về sự phát triển cũng xem sự phát triển như là một quá
trình tiến lên liên tục, không có những bước quanh co phức tạp.
Như vậy, việc thừa nhận hay không thừa nhận sự phát triển vẫn không đủ căn cứ
để phân biệt một quan điểm biện chứng với một quan điểm siêu hình. Điều chủ yếu để
phân định hai quan điểm đó là phải làm rõ quá trình phát triển diễn ra như thế nào.
1.2. Quan điểm duy vật biện chứng về con đường, cách thức của sự phát triển
cho rằng:
- Phát triển là một phạm trù triết học dùng để khái quát quá trình vận động tiến
lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
- Phát triển là một trường hợp đặc biệt của sự vận động. Trong quá trình phát
triển sẽ nảy sinh những tính quy định mới cao hơn về chất, nhờ vậy, làm tăng khả năng
hoàn thiện cả cơ cấu tổ chức, phương thức tồn tại và vận động của sự vật cùng chức
năng vốn có của nó.
- Quan điểm biện chứng về phát triển thừa nhận tính phức tạp, không trực tuyến

của bản thân quá trình đó.
Sự phát triển trong hiện thực và trong tư duy diễn ra bằng con đường quanh co,
phức tạp, trong đó có thể có bước thụt lùi tương đối.
- Về cách thức và khuynh hướng của sự phát triển, quan điểm duy vật biện chứng
chỉ rõ: Sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về
chất; sự phát triển diễn ra theo đường xoáy ốc, nghĩa là trong quá trình phát triển dường
như có sự quay trở lại điểm xuất phát, nhưng trên cơ sở mới cao hơn.
2. Khi trả lời câu hỏi “Cái gì là nguồn gốc của sự phát triển?” đa làm nảy sinh
quan điểm duy vật và quan điểm duy tâm.


2.1. Quan điểm duy tâm về nguồn gốc của sự phát triển
Những người theo quan điểm duy tâm thường tìm nguồn gốc của sự phát triển ở
các lực lượng siêu tự nhiên hay ở ý thức của con người.
Hêghen lý giải sự phát triển của tự nhiên và xa hội do ý niệm tuyệt đối quy định.
Những người theo quan điểm duy tâm và tôn giáo tìm nguồn gốc của sự phát triển ở thần
linh, ở thượng đế... nói chung là cũng ở các lực lượng siêu nhiên, phi vật chất.
2.2. Quan điểm duy vật biện chứng về nguồn gốc của sự phát triển
- Nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong bản thân sự vật, do mâu thuẫn của
sự vật quy định.
- Quan điểm duy vật biện chứng khẳng định, phát triển là quá trình tự thân của mọi
sự vật và hiện tượng. Do vậy, phát triển là một quá trình khách quan, độc lập với ý thức
của con người.
- Quan điểm duy vật biện chứng không chỉ thừa nhận tính khách quan của sự phát
triển, nó còn khẳng định tính phổ biến của sự phát triển với nghĩa là sự phát triển ấy diễn
ra ở tất cả mọi lĩnh vực – từ tự nhiên đến xa hội và tư duy, từ hiện thực khách quan đến
những khái niệm, phạm trù phản ánh hiện thực ấy.
- Trong hiện thực khách quan, tùy thuộc vào hình thức cụ thể của các dạng vật
chất, sự phát triển sẽ được thực hiện hết sức khác nhau.
+ Trong giới hữu cơ, sự phát triển biểu hiện ở việc tăng cường khả năng thích

nghi của cơ thể trước sự biến đổi của môi trường, ở khả năng tự sản sinh ra chính mình
với trình độ ngày càng hoàn thiện hơn, ở khả năng hoàn thiện quá trình trao đổi chất
giữa cơ thể và mội trường.
+ Trong xa hội, sự phát triển biểu hiện ở năng lực chin phục tự nhiên, cải tạo xa
hội để tiến tới mức độ ngày càng cao trong sự nghiệp giải phóng con người.
+ Trong tư duy, sự phát triển biểu hiện ở khả năng nhận thức ngày càng sâu sắc,
đầy đủ, đúng đắn hơn đối với hiện thực tự nhiên và xa hội.
Quan điểm duy vật biện chứng về sự phát triển cho ta chìa khóa của “sự tự vận
động” của tất thảy mọi cái đang tồn tại, chỉ có nó mới cho ta chìa khóa của những “bước
nhảy vọt” của sự “gián đoạn của tính tiệm tiến”, của sự “chuyển hóa thành các mặt đối
lập”, của sự “tiêu diệt cái cũ” và sự “nảy sinh ra cái mới”.
3. Ý nghĩa phương pháp luận
Quan điểm duy vật biện chứng đa cung cấp cho ta phương pháp luận khoa học để
nhận thức và cải tạo thế giới.


Tự nhiên, xa hội và tư duy nằm trong quá trình phát triển không ngừng. Bản chất
khách quan của quá trình đó đòi hỏi chúng ta, để phản ánh đúng đắn hiện thực khách
quan, cần có quan điểm phát triển.
- Quan điểm phát triển đòi hỏi, khi xem xét các sự vật và hiện tượng phải đặt nó
trong sự vận động, trong sự phát triển, phải phát hiện ra các xu hướng biến đổi, chuyển
hóa của chúng.
- Quan điểm phát triển với tư cách là nguyên tắc phương pháp luận để nhận thức
sự vật hoàn toàn đối lập với quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến, tuyệt đối hóa một nhận
thức nào đó về sự vật...
- Quan điểm phát triển đòi hỏi không chỉ thấy sự vật như là cái đang có, mà còn
phải nắm được khuynh hướng phát triển trong tương lai của nó.
- Trong quá trình phát triển, sự vật đồng thời có những sự biến đổi tiến lên và có cả
những biến đổi thụt lùi. Do đó, trước khó khăn, thất bại tạm thời phải bình tĩnh, có niềm
lạc quan tin tưởng vào tương lai. Phải biết phát hiện cái mới đích thực, phải có thái độ

ủng hộ cái mới, vun đắp cái mới, tạo điều kiện thuận lợi cho cái mới ra đời và phát triển.
Sự phát triển của các sự vật, hiện tượng trong những giai đoạn khác nhau là hết
sức khác nhau, do vậy, khi quán triệt quan điểm phát triển phải gắn chặt với quan điểm
lịch sử - cụ thể:
Quan điểm lịch sử cụ thể, phải nghiên cứu tỉ mỉ, cụ thể, cặn kẽ từng mặt, từng
mối liên hệ của sự vật. Phải nghiên cứu toàn bộ quá trình vận động của nó trong quá
khứ, hiện tại và phải dự đoán tương lai của nó nữa, để từ đó có thể rút ra được những kết
luận cụ thể về tính chất và phương hướng cải tạo sự vật hiện tượng.
Ví dụ: Đánh giá mô hình hợp tác hóa nông nghiệp ở miền Bắc những năm 60 –
70 của thế kỷ XX. Nếu chúng ta không đặt nó vào trong hoàn cảnh lịch sử - cụ thể của
miền Bắc lúc đó. Thì chúng ta, một là không thấy được một số giá trị tích cực của nó
trong điều kiện lịch sử lúc đó; hai là, sẽ không thấy được hết những nguyên nhân bên
trong và bên ngoài dẫn đến việc duy trì quá lâu cách làm ăn như vậy, khi hoàn cảnh đất
nước đa thay đổi.

5. Cặp phạm trù cái riêng và cái chung?
Mỗi bộ môn khoa học đều có phạm trù riêng của mình. Chẳng hạn, đó là phạm
trù năng lượng, khối lượng... trong vật lý học; biến dị, di truyền... trong sinh học; hàng
hóa, giá trị... trong kinh tế học...
Như vậy, có thể hiểu: Phạm trù là những khái niệm rộng nhất phản ánh những
mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật và hiện
tượng thuộc một lĩnh vực nhất định.


Khác với các phạm trù của các khoa học cụ thể khác, trong triết học: Phạm trù
Triết học là những khái niệm chung nhất phản ánh những mặt, những thuộc tính, những
mối liên hệ cơ bản và phổ biến nhất không phải chỉ của một lĩnh vực nhất định nào đấy
của hiện thực mà của toàn bộ thế giới hiện thực, bao gồm cả tự nhiên, xa hội và tư duy.
Các phạm trù triết học, mặc dù là sản phẩm của tư duy, nhưng luôn mang tính
khách quan và tính biện chứng.

Như vậy, so với phạm trù triết học, phạm trù của các bộ môn khoa học khác có
phạm vi khái quát hẹp hơn. Song điểm cơ bản phân biệt phạm trù triết học với phạm trù
của các môn khoa học khác là ở chỗ: phạm trù triết học bao giờ cũng mang tính quy
định về thế giới quan và phương pháp luận.
Trong phép biện chứng duy vật, với tư cách là một khoa học, các phạm trù (các
quy luật không cơ bản) được sắp xếp thành từng cặp: cái chung – cái riêng; nguyên nhân
– kết quả; tất nhiên – ngẫu nhiên; nội dung – hình thức; bản chất – hiện tượng; khả năng
– hiện thực.
Cái chung – cái riêng là một trong những cặp phạm trù cơ bản nhất của phép biện
chứng duy vật. Liên quan đến cặp phạm trù này còn có các phạm trù cái đơn nhất, cái
đặc thù và cái phổ biến. Cặp phạm trù này thường được trình bày đầu tiên khi nghiên
cứu với những nội dung cơ bản sau:
1. Định nghĩa cái riêng, cái chung, cái đơn nhất, cái đặc thù và cái phổ biến
1.1. Cái riêng là một phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng,
một quá trình hay một hệ thống các sự vật tạo thành một chỉnh thể thống nhất tồn tại
tương đối độc lập với cá cái riêng khác.
Với tư cách là một sự vật, cái riêng không lặp lại. Khi hiểu nó là một chỉnh thể,
tức là muốn nói đến cấu tạo của sự vật cụ thể, bao gồm các yếu tố cấu thành nên nó. Mặt
khác, một thuộc tính của sự vật, hiện tượng, quá trình cũng có thể coi kà một cái riêng,
nó có quá trình ra đời, vận động, phát triển của nó một cách tương đối độc lập.
Ví dụ: Một hành tinh nào đấy hay một thực vật, động vật nào đấy là cái riêng
trong giới tự nhiên. Cái riêng trong lịch sử xa hội là một sự kiện riêng lẻ nào đó, như là
cuộc cách mạng tháng Tám của Việt nam chẳng hạn. Một con người nào đó: Huệ,
Trang,... cũng là cái riêng. Cái riêng còn có thể hiểu là một nhóm sự vật gia nhập vào
một nhóm các sự vật rộng hơn, phổ biến hơn. Sự tồn tại cá biệt đó của cái riêng cho thấy
nó chứa đựng trong bản thân những thuộc tính không lặp lại ở những cấu trúc sự vật
khác.
1.2. Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính
được lặp lại trong một số hay nhiều sự vật, hiện tượng, quá trình.



Cái chung thường chứa đựng ở trong nó tính qui luật, sự lặp lại. Ví dụ như quy
luật cung - cầu, qui luật giá trị thặng dư là những đặc điểm chung mà mọi nền kinh tế thị
trường bắt buộc phải tuân theo.
1.3. Cái đơn nhất là một phạm trù triết học dùng để chỉ những thuộc tính, những
mặt chỉ có ở một sự vật nhất định mà không lặp lại ở những sự vật khác.
Ví dụ: chiều cao, cân nặng, vóc dáng, vân tay... của một người là cái đơn nhất. Nó cho
biết những đặc điểm của chỉ riêng người đó, không lặp lại ở một người nào khác.
1.4. Cái đặc thù là cái cái chung của một nhóm các sự vật và hiện tượng trong
lĩnh vực nghiên cứu. Cái đặc thù còn được hiểu là hình thức biểu hiện của cái phổ biến
trong cái riêng.
1.5. Cái phổ biến là cái chung của tất cả các sự vật và hiện tượng trong lĩnh vực
mà chúng ta đang nghiên cứu.
Phép biện chứng duy vật khẳng định sự tồn tại khách quan của cả cái phổ biến
lẫn cái đặc thù và cái đơn nhất. Trong tính hiện thực của nó, chúng không tồn tại tách
rời nhau. Cái phổ biến, cái đặc thù, cái đơn nhất là ba mặt cấu thành một chỉnh thể thống
nhất của sự vật, hiện tượng hay một quá trình (cái riêng).
Trong quá trình vận động và phát triển của sự vật, trong điều kiện nhất định, cái đơn
nhất có thể “trở thành” cái đặc thù; cái đặc thù “trở thành” cái phổ biến, và ngược lại.
2. Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng
Trong lịch sử triết học, mối liên hệ giữa cái riêng và cái chung được quan niệm
khác nhau.
Phái duy thực tuyên bố rằng cái chung tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào cái
riêng và sinh ra cái riêng. Cái riêng không tồn tại, nếu có tồn tại thì cũng là do cái chung
sản sinh ra và mang tính tạm thời. Cái riêng được sinh ra trong một thời gian nhất định
rồi mất đi; trong khi đó, cái chung tồn tại vĩnh viễn, không trải qua một sự biến đổi nào.
Trong quan điểm của Platôn: cái chung là những ý niệm tồn tại độc lập bên cạnh những
cái riêng.
Phái duy danh như P. Abơla (1079- 1142), Đơnxcốt (1265- 1308) cho rằng chỉ
những sự vật, hiện tượng tồn tại riêng biệt với những chất lượng riêng của chúng mới là

có thực còn khái niệm cái chung chỉ là sản phẩm của tư duy của con người.
Thấy được và khắc phục hạn chế của hai quan niệm trên, triết học duy vật biện
chứng cho rằng cái chung và cái riêng có mối liên hệ biện chứng mật thiết với nhau, và
cả hai đều tồn tại một cách khách quan.
Trong khi thừa nhận tính hiện thực trong sự tồn tại của cả cái riêng và cái chung,
phép biện chứng duy vật chỉ ra rằng:


2.1. Cái chung tồn tại bên trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự
tồn tại. Không có cái chung tồn tại độc lập bên ngoài cái riêng.
Ví dụ: qui luật bóc lột giá trị thặng dư của nhà tư bản là một cái chung, không thế
thì không phải là nhà tư bản, nhưng qui luật đó được thể hiện ra ngoài dưới những biểu
hiện của các nhà tư bản (cái riêng).
2.2. Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến cái chung. Nghĩa là không
có cái riêng nào tồn tại tuyệt đối độc lập. Vì bất cứ cái riêng nào cũng đều tồn tại trong
muôn vàn mối liên hệ qua lại với các sự vật, hiện tượng, quá trình khác chung quanh
mình. Có sự liên hệ ấy là vì giữa chúng có những điểm giống nhau (cái chung) nhất
định.
Ví dụ: Mỗi con người là một cái riêng nhưng mỗi con người không thể tồn tại
ngoài mối liên hệ với tự nhiên và xa hội. Nền kinh tế nào cũng bị chi phối bởi quy luật
cung - cầu, quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất, đó là
cái chung. Như vậy sự vật hiện tượng nào cũng bao hàm cái chung
2.3. Cái chung là bộ phận, nhưng sâu sắc hơn cái riêng, còn cái riêng là toàn
bộ nhưng phong phú hơn cái chung.
- Cái riêng phong phú hơn cái chung vì ngoài đặc điểm chung, cái riêng còn có
cái đơn nhất. Cái chung sâu sắc hơn cái riêng vì cái chung phản ánh những thuộc tính,
những mối liên hệ ổn định, tất nhiên, lặp lại ở nhiều cái riêng cùng loại. Do vậy cái
chung là cái gắn liền với bản chất, quy định phương hướng tồn tại và phát triển của cái
riêng.
Có thể khái quát một công thức như sau:

Cái riêng = cái chung + cái đơn nhất
Công thức trên có thể là không hoàn toàn đúng một cách tuyệt đối, nhưng trong
một chừng mực nào đó thì nó có thể nói được một cách chính xác quan hệ bao trùm giữa
cái chung và cái riêng.
- Cái chung chỉ giữ phần bản chất, hình thành nên chiều sâu của sự vật, còn cái
riêng là cái toàn bộ vì nó là một thực thể sống động.
- Trong mỗi cái riêng luôn tồn tại đồng thời cả cái chung và cái đơn nhất. Nhờ thế,
giữa những cái riêng vừa có sự tách biệt, vừa có thể tác động qua lại với nhau, chuyển hóa
lẫn nhau. Sự " va chạm" giữa những cái riêng vừa làm cho các sự vật xích lại gần nhau bởi
cái chung, vừa làm cho sự vật tách xa nhau bởi cái đơn nhất. Cũng nhờ sự tương tác này
giữa những cái riêng mà cái chung có thể được phát hiện. Về điểm này, Lênin nói: "... Cái
riêng chỉ có thể tồn tại trong mối liên hệ dẫn tới cái chung".
Ví dụ: Nguyên tử của mọi nguyên tố đều khác nhau, đều là cái " riêng", chúng có
trọng lượng nguyên tử của mình, có hoá trị của mình, có điện tích hạt nhân của mình, có


cấu tạo vỏ nguyên tử của mình... Nhưng tất cả những nguyên tử đều có cái chung: trong
mọi nguyên tử đều có hạt nhân, vỏ điện tử, đều có những hạt nguyên tố; hạt nhân của
mọi nguyên tử đều có thể bị phá vỡ. Chính nhờ có những đặc tính chung cho mọi
nguyên tử mà khoa học mới có khả năng biến nguyên tử của một nguyên tố này thành
nguyên tử của một nguyên tố khác. Nguyên tử, cũng như bất cứ hiện tượng nào khác
trong thế giới khách quan, là sự thống nhất của cái khác nhau và cái giống nhau, cái đơn
nhất và cái phổ biến.
- Trong những hoàn cảnh khác nhau, cái chung có thể chuyển hoá thành cái đơn
nhất và ngược lại.
Ví dụ: trước Đại hội Đảng VI thì kinh tế thị trường, khoán sản phẩm chỉ là cái
đơn nhất, còn cái chung là cơ chế bao cấp; nhưng từ sau Đại hội Đảng VI thì kinh tế thị
trường lại dần trở thành cái chung, còn kinh tế tập trung bao cấp thành cái đơn nhất, chỉ
còn tồn tại trong một số ngành như an ninh quốc phòng...
- Sự phân biệt giữa cái chung và cái đơn nhất nhiều khi chỉ mang tính tương đối.

Có những đặc điểm xét ở trong nhóm sự vật này là cái đơn nhất, nhưng nếu xét ở trong
nhóm sự vật khác lại là cái chung.
Ví dụ: Cây cối là một đặc điểm chung khi xét tập hợp các cây như bạch đàn,
phượng vĩ, bàng… nhưng nếu xét trong phạm vi thực vật thì cây cối chỉ là một đặc điểm
đơn nhất chỉ các loại cây, mà ngoài ra thực vật còn có cỏ, bụi rậm, nấm...
Xét một ví dụ khác, qui luật cung- cầu là cái chung trong nền kinh tế thị trường,
nhưng trong toàn bộ các hình thức kinh tế trong lịch sử thì nó lại chỉ là cái đơn nhất, đặc
trưng cho kinh tế thị trường mà không thể là đặc điểm chung cho mọi hình thức khác
như kinh tế tự cung tự cấp chẳng hạn.
- Trong một số trường hợp ta đồng nhất cái riêng với cái chung, khẳng định cái
riêng là cái chung.
Ví dụ như những câu sau: “hoa hồng là hoa”, “kinh tế thị trường theo định
hướng XHCN là kinh tế thị trường”... Những trường hợp đó thể hiện mâu thuẫn giữa cái
riêng và cái chung. Quan hệ bao trùm của cái riêng đối với cái chung đa trở thành quan
hệ ngang bằng. Tuy nhiên những định nghĩa như trên chỉ nhằm mục đích tách sự vật ra
khỏi những phạm vi không thuộc sự vật ấy, chứ không dùng để chỉ toàn bộ những đặc
tính của sự vật.
- Trong quá trình phát triển của sự vật hiện tượng, trong những điều kiện nhất
định “cái đơn nhất” có thể biến thành “cái chung” và ngược lại “cái chung” có thể biến
thành “cái đơn nhất”, nên trong hoạt động thực tiễn có thể và cần phải tạo điều kiện
thuận lợi để “cái đơn nhất” có lợi cho con người trở thành”cái chung” và “cái chung”
bất lợi trở thành “cái đơn nhất”.


2.4. Trong những điều kiện nhất định cái riêng có thể “chuyển hóa” thành cái
chung và ngược lại. Điều này cần phải hiểu theo nghĩa là, khi xét trong mối quan hệ
này thì nó là cái riêng, nhưng khi xét trong mối quan hệ khác nói lại là cái chung, và
ngược lại.
3. Ý nghĩa phương pháp luận
3.1. Đối với nhận thức

- Vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng nên muốn phát hiện
ra cái chung, cần xuất phát từ những cái riêng, từ những sự vật, hiện tượng, quá trình
riêng lẻ cụ thể chứ không thể xuất phát từ ý muốn chủ quan của con người.
- Mặt khác, nắm được cái chung là chìa khóa để phát hiện và giải quyết những
vấn đề riêng.
3.2. Đối với hoạt động thực tiễn
- Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng như là một bộ phận của cái riêng, bộ phận
đó nằm trong sự tác động qua lại với những mặt còn lại của cái riêng – những mặt
không gia nhập vào cái chung – làm cho cái chung đó không tồn tại dưới dạng thuần
khiết, mà tồn tại trong cái riêng dưới dạng cải biến. Vì vậy, bất cứ luận điểm chung nào
khi áp dụng vào từng trường hợp riêng cũng cần được cá biệt hóa
Nếu không chú ý sự cá biệt hóa đó, đem áp dụng một cách nguyên xi cái chung,
tuyệt đối hóa cái chung sẽ rơi vào sai lầm giáo điều. Ngược lại, nếu xem thường cái
chung, chỉ chú ý đến cái đơn nhất, tuyệt đối hóa cái đơn nhất sẽ dẫn đến vô nguyên tắc,
xét lại.
Chẳng hạn, khi Nghị quyết của Đảng (cái chung) được đưa ra thì việc vận dụng
nó vào từng địa phương, từng đơn vị (cái riêng) thì phải được cụ thể hóa cho phù hợp
với điều kiện cụ thể của từng địa phương, từng đơn vị, từng lĩnh vực.
- Vì cái riêng không tồn tại ở bên ngoài mối liên hệ đưa đến cái chung, cho nên
để giải quyết những vấn đề riêng một cách có hiệu quả, không thể lảng tránh việc giải
quyết những vấn đề chung – những vấn đề lý luận liên quan đến những vấn đề riêng.
Nếu không giải quyết những vấn đề lý luận chung thì sẽ không tránh khỏi sa vào
tình trạng mò mẫm, tùy tiện, kinh nghiệm chủ nghĩa và khi đó khó tránh khỏi thất bại.
Chẳng hạn, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xa hội ở nước ta trong điều kiện
hiện nay, cần phải làm rõ những vấn đề về: bản chất, đặc trưng của chủ nghĩa xa hội, con
đường đi lên chủ nghĩa xa hội, lý luận về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xa hội
chủ nghĩa và hàng loạt các vấn đề lý luận khác.
- Vì trong quá trình phát triển của sự vật, trong những điều kiện nhất định, cái
đơn nhất có thể chuyển hóa thành cái chung, ngược lại, cái chung có thể chuyển hóa
thành cái đơn nhất, nên trong hoạt động thực tiễn cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cái



đơn nhất tiêu biểu cho quy luật phát triển chuyển thành cái chung, và ngược lại, chuyển
cái chung thành cái đơn nhất, nếu sự tồn tại của cái chung không còn hợp quy luật phát
triển.

6. Cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả
Mỗi bộ môn khoa học đều có phạm trù riêng của mình. Chẳng hạn, đó là phạm
trù năng lượng, khối lượng... trong vật lý học; biến dị, di truyền... trong sinh học; hàng
hóa, giá trị... trong kinh tế học...
Như vậy, có thể hiểu: Phạm trù là những khái niệm rộng nhất phản ánh những
mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật và hiện
tượng thuộc một lĩnh vực nhất định.
Khác với các phạm trù của các khoa học cụ thể khác, trong triết học: Phạm trù
Triết học là những khái niệm chung nhất phản ánh những mặt, những thuộc tính, những
mối liên hệ cơ bản và phổ biến nhất không phải chỉ của một lĩnh vực nhất định nào đấy
của hiện thực mà của toàn bộ thế giới hiện thực, bao gồm cả tự nhiên, xa hội và tư duy.
Các phạm trù triết học, mặc dù là sản phẩm của tư duy, nhưng luôn mang tính
khách quan và tính biện chứng.
Như vậy, so với phạm trù triết học, phạm trù của các bộ môn khoa học khác có
phạm vi khái quát hẹp hơn. Song điểm cơ bản phân biệt phạm trù triết học với phạm trù
của các môn khoa học khác là ở chỗ: phạm trù triết học bao giờ cũng mang tính quy
định về thế giới quan và phương pháp luận.
Trong phép biện chứng duy vật, với tư cách là một khoa học, các phạm trù (các
quy luật không cơ bản) được sắp xếp thành từng cặp: các chung – cái riêng; nguyên
nhân – kết quả; tất nhiên – ngẫu nhiên; nội dung – hình thức; bản chất – hiện tượng; khả
năng – hiện thực.
.Nguyên nhân – Kết quả là một trong những cặp phạm trù cơ bản của phép biện
chứng duy vật. Đây là một trong sáu cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật nhằm
giải thích rõ hơn quan hệ sản sinh trong thế giới khách quan và tính chất phức tạp của

quá trình cái mới xuất hiện thay thế cho những cái cũ. Cặp phạm trù này thường được
khái quát trình bày với những nội dung cơ bản sau:
1. Định nghĩa nguyên nhân và kết quả
1.1. Nguyên nhân là phạm trù triết học dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa
các mặt, các bộ phận, các thuộc tính trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây
ra một biến đổi nhất định nào đó.
1.2. Kết quả là phạm trù triết học dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do tác
động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra.


Trong thực tế nhận thức, chúng ta cần phải phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ,
điều kiện:
Nguyên cớ: là những sự vật, hiện tượng xuất hiện đồng thời với nguyên nhân,
nhưng nó chỉ là quan hệ bề ngoài, ngẫu nhiên chứ không sinh ra kết quả.
Điều kiện: là những sự vật hiện tượng gắn liền với nguyên nhân tác động vào
nguyên nhân, làm cho nguyên nhân phát huy tác dụng, nhưng điều kiện không trực tiếp
sinh ra kết quả.
2. Một số tính chất, đặc điểm của mối liên hệ nhân quả
2.1. Tính chất của mối liên hệ nhân quả
- Tính khách quan: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, mối liên
hệ nhân - quả là mối liên hệ khách quan của bản thân các sự vật. Nó tồn tại ngoài ý
muốn của con người, không phụ thuộc vào ta có nhận thức được nó hay không.
Không có hiện tượng nào không có nguyên nhân, bất kỳ hiện tượng nào cũng đều
là kết quả của nguyên nhân này hoặc kết quả của nguyên nhân khác.
Con người chỉ có thể tìm ra mối liên hệ nhân – quả trong giới tự nhiên khách
quan chứ không phải là tạo ra nó từ trong đầu óc.
- Tính phổ biến: Mọi sự vật hiện tượng trong tự nhiên và xa hội đều có nguyên nhân
nhất định gây ra, chỉ có điều là nguyên nhân đó đa được nhận thức hay chưa mà thôi.
Tư tưởng cho rằng mối liên hệ nhân – quả bao trùm tất cả mọi hiện tượng của
hiện thực, không trừ một hiện tượng nào là nội dung cơ bản của nguyên tắc quyết định

luận – một nguyên tắc hết sức quan trọng của nhận thức khoa học.
- Tính tất yếu: Một nguyên nhân nhất định, trong những điều kiện hoàn cảnh
nhất định sẽ gây ra kết quả tương ứng với nó. Hay có thể hiểu, nếu các nguyên nhân và
các hoàn cảnh càng ít khác nhau bao nhiêu thì các kết quả do chúng gây nên cũng càng
ít khác nhau bấy nhiêu.
2.2. Đặc điểm của mối liên hệ nhân – quả
- Quan hệ nhân – quả là mối quan hệ mang tính kế tiếp về mặt thời gian, nguyên
nhân có trước, kết quả có sau. Kết quả chỉ xuất hiện khi nguyên nhân xuất hiện và bắt
đầu tác động.
Nhưng không phải bất cứ sự kế tiếp nào về mặt thời gian cũng là quan hệ nhân –
quả. Chẳng hạn như, giữa ngày và đêm; giữa bốn mùa trong một năm...
Cái phân biệt liên hệ nhân quả với liên hệ nối tiếp về mặt thời gian chính là ở
chỗ, nguyên nhân và kết quả còn có mối quan hệ sản sinh, mối quan hệ mà trong đó
nguyên nhân sinh ra kết quả.


- Quá trình nguyên nhân chuyển thành kết quả thường phải có những điều kiện
nhất định. Do vậy, nhiều khi nguyên nhân giống nhau, nhưng điều kiện khác nhau sẽ
cho ra những kết quả khác nhau.
Chẳng hạn, trứng cá Rô phi khi gặp điều kiện thích hợp tất yếu sẽ nở ra ca Rô phi
con, nhưng giới tính của cá con lại phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ.
- Quan hệ nhân quả là mối quan hệ khá phức tạp, thể hiện một nguyên nhân có
thể sinh ra nhiều kết quả và ngược lại một kết quả nhiều khi phải do nhiều nguyên nhân
mới tạo ra được.
Ví dụ:
Với nguyên nhân “lũ lụt” có thể gây ra nhiều kết quả như: chết chóc, bệnh dịch,
đói kém, mất mùa...
Hoặc kết quả là “được mùa lúa” có thể phải do nhiều nguyên nhân như: đủ nước,
đủ phân, giống tốt, chăm sóc tốt...
3. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả

3.1. Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nhưng kết quả sau khi được sinh ra
lại tác động trở lại nguyên nhân và sự tác động qua lại giữa chúng sẽ làm cho cả hai
cùng biến đổi, phát triển.
Ví dụ: Sản xuất vật chất là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến kết quả là sự ra đời của
các ngành khoa học. Đến lượt nó, khi các ngành khoa học ra đời sẽ tác động trở lại quá
trình sản xuất vật chất, làm cho quá trình sản xuất phát triển nhanh chóng hơn. Sự phát
triển nhanh chóng của các ngành khoa học lại là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của các
ngành khoa học mới...
3.2. Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau tùy theo những
mối quan hệ nhất định. Cái trong mối quan hệ này là nguyên nhân thì trong mối quan
hệ khác lại là kết quả, và ngược lại.
Một hiện tượng nào đó với tính cách là một kết quả do một nguyên nhân nào đó
sinh ra, đến lượt mình, nó trở thành nguyên nhân sinh ra hiện tượng thứ ba... Quá trình
đó cứ tiếp tục mai không bao giờ kết thúc, tạo nên chuỗi nhân quả vô cùng tận.
Ví dụ: Trong mối quan hệ giữa tư hữu – giai cấp, thì tư hữu là nguyên nhân, giai
cấp là kết quả của sự phát triển chế độ tư hữu; nhưng trong mối quan hệ giữa giai cấp –
nhà nước, thì lúc này giai cấp lại là nguyên nhân của sự ra đời của nhà nước...
3.3. Phân loại nguyên nhân
Căn cứ vào tính chất và vai trò của nguyên nhân đối với sự hình thành kết quả, có
thể chia các nguyên nhân ra thành nhiều loại khác nhau:
* Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân không chủ yếu:


- Những nguyên nhân nào mà thiếu chúng thì kết quả sẽ không xảy ra gọi là
nguyên nhân chủ yếu.
- Những nguyên nhân nào mà sự có mặt của chúng chỉ quyết định những đặc
điểm nhất thời, không ổn định, cá biệt của hiện tượng thì gọi là nguyên nhân không chủ
yếu.
* Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài:
- Nguyên nhân bên trong là sự tác động lẫn nhau giữa những mặt, những yếu tố

của cùng một sự vật nào đó và gây ra những biến đổi nhất định.
- Nguyên nhân bên ngoài là sự tác động lẫn nhau giữa những sự vật khác nhau và
gây ra những biến đổi thích hợp trong những sự vật ấy.
Nói chung, nguyên nhân bên trong giữ vai trò quyết định sự hình thành và phát
triển của các sự vật. Nguyên nhân bên ngoài chỉ phát huy được tác dụng thông qua
những nguyên nhân bên trong. Tuy nhiên, sự phân định dạng nguyên nhân này cũng
mang tính tương đối, và phải được xác định trong những phạm vi, quan hệ nhất định.
* Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan:
- Nguyên nhân khách quan là nguyên nhân xuất hiện và tác động độc lập với ý
thức của con người.
- Nguyên nhân chủ quan là nguyên nhân xuất hiện và tác động phụ thuộc vào ý
thức, hành động của con người.
Nếu hoạt động của con người phù hợp với quan hệ nhân quả khách quan thì sẽ
đẩy nhanh sự phát triển của các sự vật, hiện tượng, trong trường hợp ngược lại, sẽ kìm
ham sự phát triển ấy.
4. Ý nghĩa phương pháp luận
4.1. Đối với nhận thức
Quá trình nhận thức sự vật là quá trình phát hiện nguyên nhân để hiểu đúng sự
vật đó. Vì mọi hiện tượng đều có nguyên nhân xuất hiện, tồn tại và tiêu vong của nó nên
nhiệm vụ của nhận thức nói chung và của nhận thức khoa học nói riêng là đi tìm những
nguyên nhân hiện chưa được phát hiện để có thể hiểu đúng hiện tượng.
Trong quá trình đi tìm nguyên nhân cần phải lưu ý:
- Chỉ có thể tìm nguyên nhân của hiện tượng ở trong chính các hiện tượng chứ
không thể ở ngoài nó.
- Khi tìm nguyên nhân của hiện tượng nào đó cần tìm các sự kiện, những mối liên
hệ đa xảy ra trước khi hiện tượng xuất hiện. Song cần lưu ý rằng không phải mọi sự kiện
xảy ra trước đều là nguyên nhân của sự kiện xảy ra sau.


- Xác định nguyên nhân của một hiện tượng nào đấy cần hết sức tỉ mỉ, thận trọng,

vạch ra cho được hiệu quả tác động của từng mặt, từng sự kiện, từng mối liên hệ cũng
như các tổ hợp khác nhau của chúng trong việc nảy sinh hiện tượng mới; chỉ trên cơ sở
đó mới có thể xác định đúng về nguyên nhân sinh ra hiện tượng.
- Một hiện tượng trong mối liên hệ này là kết quả, trong mối liên hệ khác có thể
là nguyên nhân, nên để hiểu rõ tác dụng của hiện tượng ấy, cần xem xét nó trong nhưng
quan hệ mà nó giữ vai trò là nguyên nhân cũng như trong những quan hệ nó giữ mà nó
là kết quả.
4.2. Đối với hoạt động thực tiễn
- Muốn loại bỏ một hiện tượng nào đó, cần loại bỏ nguyên nhân làm nảy sinh ra nó.
- Muốn cho hiện tượng nào đó xuất hiện, cần tạo ra nguyên nhân cùng những
điều kiện cần thiết cho nguyên nhân sinh ra nó phát sinh tác dụng.
- Vì hiện tượng có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân tác động riêng lẻ hoặc
đồng thời, nên trong hoạt động thực tiễn cần tùy hoàn cảnh cụ thể mà lựa chọn phương
pháp hành động thích hợp, không nên hành động rập khuôn theo phương pháp cũ.
- Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân bên trong giữ vai trò quyết định đối với
sự xuất hiện, vận động và tiêu vong của hiện tượng, nên trong hoạt động thực tiễn trước
hết cần tìm ra nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân bên trong để có phương pháp, biện
pháp tác động cho phù hợp.
- Để đẩy nhanh (hay kìm ham, hoặc loại trừ) sự phát triển của một hiện tượng xa
hội nào đó, cần làm cho các nguyên nhân chủ quan tác động cùng chiều (hay lệch hoặc
ngược chiều) với chiều vận động của mối quan hệ nhân quả khách quan.

7. Quy luật về sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (quy
luật mâu thuẫn)
1. Một số nhận thức chung về quy luật
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, cơ sở của các mối liên hệ
giữa các sự vật hiện tượng là tính thống nhất vật chất của thế giới. Nhìn vào thế giới
khách quan chúng ta thấy có rất nhiều sự vật, hiện tượng tồn tại, giữa chúng có mối liên
hệ với nhau, mà triết học Mác – Lênin gọi là mối liên hệ phổ biến.
Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin, trong các mối liên hệ ấy, có những

mối liên hệ ảnh hưởng đến sự vận động, phát triển của sự vật, nhưng cũng có những mối
liên hệ quyết định sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Những mối liên hệ
như vậy được gọi là quy luật.


Quy luật là mối liên hệ bản chất, tất yếu, lặp đi lặp lại giữa các sự vật, hiện
tượng, hay giữa các nhân tố cấu thành các sự vật, hiện tượng.
Sự vật, hiện tượng trong tự nhiên tồn tại đa dạng, phong phú, nhiều vẻ, do đó, có
rất nhiều các loại quy luật tồn tại:
- Nếu xét trên cơ sở lĩnh vực tác động của quy luật thì có: quy luật tồn tại trong tự
nhiên, quy luật tồn tại trong lĩnh vực xa hội, có quy luật tồn tại trong lĩnh vực tư duy.
- Nếu xét trên cơ sở phạm vi tác động thì có: quy luật riêng, quy luật chung và
quy luật phổ biến.
Theo quan điểm duy vật biện chứng, dù là quy luật nào đi chăng nữa thì con
người cũng đều không thể sáng tạo ra hoặc tùy ý hủy bỏ. Quy luật chỉ chấm dứt sự tồn
tại và tác động của nó khi sự vật mang quy luật đó thay đổi, khi điều kiện cho sự tồn tại
của nó mất đi.
Với tư cách là một khoa học, phép biện chứng duy vật nghiên cứu những quy luật
phổ biến tác động trong tất cả các lĩnh vực tự nhiên, xa hội và tư duy. Những quy luật cơ
bản trong phép biện chứng duy vật đó là: 1) Quy luật về sự chuyển hóa từ những thay
đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại (gọi tắt là quy luật lượng
chất); 2) Quy luật về sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập (gọi tắt là quy luật
mâu thuẫn); 3) Quy luật phủ định của phủ định.
2. Vị trí, vai trò của quy luật
Quy luật về sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập (gọi tắt là quy luật
mâu thuẫn). Là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, nó giữ vai trò
hạt nhân của phép biện chứng, bởi vì quy luật này chỉ ra nguồn gốc, động lực bên trong
của sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
V.I.Lênin nói, nắm được quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là
người ta nắm được hạt nhân của phép biện chứng, nhưng điều đó cần phải được giải

thích thêm.
3. Nội dung của quy luật
Nội dung của quy luật này được nhận thức thông qua việc nhận thức các phạm
trù cơ bản của nó là: mặt đối lập, mâu thuẫn, sự thống nhất của các mặt đối lập, sự đấu
tranh của các mặt đối lập...
3.1. Mặt đối lập
Mặt đối lập là phạm trù dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những tính
quy định có khuynh hướng vận động, biến đổi nhau trái ngược nhau, tồn tại một cách
khách quan trong cùng một sự vật hay hệ thống sự vật tác động qua lại với nhau tạo nên
sự vận động, biến đổi của sự vật.


Ví dụ:
Quá trình đồng hóa và dị hóa trong cơ thể sinh vật (tự nhiên)
Các giai cấp cơ bản đối kháng nhau trong một hình thái kinh tế - xa hội, như giữa
giai cấp vô sản và giai cấp tư sản trong hình thái kinh tế - xa hội tư bản chủ nghĩa (xa
hội)
Giữa quan điểm duy vật và quan điểm duy tâm, giữa nhu cầu nhận thức của con
người và khả năng nhận thức của con người, giữa chân lý và sai lầm, giữa cái biết và cái
chưa biết... (tư duy).
Trong lịch sử tư tưởng triết học vấn đề mâu thuẫn được đặt ra tương đối sớm.
Chẳng hạn trong quan niệm của Hêraclít (520 – 460 tr.CN), trong sự vận động biện
chứng vĩnh viễn của mình, các sự vật đều có khuynh hướng chuyển sang mặt đối lập.
Ông nói, cùng một cái trong chúng ta cái sống và cái chết, cái thức và cái ngủ, cái trẻ và
cái già, cái này mà biến đổi thì thành cái kia; và ngược lại, cái kia mà biến đổi thì thành
cái này. Cái lạnh nóng lên, cái nóng lạnh đi; cái ướt khô đi, cái khô ướt lại...
Hay trong quan niệm của Hàn Phi Tử (khoảng 280 – 233 tr.CN), tư tưởng của
Hàn Phi Tử là muốn quản lý xa hội bằng pháp trị thì phải đẩy lùi tư tưởng quản lý xa hội
bằng đạo đức của Khổng Tử ra.
3.2. Mâu thuẫn

a. Mâu thuẫn biện chứng
Theo quan điểm duy vật biện chứng, chính các mặt đối lập nằm trong một chỉnh
thể có liên hệ khăng khít với nhau, nương tựa vào nhau, tác động qua lại lẫn nhau, mặt
này lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại đa tạo thành mâu thuẫn biện chứng.
Ví dụ:
Sự tồn tại của một nguyên tử là do có sự tác động của “lực hút” và “lực đẩy” giữa
các điện tử và hạt nhân nguyên tử. Hay sự tồn tại của hệ mặt trời cũng chính là do sự tác
động của lực hút và lực đẩy giữa các hành tinh cấu thành...
Sự thống nhất và đối lập về lợi ích cơ bản của giai cấp tư sản với giai cấp vô sản
trong xa hội tư bản chủ nghĩa...
Như vậy, không phải mặt đối lập nào cũng tạo thành mâu thuẫn biện chứng. Mâu
thuẫn biện chứng chỉ được tạo bởi các mặt đối lập nằm trong một chỉnh thể có quan hệ
với nhau tạo nên sự vận động, biến đổi của sự vật.
b. Phân loại mâu thuẫn
Mâu thuẫn tồn tại khách quan, đa dạng, phong phú và nhiều vẻ. Tính đa dạng của
các mâu thuẫn được quyết định một cách khách quan bởi đặc điểm của các mặt đối lập,


bởi điều kiện mà trong đó sự tác động qua lại giữa các mặt đối lập được triển khai, bởi
trình độ tổ chức của hệ thống trong đó mâu thuẫn tồn tại.
Ở mức độ khái quát nhất người ta phân mâu thuẫn ra thành các loại cơ bản sau:
- Mâu thuẫn bên trong – Mâu thuẫn bên ngoài;
- Mâu thuẫn cơ bản – Mâu thuẫn không cơ bản;
- Mâu thuẫn chủ yếu – Mâu thuẫn thứ yếu;
- Mâu thuẫn đối kháng – Mâu thuẫn không đối kháng.
Trong tất cả các loại mâu thuẫn trên thì mâu thuẫn cơ bản, mâu thuẫn chủ yếu,
mâu thuẫn bên trong giữ vai trò quan trọng, thường giữ vai trò ảnh hưởng quyết định
đến sự vận động và phát triển của sự vật.
Mâu thuẫn đối kháng (chỉ tồn tại trong lĩnh vực xa hội) là mâu thuẫn giữa những
giai cấp, lực lượng xa hội mà lợi ích cơ bản là đối lập nhau, không thể điều hòa được,

mà trước hết là lợi ích kinh tế, chẳng hạn, mâu thuẫn nô lệ và chủ nô trong xa hội chiếm
hữu nô lệ; giữa nông dân và địa chủ trong xa hội phong kiến; mâu thuẫn giữa giai cấp tư
sản và giai cấp vô sản trong xa hội tư bản chủ nghĩa...
3.3. Sự thống nhất của các mặt đối lập
Sự thống nhất giữa các mặt đối lập được hiểu theo hai nghĩa:
- Thứ nhất, đó là sự nương tựa vào nhau, đòi hỏi phải có nhau giữa các mặt đối
lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề.
- Thứ hai, thống nhất của các mặt đối lập còn được hiểu đó là sự đồng nhất, sự
phù hợp, sự tác động ngang nhau. Đó là sự kết hợp hài hòa, cân đối giữa các mặt đối
lập, là thể cân bằng giữa chúng.
Ví dụ: Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xa hội trong xa hội tồn tại hai mặt đối
lập: Những yếu tố xa hội chủ nghĩa và những yếu tố phi xa hội chủ nghĩa thống nhất và
đấu tranh với nhau.
3.4. Sự đấu tranh của các mặt đối lập
- Các mặt đối lập tồn tại trong sự vật, hiện tượng, hai mặt này có khuynh hướng
phát triển ngược chiều nhau, luôn bài trừ, phủ định lẫn nhau. Vì vậy, sự đấu tranh giữa
các mặt đối lập thường xuyên diễn ra.
Ví dụ: Giai cấp vô sản luôn đấu tranh chống lại giai cấp tư sản trong hình thái
kinh tế - xa hội tư bản chủ nghĩa, dự đấu tranh đó do hai giai cấp có lợi ích cơ bản đối
lập nhau.
- Sự thống nhất giữa các mặt đối lập là tương đối, sự đấu tranh giữa các mặt đối
lập là tuyệt đối.


V.I.Lênin khẳng định, sự thống nhất phù hợp, đồng nhất, tác động ngang nhau
của các mặt đối lập là điều kiện, tạm thời, thoáng qua, tương đối. Sự đấu tranh của các
mặt đối lập, bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối cũng như sự phát triển, vận động là tuyệt đối.
3.5. Nội dung khái quát của quy luật
Nội dung thực chất của quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là
mọi sự vật hiện tượng đều chứa đựng những mặt, nhưng khuynh hướng đối lập tạo

thành mâu thuẫn trong bản thân nó, những mâu thuẫn này phát triển đến độ gay gắt và
khi có điều kiện chín muồi thì hai mặt đối lập chuyển hoá cho nhau dẫn tới sự mất đi
cái cũ và sự ra đời của cái mới. Sự thống nhất cũ bị phá vỡ, sự thống nhất mới được
thiết lập và lại xuất hiện cuộc đấu tranh giữ những mặt đối lập mới. Chính sự thống nhất
và đấu tranh giữa các mặt đối lập đa trở thanh xung lực nội tại tạo nên nguồn gốc và
động lực cho sự phát triển trong thế giới khách quan.
Với ý nghĩa đó, quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn
gốc, động lực bên trong của mọi sự vận động và phát triển.
4. Ý nghĩa phương pháp luận
Việc nghiên cứu quy luật mâu thuẫn có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng đối
với nhận thức và hoạt động thực tiễn. Nó giúp chúng ta biết được nguồn gốc của sự vận
động, phát triển, trên cơ sở đó có biện pháp tác động phù hợp.
4.1. Đối với nhận thức
- Mâu thuẫn là khách quan, phổ biến nên việc nhận thức mâu thuẫn là cực kỳ
quan trọng.
Bởi vì tiến trình nhận thức mâu thuân của chúng ta diễn ra như sau: Trước hết
chúng ta nhận thức sự vật như một thực thể đồng nhất -> Phát hiện ra sự khác nhau ->
Phát hiện ra các mặt đối lập -> Nghiên cứu các mặt đối lập ta biết được mâu thuẫn của
nó -> Biết được nguồn gốc của sự vận động, phát triển của nó.
- Khi phân tích mâu thuẫn:
+ Phải xem xét toàn diện các mặt đối lập;
+ Theo dõi quá trình phát sinh, phát triển của các mặt đó;
+ Tìm hiểu những điều kiện làm cho những mặt đó biến đổi;
+ Đánh giá đúng tính chất và vai trò của từng mặt và của cả mâu thuẫn trong từng
giai đoạn;
+ Xem những mặt đối lập đó có những yếu tố gì chung;
+ Xem mâu thuẫn đó có gì giống với những mâu thuẫn khác và có những đặc
điểm gì riêng, khác với những mâu thuẫn khác. Tức là, phải phân biệt được các loại mâu
thuẫn để giải quyết kịp thời đưa sự vật phát triển tiến lên.



×